Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

luận án tiến sĩ dược học Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng Vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


LÊ VÂN ANH

THỬ NGHIỆM CAN THIỆP CỦA DƯỢC SỸ LÂM SÀNG
VÀO VIỆC SỬ DỤNG VANCOMYCIN NHẰM ĐẢM BẢO
HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN TRONG ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 62720405

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC



Hà nội, 2015


Công trình được hoàn thành tại : ………………………………
…………………………………………………………………
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền


Phản biện 1 : …………………………………………
…………………………………………


Phản biện 2 : …………………………………………
…………………………………………
Phản biện 3 : …………………………………………
…………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại :
…………………………………………………
Vào hồi ………… giờ……….ngày……….tháng…… năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện : Thư viện Quốc gia VN
Thư viện trường ĐH Dược HN
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

1. Lê Vân Anh, Lương Thuý Lan, Hoàng Thị Kim Huyền,
(2013), “Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh
viện Bạch Mai ”, Tạp chí Dược học, số 451, trang 6-12
2. Lê Vân Anh, Lương Thuý Lan, Hoàng Thị Kim Huyền,
(2013), “Phân tích tình hình sử dụng vancomycin tại Bệnh
viện Bạch mai”, Tạp chí Dược học, số 452, trang 14-18.
3. Lê Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huyền, Nguyễn Thị Liên
Hương, (2013), “Đánh giá khả năng đạt chỉ số AUC/MIC mục
tiêu trên bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng tại Bệnh viện Bạch
Mai”, Tạp chí y học thực hành, số 10, trang 91-94.
4. Lê Vân Anh, Đỗ Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Hồng Thuỷ,
Nguyễn Thị Liên Hương, (2014), “Đánh giá tác động của hoạt
động Dược lâm sàng trong sử dụng vancomycin tại Bệnh viện
Bạch mai”, Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, số 4/2014,
trang 139-143









1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển nhanh chóng hiện nay của nền y học trên
thế giới, việc kê đơn hoàn toàn do bác sỹ quyết định đã trở thành
gánh nặng với bác sỹ điều trị, đặc biệt hiện nay xu hướng mới trong
việc áp dụng các chỉ số dược động học, dược lực học để tối ưu hoá
hiệu quả điều trị. Sự có mặt của dược sỹ lâm sàng hỗ trợ cho bác sỹ
trong việc ra quyết định sử dụng thuốc có ý nghĩa quan trọng trong
việc cải thiện chất lượng điều trị. Vancomycin là kháng sinh được
đưa vào sử dụng từ những năm 60, tuy nhiên hiện nay vancomycin
vẫn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng
kháng methicillin (MRSA) và cầu khuẩn ruột kháng ampicillin.
Trước thực trạng vi khuẩn kháng thuốc đang gia tăng trên phạm vi
toàn cầu, để sử dụng vancomycin hiệu quả và an toàn, các hướng
dẫn sử dụng vancomycin đã có sự thay đổi, trong đó ứng dụng các
thông số dược động học để tối ưu hoá hiệu quả điều trị, hạn chế gia
tăng đề kháng và hạn chế độc tính được đồng thuận rộng rãi. Tuy
nhiên, tại Việt Nam nói chung cũng như tại Bệnh viện Bạch mai nói
riêng chưa có hướng dẫn mới nào được đưa ra. Vì vậy, vai trò của
DSLS trong việc đánh giá sử dụng vancomycin đề từ đó xây dựng

hướng dẫn sử dụng vancomycin và nghiên cứu các thông số dược
động học, dược lực học, lựa chọn thông số PK/PD phù hợp để áp
dụng trong giám sát điều trị nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn khi
sử dụng vancomycin là cần thiết.
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
2.1 Mục tiêu của luận án
1. Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh viện Bạch Mai.

2
2. Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng
vancomycin tại một số khoa lâm sàng.
2.2. Nội dung luận án
- Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
với các nội dung:
+ Chỉ định, liều dùng, cách dùng, giám sát điều trị.
+ Nồng độ đáy, giá trị MIC vancomycin với tụ cầu vàng và
khả năng đạt chỉ số AUC/MIC mục tiêu trên bệnh nhân nhiễm tụ cầu
vàng.
- Xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin
- Can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng vancomycin theo
hướng dẫn sử dụng đã được ban hành.
3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
- Với mục tiêu khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh viện
Bạch Mai, xác định các thông số Dược động học của thuốc cùng với
độ nhạy cảm của tụ cầu vàng gây bệnh để dự đoán khả năng đạt
thông số PK/PD mục tiêu từ đó xây dựng hướng dẫn sử dụng, triển
khai can thiệp Dược lâm sàng có ý nghĩa thực tiễn, tính thời sự trong
thực hành lâm sàng. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp hình ảnh sử dụng
vancomycin, phát hiện những tồn tại về chỉ định, chế độ liều, cách
dùng thuốc và giám sát điều trị, xây dựng hướng dẫn điều trị và triển

