Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

XU HƯỚNG SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.23 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ DẦU 2
I-KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG, SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG
TRÊN THẾ GIỚI 3
1.Về nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên 3
2.Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng 4
3.Vấn đề tiết kiệm năng lượng 9
4.Tăng trưởng kinh tế với an ninh năng lượng 15
II-TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM 18
1.Khái quát về nguồn nhiên liệu, năng lượng 18
2.Thực trạng sản xuất và tiêu dùng năng lượng ở Việt Nam 23
3. Tương quan tăng trưởng kinh tế và năng lượng ở Việt Nam 27
III-CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG NĂNG
LƯỢNG CỦA VIỆT NAM 30
1. Quan điểm phát triển 30
2. Mục tiêu phát triển 31
3. Định hướng phát triển 34
4. Các chính sách 37
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
1
XU HƯỚNG SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG
TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM
LỜI MỞ DẦU
Bảo đảm năng lượng được coi là “chìa khóa” của tăng trưởng kinh tế
và cải thiện đời sống dân cư. Bởi vậy, tất cả các quốc gia đều quan tâm xây
dựng và thực thi chiến lược năng lượng để vừa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng và vừa bảo đảm được an ninh năng lượng đối phó với những biến
động bất lợi có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng bằng mọi


giá lại dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và gia tăng tình trạng ô nhiễm
môi trường.
Nhận thức ngày càng rõ tính sống còn của bảo đảm năng lượng và an
ninh năng lượng, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ, hướng tới yêu cầu phát triển bền vững, việc sản xuất và tiêu dùng năng
lượng trong thế kỷ XXI có những thay đổi hết sức cơ bản. Cùng với việc đa
dạng hóa các nguồn năng lượng, phát triển ngày càng mạnh mẽ các nguồn
năng lượng sạch – thân thiện mới môi trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của sản xuất và đời sống, tất cả các quốc gia đều hết sức coi trọng việc
sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam tuy được đánh giá là có tiềm năng to lớn trong việc phát triển
đa dạng các nguồn năng lượng, nhưng trong những năm qua lại luôn phải đối
phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng. Điều đó đã có ảnh hưởng không nhỏ
đến phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Việc phát triển sản xuất
và tiêu dùng năng lượng của Việt Nam trong những năm tới phải đặt trong xu
thế chung của thời đại.
Chuyên đề này sẽ đề cập một số nét khái quát về xu thế phát triển sản
xuất và tiêu dùng năng lượng của thế giới và chiến lược phát triển sản xuất,
tiêu dùng năng lượng của Việt Nam trong điều kiện phát triển mới.
2
I- KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG, SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG
NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI
1. Về nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên
Dầu mỏ
Nguồn dầu mỏ được chia ra thành 3 loại chính: trữ lượng phát hiện
(Proved reserve: dầu đã được tìm thấy nhưng chưa khai thác); gia tăng trữ
lượng (Reserve growth: sự tăng trữ lượng dầu mỏ do những yếu tố công nghệ
dẫn tới việc tăng hệ số thu hồi dầu); và trữ lượng chưa được phát hiện
(Undiscovered: dầu mỏ được xem có khả năng tìm thấy nếu tiến hành thăm
dò). Trữ lượng dầu mỏ lớn nhất tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển,

đặc biệt là ở Trung Đông, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Trữ lượng dầu mỏ
của các nước OPEC chiếm tới 57% tổng trữ lượng của toàn thế giới. Với đà
khai thác như hiện nay và dựa trên trữ lượng ước tính nắm được thì nguồn
dầu mỏ dự trữ cũng chỉ có thế đáp ứng cho thế giới một khoảng thời gian
không dài nữa. Chính vì vậy, việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay
thế cho dầu mỏ và các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt là nhiệm
vụ vô cùng thiết yếu.
Khí tự nhiên
Cùng với dầu mỏ, gần đây, khí thiên nhiên đã và đang được coi là một
trong những nguồn nhiên liệu có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trên thế giới với nhu
cầu hàng năm tăng nhanh nhất, trung bình 2,2% kể từ năm 2001 đến 2025, so
với nhu cầu tiêu thụ tăng 1,9% đối với dầu mỏ hàng năm và 1,6% hàng năm
đối với than. Nhu cầu tiêu thụ khí thiên nhiên vào năm 2025 ước tính sẽ là
151 nghìn tỷ feet khối, tăng lên gần 70% so với nhu cầu tiêu thụ của năm
2001. Như vậy, mức tiêu thụ khí thiên nhiên trong tổng các loại năng lượng
tiêu thụ sẽ tăng từ 23% năm 2001 lên 25% vào năm 2025.
Kể từ giữa những năm 1970, trữ lượng khí thiên nhiên của thế giới đã
tăng lên hàng năm. Tại thời điểm ngày 1/1/2004, trữ lượng khí tự nhiên phát
3
hiện ước tính vào khoảng 6.076 nghìn tỷ feet khối, tăng hơn 10% so với năm
2003. Hơn 3/4 trữ lượng khí thiên nhiên trên thế giới tập trung ở Trung Đông,
Đông Âu và Liên Xô cũ, trong đó Nga, Iran và Qatar chiếm khoảng 58%.
Cho dù mức độ tiêu thụ khí thiên nhiên tăng cao, đặc biệt là trong thập
niên vừa qua, thì trữ lượng khí để sản xuất sản phẩm khí thiên nhiên ở hầu hết
các khu vực vẫn còn khá lớn và ước tính sẽ dùng được trong khoảng 60 - 70
năm nữa. Từ đây đặt ra vấn đề làm thế nào để khai thác được tiềm năng của
khí tự nhiên để thay thế cho dầu mỏ trong thời gian trước mắt.
Than
Là nguồn nhiên liệu hóa thạch được sử dụng từ lâu nhất trên thế giới.
Tổng trữ lượng than trên toàn thế giới được ước tính là 1.083 tỷ tấn, đủ cung

