DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài.
Trên bước đường tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta
đang cố gắng xây dựng một đất nước phát triển toàn diện trên tất cả các lónh vực
của đời sống: kinh tế, chính trò, xã hội…Các ban ngành, các nhà chức trách của mỗi
lónh vực luôn tìm tòi và đưa ra những chính sách, những điều luật để thúc đẩy sự
phát triển đi lên của lónh vực đó. Và giáo dục cũng không nằm ngoài vòng quay
mang tính quy luật trên. Quá trình hội nhập của đất nước với toàn cầu đòi hỏi rất
nhiều sự nỗ lực của nhiều lónh vực trong đời sống. Và một vấn đề đặc biệt quan
trọng là nguồn nhân lực có tri thức, có văn hóa phục vụ cho quá trình hội nhập này.
Với phương châm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục, nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai, Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo đã đưa ra phương án tăng học phí ở các bậc học từ thấp lên cao. Trong thời
gian gần đây, phương án này đã gây nhiều xôn xao trong dư luận xã hội với các ý
kiến đồng tình, bác bỏ, ….Thế nhưng, trước vấn đề đang rất nóng bỏng này lại
chưa có cuộc nghiên cứu xã hội học nào đi sâu vào tìm hiểu thái độ của chính
những người trong cuộc là học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, chúng tôi-nhóm sinh
viên K8B khoa Xã Hội Học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã
chọn đề tài: “Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại
học” với hy vọng thu thập được ý kiến của các học sinh - sinh viên, những người
đang trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục của nước nhà nhằm làm cho chính sách
mới này được khả thi và toàn diệân hơn.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Thái độ của học sinh - sinh viên trước
phương án tăng học phí đại học” chính là những mức độ hiểu biết, thái độ và ý
kiến của học sinh, sinh viên đối với phương án tăng học phí đại học.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các học sinh, sinh viên- những người đang
trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục của đất nước. Cụ thể là nhóm học sinh lớp 12
trường PTTH Nguyễn Công Trứ và nhóm sinh viên trường Đại Học Khoa Học Xã
Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh.
1
3. Phạm vi nghiên cứu.
Chúng tôi xác đònh phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khuôn
khổ trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh và
khối lớp 12 trường PTTH Nguyễn Công Trứ.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung: mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu thái độ của học sinh,
sinh viên trước phương án tăng học phí đại học.
Mục tiêu cụ thể: chúng tôi xác đònh mục tiêu cụ thể của đề tài là:
Tìm hiểu mức độ hiểu biết của sinh viên và học sinh về phương án tăng
học phí đại học.
Tìm hiểu thái độ của sinh viên trước phương án tăng học phí đại học.
Tìm hiểu thái độ của học sinh trước phương án tăng học phí đại học và ảnh
hưởng của việc tăng học phí đại học với việc chọn hướng đi cho tương lai
của các em học sinh.
Thu thập ý kiến đóng góp và nguyện vọng của sinh viên và học sinh đối
với học phí đại học.
5. Ý nghóa khoa học.
Đề tài vận dụng các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu xã hội học để
nghiên cứu một sự kiện mới trong xã hội, từ đó tìm ra được bản chất của vấn đề
và những giải pháp hợp lý nhất.
6. Ý nghóa thực tiễn.
a) Hiểu biết được cách chính xác, khách quan các thái độ, ý kiến, nguyện vọng
của chính những người trong cuộc là các học sinh và sinh viên đối với vấn đề
học phí đại học.
b) Giúp các nhà quản lý giáo dục tham khảo ý kiến của các học sinh và các trí
thức trẻ là sinh viên để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý cho vấn đề học
phí đại học.
c) Tạo ra một diễn đàn sôi động để thu thập các sáng kiến và đóng góp của
người dân cho vấn đề học phí đại học.
2
7. Phương pháp nghiên cứu:
Công cụ thu thập thông tin:
♦ Thu thập tư liệu sẵn có: để có cái nhìn tổng quát về phương án tăng học phí
đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo.
♦ Phỏng vấn bảng hỏi sinh viên trường đại học KHXH&NV TP.HCM và học
sinh trường PTTH Nguyễn Công Trứ
♦ Phỏng vấn sâu: tìm hiểu quan điểm của các thầy cô giáo, các cán bộ trong
ngành giáo dục, các phụ huynh về vấn đề tăng học phí đại học.
