Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.03 KB, 29 trang )

TT Nghiên Cứu KHXH & NV
Phương Pháp Nghiên Cứu
Khoa Học Giáo Dục
Tác giả: La Hồng Huy
Biên mục: sdms
CHƯƠNG I: Cơ sở phương pháp luận nghiên
cứu khoa học giáo dục
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) là những
luận điểm chung có tính chất khuynh hướng, chỉ đạo quá trình NCKHGD (còn
gọi là phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng).
Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu, sự
thành công hay thất bại, chất lượng thấp hay cao của công trình khoa học một
phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Các quan điểm cần quán triệt
trong quá trình NCKHGD gồm có: Quan điểm hệ thống cấu trúc. Quan điểm
lôgíc lịch sử, quan điểm khách quan và quan điểm thực tiễn.
Quan điểm hệ thống cấu trúc trong NCKHGD
1/ Hệ thống là gì?
Là tập hợp gồm nhiều phần tử, nhiều bộ phận tác động qua lại lẫn nhau được
xem như một thực thể nhất định đứng trước một môi trường, môi trường là tất
cả những gì bên ngoài hệ thống, tác động lên nó bvà chịu sự tác động qua lại
của nó.
2/ Tính hệ thống:
Là một tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của
đối tượng và nó chính là thông số quan trọng để đánh giá đối tượng.
3/ Phương pháp hệ thống:
Là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ sở phân tích đối
tượng thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu
sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng.
4/ Quan điểm hệ thống:
Là luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu phức tạp, là cách tiếp cận
đối tượng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc của đối tượng, phát


hiện ra tính hệ thống.
*Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống cấu trúc cần:
 Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện nhiều mặt, dựa vào việc phân
tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể.
 Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật
phát triển từng mặt và toàn bộ hệ thống giáo dục.
 Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã
hội khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát
triển.
 Trình bày kết quả NCKHGD rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt chẽ,
có tính lôgíc cao.
Quan điểm logic - lịch sử trong NCKHGD
 Lịch sử là sự phát triển, diễn biến có thật của các hiện tượng và sự vật khách
quan.
 Lôgíc là sự phản ánh trong tư duy của con người quá trình diễn biến lịch sử
của hệ tượng khách quan , lôgích là kết quả của sự nhận thức của con người,
NCKHGD chính là sự phát hiện cái lôgích tất yếu của sự kiện giáo dục.
 Quan điểm lịch sử- lôgích trong NCKHGD chính là việc thực hiện quá trình
ngghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu, phát hiện sự nảy
sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, với
những hoàn cảnh điều kiện cụ thể, để phát triển cho được quy luật tất yếu của
quá trình sư phạm.
*Nguyên tắc lịch sử trong NCKHGD thực hiện các chức năng sau đây:
 Dùng các sự kiện lịch sử dể minh hoạ, chứng minh, làm sáng tỏ các luận
điểm khoa học, các nguyên lý sư phạm hay kết quả công trình NCKHGD.
 Dùng tài liệu lịch sử theo chuẩn mực, để đánh những kết luận sư phạm, đánh
giá chân lý khoa học.
 Dựa vào kết luận lịch sử,với các quy luật tất yếu, các lôgíc khách quan mà
xây dựng các giả thuyết KHGD và chứng minh các giả thuyết đó.
 Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo

dục, tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của hệ
tượng giáo dục.
 Dựa vào lịch sử thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới,
thiết kế triển vọng phát triển của quá trình giáo dục.
 Sưu tập xử lý thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo
dục, để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong
tương lai.
Quan điểm khách quan
• Thế giới khách quan tồn tại ở ngoài và không phụ thuộc vào ý thức, do đó
cần đảm bảo tính khách quan khi tiến hành NCKHGD
• Trong NCKHGD, chủ thể là người nghiên cứu. Khách thể là đối tượng
nghiên cứu (đừng nhầm lẫn với đối tượng nghiên cứu của đề tài)
• Quan điểm khách quan đòi hỏi người nghiên cứu phải xuất phát từ yêu
cầu của hiện thực giáo dục và tôn trọng hiện thực ấy. Khi chọn, tìm đề tài
nghiên cứu phải căn cứ vào vấn đề mà sự nghiệp giáo dục đặt ra chứ
không phải là vấn đề chủ quan ta nêu ra trên cơ sở lợi ích, nguyện vọng
của bản thân. Các sự vật hiện tượng nghiên cứu cũng phải được tôn
trọng “trạng thái vốn có của nó”. Người nghiên cứu không được sửa đổi,
thêm bớt, tô lồng bôi đen, phải chú ý sử dụng phương pháp nào để tiếp
cận trung thực nhất với hiện thực. Vì khách thể nghiên cứu là con người
dễ sai lệch do yếu tâm lý. Quan điểm khách quan còn đòi hỏi ngưòi
nghiên cứu phải tập trung cao độ vào khách thể, phải nắm bắt cụ thể chi
tiết, càng có nhiều số lệu, sự kiện thì càng thuận lợi trong quá trình nghiên
cứu.
• Quan điểm khách quan thừa nhận có chân lý khách quan, chân lý con
người khám phá ra được với trình độ, phương tiện hiện hữu chỉ là chân lý
tương đối. Vì vậy NCKHGD cần tôn trọng hiện thực khách quan và không
được tuyệt đối hoá các thành tựu khoa học đã đạt được mà phải tiếp tục
khám phá và ơhát hiện những cái mới ngay trong những thành tựu đã có.
Quan điểm thực tiễn

Quan điểm này đòi hỏi trong NCKHGD phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự
nghiệp giáo dục đất nước.
Thực tiễn rất đa dạng phong phú, nó là nguồn gốc của các đề tài nghiên cứu, là
động lực. là tiêu chuẩn và mục đích của toàn bộ quá trình NCKHGD. Vì vậy
quan điểm thực tiễn có ý nghĩa phương pháp luận to lớn.
*Để thực hiện quan điểm thực tiễn, khi NCKHGD cần phải lưu ý những điểm
sau đây:
 Đối tượng nghiên cứu của các đề tài phải là một trong những vấn đề của
thực tiễn khách quan có nhu cầu cấp thiết pahỉ nghiên cứu giải quyết.
 Phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn giáo dục, tìm cho được bản
chát của chúng.
 Luôn bám sát thực tiễn giáo dục làm cho lý luận và thực tiễn luôn gắn bó với
nhau.
L⇒ T ⇒ L’⇒T’⇒… L: lí luận T: thực tiễn
 Lý luận giáo dục và thực tiễn phải song hành giữa lý luận và thực tiễn phải có
mối quan hệ biện chứng (các cặp phạm trù lí luận-thực tiễn)
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1/ Hãy trình bày ý nghĩa của việc quán triệt các quan điểm phương pháp luận
trong NCKHGD.
2/ Trong quá trình NCKHGD làm thế nào để đảm bảo các quan điểm: hệ thống,
lôgích cấu trúc, khách quan và thực tiễn.
3/ Anh (chị) có cảm hứng, khó khăn gì khi học học trình phương pháp NCKHGD
?
CHƯƠNG 2: Phương pháp NCKHGD
Giai đoạn chuẩn bị
I/ KHÁI NIỆM VỀ PPNC KHGD:
1/Định nghĩa:
a) Phương pháp: là con đường đạt mục đích, là cách thức giải quyết công việc
cụ thể.
b) PPNC KH: là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lí thuyết mà khoa