cấp cho khoảng 210 năm nữa với mức tiêu thụ như hiện nay. Mặc dù phân bố
rộng rãi nhưng 60% trữ lượng than của thế giới tập trung ở 3 quốc gia: Mỹ
(25%); Liên Xô cũ (23%) và Trung Quốc (12%). Bốn quốc gia khác là Úc,
Ấn Độ, Đức và Nam Phi chiếm khoảng 29%.
Các đặc trưng về chất lượng và địa chất của trầm tích than cũng là các
tham số rất quan trọng đối với trữ lượng than. Than là loại năng lượng hóa
thạch hỗn tạp hơn rất nhiều so với dầu mỏ và khí tự nhiên và chất lượng của
nó biến đổi theo từng khu vực hay thậm chí ngay bên trong cùng một vỉa
than.
Một loại than có chứa hàm lượng Bitum thấp hơn gọi là “than nâu” hay
than non, không có tính thương mại trên thị trường thế giới vì lượng nhiệt rất thấp.
Từ khái quát tình hình trên cho thấy nguồn nhiên liệu hóa thạch đang
dần cạn kiệt, các nước trên thế giới đang cố gắng khai thác thêm các nguồn
nhiên liệu khác như hạt nhân, thủy lực, nguyên liệu gió, sinh học, năng lượng
mặt trời, địa nhiệt, thủy triều hay pin năng lượng…
2. Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng
4
Thế giới vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đang đứng trước nhiều
vấn đề cần phải đối mặt. Trong đó, vấn đề được xem là nóng bỏng nhất và thu
hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia hiện là hiện tượng ấm lên toàn cầu do
tác động của hiệu ứng nhà kính và sự khủng hoảng về năng lượng. Theo dự
báo của Cơ quan thông tin về năng lượng (EIA) vào năm 2004, trong vòng 24
năm kể từ năm 2001 đến năm 2025, mức tiêu thụ năng lượng trên toàn thế
giới có thể tăng thêm 54% (ước tính khoảng 404 nghìn triệu triệu Btu năm
2001 tới 623 Btu vào năm 2025) mà nhu cầu chủ yếu sẽ rơi vào các quốc gia
có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, ví dụ như Trung Quốc hay Ấn Độ ở
châu Á.
Các cuộc chiến để giành giật nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là
dầu mỏ, khí tự nhiên, nguồn nước đang có xu thế ngày càng gia tăng trên thế
giới như cuộc tranh chấp gần đây. Thế giới ngày càng nổi cộm lên cuộc chơi

tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu lửa, tuyến
đường vận chuyển cũng như thị trường sản xuất và tiêu thụ dầu lửa, thường
xảy ra ở các khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại có
tình hình chính trị không ổn định như ở Trung Đông, Châu Phi…
Dân số tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa chóng mặt trên toàn cầu cũng là
một yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu về năng lượng. Do vậy, dù mức tăng
trưởng kinh tế ở những nước này phân bố đều ra cho số dân thì thu nhập bình
quân đầu người vẫn giảm, cho dù tổng sản phẩm quốc nội có tăng lên. Khi
dân số tăng thì số dân sốngở khu vực thành thị của các nước đang phát triển
cũng tăng lên cộng thêm với quá trình đô thị hóa sẽ làm cho các đòi hỏi về
năng lượng tăng cao, như năng lượng sử dụng cho thắp sáng, công nghiệp,
giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…
Tác động tới môi trường sinh thái
Khi đề cập về tình hình dự trữ, khai thác hay sử dụng các nguồn năng
lượng nhất là nguồn năng lượng hóa thạch trên thế giới, không thể bỏ qua
5
những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của các hoạt động đó đối với môi
trường. Hiện nay cũng như trong các thập kỷ sắp tới đây, việc làm sao để
giảm thiểu khí nhà kính sinh ra trong quá trình sử dụng và đốt cháy năng
lượng là một vấn đề vô cùng cấp thiết vì sự gia tăng lượng khí nhà kính sẽ
gây ra sự thay đổi khí hậu toàn cầu do trái đất nóng lên và làm cho không khí
trở nên ô nhiễm nặng nề.
Căn cứ vào những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế khu vực và sự lệ
thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch cho thấy, việc thải khí carbon dioxide
trên toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn rất nhiều trong cùng một chu kỳ so với những
năm 1990. Sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch tăng cao đặc biệt là ở những nước
đang phát triển phải có trách nhiệm rất lớn đối với việc tăng rất nhanh lượng
khí thải carbon dioxide bởi vì mức tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số
cao hơn nhiều lần so với ở các nước công nghiệp hóa, mà cùng với nó sẽ là
việc nâng cao mức sống, cũng như nhu cầu về năng lượng sử dụng trong quá

trình công nghiệp hóa. Thải khí nhà kính nhiều nhất trong số những nước này
chính là Trung Quốc, quốc gia có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người cũng như sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao nhất.
Theo dự báo qua từng giai đoạn thì dầu vẫn là nguồn nhiên liệu chủ yếu
gây ra khí thải CO
2
ở các quốc gia công nghiệp hóa vì nó vẫn là một phần
quan trọng được sử dụng trong ngành vận tải. Sử dụng khí tự nhiên và lượng
khí thải sinh ra trong quá trình sử dụng cũng được dự đoán là sẽ tăng lên, đặc
biệt trong ngành công nghiệp điện và có thể lượng khí thải sinh ra trong quá
trình sử dụng khí tự nhiên sẽlên tới 24% vào năm 2025.
Dầu mỏ và than đã và đang được coi là năng lượng chính gây ra phần
lớn lượng khí thải CO
2
ởcác nước đang phát triển. Trung Quốc và Ấn Độ vẫn
được cho là hai nước sử dụng nguồn than nội địa để dùng trong việc phát điện
và các hoạt động công nghiệp. Hầu hết các khu vực đang phát triển vẫn sẽ
6
tiếp tục sử dụng chủ yếu là dầu mỏ để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng đặc
biệt là năng lượng sử dụng trong lĩnh vực vận tải.
Nhu cầu về năng lượng và cùng với nó là lượng khí thải CO
2
và các khí
khác thường gọi chung là “khí nhà kính” đã và đang tăng lên trong suốt 50
năm qua. Sự tăng lên của lượng khí nhà kính này sẽ làm cho khí hậu toàn cầu
ấm lên và kéo theo nhiều vấn đề khác liên quan. Sự thay đổi khí hậu là vấn đề
quan tâm lớn nhất của toàn cầu có liên quan rất lớn đến việc sản xuất cũng
như tiêu thụ năng lượng.
Nghị định thư Kyoto nêu rõ việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu là trách
nhiệm chung của tất cả các nước, song có phân biệt theo mức độ phát triển kinh

