ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
Khoa Báo chí & Truyền thông
BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG “BÁO LÁ CẢI”
ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: Châu Văn Ninh
Sinh viên:
1. Phan Bảo Ngọc - 1356030074
2. Nguyễn Thị Mỹ Nương - 1356030086
3. Trịnh Thị Kiều Oanh – 1356030088
4. Đinh Ngọc Quỳnh - 1356030098
5. Hoàng Thị Hoài Thương – 1356030126
6. Hồ Thị Uyên Trinh - 1356030183
TPHCM 2014
MỤC LỤC
A. Mở đầu………………………………………… ……………………….3
1. Lý do chọn đề tài………………………………… …………………3
2. Tổng quan đề tài………………………………………….…………….4
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………….…………….17
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….………17
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………….…… 17
6. Phạm vi nghiên cứu………………………………………… 18
7. Phương pháp nghiên cứu………………………………….………… 18
8. Cái mới của đề tài………………………………….………………… 18
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………18
B. Nội dung…………………………………………………… ………….20
Chương 1: Những vấn đề về “báo lá cải”… ……………………………20
Chương 2: Kết quả khảo sát thực tế………………………………………29
Chương 3: Kết luận và kiến nghị……………………………………… 37
C. Kết luận………………………………………………………………… 40
D.Phụ lục………………… …………………………………….…………42
E. Danh mục các tài liệu tham khảo……………………………………… 46
2
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin
hằng ngày của người dân một cách chính xác và khách quan nhất, là một
trong những kênh truyền, kênh thông tin tạo nên dư luận xã hội hết sức mạnh
mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến công chúng.
Theo con số thống kê, Việt Nam có hơn 800 báo in, 67 đài phát thanh,
truyền hình và hàng trăm trang báo, trang tin điện tử. Tuy nhiên có một thực
tế là trong những năm gần đây, xu hướng “báo lá cải” ngày càng phổ biến,
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống báo chí với những trào lưu đăng bài theo
kiểu giật tít, câu view. “Cái oái oăm là những tin tức nghiêm túc mà một công
dân cần biết lại thường “cứng” và “khó nhai”, đòi hỏi một bề dày giáo dục và
năng lực tư duy mà không phải ai cũng có. Trong khi đó, loại tin tức “mềm”,
có tính giải trí, tầm phào hay những chuyện đánh vào ngóc ngách sự tò mò -
kể cả những sự tò mò bệnh hoạn - lại là những thứ người ta “muốn” nhất.”
(nguồn: Tuổi Trẻ Online)
“Có cầu thì mới có cung”, đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng
các tờ “báo lá cải” ngày càng phổ biến, vô hình chung chính người dân đã tiếp
tay cho sự phát triển của những tờ báo này, đặc biệt nhóm người đọc và tìm
kiếm những tờ “báo lá cải” lại tập trung vào giới trẻ, trong đó sinh viên chiếm
số đông. Nội dung trên “báo lá cải” hầu như không có giá trị về thông tin, bàn
chuyện hậu trường showbiz, tán chuyện riêng tư của người nổi tiếng, một số
bài thiếu tính lành mạnh, vi phạm thuần phong mĩ tục, làm cho các bạn trẻ có
suy nghĩ lệch lạc và mất niềm tin vào cuộc sống.
Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm chúng tôi là những sinh viên
khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã chọn đề
tài nghiên cứu về ảnh hưởng của “báo lá cải” đối với sinh viên trong trường.
3
Đề tài này giúp cho sinh viên khoa Báo chí có được cái nhìn toàn diện hơn về
tình trạng “báo lá cải” hiện nay. Đồng thời cho phép sinh viên trong trường
được bày tỏ quan điểm ý kiến cá nhân về vấn đề này.
2. Tổng quan đề tài:
Xu hướng “báo lá cải” là một hiện tượng của đời sống báo chí được
nhiều người biết tới và quan tâm. Trước đó rất ít người đề cập đến “báo lá
cải” ở Việt Nam. Cho đến cuối tháng 5/2012, hai tờ báo lớn tại miền Nam là
Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP.HCM đã đồng loạt đăng bài lên tiếng về
“báo lá cải” và kêu gọi siết chặt quản lý. Ngay sau đó, báo Đời sống & Pháp
luật, khi bị Sài Gòn Giải Phóng gọi là “trồng cải” đã phản kích lại với ngôn
ngữ nặng nề. Sự kiện này đã làm dấy lên những cuộc tranh luận xung quanh
vấn đề ‘báo lá cải’ ở Việt Nam. Vì vậy trong một thời gian dài, trên các trang
thông tin điện tử, các diễn đàn cũng như các trang mạng xã hội đã có những
tranh cãi không ít về vấn đề này, tuy nhiên chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên
cứu hoàn chỉnh và chuyên sâu về nó. Tài liệu mà chúng tôi tham khảo là
những bài báo, bài viết, bài bình luận trên các trang báo, trang thông tin điện
tử. Những tài liệu được trích dẫn dưới đây có liên quan trực tiếp đến “báo lá
cải” và ảnh hưởng của nó. Còn một số tài liệu về đạo đức nghề nghiệp hay
cách câu view, sự tranh chấp giữa “báo lá cải” và báo chính thống chúng tôi
sẽ không đề cập đến.
2.1 Tin tức chính thống: từ “cậu ấm” thành “trẻ lạc loài” do Khánh
Duy phân tích trong cuốn Losing the News của tác giả Alex S.Jones, đăng trên
Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vietnamnet.vn) ngày 13/12/2009.
⑴
Trong tác phẩm Losing the News, Alex S. Jones cho rằng tin tức chính
thống làm nên sức mạnh cho báo chí, nhưng báo chí lại bị mắc kẹt giữa vai
trò
⑴
Xem Khánh Duy/Tin chính thống: từ “cậu ấm” thành “trẻ lạc loài”/
/>tu-cau-am-thanh-tre-lac-loai-/Ngày 13/12/2009.
4
xã hội và nhiệm vụ kinh doanh. Tin chính thống, mang nhiều giá trị ngày
càng bị lấn lướt và khuynh loát bởi tin ít giá trị, chỉ mang tính giải trí.
“Đẩy vấn đề sâu hơn, Alex tiếp tục dẫn người đọc vào thế giới của báo
chí, nơi không chỉ tin chính thống bị thách thức, mà ngay cả tự do ngôn luận,
sự khách quan, đạo đức báo chí cũng đang ở trong trạng thái mong manh dễ
vỡ.”
2.2 Báo chí hiện đại ngày càng lá cải do Hoàng Thư trích dẫn và biên
dịch từ chương 2, “Media and Democracy” (Truyền thông và dân chủ) trong
cuốn “Losing the News” (sự suy thoái của tin tức) của tác giả Alex S. Jones
và đăng trên Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vietnamnet.vn) ngày 19/12/2009.
Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman định nghĩa “báo lá cải là loại
báo chí đặt lợi nhuận lên làm ưu tiên hàng đầu”, và sự vui nhộn, tính giải trí ở
vị trí thứ hai. Đứng hàng thứ ba, ở cách đó khá xa, là ảnh hưởng của tờ báo
lên chính sách công.