khai can thiệp có thể thực hiện tại khoa phòng của dược sỹ lâm sàng,
làm cơ sở nhân rộng và áp dụng thường qui các hoạt động này để
nâng cao hiệu quả sử dụng vancomycin đảm bảo hợp lý, an toàn.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Lần đầu tiên khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin một
cách toàn diện tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả khảo sát cũng đã chỉ
ra những tồn tại trong chỉ định kháng sinh, về liều dùng, cách sử

3
dụng và giám sát điều trị. Kết quả khảo sát thực trạng giúp bệnh viện
đưa ra các biện pháp để sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.
2. Lần đầu tiên xây dựng được hướng dẫn sử dụng
vancomycin và qui trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại
Bệnh viện Bạch Mai với vai trò tham gia trực tiếp của dược sỹ lâm
sàng. Đặc biệt, sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo đã xây
dựng được đích nồng độ đáy đảm bảo hiệu quả điều trị, hạn chế gia
tăng đề kháng và hạn chế độc tính dựa trên các thông số dược động
học của bệnh nhân phù hợp với mức độ nhạy cảm của vi khuẩn hiện
nay tại bệnh viện. Kết quả này là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu
cỡ mẫu lớn hơn làm căn cứ xây dựng hướng dẫn điều trị tại các cơ
sở y tế khác trong cả nước và đưa vào áp dụng thường qui việc giám
sát điều trị bằng nồng độ thuốc trong máu, một qui trình thường qui
bắt buộc khi sử dụng vancomycin trong điều kiện thực tế tại Việt
Nam nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bằng tiếp cận can thiệp của
Dược sỹ lâm sàng.
3. Lần đầu tiên áp dụng được một mô hình hoạt động của
dược sỹ lâm sàng can thiệp dựa vào hướng dẫn sử dụng tại bệnh viện
và bước đầu đánh giá được hiệu quả của mô hình can thiệp này, mở
ra một hướng đi mới cho ngành Dược lâm sàng còn non trẻ ở Việt
Nam.

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Gồm 114 trang, 36 bảng, 17 hình, 119 tài liệu tham khảo
bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bố cục như sau: đặt vấn đề 2 trang;
tổng quan 27 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang;
kết quả nghiên cứu 34 trang; bàn luận 32 trang; kết luận và kiến nghị
3 trang.


4
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Đã tổng hợp và đánh giá thông tin liên quan đến
vancomycin, mối liên quan giữa dược động học, dược lực học của
vancomycin và vai trò của dược sỹ lâm sàng trong việc đảm bảo sử
dụng vancomycin hợp lý, an toàn.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ứu để giải quyết mục tiêu 1
2.2.1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu khảo sát thực
trạng sử dụng vancomycin
* Đối tượng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
256 b nh nhân có ại bệnh viện
Bạch mai từ 1/1/2011 đến 31/12/2011
: bệnh nhân điều trị nội trú có sử dụng
vancomycin.

- Bệnh nhân nhi (<16 tuổi). Bệnh nhân có thời gian sử dụng
vancomycin < 3 ngày. Bệnh nhân có tiến hành lọc máu chu kỳ. Bệnh
nhân không tìm thấy bệnh án lưu trữ
*Phương pháp nghiên cứu
- ắt ngang b nh án của b nh nhân sử dụng

vancomycin.

- Đ
- Đặc điểm vi khuẩn
- Đ : chỉ định trong điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn. Chế độ ờng dùng và cách dùng
- Giám sát sử dụng vancomycin: các tác dụng không mong muốn

5
2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu khảo sát giá trị
MIC của vancomycin với tụ cầu vàng tại bệnh viện Bạch mai
*Đối tượng nghiên cứu , mẫu nghiên cứu
177 chủng tụ cầu vàng phân lập được trên các bệnh phẩm
của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch mai trong thời gian từ
11/2011-12/2012.
* Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu cắt ngang giá trị MIC của vancomycin trên các chủng
tụ cầu vàng.
+ Chỉ tiêu nghiên cứu: phân bố giá trị MIC của vancomycin, MIC
90
của vancomycin với tụ cầu vàng.
ứu khảo sát nồng độ
vancomycin trong máu và đánh giá khả năng đạt AUC
0-24
/MIC
mục tiêu
*Đối tượng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
58 bệnh nhân có kết quả phân lập vi khuẩn là tụ cầ
ảng thời gian từ 11/2011 –
12/2012.