tế, trong đó buộc 38 quốc gia công nghiệp phải hạn chế thải khí nhà kính (chủ
yếu CO
2
) để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo đó, chậm nhất là
vào năm 2012, 38 nước phải cắt giảm ít nhất là 5% lượng khí thải với năm
1990, riêng Mỹ phải giảm 7% vì nước này chỉ chiếm 6% dân số thế giới,
nhưng nền sản xuất khổng lồ của họ lại gây ra 25% tổng lượng khí thải toàn
cầu.
Nghị định thư Kyoto về khí hậu sử dụng 3 cơ chế linh hoạt “flexible
mechanisms”để giúp cho các nước đạt được chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính
bằng một phương thức có hiệu quả thương mại nhất.
- Cơ chế Buôn bán khí thải quốc tế: Phương thức này cho phép các nước
chuyển một lượng khí thải cho phép tới các nước khác với một mức giá cho phép.
- Cơ chế Hợp tác thực hiện (JI): Phương thức này cho phép các nước
thông qua Chính phủ hay các tổ chức hợp pháp để đầu tư cho việc cắt giảm
khí thải cho chính nước mình hay thu nhận các cách thực hiện từ các nước
khác và áp dụng vào đất nước mình.
- Cơ chế phát triển sạch (CDM): Phương thức này tương tự như Hợp tác
thực hiện nhưng việc cắt giảm khí thải có thể thực hiện cả ở các nước.
7
Nhưng dù đã bắt đầu có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí
nhà kính cũng không đủ sức để làm chậm bớt đi sự ấm lên toàn cầu, một
thảm họa trước mắt của trái đất. Trái đất ấm lên sẽ làm băng ở Bắc Cực tan
nhanh và gây ra lụt lội hay các tai biến thiên nhiên không lường trước được.
Giảm bớt ô nhiễm khi sử dụng năng lượng
Rất nhiều nước hiện nay đề ra những chính sách tại chỗ để hạn chế
những khí thải khác CO
2
sinh ra do quá trình sử dụng năng lượng. Ô nhiễm
không khí liên quan tới năng lượng đang gây chú ý đặc biệt gồm có nitrogen

oxides, sulfur dioxide, chì, các chất thải dạng hạt, các chất thải hữu cơ có thể
bay hơi… bởi vì chúng sẽ bay lên tầng ozone và hình thành tầng khói, gây
mưa acid và nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe con người. Nitrogen
oxide sinh ra trong quá trình đốt cháy ở nhiệt độcao như trong quá trình vận
hành xe hơi, máy móc và các nhà máy phát điện. Sulfur dioxide sinh ra trong
quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa hàm lượng lưu hùynh cao dùng cho phát
điện hay trong quá trình luyện kim, lọc dầu và các quá trình công nghiệp
khác; lượng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện phần lớn là sulfur oxide. Các
chất thải hữu cơ bay hơi được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau như từ quá
trình vận tải, nhà máy hóa chất, lọc dầu, các công xưởng. Để hạn chế lượng
khí thải độc hại sinh ra do đốt cháy nhiên liệu, nhiều quốc gia đã chuyển từ
việc sử dụng than sang sử dụng khí để phát điện. Để giảm lượng khí độc hại
sinh ra trong quá trình vận tải, một số nước áp dụng công nghệ cao để tạo ra
những loại máy móc hay ô tô đạt tiêu chuẩn cũng như hạn chế hàm lượng
sulfur trong xăng, dầu để đảm bảo hạn chế đến mức tối đa lượng khí thải.
Chất thải chì được tạo ra trong quá trình máy móc vận hành sử dụng
xăng pha chì. Ảnh hưởng độc hại của chì, đặc biệt là đối với trẻ em đã được
nghiên cứu kỹ trong suốt 3 thập niên qua. Những nước vẫn còn dùng nhiên
liệu pha chì thì xăng pha chì là nguyên nhân chủ yếu chiếm 90% khí thải có
chì ở khu vực đô thị.
8
Thêm vào đó, ở nhiều nước chất thải có chứa thủy ngân sinh ra trong
quá trình sử dụng năng lượng cũng đang trở thành một vấn đề đối với những
nước công nghiệp. Thủy ngân là chất tích tụ bền vững trong cơ thể theo thời
gian. Mặc dầu thủy ngân có mặt cả ở trên đất liền cũng như ở ngoài biển
nhưng nó thường tập trung nhiều nhất trong hệ sinh thái biển. Nguồn gây ra
thủy ngân do hoạt động của con người bao gồm các hoạt động: đốt cháy năng
lượng tĩnh, sản xuất kim loại màu, sản xuất gang, thép, xi măng, chế biến dầu
khí và tiêu hủy rác.
Để tóm tắt lại những nội dung đã trình bày ở trên, các vấn đề ô nhiễm

môi trường và biến đổi khí hậu có thể được giải quyết phần nào nếu lưu ý đến
mấy vấn đề sau trong quá trình sử dụng năng lượng:
- Cố gắng không sử dụng xăng dầu pha chì
- Kiểm soát và điều khiển lượng chất thải thủy ngân sinh ra trong quá
trình sử dụng năng lượng.
- Xây dựng quy chế kiểm sóat các khí thải, sao cho hạn chếtới mức tối đa
các khí thải độc hại.
3. Vấn đề tiết kiệm năng lượng
Giải quyết vấn đề năng lượng đòi hỏi không chỉ ưu tiên cho việc phát
triển các nguồn năng lượng thay thế mới mà còn cần chú ý đến khía cạnh bảo
tồn và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Cả bảo tồn và nâng cao hiệu
suất năng lượng đều nhằm một mục đích - tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm
năng lượng sẽ đem lại những ích lợi đáng kể về kinh tế, giảm thiểu suy thoái
do việc khai thác và "để dành" được những tài nguyên quý giá cho mai sau.
Giải pháp kỹ thuật
Nâng cao hiệu suất thiết bị
Đây là công việc hiển nhiên đối với các nhà làm kỹ thuật. Tùy vào từng
thiết bị, từng dây chuyền công nghệ cụ thể, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật phát
triển khả năng nâng cao hiệu suất của thiết bị.
9
Phối hợp sử dụng các hệ thống năng lượng
Về mặt thiết bị: cần chế tạo sao cho có thể chuyển đổi dễ dàng từ sử
dụng dạng năng lượng này sang sử dụng dạng năng lượng khác.
Về mặt đầu tư: cần khuyến khích mở các nhà máy tiêu thụ năng lượng
lớn nằm trong vùng có các nhà máy điện. Điều này giúp giảm bớt áp lực
truyền tải điện năng của lưới điện quốc gia, đồng thời giảm tổn hao năng
lượng từ việc truyền tải điện.
Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh
Việc chế tạo các hệ thống điều khiển thông minh hiện nay không khó
đối với phần lớn các nhà làm kỹ thuật, giá thành cũng rất rẻ. Năng lượng để

