Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.27 KB, 72 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Tiểu luận môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Đề tài:
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Hoàng Thanh Nga
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Hoa (1356130016)
Nguyễn Thị Tú Khâm (1356130020)
Nguyễn Thị Ngà (1356130029)
Lê Thị Thanh Nguyên (1356130035)
Thái Hồng Phúc (1356130041)
Đặng Thị Quí (1356130042)
Phan Vũ Phương Quỳnh (1356130044)
Huỳnh Thị Kim Thoa (1356130052)
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………… trang 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… trang 7
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………… trang 9
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………trang 9
2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU……………………… trang 11
3.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU…………………………trang 13
3.1.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………… trang 13
3.2.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU……………………………………… trang 13


4.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU…………………….trang 13
4.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………….trang 13
4.2.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU……………………………………….trang 14
5.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………………………………………… trang 14
6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU……………………………………… trang 14
7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………………………… trang 14
7.1.KHÁCH THỂ KHẢO SÁT………………………………………….trang 14
7.2.KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU…………………………………… trang 14
7.3.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU……………………………………… trang 14
8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………… trang 15
8.1.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT……………………trang 15
2
8.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN…………………….trang 15
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………trang 16
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………trang 16
1.1.SINH VIÊN………………………………………………………… trang 16
1.2.SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………… trang 17
1.3.BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI……………………………….trang 18
1.3.1.KHÁI NIỆM “BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI”……………trang 18
1.3.2.LỊCH SỬ CỦA BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI……………trang 19
1.3.3.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI………… trang 20
1.3.3.1.THUỐC VIÊN TRÁNH THAI ĐƠN THUẦN………………….trang 20
1.3.3.2.THUỐC VIÊN TRÁNH THAI KHẨN CẤP…………………….trang 20
1.3.3.3.THUỐC TIÊM TRÁNH THAI………………………………… trang 21
1.3.3.4.THUỐC CẤY TRÁNH THAI………………………………… trang 21
1.3.3.5.VÒNG TRÁNH THAI………………………………………… trang 22
1.3.3.6.BAO CAO SU DÀNH CHO NAM…………………………… trang 22
1.3.3.7.BAO CAO SU DÀNH CHO NỮ……………………………… trang 23
1.3.3.8.TRIỆT SẢN…………………………………………………… trang 23

1.3.3.9.TÍNH VÒNG KINH…………………………………………… trang 24
1.3.3.10.XUẤT TINH NGOÀI………………………………………… trang 24
3
1.3.3.11.MIẾNG DÁN TRÁNH THAI………………………………….trang 25
1.3.3.12.MÀNG NGĂN ÂM ĐẠO………………………………………trang 25
1.3.3.13.NẮP CHỤP CỔ TỬ CUNG……………………………………trang 26
1.3.3.14.BỌT XỐP TRÁNH THAI…………………………………… trang 26
1.3.3.15.CẤY ỐNG DẪN TRỨNG…………………………………… trang 26
1.3.3.16.THUỐC DIỆT TINH TRÙNG…………………………………trang 27
1.3.4.HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI………………………………………………………… trang 27
1.3.4.1.CÓ THAI NGOÀI Ý MUỐN……………………………………trang 27
1.3.4.2.NHIỄM CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH
DỤC…………………………………………………………………… trang 29
1.3.4.2.1.CHLAMYDIA…………………………………………………trang 29
1.3.4.2.2.TRICHOMONAS (TRÙNG ROI)…………………………… trang 29
1.3.4.2.3.GIANG MAI………………………………………………… trang 29
1.3.4.2.4.PAPILLOMA………………………………………………… trang 29
1.3.4.2.5.LẬU……………………………………………………………trang 30
1.3.4.2.6.HẠ CAM……………………………………………………….trang 30
1.3.4.2.7.MỤN GIỘP SINH DỤC (HSV)……………………………….trang 30
1.3.4.2.8.MỤN CƠ QUAN SINH DỤC (HPV)………………………….trang 30
1.3.4.2.9.RẬN MU……………………………………………………….trang 31
1.3.4.2.10.VIÊM GAN SIÊU VI B………………………………………trang 31
4
1.3.4.2.11.GHẺ………………………………………………………… trang 31
1.3.4.2.12.HIV………………………………………………………… trang 31
2.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI…………………………………………………trang 32

