Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Xu hướng phát triển mạng 3g tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.91 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG
3G TẠI VIỆT NAM
Sinh Viên Thực Hiện :Lê Ngọc Nam
MSSV :107002370
Lớp :07CT112
Khoa :Công Nghệ Thông Tin
GVHD :Ts. Nguyễn Văn Tân
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
MỤC LỤC:
Mở đầu
1. Nôi dung đề tài nghiên cứu………………………………………………………
2
2. Lý do nghiên
cứu………………………………………………………………...2
3. Mục đích nghiên
cứu…………………………………………………………….2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………
3
Chương I: giới thiệu mạng 3G…………………………………………………………4
Chương II: thị trường 3G trên thế giới………………………………………………...5
1. Khảo sát thị trường 3G trên thê giới…………………………………………….5
Chương III: thị trường 3G tại việt nam……………………………………………….14
1. Tại sao mạng 3G lại là xu hướng phát triển tại việt
nam……………………….14
2. Những lợi ích của 3G tại việt
nam……………………………………………...16
3. Thuận lợi trong việc xây dựng 3G tại việt


nam………………………………...24
4. Khó khăn trong việc xây dựng 3G tại việt
nam………………………………...24
Lê Ngọc Nam Page 2
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
5. Tương lai của thị trường 3G……………………………………………………
27
Chương IV: Tổng Kết………………………………………………………………..28
Mở Đầu
Thị trường di động ngày càng phát triển. chiếc điện thoại ngày nay không chỉ còn có
chức năng nghe gọi như khi xưa mà thêm vào đó là các chức năng như lướt web, xem
phim, tải nhạc …. Đê đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. chính vì vậy
các nhà khoa học đã liên tục đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh tộc độ truyền tải dữ liệu
không dây và mạng 3G đã được ra đời. Ngay lập tức nó đã trở thành tâm điểm cho
những người yêu thích các dịch vụ di động trên toàn thế giới. qua đề tài này tôi muốn
đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường 3G trên thế giới và ở việt nam.
1. Nội dung đề tài nghiên cứu
Trong đề tài này sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường mạng 3G trên thế
giới nói chung và ở việt nam nói riêng. Nội dung chủ yếu trong đề tài này sẽ
phân tích về những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình xây dựng mạng
3G, về xu hướng phát triển mạng 3G và tại sao việt nam lại phát triển mạng 3G
2. Lý do nghiên cứu
Lê Ngọc Nam Page 3
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
Ngày nay các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính xách tay ngày càng
phát triển một cách nhanh chóng. Đi kèm với sự phát triển đó là nhu cầu của
người sử dụng ngày càng cao hơn trên những thiết bị di động này như lướt web,
nghe nhạc trực tuyến, xem phim online… và thật là rắc rối khi làm những việc
này khi phải gắn những thiết bị kết nối mạng như cap. Điều này làm ảnh hưởng
đến sự thoải mái của người dùng và làm giảm tính cơ động của các thiết bị di

động. xuất phát từ những đòi hỏi cả về những tính năng cũng như tính cơ động
trên các thiết bị thì thị trường mạng không dây đã và đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ và điển hình là mạng 3G. mạng 3G thật sự đã giải quyết gần như triệt
để các vấn đề trên. Và giờ đây bạn có thể thoải mái tận hưởng những tiện ích mà
các thiết bị di động đem lại thông qua mạng 3G
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu về xu thế phát triển mạng 3G nói chung
và tại việt nam nói riêng. Qua bài nghiên cứu này em mong mọi người sẽ hiểu
được tại sao mạng 3G lại trở thành xu thế phát triển hiện nay cũng như những lợi
ích mà nó đem lại cho chúng ta trong thời đại công nghệ số hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
4.1: thu thập tài liệu từ báo chí, internet
4.2: thông qua các cuộc khảo sát, điều tra
4.3: thông qua các cuộc phỏng vấn
Lê Ngọc Nam Page 4
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
Chương I: giới thiệu mạng 3G
1. Giới thiệu về mạng 3G
3G là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “third generation technology” (công nghệ thế hệ
thứ 3). Từ trước đến nay ở Việt Nam đã triển khai dịch vụ thông tin di động thế hệ
thứ 2, gọi là 2G. Trên thực tế, từ lâu chúng ta đã làm quen với 2G thông qua việc sử
dụng các dịch vụ điện thoai di động như: SMS (tin nhắn), tải nhạc chuông, hình ảnh
tĩnh và cả các video clip, nhưng chất lượng không tốt. Tuy nhiên, khi chuyển sang
dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3, gọi là 3G, thì hệ thống dịch vụ thông tin sẽ
được truyền tải trên băng thông rộng. Vì vậy, ngoài những dịch vụ giống thế hệ 2G,
thì trên nền tảng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, chuẩn 3G cho phép truyền không dây
dữ liệu thoại và phi thoại (gửi thư điện tử, hình ảnh, video...); thêm vào đó, nhà
cung cấp còn có thể phát triển ứng dụng cho các dịch vụ khác như: thương mại điện
tử, ngân hàng, giải trí, truy nhập internet di động, tải dữ liệu từ các mạng xã hội…,