cung cấp cho các bộ điều khiển này hầu như không đáng kể.
Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng
năng lượng tự nhiên
Việc tiết kiệm năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên cần được
các kiến trúc sư, các kỹ sư xây dựng lưu ý. Các văn phòng làm việc không
phải đóng kín cửa để mở đèn làm việc, mở máy điều hòa nhiệt độ… Sự sáng
tạo trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng là không giới hạn. Chẳng hạn:
- Thiết kế tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên; Bố trí chiếu sáng nhân tạo
thích hợp.
- Thiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự nhiên.
- Bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ hợp lý; thiết kế hệ thống điều hòa
nhiệt độ tập trung.
- Lắp đặt bộ điều khiển thông minh.
- Bố trí các bồn chứa nước.
Giải pháp con người
Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng
10
Tuyên truyền, giải thích, vận động tiết kiệm năng lượng trong cộng
đồng dân cư sẽ góp phần tiết kiệm phần lớn năng lượng. Thống kê cho thấy,
tùy theo từng khu vực, mức độ sử dụng điện (năng lượng chính phục vụ cho
sinh hoạt) chiếm tỉ lệ không nhỏ trong việc tiêu thụ năng lượng.
Tuyên truyền, giải thích phải mang tính đại chúng. Đối tượng của việc
tuyên truyền, vận động tiết kiệm năng lượng là đa số người dân, đủ mọi thành
phần trong xã hội. Vì vậy công việc này cần mang tính đại chúng. Ngôn ngữ
sử dụng càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Hiện nay trên truyền hình đã thấy
xuất hiện các lời khuyên sử dụng bóng đèn compact, đèn huỳnh quang thay
cho bóng đèn sợi đốt.
Phổ biến kiến thức khoa học dưới dạng các cuộc thi. Các cuộc thi trên
truyền hình ngày càng thu hút nhiều người quan tâm. Đó chính là cơ hội phổ
biến các kiến thức khoa học về việc tiết kiệm năng lượng.

Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm. Hạn chế sử dụng điện
trong các giờ cao điểm giúp các nhà mày điện và các lưới truyền tải giảm áp
lực hoạt động.
Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho học sinh. Đưa việc giáo dục ý
thức tiết kiệm năng lượng vào trong nhà trường sẽ có hiệu quả to lớn trong
tương lai.
Tổng kết và khen thưởng. Tổ chức tổng kết hiệu quả của việc tiết kiệm
năng lượng hàng năm. Như vậy người dân sẽ thấy được hiệu quả từ việc làm
của họ có ảnh hưởng to lớn cho xã hội bên cạnh việc tiết kiệm chi tiêu cho
chính gia đình họ.
Sử dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế sự tiêu thụ năng lượng
Việc tiêu thụ năng lượng nhiều hay ít là quyền của mỗi người. Nhưng
ảnh hưởng của việc tiêu thụ nhiều năng lượng thì buộc người tiêu thụ phải có
trách nhiệm. Vì vậy, nhà nước cần đưa ra mức tiêu thụ năng lượng trung bình
và nếu vượt qua mức này thì người tiêu thụ phải chịu những khoản phí trách
11
nhiệm. Các khoản phí này cũng nên tăng một cách không tuyến tính với mức
tiêu thụ năng lượng.
Giải pháp chiến lược: chính sách năng lượng
Quy hoạch phát triển năng lượng
Đối với các nước phát triển, xu hướng đầu tư ra nước ngoài các ngành
công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng cũng là một phần trong chính sách
năng lượng của họ. Các nước ấy giữ lại trong nước các ngành công nghệ cao
và tiêu tốn ít năng lượng hơn. Việt Nam đang trong giai đoạn thu hút đầu tư
nước ngoài nên không thể tránh khỏi việc tiêu thụ năng lượng lớn cho công
nghiệp. Dù vậy tùy từng giai đoạn cụ thể có thể quy hoạch phát triển năng
lượng sao cho tiết kiệm năng lượng đồng thời không ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế.
Xác định các nguồn năng lượng sơ cấp: đánh giá trữ lượng, hiệu quả
khai thác, vận chuyển, biến đổi thành các dạng năng lượng khác và mức độ

ảnh hưởng đến môi trường. Các nguồn năng lượng sơ cấp được xác định bao
gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, sức nước, thủy triều, gió, địa nhiệt, củi gỗ, khí
sinh học, nguyên liệu cho năng lượng nguyên tử (Uranium)…
Đánh giá mức độ tiêu thụ của từng ngành, từng khu vực: có thể chia
việc tiêu thụ năng lượng thành các nhóm chính: công nghiệp, thương mại-
dịch vụ, sinh hoạt, giao thông vận tải, nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam tiêu
thụ năng lượng dưới nhiều dạng, từ năng lượng thô đến năng lượng thứ cấp.
Tuy điện ngày càng được dung nhiều hơn nhưng việc sử dụng than củi, rơm
rạ cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu năng lượng phục vụ sinh hoạt.
Việc đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng của từng ngành, từng khu
vực nhằm mục đích quy hoạch sử dụng năng lượng sao cho có lợi nhất. Tỉ lệ
sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp, thứ cấp của từng ngành khác nhau theo
từng giai đoạn, vì vậy quy hoạch cũng phải theo từng giai đoạn. Ví dụ:
12
- Đầu vào: năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, sức nước, thủy triều phục vụ
sản xuất điện năng; năng lượng dầu mỏ dùng phát điện, chạy máy móc công
nghiệp, vận tải…
- Đầu ra: ngành vận tải sử dụng chủ yếu năng lượng từ dầu mỏ, khí
đốt; công nghiệp sử dụng hầu hết các dạng năng lượng nhưng phần lớn từ
điện năng…
Quy hoạch phát triển năng lượng là bài toán tối ưu về kinh tế - kỹ thuật.
Giải quyết tốt vấn đề này làm cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả cao, góp
phần tiết kiệm năng lượng.
Ứng dụng công nghệ mới
Ngày càng có nhiều giải pháp công nghệ mới nhằm giảm thiểu việc tiêu
tốn năng lượng cho một sản phẩm ra đời.
Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị và đầu tư mới thiết bị. Đầu tư mới
thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho sản phẩm. Chúng ta
không thể kéo dài việc sử dụng các thiết bị lạc hậu. Tuy vậy việc đầu tư phải
được tính toán sao cho hợp lý giữa kinh tế và kỹ thuật. Ngoài việc quy hoạch