+
- B nh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn và có kết quả
phân lập vi khuẩn gây bệnh là tụ cầu vàng được sử dụng vancomycin
đường truyền tĩnh mạch quãng ngắn.

- Bệnh nhân nhi (<16 tuổi). B nh nhân có khả
. B
ền tĩnh mạch ngắt
quãng. B


6

* Phương pháp nghiên cứu
- ắt ngang
- ấ đáy (C
trough
) và 30
bệnh nhân trong số đó được lấy thêm một mẫu máu để xác định
nồng độ
peak
)
-
- Nồng độ đáy của vancomycin trong mẫu nghiên cứu:
+ Nồng độ đáy theo hệ số thanh thải creatinin
+ Tỷ lệ % bệnh nhân đạt giá trị AUC
0-24
/MIC ≥ 400
ứu để giải quyết mục
tiêu 2

2.2.2.1. Phương pháp xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin
Xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin với 5 nội dung:
1. Chỉ định vancomycin trong điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn; 2. Đích nồng độ đáy đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn; 3.
Liều dùng; 4. Cách dùng; 5. Qui trình giám sát nồng độ đáy huyết
thanh của vancomycin.
Các căn cứ để xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin bao gồm:
1) Thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Bạch mai.
2) Các hướng dẫn sử dụng vancomycin tại Việt Nam và thế giới
đang được sử dụng tại Bệnh viện:
* Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc vanco - Lyomak được Bộ y
tế phê duyệt đang lưu hành tại Việt Nam được sử dụng tại Bệnh
viện, Dược thư quốc gia Việt Nam, Therapeutic Guideline 2010,
Antibiotic Essentials 2010, Sanford Guide to Antimicrobial Therapy
2009, AHFS Drug Information 2009, Applied Clinical
Pharmacokinetics. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa,

7
Đồng thuận về giám sát nồng độ vancomycin năm 2009 của Mỹ.
2.2.2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu can thiệp của dược
sỹ lâm sàng vào việc sử dụng vancomycin
* Đối tượng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
51 b ảng
thời gian từ 8/2013-12/2013.
:
- Bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng có sử dụng
vancomycin.

- Bệnh nhân nhi (<16 tuổi). B
ặ c phù, BN béo phì.

B nh nhân có thời gian sử dụng vancomycin < 3 ngày

ệp việc sử dụng vancomycin trên các
b nh nhân điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện
với nội dung: liều dùng, cách dùng, giám sát nồng độ thuốc trong
máu.
+ Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng trong việc đảm
bảo sử dụng vancomycin hiệu quả và an toàn.
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Liều dùng ban đầu, cách sử dụng phù hợp với HDSD được
phê duyệt trước can thiệp và khi có can thiệp dược sỹ lâm sàng.
+ % bệnh nhân có nồng độ đáy trong khoảng 10-20μg/mL
phù hợp với HDSD trước và khi có can thiệp dược sỹ lâm sàng
+ % giá trị nồng độ đáy đạt yêu cầu để đảm bảo hiệu quả
điều trị theo HDSD trước và khi có can thiệp

8


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh viện Bạch
Mai
3.1.1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng vancomycin
3.1.1.1. Một số đặc điểm mẫu nghiên cứu
+ Đặc điểm bệnh nhân
Bảng 3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân mẫu nghiên cứu
Đặc điểm chung
Kết quả
Khoa điều trị, n (%)
Hồi Sức Tích Cực

55 (21,5)
Tim Mạch
87 (34,0)
Hô Hấp
7 (2,7)
Truyền Nhiễm
76 (29,7)
Thần Kinh
8 (3,1)
Cơ – Xương – Khớp
17 (6,6)
Chống Độc
4 (1,6)
Huyết Học
2 ( 0,8)
Giới tính, n (%)
Nam
159 (62,1)
Nữ
97 (37,9)
Tuổi (năm), Trung vị (tứ phân vị)
52 (36 - 64)
Cân nặng (kg), (n=90), Trung vị (tứ phân vị)
50 (45 -58)
Số ngày nằm viện (ngày), Trung vị (tứ phân vị)
17 (10-28)
Số ngày sử dụng vancomycin (ngày), Trung vị (tứ
phân vị)
9 (6-14)