Lê Ngọc Nam Page 5
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
với độ xác thực, tin cậy cao. Đối với người sử dụng điện thoại di động thông
thường, dịch vụ nổi bật dễ nhận thấy của 3G là sử dụng điện thoại video, cho phép
những người đàm thoại có thể nhìn thấy nhau.
Công nghệ 3G đã được đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát
triển trên thế giới. Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất lại là Mobile Internet (truy
cập internet di động), Live TV (xem truyền hình trực tiếp trên điện thoại di động),
VOD/MOD (xem phim/nghe nhạc theo yêu cầu).
Hiện nay, phần lớn người Việt Nam vẫn đang sử dụng điện thoai di động không có
hỗ trợ công nghệ 3G. Để tiếp cận được với dịch vụ 3G, ngoài việc đăng ký, các thuê
bao cũng phải sở hữu điện thoại thuộc dòng I-Phone, hoặc các loại điện thoại di
động GSM hỗ trợ 3G như: Nokia N Seri: N95 N73 N82..; Sony Ericsson: W880i
W950i W850i..; Motorola RAZR2 V9; Samsung G800; HTC TyTN… Nhìn chung,
những loại điện thoại có thể tiếp cận được dịch vụ 3G hiện đang được bán với giá
khá cao tại thị trường Việt Nam.
Chương 2:thị trường 3G trên thế giới
1. Khảo sát thị trường 3G của các nước trên thế giới
Một số người cho rằng ĐTDĐ 3G hiện đã phổ biến ở hầu hết các quốc gia tiên tiến,
nhưng nhận định này sai vì thực ra công nghệ ĐTDĐ 3G hiện chỉ phổ biến ở hai
quốc gia công nghệ hàng đầu ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số lãnh thổ
nhỏ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Công nghệ ĐTDĐ 3G ở Mỹ và châu Âu
hiện vẫn chưa phổ biến lắm vì hệ thống mạng ở các quốc gia này vẫn cần phải nâng
cấp rất nhiều mới trở thành mạng 3G đúng nghĩa.
Jeffrey Bernstein, chuyên gia tư vấn cao cấp của McKinsey & Co nhận định rằng
các công ty dịch vụ ĐTDĐ ở Nhật Bản và Hàn Quốc tỏ ra năng động hơn nhiều so
với các đồng nghiệp của mình ở các nơi khác trong việc phát triển áp dụng các công
nghệ 3G mới nhất.
Lê Ngọc Nam Page 6
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam

Vào cuối tháng 12-2005, đã có đến 47,7% trong số 90 triệu người dùng ĐTDĐ ở
Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng thuần các mạng ĐTDĐ 3G. 40% số người dùng
ĐTDĐ ở Hàn Quốc cũng đã sử dụng mạng 3G.
Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc thì Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Úc là các
quốc gia và vùng lãnh thổ được trang bị mạng 3G khá đồng bộ. Các công ty cung
cấp dịch vụ 3G tại các quốc gia này hiện đang ồ ạt tấn công vào thị trường di động
lớn nhất thế giới là Trung Quốc và các thỏa thuận bản quyền liên quan đến 3G hy
vọng sẽ được hoàn tất tại Trung Quốc trong năm nay.
Việc ứng dụng 3G tại đất nước mặt trời mọc đã được rất nhiều kênh truyền thông
nhắc đến. Tuy nhiên, có tận mắt chứng kiến những kỳ tích 3G ở đây mới thực sự
thấy ấn tượng về vai trò cũng như sự bùng nổ của 3G thật mạnh mẽ. Với nhiều
người dân Nhật Bản, chiếc điện thoại di động (mobile) và những ứng dụng dựa trên
nền tảng 3G đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường này.
Sự phổ biến và bùng nổ các dịch vụ 3G tại Nhật
Lê Ngọc Nam Page 7
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi.
Từ năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G (theo

Ở Nhật, mobile đang ngày càng trở thành một thiết bị quan trọng không thể thiếu của
người dân. Khi các ứng dụng của 3G bùng nổ, việc “lệ thuộc” vào chiếc điện thoại di
động ngày càng tăng. Tại đây, một điều hết sức phổ biến trên đường phố là hầu như
mọi người đều cắm cúi nhìn vào màn hình điện thoại. Từ thành phố lớn như Tokyo,
Kyoto, Nagasaki cho đến các thành phố nhỏ hơn như Suzuka, Tsu, Nagoya…, gần
như người người đi bộ trên đường phố đều cầm trên tay chiếc điện thoại di động,
ánh mắt chăm chú nhìn vào màn hình bé xíu. Theo quy định, các phương tiện giao
thông phải ưu tiên nhường đường cho người đi bộ. Do đó, thậm chí ngay cả khi băng
qua đường thì nhiều người Nhật thoải mái bước sang đường trong khi vẫn “dán” mắt
vào màn hình. Họ làm gì với những chiếc điện thoại nhỏ bé? Điều gì thu hút sự chú
ý của họ ngay cả khi họ băng qua đường mà ánh mắt vẫn không rời khỏi màn hình?

Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển 3G của Nhật
Có nhiều ý kiến khác nhau lý giải sự phát triển nhanh chóng và thành công của các
ứng dụng 3G tại Nhật nhưng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân chính: nhu cầu
thực tế của nguời dùng, nội dung của các dịch vụ 3G và chất lượng của nhà
mạng/dịch vụ/điện thoại.
Lê Ngọc Nam Page 8
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
Lý đo đầu tiên có thể thấy chính là nhu cầu của người sử dụng. Người Nhật vốn
chuộng đồ công nghệ cao, đặc biệt là nhu cầu kết nối mạng, Internet qua mobile.
Giới hạn kết nối và truyền tải dữ liệu của GPRS hay EDGE rõ ràng không đủ để
người Nhật thoả mãn các yêu cầu của mình. Do đó, việc 3G ra đời để nâng cao tốc
độ kết nối là một hệ quả tất yếu. Ngoài ra, nhiều ứng dụng và dịch vụ cần thiết với
nhu cầu của người dân không thể thực hiện được trên nền tảng GPRS hay EDGE mà
chỉ có thể thực hiện với công nghệ 3G.
Thứ hai, các nhà cung cấp nội dung (CP) tại Nhật rất nhanh nhạy trong việc cung cấp
các nội dung khác nhau cho người dùng với giá cả hợp lý và thuận tiện. Với việc
bùng nổ các dịch vụ/nội dung phù hợp, thiết thực, người dùng có nhiều sự lựa chọn
thực sự hữu ích với nhu cầu hàng ngày. Những nội dung này có vai trò quan trọng
trong việc kích thích nhu cầu sử dụng 3G của người dân. Nếu dịch vụ/nội dung
không đủ sức hấp dẫn thì người dùng chưa chắc đã sử dụng nhiều các tiện ích trên
nền tảng 3G. Ngược lại, chính những dịch vụ/nội dung hấp dẫn lại có vai trò định
hướng và kích thích nhu cầu sử dụng của người dân.
Cuối cùng, nhân tố vô cùng quan trọng chính là chất lượng và sự ổn định của các nhà
mạng. Các nhà mạng cũng như các hãng sản xuất điện thoại của Nhật vốn rất nổi
tiếng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình. Rất hiếm khi chúng ta thấy phàn
nàn về rớt mạng, chất lượng mạng không ổn định hay các vấn đề của bản thân chiếc
điện thoại. Ngoài ra, các nhà mạng còn phối hợp chặt chẽ với các CP và các hãng
sản xuất điện thoại để đem lại sản phẩm/dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.
Một số ghi nhận thú vị về thói quen sử dụng điện thoại của người Nhật
Tại Nhật, rất khó để thấy một người Nhật sử dụng điện thoại của các hãng Nokia,