kinh tế của các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ tài chính hoặc các ưu tiên từ
phía chính quyền. Ví dụ như việc thay thế các tua bin hơi nước tại các nhà
máy nhiệt điện bằng các tua bin khí sử dụng chu trình hỗn hợp.
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ
cao, cần có đội ngũ người làm kỹ thuật và quản lý trình độ cao nhằm nghiên
cứu để có các thành quả công nghệ mới trong việc giảm tiêu thụ năng lượng
trong sản xuất. Nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao với giá đắt làm
giảm hiệu quả của việc đầu tư này. Việc đầu tư cho con người còn góp phần
nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng đòi hỏi công nghệ cao như
năng lượng hạt nhân.
Tận dụng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo
13
Sức nước: Nguồn năng lượng này vẫn đang còn chưa khai thác hết. Tuy
nhiên, bên cạnh việc khai thác, phải chú ý đầu tư cho sự ổn định của nguồn
năng lượng này như phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, giải quyết việc làm
cho người dân các vùng cao, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường…
Sức gió: Để sử dụng được năng lượng điện phát từ sức gió, có chất
lượng điện năng cao như độ ổn định điện áp, ổn định tần số cao… đòi hỏi đầu
tư nhiều cho việc nghiên cứu. Sức gió không ổn định như sức nước. Tuy vậy
người viết bài này cũng có ý nghĩ tại sao không chuyển động năng không ổn
định của gió thành một dạng thế năng dự trữ, như thế năng của nước chẳng
hạn. Gió sẽ làm quay cánh quạt máy phát điện, cũng có thể làm quay máy
bơm nước vào hồ dự trữ để phát điện dưới dạng thủy điện. Việc bơm nước có
thể không ổn định nhưng việc xả nước để phát điện là ổn định. Nước sau khi
được xả để phát điện lại được sức gió bơm ngược vào hồ chứa trên cao.
Năng lượng Mặt Trời: Chính quyền cũng cần hỗ trợ phát triển các thiết
bị sử dụng năng lượng Mặt Trời không dưới dạng điện năng, như các bồn
chứa nước, hoặc các máy điều hòa nhiệt độ sử dụng năng lượng Mặt Trời…
cũng như khuyến khích phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng chuyển đổi
giữa điện năng và năng lượng Mặt Trời.

Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng khác như địa nhiệt, khí
sinh học…
Đầu tư nhà máy điện hạt nhân
Hiện nay có nhiều tranh cãi xung quanh việc đầu tư nhà máy điện hạt
nhân. Các nước phát triển đang có xu hướng giảm dần việc sản xuất điện từ
năng lượng hạt nhân vì lý do an toàn và chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Xét về quy luật phát triển thì Việt Nam đang trong giai đoạn cần sử dụng
nhiều năng lượng như các nước phát triển đã từng trải qua. Hiện nay các nước
phát triển đã đưa các nhà máy sản xuất đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng sang
các nước đang phát triển, áp lực về năng lượng không còn nhiều như trong
14
thời đại công nghiệp trước đây của họ. Do đó giảm phát điện từ năng lượng
hạt nhân là điều tất yếu.
Với sự phát triển quá nhanh của kinh tế thế giới hiện tại, nguồn dự trữ
năng lượng từ thuở xa xưa đến nay gần đến ngày cạn kiệt. Khủng hoảng năng
lượng do cạn kiệt nguồn dự trữ là điều sẽ xảy ra nếu con người không nhanh
chóng tìm các nguồn năng lượng thay thế.
Nhưng trước tiên, khi vẫn chưa tìm ra nguồn năng lượng nào đó đủ sức
thay thế cho các nguồn năng lượng chính hiện nay như than, dầu mỏ, khí
đốt…, ý thức tiết kiệm năng lượng cần nằm trong suy nghĩ của mọi công dân.
Một khi đã có ý thức tiết kiệm năng lượng thì mỗi người dân, ở vị trí
công việc của mình, sẽ giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và luôn tìm tòi các
giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên cho mai sau, đó cũng là một
thái độ sống có trách nhiệm với cộng đồng và với những thế hệ tương lai.
4. Tăng trưởng kinh tế với an ninh năng lượng
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng,
đặc biệt là điện năng. Tăng trưởng kinh tế càng nhanh đòi hỏi nguồn năng
lượng sử dụng càng lớn. Với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới và nhu cầu
tiêu thụ năng lượng, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần. Sự

phụ thuộc ngày một nhiều vào việc nhập khẩu nguyên nhiên liệu có thể làm
kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội. Vì lẽ đó,
an ninh năng lượng được xem là có quan hệ mật thiết tới sự tăng trưởng kinh
tế và ổn định chính trị - xã hội.
Trong 3 thập kỷ (1976 - 2006), tổng nguồn năng lượng sơ cấp tiêu thụ
trên thế giới đã tăng từ 6 tỷ tấn quy dầu (TOE) một năm lên tới 12 tỷ tấn quy
dầu (TOE). Trong đó, năng lượng hóa thạch chiếm 80% tổng năng lượng. Từ
năm 2000, tình trạng tiêu thụ năng lượng hóa thạch có tốc độ tăng trưởng
ngày càng cao cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế mới nổi.
15
Sự phát triển kinh tế “nóng” của các quốc gia châu Á đi kèm với nhu
cầu về năng lượng tăng cao. Nhu cầu năng lượng của châu Á tăng khoảng
40% (so với mức tăng chưa đến 5% của Bắc Mỹ). Theo Cơ quan Năng lượng
Quốc tế (International Energy Agency - IEA), châu Á cần khoản đầu tư hơn
10.000 tỷ USD vào ngành năng lượng trong giai đoạn (2012-2022).
Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) xét về tiêu thụ năng lượng.
Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc là hậu quả của sự bùng
nổ kinh tế, sự mở rộng ngoại thương, gia tăng thu nhập, gia tăng dân số và đô
thị hoá không ngừng khiến mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người đang
gia tăng. Theo IEA, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5
lần (từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày lên gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày) vào
năm 2030. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu
80% lượng dầu mỏ tiêu dùng trong nước.
Trong khu vực châu Á, ASEAN có mức tăng trưởng nhanh nhất nên
luôn đòi hỏi nguồn cung ứng năng lượng nhiều để tiếp thêm nhiên liệu cho sự
tăng trưởng kinh tế. Mặc dù giá dầu mỏ tăng hiện nay không gây ảnh hưởng
mạnh tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN, nhưng nếu giá dầu tiếp
tục tăng trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra những tác động bất lợi đối
với các nền kinh tế ASEAN. Chi phí cung ứng năng lượng cao hơn sẽ gây ra
những áp lực lạm phát mạnh hơn, đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao và làm đảo ngược

