Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu TAF JSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu rộng, trong bối
cảnh nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO phải đối mặt với
rất nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài như hiện nay thì việc xây dựng
một thương hiệu thành công sẽ quyết định đến việc tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông và tổ
chức sự kiện, thương hiệu lại càng đóng vai trò quan trọng hơn với công ty
cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện TAF JSC. Vì vậy, em lựa chọn đề
tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương
hiệu TAF JSC ” nhằm nghiên cứu thêm về lĩnh vực này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào hoạt động
quảng bá thương hiệu TAF JSC. Khách hàng hướng tới là các doanh
nghiệp, tổ chức thuê dịch vụ truyền thông và tổ chức sự kiện mà công ty
cung cấp. Trong đề tài sẽ sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và phương
pháp nghiên cứu tại bàn.
Chuyên đề được viết ngoài lời mở đầu và lời kết còn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của TAF JSC
Chương 3:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu
TAF JSC .
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 2
Chương I:
Cơ sở lý luận
I.Khái niệm thương hiệu và quảng bá thương hiệu.
1.Khái niệm thương hiệu.
Có rất nhiều quan niệm về thương hiệu, tùy theo hình thức sử dụng nó
và góc nhìn nhận. Có định nghĩa thiên về các dấu hiệu hữu hình của thương
hiệu, nhằm để xác định và phân biệt sản phẩm về mặt hình thức và pháp lý;
một số quan niệm thiên về các yếu tố xác định vị trí của sản phẩm hàng hóa


trong nhận thức của khách hàng. Ở đây chuyên đề nêu ra một số quan niệm
phổ biến như sau:
-Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng,
một hình vẽ, một quy cách đóng gói đặc trưng hoặc tổng hợp các yếu tố kể
trên nhằm xác định sản phẩm hay dịch vụ của một nhóm người bán và phân
biệt sản phẩm dịch vụ này với các sản phẩm dịch vụ khác. Nhà sản xuất
được đảm bảo độc quyền sử dụng tên thương hiệu đó một cách vĩnh viễn.
(theo luật đăng ký nhãn hiệu.)
Đây là một khái niệm nêu được đầy đủ các yếu tố thương hiệu, rất phổ quát
và được sử dụng rộng rãi.
-Thương hiệu là thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho các đối tượng sở
hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, và tên gọi xuất xứ.
-Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa lý tính, cảm tính, trực quan
độc quyền mà khách hàng liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay
một công ty, là hình tượng về doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
khách hàng.
-Thương hiệu là tổng hòa tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp đã xây dựng ,
duy trì và phát triển, hình thành dấu ấn tích cực trong tâm trí khách hàng và
công chúng, cùng một hệ thống tín hiệu chuẩn mực, đồng bộ được khẳng
định qua thời gian.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 3
-Thương hiệu là hệ thống giá trị tạo ra hình ảnh riêng, tích cực mà doanh
nghiệp đã xây dựng và duy trì, có được cảm giác phù hợp trân trọng trước
khách hàng và công chúng, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
(theo các định nghĩa thương hiệu của tác giả Nguyễn Quang Dũng)
2.Khái niệm chung về quảng bá thương hiệu.
Quảng bá thương hiệu là tiến trình phát triển và duy trì một hỗn hợp
thông tin, thông qua việc sử dụng các nguồn lực của ;công ty ở mức tối đa

để thu hút một cách cạnh tranh các thị trường tiềm năng, đóng góp cho các
mục đích marketing ngắn hạn hay dài hạn của công ty.
Ngoài ra, quảng bá thương hiệu còn là hoạt động của công ty liên
quan đến việc sử dụng các công cụ truyền thông để liên lạc với thị trường
mục tiêu với mục đích thông báo, thuyết phục và nhắc nhở, về sự sẵn có,
tính ưu việt của thương hiệu, chống lại các hoạt động cạnh tranh, quảng bá
nhấn mạnh các giá trị thương hiệu một cách nhạy cảm.
II.Các yếu tố cấu thành thương hiệu.
1. Các yếu tố trực quan.
Đó là những yếu tố là cơ sở pháp lý cho thương hiệu như là:
-Nhãn hiệu hàng hóa: Là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng
hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hay nhiều màu sắc.
-Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân, dùng trong hoạt
động kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: là tập hợp chữ cái,
có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong một lĩnh vực
kinh doanh.
-Xuất xứ địa lý: Là tên địa lý của nước, dùng chỉ mặt hàng từ địa
phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng
đặc thù, dựa tên các điều kiện địa lý độc đáo ưu việt, bao gồm yếu tố tự
nhiên, con người hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố đó.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 4
-Bao bì kiểu dáng:Là hình thức trình bày của sản phẩm hàng hóa,
được nhà sản xuất đưa ra trên thị trường. Bao bì không những có chức năng
bao gói sản phẩm mà còn còn là hình thức thu hút khách hàng. Người tiêu
dùng không những quan tâm đến chất lượng sản phẩm hàng hóa mà họ còn
quan tâm đến bao bì kiểu dáng. Những bao bì kiểu dáng đẹp mắt luôn thu