1
Alex S. Jones tin rằng khi báo chí lá cải lên ngôi, báo chí truyền thống sẽ
thất thế. Vì những tin tức chính trị thường nhàm chán, người ta sẽ lựa chọn tin
tức nào thú vị hơn. Khi đó, thay vì lựa chọn tin tức để viết dựa vào tầm quan
trọng, thì nhà báo lại dựa vào sự thú vị của tin đó. Đó chính là cách làm của
“báo lá cải”. “Các tòa soạn báo chí truyền thống dần biến thành tòa soạn tin lá
cải, và điều này đang diễn ra ra ở tốc độ nhanh chóng mặt”. Và những nguyên
tắc làm báo truyền thống giờ đây đang bị đe dọa vứt bỏ để cứu lấy tài sản của
lực lương sở hữu báo chí.
⑵
Alex S. Jones đã có cái nhìn khá toàn diện về tình hình báo chí nước
Mỹ, khi mà ranh giới mỏng manh đang đẩy tin tức báo chí truyền thống biến
1
Xem Hoàng Thư/Báo chí hiện đại ngày càng lá cải kì 1/
Ngày 19/12/2009.
⑵
Xem Hoàng Thư/Báo chí hiện đại ngày càng lá cải kì 2/
Ngày 19/12/2009
⑵
5
đổi thành báo chí lá cải. Và khuynh hướng làm báo đang dần “lá cải hóa”
chạy theo lợi nhuận thay vì lợi ích xã hội. Ông cũng nhìn ra được nguyên
nhân dẫn đến điều trên là do kỹ thuật số, thị hiếu của độc giả và mục đích lợi
nhuận.
Trên thực tế, báo chí Việt Nam cũng đang rơi vào tình trạng này và
nguyên nhân thì không chỉ có những điều mà Alex S. Jones đã đề cập.
2.3 “Lá cải sạch” & "lá cải bẩn” của Minh Phong đăng trên Thanh
Niên Online (thanhnien.com.vn) ngày 26/4/2010.
⑴
Bài báo nêu một số định nghĩa về “báo lá cải” ở Việt Nam và cả phương
Tây. “‘Báo lá cải’ theo người Việt Nam là một danh từ chỉ những tờ báo có
nội dung nhảm nhí, giật gân, phóng đại mọi chuyện, ngồi lê đôi mách, khai
thác chuyện đời tư và scandal của các nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích câu
khách”.
“Còn những ‘báo lá cải’ thật sự? Có thể kể đến tên các tờ báo rất nổi như The
Sun, Daily Star, Daily Mirror, Daily Sport, Daily Mail, Daily Express, News
of the World ở Anh hay Bild ở Đức, Kronen Zeitung ở Áo”. “Báo lá cải” là “
vua đầu bếp” trong cách xài thông tin và tinh chế ngôn ngữ.
Minh Phong đã nhìn ra được xu hướng làm “báo lá cải” nhưng vẫn chưa
nói gì về hiện tượng này ở Việt Nam. Ở nước ta vào thời gian này đã có
những bài báo kiểu “lá cải”, sai sự thật, khai thác đời tư… nhưng không được
quản lý và chưa có một tiếng nói nào đủ ảnh hưởng lên tiếng phản ánh cả, dù
những bài báo đã này mang lại rất nhiều hậu quả và tai tiếng
2.4 Thảm họa “báo lá cải” của Đường Loan đăng trên Sài Gòn Giải
Phóng Onilne (sggp.org.vn) ngày 28/5/2012.
⑵
Bài báo này đã mở đầu cho
hàng loạt tiếng nói của các nhà báo, tờ báo với các quan điểm giống và khác
nhau.
⑴
Xem Minh Phong/ “Lá cải sạch” và “lá cải bẩn”/ />hoa-nghe-thuat/la-cai-sach-la-cai-ban-326279.html/ Ngày 26/4/2010
⑵
Xem Đường Loan/ Thảm họa “báo lá cải”/
Ngày 28/5/2012
6
Tác giả đã nêu lên thực trạng đáng buồn khi có nhiều ấn phẩm được phát
hành mà nội dung thì lại sa vào “tư, tình, tội” - các đề tài khiến độc giả bị đầu
độc, đồng thời lên án một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi,
nảy nở “báo lá cải”.
Bài báo cũng đưa ra lời phát biểu của ông Bùi Huy Lan, nguyên Phó Vụ
trưởng Vụ Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Cục Báo chí - Bộ Thông
tin – Truyền thông): “báo lá cải” đặt lợi nhuận lên làm đầu, coi kinh tế là mục
đích, biến tờ báo thành công cụ kiếm tiền, thu lời; báo đã đánh mất đi chức
năng thông tin, định hướng và tính chuyên nghiệp, đạo đức người làm báo
cũng không còn.
Qua bài viết của mình, Đường Loan đã chỉ ra được hiện trạng phát sinh
“báo lá cải” hiện nay, một phần chỉ ra được tác hại của nó và sự thiếu sót
trong quản lý báo chí, nhưng cái nhìn vẫn còn mang tính phiến diện, một
chiều khi cho rằng “báo lá cải” chỉ chạy theo “tư, tình, tội”.
2.5 Trả lại tên cho “lá cải” của Nguyễn Hùng đăng trên BBC Tiếng Việt
(bbcvietnamese.com) ngày 30/5/2012.
⑴
Nguyễn Hùng đã đưa ra một số quan niệm về “báo lá cải” như:
- “Lá cải hóa là sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin
giải trí, sex và scandal" – Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về
Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard
- Ông Howard Kurtz, tác giả cuốn Media Circus - The Trouble with
America's Newspapers (Gánh xiếc Truyền thông - Rắc rối của Báo Mỹ) nói:
“sự “lá cải hóa” đồng nghĩa với việc chuẩn mực báo chí sụt giảm, tin tức thời
sự như chính trị và kinh tế vắng bóng và sự gia tăng các tin giải trí như các
chủ đề nhớp nhúa, scandal, giật gân và tiêu khiển”
⑴
Xem Nguyễn Hùng/ Trả lại tên cho “lá cải”/
/>/ Ngày 30/5/2012
7
Bên cạnh đó, tác giả đã giải thích nguồn gốc của “báo lá cải”, thuật ngữ
“lá cải” và chỉ ra “báo lá cải” không đồng nghĩa với sự xấu xa khi đưa ra một
số vai trò của nó:
- Báo lá cải cũng thúc đẩy những nét văn hóa khác với văn hóa thượng
lưu và thách thức cái gọi là “bá chủ văn hóa” trong xã hội.
- Báo lá cải có thể mang lại một thực tế khác với thực tế chính thống.
- Nó cũng có thể kéo chính trị lại gần với công chúng và khuyến khích
nhiều độc giả tham gia vào đời sống chính trị vốn thường khô khan trên báo
chính ngạch.
Nhìn chung, tác giả đã nói được một số khái niệm, nguồn gốc của “báo
lá cải”, nhưng nguồn gốc thì chưa được chính xác lắm, vẫn gây ra thắc mắc
cho người đọc. Ông đã có được cái nhìn tốt hơn khi cho rằng “báo lá cải”
không hoàn toàn xấu, nhưng những ví dụ mà ông đưa ra ở trên không phù hợp
với nước ta. Nguyễn Hùng cũng không đề cập đến mặt hại của “báo lá cải”,
nó gây cho người đọc cảm giác như ông đang biện minh cho “báo lá cải” vậy.