Phương pháp xử lý thông tin:
Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý thông tin đònh lượng là chủ yếu, bằng cách
phân tích các số liệu cụ thể đã được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS.
8. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài.
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ tận tình của trường
Đại học Khoa Học Xã hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa Xã Hội
Học và Ban Giám Hiệu trường PTTH Nguyễn Công Trứ. Các đơn vò đã tạo điều
kiện hết sức thuận lợi cho chúng tôi có thể hoàn thành tốt công tác thu thập thông
tin. Đặc biệt, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn từ
khâu chuẩn bò cho đến khi hoàn thành đề tài. Đó là những thuận lợi và là những
nguồn động lực khuyến khích chúng tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất đònh.
Thời điểm tiến hành thu thập thông tin từ học sinh lớp 12 là thời điểm các em
đang ráo riết chuẩn bò ôn thi tốt nghiệp và thi đại học, chính vì thế chúng tôi khó
có thể sắp xếp thời gian để gặp và phỏng vấn các em. Ngoài ra, do kinh phí và
thời gian có giới hạn nên chúng tôi không thể thực hiện nghiên cứu trên số mẫu
lớn hơn với phạm vi rộng hơn để có được kết quả nghiên cứu mang tính đại diện
cho tổng thể.
3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Vấn đề học phí và thái độ của học sinh-sinh viên đối với phương án tăng học
phí chỉ mới diễn ra gần đây, khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra phương án này.
Vấn đề khá mới mẻ này chưa thu hút được sự quan tâm nhiều của các nhà khoa
học. Chính vì thế, từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan
đến vấn đề học phí và thái độ của học sinh-sinh viên với học phí.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc khảo sát thái độ của học sinh-sinh viên với
phương án tăng học phí liên quan nhiều đến vấn đề đònh hướng nghề nghiệp, đònh
hướng giá trò của học sinh và sinh viên. Và chúng tôi đã tìm hiểu được một số đề
tài nghiên cứu về đònh hướng nghề nghiệp của học sinh – sinh viên và đònh hướng
giá trò của sinh viên. Cụ thể là các công trình nghiên cứu sau:
1) Công trình nghiên cứu năm 1994 của Phạm Nguyệt Lãng: “Tìm hiểu động cơ
chọn nghề của học sinh phổ thông trung học”. Đề tài nghiên cứu lý do chọn
nghề của học sinh , và từ đó lý giải hiện tượng chọn nghề theo cảm tính, hứng
thú.
2) Đề tài: “Nhận thức nghề nghiệp của học sinh Trung học Huế” năm 1993 chú
trọng việc tìm kiếm các nhân tố tác động đến vấn đề đònh hướng nghề nghiệp của
học sinh.
3) Đề tài: “Nguyện vọng và nguyên nhân chọn nghề của học sinh trung học”
của Phan Tố Oanh, trường Đại Học Sư Phạm Huế, chú trọng nghiên cứu nguyện
vọng chọn hệ đào tạo của học sinh khi thi vào các trường , các yếu tố ảnh hưởng
và sự khác biệt trong chọn nghề như: vò trí đòa lý, hoàn cảnh sống.
4) Đề tài: “Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự đònh hướng giá trò trong việc
học tập, chọn nghề ở học sinh trung học phổ thông” của tiến só Phạm Thò Đức,
Viện khoa học giáo dục, tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc chọn
nghề.
5) Đề tài: “Đònh hướng giá trò của sinh viên- con em cán bộ khoa học” của Tiến
só Vũ Hào Quang, nghiên cứu sinh viên là con em cán bộ khoa học. Đề tài nghiên
cứu các đònh hướng giá trò về quan hệ cá nhân-gia đình-xã hội, về quan niệm giới
tính, về tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình và nhất là về giá trò nghề nghiệp-
việc làm.
6) Luận văn tốt nghiệp: “Đònh hướng chọn nghề của học sinh phổ thông trung
học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của Ngô Thò Mai Thảo, sinh viên khoá
1996-2000, khoa Xã Hội Học , trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
4
thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tìm hiểu thực trạng , nguyên nhân trong việc đònh
hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông và lý giải nguyên nhân ảnh hưởng
đến việc chọn nghề của học sinh hiện nay.
7) Luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát về việc đònh hướng ngành học của sinh viên
trước khi vào trường đại học” của Đặng Thò Hồng Uyên , sinh viên khoá 1997-
2001, khoa Xã Hội Học , trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thành phố
Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung tìm hiểu sự hiểu biết về ngành học của sinh viên
trước khi vào đại học, các lý do chọn ngành học với các nhân tố ảnh hưởng cụ thể
và mức độ hài lòng ban đầu của sinh viên đối với ngành học.
8) Luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu về đònh hướng nghề nghiệp của học sinh
trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của Nguyễn Thò Mỹ
Diễm, sinh viên khoá 2000-2004, khoa Xã Hội Học , trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đưa ra được những khác biệt
giới trong đònh hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông trung học, đã tìm hiểu
sự tác động của quy chế tuyển sinh đại học đến việc chọn nghề của các em, cũng
như tìm hiểu nhu cầu của học sinh về các thông tin liên quan đến nghề nghiệp.
9) Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tìm hiểu những đònh hướng nghề nghiệp của
học sinh lớp 12, Thành phố Hồ Chí Minh” của Lại Hồng Phương và Nguyễn
Đình Trò, tìm hiểu nguyên nhân gây mơ hồ hoặc chưa có đònh hướng nghề nghiệp
của học sinh lớp 12, các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của các em.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi muốn tìm hiểu vấn
đề: bên cạnh những nguyên nhân, những nhân tố chủ quan và khách quan tác
động đến việc đònh hướng nghề nghiệp của học sinh-sinh viên mà các đề tài trước
đã tìm ra, thì liệu phương án tăng học phí đại học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đề
xuất có phải là một nguyên nhân mới ảnh hưởng đến việc chọn lựa nghề nghiệp
của học sinh và sinh viên hay không? Từ đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thái độ và phản
ứng của học sinh-sinh viên trước phương án này, đồng thời nêu lên nguyện vọng
và ý kiến đóng góp của học sinh-sinh viên cho phương án học phí đại học.
2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài.
Lý thuyết cấu trúc – chức năng: xã hội tồn tại được là do các bộ phận cấu
thành của nó hoạt động nhòp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của
cả cấu trúc, bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay
đổi ở các thành phần khác. Sự biến đổi của cấu trúc tuân thủ quy luật tiến hoá,
thích nghi khi môi trường sống thay đổi; sự biến đổi của cấu trúc luôn hướng tới
thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn đònh.
5
Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng nào, những người theo thuyết chức năng
đều hướng vào việc phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem
các thành phần đó có liên hệ với nhau như thế nào và quan hệ của chúng đối với
nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển sự kiện, hiện tượng đó. Lý thuyết này tìm
hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng
gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn đònh của cấu trúc xã hội
1
Như vậy, ở đề tài này chúng tôi áp dụng lý thuyết cấu trúc-chức năng để tìm
hiểu chức năng, tầm quan trọng của giáo dục đại học đối với cá nhân, gia đình và
xã hội. Và sự thay đổi của học phí đại học sẽ tác động như thế nào đến các thiết
chế khác trong xã hội.
Lý thuyết xung đột: lý thuyết này cho rằng do có sự khan hiếm các nguồn
lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, đòa vò,…) và do sự phân công lao động và sự
bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệ giữa các cá nhân ,
các nhóm xã hội và các tổ chức luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh
nhau vì lợi ích.
2
Trong đề tài này, chúng tôi áp dụng lý thuyết xung đột để tìm hiểu sự xung
đột giữa nhân dân và các nhà quản lý giáo dục khi có hiện tượng tăng học phí, và
tìm hiểu sự xung đột trong chính bản thân cá nhân giữa ước muốn học đại học và
khả năng tài chính của bản thân và gia đình. Đồng thời qua đó cũng tìm hiểu sự
phân tầng và bất bình đẳng trong giáo dục.
Lý thuyết trao đổi: Georg Simmel nêu nguyên tắc “cùng có lợi” của mối
tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc,
toan tính thiệt hơn để theo đuổi mục đích cá nhân, để thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Simmel cho rằng mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế
cho-nhận tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau. Như vậy xã hội được hiểu là
mạng lưới các quan hệ trao đổi giữa các cá nhân. Thuyết trao đổi xã hội coi tương
tác xã hội như các sự trao đổi hàng hoá, dòch vụ giữa các bên tham gia. Mỗi bên
xem xét chi phí bỏ ra và nguồn lợi thu về của từng món hàng, từng dòch vụ trước
khi đem ra trao đổi với nhau.
