Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

luận văn kinh tế luật một số vấn đề pháp lý về ngành nghề kinh doanh trong chế độ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 32 trang )

ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
Lời Mở Đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ kinh tế
được xây dựng trên những nguyên tắc và quy luật vốn có của nền kinh tế
thị trường. Muốn phát triển nền kinh tế thị trường cần tổ chức và điều chỉnh
các quan hệ kinh tế bằng pháp luật, hạn chế tối đa những trở ngại đối với tự
do hoá kinh tế tức là đảm bảo được quyền tự do kinh doanh trong khuôn
khổ của pháp luật.
Để đáp ứng yêu cầu đó của nền kinh tế thị trường đồng thời để tiếp
tục hoàn thiện môi trường pháp lý doanh nghiệp, phát huy nội lực phát triển
kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế, luật doanh nghiệp
được ban hành .
Luật doanh nghiệp ra đời mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển
kinh tế đồng thời thể hiện chủ trương cải cách hành chính theo hướng đảm
bảo quyền tự do kinh doanh, giảm tối đa thủ tục hồ sơ rườm rà, phức tạp và
tốn kém trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng như mở rộng quy
mô, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.
Tuy nhiên trong luật doanh nghiệp, những văn bản hướng dẫn luật
doanh nghiệp, những quy phạm pháp luật ở những văn bản quy phạm khác
vẫn còn những điểm chưa thống nhất cần được nghiên cứu hoàn chỉnh đảm
bảo sự đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở nước
ta.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài này: “một số vấn đề pháp lý về ngành nghề
kinh doanh trong chế độ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp” làm
đề án môn học pháp luật kinh doanh Việt Nam.
Bài viết này, tôi đi sâu nghiên cứu một khía cạnh pháp lý của những
bất cập nói trên đó là vấn đề ngành nghề kinh doanh trong đăng ký kinh
doanh. Đây la, một vấn đề cực ký quan trọng trong đăng ký kinh doanh
hiện nay và cũng tạo ra rất nhiều trang cãi.
Tôi xin chân thành cảm ởn sự hưỡng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn
Luyện để đề án có thể hoàn thanh. Mặc dù vậy vì thời gian nghiên cứu và


khả năng có hạn nên bài viết chắc chắn còn nhièu thiếu sót rất mong nhận
được ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy Luyện và toàn thể bạn đọc được bài
viết được tốt hơn.
1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
1. Những điều kiện để thành lập doanh nghiệp
1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị kinh doanh là những người
sản xuất kinh doanh hàng hoá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Họ
phải có tài sản riêng, độc lập và bình đẳng với nhau trên thị trường sản xuất
và troa đổi hàng hoá. Với tư cách là người sản xuất hàng hoá, họ đầu tư
vốn, thuê mướn, sử dụng lao động để sản xuất một loại hàng hoá hoặc thực
hiện môt loại dịch vụ tiến hành mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó để
thu hồi vốn bỏ ra và có lãi, tức là làm cho các nguồn vốn bỏ ra phải sinh
lợi. Đó là hoạt động kinh doanh.
“Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
củ quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (điều 3.2 luật doanh nghiệp
1999).
Và “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (điều 31 luật doanh
nghiệp 1999).
1.2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Điều 57 hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “công dân có quyền tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh đi liền với
quyền tự do thanh lập doanh nghiệp nhưng cũng như quyền tự do kinh
doanh, quyền tự do thành lập doanh nghiệp phải trong khuôn khổ pháp luật.
Do đó người thành lập doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện và phải tiến

hành những thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.
12.1Tài sản để thành lập doanh nghiệp.
12.1.1. Khái niệm về tài sản
Điều 172 bộ luật dân sự quy định: tài sản bao gồm vật có thực tiền,
giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản.
Tài sản để thành lập doanh nghiệp phải thuộc quyền sở hữu của người
thành lập doanh nghiệp hình thức của tài sản tỳ theo loại hình doanh
nghiệp, có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, các tài sản khac ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Trừ tiền mặt
(tiền Việt Nam và ngọi là lệ chuyển đổi) và vàng, các hình thức tài sản
khác phải được đánh gía theo quy định của pháp lụât.
2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
Điều 23.2 quy định: “đối với tài sản góp vốn voà doanh nghiệp khi
thành lập, thì tất cả thành viên sáng lập là người định giá các tài sản đó. Giá
trị các tài sản góp vốn phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí”.
Tài sản đưa voà thành lập doanh nghiệp tạo thành vốn đầu tư hoặc vốn
điều lệ của doanh nghiệp .
12.1.2. Vốn đầu tư ban đầu.
Vốn đầu tư ban đầu là vốn mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra để
thành lập doanh nghiệp.
Vốn đầu tư ban đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân vì
doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một người bỏ vốn thành
lập và làm chủ.
12.1.3. Vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là vốn do tất cả thành viên của doanh nghiệp góp và được
ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
12.1.4. Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp

luật để thành lập doanh nghiệp .
Theo quy định của luật doanh nghiệp 1999 chỉ có một số Ýt ngành
nghề kinh doanh phải có đủ mức vốn pháp định như kinh doanh chứng
khoán, bảo hiểm và kinh doanh vàng.
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh.
Pháp luật quy định doanh nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các
ngành nghề mà pháp luật không cấm. Những ngành, nghề bị pháp luật cấm
kinh doanh là những ngành nghề gây ảnh hửơng hại đến quốc phòng an
ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức, thuần
phòng mỹ tục việt nam và sức khẻo của nhân dân. Chính phủ đã cụ thể hoá
thành 11 ngành, nghề bị cấm tại nghị định số 03/2000/ NĐ-CP ngày
3.2.2000 (điều 3).
Đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy
định phải có điều kiện ( như phải có giấy phép kinh doanh, phải đảm bảo
điều kiện về tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm, trật tự an ninh xã hội, an toàn giao thông và các
yêu cầu khác) thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề khi
có đủ các điều kiện theo quy định (điều 4 :nghị định 03/2000/NĐ-CP).
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật đòi
hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp chỉ
được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn và chướng chỉ hành nghề theo quy
định của pháp luật điều 5 và điều 6 nghị định 03/2000/NĐ-CP đã dẫn)
3
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
1.2.3 Tư cách pháp lý của người lập doanh nghiệp.
Cụ thể hoá điều 57 hiến pháp 1992 (đã dẫn) luật doanh nghiệp quy
định mọi cá nhân, tổ chức đều có quyên thành lập và quản lý doanh nghiệp
cũng như có quyền góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi trừ những trường
hợp bị cấm:
Các trừơng hợp bị pháp luật cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

bao gồm theo điều 9 luật doanh nghiệp)
− Cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân sử dụng tài sản của nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp
kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.
− Cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của pháp luật về
cán bộ công chức;
− Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
− Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp
nhà nước, trừ những người được cử làm đại điện quản lý phần vốn góp của
nhà nước tại doanh nghiệp khác;
− Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự;
− Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải
chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề vì vi phạm các
tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trèn
thuế, lừa đối khách hàng và các tội khác theo quy định củ pháp luật;
− Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên hội đồng
quản trị, hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không
được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh
nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên
bố phá sản, trừ trường hợp quy định tại luật phá sản doanh nghiệp;
− Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thừơng trú tại
Việt Nam.
Quyền góp vốn vào công ty được pháp luật quy định rộng hơn, chỉ trừ
hai trường hợp sau đay (điều 10 luật doanh nghiệp đã dẫn):
− Cơ qua nhà nước, đơn vị vũ trang sử dụng tài sản nhà nước và
công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị

mình.
4
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
− Các đối tượng không được quyền góp vốn theo quy định pháp
luật về cán bộ công chức.
Tài sản và công quỹ nhà nước gồm (khoản 3 điều 9 nghị định
03/2000/NĐ-CP)
− Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước;
− Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước ;
− Đất nước giao sử dụng để hực hiện chức năng và nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật;
− Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và
kinh phí của pháp luật;
− Tài sản và thu nhập khác được toạ ra từ việc sử dụng tài sản và
kinh phí.
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng lợi nhuận thu
được từ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ góp vốn vào một trong các
mục đích sau đây khoản 4, điều 9 nđ 03/2000/NĐ-CP)
− Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ của cơ
quan đơn vị;
− Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với
quy định của pháp luật về ngân sách;
− Lập qũy hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi Ých riêng của cán
bộ cơ quan đơn vị.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước quy
định tại khoản 4 điều 9 luật doanh nghiệp bao gồm thành viên hội đồng
quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành
viên ban kiểm soát, trưởng phó các phòng ban, nghiệp vụ, trưởng ban và
văn phòng đại điện của các doanh nghiệp (khoản 5 điều 9 nđ 03/2000/NĐ-
CP).

Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước
được quyền làm người quản; lý ở doanh nghiệp khác với tư cách đại điện
theo uỷ quyền cho doanh nghiệp nhà nước hặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc nhân danh cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp khác, nhưng
không làm người quản lý doanh nghiệp đó (khoản 6 điều 9 nđ 03/2000/NĐ-
CP).
1.2.4 Tên trụ sở và con dấu của doanh nghiệp
Quy định này nhằm phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác, bảo đảm cho doanh nghiệp có địa điểm giao dịch ổn định. Doanh
5
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
nghiệp có quyền chủ động đặt tên cho doanh nghiệp của mình nhưng phải
bảo đảm các điều kiện sau đây: (điều 24 luật doanh nghiệp ).
1.2.4.1.Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm.
− Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp
khác đã đăng ký kinh doanh ;
− Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân téc;
− Phải viết bằng tiếng việt và có thể viết thêm bằng một hoặc
một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn;
− Ngoài các quy định trên, thì còn phải ghi rõ loại hình doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật : công ty trách nhiệm hữu hạn cụm từ
trách nhiệm hữu hạn viết tắt là trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần từ cổ
phần viết tắt là cp, công ty hợp danh từ hợp danh viết tắt là hd, doanh
nghiệp tư nhân từ viết tắt là tn.
1.2.4.2.Trụ sở của doanh nghiệp phải có trên lãnh thổ việt nam, phải
có địa chỉ được xác định, gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên thôn, xã
phường, thị tấn, quận huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc trrung ương, số điện thoại và số fax (nếu có).
1.2.4.3.Doanh nghiệp phải có con dấu riêng theo quy định của chính

phủ.
2. Sự đổi mới về quy chế thành lập doanh nghiệp theo luật doanh
nghiệp so với luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 1990
2.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty và luật
doanh nghiệp tư nhân 1990
2.1.1. Xin phép thành lập doanh nghiệp
Để thành lập được doanh nghiệp trước hết người lập doanh nghiệp
phải làm đơn xin thành lập doanh nghiệp với đầy đủ các nội dung mà pháp
luật yêu cầu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuỳ theo từng loại
hình doanh nghiệp. Nếu được chấp nhận người xin lập doanh nghiệp sẽ
được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Nội dung đơn xin thành lập
doanh nghiệp bao gồm:
− Họ tên, tuổi, địa chỉ thường trú của các sáng lập viên đối với
công ty, chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
− Tên gọi, trụ sở dự định của doanh nghiệp
− Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh cụ thể;
6
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
− Vốn điều lệ và cách thức góp vốn đối với công ty; vốn đầu tư
ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân, trong đó ghi rõ số vốn bằng tiền
Việt nam;
− Biện pháp bảo vệ môi trường
Đơn phải kèm theo phương án kinh doanh ban đầu và điều lệ công ty
đối với công ty.
2.1.2. Đơn đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp phải tiến hành
đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hồ sơ đăng ký
kinh doanh theo mẫu quy định.
Hồ sơ đăng ky kinh doanh bao gồm: giấy phép thành lập ; giấy chứng
nhận về vốn điều lệ, gồm giấy chứng nhận của ngân hàng về vốn bằn giải

pháp hữu Ých tiền mặt và của công chứng về các tài sản khác, chứng nhận
về trụ sở giao dịch và một số giấy tờ khác, ngoài ra còn có giấy phép hành
nghề đối với những mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Với việc được cấp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đã đủ tư cách
pháp lý để tiến hành kinh doanh việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan
trọng về mặt thông tin về pháp lý cũng như về quản lý nhà nước. Thời hạn
đăng ký kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, do pháp luật
quy định cụ thể từng loại hình doanh nghiệp và mang tính bắt buộc.
2.2. Thông baó thành lập doanh nghiệp.
Trong một thời hạn nhất định kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh
doanh nghiệp phải thông báo công khai trên báo hàng ngày của trung ương
và báo địa phương nơi đặt trụ sở chính về việc thành lập doanh nghiệp. Nội
dung thông báo là các dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp.
2.2. Những bất cập trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
theo luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 1990-hướng giải quyết.
2.2.1. Theo quy định hiện hành của luật công ty và luật doanh
nghiệp tư nhân 1990 để thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực
hiện thủ tục qua hai giai đọan: xin phép thành lập và đăng ký kinh
doanh. Trong mỗi giai đoạn, nhà đầu tư phải làm đủ từ 8-10 giấy chứng
nhận khá nhau. Như vậy để thành lập được một doanh nghiệp , nhà đâu
tư phải xin được khoảng gần 20 loại giấy tờ và con dấu khác nhau. Đối
với mỗi loại giấy chứng nhận, họ có thể phải đến cơ quan nhà nước 2
lần, mỗi lần đến “xin” và một lần đến để “cho” …một số tỉnh thành phố
còn đặt ra những điều kiện và một số trình tự thủ tục và giấy tờ trái với
quy định của pháp luật .
Do thủ tục phiền hà nên thời gian cần thiết bình quân để thành lập một
công ty khoảng vài tháng . Ngoài ra nhà đầu tư còn phải trả một khoản phí
7
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
phi chính thức không nhỏ. Qua trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp Việt

nam , thì chủ phí để thành lập một doanh nghiệp không Ýt hơn 10 tiệu
đồng Việt nam chưa kể chủ phí đi lại…
Trongkhi đó ở hầu hết các nước trên thếa giới thủ tục để thành lập
doanh nghiệp hết mức đơn giản và người đầu tư chỉ thực hiện một thủ tục
duy nhất là đăng ký thành lập doanh nghiệp với một chủ phí không đáng
kể, ví dụ ở các bang của hoa kỳ, canada… thời gian cần thiết để thành lập
xong một công ty không quá một ngày với chủ phí không quá 100$. Người
muốn thành lập công ty ở những nước đó không phải trực tiếp đến cơ quan
đăng ký kinh doanh mà có thể uỷ quyền cho người khác hoặc chỉ cần gọi
điện thoại hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến cơ quan nói trên.
Thủ tục phiền hà và tốn kém đã làm nản lòng không Ýt các nhà đầu
tư muốn thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy họ thực hiện kinh doanh ngầm,
hoặc dưới hình thức doanh nghiệp dưới vốn pháp định có thủ tục đăng ký
kinh doanh đơn giản và Ýt tốn kém hơn nhiều.
Thực vậy theo kết quả các cuộc điều tra mới đây một phần lớn số hộ
cá thể hoạt động theo nghị định 66/hđbt ngày 2/3/1992 có quy mô khá lớn,
số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. Thực tế nói trên cho ta thấy, nhà đầu tư
trong nước đang cố lẩn tránh đăng ký kinh doanh công khai theo hình thức
công ty, góp phần tăng thêm tình trạng kinh tế ngầm. Đầu tư vừa cản trở
đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói
riêng.
2.2.2. Trong hai năm gần đây, nhờ thực hiện cải cách hành
chính thủ tục thành lập công ty (bao gồm xin phép thành lập và đăng ký
kinh doanh ) có phần đơn giản hơn. ở một số tỉnh thành phố thực hiện
phương châm một cửa, sở kế hoạch và đầu tư được chọn làm đầu mối
tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp, trực tiếp trao đổi lấy ý
kiến các sở chuyên ngành có liên quan; sau đó trình chủ tịch UBND tỉnh
ký và cấp giấy phép thành lập cho chủ đầu tư. Có thể nói cải cách nói
trên góp phần giảm nhẹ công việc cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên theo
phản ánh của một số nhà đầu tư thì họ vẫn luôn phải theo dõi quá trình