2.6 Nhà báo Lý Nhân: "Báo lá cải đang vô tình cổ xúy cho tội ác” của
Lê Trúc đăng trên Năng Lượng Mới (petrotimes.vn) ngày 7/6/2012.
⑴
Nhà báo Lý Nhân cho rằng “báo lá cải” là báo “xem qua rồi bỏ, là những
bài báo không có gì để người đọc mở mang kiến thức hay bổ ích gì”. Ông
khẳng định sự ra đời của “báo lá cải” gây ảnh hưởng đến thị trường báo chí
nói chung và rất tai hại đối với văn hóa, xã hội vì “những bài báo về cướp,
hiếp, giết, lừa đảo làm cho độc giả bình dân họ bắt chước theo. Những báo đó
đã vô tình tuyên truyền, cổ động cho tội ác”.
Có thể thấy nhà báo Lý Nhân hơi tiêu cực và chủ quan khi cho rằng “báo
lá cải” không mang lại được gì mà chỉ gây hại cho xã hội. Vì không phải mọi
tờ “báo lá cải”, mọi bài báo “lá cải” đều xấu, đều cổ động cho tội ác.
⑴
Xem Lê Trúc/ Nhà báo Lý Nhân: “báo lá cải đang vô tình cổ xúy cho tội
ác”/ />vo-tinh-co-xuy-cho-toi-ac_8221.html/Ngày 7/6/2012.
8
2.7 Có tồn tại báo lá cải ở Việt Nam? của Anh Vũ đăng trên Radio
Australia (radioaustralia.net.au) ngày 19/6/2012.
⑴
Tác giả đưa ra một số quan điểm cho câu hỏi này. Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu rằng: “Ở nước ta không có
báo gọi là báo ‘lá cải’”. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà
Minh Huệ thì khẳng định: “Chúng ta chưa thể cho báo lá cải tồn tại”. Trong
khi đó, Anh Đức - Giảng viên Khoa Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội lại đưa
ra ý kiến hoàn toàn khác: “nền báo chí ở Việt Nam trên các văn bản của nhà
nước cũng như sách vở giảng dạy ở nhà trường luôn được khẳng định là một
nền báo chí cách mạng, vì thế nên không thể chấp nhận sự tồn tại của ‘báo lá
cải’. Thế nhưng, trên thực tế, ‘báo lá cải’ đang tồn tại và thậm chí là tồn tại rất
khỏe trên rất nhiều tờ báo ở Việt Nam”.
Bài viết còn chỉ ra rằng ở Việt Nam chưa có sự phân chia rạch ròi đối
tượng độc giả nên nền thông tin báo chí cũng nhập nhằng. Người đọc có thể
bị vây trong đó và nếu như không thể thoát ra, về lâu dài họ sẽ bị ám ảnh bởi
những câu chuyện “cướp, giết, hiếp” hết vụ án này đến vụ án nọ. Những hình
ảnh đó sẽ ở lại trong đầu người đọc, khiến họ sẽ không thể nhìn nhận những
câu chuyện khác ở ngoài đời, nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ rất nguy
hiểm. Như vậy chẳng khác nào “tước đoạt cách nhìn về xã hội, thế giới xung
quanh một cách hài hòa và bình thản hơn”.
Ở bài viết này, Anh Vũ đã đưa ra một vấn đề mà lâu nay nhiều người
vẫn tranh cãi đó là ở Việt Nam có “báo lá cải” hay không?
Tác giả đã đưa ra những quan điểm trái chiều nên bài viết khách quan hơn.
Nhưng chúng ta có thể thấy Anh Vũ đang hướng người đọc đến một đáp án
là: Việt Nam có “báo lá cải”.
⑴
Xem Anh Vũ/ Có tồn tại báo lá cải ở Việt Nam?/
/>%E1%BA%A1i-b%C3%A1o-l%C3%A1-c%E1%BA%A3i-%E1%BB%9F-vi%E1%BB
%87t-nam/961262/ Ngày 19/6/2012.
9
2.8 Loạt bài Ma trận truyền thông đăng trên báo Phụ Nữ Thành Phố
(phunuonline.com.vn) ngày 21/6/2012.
- Kỳ 1: Choáng váng với báo “lá cải”của Nghi Anh và Trần Triều.
⑴
Hai
tác giả đã chỉ ra hàng loạt các tờ báo chuyên đưa tin sốc, giật gân, câu khách:
Đời sống và Pháp luật, Đời sống và Pháp luật tuần, Hôn nhân và Pháp luật
thứ 7, Đang yêu, Tuổi trẻ và Đời sống, Người đưa tin, Cuộc sống, Gia đình
và Cuộc sống và các trang tin điện tử như Eva.vn, 24h.com, Yahoo! với
hàng loạt các bài viết về tình yêu, hôn nhân, gia đình, sex, chuyện vụ án hết
sức “lá cải”. Nghi Anh và Trần Triều cũng đưa ra những hậu quả mà “báo lá
cải” gây ra khi viết những nội dung “giật gân đến ngây ngô”, đi ngược lại với
thuần phong mỹ tục. “Những nội dung mang tính giật gân, thiếu chính xác,
thiếu kiểm chứng có thể gây hại cho nhiều người, thậm chí có thể làm cho ai
đó tìm đến cái chết. Những nội dung “nhạy cảm” hoặc dung tục mang tính
câu khách có thể làm không ít người ngộ nhận về giá trị của mình và của xã
hội, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục những giá trị nhân
văn lành mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm quá trình phát triển, hoàn
thiện nhân cách của các bạn trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực”.
- Kỳ 2: Tràn lan cỏ dại do nhóm phóng viên PN VHVN thực hiện.
⑵
Bài viết nói về thực trạng đề tài của các trang báo mạng và báo in hiện nay là
thích khai thác đời sống riêng tư, thiếu thẩm mỹ, phản cảm, nhảm nhí…
Ngoài ra còn có các bài phỏng vấn với GS-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội;
Phó Cục trưởng Cục báo chí của Bộ TT – TT Đặng Thị Vân Anh; Đại biểu
Quốc hội, phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ; Trưởng phong
quản lý báo chí – xuất bản, Sở TT – TT TP.HCM Nguyễn Văn Khanh; Nhà
⑴
Xem Nghi Anh, Trần Triều/ Kì 1: Choáng váng với báo “lá cải”/
/>voi-bao-la-cai-/a31651.html/ Ngày 21/6/2012
⑵
Xem nhóm phóng viên PN VHVN/ Kì 2: Trang lan cỏ dại/
/>dai-/a31975.html/ Ngày 21/6/2012.
10
báo Trần Trọng Dũng, phó Tổng biên tập báo Công An Nhân Dân TP.HCM;
nhà báo Đức Hiển, Tổng thư ký báo Pháp luật TP.HCM. Nội dung trao đổi là
về đề tài của “báo lá cải”, về sự cố tình “lá cải hóa” của tờ báo, về đạo đức
nghề báo và về cách quản lý của báo chí nước ta.