3
Trong đề tài này, lý thuyết trao đổi được áp dụng để tìm hiểu việc tăng học phí
đại học sẽ đem lại những lợi ích gì cho sinh viên và chất lượng đầu ra. Và xem xét sự
cân nhắc của các học sinh, sinh viên về lợi ích và chi phí trước khi chọn thi đại học.
1
Lê Ngọc Hùng, Lòch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,2002.
2
Lê Ngọc Hùng, Lòch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,2002.
3
Lê Ngọc Hùng, Lòch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,2002.
6
3. Các khái niệm có liên quan:
Để hiểu rõ những mục tiêu đề ra trên những nhóm đối tượng. Chúng tôi cần
làm rõ một số vấn đề về mặt phương pháp luận và một số khái niệm liên quan
trong đề tài.
3.1. Học Sinh.
Đó là những người đang theo học ở nhà trường
4
, khái niệm này không có sự
phân biệt về: trình độ học vấn của họ là cấp 1, cấp 2 hay cấp 3, độ tuổi đến
trường và sự trưởng thành về nhân cách cũng như đặc điểm tâm lý của họ.
Học sinh phổ thông trung học: là những người đang theo học ở trường, họ có
trình độ học vấn cấp 3, tức lớp học của họ từ lớp 10 đến lớp 12, có cùng chung độ
tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn các em có sự trưởng thành phát triển về
mặt nhân cách, đặc điểm tâm lý. Họ bắt đầu có ý thức cao về bản thân mình, bắt
đầu tìm hiểu các tiêu chuẩn xã hội và khẳng đònh vò trí của mình trong cuộc sống,
đây được coi là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên.
So với thiếu niên thì hành động của họ ổn đònh hơn nhưng họ cũng dễ dàng
huỷ bỏ quyết đònh nếu không thích hợp. Đặc điểm ở giai đoạn này là họ bắt đầu
hình thành kế hoạch cho cuộc đời và lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Việc vạch
ra kế hoạch cuộc sống tương lai là một mối suy tư của lứa tuổi thanh niên. Trong
kế hoạch đó, họ không chỉ xây dựng cho mình một mục tiêu để hướng tới mà còn
tìm kiếm những biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy.
Sự chọn nghề là một vấn đề quan trọng trong kế hoạch tương lai của thanh
niên, khi chọn nghề họ thường dựa trên những yếu tố
5
:
• Sở thích, hứng thú của cá nhân.
• Năng lực của cá nhân.
• Giá trò của nghề nghiệp về thu nhập, tầm quan trọng của nghề đối với xã hội.
Đồng thời khi quyết đònh chọn nghề họ cũng có thường có hai kiểu thể hiện:
• Từ lónh vực chuyên môn họ xác đònh nghề sẽ chọn.
• Xác đònh nghề trước và sau đó mới đầu tư và chọn lónh vực chuyên môn.
Việc chọn nghề của thanh niên thường có nhiều trăn trở, khó khăn do phải phụ
thuộc vào nhiều yếu tố:
• Chủ quan: năng lực, trình độ nhận thức, hứng thú đối với các loại nghề nghiệp...
• Khách quan: sự đánh giá của xã hội đối với nghề nghiệp, sự phụ thuộc vào ý
kiến gia đình, …
4
Từ điển tiếng việt, 1992
5
Nguyễn Thò Bích Hồng, Tâm Lý Lứa Tuổi, tr74.
7
3.2.Chọn Nghề
Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học là lứa tuổi chuẩn bò vào đời nên việc
lựa chọn nghề nghiệp là môí quan tâm sâu sắc tha thiết và thường xuyên chi phối
suy nghó của các em.
Chọn nghề là một quá trình đối chiếu so sánh những đặc điểm yêu cầu, tính
chất của một nghề với điều kiện của bản thân về năng lực, nhu cầu, nguyện
vọng, sở thích để tìm cho mình một nghề phù hợp.
6
Việc chọn nghề là một quá trình hoàn toàn tự giác, khi ta đã nắm vững được
những nét đặc thù cơ bản của một nghề. Đồng thời cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa điều kiện chủ quan của bản thân với những yêu cầu khách quan của một
nghề, tức là có sự kết hợp giữa cảm tính và lý tính thì lúc đó mới có thể đạt những
thành tựu tốt trong nghề.