vận động của hồ sơ, tìm hiểu xem ai là người đang xử lý và giải quyết.
Qua đó họ có tác động cân thiết để công việc tiến hành theo đúng tiến
đọ và kết quả như mong muốn.
2.2.3. Theo luật công ty1990, tổ chức kinh tế Việt nam có đủ
tư cách pháp nhân, công dân Việt nam đủ 18 tuổi trở nên có đủ các điều
kiện sau đây sẽ được cấp giấy thành lập công ty (1) mục tiêu ngành
nghề kinh doanh rõ ràng, có phương án kinh doanh ban đầu, có trụ giao
dịch ổn định, (2) có vốn điều lệ phù hợp cới quy mô và ngành nghề kinh
doanh, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định do hđbt (nay là
chính phủ) quy định;(3) người quản lý và điều hành hoạt động kinh
8
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
doanh phải có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi với
một số ngành nghề .
2.2.4. Mọi người đều có thể thống nhất rằng, cả 3 điều kiện
trên đều không rõ ràng cụ thể. Tuy vậy vấn đề đáng nói hơn là liệu có
thể cụ thể hó và rõ ràng hoá được các điều kiện nói tên hay không! tiêu
chẩu nào có thể được sử dụng để xác định tính chất rõ ràng của ngành
nghề kinh doanh? Thực tiễn thi hành luật và kinh nghiệm quốc tế cho
thấy rằng không thể tìm ra câu trả lời hợp lý, có căn cứ cho câu hỏi trên.
Để lượng hoá được tiêu chuẩn thứ hai, trên thực tế, chúng ta đã áp dụng
nguyên tắc tối thiểu. Tuy nhiên kinh nghiệm những năm qua cho thấy,
không có căn cứ để xác định quy mô tối thiểu của ngành nghề kinh
doanh. Chính việc cho phép tồn tại doanh nghiệp dưới vốn pháp định đã
phủ nhận quy mô tối thiểu của hoạt động kinh doanh. Tất cả các quy
định về quy mô và ngành nghề đều mang tính chủ quan, ước đoán.
Khi tiêu chuẩn quy định không rõ ràng, không có căn cứ, thì người ta
có cơ sở để nghi ngờ về mục tiêu của nó cũng như về khả năng đạt được
mục tiêu đó. Do quy định mang tính chủ quan, ước đoán, nên nhiều ngành
nghề kinh doanh đã không được ghi trong văn bản pháp luật hoặc giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh do ngành nghề mà họ muốn kinh doanh
không được kê trong văn bản hướng dẫn thi hành luật.
2.2.5. Hướng giải quyết.
Hồ sơ cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp chỉ còn đơn đăng ký
thành lập công ty va điều lệ công ty, loại bỏ các giấy tờ còn lại cụ thể là:
2.2.5.1. Baĩ bỏ chế định xin phép thành lập công ty, chỉ còn thực
hiện đăng ký thành lập công ty.
2.2.5.2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty chỉ còn bao gồm đơn
yếu cầu đăng ký tành lập công ty và điều lệ công ty. Tất nhiên nội dung
cụ thể của đơn và điều lệ đối với từng loại công ty khác nhau là khác
nhau.
2.2.5.3. Trường hợp đơn và điều lệ được lập một cách hợp lệ,
tức là khồng trái với quy định của pháp luật, thì công ty được đăng ký
thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
2.2.5.4. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về
tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh, còn người đăng ký thành lập
doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và trung
thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh .
Đăng ký thành lập công ty là hoạt động cuối cùng của quá trình thành
lập doanh nghiệp. Trước đó, các nhà đầu tư bàn bạc, thoả thuận và nhất trí
với nhau về điều lệ công ty, chỉ định người quản luý vông ty, và các công
việc khác cân thiết như thuê trụ sở, ký một số hợp đồng mua bán khác…
9
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
Quy trình thành lập công ty như trên đây đã được áp dụng phổ biến ở
tất cả các nươc. Đây cũng là nội dung của thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp theo luật doanh nghiệp 1999. Muốn biết cụ thể hơn chúng ta hãy
cùng xem xét ở phần sau.
2.3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 1999.
2.3.1. Đăng ký kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính nhằm bảo đảm sự quản
lý nhà nước đối với việc thành lập doanh nghiệp và xác định tư cách pháp
lý kinh doanh của doanh nghiệp .
Điều 13 luật doanh nghiệp quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh bao
gồm:
− Đơn đăng ký kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ
quan đăng ký kinh doanh quy định và phải có những nội dung quy định tại
điều 1 luật doanh nghiệp (đã dẫn).
− Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp thành lập là công ty ).
Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả mọi thành viên về thành lập tổ
chức quản lý và hoạt động của công ty. Nội dung của điều lệ công ty được
quy định cho từng loại công ty (điều 10 nghị định 03/2000/NĐ-CP).
− Doanh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
có hai thành viên trở lên và công ty hợp danh) hoặc danh sách cổ đồng sáng
lập (đối với công ty cổ phần). Nội dung của các bản danh sách được quy
định tại điều 11 nghị định 03/2000/NĐ-CP(đã dẫn).
− Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải
có vốn pháp định thì hồ sơ đăng ký kinh doanh còn phaỉ có thêm văn bản
xác nhận về vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật .
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật quy định
có chứng chỉ hành nghề thì còn phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ
hành nghề đối với mét trong những người quản lý doanh nghiệp (quy định
tại điều 12 luật doanh nghiệp).
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được nép taị phòng đăng
ký kinh doanh trong sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh mà doanh nghiệp định
đặt trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp có đủ các điều kiện kinh doanh (điều 17
luật doanh nghiệp đã dẫn) thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hồ sơ
được tiếp nhận, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Kết từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh

nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh.
2.3.2. Thông báo thành lập doanh nghiệp .
10
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc cung cấp cho công chúng
những thông tin về sự ra đời của một thực thể kinh doanh là hết sức cần
thiết. Do đó luật doanh nghiệp quy định việc “công bố nội dung đăng ký
kinh doanh” là một bắt buộc đối với doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp (đã
dẫn) quy định: “trong thời hạn là 30 ngày, kế từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo địa phương hoặc
báo hàng ngày của trung ương trong ba số báo liên tiếp về các nôị dung chủ
yếu sau đây:
− Tên doanh nghiệp ;
− Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chủ nhánh, văn phòng
đại điện (nếu có);
− Mục tiêu các ngành nghề kinh doanh ;
− Vốn điều lệ …và vốn đầu tư ban đầu…;
− Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, của tất cả các thành viên sáng
lập;
− Họ tên và điạ chỉ thường trú của người đại điện theo pháp luật
của nghị định ;
− Nội dung đăng ký kinh doanh (điều 21 luật doanh nghiệp ).
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp phải công bố những nội dung thay đổi đó theo thủ tục công bè đã
quy định.
II NGÀNH NGHỀ KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ
KINH DOANH.
1. Sự cần thiết của việc đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh
nghiệp.
Người thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp phải có lĩnh vực kinh

