Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số vấn đề xung quanh vai trò của sử liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.93 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay, khoa học lịch sử đã và đang chiếm giữa một vị trí rất quan trọng
trong khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Các công trình nghiên cứu
ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Việc gia tăng số lượng và chất lượng
của các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sử học có nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Tuy nhiên ở đây cần khẳng định một yếu tố hết sức quan trọng
là việc các nhà nghiên cứu đã biết cách đánh giá đúng vai trò và xử lý hiệu quả các
nguồn sử liệu. Điều này chứng tỏ sử liệu có một vị trí vô cùng quan trọng trong
công tác nghiên cứu lịch sử.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử liệu học, tiêu biểu như:
Một số vấn đề lý luận sử học (Tác giả: Hà Văn Tấn), Phương pháp luận sử học
(Tác giả: Phan Ngọc Liên)…Bên cạnh đó là các bài viết trên các tạp chí như:
- Phạm Xuân Hằng: Vận dụng phương pháp sử liệu học trong đánh giá tài
liệu chữ viết, Tạp chí Văn thư – lưu trữ, số 4, 1982.
- Phạm Xuân Hằng: Sử học - một khoa học, một thực trạng, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 5, 1991.
Đặc biệt thông qua việc tiến hành nghiên cứu trực tiếp các đề tài cụ thể,
chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của sử liệu học đối với quá trình
nghiên cứu lịch sử. Chính vì thế, bài tiểu luận “Một số vấn đề xung quanh vai trò
của sử liệu” sẽ đi sâu tìm hiểu những vai trò thiết thực nhất của sử liệu đối với một
công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng và khoa học lịch sử nói chung.
1
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT XUNG QUANH KHÁI NIỆM SỬ
LIỆU
Để có một cái nhìn khách quan và chính xác về vai trò của sử liệu đối với
quá trình nghiên cứu lịch sử thì trước hết chúng ta phải đi vào tìm hiểu các định
nghĩa, khái niệm về “sử liệu”.
Cho đến nay, có thể nói rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sử liệu,
tiêu biểu là các định nghĩa:
-“ Sử học là kết quả của hành động con người, những kết quả này hoặc từ


một ý đồ có trước, hoặc từ bản thân tồn tại của chúng, đặc biệt có ích cho nhận thức
và kiểm tra các sự kiện lịch sử”( E.Bernheim. Sách giáo khoa về phương pháp sử
học). Như vậy, theo định nghĩa này thì sử liệu chính là tất cả mọi kết quả mà hành
động của con người tạo ra.
-“ Sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hành động của con người từ quá
khứ để lại” (Ch. Langlois, Ch.Seignobos. Nhập môn nghiên cứu lịch sử. 1989).
- Theo Hà Văn Tấn trong cuốn “ Một số vấn đề lý luận sử học” thì “sử liệu là
toàn bộ những thông tin về quá khứ và những gì mà các thông tin đó truyền đạt”
( sử liệu gồm cả thông tin và kênh thông tin).
Hiện nay, sử liệu được phân thành các loại chính sau:
- Sử liệu vật thực: Nguồn sử liệu này chính là những “ mảnh” của lịch sử, là
nguồn sử liệu duy nhất để nghiên cứu lịch sử các thời đại khi chữ viết chưa xuất
hiện. Đứng trước nguồn sử liệu vật thật, chúng ta sẽ có được những thông tin trực
tiếp về lịch sử.
- Sử liệu hình ảnh: Đây chính là nguồn sử liệu mà ta có thể nhìn thấy được
hay nghe được( tranh ảnh, băng đĩa…). Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa
học, kỹ thuật thì loại sử liệu này ngày càng được lưu giữ nhiều hơn với chất lượng
tốt hơn.
2
- Sử liệu dân tộc học: Đây cũng có thể là sử liệu viết hay bằng vật thực, là
loại sử liệu giúp cho nhà nghiên cứu quá khứ còn được lưu giữ lại trong hiện tại
thông qua khảo sát dân tộc học.
- Sử liệu ngôn ngữ học: Ta có thể căn cứ vào ngôn ngữ để tìm hiểu và phân
tích các hiện tượng lịch sử bởi vì mỗi thời đại đều mang dấu ấn ngôn ngữ riêng của
nó.
- Sử liệu truyền miệng: Đó là tất cả những thông tin về lịch sử còn được lưu
truyền trong dân gian và có nhiều dị bản khác nhau.
- Sử liệu viết: loại sử liệu này chỉ có từ khi chúng ta có văn tự và theo thời
gian thì nguồn sử liệu này ngày càng phong phú hơn.
Biết cách phân loại sử liệu một cách chính xác sẽ giúp chúng ta khai thác tối