các hành vi tiêu dùng và đầu tư. Chi tiêu nhập khẩu năng lượng tăng cao sẽ
gây ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của ASEAN, làm cạn kiệt nguồn
dự trữ ngoại tệ, tỷ giá ngoại hối mất ổn định và cán cân thanh toán suy yếu.
Theo đánh giá của Hãng Oxford Economic Forecasting Ltd, giá dầu mỏ tăng
thêm 10 USD/thùng sẽ đẩy tỷ lệ lạm phát ở châu Á tăng lên 1%, làm giảm cán
cân thương mại mất 0,3% và kiềm chế tăng trưởng GDP 0,6%. Giá dầu mỏ
đẩy lên 20 USD/thùng sẽ làm cho kịch bản xấu đi và đẩy các nền kinh tế
ASEAN mất 1,2% tăng trưởng GDP, giảm 0,7% trong cán cân thương mại và
chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 1,9%. Thái Lan đã phải giảm bớt mục tiêu tăng
16
trưởng từ 6% xuống 4,6% (năm 2013) do giá nhiên liệu tăng cao. Xu hướng
giá dầu mỏ tăng đang gây nên một gánh nặng tài chính cho chính phủ các
nước ASEAN.
Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, do rào cản kỹ thuật. Công nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất
cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu chuyển tải; sự
thiếu hiểu biết về tiết kiệm năng lượng, thiếu công cụ đo, thiếu thông tin về
công nghệ tiết kiệm năng lượng, ý thức của cán bộ quản lý, cán bộ vận hành
thiết bị năng lượng kém là những lý do chủ yếu.
Thứ hai, do rào cản kinh tế. Đó là việc phân tích tài chính không phù
hợp, thiếu vốn đầu tư, thiếu vốn phát triển công nghệ trong ngành năng lượng
trong khi phần lớn công nghệ trong ngành năng lượng đều lạc hậu, cũ kỹ.
Thứ ba, do rào cản về thể chế, chính sách. Thiếu các chính sách thúc
đẩy việc sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong bối cảnh hiện nay, việc cung cấp năng lượng hiện đang gặp một
số khó khăn:
Một là, tình trạng giá nhiên liệu tăng, đặc biệt giá nhiên liệu hóa thạch
tăng cao, trong khi năng lượng hóa thạch (đặc biệt là dầu mỏ) vẫn đang được
coi là nguồn năng lượng quan trọng nhất chưa có dạng năng lượng nào thay
thế được.

Hai là, biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến vấn đề năng lượng. Hành
tinh đang nóng dần lên và chưa có các giải pháp ứng phó hữu hiệu.
Ba là, yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng về lâu dài. Chỉ có an ninh
năng lượng mới có thể bảo đảm tăng trưởng kinh tế của các nước nghèo, cũng
như bảo đảm để tất cả mọi người đều được tiếp cận với năng lượng.
Trong lịch sử nhân loại, cuộc chiến năng lượng luôn ở vị trí trung tâm.
Hiện nay cuộc chiến này đang ở mức khốc liệt hơn. Kinh nghiệm của nhiều
nước cho thấy, để tăng trưởng kinh tế không kéo theo mức tăng tiêu hao năng
17
lượng cần có chiến lược táo bạo thay đổi năng lượng dựa theo 3 hướng chính
sau: Sử dụng năng lượng hợp lý; Nâng cao hiệu quả năng lượng và Phát triển
năng lượng tái sinh.
II- TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM
Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài
nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh
tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn
tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu
khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng
lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển…Tuy nhiên thực tiễn
phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và
năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô,
chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt
Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm
tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng
lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
1. Khái quát về nguồn nhiên liệu, năng lượng

- Nguồn nhiên liệu và năng lượng của nước ta, trước hết phải kể đến đó
là than, khai thác và sử dụng than ở Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời, từ khi
người Pháp đến nước ta cách đấy hàng trăm năm, mức độ khai thác, sử dụng và
xuất khẩu ngày càng tăng. Xét về trữ lượng, tính đến 1/1/2005 tổng trữ lượng
than đã tìm kiếm thăm dò khoảng 6,14 tỷ tấn. Vê trữ lượng và chủng loại than
phân theo các cấp và của Việt Nam thể hiện thông qua bảng 1 dưới đây.
18
Nguồn: Trung tâm Tư vấn mỏ và Công Nghiệp-TVN, 2008. MPI,
UNDP. Nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu định lượng giảm phát thải khí nhà
kính trong ngành năng lượng Việt Nam, giai đoạn 2013-2030.
Về khả năng khai thác than, dựa trên cơ sở dự báo cho giai đoạn 2015-2030
trong quy hoạch phát triển ngành than theo số liệu bảng 2 dưới đây cho thấy:
Mỗi chu kỳ kế hoạch 5 năm tổng sản lượng khai thác than tăng khoảng
1-5 triệu tấn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Về dầu khí, cho đến nay Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc
nhóm nước có nhiên liệu về dầu và khí. Tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa
vào khai thác ở nước ta khoảng 3,8-4,2 tỷ tấn quy đổi (TOE), trong đó trữ
19
lượng đã được xác định khoảng 60%, chi tiết thể hiện cụ thể thông qua bảng
số liệu số 3 dưới đây về trữ lượng đã được xác minh và chưa được xác minh
Khả năng khai thác dầu thô so với năm 2010 dự báo đến năm 2020 sẽ
sụt giảm, còn 16-17 triệu tấn/năm. Từ năm 2015-2025 khả năng khai thác
được thể hiện thông qua bảng 4 dưới đây
Sự sụt giảm về khai thác dầu thô sẽ phải thay thế và bù đắp vào các
nguồn nhiên liệu năng lượng tiềm năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng của nền kinh tế. Đối với khí đốt, khả năng khai thác sẽ tăng, giai đoạn
2011-2015 sẽ đạt mức từ 10,7 tỷ m3 lên 19 tỷ m3.
- Về Thủy điện, theo đánh giá của các nghiên cứu gần đây, tiềm năng
về kinh tế-kỹ thuật thủy điện của nước ta đạt khoảng 75-80 tỷ kWh với công
suất tương ứng đạt 18000-20000MW. Trong đó tiềm năng kinh tế của 10 lưu