doanh rõ ràng. Quy định điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc
quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và vai trò điều tiết,
định hướng đối với việc phát triển nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên việc đăng ký ngành nghề ở đây không bị bó buộc mà là tự
do lùa chọn ngành nghề kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối
cới việc các nhà kinh doanh, nó thể hiện ý chí, nguyện vọng, khả nănng
cũng như sở trường của họ. Trong nền kinh tế thị trường quyền tự do lùa
chọn ngành nghề kinh doanh, mô hình tổ chức kinh doanh, nhằm giả quyết
ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh thì yếu cầu này phải dưdợc pháp luật
bảo đảm yếu cầu này đã được đáp ứng tại điều 6 luật doanh nghiệp. Theo
phương pháp loại trừ , luật doanh nghiệp chỉ quy định những ngành nghề
11
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
cấm kinh doanh và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn lại, nhà
kinh doanh có quyền tự do lùa chọn.
Tuy nhiên sự “tự do” trong khuôn khổ và đi đúng pháp luật thì người
thành lập doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh khi đăng ký
kinh doanh thành lập doanh nghiệp . Vì nếu làm như vậy nhà nước sẽ quản
lý được nền kinh tế một cách chặt chẽ và dễ dàng từ đó có sự điều tiết đúng
hướng. Đồng thời cũng là để ngăn ngõa sự kinh doanh trái phép (kinh
doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm) và có sự quản lý chặt chẽ với
một số ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện, có vốn pháp định và
ngành nghề kinh doanh phải có chứng chủ hành nghề.
2. Các quy định về ngành nghề kinh doanh trong luật doanh
nghiệp 1999
Người thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp phải có lĩnh vực kinh
doanh rõ ràng . Quy định điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc
quản lý nmhà nước đối với hoạt động kinh doanh và vai trò điều tiết , định
hướng đối với việc phát triển nền kinh tế quốc dân.

2.1. Ngành nghề cấm kinh doanh .
Những ngành nghề bị pháp luật cấm kinh doanh là những ngành nghề
gây phương hại đến quốc phòng an ninh , trật tù , an toàn xã hội, truyền
thống lịch sử , văn hoá đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt nam và sức khẻo
nhân dân. Chính pủ đã cụ thể hoá 11 ngành nghề cấm kinh doanh từ điều 3
nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 bao gồm:
− Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và
phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vụ trang;
− Kinh doanh chất nổ , chất độc hại, chất phóng xạ;
− Kinh doanh chất ma tuý;
− Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ
nữ , trẻ em;
− Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
− Kinh doanh các hóa chất có tính độc hại mạnh;
− Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá , bảo
tàng;
− Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụỵ, mê tín
dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhận cách;
− Kinh doanh các loại pháo;
12
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
− Kinh doanh thực vật, động vật hoang rã đã thuộc doanh mục
điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia quy định và các loại
động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
− Kinh doanh đò chơi có hại cho giáo dục nhân cách , sức khẻo
của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh , trật tự an toàn xã hội.
2.2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy
định có điều kiện (như phải có giấy phép kinh doanh phải đảm bảo điều
kiện về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sịnh an toàn thực phẩm, quy định

về phòng cháy chữa cháy và các yêu cầu khác) thì doanh nghiệp chỉ được
kinh doanh các ngành nghề đó khi có đủ các điều kiện theo quy định (điều
4 nghị định 03/2000/NĐ-CP)
2.2.1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh các ngành nghề đó được áp dụng theo quy dịnh của các luật pháp
lệnh hoặc nghị định có liên quan. điều kiện kinh doanh được thể hiện
dưới hai hình thức sau:
− Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp ;
− Các quy định về tiêu chuẩn vệ sịnh môi trường ,vệ sinh an
toàn thực phẩm, quy định vê phòng cháy chữa cháy, trật tự an ninh xã hội,
an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh
doanh (sau đây gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).
Các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành hoặc các cấp chính
quyền địa phương ban hành mà không căn cứ vào luật, pháp lệnh, nghị
định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các
ngành nghề đó không có hiệu lực thi hành.
2.2.2. Trường hợp thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh cơ quan
đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn người thành lập doanh
nghiệp về điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bổ sung , thay đổi ngành nghề có
điều kiện htì khi đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề , cơ quan đăng ký
kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp biết về điều kiên
kinh doanh ngành nghề đó.
2.2.3. Đối với ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh ,thì
doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể từ khi cấp giấy
phép kinh doanh .
Đối với ngành nghề phải có điều kiện kinh doanh không cần giấy phép
kinh doanh thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể từ

13
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
khi đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định và cam kết thực hiện đúng
điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh .
Người thành lập doanh nghiệp và người đại điện theo pháp luật của
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng điều kiện kinh
doanh theo quy định . Nếu doanh nghiệp tiến hành hoạt độnh kinh doanh
mà không có đủ điều kiện , thì người thành lập doanh nghiệp và người đại
điện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cùng liên đới chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc kinh doanh đó.
2.3. Ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật
đòi hỏi phải có vốn pháp định thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký kinh
doanh khi có đủ vốn(điều 5 nghị định 03/2000/NĐ-CP)
2.3.1. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy
định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp (điều 3.7 luật doanh
nghiệp )
2.3.2. Các quy định pháp lý về ngành nghề kinh doanh phải có
vốn pháp định
− Ngành nghề phải có vốn pháp định , mức vốn pháp định cụ thể
, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan có
thẩm quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định được xác định
theo quy định của luật , pháp lệnh về nghị định quy định về vốn pháp định;
− Người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách
nhiệm về tính trung thực , chính xác của số vốn được xác nhận khi thành
lập doanh nghiệp và trong qua trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ;
− Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn
pháp định, thủ trưởng cơ quan xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu
trách nhiệm về tính chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập

doanh nghiệp .
2.3.3. Một số vướng mắc trong các quy định về vốn pháp định
đối với các loại hình doanh nghiệp đặc biệt.
2.3.3.1. Các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt.
Các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Hàng hoá mà họ kinh doanh
buôn bán ở đây là loại hàng hoá đặc biệt đó là tiền tệ. Các doanh nghiệp
kinh doanh đặc biệt bao gồm:
− Kinh doanh chứng khoán;
− Kinh doanh bảo hiểm;
14
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
− Kinh doanh vàng;
2.3.3.2. Quy định về vốn pháp định với cá doanh nghiệp kinh
doanh đặc biệt;
2.3.3.2.1. Doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán;
So với nhiều nước trên thế giới thì thị trường chứng khoán Việt nam
còn mới mẻ song vai trò của thị trường này đối với nền kinh tế nước ta rất
quan trọng. Bởi vậy , nhà nước phải quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh
chứng khoán , quá trình thành lập doanh nghiệp và hoạt động của doanh
nghiệp mà trước tiên là thông qua quy định về vốn pháp định . Theo quy
định tại điều 30 nghị định 48/98 thì mức vốn pháp định kinh doanh chứng
khoán của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là : 3 tỷ đồng
đối với ngành nghề kinh doanh môi giới chứng khoán ; 12 tỷ đồng với boả
lãnh phát hành , 3 tỷ đồng với ngành nghề tư vấn đầu tư chứng khoán.
Doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề thì mức vốn pháp định là tổng
mức vốn của cá ngành nghề kinh doanh thì mức vốn pháp định là tổng mức
vốn của các ngành nghề kinh doanh chứng khoán. Như vậy doanh nghiệp
chứng khoán có thể kinh doanh tất cả các lĩnh vực nếu có đủ số vốn điều lệ
không Ýt hơn 43 tỷ đồng.