Motorola, Sony Ericsson… Hầu hết người Nhật đều sử dụng điện thoại sản xuất
trong nước như Softbank, Sharp… và phần lớn những thiết bị này có khả năng kết
nối 3G. Điện thoại sản xuất ở Nhật tất nhiên cũng tích hợp nhiều tính năng hữu ích
khác nhau. Tuy nhiên, “top” các tính năng phổ biến được người Nhật sử dụng nhiều
nhất là: chụp ảnh, máy tính, đồng hồ báo thức, danh bạ, lịch làm việc, nhận dạng mã
vạch, ghi chú, GPS, ví điện tử, điều khiển thiết bị từ xa…
Lê Ngọc Nam Page 9
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
Một điều đáng chú ý là tính năng chụp ảnh ở Nhật được sử dụng rất nhiều, gần như
là tính năng được sử dụng phổ thông nhất. Các dòng điện thoại ở Nhật nổi tiếng thế
giới về công nghệ chụp ảnh với chất lượng không thua kém các máy ảnh số. Do đó,
không có gì quá ngạc nhiên khi người Nhật thường xuyên sử dụng điện thoại di động
để chụp hình. Nhiều người Nhật cũng thường xuyên chụp ảnh rồi gửi kèm qua email
hoặc đăng tải trên các mạng xã hội để chia sẻ với người thân và bạn bè. Với sự vượt
trội về tốc độ của mạng 3G, chiếc điện thoại lúc này được sử dụng giống như một
chiếc máy vi tính tí hon.
Ít dùng Bluetooth và wifi
Không giống như Việt Nam và nhiều quốc gia khác, người Nhật lại ít khi dùng chức
năng Bluetooth để chuyển cho nhau các bài hát, video, nhạc chuông. Lý do là tại
Nhật luật bản quyền được tuân thủ rất nghiêm và ý thức người dân đối với vấn đề
này cũng rất tốt. Nếu sử dụng Bluetooth, phần lớn người Nhật cũng chỉ dùng để chia
sẻ tài liệu và dữ liệu chung hoặc là chơi game đối kháng.
Một điều đặc biệt nữa là người Nhật không chú ý nhiều đến tính năng thu nhận sóng
wifi của mobile và không có nhiều mẫu máy hỗ trợ wifi ở Nhật. Với sự phát triển
của 3G, người Nhật đang hài lòng với nó nên họ không thực sự cần đến wifi.
Dùng mobile đọc mã vạch
Điều đặc biệt tiếp theo chính là dân Nhật dùng mobile như thiết bị đọc vã vạch trên
sản phẩm. Đây là tính năng và thói quen khá độc đáo ít thấy ở nhiều nước, ngay cả
các nước tiên tiến khác. Công nghệ này dựa trên một mã phổ biến ở Nhật là QR
Code (Quick Response). Điện thoại di động có thể sử dụng camera hoặc một số bộ