hút người tiêu dùng trong lần đầu tiên tiếp xúc với sản phẩm hay làm sản
phẩm nổi bật lên giữa gian hàng đầy những sản phẩm cùng loại. Người tiêu
dùng cũng cho rằng một chất lượng sản phẩm tốt thường nằm trong các yếu
tố bên ngoài được thể hiện chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp kiểu
dáng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng như kiểu dáng của ô tô, điện
thoại, các mặt hàng trang sức, các loại rượu cao cấp,…nhất là trong nền
kinh tế thị trường hiện nay bao bì kiểu dáng cần được các nhà sản xuất
quan tâm nhiều hơn vì nó đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh, nó là
một thành tố quan trọng trong chữ P thứ nhất.
2. Các yếu tố liên quan đến ý nghĩa của thương hiệu.
-Các thuộc tính của sản phẩm: Chức năng của sản phẩm, sản phẩm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nào, đặc điểm của sản phẩm là sản phẩm cao
cấp hay bình dân, nó có đặc điểm nổi trội nào so với những sản phẩm cùng
loại, sản phẩm được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật nào, phục vụ đối
tượng khách hàng nào…
-Các giá trị mà sản phẩm mang lại: Những giá trị mà sản phẩm
mang lại bao gồm giá trị thực nằm trong công dụng, chức năng của nó,
cùng những giá trị về tinh thần và tâm lý mang lại trong quá trình tiêu dùng
sản phẩm dịch vụ.
-Văn hóa thương hiệu: Thương hiệu mang một giá trị văn hóa mà
người tiêu dùng được thừa hưởng trong tiêu dùng như cảm nhận thích thú,
tinh thần mà thương hiệu truyền tải, hình ảnh mà thương hiệu tạo ra cho
người tiêu dùng trong con mắt của những người xung quanh,… tạo ra một
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 5
giá trị văn hóa của riêng là điều mà không phải thương hiệu nào cũng làm
được.
-Nhân cách cá tính của thương hiệu: Thương hiệu tạo ra cá tính riêng
cho người tiêu dùng nó. Người ta mua sản phẩm Kotex bởi cho rằng nó xì
tin , pro, nó là phong cách trẻ… phong cách của những người muốn thử

sức, khẳng định bản thân…
3. Phân loại thương hiệu:
-Thương hiệu sản phẩm:
+Thương hiệu cá biệt: Còn gọi là thương hiệu riêng hay thương hiệu
cá thể của doanh nghiệp, đại diện cho một nhãn hiệu nhất định trong dãy
sản phẩm mà công ty cung cấp, thương hiệu này nhằm vào một nhóm
khách hàng mục tiêu có sự định vị vào thị trường mục tiêu rõ ràng.
+Thương hiệu gia đình:Là thương hiệu dùng chung đại diện cho tất cả
sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, có tính khái quát rất cao và có uy tín
rất lớn trên thị trường, ổn định nhất quán, mang lại một sự tin tưởng và ảnh
hưởng khi bất kì sản phẩm nào đó mang tên nó.
+Thương hiệu tập thể:Là thương hiệu cho một nhóm hay một chủng
loại hàng hóa nào đó, có thể do một số doanh nghiệp khác nhau sản xuất
nhằm mang lại lợi thế liên kết tạo ra một liên minh trong lĩnh vực nào đó
có lợi cho những bên tham gia.
-Thương hiệu quốc gia: Là thương hiệu đại diện cho một nền sản xuất
hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong nước, là hình ảnh đặc trưng của đất
nước trên thị trường thế giới góp phần tăng thêm giá trị cho sản phẩm khi
được xuất sang thị trường nước ngoài, ví dụ như rượu vang Pháp, quần áo
thời trang của Ý, xe tăng của Đức, sôcôla Bỉ, ngân hàng Thụy Sĩ,…
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 6
II.Chức năng và vai trò của thương hiệu.
1.Chức năng của thương hiệu.
1.1.Chức năng tạo sự nhận biết và phân biệt.
Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất của thương hiệu, bởi vì
thông qua thương hiệu người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và phân
biệt được hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tập hợp
các dấu hiệu nhận biết của thương hiệu (tên hiệu, biểu trưng, biểu tượng,
khẩu hiệu, kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa dịch vụ,…) chính là căn cứ để

nhận biết và phân biệt. Mỗi hàng hóa nhằm đến một thị trường mục tiêu
khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng về dấu hiệu nhận biết được thiết kế
cho phù hợp.
Ngày nay khi trên thị trường tràn ngập các sản phẩm hàng hóa dịch
vụ thì chức năng này càng ngày càng trở nên quan trọng, việc định hình rõ
nét sản phẩm hàng hóa sẽ là yếu tố tiên quyết đến sự thành công của doanh
nghiệp. Thất bại trong chức năng này sẽ dẫn tới những thất bại chiến lược
trong hoạt động marketing, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải gặp
những rắc rối về pháp lý hoặc bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng để tấn công.
1.2.Chức năng thông tin chỉ dẫn.
Mỗi hàng hóa dịch vụ phục vụ cho một mục đích sử dụng nhất định,
thỏa mãn nhu cầu sử dụng nào đó của người tiêu dùng. Nó được thể hiện
qua hình ảnh, ngôn ngữ, cũng như khẩu hiệu của thương hiệu trên bao bì để
thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu
dùng,…
Đây cũng là một chức năng quan trọng của thương hiệu vì chức năng
này đảm bảo thực hiện sứ mệnh của sản phẩm nhằm thỏa mãn một nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng, nó cung cấp thông tin cho khách hàng về sản
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 7
phẩm cũng như nhà cung ứng, tránh những sai sót trong tiêu dùng và những
sự cố đáng tiếc xẩy ra.
Một sản phẩm khi thực hiện chức năng này phải đạt được những yêu
cầu cơ bản về độ rõ rang, tính chi tiết dễ hiểu, mang chức năng thông tin và
thực hiện.
1.3.Chức năng tạo độ tin cậy hoặc cảm nhận.
Thương hiệu còn mang chức năng tạo ra sự cảm nhận và tin cậy. Đó
là cảm giác mà người tiêu dùng có được khi sử dụng hàng hóa dịch vụ của
doanh nghiệp, là cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng hay sự
khác biệt, cũng có thể là yên tâm thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng sản