Do nghề nghiệp là một lónh vực tồn tại khách quan, nó luôn thay đổi, phát
triển qua từng điều kiện và hoàn cảnh xã hội. Có những nghề hưng thònh rất
nhanh, có những nghề cũng dễ dàng mất đi. Vì thế việc chọn nghề của học sinh
cần dựa trên cơ sở giữa điều kiện bản thân và yêu cầu lao động của nghề trong
hiện tại và tương lai. Đồng thời việc chọn nghề bao giờ cũng tương quan vơí việc
đònh hướng ngay từ lúc ban đầu, theo ước mơ, theo dự đònh của mình. Nhưng
ngược lại cũng có thể chọn một nghề nó hoàn toàn thay đổi khác với ước mơ,
hoài bão trước đây khi xem xét bản thân, hoàn cảnh gia đình và thực tế xã hội.
Tóm lại việc chọn một nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú và
đặc điểm, nhu cầu xã hội đối với nghề là một quá trình đòi hỏi sự cân nhắc suy
nghó nghiêm túc xuất phát từ điều kiện của bản thân kết hợp với tiếp thu kinh
nghiệm của những người đi trước. Bởi việc quyết đònh chọn nghề rất quan trọng
đối với bản thân học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nếu chọn một nghề
phù hợp đúng đắn sẽ là một động lực thúc đẩy cá nhân say sưa, hăng hái trong
học tập, đồng thời sẽ tạo nên tính tích cực gắn bó, đam mê, sáng tạo của cá nhân
trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Ngược lại nếu việc chọn nghề mắc phải sai
lầm sẽ dẫn đến một tâm trạng luôn bò dao động, day dứt, băn khoăn...
3.3. Đònh Hướng Nghề Nghiệp
Với hocï sinh phổ thông thì những suy nghó, hiểu biết, đánh giá trong lónh vực
nghề nghiệp cũng chưa hoàn toàn chín chắn. Nên trong việc chọn nghề của họ
thường gặp trở ngại, khó khăn do sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan. Do vậy, để giúp họ có điều kiện lựa chọn phù hợp chúng ta cần có
đònh hướng nghề nghiệp cho họ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đònh hướng nghề nghiệp, đó là việc hình thành trong con người một hứng thú đối
với một hoạt động lao động nhất đònh, việc lựa chọn cho con người một nghề nghiệp
6
Trần Thế Linh, Nghiên Cứu Giáo Dục, 1993, tr9.
8
thích hợp nhất có chú ý tới những đặc điểm tâm sinh lý, lợi ích khả năng của người
đó và cả nhu cầu của nền kinh tế về sức lao động thuộc những ngành nghề tương
ứng. Việc đònh hướng nghề nghiệp được thực hiện bằng cách giới thiệu cho mọi
người đặc biệt là thanh niên học sinh về các lónh vực và các dạng hoạt động, các
nghề nghiệp cũng như các điều kiện và các dạng công việc trong phạm vi đó
7
.
Từ đó ta thấy, đối với học sinh phổ thông việc đònh hướng nghề nghiệp cho họ
là một việc làm rất cần thiết. Nó được thực hiện trong sự liên kết giữa 3 môi
trường: gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là những trung tâm hướng nghiệp.
Ba môi trường này cần hướng dẫn các em chọn nghề đúng vơí khả năng, nguyện
vọng của mình, giúp các em có cái nhìn khái quát về nghề mình chọn.
Nhưng với sự tác động của việc tăng học phí liệu có ảnh hưởng đến việc đònh
hướng nghề nghiệp của học sinh hay không và nó sẽ tác động đến việc chuyển
hướng ngành học của học sinh như thế nào. Đồng thời cha mẹ và các nhà hướng
nghiệp cũng có trách nhiệm giúp các em đi đúng hướng ngành học và hoàn toàn
phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình.
3.4. Sinh Viên.
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên. Họ là một nhóm xã hội đặc thù,
đang trong giai đoạn hình thành nhân cách và chuẩn bò gia nhập vào đội ngũ trí
thức của đất nước. Sinh viên tuy có chung một số đặc điểm như: cùng độ tuổi,
trình độ văn hóa, ước mơ được cống hiến… nhưng lại có sự khác nhau về nơi xuất
thân.
Trong tiến trình phát triển của lòch sử đất nước, sinh viên cũng tham gia vào
qúa trình ấy như một bộ phận năng động và sáng tạo. Họ giữ những vai trò nhất
đònh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tư cách là một thế hệ trẻ
nhất, tri thức nhất, hành động nhất và sẽ là những trụ cột tương lai của đất nước.
