Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 46 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
I.TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN.....3
II. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CƠNG NGHIỆP.............6
III.TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NƠNG NGHIỆP...........15
IV.TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH DỊCH VỤ......................28
V.TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU......37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46

1


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ - NHỮNG YẾU TỐ TIỀN
ĐỀ VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

LỜI MỞ ĐẦU
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các ngành trong hệ thống
kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Tính hiệu quả của cơ cấu ngành thể hiện ở khả
năng khai thác lợi thế gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, bảo đảm sự
phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đóng góp tích cực
vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu ngành kinh tế của nước
ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực: trong khi quy mơ của tất cả các ngành
kinh tế đều tăng, nhưng do tốc độ tăng khác nhau nên tỷ trọng giá trị của khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ
ngày càng tăng. Tuy nhiên, cơ cấu ngành kinh tế cũng bộc lộ ngày càng rõ những
hạn chế, bất cập: tốc độ chuyển dịch chậm; cơ cấu ngành kém hiệu quả; mối quan
hệ liên kết giữa các ngành kinh tế chưa được thiết lập chặt chẽ…Đó là những yếu tố


lớn cản trở việc phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại.
Chuyên đề này sẽ trình bày khái quát quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ năm 2001 đến nay, tình hình chuyển dịch
cơ cấu nội bộ mỗi ngành kinh tế (công nghiệp và xây dựng, nông, lâm và ngư
nghiệp, thương mại và dịch vụ). Trong mỗi nội dung ấy, sẽ trình bày rõ những kết
quả tích cực và những hạn chế so với yêu cầu phát triển đất nước thành nước công
nghiệp hiện đại.
Dưới đây là những nội dung cơ bản của chuyên đề.

2


I.

TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN
Cơ cấu ngành kinh tế năm 1990 và giai đoạn 2000 – 2012 (%)
Năm
1990
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

2012

NN
40,50
24,53
23,24
23,03
22,54
21,81
20,97
20,40
20,34
22,10
20,66
20,30
22,00
21,60

Cơ cấu GDP
Cơ cấu lao động
CN
DV
NN
CN
23,80
35,70
36,73
38,73
65,10
13,10

38,13
38,63
63,40
14,30
38,49
38,48
61,90
15,40
39,47
37,99
60,30
16,50
40,21
37,98
58,80
17,30
41,02
38,01
57,30
18,20
41,54
38,06
55,70
19,10
41,48
38,18
53,90
19,98
39,73
38,17

52,50
20,80
40,24
39,10
51,70
21,50
41,10
38,60
50,00
23,00
40,20
37,80
48,40
21,30
40,80
37,60
48,00
20,90
Nguồn: Niên giám thống kê

DV
21,80
22,30
22,70
23,30
23,90
24,60
25,20
26,12
26,70

26,80
27,00
30,30
31,10

Bảng số liệu trên cho thấy bức tranh tổng thể về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của Việt Nam trong hơn một thập niên thực hiện mô hình CNH rút ngắn.
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng nhưng xu hướng chậm và
có biểu hiện trì trệ
Nếu xét ở những năm 1990, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam cịn mang
nặng tính chất của một nền kinh tế truyền thống với GDP nông nghiệp chiếm tới
trên 40% trong cơ cấu ngành kinh tế. Từ năm 1990 đến đầu thời kỳ thực hiện CNH
rút ngắn (2000), cơ cấu kinh tế của nước ta ở một chừng mực nhất định, đã có sự
chuyển dịch tích cực, nơng nghiệp chỉ cịn chiếm khoảng 24% GDP (nằm ở giai
đoạn 1- giai đoạn mở đầu của quá trình CNH). Trong suốt thời gian thực hiện CNH
rút ngắn từ 2001 đến nay, ngành NN có xu hướng giảm đi và thay vào đó là tỷ trọng
các ngành phi NN có xu hướng tăng lên, đây là một xu hướng đúng của quá trình
CNH, nhất là tỷ trọng ngành CN chiếm trên 40%, gần đạt tiêu chí của nước CN
(khoảng 44 - 45%). Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu của việc thực hiện CNH rút ngắn
thì tốc độ chuyển dịch thời gian vừa qua là quá chậm và thậm chí giai đoạn từ 2005

3


đến nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành có biểu hiện trì trệ. Bình quân năm
giai đoạn 2000-2012, tỷ trọng nông nghiệp chỉ giảm đi 0,3 điểm phần trăm, chậm
hơn nhiều so với giai đoạn 1991-2000 (mỗi năm NN giảm 1,56 điểm phần trăm) và
chậm hơn so với các nước như: Trung quốc (0,75 điểm phần trăm), Thái lan (1,1
điểm phần trăm), Indonesia (0,86 điểm phần trăm). Điều này dẫn đến tỷ trọng của
NN trong GDP toàn nền kinh tế hiện nay còn chiếm khá cao (trên dưới 20%) so với

tiêu chí của một nước CN, tỷ trọng GDP NN chỉ chiếm dưới 10% thì đây là một tiêu
chí đáng quan ngại nhất trong quá trình phấn đấu về cơ bản trở thành nước CN đến
năm 2020. Trong khi tỷ trọng ngành NN giảm chậm thì tỷ trọng dịch vụ gần như
khơng thay đổi, thậm chí cịn có nguy cơ giảm trong suốt giai đoạn 2001-2012, và
xét tiêu chí đạt nước CN (tỷ trọng DV phải chiếm khoảng 46%) với tốc độ chuyển
dịch quá chậm như thời gian qua thì đây cũng là một rào cản lớn trong quá trình
thực hiện các mục tiêu CNH hiện tại và tương lai. So với mục tiêu đặt ra cho
chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDP năm 2010, mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 (khu vực nông nghiệp 15-16%; công nghiệp và
xây dựng 43-44%; dịch vụ 40- 41%), thì chúng ta đã khơng đạt được. Còn nếu so
với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 thì khoảng cách vẫn cịn khá xa.
Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh hơn nhưng so với tiêu chí của nước CN
thì cịn khoảng cách khá xa
Theo bảng số liệu thống kê trên, cơ cấu lao động trong nền kinh tế có xu hướng
chuyển dịch khá hơn so với chuyển dịch cơ cấu GDP; Bình quân/năm trong giai đoạn
từ 2000 đến 2010, tỷ trọng lao động NN đã giảm đi khoảng 1,5 điểm phần trăm
(nhanh hơn Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia, tương ứng là 0,55; 0,79 và 0,56).
Tuy nhiên, vì xuất phát điểm là một nước NN, ở đầu thời kỳ CNH rút ngắn, tỷ trọng
NN quá cao nên mặc dù tỷ trọng lao động NN giảm đi nhanh nhưng số lao động NN
còn nhiều (khoảng 24 triệu người, chiếm gần 50% so với tổng lao động của nền kinh
tế). Do vậy, nếu theo các tiêu chí nước CN, cơ cấu lao động của Việt Nam hiện nay
vẫn nằm ở trình độ thấp, chỉ đạt mức khoảng 60% so với tiêu chí chuẩn.
Mặt khác, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế trên một
mức độ nhất định phản ánh tính kém hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu lao động và
tính khơng phù hợp của chuyển dịch cơ cấu lao động so với thực trạng phát triển
4


kinh tế. Việc số người lao động chuyển dịch từ NN sang CN và TMDV là do kết
quả của quá trình CNH với sự phát triển của khu vực đơ thị và các ngành phi nông

