Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thử nghiệm can thiệp của dược sĩ nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng các dạng thuốc xịt hít trên bệnh nhân copd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THANH HIỀN
Mã sinh viên: 1101175

THỬ NGHIỆM CAN THIỆP
CỦA DƯỢC SĨ NHẰM CẢI THIỆN
KỸ THUẬT SỬ DỤNG
CÁC DẠNG THUỐC XỊT HÍT
TRÊN BỆNH NHÂN COPD
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THANH HIỀN
Mã sinh viên: 1101175

THỬ NGHIỆM CAN THIỆP
CỦA DƯỢC SĨ NHẰM CẢI THIỆN
KỸ THUẬT SỬ DỤNG
CÁC DẠNG THUỐC XỊT HÍT
TRÊN BỆNH NHÂN COPD
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Nơi thực hiện:


1. Bộ môn Dược lâm sàng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn
Thị Liên Hươngvà Ths. Nguyễn Tứ Sơn – là những thầy cô đã hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn bệnh viện nơi thực hiện đề tài, cụ thể là Trung tâm Hô Hấp,
khoa Dược, phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm Y Tế,DS. Nguyễn Hoài Thu đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban trường Đại học
Dược Hà Nội, các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giảng viên bộ
môn Dược lâm sàng và các bạn sinh viên đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè, những
người đã luôn bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Hiền


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và điều trị ....................3
1.1.1. Tổng quan về bệnh COPD..........................................................................3
1.1.2. Tổng quan về điều trị COPD ......................................................................5
1.2. Tổng quan về sử dụng các dạng thuốc hít ........................................................8
1.2.1. Các thuốc, các dụng cụ đường hít đang được sử dụng...............................8
1.2.2. Vai trò của đường đưa thuốc dạng hít ........................................................9
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các dạng thuốc hít ...............10
1.2.4. Các vấn đề còn tồn tại trong kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít ......................12
1.3. Tổng quan về can thiệp nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng ..............................15
1.3.1. Các nghiên cứu thực hiện trên thế giới ....................................................15
1.3.2. Các nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam .....................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................20
2.2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................23
2.3.1. Chỉ tiêu về kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít..................................................23
2.3.2. Chỉ tiêu về lâm sàng và chất lượng cuộc sống .........................................23
2.4. Xử lý kết quả...................................................................................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................25
3.1. Một số đặc điểm nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu ................................25


3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ......................................................25
3.1.2. Đặc điểm về bệnh COPD và sử dụng thuốc .............................................27
3.2. Kết quả về hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng các dụng cụ
dạng hít ..................................................................................................................28
3.2.1. Hiệu quả can thiệp trên từng bước với từng loại dụng cụ ........................29

3.2.2. Hiệu quả can thiệp trên số lỗi bước chung và lỗi bước quan trọng..........31
3.2.3. Hiệu quả can thiệp trên phân loại kỹ thuật ..................................................33
3.3. Hiệu quả can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng và chất lượng cuộc sống .....35
3.3.1. Hiệu quả can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng .......................................35
3.3.2. Hiệu quả can thiệp trên chất lượng cuộc sống .........................................35
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................38
4.1. Bàn luận về phương pháp can thiệp................................................................38
4.2. Bàn luận về hiệu quả can thiệp trên kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít. ................40
4.2.1. Bàn luận về thực trạng sử dụng dụng cụ hít trước can thiệp ....................40
4.2.2 Bàn luận về hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng dụng cụ
hít ........................................................................................................................41
4.3. Bàn luận về hiệu quả can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng và chất lượng
cuộc sống ...............................................................................................................43
4.3.1. Bàn luận về hiệu quả can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng ....................43
4.3.2. Bàn luận về hiệu quả can thiệp trên chất lượng cuộc sống ......................44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................47
1. KẾT LUẬN........................................................................................................47
1.1. Về hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng các dụng cụ dạng hít
...............................................................................................................................47
1.2. Về hiệu quả can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng và chất lượng cuộc sống 47
1.2.1. Về hiệu quả can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng ..................................47
1.2.2. Về hiệu quả can thiệp trên chất lượng cuộc sống.....................................48
2. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT


: Bảo hiểm y tế

BN

: Bệnh nhân

BYT

: Bộ Y Tế

CAT

: Thang điểm đánh giá triệu chứng bệnh nhân COPD
(COPD Assessment Test)

COPD

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)

DALY

: Số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật
(Disability Adjusted Live Years)

DPI

: Bình hít dạng bột khô
(Dry Powder Inhaler)


EQ-5D-5L

: Bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống
(EuroQol-5 Dimensions-5 Level)

EQ-index

: Chỉ số chất lượng cuộc sống

EQ-VAS

: Thang nhìn đánh giá sức khỏe
(EuroQuol-Visual Analogue Scale)

FEV1

: Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
(Forced Expiratory Volume after 1s)

GOLD

: Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(The Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease)

ICS

: Glucocorticoid dùng theo đường hít
(Inhaled corticosteroid)

LABA


: Thuốc chủ vận beta-adrenergic tác dụng kéo dài
(Long agonist beta adrenergic)

LAMA

: Thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài
(Long-acting muscarinic antagonist)

MDI

: Bình xịt định liều
(Metered dose inhaler)


mMRC

: Thang điểm đánh giá mức độ khó thở
(modified Medical Research Council)

OCS

: Glucocorticoid dùng theo đường uống
(Oral corticosteroid)

PEFR

: Lưu lượng đỉnh
(Peak Expiratory Flow Rate)


RCT

: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
(Randomized Controlled Trial)

SABA

: Thuốc chủ vận beta-adrenergic tác dụng nhanh
(Short agonist beta adrenergic)

SAMA

: Thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh
(Short-acting muscarinic antagonist)