phẩm dịch vụ đó.
Sự cảm nhận của người tiêu dùng được hình thành từ các yếu tố cấu
thành thương hiệu như âm thanh hình ảnh, khẩu hiệu, màu sắc, …những
giá trị tinh thần mà thương hiệu mang lại đôi khi mang ý nghĩa rất lớn khi
tác động đến quyết định mua của khách hàng. Một người mua xe
Mescerdes không chỉ mua một cái xe để đi mà anh ta mua một niềm kiêu
hãnh, một đẳng cấp cho bản thân. Người tiêu dùng cũng tin cậy vào chất
lượng của loại ô tô này bởi thương hiệu Mescerdes là một thương hiệu nổi
tiếng trên thế giới, nhà sản xuất đảm bảo độ chính xác và an toàn cho
những chi tiết động cơ…một người lựa chọn cà phê Trung Nguyên vì họ
cảm nhận được hương vị của cà phê cao nguyên Việt Nam trong đó, hương
vị và nguồn cảm hứng sáng tạo ẩn chứa trong từng giọt cà phê.
1.4.Chức năng kinh tế.
Thương hiệu được coi như là một tài sản vô hình của doanh nghiệp,
tuy nhiên đôi khi giá trị của thương hiệu cũng khó định đoạt. Để tạo ra
được một thương hiệu mạnh hay có tầm cỡ người ta phải mất nhiều thời
gian, công sức và chi phí, nhưng khi thương hiệu đã được xây dựng thì giá
trị của nó trở nên vô cùng to lớn, không những là trong việc sang nhượng
hoặc định giá cổ phiếu trên thị trường mà còn đem đến cho sản phẩm mang
tên nó một sức hút, một uy tín và chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của
người tiêu dùng.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 8
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng mà giá trị
của thương hiệu được định giá là rất cao.Ví dụ như là Microsoft, Nokia,
Coca-cola…các thương hiệu này có tầm vươn ra toàn cầu và có thể xâm
nhập rất nhanh vào trong các thị trường mới.
2.Vai trò của thương hiệu.
2.1.Đối với người tiêu dùng.
Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa của doanh

nghiệp này với doanh nghiệp khác, xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng
hóa. Từ đó người tiêu dùng có thể có được cái nhìn ban đầu về sản phẩm
dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và đánh giá về uy tín, độ tin cậy, mức
độ ưa thích đối với hàng hóa dịch vụ mà thương hiệu đó đại diện. Khi đứng
trước một dãy các hàng hóa, nhãn hiệu, người tiêu dùng sẽ phải đưa ra một
quyết định lựa chọn hàng hóa này thay vì hàng hóa khác, lúc này thương
hiệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc lôi kéo khách hàng bởi một
thương hiệu mạnh sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm và bị hấp dẫn, nhất là
khi họ muốn lựa chọn một sản phẩm dịch vụ lần đầu tiên.
Thương hiệu cũng tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng , nó
có thể tạo ra một cảm giác sang trọng, nâng tầm đẳng cấp, cảm giác được
tôn vinh, sự phong lưu, mạnh mẽ, hay là cảm giác được chở che, an toàn,
phong cách quyến rũ gợi cảm…người ta dùng dầu gội đầu Enchanteur bởi
mùi hương lãng mạn của nó mang lại nét gợi cảm thật đặc trưng, một người
đàn ông khi đi xe Mescedes sẽ có cảm giác sang trọng và thể hiện được
đẳng cấp địa vị xã hội của mình. Mỗi sản phẩm khi tung ra thị trường
thường được định vị cho một thị trường mục tiêu, một đối tượng khách
hàng nhất định, trên cơ sở những giá trị cảm nhận mà sản phẩm dịch vụ đó
có thể mang lại cho người tiêu dùng. Những thương hiệu nổi tiếng là những
thương hiệu tạo ra được giá trị cá nhân, tạo ra hình tượng rõ nét trong tâm
trí của khách hàng.
Đa số người tiêu dùng khi lựa chọn thương hiệu nào đó đều muốn
được đảm bảo, giảm thiểu rủi ro gặp phải khi tiêu dùng hàng hóa, chính
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 9
thương hiệu là cái mà người tiêu dùng quan tâm và tin tưởng khi mà những
sự cố xảy ra, khi đó thái độ và trách nhiệm của nhà cung cấp sẽ có ý nghĩa
quan trọng đối với họ. Đa số người tiêu dùng khi lựa chọn một sản phẩm
thì sẽ muốn mình được bảo đảm tránh rủi ro trong tiêu dùng. Thương hiệu
chính là thứ họ muốn có để bảo đảm có một sự thỏa mãn trong tiêu dùng, là

kỳ vọng của người tiêu dùng cho một sản phẩm tốt.
2.2.Đối với doanh nghiệp.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường, định vị và
khác biệt hóa sản phẩm. Các đoạn thị trường khác nhau sẽ được doanh
nghiệp nghiên cứu và phát triển những sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm
mang một thương hiệu riêng, dấu ấn riêng trong tâm trí của khách hàng,
định vị ở những tiêu thức khác nhau, cấp độ khác nhau. Với những thương
hiệu của mình, doanh nghiệp có thể có đựợc sự bảo hộ của pháp luật chống
lại vấn đề hàng giả hàng nhái,…
Với thương hiệu, doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi khi tìm
kiếm thị trường mới, dễ dàng thu hút các khách hàng mới, bởi khi thâm
nhập thị trường thì thương hiệu là hình ảnh đầu tiên mà khách hàng có
được về doanh nghiệp, là căn cứ về chất lượng sản phẩm, tạo ra sự tin
tưởng từ đó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nó cũng thuận tiện cho
hoạt động phân phối sản phẩm dịch vụ; thuận tiện cho việc thâm nhập thị
trường quốc tế, giúp cho hoạt động quản lý và triển khai hoạt động
Marketing dễ dàng hơn giảm chi phí Marketing.
Một thương hiệu mạnh cũng là một tài sản to lớn đối với doanh
nghiệp, nó làm tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường , thu hút các nhà đầu tư, thu hút các nhân tài
thúc đẩy cán bộ nhân viên trong công ty làm việc tích cực hơn. Thực tế có
những thương hiệu được định giá rất cao, tớ hàng tỉ đô la, đó là giá trị tài
sản vô hình của doanh nghiệp.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 10
Thương hiệu mạnh có thể kéo dài chu kì sống của sản phẩm dịch vụ ; là
công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đối phó với các áp lực cạnh tranh hay
giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khủng hoảng.
2.3.Đối với xã hội.
Một nền kinh tế có nhiều thương hiệu mạnh sẽ là một nền kinh tế