Để kiểm soát số vốn của doanh nghiệp , trước khi chính thức nhận
giấy phép hoạt động, công ty chuyển toàn bộ vốn điều lệ vào tài khoản
phong toả không được hưởng lãi tại ngân hàng do UBCKNN chỉ định hiện
nay là ngân hàng đầu tư và phát triển. Số tiền này chỉ dược giải toả sau khi
công ty chính thức khai trương hoạt động. Thực tế hiện nay , vốn kinh
doanh của một số công ty chứng khoán vẫn tồn động tại ngân hàng vì thị
trường vẫn còn thiếu cơ hội để doanh nghiệp sử dụng vốn. Bởi vậy, trong
tổng số công ty đã và đang hoạt động có đến 5 công ty đăng ký kinh doanh
tất cả các lĩnh vực nhưng hầu hết trong số đó mới chỉ hoạt động trên lĩnh
vực môi giới chứng khoán, lĩnh vực tư vấn đang được triển khai.
Như vậy, từ trước khi luật doanh nghiệp được ban hành, công ty
chứng khoán đã phải đáp ứng điều kiện về mức vốn pháp định , hiện nay
quy định về mức vốn, chuyển toàn bộ vốn vào tài khoản phong toả tại ngân
hàng khi xin cấp giấy phép kinh doanh vẫn tuân theo quy định taị nghị định
48/98 không còn phù hợp với thực tế . Thiết nghĩ , cần sớm sửa đổi , bổ
sung phù hợp.
2.3.3.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .
Kinh doanh bảo hiểm cũng là một ngành nghề đặc biệt vì hoạt động
bảo hiểm gắn chặt với quyền lợi Ých của chủ thể tham gia bảo hiểm . Bởi
vậy , song song với việc quản lý nhà nước trong qua trình hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm , việc quản lý tài chính từ khi thành lập doanh
nghiệp là yếu tố quan trọng. Theo quy định tại điều 4 nghị định 43/2001,
15
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm ghi nhận họ là 140 tỷ đồng
Việt nam hoặc 10 triệu usd; mưc vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm
là 4 tỷ đồng Việt nam hoặc 300000 usd. Nhưng doanh nghiệp bảo hiểm
được thành lập, tổ chức hoạt động trươc ngày luật kinh doanh bảo hiểm có
hiệu lực (1.4.2001) có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nói trên
trong thời hạn 3 năm phải bổ sung đủ cốn điều lệ theo quy định.

Tuy nhiên, tại điều 60 luật kinh doanh bảo hiểm quy định doanh
nghiệp không được cùng đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ tai nạn con ngừơi bổ trợ cho bảo hiểm
nhân thọ.
Đơn giản hơn doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán phải xin giấy
phép hoạt động và giấy chứng nhận đăng ký . Doanh nghiệp bảo hiểm xin
cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động tại bộ tài chính- đây
đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . Sau khi được cấp giấy
phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động doanh nghiệp phải sử dụng số
tiền bằng 5% mức vốn pháp định trong số vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại
ngân hàng thương mại hạot động tại Việt nam. Số tiền này chỉ được rút
toàn bộ khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
2.3.3.2.3. Doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Kinh doanh vàng cũng là một trong số những ngành nghề kinh doanh
có mức vốn pháp định. Theo quy định tại điều 8,9,12 nghị định 177/99 về
quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì mức vốn pháp định của doanh
nghiệp sản xuất vàng trang sức là 3 tỷ đồng Việt nam (ở hn và tphcm) hoặc
1 tỷ đồng ở thành phố khác; sản xuất vàng là 50 tỷ đồng ; xuất nhập khẩu
vàng là 5 tỷ đồng tuy nhiên, thông tư số 07/2000 ngày 28.4.2000 của bộ tài
chính hướng dẫn vấn đề tài chính của doanh nghiệp kinh doanh vàng thì
mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do tất cả các thành viên tự xác định và
thông qua . Dường như pháp luật đã dơ cao đánh khẽ đối với doanh nghiệp
kinh doanh vàng.
2.4. Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
2.4.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề .
Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 4 điều 6 luật doanh nghiệp là
văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho
cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp một ngành
, nghề nhất định.

Các chứng chỉ hành nghề đã cấp cho tổ chức đều hết hiệu lực (khoản 1
điều 6 nghị định 03/2000/NĐ-CP)
2.4.2. Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành
nghề bao gồm:
16
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
− Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
− Kinh doanh dịch vụ hám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
− Kinh doanh dịch vụ thó y và kinh doanh thuốc thó y;
− Kinh doanh dich vụ thiết kế công trình;
− Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
− Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán .
2.4.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề quy
định tại khoản 2 điều 6 nghị định 03/2000/NĐ-CP thì việc đăng ký kinh
doanh phải có thêm điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định
dưới đây:
− Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần , mét
trong số những người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 12
điều 3 luật doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề .
− Đối với công ty hợp danh, tất cả các thành viên hợp doanh
phải có chứng chỉ hành nghề ;
− Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp hoặc giám
đốc quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề .
3. Sự đổi mới chế độ ngành nghề kinh doanh quy định trong luật
doanh nghiệp 1999 so với luật trước đó.
Theo luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 thì các quy định
về ngành nghề kinh doanh rất hạn chế làm hạn chế nhiều quyền kinh doanh
của công dân. Bao gồm:
− Các lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh doanh ;
− Các loại ngành nghề mà các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh muốn kinh doanh phải theo mét quy chế riêng;
− Các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà ngoài quy chế
chung còn có các quy định riêng về quy chế hành nghề.
(quy định cụ thể trong nghị định 221/hđbt và 222/hđbt ngày
23.7.1997)
Điều 11 luật công ty 1990 (d 5 luật doanh nghiệp tư nhân) có quy định
ngoài ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh . Việc thành lập doanh
nghiệp trong các ngành nghề dưới đây phải được chủ tịch hội đồng bộ
trưởng giấy phép kinh doanh cho phép:
− Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc hại;
− Khai thác các loại khoáng sản quý;
17
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
− Sản xuất và cung ứng điện nước có quy mô lớn;
− Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền tin, dịch vụ bưu
chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản;
− Vận tải viễn dương, vận tải hàng không;
− Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
− Du lịch quốc tế.
Từ đó có thể thấy việc quy định cá ngành nghề kinh doanh trong các
luật trước rất hạn hẹp và nhiều quy định phức tạp rắc rối.
Nhưng khi luật doanh nghiệp được ban hành đã mở rộng rất nhiều
ngành nghề kinh doanh tạo ra nhiều khả năng kinh doanh cho con người
đảm bảo được quyền tự do kinh doanh theo quy định của hiến pháp 1992 (d
57).
Vậy quyền tự do kinh doanh đó được thể hiện thế nào trong vấn đề
ngành nghề kinh doanh .
Quyền tù do lùa chọn ngành nghề và tự do thành lập doanh nghiệp với
thủ tục giản đơn và thuận tiện đã được quy định cụ thể trong luật doanh
nghiệp . khi quyền sở hữu được đảm bảo nghĩa là nền tảng của quyền tự do