- Kỳ cuối: Đường đi của báo lá cải của nhóm PV VHVN.
⑴
Nói về các sai phạm trong quá trình thành lập và cách tồn tại mập mờ, núp
bóng làm người đọc không phân biệt được đâu là báo, đâu là trang điện tử,
đâu là báo chính thống, đâu là ấn phẩm. Bên cạnh đó là sự dễ dãi khi tác
nghiệp của các phóng viên, tòa soạn. Trong bài phỏng vấn ông Nguyễn
Quang Hà, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ Đô – một tờ báo bị nhiều người
lên án cho là “báo lá cải”, ông Hà cho rằng tờ báo của mình là dòng báo thị
trường, các bài viết trên báo có tác dụng báo động cho phụ huynh, cảnh tỉnh
cho cơ quan chức năng về thực trạng xã hội. Tờ báo này chỉ có số ít lên án,
“thực tế là hàng chục vạn bạn đọc mua nó, chứng tỏ nó được đón đợi”.
- Cuộc chiến chống báo “lá cải” hết sức cam go, phức tạp của nhóm PV
VHVN.
⑵
Theo PNO: Nhà báo Phan Tùng Sơn (Báo Quân Đội Nhân Dân) đưa ra một
thực tế là xu hướng “báo lá cải” đang phát triển tràn lan nhưng không một ấn
phẩm hay cơ quan báo chí nào tự nhận mình là “lá cải” vì nghĩ đến lợi nhuận
của mình. Nhà báo Hằng Ngôn thì cho rằng các nhà báo có trách nhiệm và
đạo đức nghề nghiệp thì chưa bao giờ xem các bài viết “lá cải” là báo. Trong
khi đó, phần lớn bạn đọc vẫn cho đó là báo và “báo nói thì sao lại không tin?”
Loạt bài về “báo lá cải” của nhóm phóng viên PN VHVN đã có một cái
nhìn khá toàn diện, mới mẻ và rất thẳng thắn. Không chỉ nhìn từ một phía mà
⑴
Xem nhóm phóng viên PN VHVN/ Kì cuối: Đường đi của báo lá cải/
/>cua-bao-la-cai-/a32311.html/ Ngày 21/6/2012
⑵
Xem nhóm phóng viên PN VHVN/ Kì cuối: Đường đi của báo lá cải/
/>cua-bao-la-cai-/a32311.html/ Ngày 21/6/2012
11
nhìn từ nhiều phía. Tiếng nói trong bài viết không chỉ là của nhà quản lý báo
chí, tờ báo chính thống mà còn cả những tờ báo bị gọi là “báo lá cải”. Ngoài
ra đã nói được một phần tác hại đến xã hội, đặc biệt khi nhắc đến hậu quả đối
với thanh thiếu niên – dù hậu quả đó chưa được nói một cách cụ thể và sâu
hơn.
2.9 Loạt bài về “báo lá cải” đăng trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
- Kì 1: Siêu cải News of The World của Sơn Hà đăng ngày 23/6/2012
⑴
giới thiệu về tờ báo lá cải đầu tiên trên thế giới, cách thức khai thác thông tin
một cách bất lương. Tờ báo này đã nghe lén điện thoại, chạy theo tin đồn cốt
để tạo tin giật gân bất chấp đúng sai. Mặc dù tờ báo này lại có số lượng phát
hành lớn nhất thế giới nhưng với cách khai thác thông tin vô đạo đức như thế
đã khiến độc giả tẩy chay, lên án chỉ trích và tờ báo đã tự giết chết chính
mình. News of The World là một bài học cho giới truyền thông sau này về
vấn đề đạo đức nghề báo.
- Kì 3: Rẻ tiền nhưng đắt hàng của Khổng Loan đăng ngày 25/6/2012
⑵
đã nói lên được sự đối lập và thực tế của “báo lá cải” hiện nay. “Báo lá cải”
mặc dù bị chỉ trích là giật gân, câu khách, thiếu thẩm mỹ nhưng nó lại đủ
sống, thậm chí còn phát triển khi biết tận dụng internet để đáp ứng thị hiếu
của một bộ phận công chúng thích những gì dễ xem, dễ hiểu và hấp dẫn.
Những tờ báo này tào lao nhưng nhiều “mánh”. Và dù bị chỉ trích, trách móc
đến đâu thì vẫn không thể phủ nhận “báo lá cải” có số lượng người đọc, truy
cập lớn hơn rất nhiều các tờ báo “tử tế”. Tác giả cũng đã đặt ra một câu hỏi bỏ
ngỏ cho độc giả: “Nhưng đọc báo lá cải thì giúp ích gì cho sự phát triển xã
hội?”.
⑴
Xem Sơn Hà/ “Siêu cải” News of The World/ />hoi/phong-su-ky-su/20120623/sieu-cai-news-of-the-world/498232.html/ Ngày
23/6/2012
⑵
Xem Khổng Loan/ Rẻ tiền nhưng đắt hàng/ />hoi/phong-su-ky-su/20120625/re-tien-nhung-dat-hang/498535.html/ Ngày 25/6/2012.
12
- Kì 4: Sự tò mò sẽ dẫn chúng ta đi đâu? của Khổng Loan đăng ngày
26/6/2012
⑴
là một bài phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Đức An – hiện là giảng viên
cao cấp ngành báo chí tại ĐH Bournemouth (Anh). Tiến sĩ Nguyễn Đức An
cho rằng “báo lá cải” tồn tại là do sự thông thoáng và cởi mở trong quản lý
báo chí và sự tò mò của độc giả. Ông nhận định “báo lá cải trong quá khứ
cũng như hiện tại, nếu không sa vào cạm bẫy giật gân cũng mang những giá
trị riêng chứ không phải hoàn toàn xấu xa. Kỹ thuật khai thác chi tiết và viết
tin bài ở một số báo lá cải chẳng hạn có rất nhiều điều đáng học”. Ở Việt
Nam, một số tờ báo chính thống cũng đang sa vào những tin tức “lá cải”, gây
nên hiện tượng một trang báo có cả tin chính thống, cả tin “lá cải”. Đặc biệt,
nó đang lan rộng ra báo in.
Loạt bài về “báo lá cải” của Tuổi Trẻ Online khai thác vấn đề khác so
với báo Phụ Nữ Thành Phố. Bài viết đã nêu được nghịch lý của “báo lá cải”
và nguyên nhân khiến “báo lá cải” phát triển là sự tò mò của độc giả. Nhưng
nó sẽ phải chịu hậu quả nếu khai thác thông tin một cách vô đạo đức giống
như tờ News of The World. Đồng thời thẳng thắn thừa nhận sự thay đổi của
báo chính thống hiện nay. Còn hậu quả của “báo lá cải” lại được đề cập một
cách sơ sài.
