Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận Tìm hiểu về vấn đề ngoại tác tác động ngoại vi của giáo dục đại học Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.41 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG
ĐỀ TÀI :
TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ NGOẠI TÁC
TÁC ĐỘNG NGOẠI VI CỦA GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC VIỆT NAM.


GVHD: Thạc sĩ TrầnThu Vân
Nhóm SVTH: Nguyễn Đình Duật ĐT1
Nguyễn Việt Dũng ĐT1
Phạm Ngọc Tĩnh ĐT1
Cao Võ Xuân Anh ĐT1
Đinh Việt Thắng ĐT1
Huỳnh Công Bình
ĐT1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề Trang
1
II. Nội dung Trang
2
1. Vấn đề cơ bản về ngoại tác Trang
2
1.1 Khái niệm Trang
2
1.2 Đặc điểm Trang
2


2. Ảnh hưởng ngoại tác tích cực và tình trạng không hiểu
quả của
thị trường Trang
3
2.1 Hiệu quả thị trường Trang
3
2.2 Ảnh hưởng của ngoại tác tích cực Trang
4
3. Ngoại tác tích cực giáo dục đại học ở Việt Nam Trang
5
III. Kết quả và thảo luận Trang
8
Tài liệu tham khảo Trang
11
I. Đặt vấn đề:
Trong cuộc sống, mọi người đều chịu tác động qua lại của
nhau và không ai có thể nói rằng mình sống mà không chịu ảnh
hưởng bởi các tác động nào đó. Tác động có thể là tốt hoặc có
thể là xấu và sự ảnh hưởng đó tác động như thế nào đến lợi ích
xã hội?
Đối với một thị trường, nó không chỉ ảnh hưởng đến
người mua, người bán trên thị trường, mà bao gồm phúc lợi của
những người ngoài cuộc chịu ảnh hưởng.
Với nền kinh tế tri thức như hiện nay thì giáo dục được đặt
lên hàng đầu bởi vì giáo dục là hoạt động thuộc lĩnh vực phát
triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý nhất của mọi quốc
gia. Giáo dục là 1 lĩnh vực đầu tư cho tương lai nên nó không
thể tạo thành quả để hưởng thụ ngay. Như chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Theo Adam Smith, nhà kinh tế học trường phái cổ

điển về “vốn con người”. Ông cho rằng vốn con người bao hàm
những gì do giáo dục mang lại. Muốn có, gia đình xã hội phải
đầu tư, vốn đó sẽ giúp con người kiếm sống suốt đời và góp
phần làm xã hội giàu có. Vậy ảnh hưởng của giáo dục tác động
tích cực đối với xã hội như thế nào?
Nó có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống kinh tế -xã hội–
văn hóa.Những ảnh hưởng đó đã làm cho thị trường đạt hiệu
quả chưa?
Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm làm đề tài về vấn đề
ngoại tác - tác động ngoại vi của giáo dục đại học Việt Nam .
II. NỘI DUNG:
1. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGOẠI TÁC:
1.1 Khái niệm: Khi hành động của 1 đối tượng có ảnh
hưởng đến 1 đối tượng khác nhưng những ảnh hưởng đó lại
không được phản ánh trong giá cả thị trường thì những ảnh
hưởng đó gọi là ngoại tác.
Khi xuất hiện ngoại tác, mối quan tâm xã hội về kết cục
thị trường không chỉ dừng ở phúc lợi người mua và người bán,
nó còn bao gồm phúc lợi của những người ngoài cuộc chịu ảnh
hưởng. Ngoại tác có thể là tiêu cực cũng có thể là tích cực.
Ngoại tác tiêu cực: là khoảng chi phí áp đặt lên đối tượng
thứ ba nhưng chi phí đó không phản ánh lên giá cả thị trường.
Ví dụ: Khí thải xe máy gây ra ngoại tác tiêu cực vì nó tạo
ra khói bụi mà những người khác phải hít thở.
Ngoại tác tích cực: là những lợi ích mang lại cho đối
tượng thứ ba nhưng lợi ích đó không phản ánh lên giá cả thị
trường .
Ví dụ: Những khu di tích lịch sử được trùng tu mang đến
những ngoại tác tích cực, bởi vì những người đi ngang qua có
thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của chúng.