nghiệp. Tuy nhiên việc GDP của ngành CN và TMDV chuyển dịch chậm chứng tỏ
các ngành này không phát triển kịp thời, năng lực kinh tế của các ngành này khơng
tăng kịp để đón nhận những lao động được chuyển dịch từ NN sang. Điều này “góp
phần” làm cho hiệu quả kinh tế, đặc biệt là năng suất lao động của các ngành CN và
TMDV có xu hướng tăng chậm, hoặc giảm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị vì thế mà có
xu hướng tăng nhanh.
Cơng nghiệp có tỷ trọng khá cao trong GDP, tuy nhiên tỷ trọng cơng nghiệp
chế biến trong GDP tồn nền kinh tế còn rất thấp
Thực trạng phát triển CN chế biến sẽ được phân tích kỹ trong mục tổng kết
đánh giá về CN. Tuy nhiên, đứng trên góc độ cơ cấu ngành nói chung, theo u cầu
của q trình CNH cần phải có sự xem xét cụ thể vị trí của CN chế biến trong nền
kinh tế như thế nào? Trong các báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong thời gian qua, mặc
dù ngành CN chế biến của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể về quy mô và chủng loại
sản phẩm. Tuy nhiên, do chủ yếu ngành CN chế biến đều là những ngành sử dụng
nhiều lao động hoặc sản xuất gia cơng lắp ráp nên có giá trị gia tăng thấp, vì thế tỷ lệ
đóng góp của trong GDP hiện tại mới chỉ đạt mức dưới 20% (chính xác là 17,34% - số
liệu năm 2010). So với tiêu chí chuẩn của một nước CN (cần đạt trên 35%) thì việc đạt
tiêu chí này cũng vẫn cịn nằm ở một khoảng cách khá xa (mới chỉ đạt 50%).
Hiện trạng trên cho thấy cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay phản ánh trình độ
phát triển ở mức thấp (giai đoạn mở đầu của quá trình CNH với tỷ trọng NN trên 20%)
và chỉ đạt bằng mức của Thái Lan những năm 1990. Điều này cũng cho thấy, kinh tế
thời gian qua chịu sự chi phối còn khá mạnh của sản xuất NN. Những nội dung cụ thể
liên quan đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu của từng ngành NN, CN và TMDV
trong thời kỳ thực hiện CNH rút ngắn sẽ được phân tích trong các phần sau.

5


II.


TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CƠNG NGHIỆP
Tỷ trọng GDP ngành CN-XD trong cơ cấu ngành kinh tế tăng nhanh
Kể từ sau đổi mới đến nay, nhất là trong giai đoạn 2001 đến nay, công nghiệp

giữ tốc độ tăng trưởng cao đạt mức bình quân 15,09%/năm (2001 - 2010). Trong
giai đoạn 2011 – 2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tốc độ
tăng trưởng ngành cơng nghiệp có phần giảm, tuy nhiên vẫn giữa mức độ 6-7%.
Nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của ngành công nghiệp (giai đoạn từ 2001
đến nay luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của chung của nền kinh tế, nên tỷ trọng
đóng góp của CN trong GDP tăng nhanh trong giai đoạn này.
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp so với các ngành và GDP

Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu của TCTK
Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ mức 22,67% vào năm 1990
lên cao nhất khoảng 41,5% vào năm 2007, dao động trong khoảng trên 40% của
những năm còn lại (xem bảng dưới).
Cơ cấu ngành kinh tế 2007-2012 (giá hiện hành, %)
Khu vực
Tổng
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ

2007
100
20,34
41,48
38,18

2008

100
22,21
39,73
38,17

2009
100
20,66
40,24
39,1

2010
2011
2012
100
100
100
20,3
22,0
21,6
41,1
40,2
40,8
38,36
37,7
37,60
Nguồn: Tổng cục thống kê.

Các ngành CN chế biến xuất hiện và tăng trưởng nhanh, nhưng phần lớn là


6


các ngành có giá trị gia tăng thấp
Trong thời gian qua, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp đã có sự dịch chuyển,
cùng với đó là sự xuất hiện của ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó một
số phân ngành phát triển với tốc độ cao. Kết quả là, trong cơ cấu ngành CN, công
nghiệp chế biến đóng góp ngày càng nhiều trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp,
tăng từ 78,7% (năm 2000) lên 89,20% (năm 2010), tỷ trọng của công nghiệp khai
thác giảm dần, từ trên 15% xuống 4,88%. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp chế biến
tăng lên 89,8% và công nghiệp khai thác giảm xuống chỉ cịn 4,41% (hình dưới).
Cơ cấu ngành cơng nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCTK năm 2003, 2007 và 2012
Giá trị gia tăng (VA) của ngành công nghiệp tăng khá trong các năm 2006,
2007 với tốc độ tăng trưởng là 10,2% và 9,7% do sự gia tăng các ngành CN chế
biến, nhưng bắt đầu có xu hướng giảm dần, năm 2008 đạt 5,98%, năm 2009 là
5,52% và năm 2010 tăng nhẹ lên 7,70%. Bình quân 10 năm giá trị tăng thêm của
ngành công nghiệp đạt 8,8%/năm. Tỷ lệ VA/GO công nghiệp liên tục giảm do tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp luôn cao hơn tăng trưởng giá trị tăng thêm, điều
này phản ánh bức tranh công nghiệp trong giai đoạn vừa qua vẫn phát triển theo
chiều rộng, phát triển các ngành có giá trị tăng thêm thấp. Tỷ lệ VA/GO năm 2000
là 41,23%, giảm xuống còn 23,1% vào năm 2010.

Giá trị gia tăng công nghiệp của Việt Nam và các quốc gia sau 10 năm
7


2001
Nước


MVA

2011

MVA/lao
MVA/GDP
động

MVA

MVA/lao MVA/GD
động
P (%)

Việt Nam
6.4
74.3
19.3
18.36
Trung Quốc 418.1
165
32.2 1381.90
Indonesia
47.3
216
27.7 102.40
Malaysia
27.7
1369

30.6
48.11
Philipines
17.4
188
22.5
30.59
Thái Lan
41.8
715
33.3
73.76
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UNIDO

209
1063
420
1673
322
1108

23.57
34.15
25.3
26.73
22.4
36.66

Tốc độ
tăng

MVA
(%)
11.11
12.70
8.03
5.68
5.80
5.84

Bảng trên đây cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2011, giá trị tuyệt đối của
MVA của Việt Nam tăng trung bình 11,11%, gần bằng Trung Quốc và cao hơn một
số các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, MVA bình quân đầu người của Việt Nam rất
thấp đến năm 2011chỉ đạt 209 USD, bằng 1/5 so với Trung Quốc (1.063 USD),
bằng 1/2 so với Indonesia (420 USD), 1/8 so với Malaysia (1.673 USD) và gần
bằng 1/5 so với Thái Lan (1.108 USD). Tỷ trọng MVA/GDP của Việt Nam năm
2011 chỉ đạt 23,57% thấp hơn nhiều so với mức 33,66% của Thái Lan và 34,15%
của Trung Quốc.
Có sự thay đổi trong nhóm 10 ngành CN chủ lực, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các
ngành có giá trị gia tăng không cao
Từ năm 2001 trở lại đây, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tuy chậm lại, nhưng đã có thay đổi về vị trí các ngành nằm trong Top 10 ngành
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2011, Top 10
ngành lớn nhất chiếm 63,1% tổng giá trị sản xuất của ngành cơng nghiệp. Ngồi một
số ngành duy trì được tỷ trọng cao như dệt may (8,12%), thiết bị giao thông (4,85%) đã
xuất hiện ngành mới trong Top 10 là máy tính và điện tử (3,54%). Tuy nhiên, đó đều là
những ngành sử dụng nhiều lao động hoặc sản xuất gia công lắp ráp nên có giá trị gia
tăng thấp. Năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm này chủ yếu nằm ở giá thấp (dựa trên
nhân công giá rẻ và/hoặc các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, v.v.), qua đó đặt ra
những lo ngại về khả năng phát triển bền vững trong dài hạn.
10 ngành CN có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất CN (giá hiện hành)

