Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Báo cáo thực tập tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN PHÚ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 92 trang )

SVTH: Lê Minh Vũ
PHỤ LỤC
Báo cáo thực tập Trang 1
1
SVTH: Lê Minh Vũ
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay dưới sự vũ bão phát triển của khoa học kỹ thuật ,đặc biệt là cuộc
cách mạng về công nghệ đã và đang làm thay đổi thế giới mạnh mẽ .Nhu cầu sử dụng
năng lượng của con người ngày càng tăng,Yêu cầu về nguồn năng lượng cung cấp cho
sản xuất phục vụ đời sống càng cao hơn về hiệu suất và chi phí. Điện năng một dạng
năng lượng có thể truyền tải với hiệu suất cao và chi phí hợp lý ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong tất cả các nghành sản xuất công nghiệp .
Ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhu cầu tiêu thụ về điện
ngày càng tăng cao.Nhưng việc cung cấp nguồn năng lượng điện hiện nay để phụ vụ
cho nhu cầu sản xuất là chưa thỏa đáng.Vì thế việc tự sản xuất nguồn năng lượng để
phục vụ sản xuất là vô cùng cần thiết
Trong thời gian thực tập này,chúng em đã có được điều kiện vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế thông qua việc tìm hiểu về qui trình sản xuất điện của
nhà máy nhiệt điện.Qua đó sinh viên có thể hiểu rõ hơn những kiến thức đã học ờ các
môn lý thuyết ,tổng hợp kiến thức cũ một cách có hệ thống, phát hiện được những
thiếu sót yếu kém của mình để từ đó khắc phục ,củng cố lại kiến thức của mình trước
khi làm việc thực tế.
Đợt thực tập đối với em là một sự tập dượt quý báu trước khi bước vào thực
tế khó khăn, công việc chính của em là tìm hiểu nguyên lý vận hành của nhà máy nhiệt
điện Phú Sơn,với đặc thù của loại nhà máy này là có nhiều thiết bị và công đoạn yêu
cầu được cung cấp điện liên tục với chất lượng điện phải luôn được đảm bảo.Để
hoàn thành được đợt thực tập này,em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại
học Thủ Dầu Một cùng toàn thể anh em bộ phận Điện của công ty Phú Sơn đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập này.
Do trình độ còn hạn chế ,kinh nghiệm chưa nhiều,tài liệu tham khảo không
nhiều , nên trong quá trình viết quyển báo cáo này, chắc chắn không tránh khỏi những


thiếu sót ,em rất mong được sự góp ý ,nhắc nhở ,nhận xét của Thầy để em có thể kịp
thời bổ sung vào kiến thức của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập Trang 2
2
SVTH: Lê Minh Vũ
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
KỸ THUẬT ĐIỆN PHÚ SƠN
1.Giới thiệu chung về công ty:
Tên giao dịch: PHU SON ELECTRICAL TECHNOLOGY SERVICE
TRADING COMPANY LIMITE
Địa chỉ: 22 Đường 11, Khu Phố 3, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành
Phố Hồ Chí Minh
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Trịnh Tú Sơn
Giấy phép kinh doanh: 0309868698 | Ngày cấp: 22/03/2010
Mã số thuế: 0309868698
Ngày hoạt động: 01/04/2010
Hoạt động chính: Lắp đặt hệ thống điện
2. Sơ đồ bộ máy công ty
Công ty hiện có trên 100 công nhân được chia thành nhiều đội thi công.Trên
nhiều lĩnh vực thi công,thương mại và nhân viên văn phòng được chia thành các
phòng ban như
Báo cáo thực tập Trang 3
3
SVTH: Lê Minh Vũ
Báo cáo thực tập Trang 4
Giám đốc
Bộ phận
cơ khí

Bộ phận
điện
Thủ quỹKế toán
viên
Kế toán
trưởng
Phòng kỹ
thuật
Phòng kế
toán
Phó Giám
đốc
Phòng
hành
chính
4
SVTH: Lê Minh Vũ
DANH SÁCH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN PHÚ SƠN:
Báo cáo thực tập Trang 5
STT Tên Ngành Mã Ngành Ngành Chính
1 Lắp đặt hệ thống điện 4321 Y
2 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan 7110 N
3 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210 N
4 Xây dựng nhà các loại 4100 N
5 Xây dựng công trình công ích 4220 N
6 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4290 N
7 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác 4329 N
8 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 4322 N
9 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 4659 N
10 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649 N