kinh doanh được thiết lập thì hành động tiếp theo đối với nhà doanh nghiệp
kinh doanh là họ phải suy nghĩ để quyết định kinh doanh trong lĩnh vực
nào, ngành nghề và lùa chọn mô hình kinh doanh (thành lập doanh nghiệp )
thích hợp.
Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà kinh doanh , nó thể
hiện ý chí ,nguyện vọng, khả năng cũng như sở trường của họ trong nề kinh
tế thị trường, quyền tự do lự chọn ngành nghề kinh doanh , mô hình tổ chức
kinh doanh nhằm giả quyết ba vấn đề cơ bản :sản xuất cái gì? sản xuất cho
ai? sản xuất như thế nào? để đảm bảo quyền tự do kinh doanh thì yếu cầu
này phải được pháp luật đảm bảo yêu cầu này đã được đáp ứng tại điều 6
luật doanh nghiệp . theo phương án loại trừ , luật doanh nghiệp chỉ quy
dịnh những ngành nghề cấm kinh doanh và những ngành nghề kinh doanh
có điều kiện còn lại nhà kinh doanh có toàn quyền tự do lùa chọn.
Đây là điều tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp ở nước ta bởi vì chúng ta
đang hướng tới “những ngành nghề cấm kinh doanh là những ngành nghề
gây phương hại đến quốc phòng , an ninh trật tự an toàn xã hội, truyền
thống, lịch sử , văn hoá , đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt nam và sứ khẻo
nhân dân. Ngành nghề cấm kinh doanh được cụ thể hó tại điều 3 nghị định
03/2000/NĐ-CP ngày 3.2.2000 của chính phủ bao gồm 11 ngành nghề .
Xoá bỏ vốn pháp định đối với đa số các ngành nghề . Trước đây ,theo
luậ công ty và luật doanh nghiệp tư nhân, một trong những điều kiện được
phép thành lập doanh nghiệp là phải có đủ vốn pháp định. Song trên thực tế
18
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
quy định này mang tính hình thức và đã gây trở ngại đối với nhà đầu tư.
Việc luật doanh nghiệp bỏ quy định về vốn pháp định (trừ một số ngành
nghề đặc biệt) đã đem lại những động thái tích cực, tạo ra thủ tục đơn giản
trong việc thành lập doanh nghiệp .
Bởi lẽ quy định về vốn pháp định không phát huy được tác dụng như
mong muốn của chủ thể quản lý. Nhà kinh doanh có nhiều thủ thật để vô

hiệu hoá quy định này. Quy định vốn pháp định còn tác động không tốt tới
những người Ýt vốn nhưng giới kinh doanh , đam mê kinh doanh . Hơn
nữa , việc quy định vốn pháp định còn gây tốn kém thì giê cho nhà kinh
doanh, để tạo điều kiện cho tiêu cực từ phía cơ quan công quyền.
19
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
III THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH HIỆN NAY
1. Thiết lập sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và các nhà
đầu tư.
1.1. Khuyến khích dân cư trực tiếp đầu tư vốn kinh doanh . Luật
doanh nghiệp có các quy định khuyến khích dân cư trực tiếp đầu tư vốn
để kinh doanh , mở rộng quy mô ngành nghề bằng cách bổ sung thêm
các loại hình doanh nghiệp để đầu tư lùa chọn đồng thời tạo cơ sở pháp
lý nhà đầu tư ngầm và phân bố rủi ro một cách hợp lý trong quá trình
kinh doanh . Đặc biệt , trong luật này nhà nước thừa nhận và cho phép
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, điều này chứng
tỏ các quy định có tính chất ràng buộc điều kiện đối với các công ty
trách nhiệm hữu hạn đã được cởi bỏ bớt. Điều này cũng có nghĩa là
trách nhiệm và quyền tự chủ cá nhân của người sản xuất kinh doanh là
đã được đề cao. Nhà nước cũng cho phép một số loại hình dịch vụ đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường , đáp ứng nhu cầu nhân dân.
Luật doanh nghiệp quy định loại hình công ty hợp danh là nhằm huy
động nguồn lực của những người có trình độ chuyên mô . Có uy tín nghề
nghiệp. Đây là vă bản pháp luật và cũng là nguồn động viên lớn đối với đội
ngò trí thức mới ra đời.
1.2. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời .
1.2.1. Việc mở rộng ngành nghề đã tạo điều kiện cho nhiều
doanh nghiệp ra đời.
Dùa trên nguyên tắc doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả những

ngành nghề mà pháp luật không cấm, bởi vậy công ty trách nhiệm hữu hạn
kinh doanh và bảo vệ với ngành nghề kinh doanh : dịch vụ điều tra dân sự
đã ra đời . Tuy nhiên sự nhất quán pháp luật lại không được bao lâu vì ngày
25.4.2001, nghị định số14/NĐ-CP vì quảnlý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, tại
điều 4 quy định “nghiêm cấm thành lập doanh nghiệp để tiến hành các hoạt
động điều tra bí mật “tiếp theo, thông tư số 07/20001/bkh-tctk ngày
1.11.2001 hướng dẫn ngành nghề kinh doanh sử dụng đăng ký kinh doanh
không bao gồm dịch vụ điều tra dân sự. Vậy là doanh nghiệp kinh doanh
và bảo vệ đã được cấp đăng ký kinh doanh đã hoạt động có hiệu quả theo
đúng pháp luật giời đây dường như là doanh nghiệp ngoài vòng pháp luật ,
“nếu không có luật doanh nghiệp chúng tối đã không thể ra đời, ông giám
đốc công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh bảo vệ đã thốt lên, nhưng theo
nhu cầu thực tế hiện nay, nhà nước cần sớm ban hành văn bản quy định về
dịch vụ điều tra dân sự để bảo đảm sự nhất quán , của quản lý nhà nước
tạo ra hành lang pháp lý dảm bảo sự ổn định, công bằng cho doanh nghiệp
hoạt động”
20
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
1. Cải cách thủ tục hành chính-nhân tố quan trọng phát huy nội
lực, hoàn thiện môi trường kinh doanh .
Luật doanh nghiệp đã được đi vào đời sống kinh tế xã hội nước ta một
cách khá toàn điện, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực
chính trị xã hội, đối ngoại, và là bước đột phá về cải cách hành chính.
Những kết quả nổi bật thể hiện cô thể ở một số điều sau đây.
Sè doanh nghiệp mới thành lập tăng lên nhanh chóng. Theo kết quả
thống kê của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương , đến cuối năm
2000, đã có khoảng 13500 doanh nghiệp mới được thành lập theo luật
doanh nghiệp với số vốn đăng ký khoảng 13000 tỷ đồng (tương đường 900
triệu usd) chủếm khoảng 10% vốn đầu tư của toàn xã hội, tăng hơn gấp 3
lần số doanh nghiệp thành lập năm 1999 (là 3601, với số vốn đăng ký gần