9
- Vancomycin được sử dụng chủ yếu tại khoa 3 khoa: Hồi sức
tích cực, Tim mạch, Truyền nhiễm. Số ngày nằm viện và số ngày sử
dụng vancomycin khá cao.
+ Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh
Bảng 3.3. Vi khuẩn phân lập được trong mẫu nghiên cứu
Loại vi khuẩn
Số lượng
Tỷ lệ %
Gr (+)
Staphylococcus aureus
46
43,8
Streptococcus spp
16
15,2
Enterococcus spp.
3
2,8
Gr (+) khác
5
4,8
Gr (-)
Acinetobacter baumannii
14
13,3
Klebsiella pneumoniaee
8
7,6
Pseudomonas aeruginosa

5
4,8
Escherichia coli
3
2,9
Gr (-) khác
5
4,8
Tổng
105
100,0
Vi khuẩn Gr(+), trong đó tụ cầu vàng là tác nhân gây bệnh
chủ yếu được phân lập trên các bệnh nhân có sử dụng vancomycin.
Các vi khuẩn Gr(-) phân lập được đồng thời trên các bệnh nhân có
phân lập được cả vi khuẩn Gr(+)
+ Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của tụ cầu vàng (S.aureus)
Kết quả khảo sát mức độ nhạy cảm với kháng sinh của 46
chủng tụ cầu vàng phân lập được trong mẫu nghiên cứu:

10
Hình 3.1. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của tụ cầu vàng
100% chủng tụ cầu vàng được phân lập từ mẫu nghiên cứu
còn nhạy cảm với vancomycin
3.1.1.2. Đặc điểm sử dụng
+ Chỉ định vancomycin trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Bảng 3.4. Chỉ định vancomycin trong mẫu nghiên cứu
Chỉ định
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
Nhiễm khuẩn huyết

40
15,6
Nhiễm khuẩn da và mô mềm
56
21,9
Viêm nội tâm mạc
39
15,2
Viêm phổi
27
10,5
Viêm màng não mủ
13
5,1
Nhiễm khuẩn xương khớp
9
3,5
Sốc nhiễm khuẩn
5
2,0
Sau phẫu thuật tim mạch
26
10,2
Bệnh khác
41

16,0

Tổng
256

100,0
Một tỷ lệ nhỏ (10,2%) bệnh nhân được sử dụng sau phẫu
thuật tim mạch nhưng không có chẩn đoán nhiễm khuẩn. Ngoài ra
vancomycin còn được chỉ định trong một số bệnh khác, như: xuất
huyết não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
+ Chỉ định trên các bệnh nhân phân lập được vi khuẩn gây bệnh
Bảng 3.5. Chỉ định vancomycin sau khi có kết quả kháng sinh đồ
Tác nhân gây bệnh
nhiễm khuẩn
Số bệnh
nhân
Tỉ lệ %
MRSA
9
29,0
Gr (+) kháng β-lactam
5
16,1
MSSA
7
22,6
Gr (+) nhạy β-lactam
10
32,3

11
Tổng
31
100,0
Có hơn một nửa số bệnh nhân (54,9%) được sử dụng

vancomycin mặc dù trên kết quả kháng sinh đồ vi khuẩn vẫn nhạy
cảm với kháng sinh nhóm β-lactam.
+ Liều dùng vancomycin
Bảng 3.6. Chế độ liều dùng vancomycin trong mẫu nghiên cứu
Chế độ liều
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
1g/12h
218
85,2
1g/24h
18
7,0
0,5g/8h
7
2,7
0,5g/12h
8
3,1
0,5g/24h
3
1,2
Khác
2
0,8
Tổng
256
100,0



Hình 3.3. Chế độ liều vancomycin theo hệ số thanh thải creatinin
Chế độ liều dùng vancomycin được sử dụng phổ biến là
1g/12h.
+ Giám sát nồng độ creatinin trong máu

12

Bảng 3.9. Tỉ lệ bệnh nhân được giám sát sát creatinin trong máu
Giám sát chức năng thận
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
1 ngày/lần
30
11,7
2-3 ngày/lần
42
16,4
4-5 ngày /lần
54
21,1
6-7 ngày/lần
62
24,2
> 7 ngày
43
16,8
Không giám sát
25
9,8
Tổng

256
100,0
- Tần xuất giám sát creatinin trong máu rất khác nhau dao động từ 1
đến > 7 ngày.
3.1.2. Khảo sát giá trị MIC vancomycin với tụ cầu vàng tại Bệnh
viện Bạch Mai
Bảng 3.10. Phân bố giá trị MIC của vancomycin với tụ cầu vàng
Giá trị MIC (mg/L)
Số chủng
Tỉ lệ %
0,5
1
0,6
0,75
7
4,0
1
42
23,7
1,5
94
53,1
2
33
18,6
Tổng
177
100,0
- Từ phân bố MIC của các bệnh nhân tại bệnh viện sử dụng
phần mềm Whonet 5.0 tính được giá trị MIC