2001
Thực phẩm và đồ uống

2007
2011
23,2%Thực phẩm và đồ uống
19,83% Thực phẩm và đồ
8

19,07%


Á kim, khai thác mỏ

6,8% Á kim, khai thác mỏ 5,33%

Sửa chữa thiết bị giao thông 5,3% Sản phẩm kim loại
Sản phẩm hóa học

4,8% Thiết bị giao thơng

Dệt

4,6% Sản phẩm hóa học

Sản xuất da và sản phẩm liên
quan
Cao su & nhựa
Sản phẩm kim loại
Sản xuất trang phục

Kim loại cơ bản
Thiết bị điện

4,0%

Dệt

3,5% Kim loại cơ bản
3,3% Sản xuất trang phục
3,1%
Thiết bị điện
2,9%
Cao su & nhựa
2,9%

uống
Sản xuất sản phẩm từ

7,81%
khoáng phi kim khác
5,18% Sản phẩm kim loại 5,90%
Sản phẩm cao su và
5,04%
4,92%
nhựa
Sản xuất da và sản
4,79%
4,59%
phẩm liên quan
Phương tiện giao

4,42%
4,50%
thông
4,33% Sản xuất trang phục 4,33%
4,26% Sản phẩm hóa học 4,04%
4,12%
Dệt
4,03%
Máy tính, sản phẩm
4,09%
3,93%
điện tử
Nguồn: Tổng cục thống kê

Cơ cấu công nghiệp theo trình độ cơng nghệ vẫn phản ánh một trình độ phát
triển thấp
Từ năm 2001đến nay, hàm lượng công nghệ trong ngành công nghiệp thay đổi
rất chậm. Ngành công nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên 1 (công nghiệp khai thác,
công nghiệp chế biến lương thực…) chiếm tỷ lệ cao trên 40%, ngành công nghiệp sử
dụng công nghệ thấp (dệt may, da giầy, đồ chơi, sản phẩm nhựa, đồ gỗ, thủy tinh…)
chiếm tỷ trọng từ 40 – 42% trong giai đoạn 2005 – 2012. Ngành cơng nghệ trung bình
và cao chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% so với mức 50 – 60% của Thái Lan, Trung
Quốc và Malaysia. Những chính sách và chiến lược tăng cường cơng nghệ, kinh tế tri
thức, chuyển dịch cơ cấu sản xuất được triển khai trong nhiều năm qua chưa hiệu quả,
chưa nâng được tầm công nghệ của nền kinh tế, đã đẩy Việt Nam ngày càng tụt hậu so
với các nước trong khu vực, những quốc gia đã rất năng động khi gắn chuỗi giá trị
công nghiệp trung và cao để tự thay đổi cơ cấu sản xuất của mình.
Cơ cấu giá trị sản xuất CN Việt Nam phân theo trình độ cơng nghệ

1


Theo cách phân loại các ngành công nghiệp theo UNIDO.
9


Nguồn: Tổng cục từ só liệu của TCTK
Xét về xu hướng nâng cao trình độ cơng nghệ trong giai đoạn 2001-2010, có
một số điểm đáng nhấn mạnh:
- Cơ cấu cơng nghệ trong sản xuất cơng nghiệp đã có nhiều thay đổi theo
hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại;
Đến nay, đã hình thành một cơ cấu cơng nghệ đa dạng về trình độ và xuất xứ,
đan xen trong từng doanh nghiệp và từng chuyên ngành sản xuất công nghiệp. Chuyển
giao công nghệ đã trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong
thời kỳ đổi mới kinh tế, quy mô và tốc độ chuyển giao công nghệ phát triển khá mạnh.
Thông qua các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư mới từ nhiều nguồn vốn trong nước và vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cùng với sự hình thành các khu chế xuất, khu cơng
nghiệp, nhiều công nghệ mới cũng được chuyển giao từ nhiều nước công nghiệp phát
triển và được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp.
- Sự phân tầng trình độ công nghệ khá rõ ràng trong từng ngành và trong nhiều
doanh nghiệp. Cơng nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại. Tính
đan xen của các cơng nghệ có trình độ khác nhau thể hiện ở phần lớn các doanh
nghiệp với mức độ và tỷ trọng chênh lệch. Tốc độ đổi mới cơng nghệ cịn thấp,
không đồng đều và không theo một định hướng phát triển rõ rệt. Số công nghệ mới
từ các nước công nghiệp phát triển cịn ít, chủ yếu từ các nước Đông Âu, Đài Loan,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một

10


số lĩnh vực như dầu khí, điện lực, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị điện, hàng điện tử dân

dụng, săm lốp, ắc quy, đồ nhựa, sản xuất xi măng,...
- Sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ giữa các khu vực kinh tế đã bộc lộ rõ,
trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp trung ương cao hơn công nghiệp địa
phương, của doanh nghiệp nhà nước cao hơn doanh nghiệp ngồi nhà nước. Cơng
nghệ tiên tiến và hiện đại tập trung chủ yếu ở các liên doanh, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Chất lượng và hiệu quả chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế do thiếu lựa
chọn cơng nghệ tối ưu, trình độ cơng nghệ khơng phù hợp và đặc biệt là giá trị
chuyển giao phần mềm về bí quyết cơng nghệ (know-how) cịn rất thấp. Do đó, khả
năng vận hành, thích nghi hóa và làm chủ thiết bị cơng nghệ mới cịn nhiều hạn chế;
Hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất. Ngồi những cơng nghệ
tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như đã nêu ở trên, nhìn
chung, trình độ cơng nghệ của ngành cơng nghiệp nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3
thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu là khu vực hạ nguồn và
xu hướng cải thiện vị trí trong tương lai không cao
Việc các doanh nghiệp nước ta đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thể hiện
rõ nét nhất ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương: Chuỗi giá trị toàn
cầu cho phép sản xuất hàng trung gian và hàng tiêu dùng cuối cùng có thể được th
ngồi, do đó dẫn tới sự gia tăng thương mại thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu và
sự gia tăng nhanh chóng lượng "đầu vào" trung gian trao đổi giữa các nước.
Thứ hai, sản xuất ngày càng dựa vào "đầu vào" của nước ngoài: Do kết quả
của việc ngày càng gia tăng quan hệ thương mại toàn cầu giữa các nước, tỷ lệ giá trị
sản xuất được tạo ra bởi một nước nào đó có xu hướng ngày càng giảm xuống. Sự
suy giảm “độ sâu sản xuất” (giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất) và vai trị ngày
càng tăng của hàng hóa trung gian được thấy ở các nền kinh tế phát triển là hợp lý.