phận khác như hồng ngoại giải mã thông tin chứa trong mã vạch và hiển thị lên màn
hình.
Thanh toán qua mobile
Tại Nhật, người dân cũng có thể dùng mobile để thanh toán, chuyển khoản tài khoản
ngân hàng hay thậm chí mua đồ uống tại các máy bán hàng tự động. Ở Nhật có thể
Lê Ngọc Nam Page 10
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
dễ dàng tìm thấy các máy bán hàng tự động khắp mọi nơi. Người dùng có thể mua
sản phẩm mình cần chỉ bằng cách đưa và giữ chiếc điện thoại di động gần sát chiếc
máy bán hàng tự động. Chi phí mua hàng sẽ được cộng vào hoá đơn chi phí sử dụng
điện thoại của khách hàng.
Sử dụng 3G để lướt net
Trong suốt hành trình đi qua 8 thành phố lớn ở Nhật và nhiều nơi khác, trong số gần
30 người sử dụng điện thoại được hỏi ngẫu nhiên thì có đến 25 người cho biết
thường xuyên kết nối Internet qua mạng 3G. Với tốc độ cao của 3G, người Nhật
thường xuyên đọc và cập nhật tin tức, mua bán online, thanh toán qua mobile, xem
tivi, kiểm tra và trả lời email… Trên các chuyến tàu, nhà ga chờ, hầu hết ai cũng
“lăm lăm” trong tay chiếc điện thoại và rất đông trong số họ đang tranh thủ kiểm tra
thư điện tử hoặc tranh thủ shopping online. Rõ ràng, so với việc mang theo chiếc
laptop thì chiếc mobile với kết nối 3G tiện dụng và nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Người Nhật ít dùng điện thoại di động để nghe nhạc
Nếu ai đã dùng điện thoại của Nhật hoặc đã đến Nhật sẽ thấy điện thoại nội địa của
Nhật có chuẩn tai nghe riêng và không phổ biến như các hãng điện thoại khác. Chính
điều này cũng là một hạn chế khiến người Nhật ít dùng điện thoại di động để nghe
Lê Ngọc Nam Page 11
Xu Hướng Phát Triển Mạng 3G Tại Việt Nam
nhạc. Ngoài ra, người Nhật cho rằng nghe nhạc qua điện thoại sẽ nhanh chóng làm
hết pin của điện thoại và chất lượng nhạc trên mobile sẽ không thể nào tốt bằng việc
nghe nhạc qua thiết bị chuyên dụng như iPod, mp3 player… Cho đến thời điểm cuối
năm 2009, iPhone 3G đã được giới trẻ ở Nhật đón chào và sử dụng nhiều hơn,

nhưng tính năng của iPhone được dùng nhiều nhất lại chính là việc xem video và
nghe nhạc chứ không phải các ứng dụng nổi tiếng khác.
Người Nhật thích gửi email
Trên đường phố ở Nhật, hình ảnh mọi người mắt nhìn vào màn hình, tay hí hoáy với
bàn phím là cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, nội dung mà họ gửi đi thường không phải là
những tin nhắn SMS thông thường như các quốc gia khác. Thay vì gửi SMS, người
Nhật có xu thế gửi email do email không bị giới hạn ký tự và họ có thể gửi kèm theo
tài liệu cần thiết. Thông qua email, điện thoại có thể giao tiếp được với máy tính và
mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn tin nhắn. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng email,
họ có thể chèn hình ảnh, nhạc, video vào email để minh hoạ. Đây là tính năng mà tin
nhắn bình thường không thể làm được.
Sử dụng mobile mọi lúc mọi nơi
Có thể thấy rằng người Nhật sử dụng điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi có thể. Với
việc hỗ trợ của 3G, việc kết nối thông qua điện thoại di động đã trở nên rất phổ biến
và đơn giản. Chính sự phát triển của 3G đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng các ứng dụng
và dịch vụ trên mobile của người dân. 3G đã góp ích rất nhiều cho việc nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản và trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống hàng ngày, tương tự vai trò to lớn của mạng Internet.
Những ứng dụng rắc rối và việc phải lệ thuộc vào các dịch vụ hỗ trợ khiến nhiều người
tiêu dùng không muốn mua điện thoại hoạt động trong mạng di động thế hệ 3.
Một khảo sát của Netonomy, công ty cung cấp giải pháp khách hàng, trụ sở chính tại
Mỹ, và hãng nghiên cứu YouGov (Anh) cho thấy 79% số người tham gia phỏng vấn tin
Lê Ngọc Nam Page 12

×