được tin cậy cao hơn, từ đó thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài,
nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành cho quốc gia, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội. Một xã hội có nhiều những thương hiệu mạnh
cũng thể hiện được sự văn minh trong tiêu dùng, trình độ phát triển trong
sản xuất, sự chuyên nghiệp trong hoạt động marketing, là tiêu chuẩn của
cuộc sống hiện đại.
3. Quảng bá thương hiệu.
3.1.Khái niệm thương hiệu mạnh.
Ngày nay, một sản phẩm muốn bán được trên thị trường không thể
không được gắn với một thương hiệu nào đó. Thương hiệu được tạo ra
không dễ dàng gì, nhưng để xây dựng được một thương hiệu mạnh thì càng
trở nên khó khăn hơn. Như thế nào là một thương hiệu mạnh thì có rất
nhiều tiêu thức được đưa ra để đánh giá. Về cơ bản, thương hiệu mạnh là
thương hiệu có giá trị tài sản dương, có vị thế cạnh tranh cao trên thị
trường, tồn tại lâu dài trong tâm trí của khách hàng, được biết đến rộng rãi,
mang đến hình ảnh thân thiện về sản phẩm, khơi dậy lòng tin trong khách
hàng, phù hợp với người tiêu dùng và nhà sản xuất, thể hiện tốt các đặc tính
của sản phẩm.
Để thương hiệu được khách hàng công nhận thì phải trải qua một quá trình,
bắt đầu từ việc nhận biết đến có kinh nghiệm, từ cảm giác phù hợp đến cảm
giác trân trọng và duy trì vị trí trân trọng đó trong nhận thức của họ.
Việc xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường cần phải có nỗ lực
marketing rất lớn, có tính chiến lược của các doanh nghiệp, thông qua một
tập hợp các biện pháp marketing được hoạch định và thực hiện một cách cụ
thể và khoa học, tập trung vào các hoạt động chính như sau:
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 11
-Đảm bảo sản phẩm hàng hóa có chất lượng đúng như cam kết với
khách hàng
Thương hiệu là sự đảm bảo cho chất lượng khách hàng tìm đến thương hiệu

là để tìm kiếm một chất lượng chứa trong nó,một sự thõa mãn nhu cầu
thông qua việc tiêu dùng sản phẩm đó, thương hiệu mà tách rời khỏi chất
lượng thì sẽ bị diệt vong, chất lượng ở đây không chỉ có ý nghĩa là chất
lượng ở cấu thành sản phẩm, mà còn ở dịch vụ , thông tin, quá trình, con
người …
-Nỗ lực xác lập thương hiệu cơ bản:
Phải định vị thương hiệu một cách rõ ràng, mỗi thương hiệu chỉ nên đại
diện cho một sản phẩm hay một chủng loại sản phẩm có đặc tính được xác
định rõ ràng nhằm định hướng người tiêu dùng, tạo độ rõ ràng trong nhận
biết thương hiệu.
-Áp dụng quy trình kiểm soát khoa học, toàn bộ quá trình liên quan
đến hoạt động xây dựng thương hiệu đều phải được kiểm tra , kiểm soát
một cách chặt chẽ.
3.2. Khái niệm chung về quảng bá thương hiệu.
Quảng bá thương hiệu là tiến trình phát triển và duy trì một hỗn hợp
thông tin, thông qua việc sử dụng các nguồn lực của công ty ở mức tối đa
để thu hút khách hàng mục tiêu phục vụ cho các mục đích marketing ngắn
hạn hay dài hạn cảu công ty.
Hay quảng bá thương hiệu là hoạt động của công ty liên quan đến
việc sử dụng các công cụ truyền thông để liên lạc với thị trường mục tiêu
nhằm thông tin, nhắc nhở, thuyết phục…về tính ưu việt của thương hiệu
chống lại các hoạt động cạnh tranh.
Hoạt động quảng bá nhằm mục đích duy trì và quảng bá hình ảnh tích cực
của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và công chúng. Nó liên quan đến
hai công việc chủ yếu là:
-Xây dựng và thiết kế thông điệp:
Trước tiên, cần phải có một thông điệp quảng bá được thiết kế phù
hợp và thực sự chuyên nghiệp thể hiện rõ nét tinh thần của sản phẩm, có
sức thu hút với khách hàng. Muốn vậy phải cần có một sự phân tích kỹ
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47

Chuyên đề thực tập 12
lưỡng, nghiên cứu về sản phẩm rồi tâm lý khách hàng, đặt trong mối tương
quan với các yếu tố môi trường cạnh tranh, xã hội, tập quán văn hóa…sự
sáng tạo trong quá trình này là rất quan trọng.
- Truyền tải thông điệp:
Lựa chọn hình thức truyền tải thông điệp cũng là một phần quan
trọng. Người truyền tải thông điệp phải căn cứ vào đối tượng người nhận
tin, ngân sách, loại hình thông điệp…
3.3.Mô hình tiến trình xây dựng thương hiệu và vị trí của hoạt động
quảng bá thương hiệu.
Bước 1: Phân tích nội tại doanh nghiệp
-Phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp như các nguồn lực tài
chính , nhân lực, công nghệ… các điểm mạnh điểm yếu…
-Lĩnh vực kinh doanh phạm vi kinh doanh hiện tại.
-Đặc tính của thương hiệu , khả năng phát triển cảu thương hiệu
-Hệ thống tín hiệu hiện tại của doanh nghiệp ( logo, nhãn hiệu, màu
chuẩn…)
-Văn hóa doanh nghiệp, lịch sử, truyền thống…
-Uy tín, hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp
-Sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
-Phân tích môt trường kinh doanh và môi trường ngành.
-Nghiên cứu thị trường : Nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu ,
các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhu cầu mong muốn, quan điểm
giá trị, khả năng thanh toán của khách hàng.
-Phân tích đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn,
mục tiêu chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực kinh
doanh , hệ thống giá trị, cung ứng và đảm bảo giá trị, tiến trình xây dựng
phát triển thương hiệu sức cạnh tranh , khách hàng mục tiêu …
-Chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia: định hướng sự hỗ trợ của