11 Đại lý, môi giới, đấu giá 4610 N
12 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663 N
13 Sửa chữa thiết bị điện 3314 N
5
SVTH: Lê Minh Vũ
3. Chức năng các phòng ban
- Giám Đốc:
Quản lý tổng hợp các phòng ban, và quyền điều hành cao nhất trong công tyPhó
Giám Đốc Điều hành trực tiếp theo quyền hạn giám đốc giao, có trách nhiệm đôn
đốcThực hiện, hoàn thành công việc trong phạm vi quản lý.
- Phó giám đốc:
Điều hành trực tiếp theo quyền hạn giám đốc giao, có trách nhiệm đôn đốc,
thực hiện công việc trong phạm vi quản lý.
- Phòng hành chính:
Tiếp nhận hồ sơ nhân viên, lên kế hoạch công viêc cho từng tháng, quý, năm
trình giám đốc duyệt.
Lập ké hoạch khen thưởng, kỷ luật cho nhân viên và công nhân trong công ty.
- Phòng kế toán:
Có trách nhiệm làm sổ sách, tiền lương, báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm.
Phản ánh các số liệu kịp thời để trình giảm đốc.
Theo dõi tiến độ từng công trình để phân bố chi phí hợp lý.
- Phòng kỹ thuật:
Có trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc được phân công, quản lý.
Công nhân của từng đôi báo cáo tiến độ từng công trình về cho phòng kế toán
theo dõi.
Có trách nhiệm cấp hoá đơn đầy đủ khi mua vật liệu của các cửa hàng mang về
phòng kế toán.
4. Nguồn nhân lực và chính sách,mục tiêu của công ty
Nguồn nhân lực: Công ty có được nguồn lãnh đạo có trình độ, đáp ứng được
mọi nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.Được nguồn công nhân lành nghề trình

độ tay nghề từ trung cấp trở lên.
Về chính sách:Công ty thành lập năm 2002cho đến nay đã đáp ứng đầy đủ
chính sách cho cán bộ công nhân viên,nhu cầu cuộc sống của toàn nhân viên trongg
công ty. Các ngày lễ đều có chính sách khen thưởng cho cán bộ công nhân viên. Mua
bảo hiểm cho toàn bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại các công trường.
Mục tiêu: Công ty luôn luôn hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên,sinh viên ở các trường có quá trình thực tập, thực tiễn tiếp cận tại công trình
đã có trình độ tay nghề cao, có chính sách lương thưởng đối với công nhân viên,
sinh viên đạt thành tích trong công việc
5.Các công việc tham gia trong quá trình thực tập
6
SVTH: Lê Minh Vũ
Phú Sơn là một trong nhà thầu trong lĩnh vực dịch vụ cơ điện công trình (M&E
Services). Hàng loạt những công trình tên tuổi mà Phú Sơn tham gia thực hiện đã
mang lại những kinh nghiệm quý báu và khẳng định uy tín, thương hiệu của Công ty
trên thương trường.
Năng lực sáng tạo kết hợp với những kinh nghiệm quản lý và trình độ kỹ thuật
đã giúp Phú Sơn nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong số vài nhà thầu cơ
điện hàng đầu trong cả nước
Phú Sơn đã được nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến như một nhà thầu trong
nước có khả năng thắng thầu quốc tế và thi công các công trình có vốn đầu tư nước
ngoài theo những tiêu chuẩn kỹ thuật khắc khe nhất.
Phú Sơn cung cấp các giải pháp trọn gói cho dịch vụ cơ điện trong các lĩnh
vực:
- Lĩnh vực cơ: Hệ thống điều hoà không khí và thông gió trung tâm, hệ thống
phòng chống cháy, hệ thống cấp thoát và xử lý nước…
- Lĩnh vực điện: Hệ thống điện động lực và chiếu sáng, hệ thống điện nhẹ,
thông tin liên lạc, báo cháy, an ninh & giám sát, điều khiển tự động (BMS).
Ngày đầu tiên khi đến nhận công việc và xuất trình những giấy tờ cần thiết em
được giám đốc công ty và anh trưởng phòng tổ chức đưa ngay đến tham quan gói thầu

công ty Phú Sơn tại nhà máy sản xuất giấy vinakraft. Công việc chính của chúng em là
nghiên cứu tìm hiểm tổng quan về hệ thống điện, quy trình vận hành nhà máy nhiệt
điện.
CHƯƠNG 2
Tìm hiểu về qui trình vận hành nhà máy nhiệt điện Phú Sơn
2.1 Lý thuyết cơ bản về nhà máy nhiệt điện:
2.1.1 Lý thuyết cơ bản
Hiện nay, nguồn điện năng của nước ta chủ yếu được sản xuất từ 2 nguồn: Thủy
điện và nhiệt điện, trong đó công suất phát của thủy điện chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tuy
nhiên, với tốc độ phát triển ngày nhanh của nền kinh tế nước ta kéo theo tình trạng
thiếu điện ngày càng trầm trọng thì việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện là một giải
pháp hợp lý. Thời gian xây dựng các nhà máy nhiệt điện nhanh, không ảnh hưởng
7
SVTH: Lê Minh Vũ
nhiều tới dân cư khu vực xây dựng nhà máy và hệ thống thủy lợi như các nhà máy
thủy điện.
Nhà máy nhiệt điện hoạt động trên nguyên lý chuyển đổi từ nhiệt năng có được từ
quá trình đốt cháy nhiên liệu sang cơ năng quay của tuabin và từ cơ năng quay chuyển
thành điện năng phát lên lưới.
a.Nhiên liệu
Đối với nhà máy nhiệt điện Phú Sơn, sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn,
nhiên liệu không cần thiết phải nghiền nhỏ. Than sau khi được khai thác từ mỏ sẽ được
nghiền thô và vận chuyển vào kho nhiên liệu của nhà máy. Than được các băng tải vận
chuyển lên silo chứa than của nhà máy. Từ silo này than được cấp vào buồng đốt
thông qua băng tải(coal feeder) có tốc độ điều khiển được.
Trong trường hợp khởi động hay nhiệt độ buồng đốt quá thập, hệ thống khởi động
các vòi đốt dầu sử dụng dầu nặng FO (Startup burner). Dầu FO được mua về nhà máy,
cất giữ trong 2 tank dầu, từ các tank này dầu FO được đưa qua hệ thống sấy điện, hệ
thống sấy hơi trước khi được cấp vào lò.
8