2.10 Báo “lá cải” - Một thực tế không thể phủ nhận của Mai Anh đăng
trên Báo Mới (baomoi.com) ngày 21/6/2013
⑴
Đây là cuộc trao đổi với PGS.TS Đinh Hường - Nguyên Chủ nhiệm
Khoa Báo chí (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội). Tiến sĩ Đinh
Hường đã có cái nhìn khách quan hơn khi cho rằng: “Ở nước ta không có khái
niệm báo chí “lá cải” nhưng trên thực tế vẫn xuất hiện những tin tức giật gân,
⑴
Xem Khổng Loan/ Sự tò mò sẽ dẫn chúng ta đi đâu?/ />hoi/phong-su-ky-su/20120626/su-to-mo-se-dan-chung-ta-di-dau/498697.html/ Ngày
26/6/2012.
⑴
Xem Mai Anh/ Báo “lá cải’ – một thực tế không thể phủ nhận/
Mot-thuc-te-khong-the-phu nhan/59/11296115.epi/
Ngày 21/6/2013
13
câu khách. Tuy nhiên, cũng có những tờ báo chính thống, nghiêm túc đâu đó
vẫn có tí chút tin tức “lá cải” để hấp dẫn thị hiếu bạn đọc nhưng ở mức độ
nhất định. Ngược lại, có những tờ báo tuy gọi là báo “lá cải” nhưng cũng có
những tin hấp dẫn, tin hay, đáp ứng nhu cầu thông tin cho con người”. Ông
cho rằng vấn đề không phải triệt tiêu “báo lá cải” như thế nào mà chất lượng
tin tức “báo lá cải” đưa ra sao. PGS.TS Đinh Hường cũng chỉ ra “báo lá cải”
thiếu tính giáo dục con người, những thông tin sai sự thật gây hiểu lầm cho
độc giả, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Những vấn đề được PGS.TS Đinh Hường đề cập đều đúng với thực tế
hiện nay, nhưng cũng không đưa ra được ý kiến gì mới cũng như giải pháp
mới.
2.11 Truyền thông trả giá: Đảo lộn thang giá trị của Thùy Trang đăng
trên báo Người Lao Động (nld.com.vn) ngày 13/7/2012.
⑵
Thùy Trang đã đề cập đến một vấn đề mà ít người nhắc đến, đó là hậu
quả mà “báo lá cải” mang lại cho giới nghệ sĩ – đối tượng bị soi mói và chịu
hậu quả nhiều nhất.
Tác giả phản ánh: ngày nay, người nghệ sĩ được công chúng biết đến
không phải là tài năng trên sân khấu mà là qua xì – căng – đan tràn ngập trên
mạng, mà cụ thể là các “báo lá cải” hiện nay chuyên đi bới móc đời tư mà
không coi trọng giá trị nghệ thuật.
2.12 Loạt bài về “thảm họa câu view” đăng trên báo Tuổi Trẻ Online
(tuoitre.vn)
- Kì 1: Thảm họa câu view của Hoàng Điệp và Viễn Sự đăng ngày
2/11/2013
⑴
đã chỉ ra các cách thức đăng bài câu view mà không cần kiểm
chứng thông tin hay đăng rồi mới kiểm chứng, bất chấp hậu quả và chỉ ra các
⑵
Xem Thùy Trang/ Truyền thông trả giá : Đảo lộn thang giá trị/
/>2012071211216757.htm/ Ngày 13/7/2012
⑴
Xem Hoàng Điệp, Viễn Sự/ Kì 1: Thảm họa câu view/ />xa-hoi/phong-su-ky-su/20131102/tham-hoa-cau-view/577836.html/ Ngày 1/11/2013
14
trường hợp cụ thể đã làm mất lòng tin của độc giả, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến người trong cuộc.
- Kì 2: Hoặc tin bài, hoặc nghỉ việc của Hà Châu và Thạch Hà đăng
ngày 3/11/2013.
⑵
Hai tác giả đã nói đến áp lực của phóng viên, biên tập viên
khi viết các bài giật tít câu view cũng không nhỏ, bị chế tài nếu không đưa tin
“lộ hàng”, bị cắt lương nếu không đạt tiêu chuẩn… “không thể có bài sâu mà
chỉ dựa vào sự giật gân của sự kiện, nếu sự kiện không giật gân thì tít tựa phải
giật gân. Cốt sao để người đọc càng nhiều càng tốt”. Đặc biệt là chịu áp lực
từ nhà đầu tư, nếu không đủ lượt view thì cắt quảng cáo, vậy nên vì “nồi
cơm” của mình, các tờ báo đành phải lừa dối độc giả.
Bài viết cho chúng ta thấy một khía cạnh mới, một nguyên nhân khác
khiến các tờ báo phải viết những bài báo mang tính chất giật gân, “lá cải”.
Những nhà báo bị kẹt giữa mưu sinh và đạo đức nghề nghiệp, tòa soạn bị kẹt
giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận để tờ báo có thể tồn tại.
2.13 Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông: Việt Nam không có “báo lá
cải” của Nguyên Mi đăng trên Thanh Niên Online (thanhnien.com.vn) ngày
21/11/2013.
⑴
Bộ trưởng bộ TT – TT Nguyễn Bắc Son khẳng định: “trong xã hội ta
không có "báo lá cải". Song trên thực tế, có một số cơ quan báo chí, trong một
số thời kỳ không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích dẫn đến hiện tượng vi
phạm. Hiện tượng đó là biểu hiện của khuynh hướng "báo lá cải", chứ không
phải là "báo lá cải" và “hiện tượng này cần được ngăn chặn và chấm dứt ra
khỏi đời sống xã hội, đời sống của nền báo chí nước ta”.
Nguyên Mi đã chỉ ra một “khái niệm” khác về “báo lá cải” ở nước ta. Đó
chỉ là khuynh hướng, không phải báo.
⑵
Xem Hà Châu, Thạch Hà/ Kì 2: Hoặc tin bài hoặc nghỉ
việc/ />view ky-2-hoac-tin-bai-hoac-nghi-viec/577983.html/Ngày 3/11/2013
⑴
Xem Nguyên Mi/ Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông: Việt Nam không có “báo lá
cải”/ />viet-nam-khong-co-bao-la-cai-468562.html/ Ngày 21/11/2013
15
2.14 Đạo đức nghề báo: Góc nhìn từ cuộc bút chiến về báo lá cải do
Thanh Điền tổng hợp, đăng trên Thế Giới Báo Chí & Truyền Thông
(baochi.edu/vn) ngày 23/12/2013.
⑵
Tác giả đã đặt ra một vấn đề mà rất nhiều độc giả, nhà quản lý cũng như
nhà báo luôn muốn có câu trả lời: Sự tồn tại báo lá cải có cần thiết.
Bài báo cho chúng ta thấy: “Việc báo lá cải tồn tại trong làng báo mỗi
quốc gia là điều tất yếu vì nhu cầu một bộ phận độc giả không nhỏ. Tuy nhiên
việc kiểm soát để các tờ báo lá cải không quá đà cũng là điều cần thiết, và đó
là nhiệm vụ chính của các cơ quan quản lí, còn với các góp ý, đóng góp của
báo chí về đồng nghiệp của mình nên khéo léo trên tinh thần xây dựng”.
Nhưng đây thực ra chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, còn thực tế thì có ai đồng
ý không, và có thực hiện được không thì còn phải xem xét lại.