WHO

: Tổ chức y tế thế giới
(World Health Orgnization)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí ...............................................6
Bảng 1.2. Khuyến cáo của GOLD trong điều trị COPD .............................................7
giai đoạn ổn định [9] ...................................................................................................7
Bảng 1.2. Các hoạt chất và dụng cụ đường hít đang được sử dụng ............................9
Bảng 2.1. Nội dung tiến hành tại các thời điểm ........................................................21
Bảng 2.2. Phân loại mức kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít của bệnh nhân ....................23
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung mẫu nghiên cứu ..................................................26
Bảng 3.2. Một số đặc điểm bệnh ...............................................................................27

Bảng 3.3. Một số đặc điểm các thuốc sử dụng..........................................................28
Bảng 3.4. Số lượng bệnh nhân tại các thời điểm đánh giá ........................................28
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sai sót trong từng bước khi dùng MDI ...................29
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sai sót trong từng bước khi dùng DPI ....................30
Bảng 3.7. Số lỗi bước chung và lỗi bước quan trọng................................................32
khi dùng MDI ............................................................................................................32
Bảng 3.8. Số lỗi bước chung và lỗi bước quan trọng................................................32
khi dùng DPI .............................................................................................................32
Bảng 3.9. Tỷ lệ xếp loại mức độ MDI ......................................................................33
Bảng 3.10. Tỷ lệ xếp loại mức độ DPI ......................................................................33
Bảng 3.11. Tỷ lệ cải thiện MDI.................................................................................34
Bảng 3.12. Tỷ lệ cải thiện DPI ..................................................................................34
Bảng 3.13. So sánh hiệu quả lâm sàng ......................................................................35
Bảng 3.14. Kết quả chất lượng cuộc sống trên 5 phương diện .................................36
theo bộ câu hỏi EQ-5D ..............................................................................................36
Bảng 3.15. Kết quả chất lượng cuộc sống tính theo giá trị tương ứng (EQ-index) và
EQ-VAS ....................................................................................................................37


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Mô hình đánh giá bệnh nhân COPD ..............................................................7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có tỷ lệ mắc khá cao và có xu hướng
gia tăng ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam [10],
[22]. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn
thế giới, làm gia tăng các gánh nặng về kinh tế, xã hội. Tỷ lệ và gánh nặng của

COPD được dự báo tăng trong những thập kỉ tới do tiếp tục phơi nhiễm với các yếu
tố nguy cơ và sự thay đổi cấu trúc tuổi của dân số thế giới [9].
Trong các khuyến cáo điều trị COPD giai đoạn ổn định, các dạng thuốc hít
được ưu tiên sử dụng [2], [10], [13]. Sử dụng các dạng thuốc hít giúp đưa trực tiếp
thuốc vào đường dẫn khí, cho tác dụng tại chỗ [10], [13] do đó giúp nâng cao hiệu
quả điều trị [13] và giảm các tác dụng không mong muốn [15]. Trong khi đó kỹ
thuật hít đóng vai trò quan trọng quyết định lượng thuốc vào phổi [10]. Sử dụng
không đúng các dụng cụ này có thể làm giảm hiệu quả, do đó giảm kiểm soát bệnh,
giảm tuân thủ điều trị và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, hệ thống y tế và xã hội
[13], [15].
Việc sử dụng cácdạng thuốc hít của bệnh nhân là không dễ dàng và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Thực tế, các nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng dụng
cụ dạng hít của bệnh nhân đã chỉ ra rằng tỷ lệ sai sót rất cao [6], [18], [19]. Phần lớn
bệnh nhân lại không được nhận chỉ dẫn đầy đủ trước khi sử dụng [11], [15]. Điều
này chứng tỏ vấn đề sử dụng dụng cụ dạng hít của bệnh nhân là vấn đề cần được
quan tâm nhiều hơn nữa.
Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới nhằm đánh giá vai trò
của các can thiệp cải thiện kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít trên bệnh nhân. Kết quả từ
các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự chuyển biến tích cực trên kỹ thuật sử dụng
các dụng cụ hít của nhóm bệnh nhân được nhận can thiệp. Vai trò của người dược sĩ
cũng được đánh giá cao trong quá trình cải thiện chất lượng sử dụng dụng cụ của
bệnh nhân [11], [17], [23].
Tại Việt Nam hiện nay có rất ít các nghiên cứu can thiệp trên kỹ thuật sử dụng
các thuốc dạng hít được thực hiện và công bố đặc biệt là nghiên cứucó sự tham gia


2

của dược sĩ. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thử nghiệm can thiệp của dược sĩ
nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng các dạng thuốc xịt hít trên bệnh nhân COPD”

được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên kỹ thuật sử dụng các dạng
thuốc hít trên bệnh nhân COPD.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên một số chỉ số lâm sàng và
chất lượng cuộc sống.
Từ đó góp phần đề xuất ý kiến nhằm cải thiện việc sử dụng các dạng thuốc hít
tại Việt Nam.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và điều trị
1.1.1. Tổng quan về bệnh COPD
1.1.1.1. Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự
phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có
khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên
quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà
trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu [2].
1.1.1.2. Dịch tễ
Theo báo cáo của GOLD 2015, trong hầu hết các dữ liệu quốc gia, có khoảng
6% người trưởng thành bị mắc COPD [9]. Tỷ lệ mắc COPD ngày càng gia tăng cả ở
nước phát triển và đang phát triển với tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn.Ví dụ tại
Mỹ, theo dữ liệu năm 2001, có 12,1 triệu người trên 25 tuổi mắc COPD. Trong đó,
hơn 9 triệu người trong số này có viêm phế quản mạn tính[10]. Năm 2011 nghiên
cứu “Hệ thống giám sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi” (Behavioral Risk
Factor Surveillance System – BRFSS) chỉ ra 6,5% người Mỹ trưởng thành chiếm
khoảng 13,7 triệu người tự báo cáo có chẩn đoán COPD. Ở các quốc gia đang phát
triển, tỷ lệ mắc giữa nam và nữ có sự dao động mạnh. Tại Trung Quốc, ước tính tỷ