11


Tuy nhiên, với một nước đang bắt đầu quá trình cơng nghiệp hóa như Việt Nam,
việc độ sâu sản xuất giảm nhanh và mạnh một mặt vừa cho thấy sản xuất trong
nước ngày càng dựa vào "đầu vào" nước ngoài, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự
kém phát triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ.
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trị ngày càng quan
trọng đối với nền kinh tế toàn cầu ở thế kỷ 21, nổi bật nhất đó là: Chuỗi giá trị
lương thực và an ninh lương thực; Chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng
(dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy.
Ở chuỗi giá trị lương thực, nước ta là nhà sản xuất gạo lớn thứ 5 thế giới với
sản lượng trung bình hàng năm khoảng 24 triệu tấn (sau Trung Quốc: 134 triệu tấn;
Ấn Độ: 99 triệu tấn; Indonesia: 38,3 triệu tấn; Bangladesh: 31 triệu tấn). Tuy nhiên,
do dân số ít hơn những nước nói trên và nhu cầu tiêu thụ gạo ổn định (xoay quanh
khoảng 19 triệu tấn), nước ta có gạo dư thừa để khơng ngừng gia tăng xuất khẩu,
liên tục duy trì vị trí nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới từ nhiều năm nay.
Ở chuỗi giá trị năng lượng, nước ta cũng có vị trí nhất định. Năm 2013, sản
lượng dầu mỏ sản xuất của Việt Nam khoảng 17 triệu tấn, đứng thứ 33 thế giới,
chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới, xuất khẩu 13,8 triệu tấn, đứng
thứ 33 thế giới, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ đạt 7,7 tỷ USD, đứng thứ 37 thế giới.
Về than, năm 2013, nước ta khai thác được 40 triệu tấn, đứng thứ 17 thế giới.
Sản lượng than xuất khẩu bằng khoảng 75-80% sản lượng khai thác, kim ngạch than
xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 1 tỷ USD, đứng thứ 12 thế giới. Như vậy, ở hai
chuỗi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh thế giới và trong tương
lai là chuỗi giá trị lương thực, chuỗi giá trị năng lượng, Việt Nam là nhà cung cấp
lớn. Tuy nhiên, như những phân tích ở các phần tiếp sau sẽ chỉ rõ, Việt Nam chưa
phát huy được vai trò quan trọng trong các chuỗi giá trị Việt Nam tham gia nói
chung và hai chuỗi giá trị lương thực và năng lượng nói riêng, lợi ích thu về cho
quốc gia còn thấp, chưa tương xứng với vai trò của nhà cung cấp lớn.

Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, mặc dù dệt may, da giày,
điện tử là những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm lần lượt 13,35%;
6,64% và 22,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng giá trị gia tăng quốc gia do
những ngành này tạo ra còn thấp. Ở ngành dệt may, theo Hiệp hội dệt may Việt
12


Nam, tỷ lệ này ở khoảng 20-30% các năm trước và năm 2013 đạt 50,5%. Ở ngành
da giầy, tuy là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ tư thế giới, 70% số doanh nghiệp da
giày của nước ta hiện đang gia cơng thuần túy cho nước ngồi, giá trị gia tăng của
ngành đạt khoảng 25%, chủ yếu nằm ở sức lao động. Nước ta hiện có hơn 500
doanh nghiệp da giày nhưng chỉ có chưa đến 10 thương hiệu được người tiêu dùng
trong nước biết đến như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, Vento, Sholega… Những
thương hiệu Việt Nam có mặt ở thị trường nước ngồi lại càng ít nữa: Dường như
mới chỉ có Biti’s (cơng bố có mặt ở hơn 40 nước), Vento (vươn tới Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Bắc Mỹ), cịn Vina Giày mới đang tìm đường sang Mỹ.
Ở ngành điện tử, do hầu hết nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện để gia công sản
phẩm đều do nước ngoài cung cấp, nhà sản xuất Việt Nam chỉ làm theo đặt hàng
nên giá trị gia tăng chỉ chiếm khoảng 5-10%2 .
Mối quan hệ giữa công nghiệp hạ nguồn (sản xuất sản phẩm cuối cùng, trung
nguồn (linh phụ kiện) và thượng nguồn (nguyên liệu) của Việt Nam quá rời rạc và
không được cải thiện theo cả "ngược chiều", "xuôi chiều" để nâng cấp chuỗi giá trị. So
với các nền kinh tế trong khu vực, Việt Nam đang mất dần lợi thế phát triển cơng
nghiệp thượng nguồn (hóa dầu và thép chế tạo) bởi đây là những ngành tập trung vốn.
Trong cơ cấu nhập khẩu, các mặt hàng nguyên liệu như hóa chất, chất dẻo, thép và kim
loại thường là những đầu vào thiết yếu cho các sản phẩm công nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao và ít thay đổi trong suốt giai đoạn vừa qua, 14,33% năm 2012.
Công nghiệp trung nguồn địi hỏi cơng nghệ cao và nhiều vốn được phát
triển trong vài thập kỷ vừa qua ở một số nền kinh tế Châu Á khá thành công như
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia nhưng lại rất kém ở Việt Nam. Cho

đến nay, Việt Nam chủ yếu còn hấp dẫn đối với phát triển công nghiệp hạ nguồn,
chủ yếu ở công đoạn gia công, lắp giáp do thiếu công nghiệp hỗ trợ. Đó là những
ngành có thể tận dụng lao động dồi dào và giá sức lao động rẻ để duy trì lợi thế
cạnh tranh. Tuy nhiên, chi phí nhân công đang tăng dần sẽ khiến cho công nghiệp
hạ nguồn khó có thể duy trì được lợi thế này, đặc biệt là sức ép từ các nước
Campuchia và Myama với chi phí lao động thấp hơn so với Việt Nam.
2

Viện nghiên cứu thương mại (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và khả năng
tham gia của Việt Nam, trang 66, Báo cáo tổng hợp đề tài Khoa học cấp Bộ, mã số
040.09.RD
13


Mối quan hệ giữa CN hạ nguồn, trung nguồn và thượng nguồn

Hạ nguồn
(sản phẩm
hồn chỉnh)

Trung
nguồn ( linh
kiện) Chất bán
dẫn

Mạch in

Mơ tơ

Điện tử


Khn
đúc

Thân máy, vỏ cho các
sản phẩm nhựa

Đóng tàu

Nhựa tổng
hợp

Cao su
nhân tạo

Lốp

Xe gắn
máy

Thượng
nguồn
(ngun
liệu thơ)

Linh kiện
nhộm

Nhơm


Khung
Động
xe

Khn
Động
đúc

Thép

Đinh
vít

Thép

Thép
tấm

Giày da &
may mặc
Chế biến thực
phẩm

Ơ tơ
Mơi trường (năng
lượng/thiết bị, v.v

Quặng
sắt


Vải

Sợi hóa
học

Nơng
sản
Nhà xưởng, thiết bị máy
móc cỡ nặng
Phần mềm

Dầu thơ

Dầu tinh
chế
Dầu
mỏ ・
BTX

Hóa dầu

Cơng nghiệp
trung nguồn
CN phụ nền tảng
(Ngành trợ
yếu kém
)
(Ngành phụ)
Ngành cơng nghiệp
yếu kém khơng có

khả năng mua sắm
trong nước đến năm
Ngành
2020 cơng nghiệp
có khả năng mua sắm
trong nước
Ngành phụ được
kỳ vọng lớn trong
toàn ngành
(Ghi chú 1) Đây khơng phải là mơ
hình tổng hợp của tồn nền
công nghiệp, mà chỉ là sơ đồ
khái quát về các ngành công
nghiệp trọng điểm.
(Ghi chú 2) Ngành công nghiệp
xe gắn máy: nhu cầu nội đĩa
đã phát triển mạnh mẽ, tuy
nhiên cần thúc đẩy xuất khẩu
để tăng nguồn thu ngoại tệ.