Những tài liệu mà chúng tôi trích dẫn ở trên nhìn chung chỉ bàn về các
quan điểm, chỉ ra được thực trạng, xu hướng phát triển, quy mô, đồng thời lên
án và yêu cầu tẩy chay “báo lá cải”. Mặc dù đã có một số điểm mới mẻ và
thẳng thắn được nêu ra, nhưng vẫn còn đơn giản. Nhiều vấn đề vẫn đang còn
bỏ lững chưa được giải đáp. Về mặt hậu quả của “báo lá cải” thì chỉ nêu một
số trường hợp khá nổi bật. Những tác hại của “báo lá cải” được nói đến chủ
yếu là đối với đời sống báo chí và xã hội nói chung mà ít đề cập đến giới trẻ
hiện nay – thành phần đọc “báo lá cải” nhiều nhất và dễ bị tác động nhất.
Những tác động tiêu cực đó thì vẫn còn chung chung mà chưa đi sâu vào
nghiên cứu và chưa tìm giải pháp hạn chế những cụ thể hậu quả đó. Có một
số tác giả khẳng định “báo lá cải” chưa hẳn đã xấu nhưng chưa nêu được mặt
tích cực của nó đối với sự học hỏi của giới trẻ. Bên cạnh đó cũng không đề
cập đến việc báo lá cải cũng có một số lượng độc giả riêng của nó. Như nhà
sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: "Có nhiều cách giật gân, câu khách. Giật
⑵
Xem Thanh Điền/ Đạo đức nghề báo : Góc nhìn từ cuộc bút chiến về báo lá cải/
/>chien-ve-bao-la-cai/Ngày 23/12/2013
16
gân mà đúng sự thật thì phải hoan nghênh vì đấy là một nghệ thuật làm báo
giỏi. Nói sai sự thật, gây phản cảm, tác động xấu thì không thể khuyến khích".
Vì vậy chúng tôi xác định hướng nghiên cứu là ảnh hưởng – tức là có cả
mặt tốt và mặt xấu của xu hướng “báo lá cải” đến giới trẻ, ở đây là sinh viên
trường ĐHKHXH & NV TP.HCM.
3. Mục đích nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu sự phổ biến và
những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của xu hướng “báo lá cải” đối với các bạn
sinh viên. Nhằm giúp các bạn nhận biết và lựa chọn thông tin một cách phù
hợp, từ đó đưa ra các đề xuất để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1 Nhiệm vụ tổng quát
Tìm hiểu về những ảnh hưởng của xu hướng ‘báo lá cải” đối với sinh
viên để có cái nhìn bao quát về đề tài
4.2 Nhiệm vụ cụ thể
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
- Tìm hiểu trên mạng các bài báo, bài viết, bài bình luận về vấn đề “báo
lá cải” và ảnh hưởng của nó
- Làm bảng hỏi
- Phát phiếu khảo sát
- Thống kê và tổng hợp kết quả khảo sát
- Viết báo cáo phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên những tài liệu
tìm kiếm và kết quả khảo sát.
- Đánh giá kết quả đạt được, ưu khuyết điểm của nội dung và hướng
nghiên cứu đề tài.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
“Báo lá cải” và ảnh hưởng của nó đến sinh viên. Đây là tiêu điểm, là vấn
đề mà đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết.
17
5.2 Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên hệ đại học chính quy trường Đại học KHXH&NV (cơ sở 2,
Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM). Đại diện là các khoa: Báo chí và Truyền
thông, Lịch sử, Ngữ văn Anh, Xã hội học.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, cơ sở 2, phường Linh Trung,
quận Thủ Đức.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra (làm phiếu khảo sát)
- Phương pháp thống kê mô tả (xử lý dữ liệu đã thu thập được)
- Phương pháp phân tích tổng hợp (khái quát và nhìn nhận vấn đề)
8. Cái mới của đề tài:
Nghiên cứu để đưa ra được các quan điểm khác nhau về “báo lá cải”,
bên cạnh mặt tiêu cực còn tìm ra được những điểm tích cực, bên cạnh một số
ý kiến bài xích thì “báo lá cải” cũng có được số lượng độc giả riêng, không
nên chỉ hô hào loại bỏ “báo lá cải” mà cần có nhận thức đúng đắn, coi nó như
một hiện tượng bình thường của đời sống báo chí, từ đó tạo được cái nhìn
toàn diện hơn về hiện tượng “báo lá cải” hiện nay.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
9.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là một đề tài nghiên cứu đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc hệ
thống hóa các thông tin, các quan điểm và học thuyết về ảnh hưởng, tác động
đến nhu cầu thị hiếu của sinh viên nói riêng, giới trẻ nói chung trong việc đọc
“báo lá cải”. Góp phần bổ sung về kiến thức lí luận cho những đề tài trước đó.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những công trình sau. Đề tài đem lại một
cái nhìn mới cho kho tàng nghiên cứu về “báo lá cải”. Từ đó góp phần làm
sáng tỏ ảnh hưởng của xu hướng “báo lá cải” đến nhận thức của sinh viên
trong việc nắm bắt thông tin.
18
Đề tài cho thấy thực tế ngày nay, tùy thuộc vào từng đối tượng mà có cái
nhìn khác nhau về “báo lá cải”.
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về “báo lá cải”,
cũng như nhận thức được ảnh hưởng của “báo lá cải” đến đời sống của sinh
viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Qua đó tự nhận thức và biết chọn lọc
thông tin phù hợp. Đồng thời đề tài đưa ra biện pháp hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của”báo lá cải”.
B. NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề về “báo lá cải”
1.1 Báo lá cải phương Tây
1.1.1 Nguồn gốc ra đời của báo lá cải phương Tây
Theo nghiên cứu của Hoàng Đình về Nguồn gốc cụm từ “báo lá cải” ở
phương Tây đăng trên Thanh Niên Online ngày 1/6/2012
⑴
thì:
“Trong tiếng Anh, "lá cải" được thể hiện bằng từ "tabloid". Vào cuối thập
niên 1880, từ "tabloid" được hãng dược phẩm Burroughs Wellcome & Co
dùng đặt tên cho loại thuốc viên nén, không liên quan gì đến báo chí. Loại
viên nén (tabloid) ra đời lập tức chiếm ưu thế do dễ nuốt khi uống . Vào thập
niên 1890 và 1900, một xu hướng báo chí mới ra đời. Xu hướng này không hề
⑴
Hoàng Đình/ Nguồn gốc cụm từ “báo lá cải” ở phương Tây/
/>tay-66232.html / Ngày 1/6/2012
19
đặt nặng những vấn đề “đại sự, vĩ mô” mà chỉ tập trung vào các nội dung đơn
giản, dễ đọc để thu hút sự hiếu kỳ của số đông… Vì thế, loại báo chí này trở
nên “dễ nuốt” đối với số đông độc giả giống như loại thuốc viên nén (tabloid).
Từ đó khái niệm “báo lá cải” (tabloid journalism) ra đời. Bắt nguồn từ Anh và
Mỹ, xu hướng này đến nay đã lan rộng trên khắp thế giới.”