5900 tỷ đồng ). Điều đáng lưu ý là đã cóp hơn 500 công ty cổ phần được
thành lập nhiều hơn toàn bộ các công ty cổ phần được thành lập trong 9
năm qua. Ngoài ra đã có 2 công ty hợp danh được thành lập. Đây là loại
hình tổ chức kinh doanh mới xuất hiện lần đầu ở nước ta.
Sè doanh nghiệp mới được thành lập chủ yếu vẫn tập trung ở các
thành phố lớn. Hơn 70% là ở hà nội và thành phố hồ chí minh. Các tỉnh
miền núi, vùng sâu , vung xa như bắc cạn, lai châu, hà giang…trong thời
gian 9 năm (1991-1999) trước khi có luật doanh nghiệp số lượng doanh
nghiệp thành lập không đáng kể thì trong năm qua đã có hàng chục doanh
nghiệp mới ra đời.
Vì ngành nghề kinh doanh đăng ký thì số doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh trong nông lâm nghiệp, thuỷ sản và khai khoang chủếm khoảng 7%,
công nghiệp chế biến chủếm 3% khách sạn, nhà hàng 3%, thương mại, sửa
chữa sẽ và đồ dùng sinh hạot 32%; dịch vụ khác 22%. So với trước đây đã
có nhưng thay đổi đáng lưu ý , doanh nghiệp dần dần chuyển sang các
ngành sản xuất và chế biến nôn lâm nghiệp và một số dịch vụ mới (như
phát hành báo chí, tin học…) xuất hiện nhiều hơn. Trong khi đó lĩnh vực
khách sạn nhà hàng đã giảm một cách đáng kể (3% so với 13% trước đây).
Sè doanh nghiệp mới được thành lập với số vốn đăng ký bằng tiền mặt
chủếm đa sè . Do luật đã bãi bá đòi hỏi vốn pháp định một cách phổ biến
đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường cho nên có thể nói đây là
số vốn thực, không phải là vốn giả tạo như thời kỳ trước phần đầu tư bằng
hiện vật chỉ là chuyển tài sản từ dạng phi sản xuất không sịnh lợi sang đầu
tư sinh lợi.
Việc râ đời nhiều doanh nghiệp đã góp phần thêm công ăn việc làm và
thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần không nhỏ giải quyết nhiều
vấn đề xã hội bức xúc. Theo báo cáo của hơn 40 sở kế hoạch và đầu tư, thì
mỗic doanh nghiệp mới thành lập đã sử dụng bình quân 20 lao động, thu
nhập bình quân lao động khoảng 300-400 ngàn đồng/tháng ở khu vực nông
21

ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
thôn và từ 500-700 ngàn đồng /tháng ở khu vực thành thị. Như vậy, số
doanh nghiệp mới ra đời trong năm qua (2000) đã tạo ra khoảng 250000
chỗ làm việc mới. Đó là chưa kể đến việc làm được tạo ra từ hàng chục
ngàn hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký trong cả nước và các lao động cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp mới ra đời chưa được thống kê đầy đủ.
Có thể nói rằng , các doanh nghiệp mới ra đời theo luật doanh nghiệp và
các hộ kinh doanh cá thể đã và đang là nguồn chủ yếu tạo ra chỗ làm việc
mơí cho người lao động, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống
và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội.
Việc thực hiện luật doanh nghiệp thực sự là một khâu đột phá, đồng
thời là một nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính. Cơ chế
“xin cho” một đặc điểm của thời kỳ chuyển đổi đã bước đầu thu hẹp. Theo
điều tra mới đây của phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, thời gian
cần thiết để thành lập doanh nghiệp trước năm 2000 là 98 ngày thì ngày
nay xuống còn 7 ngày, nhiều nơi đã rút xuống còn 2 ngày, so với thời hạn
15 nagỳ theo luật định. Chi phí bằng tiền để thành lập doanh nghiệp còn
550 ngàn đồng . Như vậy, nhờ đơn giản hoá thủ tục các cơ quan quản lý
nhà nước đã tiết kiệm cho các doanh nghiệp mới được thành lập trong năm
khoảng 80 tỷ đồng chi phí. Việc thủ tướng chính phủ bãi bỏ 84 loại giấy
phép con đã tiết kiệm trung bình cho mỗi doanh nghiệp hàng năm 4,5 triệu
đồng và 21 ngày đối với người điều hành doanh nghiệp .
Tiếp theo ngaỳ 11/8/2000 chính phủ ban hành nghị định
số30/2000/NĐ-CP về việc baĩ bỏ 27 giấy phép kinh doanh và chuyển đổi
nội dung 34 giấy phép khác thành điều kiện kinh doanh . Công việc này
đang được tiếp tục nhằm tạo ra con đường thông thoáng , rộng mở cho các
nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình . Đồng thời luật
doanh nghiệp đã hoàn thiện một bước chế độ đăng ký kinh doanh theo
hướng đơn giản hoá các thủ tục, rút gọn tới mức tối đa hồ sơ đăng ký .
Nguyên tắc mới trong thủ tục đăng ký là cơ quan đăng ký kinh doanh

không được đòi hỏi thêm các giấy tê , hồ sơ ngoài các quy định trong luật
doanh nghiệp .
2. Những bất cập còn tồn tại trong các quy định về ngành nghề
kinh doanh trong đăng ký kinh doanh .
2.1. Một số tồn tại trong quy định về chủ thể nhận giấy phép kinh
doanh .
2.1.1. Chưa xác định rõ mục đích cấp các loại giấy phép hành
nghề nên quy định về chủ thể được nhận các loại giất phép hành nghề
cũng chưa được rõ ràng. Hiện tại chưa phân biệt rõ chủ thể được nhận
các loại giấy phép hành nghề cấp cho doanh nghiệp là mmột chủ thể
kinh doanh hay cấp cho người trực tiếp quản lý điều hành cho người
hành nghề, cho phương tiện, địa điểm hay cấp cho sản phẩm. Ví dụ: số
22
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
thương mại cấp giấy chứng nhạn đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu là
tên doanh nghiệp nhưng trên thực tế là cấp cho từng trạm bán xăng dầu.
2.1.2. Đối tượng nhận giấy phép , được quyền xin phép kinh
doanh quá hạn chế.
Theo quy định trong quy chế lưu hành kinh doanh phim, băng hình ,
đĩa nhạc, bán và cho thuê xuất bản phẩm, hoạt động văn hoá và dịch vụ văn
háo nơi công cộng, quảng cáo, viết đặt biển hiệu ban hành kèm theo nghị
định số 87/cp ngày12.12.1995 của chính phủ có quy định: các đơn vị được
quyền xin phép và được cấp phép nhân bản băng đĩa gồm:
− Các hãng sản xuất phim;
− Công ty xuất nhập khẩu, phát hành phim Việt nam;
− Các công ty hoặc trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh
thành phố trực thuộc trung ưng;
− Các cơ sở được cấp phép sản xuất băng hình ca nhạc, băng
hình karaoke, thể thao, mốt thời trang, giáo khoa, dạy ngoại ngữ, các đơn vị
sản xuất, phát hnành phim, băng đĩa hình.