học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra hệ thống những kiến
thức về đối tượng.
2/ Đặc điểm của PPNC KH :
• PPNC KH có tính mục đích: mục đích công việc chỉ dẫn việc lựa chọn
phương pháp, phương pháp càn chính xác càng sáng tạo làm cho công
việc đạt tới kết quả nhanh, chất lượng tốt.
• Phương pháp là con đường vận dụng của nội dung: nội dung công việc
quy định phương pháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung là yếu
tố quyết định cho chất lượng công việc.
• Phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể do chủ thể chọn lọc
(phương pháp mang tính chủ quan).
• PPNC KH phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu (phương pháp mang tính
khách quan).
• NCKH, nhất là khoa học tự nhiên đòi hỏi phải có phương tiện tinh xảo.
3) Phân loại PPNC KH :
Có nhiều cách phân loại chẳng hạn:
• Dựa vào qui trình nghiên cứu: mô tả, giải thích và chuẩn đoán.
• Dựa vào các bước của công việc: thu nhập thông tin, gia công và xử lí
thông tin.
• Dựa vào trình độ tiếp cận đối tượng: phương pháp nghiên cứu thực tiễn,
nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sử dụng tóan học. (theo
chương trình học, chọn phân loại theo trình độ tiếp cận đối tượng.
Giai đoạn thực hiện công trình nghiên cứu
HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NCKHGD:
II.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
1.Phương pháp quan sát :
a) Khái niệm chúng về phương pháp quan sát :
• Định nghĩa: Quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối
tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp và các nhân tố khác liên quan
đến đối tượng.

• Vai trò:
o Đây là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh
nghiệm, để tạo ra những thông tin ban đầu, là con đường gắn
nghiên cứu lí thuyết với nghiên cứu hoạt động thực tiễn .
o Quan sát cho ta những tài liệu sống và thực tiễn giáo dục để có
khái quát rút ra những quy luật giáo dục.
• Các chức năng của quan sát trong NCKHGD :
o Thu thập thông tin (quan trọng nhất).
o Kiểm chứng các lý thuyết, giả thiết đã có.
o So sánh đối chiếu kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm.
• Đặc điểm của quan sát :
o Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá
nhân, hay một tập thể, vì thế quá trình quan sát phải công phu.
o Chủ thể quan sát là một con người, nên sự quan sát bao giờ cũng
thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người dẫn đến những sai
lệch sự thật, khi quan sát cần tôn trọng quan điểm khách quan.
o Khi quan sát tài liệu cần phải lựa chọn theo một tiêu chuẩn nhất
định.
• Kỹ thuật:
o Bước 1: chuẩn bị quan sát (lập kế hoạch quan sát)
- Xác định mục đích và nhiệm vụ quan sát:
Trả lời câu hỏi: quan sát để làm gì?
- Lựa chọn phạm vi hoàn cảnh để quan sát:
Trả lời câu hỏi: quan sát cái gì? ở đâu? Quan sát lúc nào?
-Xác định được các phương tiện cách thức quan sát
Trả lời câu hỏi: Quan sát như thế nào?
-Thu nhập các tư liệu khi quan sát:
Trả lời câu hỏi: những điều được ghi chép trong quan sát như thế nào?
• Bước 2: tiến hành quan sát:
• Có mặt trước ở hiện trường trước 10 đến 15 phút, nếu quan sát một hoạt

động có người phụ trách cần trao đổi trước các yêu cầu và kế hoạch quan
sát để giúp đỡ, hợp tác
• Chọn một vị trí quan sát thích hợp làm sao có thể quan sát rõ ràng nhưng
không làm ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu.
• Ghi chép những gì quan sát được theo kế hoạch đã chuẩn bị.
*Chú ý: trong quá trình quan sát không được làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến
hoạt động của đối tượng quan sát; kết thúc quan sát nên cảm ơn đối tượng
quan sát.
• Bước 3: Đánh giá kết quả cuộc quan sát ghi cụ thể trong phiếu quan sát.
Về mặt khoa học phiếu quan sát ít nhất phải có 2 người đánh giá kí tên
mới có giá trị khoa học.
b) Ưu khuyết điểm:
+ Ưu điểm:
• Giúp người nghiên cứu nắm được thông tin mới nhất về đối tượng quan
sát, nếu có óc quan sát tốt có thể phát hiện ra nhiều thông tin mới nhất và
quy luật chi phối.
• Dễ sử dụng ít tốn kém, nên được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu
tự nhiên và xã hội.
+ Hạn chế :
Trong chừng mực nào đó, có ảnh hưởng nhất định đến đến đối tượng quan sát
(hoạt động không bình thường, có sự chuẩn bị trước…). Vì vậy khi sử dụng cần
phải cần phải kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác.
2. Nhóm phương pháp điều tra giáo dục:
a) Khái niệm về phương pháp điều tra giáo dục:
Định nghĩa: Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các
khách thể nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm,
nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện các vấn đề
cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân,… chuẩn bị cho các bước
nghiên cứu tiếp theo hoặc phán đoán và đề xuất giải pháp mới.
Phân loại:

• Điều tra cơ bản trong giáo dục. Chẳng hạn điều tra về trình độ học vấn
của dân cư, nhu cầu phát triển giáo dục …
• Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin bằng ngôn ngữ (hoặc
viết) từ học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh và cả lực lượng xã hội
khác từ đó có thể nhận thức, tâm trạng nguyện vọng của họ.
b) Các phương pháp điều tra cụ thể :
b1.Phương pháp trò chuyện - phỏng vấn:
• Khái quát chung:
o Là phương pháp mà người nghiên cứu dùng lời nói trao đổi trực
tiếp với người được nghiên cứu và ghi nhận các ý kiến trả lời của
họ.
o Người ta phân biệt trò chuyện và phỏng vấn:
 Trò chuyện: giữa người nghiên cứu và người được nghiên
cứu bình đẳng, thông qua các câu chuyện giao tiếp mà
người nghiên cứu khéo léo nắm bắt được những thông tin
cần thiết cho đề tài (nên còn gọi là toạ đàm trao đổi).
 Phỏng vấn: chủ động thuộc về người nghiên cứu.
• Các yêu cầu:
o Câu hỏi phải sát nội dung và nhiệm vụ của đề tài, cần tạo bầu
không khí giao tiếp tự nhiên thoải mái tế nhị, lịch sự.
• Kĩ thuật tiến hành:
o Xác định mục tiêu, nội dung.
o Soạn thảo hệ thống câu hỏi
o Chuẩn bị ghi chép
o Tiến hành phỏng vấn trò chuyện
o Tạo bầu không khí thuận lợi
o Trao đổi yêu cầu giữa buổi trò chuyện
o Phải hết sức khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tôn trọng các ý kiến
của đối tượng.
*Chú ý: khi sử dụng trò chuyện tránh lang bang, người nghiên cứu phải nắm

vững câu hỏi, không được ghi chép ghi âm - Sau trò chuyện nhớ lại và ghi chép.
• Ưu khuyết:
o Ưu điểm:
 Khai thác được các thông tin về chiều sâu, thuộc về tư
tưởng tình cảm mà các phương pháp khác không thể có,
nhất là người nghiên cứu có kinh nghiệm, năng lực có thể
khai thác được các nhiều thông tin quý báu.
 Dễ sử dụng, ít tốn kém nên được sử dụng rất nhiều trong
nghiên cứu xã hội.
o Khuyết: đối tượng trả lời không trung thực.
b2. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi:
b2.1. Khái quát chung:
*Khái niệm: là phương pháp mà người nghiên cứu thiết kế sẳn một phiếu hỏi
với những câu hỏi được sắp xếp theo trật tự của suy luận lôgíc, với trật tự được
sắp xếp đúng đắn về phương pháp luận, người nghiên cứu có thể thu được
những thông tin chuẩn xác về sự vật hoặc hiện tượng.
*Một số điểm cần lưu ý:
• Đây là một phương pháp riêng của xã hội học, nhưng hiện nay được sử
dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học là TLH và tài liệu học.- Chất
lượng, hiệu quả của phương pháp này tuỳ thuộc rất nhiều vào việc soạn
phiếu hỏi và nghệ thuật tiến hành của người nghiên cứu (hoặc điều tra
viên).
• Một số tác giả phương pháp luận phân biệt ranh giới giữa điều tra
(enquttes) và trắc nghiệm (Test) trên cơ sở phiếu hở sử dụng hệ thống
câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.
o Điều tra: chủ yếu sử dụng hệ thống câu hỏi mở (là câu hỏi đặt ra
cho đối tượng trả lời không bị ràng buộc bởi thủ thuật nào, nhưng
có ràng buộc về nội dung. Thí dụ: em có yêu trường của em
không? Tại sao?).
o Trắc nghiệm: chủ yếu sử dụng hệ thống câu hỏi đóng (là câu hỏi