Nhắc đến báo lá cải là nhắc đến ông trùm truyền thông Rupert Murdoch
và tờ News of The World nổi tiếng. Nhưng ngay từ thế kỷ 19, William
Thomas Stead mới là người đặt nền móng cho loại hình báo chí này. Cha đẻ
của báo lá cải William Thomas Stead sinh năm 1849 và lớn lên ở Embleton,
Northumberland (Đông Bắc nước Anh).
Theo Phó Giáo sư Frank Esser từ Institut fuer Publizistik thuộc Đại học
Johannes Gutenberg (Đức), mặc dù nhen nhóm ở Hoa Kỳ trong những năm
1890 với phong trào báo hạ cấp Yellow Journalism, sự hình thành toàn diện
của báo lá cải bắt đầu ở Anh năm 1903 khi Lord Northcliffe lập ra tờ Daily
Mirror và biến nó thành báo lá cải bán chạy nhất.
⑴
1.1.2 Nội dung, hình thức báo lá cải ở phương Tây
Trên thế giới, những tờ báo lá cải nổi tiếng như News of The World,
Daily Star, Daily Mirror, The Sun của Anh; Star, Sun, The Globe của
Mỹ; Bild của Đức.
Ở phương Tây, các tờ lá cải thường có khổ nhỏ hơn so với các tờ báo
chính luận để người đọc dễ dàng mang theo lên tàu điện ngầm, xe buýt Tuy
nhiên, hiện nay điều đó không còn hoàn toàn đúng khi nhiều tờ báo chính
luận đã chuyển sang kích thước nhỏ bằng những tờ lá cải thông thường, để trở
nên tiện ích hơn với độc giả.
Đối tượng độc giả giữa 2 loại báo này cũng được phân tầng rất rạch ròi.
Phần lớn độc giả của báo lá cải là tầng lớp bình dân, người dân lao động.
⑴
Xem Nguyễn Hùng/ Thế nào là báo lá cải/ />tuan/the-nao-la-bao-la-cai-70560.bld/Ngày 24/6/2012
20
Trong khi độc giả trung thành của báo chính luận lại là những người thuộc
tầng lớp trí thức, giàu có, và thường sống ở các thành phố lớn.
Xét về phương diện thẩm mỹ và chuyên môn, bài viết của các tờ báo lá
cải thường ngắn gọn hơn các bài viết trong báo chính luận. Ngôn ngữ trong
các tờ lá cải có xu hướng dùng từ địa phương, tiếng lóng. Trong khi đó, người
đọc không thể thấy được những từ này khi đọc 1 bài báo chính luận.
Người dân có thể dễ dàng bắt gặp các tờ báo lá cải được giăng đầy ở lối đi
siêu thị, xe buýt, nơi công cộng với những ấn phẩm rất màu mè, bắt mắt.
1.2 “Báo lá cải” ở Việt Nam:
1.2.1 Nguyên nhân ra đời:
Chịu sự ảnh hưởng của báo chí lá cải ở phương Tây, đồng thời xuất phát
từ việc muốn đáp ứng nhu cầu công chúng về giải trí, về việc thỏa mãn sự tò
mò, hiếu kỳ về những ngôi sao, những chuyện không quá nghiêm trọng,
không quá thời sự nên “báo lá cải” ở Việt Nam đã ra đời. Đó là một hiện
tượng khách quan và tất yếu của nền báo chí nước nhà. Và hiện nay, những
tờ báo, tạp chí, trang thông tin điện tử núp bóng báo chí đang nằm trong tay
của các công ty tư nhân, thậm chí các nhóm cá nhân. Không theo quy định
hiện hành của báo chí hiện nay: Báo chí phải là tiếng nói của cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
1.2.2 Khái niệm “báo lá cải” ở Việt Nam
Dù là báo lá cải phương Tây hay “lá cải” ở Việt Nam thì đều có những
nội dung, trang tin giống nhau ở chỗ là nó tập trung vào những thông tin ít
mang giá trị định hướng độc giả mà chủ yếu để giải trí, thỏa mãn sự tò mò,
đáp ứng nhu cầu thông tin về văn hóa, giải trí, nghệ thuật mà những báo chính
thống ít đăng. Có những “báo lá cải” chỉ tập trung vào việc giật gân, phóng
đại, làm sai sự thật, đi sâu vào việc khai thác đời tư, soi mói người khác….
21
Hiện nay, chưa có một định nghĩa, khái niệm rõ ràng và chính xác nào về
“báo lá cải” ở Việt Nam. Mỗi độc giả, mỗi cá nhân lại có những khái niệm
riêng cho mình về “báo lá cải”. Họ sẽ tự định nghĩa và quy ước “báo lá cải” là
báo như thế nào, nội dung ra sao và đối tượng là ai…
Theo Th.S Nguyễn Văn Hà – giảng viên khoa Báo chí & Truyền thông
Đại học KHXH&NV TP.HCM thì: “Báo lá cải là báo chuyên đăng những tin
tức giật gân, tầm thường, chạy theo thi hiếu công chúng bình dân, cốt lõi để
bán báo”.
⑴
Từ điển Wikipedia định nghĩa thuật ngữ “báo lá cải” (tabloid
journalism) là báo “có xu hướng khai thác các đề tài như các câu chuyện tội
phạm, chiêm tinh, và lời đồn thổi có liên quan đến những người nổi tiếng gây
chấn động”.
⑴
1.2.3 Báo lá cải có được thừa nhận ở Việt Nam?
Khi được hỏi về sự xuất hiện xu hướng “lá cải” trong tờ báo mình, ông
Nguyễn Quang Hòa – Tổng biên tập tờ Tuổi trẻ Thủ đô đã cho biết: “Báo chí
Việt Nam trong một số năm gần đây đã phát triển một dòng báo chí mới, hiện
chưa định hình rõ đây là dòng báo gì, nhưng tôi tạm gọi nó là dòng báo chí có
màu sắc thị trường. Nói là thị trường vì các báo bây giờ đều phải tự nuôi
mình, không được bao cấp nữa. Nếu làm báo theo kiểu chính thống như cũ thì
không bán được báo. Giả sử báo Tuổi trẻ Thủ đô nếu không được hỗ trợ lãi từ
ấn phẩm phụ chắc chúng tôi phải giải thể. Quảng cáo của báo rất ít, rất khó.
Cực kỳ khó khăn!”. Đó là lý do tồn tại cốt yếu của dòng báo “thị trường”.
Trên thực tế, vì chưa có định nghĩa chung về “báo lá cải” nên có rất
nhiều ý kiến tự đưa ra lí giải cho vấn đề này. Ông Nguyễn Quang Hòa – Tổng
biên tập tờ Tuổi Trẻ Thủ Đô trả lời về việc tờ báo của mình có bị xem là “báo
lá cải” không thì ông cho rằng: “ Lá cải là thế nào? Lá cải là cái chuyện
⑴
Nguyễn Văn Hà/ Năm 2011/ Cơ sở lý luận báo chí truyền thông/ nhà xuất bản Đại
học Quốc gia/ TP.HCM/ trang 328
⑴
/>22
“người cắn chó” mới là hay, mới là thông tin, còn “chó cắn người” là bình
thường! Ở đây, có gì là “người cắn chó”? Không có, không thể tìm được
những điều đó. Ai bảo Tuổi trẻ và Đời sống là lá cải, là kẻ đó chẳng hiểu gì về
báo chí. Đừng có đùa với hàng trăm cộng tác viên và hàng chục vạn độc giả
mua báo của chúng tôi mỗi ngày!”.