1.2 Đặc điểm:
Dù là ngoại tác tiêu cực hay tích cực chúng đều có đặc
điểm:
• Chúng có thể do sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra .
VD: 1 nhà máy gây ô nhiễm là ngoại tác tiêu cực do sản
xuất
Doanh nghiệp cạnh tranh nhau để sản xuất thiết kế và
cải tiến công nghệ xe hơi. Nó không chỉ có lợi cho doanh
nghiệp mà còn cho toàn xã hội. Bởi vì nó nằm trong khối
kiến thức công nghệ của toàn xã hội.
Một cá nhân hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến sức khỏe
người xung quanh là ngoại tác tiêu cực do người tiêu dung
gây ra.
• Trong ngoại tác, việc ai gây tác hại (lợi ích) cho ai nhiều
khi chỉ mang tính tương đối.
VD: Xét ví dụ nhà máy xả chất thải xuống dòng sông,
ngoại tác không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây
thiệt hại cho ngư dân mà trái lại có thể phân tích dưới góc
độ ngư trường của ngư dân đã thu hẹp hoạt động của nhà
máy.
• Sự phân biệt tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại tác
chỉ là tương đối: cùng 1 hoạt động ngoại tác nhưng nó
được đánh giá là tốt hay xấu tùy thuộc vào quan điểm của
người chịu ảnh hưởng.
VD: một lò nướng bánh có thể tạo ra ngoại tác tích cực
cho hàng xóm, nếu người bên cạnh có thể lợi dụng hơi
nóng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hấp tẩy quần
áo của mình. Nhưng nó cũng có thể là ngoại tác tiêu cực
nếu nhà bên kinh doanh hàng đông lạnh.
• Tất cả ngoại tác đều phi hiệu quả nếu xét dưới quan điểm

xã hội.
2. ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ NGOẠI VI TÍCH CỰC VÀ
TÌNH TRẠNG KHÔNG HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG:
2.1 Hiệu quả thị trường:
Khi không có ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ, giá cả
điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Lượng sản xuất và tiêu
dùng ở trạng thái cân bằng thị trường Q
E
là hiệu quả MC=MB.
(lợi ích biên = chi phí biên)
Q
P MC
Chi phí biên tư nhân
MB
Lợi ích biên tư
nhân
O
Q
E
E
2.2 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi tích cực
Chi phí biên tư nhân:MC. Đó cũng là chi phí biên xã hội MSC
(MC=MSC)
Lợi ích biên tư nhân :MB
MC
MEB
MB
MB+s MSB=MB+MEB
E


E
Q
E
Q
E

Sản lượng
Giá
B
Cân bằng thị trường diễn ra tại E, với số lượng Q
E
được thực hiện
bởi vì tại đó MB=MC (lợi ích biên tư nhân = chi phí biên tư nhân).
Hoạt động tiêu dùng đã gây ra 1 ngoại tác tích cực MEB
Do hoạt động tiêu dùng mang lại ngoại tác tích cực cho xã hội nên
xét trên góc độ xã hội thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải là
MB+MEB.Vậy mức hiệu quả xã hội là Q
E


đạt tại điểm E

khi
MSB=MC .
Tóm lại, khi xuất hiện ngoại tác tích cực thì thị trường luôn tạo
ra một mức sản lượng thấp hơn mức tối ưu xã hội.
Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ thì xã hội sẽ tổn
thất kinh tế do sản xuất dưới mức hiệu quả chung của xã hội -
một khoản phúc lợi bằng diện tích tam giác EBE


Vậy làm thế nào có thể đẩy mức sản lượng của thị trường lên
ngang bằng mức tối ưu xã hội. Cách thông dụng nhất là tiến hành
trợ cấp. Đây là mức trợ cấp Pigou, sao cho trợ cấp đúng bằng lợi
ích biên tại mức sản lượng tối ưu. (s = MEB)
3. NGOẠI TÁC TÍCH CỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM
Giáo dục được xác định là một dịch vụ, không phải là một
hàng hóa. Dịch vụ vì sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ
năng, mà kiến thức và kỹ năng thì không sờ mó được.
Giáo dục được xác định như là một “dịch vụ tư” vì dịch vụ
này bao hàm hai đặc điểm: có tính loại trừ và có tính cạnh tranh
trong sử dụng. Có tính loại trừ trong sử dụng vì sinh viên không
thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó mà không có điều kiện, họ phải
thi đầu vào, phải đóng học phí, vv. Nếu sinh viên không thỏa mãn
những điều kiện đó sẽ bị lọai trừ ra khỏi việc hưởng thụ dịch vụ
giáo dục. Dịch vụ giáo dục có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc
học của một sinh viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của người
khác. Vì số lượng sinh viên trong một lớp học là hạn chế và số
lượng lớp học trong một trường cũng bị hạn chế, nên sinh viên này
được học thì một người khác không được học, hay là nếu thêm một
sinh viên vào một lớp học quá đông sẽ ảnh hưởng đến việc học của
các sinh viên khác.
Tương tự hàng hoá và dịch vụ khác, thị trường dịch vụ giáo
dục, nói tắt là thị trường giáo dục, có hai khía cạnh, cung và cầu.
Trong một lý thuyết căn bản của kinh tế học, quy luật cầu muốn
nói rằng cầu và giá có quan hệ nghịch biến, tức là đường cầu dốc
xuống. Nếu giá càng cao thì cầu càng thấp và ngược lại. Khi chi
phí cho việc học tăng lên thì số người đi học sẽ giảm. Hơn nữa,
quy luật cung thì ngược lại, cung và giá có quan hệ đồng biến,
đường cung dốc lên, nếu học phí thu được từ sinh viên càng cao thì