lệ mắc ở nữ giới khoảng 5,1% và nam giới xấp xỉ 10%. Tại Ấn Độ, Sriaga tỷ lệ mắc
COPD ở cả nam giới và nữ giới đều khoảng trên 15%. Tại Nam Phi, tỷ lệ nam giới
mắc COPD lên tới 22,2% [22].
Tại Việt Nam, năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hội hô hấp châu Á Thái
Bình Dương đã tính toán tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam
trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất trong khu vực [3]. Nghiên cứu cắt ngang trên 70 điểm
thuộc 48 tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước từ 9/2006 đến 6/2007, tỷ lệ mắc
COPD trung bình trên cả nước ở tất cả các lứa tuổi là 2,2%, trên 40 tuổi là 4,1%
trong khi dưới 40 tuổi là 0,4%, miền Bắc tỷ lệ cao nhất 3,1%, miền Trung 2,2% và
miền Nam 1,0% [5].


4

1.1.1.3. Gánh nặng bệnh tật
COPD là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên
toàn thế giới, làm gia tăng các gánh nặng quan trọng về kinh tế, xã hội. Tỷ lệ mắc
COPD, mức độ bệnh tật và tử vong rất khác nhau giữa các quốc gia cũng như giữa
các nhóm dân cư trong một quốc gia. Mức độ nặng của bệnh COPD tăng theo tuổi
và có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh mạn tính khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe
bệnh nhân cũng như gây trở ngại trong quản lý bệnh. Tỷ lệ và gánh nặng của COPD
được dự báo tăng trong những thập kỉ tới do tiếp tục phơi nhiễm với các yếu tố
nguy cơ và sự thay đổi cấu trúc tuổi của dân số thế giới (dân số già hóa) [9].
Theo công bố của WHO, COPD là một trong những nguyên nhân quan trọng
gây tử vong ở hầu hết các quốc gia [9]. Các nghiên cứu cũng dự đoán về sự gia tăng
tỷ lệ tử vong do COPD trong tương lai. Nghiên cứu về gánh nặng toàn cầu do bệnh
dự đoán rằng, COPD đứng thứ 6 trong nguyên nhân gây tử vong năm 1990, sẽ lên
thứ 3 trên toàn thế giới vào năm 2020. Một dự đoán mới hơn ước tính rằng COPD
sẽ đứng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong vào năm 2030. Tỷ lệ tử
vong do COPD ở các quốc gia kém phát triển có thể tăng cao hơn, thay đổi theo tỷ

lệ hút thuốc lá, phơi nhiễm với khí ga và các nguyên nhân khác [22]. Tại Việt Nam
năm 2010, COPD đứng thứ 3/10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người cao
tuổi (trên 70 tuổi) với tỷ lệ 7% [1]. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do COPD ở nam cao
hơn, mặc dù vậy xu hướng hiện nay đang có thay đổi[10], [22].
COPD gây ra những ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế ở nhiều quốc gia [9]. Tác
động này ước tính khoảng 23 triệu đô la Mỹ năm 2000 và tăng đến 37,2 triệu đô la
Mỹ trong năm 2004 bao gồm 20,9 triệu đô la Mỹ cho các chi phí trực tiếp và 16,3
triệu đô la Mỹ cho các chi phí gián tiếp. Năm 2020, COPD sẽ tăng lên thứ 5 về gánh
nặng bệnh tật khi đo lường bằng số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật[10].
Tại châu Âu, tổng chi phí trực tiếp của bệnh lý hô hấp ước tính khoảng 6% tổng
ngân sách cho y tế, trong đó COPD chiếm khoảng 56% (38,6 tỉ euro) của chi phí
cho bệnh đường hô hấp. Ở các quốc gia đang phát triển, chi phí điều trị trực tiếp có


5

thể ít quan trọng hơn nhiều so với những ảnh hưởng của COPD tới hiệu suất công
việc [9], [22].
Tại Việt Nam, COPD cũng gây ra những tác động đáng lo ngại tới kinh tế.
Bệnh nhân COPD thường chiếm khoảng 25% số giường trong khoa hô hấp và trong
phòng chăm sóc tích cực lúc nào cũng có bệnh nhân COPD thở máy [3]. Đi liền với
gánh nặng kinh tế là các gánh nặng xã hội. Các tác giả đã đưa ra một cách ước
lượng theo DALY: đo số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật. Năm 1990, theo
DALY, COPD đứng thứ 20, chiếm 2,1%. Và COPD được dự đoán vào năm 2030 sẽ
lên đứng thứ 7[9]. Tại Việt Nam, năm 2010, khi đánh giá theo DALY, trong
10nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất theo thế giới, COPD đứng thứ sáu
trong nam giới và thứ tư trong nữ giới với % DALYs lần lượt là 3% và 4%.Ở người
cao tuổi, trong mười nguyên nhân gây số năm sống tàn tật lớn nhất thì COPD đứng
thứ ba với tỷ lệ 9% [1].
1.1.2. Tổng quan về điều trị COPD