SVTH: Lê Minh Vũ
b.Không khí
Không khí được cấp vào buồng đốt thông qua 2 hệ thống: Hệ thống gió sơ cấp (PA)
và hệ thống gió thứ cấp (SA). Các hệ thống gió này sử dụng quạt ly tâm đề hút gió từ
môi trường cho qua 2 hệ thống sấy: Hệ thống sấy sử dụng hơi và hệ thống sấy sử dụng
khói lò. Mục đích chính của gió sơ cấp là tạo tầng, của gió thứ cấp là thực hiện quá
trình đốt cháy hoàn toàn.
c.Quá trình cháy
Hệ thống gió sơ cấp đưa vào hộp gió, từ đây gió sơ cấp được đưa vào phần đáy của
lò nhờ các vòi phun dạng mũi tên. Gió sơ cấp từ hộp gió sẽ thổi hỗn hợp các hạt rắn
trong lò bay lên, ở trạng thái lơ lửng. Hỗn hợp rắn sẽ bị đốt cháy ở trạng thái này bởi
gió thứ cấp và một phần sơ cấp. Hỗn hợp này sau khi cháy được sẽ được hút ra ngoài
nhờ một quạt hút đặt ở sau hệ thống lọc bụi tĩnh điện.
Khi ra khỏi buồng đốt, do sự đổi hướng của dòng khí, các hạt nặng (Bao gồm: than
chưa cháy hết, đá vôi chưa phản ứng) sẽ bị rơi xuống, được hệ thống quạt cao áp thổi
trở lại lò.
Phần còn lại của luồng khói được hút qua phần đuôi lò. Trong phần đuôi lò, khói có
nhiệt độ cao lần lượt đi qua, thực hiện trao đổi nhiệt với các hệ thống quá nhiệt cấp I,
cấp III, qua hệ thống hâm nước, hệ thống sấy khí. Khi ra khỏi hệ thống sấy khí, khói
được đưa qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện trước khi được quạt hút hút ra ngoài qua ống
khói nhà máy.
2.1.2 Chu trình nhiệt trong nhà máy
Nước từ bao hơi đi xuống các đường ống được bố trí xung quanh thành lò, nước sẽ
nhận nhiệt năng từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lò và trở thành hỗn hợp hơi
nước, hỗn hợp này đưa trở trở lại bao hơi.
9
SVTH: Lê Minh Vũ
Từ bao hơi, hơi nước bão hòa được dẫn qua bộ lọc khô và bộ điều chỉnh hơi quá
nhiệt để đảm bảo nhiệt độ, áp suất trước khi được đưa vào turbin cao áp để sinh công.
Sau khi đã sinh công từ turbin, hơi được đưa xuống bình ngưng để ngưng trở lại thành

nước. Bình ngưng có hệ thống nước làm mát tuần hoàn, và hệ thống hút chân không
làm cho hơi nước được ngưng tụ nhanh chóng. Sau đó nước từ bình ngưng sẽ được
một hệ thống bơm ngưng bơm tới các bình khử khí để khử hết các bọt khí có lẫn trong
nước. Nước cấp được đưa qua các bình gia nhiệt hạ áp (LP Heater). Nước trong các
bình này sẽ được gia nhiệt nhờ hơi trích từ turbin hạ áp. Sau khi rời khỏi hệ thống gia
nhiệt hạ áp, nước tiếp tục được đưa tới các bình gia nhiệt cao áp (HP Heater) để gia
nhiệt bởi hơi chích ra từ turbin cao áp. Sau đó, nước được đưa qua hệ thống hâm nước
đặt tại đuôi lò trước khi đưa vào bao hơi.
2.2 Lò hơi tầng sôi tuần hoàn
Điểm khác biệt ở nhà máy nhiệt điện Phú Sơn là hệ thống buồng đốt. Do đặc điểm
về nhiên liệu là than khai thác tại mỏ Na Dương có tỉ lệ lưu huỳnh cao, nhà máy bắt
buộc phải sử dụng hệ thống lò hơi tầng sôi tuần hoàn. Về hoạt động, hệ thống lò hơi
này có hầu như khác so với các hệ thống sử dụng than nghiền: về quá trình cháy, về
quá trình xử lý nhiên liệu, các hệ thống gió,… Do đó, các vấn đề về điều khiển với nhà
máy cũng thay đổi, không giống các nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam, như:
Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Uông Bí, …
10
Turbine
Bình
khử khí
Bình ngưng
Tháp giải nhiệt
SVTH: Lê Minh Vũ
2.2.1 Giới thiệu về lò hơi
Lò hơi đầu tiên được phát minh bởi Alexandria, thế kỉ đầu sau Công nguyên, tuy
nhiên, lò hơi của ông chỉ được sử dụng làm trò chơi. Phải tới năm 1986, lò hơi mới
được đưa vào ứng dụng bởi Thomas Savery, ông được cấp bằng sáng chế với máy
bơm nước vận hành bằng hơi nước được cấp từ một lò hơi. Từ đó đến nay, lò hơi được
phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, sử dụng với nhiều mục đích, như: sử dụng
trong các đầu máy tàu hỏa, trong hệ thống sưởi, trong các tàu thủy, trong các nhà máy