đặt ra cho đối tượng nghiên cứu trả lời theo một thủ thuật nhất
định.
Thí dụ: Em có yêu trường em không?
□Có
□Không
□Vừa có vừa không
(Học sinh trả lời chọn đáp án và đánh dấu x)
⇒ Hiện nay trong các phiếu hỏi sử dụng cho nghiên cứu khoa học giáo dục nên
kết hợp chung câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Kinh nghiệm cho thấy thường sử
dụng câu hỏi đóng dễ thành công hơn.
b2.2 Kỹ thuật tiến hành:
Bước 1: Xác định mục đích và nội dung cụ thể cần nghiên cứu. Nếu muốn đo
lường về kết quả học tập phải xác định được chuẩn kiến thức căn bản.
Bước 2: Thiết kế phiếu hỏi:
Đây là bước quan trọng, có nhiều yêu cầu đặt ra phải tuân thủ mới đảm bảo
được kết quả nghiên cứu được chính xác.
+ Tựa nên dùng là “Phiếu hỏi ý kiến”, hoặc “Phiếu trưng cầu ý kiến”. Không nên
dùng “phiếu điều tra”. Phía dưới có ghi phần nói rõ mục đích của phiếu hỏi và
hướng dẫn ngắn gọn cách trả lời, nên ghi câu cám ơn người trả lời
+ Các hình thức câu hỏi:
- Câu hỏi đúng sai: Người trả lời chỉ cần ghi Đúng hoặc Sai sau một câu.
Thí dụ: Em hãy ghi Đúng hoặc sai sau các câu sau đây:
• Mặt trời mọc hướng Tây
• Người ta có thể tìm phương hướng bằng mặt trời.
• Nếu bên trái là hướng Đông thì bên phải là hướng nam.
• Câu trả lời điền thế: Người trả lời chỉ điền vào một từ vào chỗ còn để
trống.
Thí dụ: Em hãy điền từ thích hợp vào ô trống.
Không khí cần cho sự ……… và sự ………
- Câu hỏi có đáp án định sẵn: (Item)

Loại này gồm có 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn:.
 Phần gốc: là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lững tạo điều kiện để chọn lựa.
 Phần lựa chọn: có từ 3 đến 5 đáp án định sẵn để người trả lời lựa chọn.
Thí dụ:
Em háy đánh dấu x vào □ trước các câu trả lời đúng nhất:
Mặt trời mọc ở hướng nào?
□ a) Hướng Đông
□ b) Hướng Tây
□ c) Hướng Nam
□ d) Hướng Bắc
- Câu hỏi ghép lặp:Người trả lời nối phần gốc với phần chọn lựa
Thí dụ: Em hãy gạch nối tên nước ở cột A với các vùng thích hợp bên cột B
A(tên nước) B(Vùng trên thế giới)
Canada Châu Úc
Anh Châu Đại Dương
Việt Nam Châu Âu
Châu Phi
Châu Á
Châu Mỹ
- Câu trả lời ngắn gọn: Người trả lời ghi câu trả lời ngắn gọn vào phần còn
chừa trống.
Thí dụ: Em hãy trả lời ngắn gọn vào phần còn chừa trống.
Vì sao em phải giữ lớp học luôn sạch sẽ?
…………………………………………
………………………………………….
+ Một số yêu cầu khi soạn câu hỏi:
Phải hình thành một cách khôn khéo và đúng đắn những câu hỏi, muốn vậy
phải chú ý:
• Câu hỏi phải gây thích thú và quan tâm của người trả lời.
• Câu hỏi phải phù hờp với suy nghĩ và ngôn ngữ của người trả lời.