90
= 2mg/L.
3.1.3. Khảo sát nồng độ đáy và đánh giá khả năng đạt chỉ số
AUC
0-24
/MIC của vancomycin trên bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng
tại Bệnh viện
3.1.3.1. Kết quả khảo sát giá trị nồng độ đáy
+ Kết quả nồng độ đáy vancomycin theo hệ số thanh thải creatinin

13








Hình 3.4. Nồng độ đáy vancomycin trên 58 bệnh nhân nghiên cứu
Nồng độ đáy vancomycin của mẫu nghiên cứu có khoảng
dao động lớn, từ 4,3 đến 52,6 µg/ml với giá trị trung bình là 18,81 ±
10,9 µg/ml. Có 55,2% bệnh nhân, nồng độ đáy nằm trong khoảng
10-20 µg/ml
3.1.3.2. Đánh giá khả năng đạt chỉ số AUC
0-24
/MIC mục tiêu của
vancomycin trên bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng tại Bệnh viện
Bảng 3.13. Tỉ lệ % bệnh nhân đạt giá trị AUC
0-24

/MIC ≥ 400
Chỉ tiêu
Số lượng (n %)
Tỉ lệ %
AUC
0-24
/MIC ≥ 400
19
63,3
AUC
0-24
/MIC < 400
11
36,7
Tổng
30
100,0
Với chế độ liều đang sử dụng và phân bố giá trị MIC hiện
tại, AUC
0-24
/MIC trung bình là 458,7 ±185,7µg.h/ml (134,5 – 897,3)
tuy nhiên, chỉ có 63,3% bệnh nhân đạt giá trị AUC
0-24
/MIC ≥ 400.
3.2. Can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng
vancomycin tại bệnh viện Bạch Mai
3.2.1. Xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin tại Bệnh viện
Bạch mai

14

3.2.1.1. Xây dựng chỉ định
Chỉ định: Nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu vàng kháng
methicillin. Nhiễm khuẩn do Gr(+) trên các bệnh nhân dị ứng với
betalactam. Dự phòng cho các bệnh nhân có nguy cơ cao viêm nội
tâm mạc. Dự phòng phẫu thuật cho các bệnh nhân có nguy cơ cao
nhiễm vi khuẩn Gr (+) trong các phẫu thuật.
3.2.1.2. Xây dựng đích nồng độ đáy
Đích nồng độ đáy lựa chọn sao cho tăng khả năng đạt giá trị
AUC
0-24
/MIC ≥ 400 trên lâm sàng.
+ Khả năng đạt AUC
0-24
/MIC ≥ 400 tại MIC xác định theo nồng độ
đáy khi mô phỏng Monte Carlo
Bảng 3.16. Khả năng đạt AUC
0-24
/MIC ≥ 400 theo mô phỏng Monte Carlo*
C
đáy
(µg/ml)

Khả năng đạt AUC
0-24
/MIC ≥ 400 (%)
MIC=1mg/L
MIC=1,5mg/L
MIC=2mg/L
< 10
48,1

24,0
0,0
≥ 10
99,3
80,4
47,0
≥ 15
100,0
100,0
72,6
* Mô phỏng Monte Carlo ở 5000 bệnh nhân giả định/ 1 lần mô phỏng
+ Nếu MIC ≤ 1,5mg/L, nồng độ đáy ≥ 10μg/mL, trên 80%
bệnh nhân đạt giá trị AUC
0-24
/MIC ≥ 400. Nếu MIC = 2mg/L, nồng
độ đáy ≥ 15μg/mL, khả năng đạt AUC
0-24
/MIC ≥ 400 là 72,6% gần
với ngưỡng chấp nhận được trên lâm sàng.
+ Trong trường hợp không phân lập được vi khuẩn gây
bệnh, do MIC
90
của vancomycin với tụ cầu vàng năm 2012 là
2mg/L, nên chúng tôi chọn giá trị nồng độ đáy như trong trường hợp
phân lập được vi khuẩn với MIC = 2mg/L

