Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.48 KB, 136 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM THỊ THU HÀ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM THỊ THU HÀ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ LAO ĐỘNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN XUÂN CẦU
HÀ NỘI – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố trong bát kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào
tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa
phương ix
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 CNH Công nghiệp hóa
2 HĐH Hiện đại hóa
3 KTXH Kinh tế xã hội
4 NB Ninh bình
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào
tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa
phương ix
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động ix
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM THỊ THU HÀ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ LAO ĐỘNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI – 2013
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn. Cụ thể bao gồm những nội dung sau:
Giới thiệu một số khái niệm liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông
thôn: Lao động nông thôn, nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm: Xác định
nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề
cho lao động nông thôn, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo
nghề, xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển đội

ngũ giáo viên đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp đó luận văn phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, bao gồm: Chất lượng, số lượng lao động nông thôn; cơ sở đào
tạo nghề; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề; cơ chế, chính sách của nhà
nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chương trình, giáo trình liên
quan đến đào tạo nghề cho người lao động nông thôn; nguồn tài chính đầu tư cho công
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thái độ xã hội đối với công tác đào tạo nghề;
khả năng tiếp nhận lao động sau khi được đào tạo nghề của các DN.
Luận văn cũng chỉ ra vai trò và sự cần thiết phải đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
Sau khi nghiên cứu lý thuyết, luận văn đi sâu vào phân tích công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tỉnh NB giai đoạn 2010-2012. Từ đó chỉ ra những tồn
tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh NB.
Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh NB:
Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: NB là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc bộ. Nằm trên
tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, có hệ thống cảng biển, đường sông,
i
đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện với các
tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Địa hình: Được phân ra làm 3 vùng rõ rệt: vùng đồi núi; vùng đồng bằng;
vùng ven biển.
Tài nguyên thiên nhiên: Rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Tài nguyên đất,
tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng.
Đặc điểm kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, NB đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng tích cực đến công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn. Đặc biệt, năm 2012, vốn vay lãi suất cao, đầu tư công giảm, thị trường
tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, nhất là sản phẩm vật liệu xây dựng gặp nhiều khó

khăn, tiêu dùng hạn chế, hàng tồn kho nhiều, dịch vụ cũng phát triển chậm lại. Song
thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính Phủ về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, UBND tỉnh đã
ban hành Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 14/6/2012 với các giải pháp chi tiết, cụ
thể cho từng ngành, từng đơn vị, do vậy, kinh tế, xã hội trong tỉnh những tháng cuối
năm đã có được những chuyển biến tích cực.
Đặc điểm dân cư và lao động
+ Số lượng lao động:
Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm 62,17% dân số. Năm 2012, tổng số lao
động làm việc trong các ngành kinh tế là 569,4 nghìn người, trong đó lao động
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 270,7 nghìn người, chiếm 47,54%.
+ Chất lượng lao động
Nhìn chung, chất lượng nhân lực NB còn yếu về trình độ học vấn, chuyên môn
lành nghề cũng như về thể lực và tình trạng sức khỏe. Năm 2010, mới có 25,7% số
người tốt nghiệp phổ thông trung học trong tổng số lực lượng lao động ở khu vực
nông thôn. Đại đa số lực lượng lao động tỉnh NB mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở,
đặc biệt là ở nông thôn. Do đó cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa và tay
nghề cho người lao động nông thôn .
ii
Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh NB
Nhu cầu đào tạo nghề
Trong quá trình thực hiện Đề án 1956, để công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn có hiệu quả, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều
tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phục vụ cho việc
xây dựng đề án giai đoạn 2010-2012. Kết quả điều tra khảo sát:
Nhu cầu học nghề ngắn hạn là rất lớn (98%). Lao động nông thôn là những
người có trình độ văn hóa thấp, khó có khả năng học đề đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
chất lượng cao, do đó chủ yếu là nhu cầu học nghề ngắn hạn, ngành nghề chủ yếu là
tiểu thủ công nghiệp, có thời gian đào tạo ngắn, kinh phí đầu tư ít lại nhanh thu hồi
vốn. Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn khá phong phú và đa dạng. Phần