chính phủ đối với hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp cùng các quy
định của pháp luật.
Bước 3: Xây dựng mục tiêu thương hiệu:
-Mục tiêu thương hiệu trong mục tiêu chiến lược marketing.
-Mục tiêu cụ thể của từng thương hiệu riêng biệt với thương hiệu mẹ.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 13
-Các tiêu chí cơ sở để thực hiện mục tiêu ( khả năng tài chính, nhân lực,
công nghệ thông tin, nguồn lực khác…)
-Quản lý và duy trì việc đạt được mục tiêu thương hiệu.
Bước 4: Lựa chọn mô hình và chiến lược xây dựng thương hiệu:
-Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp
- Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu
+Mô hình thương hiệu gia đình
+Mô hình thương hiệu cá biệt
+Mô hình đa thương hiệu
-Các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược định vị thương hiệu
+Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu
+Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu
+Lựa chọn định vị giá trị
Bước 5: Thiết kế và thử nghiệm thương hiệu trên thị trường .
-Xác định các yếu tố marketing mix của thương hiệu.
-Thiết kế các yếu tố cấu thành thương hiệu .
-Thừ nghiệm thương hiệu trên thị trường .
Bước 6: Đăng kí bảo hộ thương hiệu trên thị trường.
Bước 7:Truyền thông quảng bá thương hiệu
-Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu.
-Thực hiện các bước trong chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu
-Đánh gía kết quả phát triển thương hiệu, so sánh với mục tiêu đề ra.
-Quản lý và điều chỉnh

Bước 8: Duy trì và phát triển thương hiệu .
-Duy trì thay thế và đổi mới thương hiệu .
-Đầu tư cho thương hiệu.
Bước 9: Quản lý và khai thác thương hiệu:
-Xây dựng, lựa chọn các phương pháp đánh giá giá trị tài sản thương hiệu
-Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối thương hiệu
-Nhượng quyền và chuyển giao thương hiệu
3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng bá thương hiệu.
3.4.1.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Khả năng nguồn lực của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, một
doanh nghiệp không có nhiều nguồn lực về tài chính, có quy mô hoạt động
sản xuất kinh doanh nhỏ thì sẽ có ít sự đầu tư hơn về quảng bá thương hiệu.
các hoạt động liên quan đến thương hiệu của nó sẽ phần lớn giới hạn trong
những hoạt động rời rác không hệ thống, họ thực hiện khi có cơ hội quảng
bá chứ không theo kế hoạch, không có sự đầu tư bài bản chi tiết.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 14
Nhận thức của các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, của ban quản trị
công ty, hay giới điều hành, các nhân viên trong công ty cũng tác động đến
hoạt động quảng bá. Một doanh nghiệp có ban quản trị có tư tưởng tân tiến,
có nhận thức đầy đủ về thương hiệu thì hoạt động quảng bá sẽ được quan
tâm nhiều hơn, xứng với tầm vóc của công ty. Các nhà điều hành cũng
quan tâm hơn đến việc chỉ đạo, tiến hành công tác quảng bá thương hiệu,
các nhân viên trở thành những người tham gia quảng bá một cách nhiệt tình
nhất, họ mang hình ảnh của công ty đi khắp mọi nơi, tự hào được phục vụ
cho công ty, ngay cả nhân viên kế toán tài chính cũng là một người làm
marketing bài bản
Đặc thù lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng tác động không
nhỏ đến công ty. Một công ty kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng sẽ đầu tư
nhiều hơn cho hoạt động quảng bá thương hiệu, ngược lại một công ty kinh

doanh trong lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất hay những sản phẩm quốc
phòng… sẽ ít quan tâm hơn.
3.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Các đối tượng nhận tin, giới truyền thông, hoạt động quảng bá của
đối thủ cạnh tranh… cũng có sự tác động không nhỏ.
Nếu người tiêu dùng là những người quan tâm nhiều đến thương
hiệu hàng hóa thì việc tiêu dùng hàng hóa của doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào sự nhìn nhận của người tiêu dùng về hàng hóa đó, nhất là tại
những nước phát triển thì việc tiêu dùng những hàng hóa không rõ nguồn
gốc rất khó khăn.
Nếu đối thủ cạnh tranh của công ty có hoạt động quảng bá mạnh mẽ
thì công ty cũng nên có chính sách phù hợp quảng bá thương hiệu nếu
không muốn hình ảnh của nó bị lu mờ.
Giới truyền thông có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động quảng bá
thương hiệu. Nếu thương hiệu thu hút được sự ủng hộ của giới truyền
thông, thì việc quảng bá là hoàn toàn có thể thực hiện một cách hiệu quả
nhanh chóng và ở một mức chi phí rất nhỏ. Bản thân các phương tiện
truyền thông cũng sẽ tự quảng bá cho thương hiệu của công ty. Việc thu
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 15
hút giới truyền thông cần phải có chủ ý từ phía công ty nhưng đôi khi một
sự việc khách quan xảy ra cũng có thể lôi kéo các phương tiện truyền thông
hướng cái nhìn về phía công ty đó. Việc tránh những thái độ bất lợi và lợi
dụng những yếu tố quảng bá tích cực đòi hỏi công ty phải có cách hành xử
thích hợp.
3.5.Các bước thực hiện hoạt động quảng bá thương hiệu
Bước 1:
Xác định mục tiêu quảng bá thương hiệu.
Cần phải xác định mục tiêu mà hoạt động quảng bá nhằm đến, mục tiêu
này chị sự chi phối của mục tiêu marketing và truyền thông.