nhiệt điện …
Trong mọi ứng dụng, lò hơi luôn phải đảm bảo hai nhiệm vụ: Thứ nhất, chuyển hóa
năng lượng của nhiên liệu như: than đá, dầu mỏ, khí đốt, v.v…trong buồng đốt thành
nhiệt năng; Thứ hai, truyền nhiệt năng sinh ra cho các chất tải nhiệt hoặc môi chất
(thông thường là nước) để đưa chúng từ thể lỏng có nhiệt độ thấp lên nhiệt độ cao
hoặc nhiệt độ sôi, biến thành hơi bão hòa hoặc hơi quá nhiệt.
Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ đó, thông thường lò hơi thường được cấu
tạo gồm các hệ thống chính sau:
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Hệ thống cung cấp không khí và xử lý sản phẩm cháy
- Hệ thống cung cấp và xử lý nước
- Hệ thống đo lường điều khiển
- Hệ thống an toàn
- Hệ thống lò: tường lò, cách nhiệt, v.v…
Tùy theo từng loại lò mà mỗi hệ thống trên có cấu tạo và chức năng khác nhau
2.2.2 Phân loại lò hơi
Tùy theo mục đích sử dụng mà cấu tạo lò hơi có thể rất khác nhau
Theo chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa (theo phương pháp đốt) có các loại: lò
ghi thủ công (ghi cố định), lò ghi nửa cơ khí và lò ghi cơ khí; lò phun đốt nhiên liệu
lỏng hay khí, đốt bột than, thải xỉ lỏng hay thải xỉ khô; lò đốt có buồng xoáy; lò tầng
sôi.
Theo chế độ tuần hoàn của nước gồm các loại: tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn cưỡng
bức có bội số tuần hoàn lớn hoặc lò trực lưu.
Theo lịch sử phát triển lò hơi có các loại: kiểu bình, ống lò, ống lửa, ống nước.
11
SVTH: Lê Minh Vũ
Theo thông số hay công suất của lò có các loại lò hơi công suất thấp, trung bình,
cao, siêu cao,…
Theo công dụng có lò hơi tĩnh, lò hơi nửa di động và di động, lò hơi công nghiệp, lò
hơi cho phát điện.

Tuy nhiên, đứng về quan điểm điều khiển ở đây sẽ phân loại theo phương pháp đốt.
a.Lò hơi sử dụng bộ cấp liệu
Lò hơi sử dụng bộ phận cấp liệu cấp nhiên liệu rắn vào ghi cố định, gió được cấp
vào ở tốc độ thấp để thực hiện quá trình cháy
Ưu điểm của lò hơi sử dụng bộ cấp liệu là khả năng đáp ứng nhanh sự thay đổi của
tải và sử dụng nhiều loại nhiên liệu rắn, không yêu cầu cao về mặt chất lượng.
Nhược điểm của lò hơi loại này là sự hạn chế về công suất do phải đáp ứng quá trình
điều khiển không khí và hòa trộn kim loại trên một ghi cố định sao cho thực hiện tối
ưu quá trình cháy. Bên cạnh đó lò sử dụng một bộ cấp than bằng kim loại hoạt động ở
điều kiện nhiệt độ cao nên vấn đề vận hành và bảo dưỡng rất phức tạp.
b.Lò hơi có buồng đốt kiểu than phun
Trong hoạt động của buồng đốt kiểu này, nhiên liệu được nghiền thành các hạt nhỏ
mịn, sau đó được hòa trộn với gió sơ cấp và thổi vào trong buồng đốt, quá trình đốt
xảy ra trạng thái lơ lửng. Đứng về quan điểm điều khiển, quá trình cháy của của lò hơi
loại này tương tự như khi đốt nhiên liệu lỏng hoặc khí gas.
Ưu điểm của lò hơi loại này là đáp ứng nhanh sự thay đổi của tải; hiệu suất nhiệt
cao; có khả năng đốt một nhiệt năng lớn trong một không giản nhỏ và yêu cầu ít công
nhân vận hành
Nhược điểm của lò hơi sử dụng than phun là tỉ lệ khí/nhiên liệu phải được kiểm soát
chặt chẽ để tránh xảy ra thừa nhiên liệu dễ dẫn đến phá hủy lò; có yêu cầu cao về mặt
nguyên liệu, nếu than có hàm lượng chất dễ bay hơi thấp, hàm lượng tro và độ ẩm cao
thì việc sử dụng loại lò hơi này là không kinh tế; lò hơi loại này tiêu tốn nhiều năng
lượng vì phải sử dụng bộ phận nghiền than.
c.Lò hơi có buồng lửa xoáy
Nhiên liệu được nghiền và hòa trộn với không khí tạo ra hỗn hợp cháy có khả năng
phát nhiệt rất cao. Với nhiên liệu như vậy trong buồng đốt sẽ xảy ra quá trình cháy ở
nhiệt độ cao lên tới 1400
0
C, hiệu suất nhiệt lớn. Tro bị nóng cháy và liên tục đưa ra
ngoài ở trạng thái lỏng.