15
Đích nồng độ đáy: Đích nồng độ đáy lựa chọn để đảm bảo
hiệu quả điều trị, hạn chế đề kháng và hạn chế độc tính trên thận
dao động trong khoảng 10-20μg/mL tuỳ theo giá trị MIC của

vancomycin với của vi khuẩn gây bệnh. Đích nồng độ đáy ≥10μg/mL
khi MIC ≤ 1,5mg/L và ≥ 15μg/mL với MIC =2mg/L hoặc không xác
định được MIC.
3.2.1.3. Lựa chọn chế độ liều
Chế độ liều: liều ban đầu của vancomycin được ước tính
theo hệ số thanh thải creatinin (ngoại suy từ công thức Cockroft and
Gault). Cl
cr
>90ml/phút: 1,5g/12h; 60 -90ml/phút: 1g/12h; 20 - <60
ml/phút: 1g/24h; <20ml/phút: 1g/48h
3.2.1.4. Xây dựng cách sử dụng vancomycin
Cách dùng: Pha loãng thuốc với dung môi Natri chlorid
0,9% hoặc Glucose 5% để được dung dịch có nồng độ từ 2,5 -
5mg/mL. Trong trường hợp bệnh nhân cần hạn chế truyền dịch,
nồng độ dung dịch có thể lên tới 10mg/mL. Dung dịch chứa 1000mg
vancomycin phải truyền tĩnh mạch chậm ít nhất 60 phút.
3.2.1.5. Xây dựng qui trình giám sát nồng độ vancomycin trong
máu
Giám sát nồng độ đáy vancomycin trong máu: Các bệnh
nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân có sử dụng
vancomycin trong khoảng thời gian > 3 ngày. Các bệnh nhân có sử
dụng liều cao vancomycin, bệnh nhân phối hợp với thuốc có độc tính
trên thận. Mẫu máu đo nồng độ đáy được lấy trong vòng 30 phút
trước khi truyền liều thứ 4 hoặc 5. Giám sát độc tính trên thận thông
qua giám sát creatinin huyết thanh 2 ngày / lần với bệnh nhân có
chức năng thận không ổn định và có phối hợp với thuốc độc tính

16
trên thận, 2 lần/tuần với bệnh nhân có chức năng thận ổn định. Liều
hiệu chỉnh được tính theo công thức:

đáy

đích/C
đáy

đo được)
3.2.2. Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử
dụng vancomycin theo qui trình đã được phê duyệt
3.2.2.1. Can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng
vancomycin
Bảng 3.22. Tỷ lệ chấp nhận can thiệp
Nội dung
Số lượt
N
Chấp nhận can
thiệp
n (%)
Thay đổi liều theo Cl
cr
của bệnh nhân
Tăng liều 1,5g/12h
Giảm liều 1g/24 hoặc 48h
6
3
3
3 (50,0)
2 (66,7)
1(33,3)
Tư vấn liều dùng ban đầu
Liều 1,5g/12h

Liều 1g/24 hoặc 48h
Liều 1g/12h
30
12
8
10
30 (100,0)
12 (100,0)
8 (100,0)
10 (100,0)
Cách sử dụng vancomycin
45
45 (100,0)
Chỉ định giám sát nồng độ đáy
49
49 (100,0)
Thay đổi liều theo kết quả TDM
34
15 (44,1)
Thay đổi liều sau kết quả TDM lần 1
Tăng liều trên BN C
đáy
10-15μg/mL
Tăng liều trên BN C
đáy
<10μg/mL
Giảm liều trên BN C
đáy
>20μg/mL
28

11
12
5
15 (53,6)
0 (0,0)
10 (83,3)
5 (100,0)
Thay đổi liều sau kết quả TDM lần 2
6
0 (0,0)
Tổng
164
142 (86,6)

17
Tỷ lệ chấp nhận can thiệp chung khá cao (86,6%), đặc biệt
các can thiệp liên quan đến liều dùng, cách dùng và giám sát nồng
độ thuốc trong máu.
3.2.2.2. Đánh giá tác động của dược sỹ lâm sàng trong việc đảm
bảo sử dụng vancomycin hiệu quả và an toàn
+ Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân trước và khi có can thiệp
Bảng 3.30. Đặc điểm chung bệnh nhân trước và khi có can thiệp
Nội dung
Trước can
thiệp
N=58
Khi can thiệp
N=51
P
Giới tính, n (%)

Nam
30 (51,7)
36 (70,6)
0,04
Nữ
28 (43,8)
15 (29,4)
Tuổi (năm), Trung vị (tứ phân vị)
58 (43-73)
52 (33 -63)
0,04
Cân nặng (kg), Trung vị (tứ phân vị)
52 (47-60)
53 (47-61)
0,45
Số ngày nằm viện, Trung vị (tứ
phân vị)
25 (19-35)
20 (11-38)
0,07
Số ngày sử dụng vancomycin,
Trung vị (tứ phân vị)
12 (8-16)
12 (8-17)
0,96
Độ thanh thải creatinin (ml/phút),
Trung vị (tứ phân vị)
73 (48,5-86,7)
72,9 (49,1-102,3)
0,4

+ Đặc điểm vi khuẩn và giá trị MIC vancomycin trước và khi có can
thiệp dược sỹ lâm sàng
Đặc điểm vi khuẩn và giá trị MIC của vancomycin trong
mẫu trước và khi có can thiệp được trình bày ở bảng 3.32.