số số lượng sinh viên mà nhà trường nhận đào tạo càng cao. Ngược
lại, nếu sinh viên học phí càng thấp thì số lượng sinh viên nhà
trường nhận đào tạo sẽ giảm.
Phân tích ngoại tác tích cực trong giáo dục
Lợi ích tư nhân (MB) là lợi ích của bản thân sinh viên sau
khi học, sau khi học có được kiến thức và kỹ năng làm việc, sẽ tìm
được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, không chỉ một, hai
năm mà lợi ích cho cả cuộc đời còn lại. Do đó, cá nhân người đi
học phải đầu tư. Tuy nhiên, lợi ích xã hội của giáo dục là rất lớn,
nó bao gồm lợi ích tư nhân như nói trên và lợi ích ngoại tác.
Lợi ích ngoại tác (MEB) có nghĩa là người đi học đem lợi ích
cho người khác và xã hội. Việc học sẽ giảm bớt tệ nan xã hội, dễ
dàng hơn cho nhà nước trong việc phổ biến và thực hiện các chính
sách kinh tế văn hóa và xã hội. Hơn nữa, các doanh nghiệp và cơ
quan tuyển dụng cũng có lợi nhuận trong viêc học của các cá nhân.
Sinh viên học xong sẽ có lợi ích trong việc học, sẽ làm việc cho
các doanh nghiệp chẳng hạn, doanh nghiệp phải trả lương cho sinh
viên tốt nghiệp, nhưng mức lương bao giờ cũng thấp hơn năng suất
lao động mà sinh viên đem lại cho doanh nghiệp, sự chênh lệch đó
là lợi nhuận mà doanh nghiệp có được do việc học của sinh viên.
Hơn nữa nếu dân số có trình độ tốt nghiệp đại học cao thường bầu
ra một chính phủ có năng lực hơn và nhiều người được lợi hơn.
Như vậy, tồn tại lợi ích ngoại tác mà người đi học không nhận
được, nên người đi học không đầu tư đúng mức cho việc đi học vì
họ quyết định đầu tư cho việc học phụ thuộc vào sự so sánh giữa
chi phí tư nhân và lợi ích tư nhân thay vì lợi ích xã hội, họ không
quan tâm đến lợi ích xã hội.
Do đó lợi ích tư nhân của việc học luôn nhỏ hơn lợi ích xã hội
do tồn tại lợi ích ngoại tác của việc đi học.
Như vậy để đạt hiệu quả thì lợi ích biên xã hội MSB phải

bằng với chi phí biên tương ứng với mức Q
E

. Rõ ràng lượng sinh
viên thấp hơn so với mức hiệu quả nên gây ra tổn thất cho xã hội.
Vấn đề: Người có thu nhập thấp không có khả năng tiếp
cận giáo dục
Vì chi phí cho việc học khá cao và đầu tư cho việc học là
đầu tư lâu dài, thời gian học đại học trung bình là 4 năm, trong thời
gian đi học phần lớn chỉ có chi không có thu, do đó những gia đình
có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục
nếu tất cả các trường học theo cơ chế thị trường, học phí bù đắp
đầy đủ chi phí giáo dục của trường. Việc hỗ trợ cho người nghèo đi
học là rất cần thiết.
Giải pháp nhà nước
Vì tồn tại lơi ích ngoại tác nên nhà nước cần phải đầu tư cho
giáo dục, không thể để 100% chi phí cho người đi học phải gánh
chịu… Hơn nữa, vì người nghèo không có khả năng tham gia việc
học theo cơ chế thị trường, nhà nước cần phát triển thị trường vốn
để cho sinh viên vay vốn hoặc có các học bổng cho các sinh viên
nghèo học giỏi.
Giá dịch vụ
giáo dục
Lượng dịch vụ giáo dục
Lợi ích của
SV(MB)
B
Chi phí của
việc đi
học(MC)