lớn lao động muốn học nghề tiểu thủ công nghiệp (51%).
Theo kết quả điều tra nhu cầu học nghề của 150 lao động nông thôn tại 3
huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn thì tỷ lệ có nhu cầu học nghề trong nhóm
ngành nông, lâm nghiệp rất lớn, chiếm 42%, sau đó đến các nhóm ngành tiểu thủ
công nghiệp (40%), công nghiệp- dịch vụ (15%), nhóm ngành ngư nghiệp chiếm tỷ
lệ nhỏ nhất (3%).
Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Các cơ sở dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc dạy nghề nói chung và
dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh NB có 37 cơ
sở dạy nghề (trong đó có 3 trường Cao đẳng nghề (thuộc bộ, ngành); 6 trường
Trung cấp nghề (có 2 trường quân đội, 1 trường công lập thuộc sở LĐ-TB&XH, 3
trường dân lập); 28 TTDN và có tham gia dạy nghề (trong đó có 8 trung tâm cấp
huyện)) và 40 DN, cơ sở khác có đăng ký dạy nghề. Trong giai đoạn 2006-2010
tỉnh NB có 04 trung tâm được Bộ LĐTBXH đưa vào đầu tư trọng điểm đó là:
TTDN Thành phố NB; TTDN huyện Kim Sơn; TTDN huyện Nho Quan, TTDN thị
xã Tam Điệp. Cũng trong năm 2010, 2 TTDN cấp huyện còn lại được thành lập:
TTDN huyện Hoa Lư, Gia Viễn. Như vậy đến năm 2010 đạt 100% các huyện, thành
phố, thị xã đều có TTDN.
iii
Hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề
Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy nghề của trung tâm dạy
nghề tỉnh cũng như các cơ sở khác (lớp học cộng đồng và các làng nghề…) đang
trong tình trạng thiếu hụt và đang trong quá trình xây dựng, đầu tư trang thiết bị.
Học viên ít được tiếp xúc với máy móc thiết bị mới, công nghệ tiên tiến để thực
hành, thực tập.
Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Số giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện tại rất ít, mặc
dù trình độ giáo viên trên địa bàn tỉnh được nâng cao nhưng với nhịp độ phát triển
như hiện nay, nếu không nắm bắt kịp với tốc độ phát triển, nhu cầu khắt khe của thị

trường lao động, chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ không còn đảm bảo; điều này
sẽ hạn chế đến chất lượng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.
Thực trạng triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Cách thức tổ chức:
Điểm nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn NB là
được phân cấp quản lý. Cấp huyện lập kế hoạch, cấp xã thực hiện công tác dạy
nghề. Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tỉnh phân bổ về từng
huyện, thành phố để trực tiếp tổ chức thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã
hội, cũng như nhu cầu của người học và người sử dụng lao động ở địa phương. Cấp
huyện và cấp xã đóng vai trò chủ chốt từ khâu khảo sát đối tượng học nghề, lên kế
hoạch dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động. Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội do khối lượng công việc giảm nên có điều kiện để làm tốt hơn nữa chức
năng giám sát về công tác đào tạo nghề. 6 tháng sau khi phân cấp quản lý, công tác
dạy nghề tại các địa phương đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận, bước đầu khắc
phục được những hạn chế trong công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao
động.
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
Để đề án 1956 đi vào thực hiện có hiệu quả, tỉnh NB đã chú trọng ngay từ đầu
iv
công tác tuyên truyền tạo nhận thức sâu rộng trong toàn xã hội về mục đích, vai trò,
ý nghĩa của đề án, giúp người lao động định hướng được nghề mình sẽ làm, cần
phải đào tạo phù hợp với khả năng, hiểu được mục đích, ý nghĩa, chế độ, chính sách
của Nhà nước và trách nhiệm của bản thân khi tham gia học nghề. Căn cứ kết quả
khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, các xã, thị trấn, thị xã, thành phố đã
thảo luận, thống nhất lựa chọn nghề phù hợp với địa phương, người lao động có nhu
cầu, xếp theo thứ tự ưu tiên để đề nghị với huyện, thành phố tổ chức lớp đào tạo
nghề. Do đó, các địa phương trong tỉnh đã xác định được danh mục nghề đào tạo
cho lao động nông thôn phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi địa phương. Đồng
thời qua đó còn theo dõi, quản lý, cập nhật biến động về cung- cầu lao động, làm cơ
sở cho quy hoạch phát triển mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, giáo viên, cán

bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp…
Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
(1) Nếu phân theo thời gian đào tạo:
- Đào tạo ngắn hạn: Hầu hết các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đang thực
hiện hình thức dạy nghề ngắn hạn. Thời gian dạy nghề ngắn hạn phù hợp với việc
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đào tạo dài hạn: Hình thức này được áp dụng ở 3 trường CĐN và 3 trường
TCN, thời gian kéo dài thừ 18 – 36 tháng tùy theo đối tượng tuyển sinh. Với thời
gian học, lao động được đào tạo dưới hình thức này sẽ được học tập một cách bài
bản, chuyên sâu hơn để nâng cao tay nghề và có chuyên môn vững vàng.
(2) Nếu phân theo hình thức tổ chức:
- Hình thức dạy nghề tập trung: Đây là hình thức dạy nghề phổ biến đang
được triển khai tại trung tâm dạy nghề huyện. Đa số các lớp dạy nghề ngắn hạn và
dài hạn đều áp dụng hình thức này.
- Hình thức liên kết đào tạo: Những năm qua, trung tâm dạy nghề đã chủ động
phối hợp với các trường ở địa bàn các tỉnh, thành phố; các DN ngay tại địa phương
thành lập các lớp dạy nghề.
- Hình thức tổ chức dạy nghề tại địa bàn sản xuất, các DN, các làng nghề: Đây
v
cũng là hình thức đang được triển khai khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. Đây là hình
thức dạy nghề gắn với cơ sở sản xuất, làng nghề nên rất hấp dẫn người học. Lao động
khi học được hỗ trợ một phần kinh phí, sau khi học có thể sẽ được nhận vào làm ở
các cơ sở sản xuất nếu kết quả học tập đạt yêu cầu.
- (3) Nếu phân theo nguồn kinh phí:
- Hình thức hỗ trợ toàn bộ kinh phí: Hình thức này được triển khai cho các đối
tượng được bảo trợ xã hội như dạy nghề cho người khuyết tật, dạy nghề cho người
sau cai nghiện… Ngoài ra, một bộ phận đối tượng là nông dân cũng được tham gia
học nghề miễn phí theo các dự án, các chương trình.
- Hình thức hỗ trợ một phần kinh phí: Hiện nay, đối với học nghề dài hạn, đối
tượng học nghề được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy

định, còn lại người học phải đóng một phần kinh phí.
- Hình thức đóng toàn bộ kinh phí: Hình thức này yêu cầu người có nhu cầu
học nghề phải đóng toàn bộ phần kinh phí trong quá trình học.
Hoàn thiện, nhân rộng các mô hình thí điểm có hiệu quả và xây dựng mô hình
mới dạy nghề cho lao động nông thôn.
• Lựa chọn nghề đào tạo:
- Nghề truyền thống của địa phương: Thêu, chế tác đá mỹ nghệ, đan cói,
đan bẹ chuối, đan bèo bồng,…
- Nghề mới đưa vào các địa phương: Móc sợi, đính hạt cườm, khâu chăn
bông xuất khẩu, may công nghiệp, chẻ tăm hương, hướng dẫn viên du lịch,…
Sản phẩm làm ra của những nghề này được các DN trong và ngoài tỉnh cam
kết đảm nhận việc thu mua và xuất bán sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Mỹ, các nước EU,…nên sau khi học nghề số học viên tìm được việc làm
chiếm 70-80%.
• Lựa chọn cơ sở dạy nghề thực hiện các mô hình dạy nghề:
Các địa phương tiến hành rà soát, khảo sát lựa chọn các cơ sở, DN tham gia
dạy nghề với mục tiêu dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm chon lao động. Sở
LĐ-TB&XH thẩm định năng lực dạy nghề và khả năng tạo việc làm cho người lao
vi
động sau học nghề, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề
và đề nghị UBND tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo theo năng lực và nghề đào tạo đã được
cấp phép.
• Đối tượng tham gia các lớp dạy nghề theo mô hình:
Là lao động nông thôn thuộc các đối tượng hộ chính sách, hộ nghèo, hộ bị
thu hồi đất, người tàn tật, hộ cận nghèo và các lao động khác theo quy định trong đề
án. Tập trung ưu tiên các đối tượng thuộc diện thu hồi đất, các xã nghèo, các xã xây
dựng thí điểm nông thôn mới.
• Đánh giá hiệu quả các lớp dạy nghề theo các mô hình:
Qua ba năm, nhìn chung số lượng đào tạo nghề ở các làng nghề truyền thống
giữ mức ổn định. Hình thức dạy nghề này đã góp phần không nhỏ trong công tác

giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người
nông dân có thể kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và làm nghề truyền thống, nâng
cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho họ.
Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề dài hạn rất nhỏ (4%), danh mục
các ngành nghề đào tạo dài hạn cũng khá khiêm tốn, chỉ có 16 ngành nghề, trong đó
ngành nghề điện công nghiệp và công nghệ hàn chiếm số lượng nhiều nhất (16,89
%). Điều này cho thấy hiện nay tỉnh NB đang thiếu hụt những lao động có tay nghề
cao.
Tỷ lệ lao động được đào tạo trong nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ
lớn nhất (66%). NB đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo để chuyển bộ phận lao
động nông nghiệp sang các ngành khác. Điều này cho thấy từ trước tời nay trong
khu vực nông nghiệp là lao động giản đơn không cần đào tạo vẫn có thể sản xuất
bình thường.
Đào tạo ngắn hạn tại các DN, các HTX là 10.947, chiếm 65,64%, đây là tỷ lệ
lớn, góp phần không nhỏ vào tổng số lao động qua đào tạo nghề của tỉnh.
Kết quả công tác đào tạo nghề còn được thể hiện ở mặt chất lượng lao động
qua đào tạo. Chất lượng lao động bước đầu được cải thiện, đang từng bước đáp ứng
vii
yêu cầu phát triển, đổi mới công nghệ sản xuất và thị trường lao động. Dạy nghề đã
gắn với giải quyết việc làm, số người sau khi học nghề đã có cơ hội tốt hơn trong
tìm kiếm việc làm. Từ thực tế hiện nay, nếu người lao động có quyết tâm học giỏi
nghề, tâm huyết với nghề thì nhất định sẽ có việc làm và tự thân lập nghiệp trong
nền kinh tế hiện nay. Gần 60% số lao động sau khi được đào tạo có việc làm.
Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh NB
Kết quả đạt được
- Tạo được sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của các cấp, các ngành, các
tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho
lao động nông thôn đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa
bàn tỉnh.

- Hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên. Người học nghề đã tiếp cận phổ cập
được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí
sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm
sống, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các DN tại địa
phương nhờ đó nâng cao thu nhập cho bản than và gia đình, góp phần ổn định cuộc
sống.
- Người học nghề đã tiếp cận được kiến thức chuyên môn, biết cách làm nghề,
giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, có cơ hội vào làm việc tại các DN. ở
một số nơi, nhất là ở các xã thí điểm, các mô hình dạy nghề đã góp phần hình thành mô
hình sản xuất mới, với những nông dân đã qua đào tạo nghề là lực lượng nòng cốt.
Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn một bộ phận hạn chế. Cụ thể:
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm sâu sát đến công tác
dạy nghề, vẫn còn một số đơn vị khoán cho phòng đào tạo lao động cấp huyện.
- Công tác tổ chức điều tra khảo sát của các địa phương hàng năm chưa sát với
thực tiễn, chưa đúng thời điểm, do vậy việc lựa chọn nghề của các địa phương đưa
vào dạy chon lao động chưa đúng và trúng, còn phải thay đổi nhiều lần, hiệu quả
viii
đào tạo nghề tạo việc làm đạt tỷ lệ chưa cao.
- Bộ máy tổ chức, cán bộ, giáo viên dạy nghề còn thiếu, yếu về chuyên môn,
nghiệp vụ, mỗi trung tâm dạy nghề cấp huyện chỉ có từ 3-5 biên chế chủ yếu là cán
bộ quản lý, trường trung cấp nghề Nho Quan chỉ mới có 21 cán bộ, giáo viên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề do tỉnh quản lý đều
đang trong quá trình xây dựng, đầu tư trang thiết bị.
Sau khi phân tích thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn NB, luận
văn nêu ra những phương hướng và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh NB từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tỉnh NB. Đó là:
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân

dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề.
Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề
đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa
phương.
Mở các lớp văn hóa nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là với thanh thiếu
niên.
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền tư vấn học nghề.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
ix
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM THỊ THU HÀ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ LAO ĐỘNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN XUÂN CẦU
HÀ NỘI – 2013
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt khi chúng ta đang sống ở thế kỷ mà nền kinh tế là nền kinh tế
mới, nền kinh tế tri thức với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, với những máy móc

thiết bị tương đối hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao mới đáp ứng
được. Nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao chính là năng lực cạnh tranh
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững
của quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu về trình độ chúng ta phải tiến hành đào tạo. Đào tạo
nghề không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành mà còn là sự
quan tâm của toàn xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chiến
lược phát triển đào tạo nghề là một bộ phận của chiến lược phát triển nguồn nhân lực,
chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, chiến lược việc làm và có mối quan hệ chặt chẽ
với các chiến lược khác. Đào tạo nghề đã trở thành yêu cầu to lớn của người lao động
và người sử dụng lao động, nó diễn ra trước và trong quá trình lao động.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy nhu cầu về lao động có tay
nghề cao ngày càng gia tăng, người sử dụng lao động (kể cả xuất khẩu lao động)
đều muốn tuyển chọn lao động đã có tay nghề, đã được qua đào tạo cơ bản, nhu cầu
học nghề của người lao động ngày một tăng, trong khi đó hệ thống các cơ sở dạy
nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay chưa đáp ứng được cả về số lượng,
chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Hiện tượng thừa lao động không có tay nghề.
nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, đòi hỏi các cấp, các ngành cần
phải đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo dạy nghề.
NB là tỉnh có liềm năng lớn về du lịch, với sự kỳ thú của thiên nhiên như vườn
quốc gia Cúc Phương, khu Tam Cốc - Bích Động, khu Vân Long- Địch Lộng, và
tiềm năng độc đáo về tài nguyên nhân văn như cố đô Hoa Lư. nhà thờ đá Phát
Diệm Ngoài ra, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp cũng bắt đầu khởi động
và đi vào hoạt động như khu công nghiệp Ninh Phúc, Tam Diệp; cụm công nghiệp
Gián Khẩu, các nhà máy xi măng lớn như nhà máy xi măng Vinakasai, nhà máy xi
1
măng Hướng Dương, Duyên Hà đã đi vào hoạt động và thu hút được nhiều lao
động, các khu du lịch mới như Tràng An, chùa Bái Đính đang thu hút nhiều lao
động nhưng do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu
người thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút người lao động vào học nghề.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề của tỉnh tuy đã được đổi mới và phát triển

nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: công tác dạy nghề vần chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh phải có
hướng đi phù hợp, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiện nay, cơ sở đào tạo nghề toàn tỉnh NB còn nhỏ bé, chưa đào tạo được hệ
dài hạn (hiện nay đều do các trường của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đào tạo),
cơ sở vật chất, trang thiết bị đội ngũ giáo viên đa phần khiêm nhiệm cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề.
Theo nhận định của các chủ doanh nghiệp, đội ngũ lao động nói chung, vẫn
chưa đáp ứng được những yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, kỹ năng
nghề nghiệp của sự nghiệp CNH-HĐH. Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ
thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có tay nghề cao Ngay cả những
lao động có trình độ cao đã được đào tạo hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được 15-
20% yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng phải tiếp tục đào tạo thêm 2-3 năm nữa.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và tỉnh NB trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, đưa NB phát triển nhanh, bền
vững đòi hỏi tỉnh ta phải có những chuyển biến căn bản về nhận thức, tổ chức và
phương pháp đào tạo nghề. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi
chọn đề tài "Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh
Bình ” từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những điểm còn tồn tại trong giai
đoạn vừa qua trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh NB.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng của công tác đào tạo nghề cho lao động
2
nông thôn tỉnh NB từ năm 2010 đến năm 2012 từ đó để ra giải pháp nâng cao hiệu quả
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh NB trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho người lao động.
Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh NB từ