18
Bảng 3.31. Đặc điểm vi khuẩn trong mẫu trước và khi có can thiệp
Chỉ tiêu nghiên cứu
Trước can thiệp
n (%)
Khi can thiệp
n (%)
Đặc điểm vi khuẩn
MRSA
26 (44,8)
15 (44,1)
MSSA
32 (55,2)
8 (23,5)
Vi khuẩn Gr (+)
0 (0,0)
11 (32,4)
Tổng
58 (100,0)
34 (100,0)
Giá trị MIC (mg/L)
≤ 1
8 (13,8)

20 (71,4)
1,5
37 (63,8)
8 (28,6)
2
13 (22,4)
0 (0,0)
Tổng
58 (100,0)
28 (100,0)
+ Sử dụng vancomycin phù hợp trước và khi có can thiệp
Chúng tôi tiến hành đánh giá tác động của can thiệp của
dược sỹ lâm sàng lên việc sử dụng vancomycin qua các tiêu chí: liều
dùng ban đầu, cách dùng, nồng độ thuốc trong máu phù hợp với
hướng dẫn sử dụng vancomycin đã được phê duyệt trước và khi có
can thiệp của dược sỹ lâm sàng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.32.









19
Bảng 3.32. Sử dụng vancomycin phù hợp trước và khi có can thiệp
Chỉ tiêu nghiên cứu
Trước can thiệp
Can thiệp

P
n (%)
N
n (%)
N
Liều dùng phù hợp
26 (44,8)
58
48 (94,1)
51
<0,001
Cách dùng phù hợp
58 (100,0)
58
51 (100,0)
51
-
Nồng độ đáy 10 – 20μg/mL
32 (55,2)
58
45 (88,2)
5l
<0,001
Nồng độ đáy ngoài khoảng
< 10μg/mL
> 20μg/mL
26 (44,8)
13 (22,4)
13 (22,4)
58

6 (11,8)
5 (9,8)
1 (2,0)
51
Nồng độ đáy đảm bảo hiệu quả
điều trị
+ Nhóm phân lập được vi
khuẩn gây bệnh và xác định
được MIC
31 (54,3)

31 (54,3)

58

58


32 (62,7)

24 (85,7)


51

28

0,327

<0,001


Liều dùng ban đầu phù hợp khi có can thiệp cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với trước khi có can thiệp
Tỷ lệ bệnh nhân có giá trị nồng độ đáy trong khoảng 10-
20μg/mL tăng rõ rệt, từ 55,2% lên tới 88,2%, tỷ lệ bệnh nhân có
nồng độ đáy ngoài khoảng khuyến cáo giảm từ 44,8% xuống 11,8%,
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<0,001). Tỷ lệ
bệnh nhân có nồng độ đáy dưới ngưỡng khuyến cáo và vượt ngưỡng
khuyến cáo đều giảm sau can thiệp.
Nồng độ đáy đảm bảo hiệu quả điều trị tăng từ 54,3% lên
62,7% sau can thiệp, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p=0,327). Nếu đánh giá trên nhóm bệnh nhân phân lập được vi
khuẩn gây bệnh và xác định được MIC, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ
đáy đảm bảo hiệu quả điều trị sau can thiệp tăng (từ 54,3% lên

20
85,7%) so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
<0,001)
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh
viện Bạch mai trước khi ban hành hướng dẫn sử dụng còn một số tồn
tại như sau:
- Việc sử dụng vancomycin cần căn cứ trên chức năng thận
của bệnh nhân, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy có hơn một nửa
số bệnh nhân không xác định được hệ số thanh thải creatinin. Do vậy
thiếu thông tin để xác định liều ban đầu trên những bệnh nhân này.
- Vancomycin vẫn được sử dụng trên các bệnh nhân phân
lập được vi khuẩn Gr(+) mà kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn
vẫn còn nhạy cảm với kháng sinh nhóm betalactam. Vancomycin
nên được sử dụng cho các trường hợp vi khuẩn Gr(+) đã kháng với