2.1.THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH THỂ KHẢO SÁT…………….trang 32
2.2.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỶ LỆ MANG THAI……….trang 33
2.3.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI…………………………………………………………………… trang 35
2.3.1.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI………………trang 35
2.3.2.NHỮNG NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
TRÁNH THAI CHO SINH VIÊN…………………………… trang 40
2.3.3.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CUNG CẤP CÁC
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG TRÁNH THAI……………………… trang 42
2.4.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÁC HẠI CỦA PHÁ THAI trang 43
2.5.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG
TÌNH DỤC…………………………………………………….trang 45
2.6.MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHỮNG YẾU TỐ VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH
VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI………… trang 47
2.6.1.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ NĂM HỌC VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH
VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI…….trang 47
5
2.6.2.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ GIỚI TÍNH VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH
VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI…….trang 48
2.6.3.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ VÀ MỨC ĐỘ HIỂU
BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI…………………………………………………………………… trang 49
2.6.4.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ MỨC ĐỘ
HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI………………………………………………………… trang 50
2.7.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI CHO SINH VIÊN… trang 52
2.7.1.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ
GIẢM TỶ LỆ PHÁ THAI Ở SINH VIÊN………………………… trang 52

2.7.2.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI TRONG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC…………………………………………………………………… trang 53
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………trang 54
3.1.KẾT LUẬN………………………………………………………… trang 54
3.1.1.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỶ LỆ MANG THAI…… trang 54
3.1.2.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI………………trang 54
3.1.3.NHỮNG NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
TRÁNH THAI CHO SINH VIÊN…………………………… trang 55
3.1.4.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CUNG CẤP CÁC
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG TRÁNH THAI……………………… trang 56
6
3.1.5.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÁC HẠI CỦA PHÁ
THAI…………………………………………………………………… trang 56
3.1.6.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG
TÌNH DỤC…………………………………………………….trang 56
3.1.7.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ NĂM HỌC VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH
VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI…….trang 57
3.1.8.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ GIỚI TÍNH VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH
VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI…….trang 57
3.1.9.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ VÀ MỨC ĐỘ HIỂU
BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI…………………………………………………………………… trang 57
3.1.10.MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT
CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
THAI…………………………………………………………………… trang 58
3.1.11.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ
GIẢM TỶ LỆ PHÁ THAI Ở SINH VIÊN………………………… trang 58
3.1.12.NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI TRONG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC……………………………………………………………… trang 58
3.2.KIẾN NGHỊ………………………………………………………….trang 59
PHỤ LỤC……………………………………………………………… trang 62
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………trang 68
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Trang (2009), “Thái độ của sinh viên Trường Đại học
sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục”.
2. Đinh Thị Thanh Nga (2013), “Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và
hành vi của học sinh trung học phổ thông về sức khoẻ sinh sản, trên địa
bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”.
3. Sinh viên Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hà Nội (2013), “Tiểu luận Vị thành niên và sức khỏe sinh sản vị thành
niên trên báo chí (qua khảo sát trên báo Tiền Phong)”.
4. Đặng Thị Bích (2009), “Tiểu luận Ảnh hưởng của việc nạo phá thai tới
sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên ở Việt Nam”.
5. Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2011), “Thực trạng của nạn
nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay”.
6. Nguyễn Thị Phương Nhung (2009), “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định”.
7. Sinh viên Khoa Marketing Trường Đại học Tài chính – Marketing
(2011), “Đánh giá nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng
sống thử trước hôn nhân của học sinh-sinh viên”.
8. Sinh viên Khoa Giáo dục Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thành phố Hồ Chí Minh (2010), “Nhận thức của sinh viên về vấn đề
quan hệ tình dục trước hôn nhân”.
9. Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2011),
“Tiểu luận Vấn đề sống thử trong sinh viên”.
10. Nông Văn Chung (2010), “Tìm hiểu nhận thức của sinh viên lớp Công

tác xã hội khóa 7 Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên về căn bệnh
HIV/AIDS”.
8
11. Tạ Quốc Hội, Nguyễn Thị Nhạn (2012), “Đánh giá kiến thức thái độ về
tình yêu, tình dục & các biện pháp tránh thai của sinh viên các trường
cao đẳng đại học tại thành phố Tuy Hòa”.
12. Trần Thị Mỹ Trang (2014), “Giáo dục về các biện pháp tránh thai an
toàn và hậu quả của việc nạo phá thai”.
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tình trạng nạo phá thai hiện nay là một vấn đề nhức nhối với nhiều quốc
gia trên thế giới. Nạo phá thai không còn là chuyện riêng của mỗi người mà
nó được coi là hành động phi đạo đức, thậm chí cao hơn là tội ác giết người.
Rất nhiều quốc gia đã ban hành luật chống nạo phá thai. Nhưng trên thực tế,
số liệu về những ca nạo phá thai vẫn không có gì thay đổi.
Theo thống kê của sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2013 thì có khoảng 1/3 bạn trẻ đang sống thử trước hôn nhân, đặc biệt
phần lớn là đối tượng sinh viên. Các bạn sinh viên thường sống xa gia đình,
vừa thiếu thốn tình cảm lại còn phải tự lo lấy cuộc sống của mình nên rất dễ
không làm chủ được bản thân, dẫn đến việc “yêu cuồng sống vội”, đa phần các
bạn không trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức về giới tính, sức khỏe
sinh sản, sức khỏe tình dục, thiếu kỹ năng về thực hiện tình dục an toàn. Một
hậu quả mà không một người nào sống thử mong muốn đó là có thai ngoài ý
muốn. Việc giới trẻ sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai, phá
thai trở thành một vòng tròn khép kín giống nhau ở khá nhiều người. Họ
quan niệm rằng thai nhi chưa là người nên không có quyền con người. Lối suy
nghĩ đó đã khiến cho hàng triệu sinh linh bé nhỏ bị tước đoạt đi quyền sống
khi chưa nhìn thấy ánh mặt trời.
Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao

nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới.
Theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo
phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Bác sĩ Dương Phương
Mai - trưởng khoa kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện phụ sản Từ Dũ - cho biết
thêm trong chín tháng đầu năm 2009 bệnh viện đã thực hiện khoảng 19.000
10
ca nạo phá thai. Hằng năm, tỉ lệ số ca sinh trên số ca nạo phá thai tại bệnh
viện này là bằng nhau. Trong số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có 60-
70% là học sinh, sinh viên. Trong khi đó, theo bác sĩ Vũ Thị Nhung - giám đốc
Bệnh viện Hùng Vương, từ đầu năm 2009 đến nay bệnh viện đã thực hiện gần
25.000 ca nạo phá thai, số ca nạo phá thai chưa thấy có dấu hiệu giảm so với
năm trước.
Đa số kết quả nghiên cứu cho thấy việc hiểu biết về các biện pháp tránh
thai của sinh viên vẫn mới chỉ dừng ở mức nghe nói, biết đến, tỉ lệ người biết
cách sử dụng các biện pháp tránh thai còn rất thấp. Ngoài ra sinh viên cũng
chưa hiểu nhiều về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS Mặt khác, các hậu
quả kéo theo sau khi nạo hút thai như nhiễm trùng, vô sinh, tình trạng sinh
viên tự tử do bế tắc, hoảng loạn tâm lý, hoang mang, trầm cảm, vẫn còn.
Sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh tương lai sẽ trở thành giảng viên, cán bộ công chức có trình độ cao.
Do đó, nhận thức, hành vi của họ không những có tác dụng với cuộc sống của
chính họ mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh viên của họ sau này. Nâng cao
nhận thức về các biện pháp tránh thai cho sinh viên thiết nghĩ là việc làm cần
thiết nhằm giúp cho họ có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, ngăn ngừa
các nguy cơ nói trên và nâng cao được đời sống và sức khỏe sau này cho
nhiều thế hệ.
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về thái độ và hành vi về các biện
pháp tránh thai của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá đúng kiến thức của sinh viên về các biện

pháp tránh thai, từ đó tìm ra các giải pháp tuyên truyền thích hợp giúp cho
sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh hiểu đúng và đầy đủ về các biện pháp tránh thai, từ đó giảm được các
trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Đó là lý do chúng em chọn đề tài: "Nhận
11
thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng tránh thai".
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Năm 2009, Nguyễn Thị Phương Nhung đã thực hiện đề tài “Biện pháp
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy –
tỉnh Nam Định” và thu được những kết quả: Học sinh ở hai Trường Trung học
cơ sở Thị trấn Ngô Đồng và Trường Trung học cơ sở xã Giao Hà ở huyện Giao
Thủy đều có vốn tri thức nhất định về các vấn đề có liên quan đến sức khỏe
sinh sản. Tuy nhiên, sự hiểu biết của các em còn phiến diện, cảm tính, không
có tình hệ thống. Nhiều em còn tỏ ra e dè, ngần ngại, né tránh trong việc tiếp
nhận thông tin dịch vụ sức khỏe sinh sản. Các em chưa thực sự quan tâm, có ý
thức tìm tòi, học hỏi thêm trong các sách báo, truyền hình,… để cập nhật
thông tin mới.
Năm 2011, một nhóm sinh viên Trường Đại học Tài chính – Maketing đã
thực hiện đề tài “Đánh giá nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng đến hiện
tượng sống thử trước hôn nhân của học sinh – sinh viên” và thu được những
kết quả: Tình hình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản hiện nay chưa được
quan tâm đúng mức. Chỉ có 2.5% ý kiến cho biết rằng nhà trường có thường
xuyên tổ chức giáo dục giới tính, 48.5% cho rằng có nhưng không thường
xuyên, số còn lại 49% là không được giáo dục về giới tính trong trường.
Năm 2012, Tạ Quốc Hội, Nguyễn Thị Nhạn đã thực hiện đề tài “Đánh giá
kiến thức thái độ về tình yêu, tình dục & các biện pháp tránh thai của sinh
viên các trường cao đẳng đại học tại thành phố Tuy Hòa” và thu được những
kết quả: Phần lớn các bạn sinh viên được tiếp cận các thông tin về biện pháp
tránh thai chủ yếu qua cán bộ y tế (50 sinh viên chiếm 34,7%), tiếp đến là