12
SVTH: Lê Minh Vũ
Ưu điểm của buồng lửa kiểu xoáy là giảm lượng tro bay trong khói thải; giảm điện
năng tiêu thụ cho máy nghiền vì không yêu cầu cao về chất lượng nghiền; giảm kích
thước buồng đốt; tăng hiệu suất cháy do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
Nhược điểm của buồng đốt kiểu này là khi thay đổi phụ tải sẽ phải khởi động hoặc
dừng một hoặc một số vòi phun; yêu cầu cao về hàm lượng hóa học và điểm nóng
chảy của tro; chi phí bảo trì cao; hàm lượng oxit nitro trong khí thải lớn do lò hoạt
động ở nhiệt độ cao.
d.Lò sôi tầng sôi tuần hoàn
Nhiên liệu đã nghiền và đá vôi được đưa vào trong buồng đốt. Gió sơ cấp từ đáy của
buồng đốt qua các vòi phun vào trong buồng đốt, với vận tốc gió sơ cấp nhất định các
hạt rắn này sẽ bị thổi bay lên, ở trạng thái lơ lửng và sẽ thực hiện quá trình cháy ở
trạng thái này. Gió thứ cấp được đưa vào để quá trình cháy diễn ra hoàn toàn. Sản
phẩm cháy sẽ bay khỏi buồng đốt sang buồng phân ly. Tại đây các hạt nhỏ (tro bay) sẽ
được hút ra ngoài qua đường ống khói, các hạt to sẽ được đưa lại buồng đốt tiếp tục
thực hiện quá trình cháy. Xỉ được thải ra ngoài qua hệ thống thải xỉ ở đáy của buồng
đốt. Trong quá trình đốt cháy này có sự tuần hoàn của nhiên liệu, sự tuần hoàn này
giúp thời gian lưu lại của các hạt được kéo dài tùy theo kích thước hạt, kết quả sẽ làm
hiệu suất của lò tăng.
Ưu điểm hiệu suất của lò cao hơn các loại lò khác: Nhờ quá trình tuần hoàn nhiên
liệu cháy trở lại buồng đốt, nhiên liệu sẽ bị đốt cháy hoàn toàn.
Lò cho phép hoạt động với phạm vi điều chỉnh tải lớn mà không cần phải khởi động
hay dừng các vòi đốt, các thiết bị phụ.
2.2.2 Hệ thống lò hơi tầng sôi tuân hoàn
Khái niệm tầng sôi
Công nghệ tầng sôi là một công nghệ đốt được phát triển từ công nghệ đốt trên ghi
cố định. Gió sơ cấp được thổi từ dưới ghi lên. Khi tốc độ gió đủ lớn sẽ tạo ra một lực
cuốn thắng được trọng lực của hạt và khi đó các hạt sẽ bắt đầu dịch chuyển lên trên tạo
ra một lớp hạt lơ lửng giống như một lớp chất lỏng. Các chế độ tương tác giữa khí và

hạt phụ thuộc vào tốc độ gió cấp vào bao gồm: lớp cố định, giả lỏng đồng đều, sôi bọt,
sôi dạng pittông (slugging), sôi rối, sôi chèn (choking) và sôi tuần hoàn (circulating).
Hiện nay có 2 loại lò hơi tầng sôi, là: lò hơi tầng sôi bọt (Bubbing Bed Fuidized
Boiler – BBFB) và lò hơi tầng sôi tuần hoàn (Circulating Bed Fuildized Boiler –
CFBB).
13
SVTH: Lê Minh Vũ
Hoạt động của lò hơi tầng sôi tuần hoàn
Hệ thống lò hơi này bao gồm một buồng đốt trong đó nhiên liệu, đá vôi và tro được
gió sơ cấp thổi lên ở trạng thái lơ lửng tạo thành lớp đệm giống như đang sôi. Dòng
không khí chảy rối này mang các hạt rắn (nhiên liệu, đá vôi và tro) bay theo trong khi
đang cháy cho tới trần của buồng lửa.
Nhiên liệu được cấp vào và thực hiện quá trình cháy, cấp nhiệt cho lớp sôi. Quá
trình cháy được phân đoạn theo các chiều cao khác nhau trong buồng lửa tuỳ theo vị
trí đưa gió sơ cấp và thứ cấp vào buồng đốt.
Nhiệt từ lớp đệm đang cháy được truyền tới nước bên trong các ống nước lên được
bố trí thành một màng xung quanh tường, trần và đáy buồng lửa.
Khói nóng mang theo các hạt rắn, nhiên liệu và tro bay rời khỏi buồng đốt ở phía
trên đỉnh buồng đốt và đi vào một thiết bị phân tách. Thiết bị phân tách này phân tách
các hạt có kích thước lớn ra khỏi dòng khói. Các tấm chắn làm nhiệm vụ hướng các
hạt rắn gồm các hạt nhiên liệu chưa cháy hết và các hạt đá vôi chưa phản ứng quay trở
lại buồng đốt và hỗn hợp với nhiên liệu và đá vôi mới được cấp vào lò.
Phần dưới của buồng đốt gồm một mạng lưới phân phối không khí được làm mát
bằng nước và một hệ thống thải xỉ đáy lò. Các ống phun không khí của sàn lò lấy
không khí từ một hộp gió đặt ở dưới sàn và phun không khí vào trong buồng đốt.
Trong khu vực xảy ra sự thay đổi hướng dòng khói của vòng tuần hoàn nóng, các
ống nhận nhiệt được bảo vệ bởi một lớp vật liệu chống mài mòn.
Các ống phun không khí thứ cấp được bố trí ở các độ cao khác nhau để phù hợp với
sự phân vùng quá trình cháy theo chiều cao buồng lửa. Không khí sơ cấp đi vào hộp
gió ở dưới sàn lò và cung cấp dòng không khí cho việc tạo lớp sôi và cho chính quá