các kháng sinh khác để hạn chế gia tăng đề kháng.
- Các hướng dẫn hiện nay khuyến cáo sử dụng vancomycin
dựa trên hệ số thanh thải creatinin. Kết quả khảo sát thực trạng sử
dụng vancomycin cho thấy: chế độ liều sử dụng chủ yếu là 1g/12h
(85,2%), chế độ liều không căn cứ trên chức năng thận của bệnh
nhân. Nếu chỉ sử dụng một chế độ liều sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu liều,
không đảm bảo hiệu quả điều trị và gia tăng các chủng vi khuẩn
kháng thuốc đối với các bệnh nhân có hệ số thanh thải lớn. Ngược
lại nguy cơ gây độc tính trên thận với các bệnh nhân suy giảm chức
năng thận. Vì vậy bệnh viện cần xây dựng hướng dẫn sử dụng
vancomycin để thống nhất chế độ liều sử dụng cho điều trị tại bệnh
viện.
- Với chế độ liều chủ yếu 1g/12h dẫn đến tỷ lệ bệnh có giá
trị nồng độ đáy nằm ngoài khoảng khuyến cáo cao (44,8%). Tỷ lệ

21
bệnh nhân đạt được giá trị AUC/MIC mục tiêu chỉ 63,3% . Như vậy
việc cần thiết hiện nay là xây dựng qui trình giám sát nồng độ
vancomycin trong máu áp dụng trong điều trị tại bệnh viện nhằm
đảm bảo gia tăng tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ đảm bảo hiệu quả và
hạn chế độc tính.
- Từ thực trạng sử dụng vancomycin hiện nay tại bệnh viện
bạch mai. Căn cứ trên việc xác định các thông số dược động học của
bênh nhân, mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh
tại bệnh viện và các hướng dẫn sử dụng vancomycin trên thế giới,
dược sỹ lâm sàng đã xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin bao
gồm chỉ định, đích nồng độ đáy, chế độ liều, cách dùng và qui trình
giám sát nồng độ vancomycin trong máu phù hợp với đặc điểm bệnh
nhân tại bệnh viện. Đây là qui trình lần đầu tiên được xây dựng một
cách công phu, có căn cứ khoa học, đặc biệt việc xác định đích nồng

độ để đảm bảo hiệu quả điều trị căn cứ trên thực hiện mô phỏng
Monte Carlo dựa trên nồng độ đáy và giá trị MIC của vancomycin
với vi khuẩn gây bệnh. Đích nồng độ đáy được xây dựng để gia tăng
khả năng đạt được chỉ số AUC/MIC mục tiêu trên lâm sàng nghĩa là
gia tăng hiệu quả điều trị. Để giám sát hiệu quả vancomycin hướng
dẫn sử dụng đã dùng cả hai thông số PK (nồng độ đáy) và PD (giá trị
MIC) để đánh giá hiệu quả chứ không sử dụng giá trị nồng độ đáy
đơn thuần như các hướng dẫn hiện nay trên thế giới.
- Dược sỹ lâm sàng đã thể hiện vai trò của mình trong việc
đảm bảo sử dụng vancomycin hợp lý sau khi hướng dẫn sử dụng
được ban hành. Kết quả là tỷ lệ chấp nhận can thiệp 86,6%. Kết quả
này chứng tỏ dược sỹ lâm sàng đã có vị trí quan trọng hỗ trợ với bác
sỹ trong việc sử dụng thuốc nhằm cải thiện chất lượng điều trị. Khi
có sự tham gia của dược sỹ lâm sàng, một số tiêu chí sử dụng

22
vancomycin được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân có liều dùng
phù hợp sau can thiệp tăng rõ rệt so với trước can thiệp. Tỷ lệ bệnh
nhân có nồng độ đáy trong khoảng khuyễn cáo 10 – 20mcg/mL tăng,
tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ đáy ngoài khoảng khuyến cáo giảm có ý
nghĩa thống kê so với trước can thiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Thực trạng sử dụng vancomycin trước khi ban hành hướng
dẫn sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai
+ Đặc điểm sử dụng vancomycin
- Vancomycin được sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhiễm
khuẩn nặng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm
màng não, sốc nhiễm khuẩn (48,4%).
- Chế độ liều phổ biến là 1g/12h chiếm 85,2%

+ Giá trị MIC của vancomycin với tụ cầu vàng: MIC
90
=2 mg/L.
+ Nồng độ đáy và khả năng đạt AUC/MIC mục tiêu
- 55,2% bệnh nhân nồng độ đáy vancomycin khoảng 10-20
μg/mL.
- 63,3% bệnh nhân đạt giá trị AUC
0-24
/MIC mục tiêu.
- Giám sát nồng độ creatinin huyết thanh được ghi nhận với
tần xuất khác nhau dao động từ 1ngày/ lần đến > 7 ngày/lần.
1.2. Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử
dụng vancomycin tại bệnh viện Bạch Mai
+ Đã xây dựng được hướng dẫn sử dụng vancomycin và qui trình
giám sát nồng độ vancomycin tập trung vào các nội dung:
- Chỉ định vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn.

×