thầy cô giáo (53 sinh viên chiếm 36,8%) và không thể phủ nhận mức ảnh
hưởng của Internet, tivi báo, đài trong công tác tuyên truyền các biện pháp
12
tránh thai, có 67 sinh viên chiếm 46,5% biết các biện pháp tránh thai từ kênh
thông tin này. 29,9% chiếm tỷ lệ cao nhất việc sinh viên thích dùng bao cao su
nhất trong việc thực hiện các biện pháp tránh thai. Khi quan hệtình dục, có
68,1% sinh viên tỏ ra lo lắng bị bạn bè đánh giá, 54,2% lo lắng bị bỏ rơi,
76,4% lo lắng mình hoặc bạn mình mang thai, 81,3% lo lắng mình bị nhiễm
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 59% sinh viên tâm sự với bạn
bè về người yêu. 21,5% sinh viên tâm sự với mẹ khi đã quan hệ tình dục.
57,6% các bạn sinh viên khi trao đổi vấn đề tình dục với bạn bè được xem là
chuyện bình thường, không gì phải ngại.
Năm 2013, Đinh Thị Thanh Nga đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực trạng
nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trung học phổ thông về sức khoẻ
sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” và thu được những
kết quả: Đa số học sinh hiểu biết hiểu biết tốt về các dấu hiệu dậy thì. Những
nội dung khác trong sức khỏe sinh sản thì hiểu biết còn rất hạn chế như thời
điểm dễ thụ thai, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, tác hại của nạo phá thai, các con đường lây truyền của HIV/AIDS,…
Thái độ của vị thành niên tương đối tốt về việc có bạn tình khi còn đang đi
học, quan hệ tình dục và có thai trước hôn nhân cho thấy tư tưởng văn hóa
truyền thống dân tộc vẫn được các gia đình và nhà trường giáo dục có hiệu
quả.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của
thanh niên/sinh viên đối với sức khỏe sinh sản, tình yêu, tình dục, quan hệ
tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai, có thai sớm và nạo hút thai, nhận
thức về HIV/AIDS là một đề tài lớn, đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Nhưng các nghiên cứu về sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công trình nào đề cập đến. Những
công trình này quan tâm nhiều đến tình dục và sức khỏe sinh sản nói chung

13
của sinh viên mà chưa quan tâm nghiên cứu về biện pháp phòng tránh thai
nói riêng trong sinh viên. Chính vì vậy mà chúng em kế thừa kết quả nghiên
cứu và chọn đề tài: ”Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng
tránh thai”.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của sinh viên về các
biện pháp phòng tránh thai trong phạm vi Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mô tả được một số yếu tố liên quan tới hành vi của sinh viên về các biện
pháp phòng tránh thai trong phạm vi Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng
cao nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng tránh thai.
3.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để công việc nghiên cứu được khách quan, sát thực tế về vấn đề nhận
thức của các bạn về các biện pháp phòng tránh thai chúng em phải làm rõ
những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Khảo sát tình hình nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng tránh thai.
Mô tả một số yếu tố liên quan tới hành vi của sinh viên về các biện pháp
phòng tránh thai trong phạm vi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh.
14
Đưa ra kết luận chung về thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của sinh
viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh từ
đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên
về các biện pháp phòng tránh thai.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng tránh thai.
4.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng tránh thai.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Phần lớn sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh có thái độ tích cực đối với các biện pháp phòng tránh thai.
Sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh có hiểu biết nhất định về các biện pháp phòng tránh thai, tuy nhiên chưa
đầy đủ. Một bộ phận sinh viên còn có thái độ e ngại, thiếu tự tin khi tìm kiếm
dịch vụ các biện pháp phòng tránh thai, khi trao đổi, nói chuyện về các biện
pháp phòng tránh thai với bạn bè, người yêu. Đa số sinh viên đánh giá cao sự
cần thiết và thích thú được tìm hiểu cũng như học tập các kiến thức về những
biện pháp phòng tránh thai.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
15
7.1. KHÁCH THỂ KHẢO SÁT
80 sinh viên.
7.2. KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ 11/3/2014 đến 27/5/2014.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng em đã lựa

chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
8.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan về các biện pháp phòng tránh
thai để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
8.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi: Xác định thực trạng
nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng tránh thai. Đây là phương pháp
nghiên cứu chính mà chúng em sử dụng trong thực hiện tiểu luận.
Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các kết quả điều tra được.
16
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. SINH VIÊN
Sinh viên hầu hết là những người có độ tuổi từ 18- 25, là những người
đang học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đến
25 tuổi, sự phát triển về thể chất của con người đã đạt tới mức hoàn thiện. Tế
bào thần kinh đảm bảo cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh nhạy, chính
xác hơn so với các lứa tuổi khác.
Đây là giai đoạn phát triển đồng đều về hệ xương, cơ bắp, phát triển ổn
định các tuyến nội tiết như sự tăng trưởng các hooc môn nam và nữ tạo ra
những nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh niên. Tất cả những thành công rực rỡ
thể chất, những hoạt động nghệ thuật và đặc biệt phát triển mạnh mẽ về mặt
sinh dục, hội đủ những điều kiện sinh lý để có thể làm cha mẹ.
Theo tâm lý học phát triển, Sinh viên thuộc độ tuổi thanh niên lớn, là
những người có đặc điểm hoàn thiện về sinh lý, chín muồi về mặt xã hội, được
xã hội thừa nhận, có nghĩa vụ công dân. Hoạt động chủ đạo của sinh viên là
học nghề nghiệp, chuẩn bị lao động, hoạt động xã hội chuẩn bị lập gia đình và
có cuộc sống riêng.
17

Tình yêu và khát vọng là một đặc điểm đặc trưng của sinh viên. Nhiều
thanh niên, sinh viên coi trọng tình yêu đôi lứa như tín ngưỡng cuộc đời họ, vì
tình yêu đôi lứa là nhu cầu khát vọng về sự chinh phục và hy sinh, vừa có tính
hiến dâng vừa là sự chiếm hữu. Ở thanh niên, sinh viên có sự lôi cuốn nghiêm
túc, một tình yêu chân thành với những rung cảm sâu sắc. Sự dậy thì giới tính
tạo ra sắc thái ái tình mạnh mẽ, nhu cầu giao tiếp nhân cách sâu sắc và sự hài
hòa với người mình yêu thường gần với hình mẫu về “cái tôi’’ hơn là gần với
hình mẫu người thật.
Sinh viên là lớp thanh niên có trí tuệ, tiềm lực, sức khỏe, năng lực và thể
lực, luôn hướng về những ước mơ hoài bão, những giá trị tốt đẹp của
cuộc sống, họ là những người nhạy cảm với cái mới, cái chân thiện mỹ
hướng về lý tưởng.
Xu hướng về các kết luận hấp tấp, vội vàng là điểm hạn chế trong bước
trưởng thành của thanh niên, sinh viên, do sớm mong muốn khẳng định mình
song lại thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tự trọng và chức năng của tự trọng: biểu hiện tính cách của tuổi trẻ, đó
là một đặc tính đẹp của thanh niên, sinh viên.Thanh niên, sinh viên nghiêng về
phía đòi hỏi không thực tế và thổi phồng bản thân, họ đáng giá năng lực và vị
trí bản thân họ trong tập thể. Sự tự tin không có cơ sở làm cho người khác
bất an gây ra xung đột và va chạm các nhân cách.
Độ nhạy cảm và lòng nhiệt tình trong cuộc sống và tinh thần tập thể cao,
thanh niên sinh viên nỗ lực để được người khác chấp nhận.
Tính lãng mạn làm thanh niên, sinh viên sôi nổi và luôn vui vẻ hoạt bát,
nhưng rất khó thoát ra khỏi tính phiến diện, không nhẫn lại, dễ dàng bỏ cuộc.
Thanh niên sinh viên khát khao tự khám phá và thường đối chiếu cảm xúc
lý tưởng, ước mơ của mình với người khác. Thanh niên chiếm vị trí trung
18
gian giữa trẻ con và người lớn. Vị trí của trẻ em đặc trưng là sự phụ thuộc
vào người lớn và cũng xuất hiện nhiều hơn vai trò của người lớn nhờ sự lớn
dần của tính độc lập và tinh thần trách nhiệm. Tính không nhất quán của vị