1.1.2.1. Mục tiêu điều trị
Theo đặc điểm tự nhiên của bệnh, tập trung hàng đầu trong chăm sóc sức
khỏe là phòng tránh [10]. Mặc dù vậy, khi đã được chẩn đoán COPD, để quản lý có
hiệu quả nên cá thể hóa bệnh nhân để làm giảm cả các triệu chứng hiện tại và nguy
cơ trong tương lai [9]. Đích điều trị cơ bản là phòng tránh tiến triển hoặc hạn chế
thấp nhất tiến triển của bệnh[10]. Trong quá trình kiểm soát bệnh phải đảm bảo rằng
đạt được các đích điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ và tác dụng không mong muốn và
nên có các đánh giá tiếp theo về sự phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng
đợt cấp và bệnh mắc kèm [9], [10]. Các nghiên cứu trước đây quan tâm tới sự cải
thiện chức năng hô hấp và đánh giá thông qua một số tiêu chí như chỉ số FEV1. Xu
hướng hiện nay khi đánh giá lợi ích của liệu pháp điều trị, người ta quan tâm nhiều
hơn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân[10].
1.1.2.2. Biện pháp không dùng thuốc
Biện pháp không dùng thuốc bao gồm nhận biết và giảm thiểu các yếu tố
nguy cơ như ngừng hút thuốc lá, giảm phơi nhiễm nghề nghiệp, tránh các yếu tố


6

khởi phát từ môi trường; hoạt động thể lực; phục hồi chức năng hô hấp; tiêm
vaccin; hỗ trợ oxy dài hạn; các biện pháp bổ trợ;… [2], [9], [10].
1.1.2.3. Biện pháp dùng thuốc
Hiện nay sử dụng thuốc nhằm mục đích cơ bản là kiểm soát triệu chứng và
giảm các biến chứng, bao gồm sự thường xuyên và độ nặng của đợt cấp, cải thiện
tình trạng sức khỏe nói chung, tăng cường khả năng hoạt động thể lực của bệnh
nhân. Các hướng dẫn điều trị quốc tế khuyến cáo tiếp cận từng bước dựa trên mức
độ nặng của bệnh, được xác định dựa trên kết quả đo chức năng hô hấp, triệu chứng
hiện tại, mức độ xuất hiện đợt cấp[9], [10]. Theo phân loại của GOLD 2015, bệnh
nhân COPD giai đoạn ổn định được chia thành 4 nhóm chính. Nhóm A gồm các
bệnh nhân có ít biểu hiện triệu chứng và nguy cơ đợt cấp thấp. Nhóm B gồm các

bệnh nhân có nhiều biểu hiện triệu chứng và nguy cơ đợt cấp thấp. Nhóm C gồm
các bệnh nhân có ít biểu hiện triệu chứng và nguy cơ đợt cấp cao. Nhóm D gồm các
bệnh nhân có nhiều biểu hiện triệu chứng và nguy cơ đợt cấp cao. Trong đó biểu
hiện triệu chứng đánh giá theo thang CAT hoặc mMRC. Nguy cơ đợt cấp đánh giá
theo thang phân loại tắc nghẽn đường dẫn khí hoặc theo tiền sử đợt cấp cần nhập
viện điều trị trong vòng 12 tháng (Hình 1 [2]). Ngoài ra bệnh nhân còn được phân
loại mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí dựa trên giá trị chỉ số FEV1. Theo đó có 4
giai đoạn được trình bày trong bảng 1.1[2].
Bảng 1.1. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí
Mức độ

Giá trị FEV1 sau test giãn phế quản

Mức độ I (nhẹ)

FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết

Mức độ II (trung bình)

50 ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết

Mức độ III (nặng)

30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết

Mức độ IV (rất nặng)

FEV1 < 30% trị số lý thuyết

Do diễn tiến tự nhiên của bệnh, tiếp cận sử dụng thuốc theo hướng điều trị

bệnh mạn tính, tích lũy và giảm bậc dần trên các bệnh nhân đã ổn định là không
thành công. Bệnh nhân có các đáp ứng khác nhau với các liệu pháp điều trị hiện


7

hành nên tiếp cận điều trị cần được cá thể hóa [10]. Lựa chọn giữa các nhóm thuốc
phụ thuộc vào sự sẵn có và đáp ứng với bệnh nhân [9].

Hình 1. Mô hình đánh giá bệnh nhân COPD
Bảng 1.2. Khuyến cáo của GOLD trong điều trị COPD
giai đoạn ổn định[9]
Phân

Lựa chọn đầu

loại BN

tiên

A

Lựa chọn thay thế

Lựa chọn có thể
sử dụng

SAMA hoặc

LAMA hoặc


SABA

LABA hoặc

Theophyllin

SAMA + SABA
LAMA
B

LAMA + LABA

hoặcLABA

SABA và/hoặc
SAMA,
theophyllin

C

ICS + LABA

LAMA + LABA hoặc

SABA và/hoặc

hoặc LAMA.

LAMA + ức chế


SAMA,theophyllin

phosphodiesterase-4 hoặc
LABA + ức chế
phosphodiesterase-4


8

D

ICS + LABA

ICS+LABA+ LAMA hoặc

Carbocystein

và/hoặc

ICS+LABA+ứcchế

N-acetylcystein

LAMA

phosphodiesterase-4 hoặc

SABA và/hoặc


LAMA +LABA hoặc

SAMA

LAMA +ức chế

theophyllin

phosphodiesterase-4
(Ghi chú: SABA: thuốc kích thích beta-adrenergic tác dụng nhanh, SAMA: thuốc
kháng cholinergic tác dụng nhanh, LABA: thuốc kích thích beta-adrenergic tác
dụng kéo dài, LAMA: thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài, ICS: corticosteroid
dùng đường hít)

1.2. Tổng quan về sử dụng các dạng thuốc hít
1.2.1. Các thuốc, các dụng cụ đường hít đang được sử dụng
Hiện nay, các dạng thuốc hít được sử dụng phổ biến trong điều trị COPD.
Các dụng cụ phân phối thuốc thường dùng bao gồm: máy khí dung, bình xịt định
liều (MDI) và bình hít dạng bột khô (DPI). Với MDI, có 1 cơ chế đưa thuốc là dựa
vào áp lực đẩy. Áp lực đẩy có thể được tạo ra từ lực bấm của bệnh nhân vào dụng
cụ hoặc từ lực hít của bệnh nhân. Các DPI có 1 số cơ chế chia liều khác nhau và đặt
tên bởi nhà sản xuất. Turbuhaler, Accuhaler là 2 dụng cụ DPI chứa bột thuốc sẵn
trong dụng cụ và cần thao tác chia liều trước khi sử dụng. Handihaler là dạng DPI
sử dụng viên nang bột thuốc bên ngoài dụng cụ. Hoạt chất và các dụng cụ dạng hít
đi kèm khá đa dạng. Các hoạt chất, tên biệt dược và các dụng cụ đưa thuốc theo
đường hít tương ứng được trình bày trong bảng 1.2[2].