Như vậy đối tượng được quyền xin hép (chưa nói đến được cấp là quá
hẹp không phù hợp với quyền tự do kinh doanh . Theo quy định của bộ văn
hoá thông tin thì để được nhân bản băng đĩa hình trước hết phải xin phép
sao bản băng đĩa hình tiếp đó xin phép nhân bản băng đĩa hình; sau đó đến
đăng ký kinh doanh . Quy định này trái với quy định tai khoản 2 điều 17
luật doanh nghiệp: đăng ký kinh doanh trước , sau đó đến thực hiện các
điều kiện kinh doanh kể cả đối với sản xuất băng đĩa hình và nhận bản
băng đĩa hình, nếu đó là loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2.1.3. Một số loại giấy phép kinh doanh có quy định về đối
tượng rất bất hợp lý, trái với quy định của luật doanh nghiệp và quy
định pháp luật khác có liên quan.
Chẳng hạn trong quy chế lưu hành kinh doanh phim, băng đĩa hình ,
đĩa nhạc, bán và cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá nơi công
cộng; quảng cáo , viết đặt biển hiệu ban hành kèm theo nghị định 87/cp
ngày 12.12.1995 của chính phủ có quy định việc cấp giất phép mở cửa
hàng bán băng hình đối với các đơn vị đã sản xuất và phát hành băng hình ,
đĩa hình.
Theo quy định này đối tượng được quyền mở cửa hàng bán và cho
thuê băng hình bi hạn chế quá mức. Chỉ có người sản xuất vâ phát hành
băng đĩa hình mới có quyền mở rộng cửa hàng để bán và cho thuee. Về mặt
pháp lý , quy định này đi ngược lại các quy định của luật doanh nghiệp và
các vănbản pháp luật khác có liên quan. Về mặt thực tế thương mại vì trong
thực tế người sản xuất khôgn nhất thiết phải là người bán hangf và nược lại.
23
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
Hơn nữa , người co quyền sản xuất thì dương nhiên là có quyền bán
và cho thuê sản phẩm của mình; khi bán họ phải mở thêm cửa hàng thuê
hoặc xây dựng thêm kho là chuyện đương nhiên, tại sao lại phải bắt họ xin
phép một lần nữa. Theo các quy định này thì ngay cả phương thức bán
hàng đối với người sản xuất cũng bị khống chế, họ không được quỳên mở

đại lý , chỉ được quyền bán cho người tiêu dùng cuối cùng chứ không được
bán cho người trung gian môi giơí.
Những quy định trên đây hoàn toàn không phùi hợp với cuộc sống
hàng ngày. Do vậy , sẽ không được tuân thủ trên thực tế mà chỉ được thực
hiện một cách hình thức.
2.1.4. Việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong một sô ngành
nghề chưa có quy định cụ thể về hồ sơ, rtrình tự, thủ tục điều kiện,đối
tượng cấp chứng chỉ hành nghề mặc dù luật doanh nghiệp và một sô văn
bản pháp luật khác quy định phải có.
Theo quy định tai khoản 4 điều 6 luật doanh nghiệp và điều 6 nghị
định số 03/2000/NĐ-CP thì có 6 ngành nghề kinh doanh dòi hỏi phải có
chứng chỉ hành nghề . Đối với 6 ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ
hành nghề của người đăng ký kinh doanh phải có trước khi đăng ký kinh
doanh và là một trong những loại giâý tờ tạo thành hồ sơ đăng ký kinh
doanh . Tuy vậy , trong thời gian qua kể từ khi luật doanh nghiệp có hiệu
lực pháp luật , các bộ, ngành có liện quan đêù ban hành quy chế quy định
về hồ sơ ,trình tự thủ tục điều kiện đối tượng được cấp chứng chỉ hành
nghề và cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề . Điều này đã gây
khó khăn cho các đối dượng muốn hoạt động trong ngành nghề đòi hỏi phải
có chứng chỉ hành nghề . Do chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nên việc
đăng ký kinh doanh cho các ngành nghề đó ,đặc biệt là dịch vụ pháp lý,dịch
vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm ,dịch vụ thó y và kinh doanh
thuốc thó y, dịch vụ thiết kế công trinhg …vẫn chưa được thực hiện như
quy định của luật doanh nghiệp .
2.1.5. Cản trở gây khó khăn cho một số đối tượng muốn xin
cấp giấy chứng chỉ hành nghề để hạot động một số ngành nghề mà pháp
luật không cấm.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện như dịch vụ tư
vấn đòi nợ, dịch vụ thám tử tư, điều tra dư luận xã hội, tư vấn tình yếu…
do chưa có chủ trương cua chính phủ, cơ quan đăng ký kinh doanh ở một

số địa phương đã chần chừ, chờ hỏi ý kiến của các cơ quan liên quan hoặc
từ chối cấp giấy chứng chỉ hành nghề ,mặc dù theo quy định của pháp luật
thì đó không phải là những ngành nghề cấm kinh doanh . Chính điều này
đã cản trở , gây khó khăn cho một số đối tượng muốn xin cấp giấy chứng
chỉ hành nghề để hoạt động trong các ngành nghề này. Những vấn đề nói
trên cho thấy , do những cản trở của một số cán bộ công chức nhà nước nên
24
ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH DOANH
tư tưởng doanh nghiệp đựơc kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp
luật không cấm theo quy định của pháp luật doanh nghiệp vẫn chưa được
thực hiện đầy đủ trên thực tế điều này làm cho:
Luật pháp , chính sách của nhà nước không thực hiện thống nhất qua
đó làm giảm lòng tin vào giới kinh doanh vào nhà nước cũng như hiệu lực
của quy định pháp luật ; làm giảm sự nhiệt tình hưởng ứng của họ trước
những chủ trương đổi mới của đảng và nhà nước.;
Hạn chế tính năng động , sáng tạo xcủa các nhà đầu tư trong hoạt
động kinh doanh , qua đó góp phần hạn chế sự phát triển năng động và
sáng tạo chung của xã hội;
Hạn chế huy động và phát huy tối đa các nguồn lực, hạn chế tạo thêm
công ăn việc làm mới, tăng thu nhập , cải thiện đời sống.
Ngày 02/03/2000 bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư đã ký ban hành
thông tư số 03/2000/tt-Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường hướng dẫn
đăng ký kinh doanh theo quy định tại số 02/2000/NĐ-CP. Nhì chung , đến
nay công tác đăng ký kinh doanh , thành lập doanh nghiệp mới với những
thay đổi theo hướng đơn giản hoá nội dung đăng ký kinh doanh đã được
tiến hành tương đối thuận lợi và được đánh giá cao. Số lượng doanh nghiệp
đăng ký và thành lập doanh nghiệp mới ,thay đổi nội dung đăng ký như bổ
xung thêm vốn , mở thêm chi nhánh , văn phòng đại diện, bổ xung thêm
ngành nghề kinh doanh đã tăng thêm gấp 2 đến 3 lần so với cùng thời kỳ
các năm trước . Tính đến nay ở hà nội đã có hơn 300 doanh nghiệp ,ở

tphcm có hơn 900 doanh nghiệp , tphp có 230 doanh nghiệp ,trong đó có 1
công ty hợp danh mới thành lập.
Tuy vậy , trong công tác đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng chỉ
hành nghề cho các chủ thê vẫn còn gặp phải một số khó khăn cản trở sau:
Trước đây ,một số bộ ngành uỷ ban nhân dân một số tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương đã ban hành lệnh tạm thời chỉ cho phép thành lập
doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh trong một số ngành nghề kinh doanh
như: Du lịch lữ hành nội địa, du lịch vận tải hàng hải, sản xuất và lắp đặt
thiết bị phòng cháy chữa cháy vận tải hành khách công cộng bằng ftắc xi,
kinh doanh dịch vụ pháp lý…theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và
nghị định hướng dẫn thi hành thì tất cả các lệnh tạm thời trên đều hết hiệu
lực thi hành và từ ngày nay các bé , ngành , uỷ ban nhân dân các cấp không
có quyền ban hành lệnh tạm thời ngừng cấp đăng ký kinh doanh trong một
số ngành nghề như thời gian qua. Tuy vậy , trên thực tế một số lệnh nói
trên vẫn được các cơ quan áp dụng. Do đó doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh các ngành nghề nói trên đã bị từ chối cấp giáy chứng chỉ hành nghề
hoặc giấy chứng nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh . Chẳng hạn , ngày
20/3/2000, cục đường bộ thuộc bộ giao thông vận tải hành khách bằng xe
tắc xi trong thành phố do phó cục trưởng ký chỉ đạo sở giao thông công
25

×