trí và các yêu cầu đối với tuổi thanh niên đã tạo ra nét tâm lý đặc trưng của
lứa tuổi này.
1.2. SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh có hơn 22.000 sinh viên thuộc các hệ đào tạo Chính quy tập
trung, Văn bằng 2, Vừa làm vừa học và Liên thông đại học với đặc điểm nữ
chiếm đa số. Sinh viên trường luôn tiên phong, năng động, sáng tạo trong các
hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế. Nhắc tới sinh viên
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là nhắc đến những hoạt động
lớn mang tầm vóc lớn. Trong 15 năm phát triển, sinh viên trường đã tỏa đều
ra khắp các tỉnh phía Nam, từ các tỉnh miền Tây, các xã nghèo khó của các
tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên,… với những hoạt
động chính là giúp đỡ các địa phương xây dựng phương pháp phát triển xã
hội phù hợp, với những kiến thực đã được học trong ghế nhà trường, sinh
viên trường đã vận dụng tối đa để giúp đỡ mọi người bằng chính sự nhiệt
huyết và cống hiến của tuổi trẻ với sự phát triển của xã hội, những nơi mà
sinh viên trường đi qua đều để lại những dấu ấn tốt đẹp trong mắt người dân
cũng như chính quyền địa phương.
1.3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI
1.3.1. KHÁI NIỆM “BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI”
“Biện pháp phòng tránh thai” là phương pháp dùng hành động, dụng cụ
hoặc thuốc men nhằm ngăn chặn việc mang thai. Có nhiều cách để phòng
tránh thai, tuy nhiên có thể phân thành hai loại lớn: một là ngăn chặn việc
19
tinh trùng kết hợp với trứng dẫn đến thụ tinh (contraception), hai là ngăn
chặn hình thành những tế bào đầu tiên sau khi thụ tinh (contragestion). Biện
pháp phòng tránh thai là một phương pháp dùng trong kế hoạch hóa gia
đình. Lịch sử của việc phòng tránh thai bắt đầu khi người ta phát hiện ra sự
liên quan giữa việc giao cấu và việc mang thai. Những phương pháp lâu đời

nhất là xuất tinh ngoài âm đạo, chặn âm đạo và uống thảo dược. Các biện
pháp phòng tránh thai khác nhau có những đặc điểm khác nhau trong đó
dùng bao cao su là phương pháp duy nhất tránh các bệnh lây truyền đường
tình dục. Các quan điểm về phương diện văn hóa hoặc tôn giáo về phòng
tránh thai rất khác nhau.
1.3.2. LỊCH SỬ CỦA BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI
Có lẽ các biện pháp tránh thai cổ nhất (bên cạnh việc tránh quan hệ tình
dục âm đạo) là ngừng giao cấu, một số biện pháp chướng ngại vật, và các
biện pháp sử dụng thảo mộc (các loại thuốc điều kinh và làm sẩy thai).
Nhiều các làm sẩy thai đã được sử dụng trong suốt lịch sử nhân loại
trong nỗ lực kết thúc một lần mang thai không mong muốn. Một số cách có
hiệu quả, một số không, những cách hiệu quả nhất cũng có phản ứng phụ.
Một cách làm sẩy thai được thông báo là có tỷ lệ phản ứng phụ thấp —
silphium— đã biến mất từ khoảng thế kỷ thứ 1.
Việc ăn một số loại chất độc bởi người phụ nữ có thể phá vỡ hệ thống
sinh sản; phụ nữ đã từng uống các dung dịch chứa thuỷ ngân, asen, hay các
chất độc khác cho mục đích này. Bác sĩ phụ khoa Hy Lạp Soranus ở thế kỷ thứ
2 đề nghị phụ nữ uống loại nước mà những người thợ rèn đã dùng để làm
nguội kim loại.
Có những ghi chép lịch sử về phụ nữ Ai Cập sử dụng một vòng tránh thai
(một thuốc đạn âm đạo) được làm bằng nhiều chất có tính acid và được bôi
20
trơn bằng mật ong hay dầu, có thể tiêu diệt tinh trùng hiệu quả.Phụ nữ châu
Á có thể đã sử dụng giấy bôi dầu như một cervical cap, và người châu Âu có
thể đã sử dụng sáp ong cho mục đích này.
Bao cao su xuất hiện ở thế kỷ 17, ban đầu được làm bằng ruột động vật.
Nó không đặc biệt phổ biến, cũng không có hiệu quả cao như các loại bao cao
su latex hiện đại, nhưng đã được sử dụng như cả một biện pháp tránh thai và
cả cho hy vọng tránh giang mai, từng là một chứng bệnh ghê gớm trước khi
các loại thuốc kháng sinh được tìm ra.