trình cháy nhiên liệu.
14
SVTH: Lê Minh Vũ
Dòng không khí sơ cấp, sau khi được cấp vào lò, hình thành dòng chảy rối của hỗn
hợp không khí và các hạt rắn. Nhờ vậy, các hạt nhiên liệu và đá vôi khi được cấp vào
lò sẽ được hòa trộn đều với vật liệu đang cháy, quá trình cháy và hấp thụ lưu huỳnh sẽ
tốt hơn. Mật độ hạt rắn trong lớp sôi thay đổi dọc theo chiều cao buồng đốt từ lớn nhất
ở phía đáy buồng đốt nơi mà nhiên liệu và đá vôi được đưa vào và hoà trộn với nhau
cho tới nhỏ nhất ở phía trên cùng. Không khí thứ cấp được đưa vào trong buồng đốt ở
phía trên các vòi phun gió sơ cấp để trợ giúp cho lớp sôi được tuần hoàn và cháy tiếp,
cung cấp tiếp không khí cho các lớp sôi phía trên để giảm NOx, dùng để điều chỉnh hệ
số không khí thừa và để điều chỉnh nhiệt độ cháy trong buồng đốt.
Khói nóng và các hạt nhỏ của lớp sôi (tro bay) được hút ra khỏi bộ phân tách và đi
qua bộ quá nhiệt, bộ hâm nước. Phần đuôi lò loại này giống như phần đuôi lò của các
lò hơi đốt bột than khác và cũng có thêm bộ thổi bụi và thải tro bụi.
Từ phần trao đổi nhiệt đối lưu phía đuôi lò, khói được dẫn qua bộ sấy không khí
kiểu quay để gia nhiệt cho không khí trước khi được cấp vào buồng đốt và cuối cùng
khói được dẫn qua bộ lọc bụi kiểu tĩnh điện và thoát ra ống khói qua các quạt hút.
Các vòi đốt khởi động ở phía dưới của buồng lửa trước hết là để cấp nhiệt vào để
cung cấp cho lớp sôi trong buồng đốt đạt đến nhiệt độ bắt lửa của các hạt than. Các vòi
phun khởi động cũng trợ giúp việc duy trì năng suất hơi của lò trong trường hợp cấp
15
SVTH: Lê Minh Vũ
nhiên liệu bị ngừng hoặc bị lỗi.
Nhiên liệu được cấp vào lò hơi để cháy và sinh nhiệt cấp cho nước biến thành hơi.
Nhiên liệu được đưa vào lò hơi qua 4 vị trí khác nhau ở tường trước. Mỗi một vị trí
cấp nhiên liệu đều có các máy cấp than kiểu băng tải lợi dụng trọng lượng của chính
nhiên liệu
Bột đá vôi được cấp vào buồng đốt ở 7 vị trí, 4 vị trí ở trên tường trước và 3 ở trên
tường sau. Máy cấp bột đá vôi kiểu van có tốc độ quay thay đổi được sẽ dùng để điều

chỉnh lượng bột đá vôi được phun vào buồng đốt. Lượng đá vôi cần thiết tuỳ thuộc vào
loại nhiên liệu và loại đá vôi.
Các hạt trong lớp đệm (tro phía đáy) được thải ra ngoài bởi hai đường thải tro xỉ
được gắn ở bên cạnh buồng lửa. Hai đường thải tro xỉ này đều có bộ phận điều chỉnh
lượng tro xỉ được thải ra (có làm mát) để duy trì một lượng vật chất luôn luôn hợp lý
trong lớp đệm. Thiết bị này làm lạnh xỉ ở đáy lò nên nó có thể được điều chỉnh bằng
tay và có thể được tháo rời ra khỏi lò hơi.
Một hệ thống thổi bụi cũng được bố trí trong phần trao đổi nhiệt đối lưu ở phần đuôi
lò để thải tro bay bám vào các bề mặt trao đổi nhiệt phía đuôi lò. Một bộ lọc bụi tĩnh
điện lọc các hạt bụi nhỏ ra khỏi dòng khói trước khi nó được quạt hút thải ra ngoài ống
khói.
2.3 Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện Phú Sơn
2.3.1Thông số kĩ thuật nhà máy
Nhà máy gồm có thông số kĩ thuật chính như sau:
a.Thông số Tuabin
Loại turbine Trụ đơn, turbine trích hơi có hộp số và thiết kế trong nhà
Công suất tối đa 26,300 Kw
Tốc độ định mức (Turbine/Máy phát) 6,221/1,500 v/p
Chiều quay (nhìn từ phía máy phát) Cùng chiều kim đồng hồ
Điều kiện hơi ngõ vào (tại ngõ vào MSV)
Áp suất: 97 bar
Nhiệt độ: 507
o
C
Áp suất hơi trích (tại ngõ ra miệng trích) 11 bars
16
SVTH: Lê Minh Vũ
Áp suất hơi xả (tại miệng xả) -0.895 bar
Số lượng tầng cánh 10
Tốc độ tới hạn (gây dao động) (Turbine/Máy phát)