• Với một nội dung có thể soạn nhiều dạng câu hỏi để kiểm tra độ trung
thực của người trả lời
• Các câu hỏi đầu tiên nên đơn giản không cần suy nghĩ cũng trả lời được.
Nên kết hợp nhiều hình thức câu hỏi kinh nghiệm cho thấy sử dụng câu hỏi
đóng dễ xử lý và thành công hơn câu hỏi mở, vì thế câu hỏi mở trong phiếu hỏi
nên hạn chế, chỉ khi nào không soạn được câu hỏi đóng mới sử dụng. Riêng
các câu hỏi đúng sai hạn chế sử dụng vì độ tin cậy không cao.
+ Chọn mẫu:
Rất quan trọng phải chọn đúng mới đảm bảo chính xác các kết luận rút ra (độ
tin cậy).
• Chọn ngẫu nhiên: chọn bất kỳ trong nhóm một số đối tượng để trả lời
• Lấy mẫu hệ thống: trên danh sách lấy 1 hệ số k để chọn: i, i+k, i+2k…1+ k
Đối với điều tra xã hội rộng cần phải có số lượng người trả (kích thước mẫu)
kích thước hợp.
Thí dụ: muốn đảm bảo độ tin cậy 0.85 (85%) và sai 0.05 (5%), kích thước mẫu
tối thiểu phải 207.
+ Làm thử:
Muốn đánh giá chất lượng của phiếu hỏi sau khi soạn phải tiến hành làm thử
một số đối tượng. Sau khi thu lại, tổng hợp các ý kiến trả lời, tính toán các giá trị
(trị trung bình, độ lệch tiêu chuẩn,…)
Cuối cùng bổ sung, hoàn thiện rồi mới đem ra sử dụng. Việc này cần phải làm
thận trọng nhất là đối với các phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh phải
được tập huấn cụ thể hơn cho từng môn.
Bước 3: Tiến hành:
• Trước hết phải sinh hoạt cụ thể với đối tượng về mục đích, yêu cầu khi
làm phiếu, để họ trả lời trung thực và đáp ứng đúng yêu cầu của ngươi
nghiên cứu.
• Hướng dẫn cụ thể cách trả lời, có thể đọc qua từng câu, giải thích rõ
những từ, các ý để người trả lời hiểu rõ .
• Dành thời gian cần thiết để đối tượng ghi đầy đủ vào câu trả lời.

Kinh nghiệm cho thấy nên thu ngay tại chỗ, không nên để người trả lời mang về
nhà nộp lại sau dễ thất thoát và thiếu chính xác. Vì thế họ có thể tham khảo ý
kiến của người khác.
Bước 4: Xử lý: có 2 mức độ.
• Xử lý thô: chọn lọc phiếu trả lời trung thực, đúng yêu cầu. loại bỏ các
phiếu khác (Chẳng hạn các phiếu trả lời không trung thực, chọn quá nhiều
đáp án cho một câu,…).
• Xử lý tinh:
o Tổng hợp tỷ lệ % câu trả lời cho điểm.
o Tính toán các giá trị: trị trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, các phép
thử lại (Có thể dùng phép thử T.student hoặc Spearman)
o Rút ra các phán đoán, các kết luận.
b3.3. Ưu khuyết điểm:
* Ưu điểm:
• Thu nhận được ý kiến của nhiều đối tượng trong thời gian ngắn, các
thông tin thu được đối tượng chính xác, khách quan nếu như có được các
phiếu hỏi đáng tin cậy.
Vì thế, được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu xã hội, nghiên cứu giáo
dục.
Một số khu vực (Tây Âu) chọn làm công cụ kết quả đánh giá học tập (các kì thi).
* Khuyết điểm:

×