Bước 2:
Xác định đối tượng nhận tin mục tiêu
Đối tượng của hoạt động quảng bá chính là nhóm khách hàng mục tiêu của
hoạt động marketing mà doanh nghiệp muốn gây ảnh hưởng. Từ đó, chúng
ta cần phải tìm hiểu các yếu tố như tâm lý, nhu cầu ước muốn, quá trình
nhận thức thương hiệu của họ.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 16
Sơ đồ 1:
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU CỦA KHÁCH HÀNG

(Nguồn: Quản trị thương hiệu- thạc sĩ Nguyễn Quang Dũng)
Bước 3 : Xây dựng thông điệp quảng bá.
Thông diệp chính là yếu tố cốt lõi mà hoạt động quảng bá của doanh
nghiệp muốn gửi tới đối tượng nhận tin, vì vậy xây dựng một thông điệp
quảng bá phù hợp là hết sức quan trọng, làm tăng mức độ lan truyền và
hiệu quả cảu hoạt động quảng bá.
Bước 4: Lựa chọn công cụ quảng bá.
Tùy theo mục tiêu, thông điệp, ngân sách và đối tượng nhận tin mà
lựa chọn công cụ quảng bá cho phù hợp, lựa chọn công cụ quảng bá có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả quảng bá.
Các công cụ quảng bá bao gồm: Quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ
công chúng, bán hàng cá nhân, và marketing trực tiếp.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chú ý
Tìm hiểu
Chấp nhận
Đáp ứng
Ghi nhớ
Phát hiện

Khách hàng nghe nói đến thương hiệu
Khách hàng quan tân đến các thông tin truyền đạt và
tìm hiểu ý nghĩa của thương hiệu
Khách hàng quan tâm và thích thú với các thành phần
thương hiệu
Khách hàng chia sẻ và tham gia vào việc phổ biến
thương hiệu tới những người khác
Khách hàng lưư giữ thương hiệu trong trí nhớ và sẽ
truy cập khi có nhu cầu
Khách hàng bị thu hút và có ấn tượng về thương hiệu
do tác dụng của truyền thông
Chuyên đề thực tập 17
Bước 5: Lựa chọn phương tiện.
Sau khi lựa chọn công cụ quảng bá nhà quản trị tiến hành lựa chọn
phương tiện thông qua các bước cơ bản như: nghiên cứu đối tượng, ngân
sách, đối thủ, tàn số phát, thời gian biểu…
Bước 6:Đánh giá điều chỉnh hoạt động quảng bá thương hiệu.
Dựa trên các yếu tố như: sự tác động đến đối tượng nhận tin mục
tiêu, sự chuyển biến trong nhận thức của khách hàng, thái độ, phản ứng của
khách hàng trước các thông điệp quảng bá, hiệu quả của hoạt động quảng
bá đến doanh thu. Việc đánh gía có thể tiến hành trước, trong và sau khi
diễn ra hoạt động.
3.6.Các công cụ quảng bá thương hiệu.
3.6.1.Quảng cáo.
Quảng cáo là bất cứ sự hiện diện nào mang tính không trực tiếp của
sản phẩm dịch vụ, ý đồ, ý tưởng thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng mà người quảng cáo phải xác định chi phí.
Quảng cáo là dạng thông tin trên diện rộng mang tính phi trực tiếp,
trình bày thông điệp mang tính thương mại theo những chuẩn mực cơ bản
nhất định tới một lượng người nhận phân tán thông qua các phương tiện

thông tin đại chúng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc khởi đầu hoạt
động quảng bá , rút ngắn thời gian nhận biết của các đối tượng nhận tin.
Quảng cáo thực chất là hoạt động sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng mà công ty thực hiện để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình
cho thị trường, để tạo được ấn tượng về sản phẩm của công ty đối với
khách hàng. Quảng cáo truyền thông tin đến thị trường thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Các phương tiện này có thể là các phương
tiện phát thanh truyền hình ( radio, tivi…), phương tiện in ấn ( báo, tạp chí,
ấn phẩm, nguyệt san,…), các phương tiện ngoài trời panô apphích, và một
số phương tiện khác, tuỳ theo mục tiêu quảng cáo mà công ty có thể đưa ra
các thông điệp với nội dung phù hợp với mục tiêu đó. Nếu công ty muốn
tạo lập và duy trì hình ảnh của mình trong nhận thức của khách hàng để
mục tiêu đạt hiệu quả lâu dài hơn là việc tăng doanh số trước mắt, thì sẽ tập
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 18
trung quảng cáo cho hình ảnh của công ty. Nếu công ty muốn thông tin cho
khách hàng mục tiêu và hướng họ tới hành động mua thì họ sẽ tập trung
vào quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, việc thông qua các quyết định về
quảng cáo còn phụ thuộc rất nhiều về các yếu tố khác như chu kỳ sống sản
phẩm, chiến lược của công ty, chiến lược Marketing.
Doanh số( số lượng bán ) tăng lên là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh
giá hiệu quả của quảng cáo. Song để có thể đánh giá hiệu quả của quảng
cáo một cách toàn diện hơn thì người ta còn phải dựa vào những đại lượng
trực tiếp khác như sự thay đổi tương ứng theo chiều hướng có lợi của người
tiêu dùng về thái độ, tâm lý, tập tính…
3.6.2.Xúc tiến bán.
Xúc tiến bán là các biện pháp tác động tức thì, ngắn hạn để khuyến
khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ. Xúc tiến bán hay còn gọi là khuyến
mại có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi
ích vật chất bổ sung cho người mua, nó có thể là thưởng, giảm giá, các hình