Chế độ turbine 1 2,861/690 v/p
2 7919/1909 v/p
Áp suất hơi tối đa (tại ngõ vào MSV)
(a) Vận hành thông thường
Trung bình sau 12 tháng vận hành 97 bars (100% bình thường)
Tối đa trong quá trình vận hành 106.7 bars (100% bình thường)
(b) Trong quá trình vận hành bất thường
Áp suất dao động tức thời tối đa 116.4 bars
(Tổng thời gian dao động không được vượt quá 12 giờ sau 12 tháng vận
hành)
Nhiệt độ hơi tối đa (tại ngõ vào MSV)
(a) Vận hành thông thường
Trung bình sau 12 tháng vận hành 507
o
C
Tối đa trong quá trình vận hành 515
o
C
(b) Trong quá trình vận hành bất thường
Nhiệt độ tối đa 521
o
C (+14
o
so với bình thường)
(Không vượt quá 400 giờ sau 12 tháng vận hành)
535
o
C (+28
o
so với bình thường)

(Không vượt quá 15 phút liên tục hoặc 80 giờ sau 12 tháng vận hành)
17
SVTH: Lê Minh Vũ
b.Thông số máy phát
- Kiểu DG185ZL- 04
- Công suất toàn phần 32875kVA
- Công suất hữu công 26300kW
- Điện áp đầu cực Stato
11000V ± 5%
- Dòng điện Stato 1725A
- Điện áp kích thích (Roto) 290V
- Dòng điện kích thích (Roto) 872A
- Cấp cách điện F
- Số pha 3
- Hệ số công suất (cosΦ)
0.80
- Tần số (Hz) 50Hz
- Tốc độ quay 1500 vòng/phút
- Mô men bánh đà 4600kgm
2
(giá trị thiết kế)
- Nhiệt độ khí làm mát 32
0
C
- Nhiệt độ nước làm mát 42
0
C
c.Thông số kĩ thuật của lò
- Kiểu Bán lỏng tầng sôi
- Số lượng 01

18
SVTH: Lê Minh Vũ
- Hơi sau hệ thống quá nhiệt
+ Áp suất
+ Lưu lượng hơi
+ Nhiệt độ
100 kg/cm
2
g
130t/h
205
0
C
-Nhiệt độ nước cấp đầu vào
Economizer
210
0
C
- Nhiệt độ khói ra 145
0
C
- Hệ thống gió lò Cân bằng khói gió
2.3.2 Qui trình vận hành lò hơi:
a.Trình tự cấp nước lên bồn khử khí
Sơ đồ hệ thống nước được hiển thị trên DCS
19
SVTH: Lê Minh Vũ
-Kiểm tra van điều khiển ở chế độ bằng tay và đóng van.
-Khởi động bơm cấp nước lên bộ khử khí ( chọn bơm #1 hoặc #2 )
-Mở van điều khiển cho lưu luợng là khoảng 20-30 tấn/giờ.

-Khi mức nước ở DEAERATOR là mức vận hành bình thường ( +1800±100 mm ).
Cài đặt van điều khiển ở chế độ tự động, Set point +1800 mm.
-Kiểm tra mở van hơi vào DEAERATOR bằng cách mở chậm van điều khiển.và điều
khiển áp lực lên 4.8 bar.sau đó chuyển sang chế độ CASCADE và cài đặt áp lực 4.8
bar.
CHÚ Ý:
-Khởi động bơm cấp nước lên DEAERATOR (chọn bơm #1 hoặc #2) bởi người vận
hành lò hơi DCS, và thông báo cho nhân viên vận hành Demin kiểm tra tại hiện
trường.
-Nhiệt độ nước ở DEAERATOR là khoảng 158OC
-Khi mực nước của deaerator là +2300 mm. thì van OVER FLOW tự động mở xả
tràn.
b.Khởi động bơm cấp nước cho lò hơi(bơm#1 hoặc bơm#2)
20
SVTH: Lê Minh Vũ
Sơ đồ hệ thống hơi nước và nước cấp được hiển thị trên DCS
-Kiểm tra nước làm mát cho bơm cấp nước.
-Kiểm tra nguồn điện cho motor sẳn sàng.
-Kiểm tra van đầu vào bơm phải luôn mở trước khi khơi động bơm.
-Kiểm tra van đầu ra phải đóng trước khi khởi động.
-Kiểm tra tự động đóng van MINIMUM FLOW khi lưu lượng nước cấp là lớn hơn 60
T/H và sẽ tự động mở khi khi lưu lượng nước cấp là nhỏ hơn 40 T/H.
-Khởi động bơm nước cấp cho lò hơi.
-Mở từ từ van đầu ra của bơm cấp
-Kiểm tra mở 2 van mô tơ trước và sau van by-pass. Cấp nước bởi van điều khiển
-Mở từ từ van điều khiển ở chế độ MANUAL để cấp nước vào bao hơi với lưu lượng
nước là khoảng 40 ±10 T/H
21
SVTH: Lê Minh Vũ
-Khi mực nước bao hơi đạt mức vận hành bình thường chuyển sang chế độ cascade và