9


Bảng 1.2. Các hoạt chất và dụng cụ đường hít đang được sử dụng
Nhóm dược lý
SABA

LABA

SAMA/LAMA

Tên hoạt chất

Biệt dược

Salbutamol

Ventolin

MDI, khí dung

Terbutalin

Bricanyl

Khí dung

Formoterol

Oxis

Turbuhaler (DPI)


Salmeterol

Serevent

MDI

Indacaterol

Onbrez

Handihaler (DPI)

Ipratropium bromid Atrovent

Khí dung

Tiotropium

Spiriva

Handihaler (DPI)

Tiotropium

Spiriva Respimat

MDI

Fenoterol


+ Berodual

Salbutamol

MDI
Khí dung

Ipratropium
SAMA + LABA

Dụng cụ

+ Combivent

Khí dung

Ipratropium

ICS

Beclomethason

Becotide

MDI

Budesonid

Pulmicort


Khí dung

Fluticasol

Flixotide

Khí dung

Salmeterol

+ Seretide

Fluticasol
ICS +LABA

Formoterol

MDI
Accuhaler (DPI)

+ Symbicort

Turbuhaler (DPI)

Budesonid
1.2.2. Vai trò của đường đưa thuốc dạng hít
Trong điều trị COPD, thuốc dạng hít được ưu tiên khuyến cáo sử dụng [2],
[10], [13]. Tác nhân giãn phế quản nhanh như SABA hay SAMA được sử dụng
nhiều nhất theo đường hít. Đường uống hay qua da không được khuyến khích vì
khôngđem lại lợi ích vượt trội mà còn làm gia tăng tỷlệ thuốc hấp thu toàn thân. Sử

dụng đường hít giúp giãn phế quản nhanh chóng do vậy giúp cơ thể nâng cao khả
năng bảo vệ chống lại các yếu tố khởi phát đợt cấp và các tác động khác. Tác nhân


10

giãn phế quản tác dụng kéo dài như LABA hay LAMA sử dụng đường hít giúp
bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị cao hơn như cải thiện chức năng phổi khi đo chức
năng hô hấp, giảm triệu chứng như khó thở, giảm đợt cấp và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Glucocorticoid sử dụng dạng hít (ICS) giúp nâng cao hiệu quả điều trị
tại phổi và giảm tác dụng toàn thân. Ngoài ra một số thuốc như cromolyn,
formoterol, salmeterol và ipratropium bromide chỉ phát huy tác dụng khi dùng ở
dạng hít [10]. Khác với dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch, sử dụng thuốc dạng
hít trực tiếp đưa thuốc vào đường dẫn khí và cho tác dụng tại chỗ [10], [13], do đó
giúp nâng cao hiệu quả điều trị [10] và giảm tác dụng không mong muốn như run
tay hay tim nhanh [15]. Đưa thuốc trực tiếp vào phổi cho phép thuốc phát huy tác
dụng giãn phế quản nhanh. Mặt khác, khi sử dụng sang đường hít, liều dùng theo
đường toàn thân của các thuốc này cũng sẽ được giảm [13].
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các dạng thuốc hít
1.2.3.1. Yếu tố thuộc về dụng cụ
Các dụng cụ đưa thuốc dạng hít phổ biến nhất bao gồm máy khí dung, bình
xịt định liều (MDI), bình hít dạng bột khô (DPI). Khả năng cung cấp liều của các
loại dụng cụ khác nhau là khác nhau: MDI 15-50%, DPI 10-30%, khí dung 2-15%.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định vị trí tác dụng của thuốc dạng hít là kích thước
tiểu phân. Thành công của điều trị phụ thuộc vào hệ thống phân phối, tức là các
phân tử thuốc có kích thước thích hợp để chúng thâm nhập và phân bố vào trong
phổi hay không. Các dụng cụ thông thường cho tiểu phân có đường kính từ 0,5 đến
35 micromet. Tiểu phân kích thước trên 10 micromet phân bố ở hầu họng, tiểu phân
kích thước từ 5-10 micromet phân bố ở khí quản và nhánh phế quản lớn, tiểu phân
kích thước 1-5 micromet phân bố vào đường dẫn khí dưới, đặc biệt <0,5micromet

hoạt động như dạng khí và có thể bay ra. Khi bệnh nhân hít, toàn bộ đường dẫn khí,
không chỉ mỗi phế nang, đều là nơi thuốc có thể đến. Các tiểu phân vào đường dẫn
khí theo ba cơ chế: lực quán tính do tác động mạnh, lực hút trọng lực, chuyển động
Brown. Trong đó, với thuốc dùng theo đường hít hai cơ chế đầu đóng vai trò quan
trọng giúp thuốc phân bố vào phổi hiệu quả hơn.