(Ghi chú 3 ) Ngành chế biến thực
phẩm : Phát tiển nhu cầu nội
địa trên cơ sở tăng cường
Do các cam kết trong các điều ước hội nhập kinh tế quốc tế,liên kết các sẽ tiếp côngViệt Nam ngành
nông- thương nghiệp, gia
tục dỡ bỏ các rào cản xuyên quốc gia về thương mại và đầu tưtăng giá trịđạt được nâng
tới khi xuất khẩu,
cao hiệu quả quản lý nông
trại
thương mại tự do với các nền kinh tế trong khu vực và các quốc gia đối thủ trên


tồn cầu. Hạn chót của AFTA về tự do hóa thương mại là năm 2015 đối Ngành công nghiệp
(Ghi chú 4) với các sản
môi trường: Phát triển nhà

phẩm thông thường và năm 2018 cho ô tô đã đặt ra một thách thức lớn đốisuất lớn nhằm
máy hiệu với các
cung cấp điện năng hay
nguồn năng lượng mới v.v…

14


ngành công nghiệp hiện tại của Việt Nam, cả với doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi các rào cản xuyên quốc gia được dỡ bỏ và chi
phí hậu cần giảm xuống, các tập đồn đa quốc gia có xu hướng tập trung sản xuất
tại một địa điểm có được lợi thế quy mơ và từ đó xuất khẩu sản phẩm ra tồn cầu
thay vì sản xuất sản phẩm đó ở mỗi nước. Các quốc gia có lương cơng nhân tăng
mà kỹ năng khơng được cải thiện sẽ bị mất ngành sản xuất giản đơn vào tay các
quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn hơn dù các quốc gia này vẫn chưa tìm được
ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn để thay thế những ngành này. Các
nước láng giềng như Thái Lan và Ma-lai-xi-a đang chuẩn bị cho áp lực hội nhập
ngày càng tăng bằng cách nâng cấp chính sách công nghiệp, điều chỉnh chiến lược
FDI và cải thiện kỹ năng công nghiệp và quản lý. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa
thực sự tạo ra chính sách cơng nghiệp hay thể chế “cao cấp hơn”. Tuy đã có sự thay
đổi về chủ trương phát triển công nghiệp nặng sang phát huy thế mạnh của quốc gia
có nguồn nhân lực dồi dào, có chính sách hội nhập cởi mở. Nhưng nhìn chung, phát
triển cơng nghiệp cịn manh mún, theo phong trào. Nhiều ngành cơng nghiệp như ơ
tơ, cơ khí, chế biến tính chất hội nhập chưa cao…
III. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NƠNG NGHIỆP

Thực trạng phát triển nơng nghiệp, nông thôn
- Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng NN, NT:
+ Về thủy lợi: Đến nay, cả nước đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1.967
hồ chứa dung tích trên 10,2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm
bơm lớn và vừa có tổng cơng suất bơm 24,8x106m 3/h, hàng vạn cơng trình thủy lợi
vừa và nhỏ. Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao
và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia chống
lũ cho hạ du, các hồ chưa lớn thuộc hệ thống sơng Hồng có khả năng cắt lũ 7 tỷ m 3,
nâng mức chống lũ cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất hiện một lần. Tổng
năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho
1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu
ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5-6 tỷ m3/năm cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch,
dịch vụ...; Cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 70-75% tổng số dân.

15


+ Về giao thông nông thôn: Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, cùng với
ngân sách địa phương, vốn do nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác, các
địa phương trong cả nước đã xây mới được hơn 15.100 km đường; Sửa chữa nâng
cấp hơn 74.000 km đường các loại; Xây dựng 7.100 cầu bê-tông cốt thép với tổng
chiều dài 120.000 m; 738 cầu liên hợp, tổng chiều dài 20.000 m; 7.146 cầu sắt có
tổng độ dài 10.289 m và 537 cầu treo có tổng chiều dài hơn 2.400 m... Hệ thống hạ
tầng giao thông nông thôn phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại phương
tiện giao thông, nhất là vận tải hành khách công cộng lưu thông từ trung tâm huyện
về các xã, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, giảm dần sự cách biệt giữa thành
thị và nông thôn. Ðến nay, ô-tô đã có thể chạy thẳng đến trung tâm 9.051 xã trong
tổng số 9.200 xã trong cả nước.
+ Đối với hệ thống điện nơng thơn: Tính đến đầu năm 2012, 100% số huyện,
98,84% số xã, 97,38% số hộ dân trong cả nước đã có điện. Việt Nam đang nằm

trong nhóm đầu của châu Á về điện khí hóa nơng thơn, góp phần xóa đói, giảm
nghèo. Ðến thời điểm này, EVN đã bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn tại hơn
7.310 xã (chiếm 81,32% số xã có điện), hơn 12,56 triệu hộ dân nông thôn mua điện
trực tiếp từ điện lực (chiếm 80,18% số hộ dân nông thôn) sử dụng điện cùng một
giá như người dân đô thị. Việt Nam hiện đang tiến gần tới đích 100% số hộ dân
nơng thơn có điện.
Trong xây dựng các cơ sở hạ tầng NN, NT, Nhà nước đã hướng tới đối tượng
mới. Đó là các nơng hộ và các trang trại. Vì vậy, các cơng trình đều lập thành một
hệ thống với phương thức huy động nguồn lực và thiết kế xây dựng từ quốc gia đến
các địa phương và cuối cùng là từng chủ thể sử dụng. Trong huy động nguồn lực và
triển khai xây dựng, phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được thực
hiện rất hiệu quả.
Đối với những vùng có nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu
thốn, Nhà nước đã xây dựng thành chương trình riêng. Ví dụ: Đối với các xã vùng
sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chương trình 135 với cơ chế sử
dụng vốn và lựa chọn các hạng mục đầu tư xây dựng và phương thức triển khai theo
hướng có sự tham gia chủ động và tích cực của những người hưởng lợi của dự án.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của xây dựng nông thôn mới và chuyển sản xuất
16


nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố mức độ đầu tư xây dựng cịn chưa đáp
ứng. Nhiều vùng nơng thơn vẫn cịn ở tình trạng lạc hậu, vẫn cịn những xã chưa có
đường ơ tơ đến trung tâm của xã. Các cơng trình thuỷ lợi chủ yếu phục vụ cho sản
xuất lúa nước. Các cơng trình thuỷ lợi phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác của
nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả...) chưa được chú trọng. Việc
khống chế tác hại của thiên nhiên đến sản xuất nơng nghiệp và đời sống từ các cơng
trình thuỷ lợi còn rất hạn chế, kể cả phòng chống lũ lụt đến phòng chống hạn hán.
Tư tưởng ỷ lại vào nhà nước trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, nhất là ở các
vùng khó khăn cịn rất nặng nề. Việc quản lý xây dựng các cơng trình hạ tầng cịn

yếu, thất thốt, lãng phí cịn lớn. Đây là những tiêu cực làm cho quá trình triển khai
các tiến bộ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông
nghiệp, nông thôn vừa chậm, vừa kém hiệu quả. Tuy nhiên, so với yêu cầu xây
dựng nông thôn mới, đặc biệt nếu so sánh với bộ tiêu chí quốc gia thì vẫn cịn nhiều
tiêu chí có tỷ lệ đạt thấp, trong đó số xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa mới là
6,76%; giao thơng chỉ có gần 9%; số xã có trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia là
21,16%. Mặc dù đã có hơn 93,1% số xã hồn thành quy hoạch, gần 80% số xã lập
đề án về xây dựng nông thôn mới.
- Đối với phát triển lực lượng sản xuất trong NN, NT
+ Đối với phát triển các công cụ cơ giới: Q trình đó đã có những thay đổi
cơ bản như: (i) Đã tập trung vào các khâu, các hoạt động cần cơ giới hố mà khơng
ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lao động, việc làm như bơm nước, xay xát, chặt nghiền
mía đường... Vì vậy, mức độ cơ giới hoá ở các khâu này ở mức khá cao. Với những
khâu này, sự điều chỉnh tập trung về công suất phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ,
phân tán; nâng cao tính đa năng của các cơng cụ và thiết bị nhằm khắc phục tính
thời vụ của sản xuất nông nghiệp. (ii) Đã tiến hành cải tiến các công cụ gắn với các
hoạt động cần nhiều lao động ở những vùng có diện tích bình qn đầu người cao,
tính căng thẳng của thời vụ sản xuất nơng nghiệp lớn như việc cải tiến máy cắt cỏ
thành máy cắt lúa ở Tiền Giang vừa mang lại hiệu quả cao trên phương diện cơ khí
chế tạo và phương diện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Những mặt trái của q
trình cơ giới hố ít có điều kiện bộc lộ. (iii) Đã chế tạo và sử dụng nhiều thiết bị cơ
khí mới vào các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tạo ra
17