vực sông chính khoảng 85,9% của các lưu vực sông trong cả nước. Như vậy
tổng trữ lượng kinh tế kỹ thuật của các lưu vực sông chính hơn 18.000MW,
cho phép sản lượng điện năng tương ứng khoảng 70 tỷ kWh. Theo dự báo kế
20
hoạch phát triển thủy điện trong tổng sơ đồ điện VII đến năm 2020, toàn bộ
trữ lượng tiềm năng kinh tế-kỹ thuật của thủy điện lớn sẽ được khai thác hết,
như vậy năng lượng thủy điện từ các dòng sông chính sẽ không còn khả năng
khai thác nữa.
Đối với năng lượng thủy điện nhỏ, với mức công suất nhỏ hơn hoặc
bằng 30MW, theo đánh giá tiềm năng chúng ta có khoảng hơn 1.000 điểm có
thể khai thác và cho tổng công suất khoảng 7.000MW, hiện nay các điểm này
đã được xác định và đạt tiềm năng kỹ thuật. Thực tế đã có 114 dự án với tổng
công suất khoảng 850 MW đã cơ bản hoàn thành, 228 dự án với công suất
trên 2600 MW đang xây dựng và 700 dự án đang giai đoạn nghiên cứu. Ngoài
ra các dự án thủy điện cực nhỏ công suất dưới 100kW phù hợp với vùng sâu,
vùng xa, những nơi có địa hình hiểm trở có thể tự cung tự cấp theo lưới điện
nhỏ và hộ gia đình cũng đã và đang được khai thác.
- Về năng lượng mặt trời, với vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong
giới hạn giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến có ánh
nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực nam bộ. Với tổng số
giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.400-3.000 giờ, tổng lượng bức
xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 lcal/cm2/ngày tăng dần từ Bắc vào
Nam, với kết quả này có thể đánh giá Việt Nam có tiềm năng lớn về năng
lượng mặt trời. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng
lượng này còn hạn chế, nhất là sử dụng cho phát điện, đun nước nóng và vào
sấy khô…, một trong những nguyên nhân cơ bản là giá sử dụng nguồn năng
lượng này so với các nguồn năng lượng khác kém cạnh tranh trên thị trường,
mặt khác cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời và
nhận thức của người dân cũng còn hạn chế. Trong tương lai khi mà khai thác
các nguồn năng lượng khác đã đến mức tới hạn thì nguồn năng lượng mặt

trời là một tiềm năng lớn.
21
- Năng lượng sinh khối, nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông
Nam Á so với nhiều quốc gia khác, sinh khối của Việt nam tăng trưởng
nhanh, chính vì vậy chúng ta có một nền nông nghiệp đa dạng và phát triển,
nhiều sản phẩm xuất khẩu trên thế giới những năm qua đã chứng minh điều
đó như lúa gạo, cà phê, hạt điều…, nguồn phế thải từ sản phẩm nông nghiệp
là rất lớn, đây là tiềm năng để chúng ta sử dụng nguồn năng lượng này trong
tương lai. Mặt khác năng lượng sinh khối còn được sử dụng từ các phế thải
của chăn nuôi, rác thải hữu cơ đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Theo đánh
giá của các nghiên cứu gần đây tính toán tiềm năng và khả năng khai thác
năng lượng sinh khối rắn cho năng lượng và phát điện của Việt Nam có thể
đạt 170 triệu tấn và đạt mức sản lượng điện 2000MW phụ thuộc vào giá trị
trường. Thực tế khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam đã và đang phát
triển, tuy nhiên mới ở quy mô nhỏ và hộ gia đình, trong tương lai đây cũng là
nguồn năng lượng lớn và có nhiều tiềm năng của Việt Nam.
- Năng lượng gió, với đặc điểm nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió
mùa Đông Nam Á, lại có một bờ biển dài trên 3000 km, lãnh hải lớn hơn 3
lần so với lục địa, theo khảo sát, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về năng
lượng gió. Hiện nay chưa có số liệu chính xác đánh giá tiềm năng năng lượng
gió chính xác, nhưng sơ bộ các đánh giá khác nhau đưa ra con số tiềm năng
năng lượng gió của Việt Nam dao động trong khoảng 1.785MW-8.700MW,
có số liệu còn đưa ra khoảng trên 100.000 MW (dự báo của WB) như vậy nếu
so với tiềm năng của thủy điện điền thì nguồn năng lượng gió của Việt Nam
rất dồi dào. Cũng có những nhìn nhận cho rằng năng lượng gió không chỉ ở
khu vực ven biển, mà ở những vùng núi của Việt Nam nhất là giữa các thung
lũng dọc các sông, suối tiềm năng năng lượng gió là rất lớn. Chúng ta đã bắt
đầu triển khai một số dự án khai thác nguồn năng lượng này ở Cà Mau, Ninh
Thuận và một số huyện đảo không thể đưa điện lưới từ đất liền ra, thực tế
khai thác nguồn năng lượng gió cho thấy giá thành điện của nguồn năng