Sinh viên trong quá trình học tập và lao động đã được trang bò những kiến
thức chuyên ngành khá phong phú, họ luôn tự trau dồi bản thân, học hỏi kinh
nghiệm để chuẩn bò tốt cho sự tham gia vào đời sống xã hội sau khi tốt nghiệp.
Cũng như sinh viên trên toàn thế giới, sinh viên Việt Nam là những người luôn
nhanh nhạy với những biến chuyển của xã hội. bất kỳ thời điểm nào cái mới
cũng luôn được thanh niên sinh viên nhận thức, suy ngẫm và hành động.
3.5. Thái Độ.
Theo từ điển tiếng Việt, thái độ được hiểu là “cách nghó, cách nhìn và cách
hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”
8
. Thái độ của
con ngưới mang tính cá nhân nhưng bao giờ cũng chòu sự chi phối bởi yếu tố xã
7
Dẫn lại Từ Điển Việt Nam
8
Từ điển tiếng việt, NXB Hà Nội,1992, tr872
9
hội nhất đònh: yếu tố tâm lý xã hội, dư luận xã hội, phong tục tập quán,... Trước
khi tỏ thái độ, con người thường xem xét những yếu tố xã hội xung quanh mình có
cho phép hay không, có phù hợp hay không.
Trong mối quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ của mình
một cách ngấm ngầm hoặc công khai về những điều mình ưa thích hoặc ghét bỏ .
“Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của các cá nhân, là một hoạt động tâm lý
của cá nhân, bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn mẫu xã hội qua kinh
nghiệm cá nhân.”
9
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi muốn xem xét thái độâ của học sinh sinh
viên trước phương án gia tăng học phí đại học, họ đồng tình hay phản đối vấn đề
này, ý kiến của họ trước phương án này như thế nào? Góp phần đóng góp ý kiến
của họ nhằm hoàn thiện chính sách tăng học phí trong thời gian tới.
4. Khung phân tích.
Chúng tôi dựa trên lý thuyết trao đổi để đưa ra khung phân tích như sau:
5. Giả thuyết nghiên cứu.
Chúng tôi xác đònh các giả thuyết là:
a) Các học sinh và sinh viên theo dõi rất kỹ, biết và hiểu đầy đủ về thông tin
tăng học phí đại học.
9
Nguyễn khắc viện, từ điển xã hội học, NXB thế giới, 1994,tr 279
10
Chi phí bỏ ra Nguồn lợi thu về
Học sinh , sinh viên
Thái độ đối với phương án tăng học
phí đại học.
Đònh hướng nghề nghiệp trong
tương lai.
b) Các học sinh và sinh viên đều phản đối việc tăng học phí quá nhiều ngay một
lúc và họ sẽ có những ý kiến đóng góp khả thi hơn cho vấn đề này.
c) Việc tăng học phí đại học sẽ có tác động rất lớn đến việc lựa chọn hướng đi,
chọn trường, chọn nghề của các học sinh phổ thông trong tương lai.
Các giả thuyết này sẽ được kiểm chứng trong quá trình điều tra thực tiễn.
11
NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : PHƯƠNG ÁN TĂNG HỌC PHÍ ĐẠI HỌC
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
Chế độ trường công miễn phí là một thành tựu to lớn của lòch sử loài người,
bắt đầu có ở phương Đông từ chế độ Phong Kiến và ở phương Tây từ thế kỉ XIX
dưới chế độ Tư bản chủ nghóa.
Miễn phí không những là tất yếu ở các bậc học phổ cập hay bắt buộc mà còn
được áp dụng ở các bậc học cao hơn. Bên cạnh miễn phí (hay gần như miễn phí)
các nền giáo dục nói trên còn thực hiện cung cấp học bổng và các phương tiện
học tập (sách, vở…) cho những học sinh nghèo.
Chế độ Xã hội chủ nghóa coi giáo dục miễn phí là một yêu cầu cơ bản trong
cương lónh chính trò của mình. Vì thế, tất cả các nước Xã hội chủ nghóa đều thực
hiện miễn phí giáo dục – đào tạo.
Hoa Kì tuy không có chế độ giáo dục hoàn toàn miễn phí như ở các nước
Châu Âu nhưng học phí ở trường Đại học công chỉ bằng 1/5 học phí ở các trường
tư (theo con số công bố đầu năm 2005), đồng thời lại thực hiện một chế độ học
bổng tự cấp, cho vay rất rộng rãi đối với học sinh, sinh viên.