thức vui chơi có thưởng… Quảng cáo không có nghĩa là ngưòi tiêu dùng sẽ
có phản ứng mua ngay, do vậy các hoạt động xúc tiến bán sẽ hỗ trợ cho
hoạt động quảng cáo để khuyến khích, cổ vũ, thôi thúc họ đi đén hành động
mua nhanh hơn.
Chi phí khuyến mại hàng năm, ở Hoa Kỳ ước lượng lên đến 80 tỷ đô
la. Và con số này còn tăng hơn nữa trong những năm gần đây. Có nhiều
yếu tố bên trong cũng như bên ngòai công ty góp phần làm cho hoạt động
khuyến mại tăng lên dữ dội. Bên trong công ty, sự nhận thức vai trò quan
trọng của khuyến mại ở mọi cấp quản trị đã được khẳng định. Bên ngoài
công ty do cạnh tranh, do lạm phát, do suy thoái kinh tế, đã làm cho việc
bán hàng trở nên khó khăn, mặt khác do chi phí quảng cáo cao, phải chen
chúc nhau trong các phương tiện truyền thông v v…làm cho người ta sử
dụng khuyến mại càng nhiều hơn.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 19
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược Marketing của công ty đối với sản
phẩm hàng hoá ở thị trường mục tiêu để có thể xác định mục tiêu của xúc
tiến bán:
Đối với người tiêu dùng: khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua
với số lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới.
Đối với các trung gian phân phối: khuyến khích lực lượng phân phối
này tăng cường hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua
bán, củng cố và mở rộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ thị trường, phân
phối thường xuyên, liên tục nhằm mở rộng thị trường.
Thực chất đây là công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu cung ứng,
phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hoá của
công ty.
3.6.3. Marketing trực tiếp.
Không giống như quảng cáo hay xúc tiến bán, bán hàng cá nhân bao
gồm những mối quan hệ trực tiếp giữa người bán và các khách hàng hiện

tại cũng như khách hàng tiềm năng. Do vậy bán hàng cá nhân là sự giới
thiệu bằng miệng về hàng hoá hay dịch vụ của người bán hàng thông qua
cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng nhằm mục đích bán hàng.
Sử dụng hình thức bán hàng cá nhân có những ưu điểm riêng bởi các
khách hàng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm. Khi đội ngũ bán hàng có trình
độ cao, khách hàng sẽ được họ hướng dẫn rõ ràng về cách sử đúng cũng
như chứng minh một cách đầy đủ, thuyết phục về giá trị sản phẩm. Thêm
vào đó, thông qua các hoạt động bán hàng, các nhân viên có thể thu được
các thông tin của khách hàng về sản phẩm, công ty và đối thủ cạnh tranh
một cách chính xác và nhanh nhất.
3.6.4.Quan hệ công chúng PR.
Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết
lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa
một tổ chức và “công chúng” của họ. …Quan hệ công chúng bao gồm sự
quản lý những vấn đề hay sự kiện mà tổ chức cần phải nắm được dư luận
của quần chúng và có trách nhiệm thông tin cho họ
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 20
Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu
hiệu đối với tất cả các công ty muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định
của mình đối với những đối tượng nhất định. Tuỳ vào mục đích của mình
và đối tượng mà mình muốn tác động, công ty sẽ có những cách thức và
hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã
hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ
chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh có
trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một
nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy
mô lớn như các cuộc thi Hoa hậu, các Hội chợ triển lãm tầm cỡ Tất cả
những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về
bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh

được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện
cảm, quan tâm hơn tới công ty.
Quan hệ công chúng kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu
cầu về hàng hoá, dịch vụ hay uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách
đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các
phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí.
Quan hệ công chúng gồm các hình thức hoạt động tổ chức dư luận xã
hội – dư luận thị trường. Hoạt động tổ chức dư luận xã hội có một số nhiệm
vụ, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm cho công ty có danh tiếng tốt, hình ảnh
tốt, xử lý các tin đồn, hình ảnh bất lợi đã lan truyền ra bên ngoài. Hoạt
động này có thể thông qua các hình thức như bài phát biểu trực tiếp của
người dẫn chương trình trong buổi họp hoặc gián tiếp thông qua các bài
viết trên tạp chí. Nó có thể mang tính thương mại như bảo trợ các chương
trình, hoạt động xã hội, thể thao…
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 21
Chương II
Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu
TAF JSC hiện nay.
I.Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu TAF JSC
1.Khái quát chung về công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện
TAF-TAF JSC.
*Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Truyền thông & Sự kiện TAF(TAF-joint
stock company). Hay TAF JSC.
*Địa chỉ:
TP Hà Nội: 68B Trần Quang Diệu - Đống Đa
Điện thoại: (844) 537 8488/ 89 * Fax: (844) 537 8487
*Chi nhánh:
TP Hồ Chí Minh: 1/8 Cù Chính Lan, Phường 13, Quận Tân Bình
Điện thoại: (848) 293 6531/ 293 7046 * Fax: (848) 842 8479

*Loại hình công ty:
Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông và tổ chức sự kiện.
*Lô gô:
*Khẩu hiệu của công ty: Thúc đẩy thương hiệu- Motivation of Brand.
*Tầm nhìn và sứ mệnh:
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 22
-Tầm nhìn: Phát triển công ty thành một công ty truyền thông chuyên
nghiệp,uy tín trên thị trường với đầy đủ các tiềm lực về tài chính,nhân sự,
…chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông hiệu quả,chất lượng cao.
-Sứ mệnh: Cam kết cung cấp một dịch vụ truyền thông có tinh chuyên
nghiệp cao cho khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa các giá trị cho khách hàng,
lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của công ty , đóng góp vào sự
phát triển chung của công chúng và xã hội.
* Lịch sử hình thành và phát triển
- Khởi nguồn từ công ty tư vấn và đầu tư P.H.I – tạp chí cẩm nang mua
sắm từ năm 2002 – 2005.
- Công ty thành lập ngày 07/ 06/ 2005
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ
- Năm 2007 tăng vốn điều lệ lên: 3.000.000.000 Việt Nam
- Số cổ đông: 06 cổ đông
Gồm những nhà quản lý và chuyên môn giàu kinh nghiệm.
Đội ngũ cán bộ nhân viên chính thức:25 người bao gồm chi nhánh tại
thành phố HCM và trụ sở chính tại Hà Nội.
Năm 2005: Là năm công ty bắt đầu thành lập nên mục tiêu kinh
doanh là xâm nhập thị trường truyền thông để dần đi tới hoạt động ổn định.
Năm 2006: Mục tiêu tiếp tục ổn định hoạt động truyền thông kinh
doanh khắc phục những khó khăn ban đầu .
Năm 2007: Việc kinh doanh ổn định và tạo ra lợi nhuận tiếp tục mở
rộng khách hàng ,thị trường mục tiêu.