đa các nguồn tin, đồng thời biết được tiềm năng khai thác thông tin.
Bên cạnh cách phân loại này, các nhà nghiên cứu còn phân sử liệu thành hai
nguồn: đó là sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Sử liệu trực tiếp có thể là hiện vật
thật, sử liệu viết và bản thân sử liệu đồng thời là một sự kiện lịch sử. Sử liệu gián
tiếp là nguồn sử liệu cho chúng ta những thông tin về lịch sử thông qua người
thông tin trung gian.
II. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA SỬ LIỆU HỌC THÔNG QUA QUÁ
TRÌNH NGHÊN CỨU ĐỀ TÀI CỤ THỂ
Bên cạnh việc tìm hiểu vai trò của sử liệu thông qua việc tham khảo các tài
liệu viết về sử liệu, thông qua quá trình trực tiếp tiến hành thực hiện đề tài cụ thể
nào đó, chúng ta càng có điều kiện nhận thức rõ hơn, đánh giá chính xác hơn vai
trò của sử liệu. Để thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã chọn đề tài: “Đảng bộ
Yên Nhân lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Đảng thời kỳ 2000
– 2005”.
Với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào thì công việc thiết yếu quan trọng là phải
tập hợp được sử liệu.Việc sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, làm biên niên sự kiện, hệ
thống các vấn đề cần nghiên cứu, tổng kết trong phạm vi không gian và thời gian
3
đã quy định chính là khâu cơ sở, chuẩn bị bước đầu cho việc làm đề cương, tức là
cho toàn bộ công việc sưu tầm tư liệu có liên quan trong phạm vi không gian và
thời gian đã quy định trong kế hoạch nghiên cứu. Các tài liệu được tập hợp, sưu
tầm để phục vụ nghiên cứu ở đây chủ yếu bao gồm:
Trước hết là các tài liệu do Đảng bộ Yên Nhân trực tiếp ban hành như:
1. Ban chấp hành Trung ương(1998),
Chỉ thị về tăng cường công tác chính trị - tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng,
đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học, Lưu tại văn
phòng Huyện uỷ huyện Yên Mô, Ninh Bình.
2. Đảng uỷ xã Yên Nhân(2000), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã lần
thứ X, Lưu tại văng phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
3. Đảng bộ xã Yên Nhân(2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI,

Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
4. Đảng bộ xã Yên Nhân(2003), Kế hoạch kiểm tra lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện quyết định 19-QĐ/TW, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
5. Đảng uỷ xã Yên Nhân(2002), Kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện
Quy định 55/ QĐ-TW của Bộ chính trị khoá VIII, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã
Yên Nhân. 11.Đảng uỷ xã Yên Nhân(2002), Kế hoạch kiểm tra việc tổ chức lãnh
đạo chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, Lưu tại văn phòng
Đảng uỷ xã Yên Nhân.
6. Đảng uỷ xã Yên Nhân(2003), Chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng quy
chế dân chủ ở cơ sở, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
7. Đảng uỷ xã Yên Nhân(2001), Báo cáo kết quả sửa chữa khuyết điểm qua
tự phê bình và phê bình những chủ trương thực hiện nghị quyết Trung ương 6 lần 2,
Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
8. Đảng uỷ xã Yên Nhân(2002), Hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra số
06-07 của Ban chấp hành Đảng uỷ xã Yên Nhân, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã
Yên Nhân.
4
9. Đảng uỷ xã Yên Nhân(2002), Chương trình hành động thực hiện nghị
quyết Trung ương 5 khoá IX, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
10. Đảng uỷ xã Yên Nhân(1995), Báo cáo tổng kết nhiệm kì - phương hướng
và các giải pháp chủ yếu tại Đại hội Đảng bộ xã Yên Nhân lần thứ IX, Lưu tại văn
phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
11. Đảng uỷ xã Yên Nhân(1999), Chương trình thực hiện nghị quyết Trung
ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng , Lưu tại văn phòng
Đảng uỷ xã Yên Nhân.
12.Đảng uỷ xã Yên Nhân(2003), Chương trình hành động thực hiện nghị
quyết Trung ương 7 khoá IX, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
13. Đảng uỷ xã Yên Nhân(1999), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội
năm 1999, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
14. Đảng uỷ xã Yên Nhân(1998), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong

2 năm 1996-1997, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân.
15. Đảng uỷ xã Yên Nhân(1997), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã
Yên Nhân lần thứ IX, Lưu tại văn phòng Đảng uỷ xã Yên Nhân. [8, 49 ]
Bên cạnh đó là các tài liệu liên quan như: Sơ lược lịch sử Yên Nhân từ sơ
khai đến 1986, Văn kiện Đảng toàn tập, các tài liệu do cấp trên banh hành…
Như vậy, phụ thuộc vào khung của đề tài, nguồn sử liệu được sưu tầm phục
vụ cho đề tài chủ yếu là nguồn sử liệu viết. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là phải
làm việc trực tiếp với nguồn sử liệu này, phải biết phân tích đánh giá, hay nói cách
khác là phải có phương pháp nghiên cứu và xử lý khoa học, chuẩn xác.
Sau khi đã tập hợp được những tư liệu cần thiết, tác giả sẽ phải tiến hành phê
phán sử liệu. Phê phán sử liệu sẽ tuânt theo các bước cơ bản:
Thứ nhất: phê phán bên ngoài nhằm xác định thời gian của sử liệu và tính
chân thực của sử liệu.
Thứ hai: phê phán bên trong nhằm xác định các thông tin trong nội dung sử
liệu có đúng đắn hay không.
5

×