Cuối thế kỷ XX, sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước Châu Âu (vì nhiều lí do
nhưng chủ yếu là bò ảnh hưởng của Chủ Nghóa Tự Do Mới – với một thứ chủ
nghóa tư bản cực đoan hiện đại muốn dùng thò trường thay thế vai trò quản lí của
nhà nước và muốn dùng thò trường chi phối không những lónh vực kinh tế mà còn
tất cả các lónh vực khác) đặt vấn đề xem xét thu học phí ở trường công bậc Đại
học và cho mở rộng trường tư như ở Hoa Kì đã và đang làm từ lâu.
Tuy vậy cho tới nay, trên thế giới không có nước nào thu học phí ở trường
công cao hơn 50% chi phí đào tạo (thường thì thấp hơn nhiều), lại càng không có
nước nào đặt vấn đề trường công thu học phí để bù chi phí đào tạo.
Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945 tới năm 1986, chúng ta đã xây
dựng một nền giáo dục miễn phí hoàn toàn ở tất cả các cấp học (vì vậy không có
trường tư), không những thế nhà nước ta còn cấp học bổng cho tất cả học sinh,
sinh viên các trường nghề, trường chuyên nghiệp, trường đại học.
Sau năm 1986, trước yêu cầu đổi mới, chúng ta đã bỏ chế độ miễn phí ở
trường công và cho mở trường tư được thu học phí có lợi nhuận (trước đó, năm
12
1960 chúng ta đã có loại trường dân lập thu học phí gần đủ bù chi phí đào tạo,
không tính lợi nhuận). Tới nay, ước lượng học phí ở các trường đại học công ở ta
bù được từ 30 – 40% chi phí đào tạo, tính trung bình cho tất cả các trường đại học
công có chi phí đào tạo khác.
Hiện nay, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nghiên cứu tăng học phí ở các trường
công với lý do là khả năng ngân sách không đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy
mô và nâng cao chất lượng giáo dục; một lí do khác nữa là để thực hiện công
bằng trong cung cấp giáo dục vì học sinh, sinh viên con nhà giàu sẽ phải đóng
học phí cao, còn học sinh, sinh viên con nhà nghèo sẽ được giảm hay miễn học
phí và còn được cấp học bổng.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phạm Vũ Luận, đề án tăng học
phí đề cập đến khung học phí, cơ chế phân phối sử dụng học phí, cơ chế thực hiện
miễn giảm học phí và các chính sách xã hội, tín dụng đào tạo. Đề án cũng không
đề ra mức học phí mà chỉ đề ra khung học phí và cơ chế vận hành, sử dụng và
phạm vi điều chỉnh của đề án là các trường công lập.
Trong khung học phí đối với giáo dục mầm non, tiểu học, THCS vẫn giữ
nguyên như quy đònh hiện hành, chỉ điều chỉnh đối với các cấp học từ PTTH đến
tiến só. Điều chỉnh theo hướng giữ nguyên mức tối thiểu, nới rộng mức tối đa để
có thể bao quát được hết các loại hình đào tạo ở các vùng miền, đòa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội khá nhau.
Với mức học phí 900.000đ/ tháng/sv đối với bậc đại học vào thời điểm sớm
nhất là năm 2010 và đạt ở một số ít ngành học trong một số trường đại học có sử
dụng chương trình, giáo trình, có mời các giảng viên nước ngoài giảng dạy, có
điều kiện có sở vật chất tốt …
Lộ trình cụ thể cho việc điều chỉnh học phí như sau: Đề án đề xuất lộ trình
thực hiện điều chỉnh học phí gồm hai giai đoạn: giai đoạn 2006 – 2007 Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo đề nghò điều chỉnh tăng từ 1,5 lần đến 2 lần đối với THPT, tăng
từ 2 lần đến 2,5 lần đối với giáo dục hướng nghiệp và giáo dục đại học ; đến giai
đoạn 2008 – 2010 điều chỉnh tiếp đến mức tăng 3 lần đối với giáo dục THPT và 5
lần đối với giáo dục dạy nghề và giáo dục đại học.