năm 2010 đến năm 2012. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Binh từ năm 2010 đến năm 2012.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh NB trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phạm vi về không gian: Tại tỉnh NB.
- Phạm vi về thời gian:
Từ năm 2010-2012 nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách thức thực hiện
Đề tài vận dụng những vấn đề lý thuyết liên quan đến đào tạo nghề để phân
tích mặt mạnh, mặt yếu để tìm ra lợi thế của công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn từ đó đưa ra những giải pháp cho địa phương. Trên cơ sở kết hợp với
điều tra thực tế bằng cách phát phiếu điều tra để qua đó đánh giá được công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn. Cuối cùng kết hợp với các chính sách của địa
phương đề xuất những giải pháp để hạn chế tính tiêu cực, phát huy tính tích cực của
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
4.2. Các dữ liệu cần thu thập
1. Nguồn dữ liệu thứ cấp về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh NB từ năm 2010 đến năm 2012:
3
- Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh NB
2. Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Điều tra bảng hỏi về nhu cầu học nghề của 150 lao động nông thôn tại 3
huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.

Điều tra bảng hỏi về ý kiến của 120 học viên về chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở Trung tâm dạy nghề Huyện Yên Khánh, Trường Trung cấp
nghề Nho Quan, Trường cao đẳng nghề Lilama1.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, sự cần thiết phải đào tạo nghề cho người lao
động nông thôn
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh NB từ năm 2010 đến năm 2012
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh NB
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Nông thôn
Nông thôn là vùng lãnh thổ rộng lớn thường bao quanh các đô thị (thành phố,
thị trấn, khu công nghiệp), ở đó hoạt động nông nghiệp( nông, lâm, ngư nghiệp)
đóng vai trò chủ yếu và quan trọng, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và mức sống của người dân thấp.
Tuy nhiên, ở nông thôn những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền phong
phú. Như vậy, nông thôn có những đặc trưng sau:
+ Nông thôn là vùng lãnh thổ sinh sống của cộng đồng dân cư chủ yếu là
nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có các hoạt động sản
xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn. Sản
xuất chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên.
+ So với đô thị, nông thôn có cơ sở hạ tầng, trình độ sản xuất hàng hóa thấp
hơn.

+ Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thấp hơn đô thị.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng thấp hơn.
1.1.2 Lao động nông thôn.
Lao động nông thôn gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực:
nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lý do nào đó hiện tại chưa tham gia lao
động. Nguồn lao động nông thôn có các đặc điểm sau:
5
+ Số lượng lớn. Theo Báo cáo điều tra Lao động việc làm quý 4 năm 2012
của Tổng Cục thống kê, lao động nông thôn có khoảng 36,674 triệu người chiếm tới
69,5% lao động của cả nước.
+ Lao động nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ học vấn thấp,
không được đào tạo cơ bản. Ngoài ra, họ tham gia sản xuất, phục vụ nông nghiệp:
bán giống, cây con, thuốc bảo vệ thực vật,…
+ GDP/đầu người thấp. Nông thôn là khu vực trong đó nông nghiệp là hoạt
động chủ yếu của người dân. Nông nghiệp là ngành lao động nặng nhọc và thu nhập
thấp, rủi ro cao. Vì vậy điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người dân rất khó khăn,
hầu hết thu nhập của họ chỉ đủ tái sản xuất giản đơn và chỉ dùng cho các nhu cầu
đời sống tối thiểu.
+ Tính thời vụ. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn (đặc biệt là bộ phận
lao động sản xuất trực tiếp) làm việc có tính chất thời vụ do đặc thù của nghề nông.
Đối tượng của nghề nông là cây trồng, vật nuôi, chúng là những cơ thể sống trong
đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một
loại cây trồng, vật nuôi ở những địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có
quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là
vĩnh viễn, chúng ta chỉ có thể tìm cách giảm tính thời vụ chứ không thể xóa bỏ
được.
1.1.3 Nghề nghiệp.
Hiện nay, "nghề” được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo giáo trình Kinh