11

Bên cạnh MDI và DPI còn có một số dụng cụ khác như: Autohaler, Spacer.
Dưới áp lực hít của bệnh nhân, Autohaler sẽ tự hoạt động, đo liều và giải phóng
liều. Bệnh nhân sẽ giảm thiểu đáng kể yêu cầu cần phối hợp động tác. Ngoài ra,
buồng đệm (Spacer) cũng giúp giải quyết vấn đề phối hợp động tác khi dùng MDI.
Tuy nhiên các dụng cụ này giá thành đắt và không phải lúc nào bệnh nhân cũng
thuận tiện khi sử dụng [10].
1.2.3.2. Yếu tố liên quan đến cách sử dụng
Cách hít là yếu tố quan trọng nhất với bệnh nhân quyết định lượng thuốc vào
cơ thể. Hít nhanh làm tăng lượng thuốc va chạm, tác động mạnh khi tiểu phân thuốc
ở bất kì kích thước nào, do đó làm tăng lưu thuốc trên đường dẫn vào (họng và
đường dẫn khí lớn) và làm giảm lượng thuốc tới phế nang. Đối với từng dụng cụ
khác nhau, kỹ thuật sử dụng và kỹ thuật hít rất khác nhau. Kỹ thuật sử dụng các
dụng cụ đúng rất cần thiết để đạt hiệu quả đưa thuốc và hiệu quả điều trị tối ưu [10].
Phương pháp hít của bệnh nhân có nhiều tác động trong việc giảm tối thiểu thuốc
phân bố ở đường dẫn khí trên và tăng cường đưa thuốc vào phổi [13].
Với dụng cụ MDI, cấu tạo bao gồm một ống thuốc điều áp với van chia liều,
ống thuốc chứa hoạt chất, khí đẩy, chất hòa tan và/hoặc chất diện hoạt. Thuốc có thể
tồn tại ở dạng dung dịch hoặc bột hỗn dịch mịn. Để phân tán hỗn dịch giúp thuốc về
đúng dạng hoạt động, cần lắc ống thuốc trước khi sử dụng. Bộ phận định liều sẽ đo
một lượng chất lỏng cố định, do đó thiết bị cần được cầm theo chiều mà van định
liều hướng xuống dưới. Khi nhấn ống thuốc, thiết bị sẽ giải phóng chất đẩy và thuốc

theo lực đẩy mạnh đi ra ngoài với kích thước tiểu phân lớn trung bình 45 micromet.
Khi quá trình bay hơi xảy ra, kích thước tiểu phân sẽ giảm cuối cùng còn khoảng
0,5-5,5 micromet tùy thuộc từng loại MDI. Luồng khí có thể khuếch đại lên 6 lần
tùy thuộc MDI khi kích thước tiểu phân đã đạt nhỏ nhất. Cách hít tối ưu cho MDI là
chậm và sâu (~30L/phút hoặc 5s hít). Khoảng 50-80% liều MDI va chạm với hầu
họng và sau đó bị nuốt, phần còn lại ở trong dụng cụ hoặc được hít. Quan trọng nhất
là yêu cầu phối hợp động tác khi hít: nhấn dụng cụ, hít chậm và sâu, và nín thở.


12

Ngoài ra nó còn yêu cầu có sự khéo léo nhất định. Để giải quyết vấn đề phối hợp
động tác, việc sử dụng buồng đệm có thể giúp làm tăng hiệu quả [9], [10].
Với dụng cụ DPI thường yêu cầu hít mạnh hơn (≥ 60 L/phút) và thay đổi kỹ
thuật hít (sâu, mạnh) để hiệu quả phân bố của bột tối ưu, tăng lượng thuốc vào
đường dẫn khí trung tâm [10], [13]. Bệnh nhân phải hít sâu và mạnh để nhận được
liều đúng [13], [15]. Mức độ phụ thuộc lực hít của các DPI khác nhau [10]. Khi sử
dụng lưu ý không thở vào DPI do có thể làm mất thuốc hoặc ẩm bột, các tiểu phân
sẽ tích tụ lại và tăng kích thước [10].
Như vậy bên cạnh bản chất cấu tạo từng dụng cụ thì cách sử dụng dụng cụ
của bệnh nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đưa thuốc vào vị trí tác dụng. Tuy
nhiên hiện nay có nhiều dụng cụ được giới thiệu, mỗi dụng cụ có một hướng dẫn
riêng đi qua nhiều bước. Bệnh nhân lại không thể tự học cách sử dụng các dụng cụ
hít qua tờ hướng dẫn sử dụng do các chỉ dẫn này không thống nhất, hầu hết được
viết không dễ hiểu, có rất nhiều thông tin hay các rào cản ngôn ngữ, kiến thức. Điều
này dẫn tới các khó khăn trong việc lựa chọn và hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng
đúng[15].
1.2.4. Các vấn đề còn tồn tại trong kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít
1.2.4.1. Thực trạng sai sót
Với MDI mặc dù thời gian hít không quan trọng nhưng động tác nhấn thuốc

và hít phải đồng thời. Ngoài ra nó còn yêu cầu có sự khéo léo nhất định gây khó
khăn với những người già yếu. Mặc dù đã có chỉ dẫn nhưng vẫn có tới 30% bệnh
nhân đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, không thể sử dụng tối ưu MDI [13]. DPI
không yêu cầu phối hợp động tác như MDI nhưng sử dụng dụng cụ cũng yêu cầu
mức độ khéo léo nhất định. Với DPI, lực hít yêu cầu phải đủ mạnh để đưa phân tử
thuốc dạng bột chắc chắn vào trong phổi. Do vậy, DPI không phù hợp với những
bệnh nhân tàn tật, yếu hay bệnh nhân COPD nặng [13], [15].
Có khá nhiều nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thực trạng sử dụng dụng cụ
hít. Nghiên cứu quan sát đánh giá sử dụng dụng cụ hít trên 3811 bệnh nhân được
thực hiện tại Pháp năm 2003 cho thấy có tới 76% bệnh nhân sử dụng MDI sai ít