Năm 2008: Phát huy kết quả của những năm trước mục tiêu kinh
doanh là duy trì thị phần trên thị trường nâng cao hình ảnh của công ty
trong giới truyền thông kèm với các dịch vụ mà công ty cung cấp.
Năm 2009: Phát triển hoạt động của công ty mạnh mẽ.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 23
*Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty cổ phần truyên thông và tổ chức sự kiện TAF kinh doanh trong
ngành công nghiệp truyền thông, hoạt động của công ty tập trung vào các
hoạt động chủ yếu như:

-Truyền thông PR: Thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng, tổ chức
sự kiện cho các công ty khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu cho các
công ty này.
- Sản xuất phim quảng cáo, chụp hình quảng cáo.
-Tư vấn chiến lược truyền thông.
-Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao, lễ hội, festival âm nhạc, thời trang…
2.Mục tiêu phát triển hiện nay của thương hiệu TAF.
2.1.Mục tiêu thương hiệu TAF trong mục tiêu chiến lược marketing.
2.1.1. Mục tiêu chiến lược Marketing.
Trong nền kinh tế thị trường, các công ty và doanh nghiệp đều phải
đối mặt với quy luật cạnh tranh gay gắt và sự đào thải của thị trường nếu họ
không xác định được cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh thích
hợp. TAF cũng không phải là ngoại lệ. Công ty cổ phần truyên thông và tổ
chức sự kiện TAF đã xây dựng một chiến lược marketing tạo đặc điểm
khác biệt và xác định vị trí đối với thị trường mục tiêu.
Công ty chọn cho mình vị trí ở vùng chất lượng cao giá trung bình.
Họ là những người theo sau thị trường.
Công ty tập trung vào đoạn thị trường này bởi nó giúp công ty có thể
cạnh tranh trên thị trường,công ty sẽ lấy yếu tố "sáng tạo" và kỹ năng thực

hiện công việc để tạo ra chất lượng dịch vụ cho mình.Do công ty nhỏ cấu
trúc linh hoạt nên có thể cắt giảm chi phí kinh doanh,công ty có nhiều mối
quan hệ hợp tác nên chi phí sản xuất chương trình có thể cắt giảm nhờ thỏa
thuận giá với nhà cung ứng.
Công ty hợp tác với các đối thủ cùng tiềm lực để cạnh tranh giành
giật với các công ty truyền thông dẫn đầu trong những hợp đồng truyền
thông lớn.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 24
2.1.2. Mục tiêu thương hiệu.
Từ đó công ty đề ra cho mình một mục tiêu phát triển thương hiệu
riêng. Đó là xây dựng một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng,
ngày càng có vị thế cao trong trên thị trường truyền thông. Thương hiệu
của công ty sẽ được nhắc đến cùng với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng
cao.
Chiến lược thương hiệu được xem như chiến lược Marketing quan
trọng nhất của công ty. Các khách hàng đến với công ty chủ yếu là thông
qua sự tin tưởng vào thương hiệu mà TAF đã quảng bá trong các sự kiện
thành công mà TAF tổ chức. Mục tiêu thương hiệu của TAF chủ yếu là đưa
thương hiệu TAF trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường truyền
thông thông qua việc quảng bá thương hiệu TAF qua các sự kiện mà công
ty đang tổ chức.
2.2. Xây dựng chương trình marketing mix của công ty cổ phần truyền
thông và tổ chức sự kiện TAF.
Công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện TAF là công ty kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên công ty thực hiện chiến lược marketing
mix như sau:
-Dịch vụ (product services): Tạo ra các chương trình truyền thông có
sức vang, thỏa mãn mong muốn của khách hàng, nâng cao uy tín của công
ty, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, sáng tạo, chất lượng cao am hiểu

hoàn cảnh của công ty khách hàng luôn là mục tiêu của công ty trong bước
đầu tổ chức.
-Phí dịch vụ(service price): Cung cấp dịch vụ truyền thông ở mức
chi phí thấp so với đối thủ cạnh tranh bằng cách:Cơ cấu gọn trong tổ chức
quản lý, hạ thấp chi phí kinh doanh, thỏa thuận giá trong các hợp đồng kinh
doanh thông qua mối quan hệ của công ty, tùy trường hợp có giảm giá để
kích thích khách hàng.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47
Chuyên đề thực tập 25
-Phân phối dịch vụ (place): Tìm kiếm chiêu mộ và liên kết những
người trung gian,thông qua phòng PR để tiếp cận và tìm kiếm khách
hàng,tìm cách đưa dịch vụ đến với khách hàng nhanh chóng thuận lợi…
-Truyền thông (promotion) : Bản thân công ty là một doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông nên công ty cần thực hiện chữ P
này tốt thì mới có thể tạo được ấn tượng và sự tin tưởng với các khách
hàng.
Đội ngũ nhân viên PR luôn tiếp xúc gặp gỡ gọi điện thoại cho khách
hàng,luôn chào hàng trực tiếp bằng thư mời lịch sự và bảng giá hấp dẫn với
khách hàng mới và duy trì liên lạc với khách hàng cũ.
Sinh viên: Trần Ngọc Ánh Lớp: Quản trị quảng cáo 47

×