tế nguồn nhân lực- Đại học kinh tế quốc dân ( PGS.TS Trần Xuân Cầu, trang 105,
nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012), “nghề là một hình thức phân công
lao động, đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành
những công việc nhất định, như nghề nông, nghề lái xe, nghề xây dựng…”
Nghề là tập hợp những công việc tương tự về nội dung và có liên quan với
nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động phải có
những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ năng, kỹ xảo và
kinh nghiệm cần thiết để thực hiện.
Mặc dù các khái niệm trên được hiểu theo các góc độ khác nhau, song chúng
6
ta có thể thấy nghề có các đặc điểm sau:
- Nghề là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại.
- Nghề được hình thành do sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu
cầu của xã hội và là phương tiện để sinh sống.
- Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi, đòi hỏi
phải có một quá trình đào tạo nhất định. Vì vậy đào tạo nghề là yêu cầu tất yếu bắt
nguồn từ chính bản chất, đặc trưng của nó.
1.1.4 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm Đào tạo nghề : Theo giáo trình Kinh
tế nguồn nhân lực- Đại học kinh tế quốc dân ( PGS.TS Trần Xuân Cầu, trang 103,
nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012), “đào tạo nghề là quá trình trang bị
kiến thức, kỹ năng, khả năng thuộc về một nghề, một chuyên môn nhất định để
người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình.”
Đào tạo nghề gồm hai quá trình không thể tách rời nhau: dạy nghề và học
nghề. Trong một số văn bản hiện nay, đào tạo nghề và dạy nghề được đồng nhất với
nhau.
Theo Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc
hội XI, kỳ họp thứ 10 : "Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được
việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. "

Dạy nghề là tổng thể các hoạt động truyền nghề đến người học nghề. Đó là
quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để học
viên có được một trình độ, kỹ năng, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề
nghiệp.
Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của
học viên để có được một nghề nghiệp nhất dịnh.
Đối tượng của đào tạo nghề là lao động nói chung, đối tượng của đào tạo nghề
cho lao động nông thôn là những người lao động nông thôn. Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về
7
lý thuyết và thực hành để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ
năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, do số lượng nguồn lao động nông thôn lớn nên đối tượng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn có số lượng lớn. Số lượng đối tượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn lớn còn thể hiện ở chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp.
Thực tế hiện nay, lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến
thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm người
lao động sử dụng đều thông qua sự đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc và
sự truyền dạy lại của các thế hệ trước. Theo Báo cáo điều tra Lao động việc làm quý
4 năm 2012 của Tổng Cục Thống kê, lực lượng lao động nông thôn không có trình
độ chuyên môn kỹ thuật là 32,689 triệu người, chiếm 89,14% trong tổng số lực
lượng lao động nông thôn.
Thứ hai, do tính đa dạng của đối tượng đào tạo, nên việc tổ chức các khóa đào
tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào
tạo, phương pháp truyền đạt Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh
động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ, hoàn cảnh của người học để tất cả
người lao động nông thôn có cơ hội được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ đó tìm
việc làm và tạo việc làm có năng suất lao động cao hơn, nâng cao dần mức sống của
người dân. Cần đa dạng hóa và phù hợp với từng nhóm đối tượng

,
từng vùng miền
như đào tạo tập trung tại các cơ sở, trung tâm dạy nghề đối với người lao động nông
thôn chuyển đổi nghề nghiệp; đào tạo nghề lưu động cho lao động nông thôn làm
nông nghiệp tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trường
nơi người lao động làm việc.
Thứ ba, đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nguồn nội lực cho
đào tạo nghề rất hạn chế. Số lượng đối tượng đào tạo nghề rất lớn, tuy nhiên do đó
là những người dân ở nông thôn. Đó là nơi GDP đầu người thấp, sản xuất hàng hóa
ít phát triển, thị trường lao động ít phát triển, ít có khả năng tiếp cận với hệ thống
giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng kém phát triển, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho
8

×