13

nhất một lỗi. Trong các DPI khảo sát thì Turbuhaler có 54% bệnh nhân có sai ít nhất
một lỗi. Tỷ lệ bệnh nhân được ghi nhận sai các lỗi nghiêm trọng xác định trong
nghiên cứu cũng khá cao, 28% với MDI và 32% với các DPI [19]. Một nghiên cứu
quan sát khác tại Italia được thực hiện năm 2008 trên 1633 bệnh nhân với 2288 lượt
quan sát cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân mắc ít nhất một lỗi bước quan trọng với MDI
là 12% và với Turbuhaler (DPI) là 43,5% [18]. Từ 8/2010 đến 5/2012, một nghiên
cứu quan sát được thực hiện trên 300 bệnh nhân hen phế quản và COPD tại Ấn Độ
nhằm đánh giá kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít. Kết quả là trong 300 bệnh nhân có
82,3% bệnh nhân mắc ít nhất một lỗi và chỉ có 17,7% bệnh nhân sử dụng đúng các
dụng cụ không sai lỗi thao tác nào. Trong các dụng cụ hít đánh giá trong nghiên
cứu, MDI có tỷ lệ bệnh nhân thao tác sai ít nhất một lỗi nhiều nhất, chiếm 94,3%,
theo sau là DPI (82,3%), MDI kèm buồng đệm (78%) và máy khí dung (70%)[6].
Khi đánh giá các dụng cụ hít dạng bột khô, số lượng bệnh nhân không sử dụng đúng
DPIs dao động trong khoảng từ 4% đến 94%, phụ thuộc vào loại dụng cụ và
phương pháp đánh giá. Trong đó, khi đánh giá riêng Turbuhaler thì tỷ lệ sai sót
cũng dao động trong khoảng từ 26% đến 94% [16].

1.2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sai sót khi sử dụng dụng cụ
Ngoài các yếu tố thuộc về dụng cụ gây khó khăn cho bệnh nhân khi sử dụng
như được trình bày trong phần 1.2.3 còn có các yếu tố khác dẫn tới sai sót liên quan
đến người sử dụng và người hướng dẫn.
Thứ nhất, các yếu tố thuộc về bệnh nhân. Các yếu tố sinh lý tự nhiên của cơ
thể như: sự khác biệt về cấu trúc đường dẫn khí giữa các cá thể, ảnh hưởng của co
thắt phế quản, phù nề, tăng tiết chất nhày, mức độ hẹp đường dẫn khí[10], quá trình
thoái hóa tự nhiên của cơ trơn hô hấp và lưu lượng đỉnh[13]. Nguy cơ mắc các lỗi
bước quan trọng cũng tăng lên theo độ tuổi. Trong khi đó hầu hết bệnh nhân COPD
là người cao tuổi, có nhiều bệnh mắc kèm như thị lực kém, run tay, viêm khớp dạng
thấp và có vấn đề nhận thức, trí nhớ có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng dụng cụ tốt
nhất [10], [13]. Trình độ học vấn của bệnh nhân cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng sử dụng dụng cụ. Các bệnh nhân có trình độ học vấn cao giảm nguy cơ bị


14

mắc các lỗi bước quan trọng [18]. Bệnh nhân được yêu cầu dùng nhiều dụng cụ
thường nhầm lẫn, đặc biệt nếu như cách dùng các dụng cụ đó khác nhau như MDI
và DPI [15].
Hướng dẫn bệnh nhân được đánh giá qua các nghiên cứu là yếu tố có ảnh
hưởng tới kỹ thuật sử dụng. Bệnh nhân được chỉ dẫn nhiều hơn 1 lần trong quá trình
dùng thuốc giúp cải thiện khả năng thực hiện dụng cụ hít và giảm mắc các lỗi bước
quan trọng [6], [18]. Ngược lại thiếu chỉ dẫn của nhân viên chăm sóc sức khỏe làm
tăng nguy cơ mắc các lỗi bước quan trọng [18]. Bệnh nhân thiếu sự theo dõi thường
xuyên cũng dẫn tới sử dụng dụng cụ hít kém hơn [6]. Như vậy ta có thể thấy rằng
bên cạnh các yếu tố thuộc về bệnh nhân thì yếu tố thuộc về hướng dẫn cũng đóng
vai trò quan trọng ảnh hưởng tới kỹ thuật sử dụng dụng cụ.
Trong khi đó một nghiên cứu can thiệp tại Đức khi khảo sát thực trạng ban
đầu cho kết quả 12,3% bệnh nhân không được hướng dẫn dùng dụng cụ trước đó,

45,2% bệnh nhân chỉ được hướng dẫn một lần, 23,0% bệnh nhân được hướng dẫn
hai lần, 19,6% bệnh nhân được hướng dẫn nhiều hơn ba lần [11]. Nghiên cứu khảo
sát khác thực hiện tại Italia cho thấy chỉ có 34% bệnh nhân được chỉ dẫn bằng sử
dụng placebo, trong khi có tới 1/3 bệnh nhân không được chỉ dẫn sử dụng dụng cụ
và có 7% bệnh nhân được yêu cầu đọc tờ hướng dẫn sử dụng mà không có bất kì hỗ
trợ nào khác [18]. Tại Việt Nam sử dụng các dụng cụ hít trong điều trị COPD rất
phổ biến nhưng việc hướng dẫn kỹ thuật sử dụng đúng chưa được quan tâm đúng
mức trên lâm sàng [4].
Hậu quả của sai sót trong việc sử dụng dụng cụ làm cho thuốc không phân
bố tại phổi từ đó dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, giảm kiểm soát bệnh, giảm tuân
thủ điều trị và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, hệ thống y tế và xã hội [13], [15],
[16]. Đã có nghiên cứu chứng minh kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít không đúng làm
tăng nguy cơ nhập viện, tăng số lần cấp cứu, tăng số đợt điều trị bằng OCS và
kháng sinh và giảm kiểm soát bệnh nói chung [18]. Vì vậy, kỹ thuật hít đóng vai trò
rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị bên cạnh việc dùng thuốc của bệnh nhân


15

[16]. Và để đạt được kỹ thuật hít tối ưu thì việc hướng dẫn bệnh nhân là thực sự cần
thiết.