cài đặt mức nước ở 50 mm.
CHÚ Ý:
+Bơm nước cấp sẽ TRIP khi :
-Mức nước DEAERATOR thấp hơn +600 mm.
-Van động cơ sẽ đóng khi mức nước bao hơi cao hơn +250 mm và sẽ mở khi mực
nước thấp hơn +240 mm
+Khi lưu lượng hơi chính là lớn hơn 80 T/H sẽ tự động cấp nước bằng đường nước
cấp chính và khi lưu lượng hơi chính nhỏ hơn 50 T/H, thì tự động chuyển sang đường
cấp nước by-pass.
c.Trình tự khởi động quạt hút khói(ID fan)
Sơ đồ hệ thống gió trong buồng đốt được hiển thị trên màn hình DCS
-Kiểm tra xung quanh quạt, lổ người chui phải đóng kín, bơi mỡ cho bạc đạn của mô
tơ, nước làm mát, mức dầu ở mức bình thường vận hành……
22
SVTH: Lê Minh Vũ
-Kiểm tra tấm chắn đầu vào ở chế độ MANUAL và phải đóng 100%
-Kiểm tra hệ thống liên động ở vị trí luôn luôn sẳn sàng khởi động
-Kiểm tra tốc độ mô tơ ở chế độ điều khiển MANUAL.
-Khởi động quạt khói tại DCS.
-Mở từ từ tấm chắn đầu vào cho đến khi mở hoàn toàn.
-Tăng từ từ tốc độ của động cơ cho dến khi áp lực buồng đốt là -0.5 đến -1.1 mBARG.
( điều khiển vận hành bình thường).
-Chuyển chế độ điều khiển tốc độ sang điều khiển tự động và điểm cài đặt -0.5 đến
-1.1 mBARG.
CHÚ Ý:
+Quạt hút khói có 2 chế độ vận hành:
- Điều khiển biến tần là điều khiển tốc độ mô tơ để điều khiển áp lực trong buồng đốt,
lúc này tấm chắn đầu vào ở chế độ MANUAL và mở 100%.
-Điều khiển khởi động mềm là điều khiển tấm chắn đầu vào để điều khiển áp lực
buồng đốt,lúc nay mô tơ vận hành hết công suất và 100% tốc độ.

23
SVTH: Lê Minh Vũ
d.Trình tự khởi động quạt cao áp(HP-blower)
quạt cao áp được hiển thị trên màn hình DCS
-Kiểm tra xung quanh máy thổi cao áp đã sẳn sàng khởi động.
-Kiểm tra mức dầu và nước làm mát ở mức bình thường.
-Kiểm tra phin lọc sạch hay bẩn nếu bẩn dùng khí nén vệ sinh.
-Kiểm hệ thống liên động ở vị trí sẳn sàng khởi động.
-Mở hoàn toàn tấm chắn đầu ra ở 100%.
-Mở tấm chắn đường xuống gió cấp 1 phải lớn hơn 50%.
-Nhấn nút khởi động máy thổi cao áp #1 hoặc #2.
-Đóng tấm chắn đến gió cấp 1
24
SVTH: Lê Minh Vũ
-Kiểm tra áp suất quạt cao áp phải đạt 357±25 mbaG trở lên, nếu thấp hơn sẽ không
khởi động được quạt gió cấp 2.
-Kiểm tra lưu lựơng kế kiểu phao có nằm trong vạch đánh dấu hay không.
CHÚ Ý:Quạt thổi cao áp đẩy nhiên liệu cháy chưa hết từ HOT CYCLONE đến LOOP
SEAL (J-VALVE) rồi đưa đến buồng đốt để đốt lại; nếu quạt cao áp không đạt áp suất
yêu cầu, nhiên liệu có thể cháy lại ở HOT CYCLONE và LOOP SEAL .
e.Trình tự khởi động quạt gió cấp 2(SAF)
-Kiểm tra xung quanh quạt, lổ người chui phải đóng kín, bơi mỡ cho bạc đạn của mô
tơ, nước làm mát, mức dầu ở mức bình thường vận hành……
-Kiểm tra điều kiện liên động cho phép vận hành ở chế độ vận hànnh biến tần hoặc chế
độ tốc độ đã sẳn sàng khởi động.
-Kiểm tra tấm chắn trên và dưới ở chế độ MANUAL (MINIMUM 10 %)
-Kiểm tra tấm chắn đầu vào ở chế độ MANUAL và phải đóng 0%.
25

×