22
lượng này khó cạnh tranh trên thị trường so với các nguồn năng lượng khác
như thủy điện và nhiệt điện nếu không có trợ giá của Nhà nước.
- Năng lượng địa nhiệt, đây là nguồn năng lượng trong lòng đất, chúng
ta cũng mới điều tra và tính toán ban đầu, cần phải tiếp tục điều tra kỹ lưỡng.
Số liệu sơ bộ cho thấy tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam có thể khai thác đạt
mức 340MW, năng lượng địa nhiệt phân bố rải rác trong cả nước, nhưng khai
thác hiệu quả nhất chủ yếu ở khu vực miền Trung.
- Các dạng năng lượng khác, ngoài các nguồn nhiên liệu và năng lượng
đã đề cập ở trên, từ kinh nghiệm khai thác các nguồn năng lượng khác đã có
trên thế giới, ở Việt Nam còn có tiềm năng về năng lượng biển như thủy triều,
các dò hải lưu, băng cháy dưới đáy biển, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu để
nhận dạng và đánh giá trữ lượng và khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển
kinh tế nhất là trong chiến lược khai thác năng lượng trong dài hạn.
2. Thực trạng sản xuất và tiêu dùng năng lượng ở Việt Nam
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm
2050, nhu cầu về năng lượng ở nước ta sẽ tăng lên 15 lần và chất thải cacbon
phát ra do tiêu dùng năng lượng sẽ tăng 26 lần so với năm 2000. Bởi vậy, nếu
không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng bền vững, thì Việt
Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và chuyển thành nước nhập
khẩu năng lượng trong tương lai.
Những vấn đề đặt ra theo dự báo
Nguy cơ thiếu hụt năng lượng
Theo số liệu thống kê năm 2012 của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có
khoảng 756 đô thị các loại; con số này được dự báo sẽ tăng lên 1,5 lần trong
giai đoạn 2015 - 2020. Đến năm 2025, dân cư đô thị được dự báo sẽ đạt xấp
xỉ 52 triệu người, chiếm khoảng 50% tổng dân số cả nước. Điều này đồng
nghĩa với việc nhu cầu xây dựng hạ tầng đô thị, đặc biệt là nhà ở tăng cao;
23
kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn hơn. Cùng với đó,

ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trầm trọng hơn.
Với việc phát triển thiếu quy hoạch như hiện nay, tới năm 2025, Việt
Nam được dự báo sẽ thiếu hụt tới 70% tổng năng lượng tiêu dùng cần thiết,
kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu tăng cao và giá cả năng lượng sẽ biến động
rất phức tạp.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cũng đưa ra một dự báo về nguy
cơ thiếu hụt năng lượng trong tương lai. Dự báo đến 2025, Việt Nam về cơ bản
sẽ cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Năng lượng không tái tạo được đang ngày càng
cạn kiệt, nước ta từ vị trí xuất khẩu than ròng đã phải nhập khẩu để phục vụ
nhu cầu năng lượng trong nước. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ
làm gia tăng lượng phát thải ra môi trường, gây hiệu ứng nhà kính.
Trong khi hệ thống điện vẫn phát triển chậm và tiềm ẩn khả năng
không đảm bảo an toàn cung cấp điện. Hiện nay, tình trạng thiếu điện đã và
đang xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất và khó khăn trong đời sống của người
dân. Hệ thống điện tuy đã phủ khắp toàn quốc nhưng do nhu cầu tăng nhanh,
trong khi tiến độ thực hiện quy hoạch chậm, nên hệ thống điện vẫn tiềm ẩn
khả năng không đảm bảo an toàn cung cấp điện. Trong khi đó, việc xây dựng
một nhà máy điện phải mất từ 4 - 6 năm. Vì thế, mục tiêu 10 năm tới phải
phát triển thêm gần 50.000 MW điện không phải là việc dễ thực hiện.
Sử dụng còn lãng phí và thiếu hiệu quả
Bên cạnh việc thiếu hụt năng lượng lớn, Việt Nam cũng đang đối mặt
với một thực trạng còn đáng lo ngại hơn, đó là sử dụng năng lượng lãng phí
và thiếu hiệu quả.
Theo tính toán của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) năm 2007, thì Việt Nam phải mất đến 0,463 kg dầu để làm ra
1 USD, số liệu này cao hơn các nước khác khoảng 30-40%. Nếu tăng trưởng
GDP ở mức 8-9% thì tăng trưởng về điện của nước ta thường phải gấp đôi,
24
vào khoảng 16-18%, trong khi với các nước khác, tỷ lệ này chỉ là 1:1. Như
vậy, nếu GDP càng tăng, thì tiêu tốn năng lượng của chúng ta càng lớn.

Đối với việc sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp, theo
ông Nguyễn Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Tiết kiệm
năng lượng - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), đa số các ngành công
nghiệp của nước ta là những ngành thuộc loại tiêu tốn nhiều năng lượng.
Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và
Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần, có nghĩa là để làm ra cùng một giá trị sản phẩm
như nhau, Việt Nam phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần so với các nước
nói trên.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hiện nay, hầu hết các doanh
nghiệp đều đã đạt hiệu quả nhất định từ các giải pháp tiết kiệm năng lượng
đơn giản, như: cải tạo hệ thống chiếu sáng, giao chỉ tiêu sử dụng điện, lắp
biến tần cho thiết bị Hơn nữa, tiêu thụ năng lượng đối với các cơ sở sản xuất
công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chính vì vậy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng
trong ngành này tương đối lớn, theo tính toán của Vụ Khoa học công nghệ và
Tiết kiệm năng lượng - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), thì tiềm
năng tiết kiệm bình quân trong ngành công nghiệp đến hơn 20%. Năng lượng
tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm các ngành công nghiệp chính của nước ta
cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Ví dụ, để sản xuất 1 tấn thép từ
nguyên liệu quặng, các nhà máy thép của nước ta cần 11,32 đến 13,02 triệu
Kcal, trong khi mức tiên tiến của thế giới chỉ cần 4 triệu Kcal; luyện thép từ
thép phế liệu nước ta cần 2,82 triệu Kcal, thế giới cần 2 triệu Kcal.
Theo khảo sát của Bộ Xây dựng năm 2011, đối với tòa nhà là trụ sở cơ
quan hành chính: thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là điều hòa không khí trên
70%, đèn chiếu sáng chiếm 10%, thang máy và máy bơm nước gần 20%. Đối
với tòa nhà là trung tâm thương mại, siêu thị: thiết bị sử dụng nhiều năng
lượng là điều hòa không khí khoảng 75%, thiết bị chiếu sáng là 10%, các thiết
25

×