Đi kèm với lộ trình được đề xuất kể trên là tiến độ thực hiện cụ thể được dự
kiến như sau: trong lộ trình thực hiện điều chỉnh học phí được thực hiện từ học kì
2 năm học 2005 – 2006 từ khung học phí ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học. Các cơ sở giáo dục được tự chủ xây dựng mức học phí trên cơ sở cho phí đào
tạo và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Còn đối với các trường ngoài công lập thì đề án đưa ra phương án thu học phí
theo một cơ chế khác.
13
Ngoài ra trong đề án tăng học phí đã đề nghò tăng thêm đối tượng được miễn
giảm học phí ngoài những đối tượng hiện hành như :bổ sung thêm đối tượng học
sinh, sinh viên con em gia đình nghèo và cận nghèo ở nông thôn và thành thò.
Quy đònh thêm một mức giảm học phí nữa ở mức 25% hoặc 30% bên cạnh các
mức 100%; 70% và 50% như hiện nay – đối tượng xét hưởng mức giảm này sẽ
rộng rãi hơn.
Đồng thời sẽ tăng mức học bổng cho các đối tượng chính sách, khó khăn, tài
năng.
Ngoài ra Bộ Giáo Dục và Đào Tạo không phải là đơn vò trực tiếp quản lí quỹ
tín dụng đào tạo. Nhưng khi xác đònh đề án, quỹ phải có những chính sách đẩy
mạnh hoạt động, tăng hiệu quả tín dụng đào tạo cho học sinh, sinh viên. Đó cũng
là một giải pháp tái cơ cấu đầu tư nguồn nhân lực cho giáo dục đại học. Vì vậy,
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sẽ phối hợp với Bộ Tài Chính và các bộ ngành liên
quan nghiên cứu hoàn thiện hoạt động tín dụng đào tạo theo hướng tăng mức cho
vay, từng thời gian cho vay, đơn giản hoá thủ tục, kéo dài thời gian trả nợ đối với
những đối tượng khó khăn, …
Vì đây là dự án của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đang trình lên Quốc Hội , việc
tăng học phí vẫn chưa đi vào thực tế nên nội dung của chương trình vẫn chưa
được phổ biến trong xã hội. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các tư liệu từ các phương
tiện truyền thông đại chúng để tổng hợp và viết nên bài giới thiệu dự án này.
14
CHƯƠNG HAI : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
• Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí
Minh: là một trường thành viên của Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh. Trường có hai cơ sở, cơ sở 1 tại số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1,
thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay là nơi đào tạo, học tập
của sinh viên chính quy năm IV, V, học viên cao học, tại chức và nghiên
cứu xã hội. Cơ sở II đặt tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, đào tạo
sinh viên từ năm I đến năm III. Những năm sắp tới, trường sẽ chuyển toàn
bộ chương trình đào tạo đại học về cơ sở II, cơ sở I chỉ dành cho việc
nghiên cứu, đào tạo bậc sau đại học và tại chức.
Vì đây là trường chuyên về mảng khoa học xã hội, nên sinh viên nữ chiếm
đa số, tỉ lệ nam:nữ của trường là 1:3.
• Trường PTTH Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trường công lập vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh, nhưng
có đào tạo cả hệ công lập và bán công. Khối 12 của trường có 22 lớp, só số
50-52 học sinh/lớp. Tổng cộng có khoảng 1.050 học sinh lớp 12.
Điểm tuyển vào lớp 10 của trường luôn nằm trong top 5 của thành phố
trong vài năm trở lại đây.
2. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU.
• Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh:
chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên sinh viên chính quy. Trong tổng số các
sinh viên chính quy của trường, chúng tôi chọn 111 sinh viên theo cách
chọn mẫu thuận tiện, được chia đều theo các năm học và khối học, theo tỉ
lệ giữa nam và nữ. Vì hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, cũng như hạn hẹp
về chi phí nên chúng tôi quyết đònh chọn mẫu thuận tiện. Tuy nhiên, để
tính đại diện vẫn được đảm bảo, chúng tôi đã đưa ra các tiêu chí để thực
hiện khảo sát. Cụ thể:
15
- Khối học:
Tỉ lệ sinh viên học khối ngoại ngữ là 45,95%, thấp hơn sinh viên theo khối xã hội
là 53,15%.
- Giới tính:
Sinh viên nam chiếm 25,2%, thấp hơn số sinh viên nữ là 74,8%.
- Năm học:
Sinh viên năm I chiếm tỉ lệ cao nhất là 30,6%, sinh viên năm II chiếm 13,5%,
sinh viên năm III chiếm 27%, sinh viên năm IV chiếm 28,9%.
16