phương thức và trình độ thâm canh cao trong sản xuất như: Sử dụng các phương
tiện cơ khí trong tưới tự hành cho cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long; Các
máy sục khí trong ni trồng thuỷ sản theo quy trình sản xuất cơng nghiệp. Sử dụng
thành tựu của cơ khí đóng tầu đầu tư cho hoạt động đánh bắt xa bờ, mở ra khả năng
phát triển mới cho ngành thuỷ sản. Sử dụng thành tựu cơ khí trong đào đắp kênh

mương, khai hoang trồng rừng...
So với giai đoạn trước, việc áp dụng các thành tựu của khoa học và cơng nghệ
cơ khí vào hoạt động sản xuất nơng nghiệp đã có sự chọn lọc hơn, phù hợp hơn với
các điều kiện sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, hiệu quả của việc ứng dụng
đã nâng lên. Những mặt trái của quá trình áp dụng các tiến bộ của khoa học và công
nghệ đối với nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện nguồn lao động dồi dào, chất
lượng thấp bộc lộ ít hơn. Đây là hướng đi đúng cần được phát huy.
Tuy nhiên, hầu hết các máy móc loại này (từ máy cắt lúa, máy chặt mía, ... đến
máy bơm nước tự hành...) đều từ những người sản xuất tự nghiên cứu chế tạo qua
cải tiến các cơng cụ khác mà thành. Điều đó, một mặt phản ánh yêu cầu cấp thiết từ
thực tiễn đối với một số hoạt động cơ giới hoá; Mặt khác cho thấy sự bỏ ngỏ của
các cơ quan nghiên cứu và các nhà chế tạo ở lĩnh vực này. Đặc biệt, trong đầu tư
các phương tiện hiện đại chưa có sự tương đồng giữa sự hiện đại của máy móc với
trình độ tiếp cận của người dân. Ví dụ: Chương trình đánh bắt xa bờ với các máy
móc định vị, máy dị luồng cá..., nhưng trình độ của ngư dân khơng được nâng lên
là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thua lỗ, khi họ không biết sử dụng
các phương tiện một cách thành thạo. Chi phí cho một chuyến đi lớn, nhưng năng
suất đánh bắt không tăng. Trên phạm vi cả nước, Nhà nước đã đầu tư hơn 5.000 tỷ
đồng cho Chương trình đánh bắt xa bờ. Chỉ riêng ở Thanh Hoá, Nhà nước đã đầu tư
cho Chương trình này gần 600 tỷ đồng, nhưng hiệu quả rất thấp, đứng thứ 10 trong
các địa phương được đầu tư đánh bắt xa bờ.
+ Đối với lĩnh vực giống: Những xu hướng nhập nội, lai tạo và sản xuất giống
trước đây vẫn tiếp tục phát huy ưu thế trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cơng tác
giống cịn có những biến đổi dưới sự tác động của khoa học và công nghệ theo các
hướng và lĩnh vực sau: (i) Cùng với xu hướng nhập nội, lai tạo và sản xuất các
giống cây trồng, vật ni có năng suất cao, nỗ lực khơi phục các giống có chất
18


lượng tốt đã được chú trọng và đang trở thành chương trình lớn như: Chương trình

xây dựng vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; Chương trình xây dựng các
doanh nghiệp sản xuất giống lợn hướng nạc phục vụ xuất khẩu ở Hải Dương, Ninh
Bình, Thái Bình và Hải Phịng; Chương trình khơi phục các giống chè Sand cổ ở
Yên Bái, các giống lúa cổ truyền ở Nam Định, Thái Bình.... (ii) Đã sử dụng các
cơng nghệ sản xuất giống tiên tiến như công nghệ cấy tế bào trong sản xuất giống
hoa, lai đơn tính trong sản xuất lúa lai, lai tạo bằng phương pháp cấy phôi trong
chăn nuôi, các công nghệ sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo với quy mô lớn và chủ
động về thời gian... Những cơng nghệ này vừa rút ngắn q trình sản xuất giống,
vừa sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, vừa phát huy được ưu thế của giống lai.
Công nghệ sản xuất giống mới là cơ sở quan trọng hình thành ngành sản xuất mới
trong nơng nghiệp, đặc trưng cho trình độ công nghệ cao - ngành sinh vật cảnh, tạo
nên diện mạo mới của sản xuất nông nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa. (iii)
Đã có sự gắn kết giữa các cơ sở sản xuất giống với các cơ sở sản xuất làm cho các
chương trình giống gắn với thực tiễn hơn, rút ngắn được quá trình truyền tải tiến bộ
của khoa học và công nghệ đến sản xuất kinh doanh nơng nghiệp. Tính xã hội hố
trong các hoạt động sản xuất giống được mở rộng. Nhiều hộ nông dân với các
phương pháp nhân giống được chuyển giao đã trở thành các cơ sở sản xuất giống
với quy mô lớn, có thu nhập rất cao như các hộ nơng dân sản xuất giống cây ăn quả
ở Tiền Giang, Bến Tre. Nhiều giống cây ăn quả quý (bưởi Năm Roi, Sầu riêng Cơm
vàng Hạt Lép, Soài nghịch vụ) được phổ biến trên quy mô rộng, trở thành các vùng
sản xuất hàng hố. Hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp và hiệu quả của sản xuất
giống được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu của công tác giống dưới sự tác động của
khoa học và cơng nghệ, q trình chuyển giao này còn bộc lộ những hạn chế sau: (i)
Sản xuất giống chỉ tập trung vào một số trung tâm khoa học lớn, ở thành phố lớn,
chưa có truyền tải trên phạm vi rộng, nhất là với những công nghệ địi hỏi chi phí
lớn; (ii) Việc truyền tải giống tự phát khơng gắn với quy hoạch đã dẫn tới tình trạng
lộn xộn trong sản xuất một số cây có hiệu quả kinh tế cao; (iii) Cơ chế thị trường đã
chi phối rất lớn đến quá trình nhập nội, lai tạo và sản xuất giống. Trên thực tế,
những loại cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao được các nhà nghiên cứu, các