1.3. Tổng quan về can thiệp nhằm cải thiện kỹ thuật sử dụng
1.3.1. Các nghiên cứu thực hiện trên thế giới
Trên thế giới, đã có các nghiên cứu can thiệp được thực hiện nhằm cải thiện
kỹ thuật sử dụng dụng cụ của bệnh nhân. Đề tài tiến hành tìm kiếm các nghiên cứu
này bằng công cụ PubMed với một số từ khóa chính “patient education”, “COPD”,
“asthma”, “inhalation”, “inhaler technique”, “intervention”, “pharmacist”. Sau khi
lấy bài toàn văn và rà soát nội dung, đề tài tiến hành tổng quan trên 7 nghiên cứu.
Các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu nhằm hướng tới 2 vấn đề đó là đánh giá

hiệu quả của can thiệp trên kỹ thuật sử dụng dụng cụ và đánh giá hiệu quả của can
thiệp trên phương diện lâm sàng cũng như chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Trong
số đó, 7/7 nghiên cứu đều đánh giá hiệu quả can thiệp trên kỹ thuật sử dụng dụng
cụ, 3/7 nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp trên phương diện lâm sàng và 2/7
nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp trên chất lượng cuộc sống.
Có 3 nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân COPD và hen phế quản [11], [21],
[23], 3 nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân COPD [14], [17], [24] và 1 nghiên cứu
thực hiện trên bệnh nhân hen phế quản [7]. Trong số đó, 6/7 nghiên cứu can thiệp
trên bệnh nhân ngoại trú [7], [11], [14], [17], [23], [24], chỉ có 1 nghiên cứu tiến
hành can thiệp trên bệnh nhân nội trú [21]. Trong đó có 1 nghiên cứu chỉ tiến hành
can thiệp và đánh giá trên DPI [17], 6 nghiên cứu còn lại đều đánh giá trên cả 2
dụng cụ MDI và DPI [7], [11], [14], [21], [23], [24]. Thời gian tiến hành nghiên cứu
khá dao động: 2 nghiên cứu tiến hành trong 1-1,5 tháng [11], [17], 2 nghiên cứu tiến
hành trong 3 tháng [23], [24], 1 nghiên cứu tiến hành trong 6 tháng [7], 1 nghiên
cứu tiến hành trong 12 tháng [14], riêng nghiên cứu trên bệnh nhân nội trú, can
thiệp sẽ được lặp lại cho đến khi bệnh nhân thực hiện kỹ thuật tối ưu [21]. Thời gian
cho 1 lượt tư vấn cũng thay đổi khá nhiều tùy thuộc các nghiên cứu: thời gian ngắn
nhất được ghi nhận là 2,5 phút [7]và lâu nhất là 1 giờ hoặc có thể lâu hơn với các
bệnh nhân còn hút thuốc lá [14].


16

Về các biện pháp can thiệp đã sử dụng, các nghiên cứu đều sử dụng một số
biện pháp chung. Thứ nhất, can thiệp bằng sử dụng lời nói. Dược sĩ nói bằng lời để
cung cấp các thông tin về kỹ thuật sử dụng dụng cụ cho bệnh nhân [7], [11], [14],
[17], [21], [23], [24]. Bên cạnh đó, dược sĩ còn cung cấp các thông tin liên quan đến
tuân thủ điều trị, quản lý triệu chứng, cách tập thể dục, tập thở cho bệnh nhân [14],
[24]. Thứ hai, can thiệp bằng sử dụng chữ viết [14], [23], [24]. Chủ yếu các nghiên
cứu sử dụng tờ thông tin cho bệnh nhân, có nghiên cứu sử dụng cả tiếng anh và

tiếng địa phương [23], có nghiên cứu sử dụng hình thức viết thêm vào các chỉ dẫn
khi cần thiết [11]. Thứ ba, can thiệp bằng hành động minh họa. Bệnh nhân được yêu
cầu thực hiện lại các dụng cụ đang dùng tại nhà bằng placebo, đánh giá thao tác của
bệnh nhân thông qua quan sát trực tiếp, sử dụng bảng kiểm để chấm điểm thao tác
ban đầu. Sau đó, dược sĩ sẽ thực hiện thao tác đúng trước mặt bệnh nhân bằng mẫu
placebo, yêu cầu bệnh nhân thao tác lại [7], [11], [14], [17], [21], [23], [24]. Việc
thực hiện có thể lặp lại đến khi bệnh nhân thao tác đạt yêu cầu [7], [21]. Tất cả các
nghiên cứu đều phối hợp can thiệp, không nghiên cứu nào thực hiện can thiệp riêng
lẻ. Quá trình minh họa từng bước cho bệnh nhân sẽ kết hợp với giải thích bằng lời
nói và hành động, sau buổi can thiệp, các chỉ dẫn bằng chữ viết sẽ được phát cho
bệnh nhân để tham khảo thông tin. 2/7 nghiên cứu thực hiện can thiệp trực tiếp với
từng bệnh nhân[14], [24]. Can thiệp 1 bệnh nhân-1 người hướng dẫn được đánh giá
là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng [15].
Các nghiên cứu có thời gian đánh giá lại và lặp lại can thiệp khác nhau. Thời
gian đánh giá lại 1 ngày và 10 ngày[17], 15 ngày [23], 1 tháng[24], 3 tháng[14].Các
biện pháp can thiệp đa phần được sử dụng lặp lại trong các lần can thiệp tiếp theo.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ lặp lại can thiệp bằng lời nói [24].
Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của dược sĩ trong việc cải
thiện kỹ thuật sử dụng các dạng thuốc hít. Dược sĩ lâm sàng đóng vai trò quan trọng
trong việc theo dõi bệnh nhân, giúp hỗ trợ bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị và
cải thiện kết quả các chỉ số đầu ra. Ngoài ra dược sĩ còn hỗ trợ giúp đỡ bệnh nhân


×