Năm 1727, tác gia hài hước Anh Daniel Defoe đã viết "A Treatise
Concerning the Use and Abuse of the Marriage Bed" (Một chuyên luận về việc
sử dụng và lạm dụng chiếc giường hôn nhân). Cuốn tiểu luận chủ yếu đề cập
tới việc tránh thai, so sánh trực tiếp nó với hành động giết trẻ sơ sinh. Defoe
đã kết thúc cuốn sách bằng những chuyện giai thoại, như cuộc trò chuyện
giữa hai phụ nữ trong đó người có ý nghĩ đúng khiển trách người kia vì đã
hỏi về "những cách thức" ngăn có thai. Trong cuốn tiểu luận, ông còn đi xa
hơn nữa khi gọi việc tránh thai là "các thực hiện ma quỷ để tránh có thai
bằng những chuẩn bị về thể xác."
Biện pháp chu kỳ được phát triển đầu thế kỷ 20, khi các nhà nghiên cứu
phát hiện ra một phụ nữ chỉ rụng trứng một lần trên mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Mãi tới thập niên 1950, khi các nhà khoa học hiểu sâu hơn về hoạt động của
chu kỳ kinh nguyệt và các hormone kiểm soát nó, các biện pháp tránh thai
bằng hormon và các biện pháp nhận thức khả năng sinh sản (cũng được gọi
là kế hoạch hoá gia đình tự nhiên) hiện đại mới được phát triển.
1.3.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
1.3.3.1. THUỐC VIÊN TRÁNH THAI ĐƠN THUẦN
Mô tả: Được bào chế từ những hoocmon nhân tạo, làm ngừng sự rụng
trứng hàng tháng, thường dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
21
Hiệu quả: Trên 99%, nếu luôn sử dụng đều đặn.
Ưu điểm: Đơn giản và dễ dùng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục,
giảm lượng máu kinh và đau bụng trong khi hành kinh, giảm nguy cơ mắc
bệnh viêm khung chậu, ung thư buồng trứng và tử cung, có sẵn tại các cửa
hàng thuốc.
Nhược điểm: Có vài tác dụng phụ đối với người phụ nữ, có thể gây tăng
cân, trầm cảm, dễ gây viêm nhiễm âm đạo, không có tác dụng bảo vệ trước
virus HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.3.3.2. THUỐC VIÊN TRÁNH THAI KHẨN CẤP
Ưu điểm: Sử dụng ngay sau khi có quan hệ tình dục trong vòng 72 giờ sẽ

tránh được việc mang thai.
Nhược điểm: Thuốc có phản ứng phụ, người bị hen suyển, suy tim, cao
huyết áp, đau nửa đầu, tiểu đường cần phải thận trọng, không được dùng quá
bốn viên trong một tháng, thấy biểu hiện bất thường thì phải đến bác sĩ sản
khoa khám để có hướng điều trị.
1.3.3.3. THUỐC TIÊM TRÁNH THAI
Hiệu quả: Trên 90%.
Ưu điểm: Không cần phải nhớ để mang nó mỗi ngày như uống thuốc, dễ
dàng hơn để duy trì sự riêng tư cá nhân so với các phương pháp ngừa thai
khác, có thể được sử dụng lâu dài, thuận lợi với phụ nữ cho con bú (có thể
làm tăng sản xuất sữa), dễ dùng, không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.
Nhược điểm: Ngắn hạn: chỉ sử dụng trong hai năm hoặc ít hơn, kinh
nguyệt có thể nhiều hơn, ít hơn hoặc không hành kinh, tăng cân, cũng có thể
sút cân ở một số phụ nữ, có thể thấy nhức đầu,… không tránh được các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, bao gồm HIV/AIDS.
22
1.3.3.4. THUỐC CẤY TRÁNH THAI
Mô tả: Được sản xuất dưới dạng que cấy ngừa thai gồm sáu ống nhỏ,
đàn hồi, rộng 2-4mm, dài 34mm. Các thanh này chỉ chứa progestin tương tự
như hóc môn Levonor–gestrel tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ, được cấy
vào dưới da ở mặt trong cánh tay và sẽ giải phóng thường xuyên một lượng
nhỏ progestin vào cơ thể người phụ nữ vài giờ sau khi cấy cho đến lúc nó
được lấy ra.
Hiệu quả: Khoảng 99,6%.
Ưu điểm: Có thể có tác dụng tránh thai đến năm năm/một lần sử dụng,
lấy que cấy ra bất kì lúc nào người phụ nữ không muốn sử dụng, và khả năng
có thai quay lại ngay, không phải lo lắng về việc có thai hoặc lo sử dụng các
biện pháp hỗ trợ khác, có tác dụng ngay trong vòng khoảng 24 giờ sau khi
cấy, người phụ nữ cho con bú có thể sử dụng ngay sau khi sinh sáu tuần,
thuốc không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa, giúp ngăn chặn