19


nhà kinh doanh chú trọng nên đã có những chuyển biến mạnh. Ngược lại, những
giống cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế thấp chưa thực sự được chú ý.
+ Đối với cách mạng hóa học: Các thành tựu của cơng nghiệp hố chất đã
được áp dụng mạnh mẽ theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.
* Về tích cực: Đã xuất hiện những quy trình sản xuất theo cơng nghệ của sản
xuất an tồn của nền nơng nghiệp bền vững theo các yêu của của nông nghiệp sinh
thái. Theo đó, các chất hố học như phân đạm hoá học, thuốc trừ sâu hoá học đã
được giảm và thay thế bằng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu thảo
mộc và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) như: Mơ hình trồng lúa
đạt hiệu quả cao, bền vững ở nông trường Sông hậu, nông trường Cờ đỏ, viện lúa
ĐBSCL ở ô Môn (tỉnh Cần Thơ), đã đưa ra được những biện pháp nhằm giảm chi
phí sản xuất lúa bằng cách tiếp cận theo hướng bền vững hệ thống sinh thái đã giảm
chi phí từ 20-30%. Mơ hình sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch, sử dụng
phân vi sinh trong trồng lúa ở Hà Nội. Sử dụng chế phẩm EM (hỗn hợp vi sinh vật
hữu hiệu) trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý phế thải, chống đất bạc màu đã được
phổ biến và áp dụng ở nhiều địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phịng, Hà
Nam, Tiền Giang.
Những cơng nghệ sản xuất tiên tiến với những thiết bị khống chế các tác hại
của tự nhiên, tăng cường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông
nghiệp như: Sản xuất trong nhà lưới, sử dụng các màng nilon che phủ đất chống cỏ
dại, giảm thoát hơi nước trong trồng hoa, cây cảnh, trồng rau an toàn và trồng cây
công nghiệp, cây ăn quả. Phương thức nuôi tơm trên cát nhờ sử dụng thành tựu của
hố chất (nilon) trải trên cát hình thành các đầm ni tơm ở các vùng cát trắng…
cũng từng bước triển khai ở các địa phương.
* Về tiêu cực: Tính chủ động trong áp dụng cơng nghệ hóa học cho phát
triển nơng nghiệp sinh thái mới diễn ra trên phạm vi hẹp và thường gắn với các

Chương trình, dự án với sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính
phủ... Ngay ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, phạm vi
của áp dụng các tiến bộ khoa học và cơng nghệ hóa học đến sản xuất vẫn còn
hạn chế. Sản xuất rau sạch (rau an toàn) đã được triển khai ở Hà Nội từ năm
1996. Thành phố đã quy hoạch, xây dựng chương trình, tập trung chỉ đạo và có
20


hỗ trợ về kinh phí, nhưng đến nay chỉ đạt 1/3 so với kế hoạch và chiếm khoảng
1/10 diện tích trồng rau của Thành phố. Sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản
xuất rau nói riêng vẫn cịn sử dụng thuốc trừ sâu và phân đạm hoá học ở mức độ
khá cao. Có một số vùng sản xuất, nhờ tác động của khoa học và công nghệ đã
tiến hành sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, hiệu quả kinh tế cao
(vùng ven biển với nghề nuôi trồng thuỷ sản, vùng Tây nguyên với việc trồng
các loại cây công nghiệp) đã khai thác không tương xứng với bảo vệ nên đã làm
cho môi trường bị tàn phá, gây những hậu quả nghiêm trọng.
+ Đối với lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản: Những thành tựu trong sản
xuất nông nghiệp đã tạo nên những sức ép mạnh mẽ đối với các hoạt động bảo quản
và chế biến nông sản và tạo nên các chuyển biến như: (i) Bảo quản và chế biến
nông sản ở quy mô lớn và mang tính cơng nghiệp đã diễn ra một cách mạnh mẽ.
Sản xuất chè, cao su, bơng có sự chuyển biến trong công nghệ chế biến với sự đa
dạng hơn về công nghệ chế biến và thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, bảo quản và chế
biến thuỷ sản có sự chuyển biến mạnh nhất. Hầu hết, các tỉnh đều có dịch vụ phục
vụ cho đánh bắt xa bờ, các tỉnh nuôi trồng thuỷ sản đều xây dựng các nhà máy chế
biến với công nghệ hiện đại và đa dạng về chủng loại sản phẩm chế biến. Đối với
sản phẩm cây ăn quả, các công nghệ bảo quản kéo dài thời gian tiêu dùng tươi của
sản phẩm, công nghệ chế biến công nghiệp được mở rộng đối với các cây dứa, xồi,
chuối, dừa, vải, mía đường... từng bước hạn chế tính thời vụ của sản xuất nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất; (ii) Các sản phẩm lương thực truyền thống cũng
đã được chú trọng trong bảo quản và chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu. Lúa là sản phẩm truyền thống có quy mơ lớn, các giống lúa hiện tại cũng đã
và đang đặt ra những yêu cầu với vấn đề bảo quản và chế biến ở những vụ cần tạm
trữ và giá cả thấp. Bên cạnh lúa, sản phẩm ngô với các giống ngô lai đã khơng cịn
thích hợp với các phương pháp bảo quản cổ truyền ở vùng miền núi phía Bắc và
vùng Tây Nguyên. Tình trạng ngơ lai năng suất cao, nhưng bị sâu mọt phá hoại hết
đã đặt ra cho các nhà khoa học nghiên cứu các chất và xác định quy trình bảo quản
là một ví dụ; (iii) Đã có sự chuyển biến trong liên kết kinh doanh trong các khâu
bảo quản và chế biến, nhất là chế biến nông sản. Những năm qua một số ngành đã
thực hiện phương thức này, làm cho các hoạt động chế biến có điều kiện truyền tải

21


các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Hoạt động bảo quản và chế biến
nông sản rất vững chắc ở các liên doanh sản xuất với Đài Loan, Nhật trong ngành
chè đã chứng minh điều này.
Bên cạnh những xu hướng chuyển biến tích cực trên, trong bảo quản và chế
biến nơng sản cịn có những hạn chế sau: (i) Quy mô bảo quản và chế biến nông sản
chưa đáp ứng yêu cầu quy mô sản xuất nông nghiệp về số lượng sản phẩm và chất
lượng. Lượng nông sản được bảo quản và chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản
phẩm sản xuất ra. Chất lượng bảo quản và chế biến chưa được đảm bảo kể cả bảo
quản và chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước. Tình trạng sử dụng các chất bảo
quản và phụ gia trong chế biến đã gây nên hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm và
ẩn chứa những nguy cơ gây tổn hại về sức khoẻ có xu hướng gia tăng; (ii) Chưa có
chiến lược cho cơng nghiệp bảo quản và chế biến nơng sản. Đặc biệt chưa có sự đầu
tư thoả đáng cho nghiên cứu quy trình, lựa chọn thiết bị cơng nghệ (ví dụ ở ngành
mía đường...) nên nhìn chung các hoạt động bảo quản và chế biến nông sản vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; (iii) Quản lý nhà nước về bảo quản và chế biến nông
sản vẫn cịn yếu, nhiều hoạt động khơng kiểm sốt được.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu NN, NT

- Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp có xu hướng chậm lại
Trong những năm đổi mới, nơng nghiệp là ngành có vai trị rất quan trọng,
với nhiều thành tựu rất nổi bật. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức khá cao,
nhiều năm ở mức trên 5%, trong đó năm 2002 đạt 6,2%, năm 2008 ở mức 7,0%. Từ
một quốc gia luôn thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lương thực thứ 2
thế giới. Nông nghiệp là chỗ dựa vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội một cách
bền vững khi giải quyết tốt an ninh lương thực, tạo việc làm, bảo đảm thu nhập cho
đa phần dân cư của đất nước.
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế quốc dân theo hướng CNH, HĐH
tỷ trọng của các ngành nơng, lâm thủy sản có xu hướng giảm khá nhanh trong cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước ở giai đoạn 1990 đến 2000. Năm 1990, nhóm ngành nơng
lâm thủy sản chiếm 38,74%, các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 22,67% và
các ngành dịch vụ chiếm 38,59%. Đến năm 2000, các tỷ trọng biến đổi tương ứng là