⑵
Ông chỉ cho rằng báo chí mang tính chất thị trường, cũng vì chỉ một số
người lên án, nhưng có hàng chục người mua nó chứng tỏ nó được đón đợi,
nên không thể là lá cải được.
Dòng báo “thị trường” là dòng báo tập trung những vấn đề cướp, giết,
hiếp, chuyện riêng tư của người nổi tiếng… để câu khách, để mua quảng cáo.
Điều đó có nghĩa là ở Việt Nam “báo lá cải” chưa được công nhận như một
loại hình báo chí. Nó không được chấp nhận là một dòng báo chí mới mà chỉ
xem đó là dòng báo chí mang màu sắc thị trường hay là báo chí có xu hướng
“lá cải”.
Khi được hỏi về hiện tượng báo chí có xu hướng “lá cải” bên hành lang
Quốc Hội ngày 30.5.2012, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT)
Nguyễn Bắc Son cho biết: “Ở nước ta không có báo gọi là báo “lá cải”. Tất cả
các cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Còn báo nào sai
phạm thì đương nhiên phải xem xét xử lý nếu đi lệch tôn chỉ, mục đích khi
cho ra đời ấn phẩm”.
⑴
Ở đất nước ta, tất cả các cơ quan báo chí chịu sự quản lí của Đảng, nhà nước,
và được điều chỉnh phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không có một
cơ quan báo đài nào chịu thừa nhận và cho rằng thông tin của họ là “báo lá
cải”. Vấn đề có sự tồn tại của “báo lá cải” trong nền báo chí Việt nam hiện
nay hay không đang là vấn đề tranh cãi khá lâu. Tuy nhiên dù có sự xuất hiện
⑵
Nhóm PV PN/ Đường đi của báo lá cải/ />song/ma-tran-truyen-thong-ky-cuoi-duong-di-cua-bao-la-cai-/a32311.html/Ngày
21/6/2012.
⑴
Nhóm PV PN/ Đường đi của báo lá cải/ />song/ma-tran-truyen-thong-ky-cuoi-duong-di-cua-bao-la-cai-/a32311.html/Ngày
21/6/2012.
23
hay chỉ là xu hướng do ảnh hưởng của một số nước phương tây thì ở Việt
Nam “báo lá cải” không được thừa nhận, những thông tin mà chúng mang lại
không phải là mục đích mà những người làm báo hướng tới.
1.2.4 Thực trạng “báo lá cải” hiện nay ở Việt Nam
Có một nghịch lý đáng buồn là báo chính thống được ca tụng rất nhiều,
“báo lá cải” bị chỉ trích nhưng số người đọc “báo lá cải” cao hơn hẳn số người
đọc báo chính thống, nhất là người trẻ. Internet là môi trường khá thuận lợi
cho báo điện tử “lá cải” phát triển.
Theo bài viết Báo lá cải tồn tại hay không? đăng trên bka.vn – trang web của
cộng đồng sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội thì thực trạng đọc “báo lá
cải” hiện nay là:
“Nhu cầu đọc thông tin lá cải còn thể hiện ở việc mặc dù bị chê trách là
đăng quá nhiều tin tức “lá cải” nhưng số lượng người truy cập vào các trang
báo điện tử như 24h, Kênh 14, ngoisao.net … vẫn có số lượng người truy cập
rất đông. Hay thậm chí mỗi lần truy cập Yahoo! thì mục tin tức nổi bật – tin
được đọc nhiều nhất cũng chính là những tin tức mang tính chất “lá cải”. Như
vậy chính điều này đã tạo nên một mâu thuẫn khá sâu sắc, mặc dù “báo lá cải”
bị phê phán nhưng chúng lại được rất nhiều độc giả đón nhận còn báo chính
thống được đánh giá cao lại ít được công chúng yêu thích.
Vậy nghịch lý do đâu?
Nhiều lí do đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Trong những lí do được
đưa ra, lập luận “do trình độ dân trí thấp” được nhắc đến nhiều nhất. Tuy
nhiên thì qua nhiều kết quả khảo sát cho thấy sinh viên và một bộ phận công
sở - những người có trình độ học vấn, kiến thức văn hóa cao vẫn thích đọc
“báo lá cải.” Đặc biệt ở các nước phương Tây “báo lá cải” rất phát triển do đó
không thể nói là do trình độ văn hóa của họ thấp. Như vậy lý do này vẫn chưa
lí giải được nghịch lí trên.
“Tâm lý tò mò hiếu kỳ” của con người là lí do thứ hai được đưa ra. “Báo
lá cải” đã khai thác đúng đặc điểm tâm lý này một cách chuyên nghiệp.
24
Những tin tức giật gân, cướp, giết, hiếp hay chuyện hậu trường, đời tư của các
nhân vật nổi tiếng là những tâm điểm mà độc giả thường chú ý tới, bởi lẽ đây
là những tin tức khá thú vị và hấp dẫn. Đây là lí do chính ảnh hưởng khá
mạnh mẽ trong việc lựa chọn thông tin của công chúng.
Chạy theo phong trào, xu thế đám đông cũng là một trong những đặc
điểm tâm lí nổi bật của công chúng. Đây là một trong những lí do mà “báo lá
cải” được độc giả truy cập thường xuyên. Những thông tin “lá cải” được đa số
công chúng đưa ra bàn luận, trò chuyện, tán gẫu trong đời sống hằng ngày
nhiều hơn hẳn so với các tin tức chính thống, bởi lẽ chúng khá gần gũi và thú
vị, lâu dần nó trở thành một thói quen khá phổ biến của nhiều người.
Con người đang phải đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống, việc giải
tỏa tâm lý, thư giãn, giải trí đang là nhu cầu thiết yếu. Nhận thức được điều đó
các tờ “báo lá cải” đã nhanh chóng thu hút công chúng bằng những tin tức
nhảm nhí, tầm phào. Công chúng cho rằng việc đọc “báo lá cải” là một trong
những hình thức để tạo nên tiếng cười và giải trí. Trong khi đó những tờ báo
chính thống làm đúng trách nhiệm của mình là đáp ứng nhu cầu thông tin cho
người dân một cách khách quan và trung thực, nội dung thông tin chủ yếu
mang khuynh hướng chính trị nên người đọc cần có sự nghiêm túc trong quá
trình tiếp nhận. Vì vậy mà công chúng rất ít khi tìm tới các tờ báo chính thống
để giải stress.
“Có cầu ắt có cung, đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Báo
chí cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi công chúng độc giả có nhu cầu thì
báo chí sẽ đáp ứng. Áp lực sự cạnh tranh độc giả giữa các tờ báo và lợi nhuận
là nguyên nhân để các tin tức lá cải ngày càng có cơ hội xâm lấn vào nền báo
chí chính thống”.
⑴
1.3 Ưu, nhược điểm của “báo lá cải”
1.3.1 Ưu điểm:
⑴
Báo lá cải: tồn tại hay không tồn tại/ />khong-ton-tai.38440/ Ngày 10/11/2011.
25