thiếu máu, thiếu sắt, giúp ngăn chặn ung thư nội mạc tử cung.
Nhược điểm: Thay đổi chu kì kinh nguyệt bình thường, đau đầu, chóng
mặt, cương cứng ở vú hoặc chảy sữa, buồn nôn, xuất hiện trứng cá hoặc sần
ở da, tăng hoặc giảm cân, thực hiện bởi các nhân viên y tế được đào tạo đặc
biệt, tại các trung tâm, cơ sở y tế, sau khi cấy trong vòng một vài giờ đến một
ngày, có thể không cảm thấy thoải mái, không tránh được các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, bao gồm HIV/AIDS.
1.3.3.5. VÒNG TRÁNH THAI
Mô tả: Là một dụng cụ nhỏ được đặt vào trong tử cung, do cán bộ y tế
thực hiện.
Hiệu quả: 97% - 99%.
23
Ưu điểm: Luôn nằm đúng chỗ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục.
Nhược điểm: Tăng nguy cơ viêm vòi trứng (có thể dẫn đến vô sinh) cho
những phụ nữ có nhiều bạn tình, hoặc bạn tình có quan hệ bừa bãi, có thể làm
thủng dạ con, có thể ra máu kinh nhiều hơn, gây đau bụng khi hành kinh hoặc
ra một vài giọt máu giữa hai kỳ kinh, không có tác dụng bảo vệ trước virus
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.3.3.6. BAO CAO SU DÀNH CHO NAM
Mô tả: Dùng để lồng vào dương vật cương cứng và ngăn tinh trùng đi
vào âm đạo
Hiệu quả: 97% khi luôn cẩn thận trong mỗi lần sử dụng, 88% nếu kém
cẩn thận, trên 99% nếu dùng theo kem diệt tinh trùng.
Ưu điểm: Không có ảnh hưởng đến sức khoẻ, dễ mua, dễ dùng, dễ mang
theo, là biện pháp bảo vệ tốt nhất trước virus HIV và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Nhược điểm: Phải sử dụng trong sinh hoạt tình dục, giảm khoái cảm,
dùng với kem diệt tinh trùng có thể làm rát dương vật và âm đạo,…
1.3.3.7. BAO CAO SU DÀNH CHO NỮ
Ưu điểm: Giúp nữ giới chủ động có trách nhiệm về việc phòng tránh các

bệnh đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn với bạn tình của mình, nhất
là đối với những nam giới không thích mang bao cao su khi quan hệ tình dục,
rất an toàn, hầu như không mang lại tác dụng phụ kể cả với những nữ giới bị
dị ứng mỗi khi sử dụng bao cao su, được phủ một lớp gel bôi trơn giúp dễ
dàng hơn khi quan hệ.
Nhược điểm: Giá thành cao hơn (gấp khoảng 10 lần) bao cao su dành
cho nam bởi chất liệu cao cấp không phổ biến, thiết kế phức tạp, khó sản xuất
24
hơn, cách sử dụng phức tạp hơn so với bao cao su dành cho nam giới, bất tiện
hơn so với bao cao su nam giới bởi kích thước lớn hơn, nếu không sử dụng
đúng cách hoặc chọn mua phải hàng giả và quá hạn sử dụng vẫn có thể có
thai ngoài ý muốn và có thể lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
1.3.3.8. TRIỆT SẢN
Mô tả: Là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, là phương pháp phẫu thuật
cắt hoặc thắt ống dẫn tinh (nam) và ống dẫn trứng (nữ).
Hiệu quả: 100% ở cả nam lẫn nữ.
Ưu điểm: Không ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, lâu dài, triệt sản nam
giới trải qua tiểu phẫu đơn giản, nhanh chóng với ít thất bại hơn triệt sản nữ
giới.
Nhược điểm: Vĩnh viễn, không thể khôi phục lại được, số lượng tinh
trùng trong tinh dịch giảm dần trong hai tháng vì thế cần sử dụng các biện
pháp tránh thai khác trước khi tinh dịch được kiểm tra chắc chắn không còn
tinh trùng, các ống dẫn tinh (nam), ống dẫn trứng (nữ) có thể tự khôi phục
lại được (điều này rất hiếm xảy ra), không phòng chống được các bệnh lây lan
qua đường tình dục, bao gồm HIV/AIDS, lúc phẫu thuật, triệt sản nữ thường
được gây tê toàn cục, triệt sản nam yêu cầu gây tê cục bộ.
1.3.3.9. TÍNH VÒNG KINH
Mô tả: Tính chính xác ngày trứng chín và rụng trong chu kì kinh nguyệt
để tránh giao hợp (hay sử dụng biện pháp tránh thai) vào những ngày đó.
Hiệu quả: 70-85% nếu sử dụng đúng cách

Ưu điểm: Không gây tác dụng phụ, không đòi hỏi dụng cụ, thuốc men, chi
phí, được tôn giáo chấp nhận để tránh thai không mong muốn.
25

×