22


24,53%; 36,73% và 38,74%. Tuy nhiên giai đoạn từ 2001- 2012, giai đoạn thực hiện
CN rút ngắn, thì tỷ trọng NN lại giảm đi với một tốc độ rất chậm, gần như ở mức trì
trệ, đến đến năm 2012 tỷ trọng ngành nơng, lâm, thủy sản vẫn cịn tới hơn 20%.
Như vậy, trong vòng 22 năm tỷ trọng của ngành nơng, lâm, thủy sản đã giảm
tới 19,07% bình qn mỗi năm giảm 0,87%, một mức giảm khá nhanh so với các
giai đoạn trước đây và gần bằng với mức giảm của các nước trong khu vực. Tuy
nhiên, nếu theo dõi giai đoạn thực hiện CNH rút ngắn, tỷ trọng GDP nông nghiệp
giảm trong cơ cấu ngành lại rất chậm, trong 13 năm chỉ giảm được 5 %, bình quân
năm chỉ đạt con số 0,4% giảm tỷ trọng NN.
Xét về cơ cấu lao động, mức độ giảm của tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy
sản trong cơ cấu tổng lao động xã hội khá nhanh. Năm 1995, tỷ trọng lao động nông
nghiệp ở mức 71,25% trong tổng lao động xã hội; năm 2000 giảm còn 65,09%, năm
2005 còn 55,1%, năm 2010 còn 51,5% và năm 2012 giảm còn 47,4%. Trong 18 năm,

tỷ trọng lao động các ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm tới 22,85% trong tổng số lao
động xã hội. Tính bình qn, mỗi năm tỷ trọng lao động nơng, lâm, thủy sản đã giảm
1,27%. Tuy nhiên, do tỷ trọng lao động nông lâm, thủy sản trước đây vốn ở mức cao
nên mức độ giảm trên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của nước trong giai đoạn đẩy mạnh
CNH, HĐH. Về cơ bản dưới góc độ lao động, Việt Nam vẫn là nước nơng nghiệp ở
tình trạng lạc hậu vì tỷ lệ lao động nông lâm, thủy sản ở mức cao; Năng suất lao động
nông nghiệp thấp. Đặc biệt, tuy tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm, nhưng là
giảm về tương đối. Xét về tuyệt đối, lao động nông, lâm, thủy sản tăng lên hơn 2 triệu
người, lao động nông thôn tăng 3.359 ngàn người.
Tuy chuyển dịch của tỷ trọng nông, lâm, thủy sản theo xu hướng giảm về tỷ
trọng, nhưng vai trị của nơng nghiệp vẫn được phát huy. Tạo tính chủ động, giảm
bớt tác động tiêu cực do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Mở rộng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn từng bước liên kết theo chuỗi và
ngành hàng nơng sản…
Đi sâu vào nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản: Chuyển dịch cơ cấu theo hướng
khai thác tiềm năng lợi thế, từ nông nghiệp sang thủy sản…Trong các năm 2000
-2007, tỷ trọng nông nghiệp từ 79,04% trong cơ cấu các ngành nông, lâm, thủy sản
đã giảm xuống 69,93%; tỷ trọng ngành thủy sản từ 16,26% lên 26,49%.
23


Tuy nhiên, tỷ trọng các ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm. Xu hướng phát
triển các ngành thủy sản chậm lại, các ngành nơng nghiệp có xu hướng gia tăng do
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp và sự tác động của suy giảm
kinh tế thế giới.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thủy sản
Năm

Tổng số


Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

2000
2005
2010
2011
2012

100,00
100,00
100,00
100,00
100,00

79,04
4,70
16,26
71,46
3,70
24,84
75,86
2,63
21,51
77,47
2,26
20,27

74,90
2,68
22,42
Nguồn: Niên giám thống kê 2012 - Tổng cục Thống kê.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản theo hướng mở rộng các ngành có giá trị gia tăng cao, có hàm
lượng chất xám là dấu hiệu bước đầu của việc cải thiện chất lượng của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc các ngành này. Cụ thể, trong nông nghiệp, tỷ trọng các
ngành trồng trọt có xu hướng giảm, tỷ trọng các ngành chăn ni có xu hướng tăng.
Đối với trồng trọt, tỷ trọng các ngành, các sản phẩm có giá trị cao có xu hướng tăng
lên như các loại lúa có chất lượng thay cho các giống lúa có năng suất cao; Các loại
cây đặc sản (Bưởi Năm Roi, Chí Đám, Diễn, Cam Xã Đồi…) được khơi phục và
mở rộng; Các loại hoa cây cảnh, các sản phẩm có tính nhân văn cao đã được chú
trọng phát triển như: Bưởi Lồ ô, dưa hấu thỏi vàng, cây ngũ quả…Trong chăn nuôi,
các sản phẩm có chất lượng cao như: Lợn Mọi, gà Đơng Tảo, gà Chín cựa, các sản
phẩm tiến Vua ngày xưa đã được khôi phục và phát triển.
Với xu hướng phát triển trên, ngành nông nghiệp đã tạo được các sản phẩm có
giá trị gia tăng cao, có tốc độ tăng trưởng khá và giành lại vị trí trong cơ cấu các
ngành nông, lâm, thủy sản. Năm 2006, tỷ trọng các ngành nông nghiệp ở mức
69,93, năm 2011 tăng trở lại và ở mức 77,47% và năm 2012 chiếm 74,9%.
Đối với ngành nơng nghiệp, sự chuyển dịch của 2 nhóm ngành diễn ra theo xu
hướng chung của nông nghiệp ở giai đoạn đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa. Cụ thể:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

24


Năm


Trồng trọt

1990
2000
2005
2010
2011
2012

79,3
78,3
73,6
73,4
73,4
71,3

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

17,9
2,8
19,3
2,4
24,6
1,8
25,1
1,5
25,3
1,3

26,8
1,9
Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục Thống kê.

Tỷ trọng các ngành trồng trọt ở mức độ cao và có xu hướng giảm, chăn ni
chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng trong cơ cấu các ngành nơng nghiệp. Tuy
nhiên, sự hốn đổi của 2 nhóm ngành trồng trọt và chăn ni diễn ra với tốc độ
chậm. Trong 22 năm từ 1990 đến 2012, tỷ trong các ngành trồng trọt chỉ giảm 8,0%
từ 79,3% năm 1990 xuống 71,3% năm 2012. Bình quân mỗi năm, tỷ trọng ngành
trồng trọt chỉ giảm 0,36%. Ngược lại, tỷ trọng ngành chăn nuôi theo xu hướng tăng,
nhưng chậm và ở mức 9,2%, bình quân tăng 4,18%/năm. Đặc biệt, dịch vụ nơng
nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm.
Đối với lâm nghiệp, trồng và chăm sóc rừng là những ngành chiếm tỷ trọng
nhỏ, nhưng có xu hướng tăng vào các năm 2000-2004 và xu hướng giảm vào các
năm 2005-2012. Tính chung giai đoạn 2000-2012, tỷ trọng các ngành trồng và
chăm sóc rừng giảm 4,4% và ở mức 10,3% năm 2012.
Tỷ trọng các ngành khai thác lâm sản ở mức cao và có xu hướng tăng theo
hướng chuyển giao với nhóm ngành trồng và chăm sóc rừng; dịch vụ và các hoạt
động khác của lâm nghiệp có xu hướng tăng nhanh vào năm 2003 và giảm nhẹ vào
các năm tiếp theo.
Trong 12 năm, các ngành khai thác lâm sản, đã tăng từ 81,3% lên 84,4%. Xu
hướng biến động trên tuy có tạo giá trị gia tăng khá cho ngành lâm nghiệp, nhưng
chứa đựng nhiều tác động tiêu cực cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp và nhất
là đến mơi trường chung của tồn xã hội.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng và chăm Khai thác lâm sản Dịch vụ và các hoạt

25


×