MB+s
lợi ích mà xã hội nhận được(MSB=MB+MEB)
E’
E
Q
E
Q
E’
Lợi ích ngoại tác
tích cực của việc đi
học (MEB)
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ngày 27/9/2007, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh
Hùng đã ký Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng cho vay
đối với học sinh, sinh viên. Theo quyết định mới, mức vay vốn tối
đa dành cho học sinh - sinh viên là 800.000 đồng/tháng. Lãi suất
cho vay hết sức ưu đãi chỉ 0,5%/tháng và lãi suất quá hạn cũng
không quá 130% lãi suất vay.
Chính phủ sẽ vẫn bố trí đủ nguồn vốn (khoảng 8.000 tỷ đồng
trong năm 2009) để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
được vay để học tập với lãi suất thấp.
Năm 2009 ngân hàng dành 8.000 tỷ đồng cho sinh viên vay
vốn. Mức cho vay của chương trình vẫn giữ 800.000đ/tháng.
Trước câu hỏi tại sao không điều chỉnh mức cho vay khi cuộc
sống của nhiều gia đình bị tác động bởi những khó khăn do ảnh
hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, ông Nguyễn Văn Lý
giải thích, mức vay này (800.000 đồng/tháng với lãi suất 6%/năm)
chỉ mang tính hỗ trợ trong bối cảnh mức học phí vẫn giữ nguyên,
lạm phát đã được kiềm chế. Điều quan trọng, HSSV và gia đình họ
phải tự lực vươn lên, nỗ lực vượt qua khó khăn.

Nhìn lại 2 năm qua, theo đánh giá của nhiều chuyên gia về
giáo dục, của xã hội, gia đình HSSV, những gì chương trình đạt
được gần như vượt qua cả mong đợi, đã tác động tích cực đến toàn
thể xã hội, tạo điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được
có cơ hội học tập, giảm tỷ lệ HSSV bỏ học vì không có khả năng
trang trải chi phí học tập, giảm bớt thời gian đi làm thêm của
HSSV để tập trung cho học tập.
Theo báo cáo tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày
12/6 /2009 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân:
“chúng ta đã cho vay được 1,3 triệu học sinh, sinh viên với tổng
kinh phí là 13.700 tỷ đồng, số hộ được vay 1,2 triệu hộ. Trong đó,
những người hộ nghèo chiếm hơn 35%, cận nghèo 50%.
Và trong tổng số 1,3 triệu người vay, chỉ có 913 người là
không đúng đối tượng chiếm 0,04 %. Chương trình đã được triển
khai thực hiện trên diện rộng tại hơn 9.000 xã, phường trong cả
nước.
Với diện đối tượng rộng và đa dạng, yêu cầu cho vay đúng,
đủ, đến tận tay đối tượng gần như đã được đảm bảo tuyệt đối.
Dễ dàng và nhanh chóng là nhận xét chung của nhiều sinh
viên về quy trình, thủ tục vay tín dụng đào tạo được thực hiện 2
năm nay.
1,3 triệu HSSV đã nhận được khoản vay này với mức vay tối đa là
800.000 đồng/tháng, lãi suất 6%/năm.
Với mức lãi suất thấp như vậy, đây là một giải pháp tài chính
hữu hiệu không chỉ với các em, mà còn với cả các gia đình. Ngoài
ra, trong thời gian học, HSSV không phải trả gốc hay lãi.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế như lạm phát tăng
cao năm 2008 hay suy thoái kinh tế năm 2009, nguồn vốn cho
HSSV vay học tập không những vẫn được đảm bảo mà còn tăng

thêm.
Tính đến hết năm 2008, theo Ngân hàng Chính sách xã hội,
đơn vị thực hiện chương trình, đã giải ngân được 9.535 tỷ đồng
vốn vay học tập. Theo kế hoạch năm 2009, có thêm khoảng 8.000
tỷ đồng cho HSSV vay.
Tuy vậy, chương trình cũng gặp một số bất cập hạn chế cần
khắc phục. Hiện tỷ lệ HSSV vay vốn theo học các trường cao
đẳng, đại học chiếm chủ yếu, trong khi cho vay đối với khối trung
học, học nghề còn rất hạn chế. Số HSSV vay vốn đi học các
chương trình đào tạo trên dưới 1 năm còn rất thấp.
Thực tế cho thấy còn những kẽ hở trong quản lý và thực hiện.
Cần có những giải pháp hữu hiệu về mặt thiết kế chính sách cũng
như thực thi từ các đơn vị cơ sở. Từ đó, cần làm rõ và phân loại
các đối tượng có nhu cầu một cách thiết thực, tạo hiệu quả cao
trong việc sử dụng đồng vốn.
Sắp tới, chương trình sẽ có một số thay đổi để đáp ứng tình
hình mới, đòi hỏi hạn chế các bất cập càng trở nên cấp bách.”
Theo Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục 2009-2014,
chính sách tín dụng cho học sinh học nghề và sinh viên thuộc diện
gia đình nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn vay tiền để
học tập sẽ được tăng thêm mức cho vay để phù hợp với mức điều
chỉnh học phí.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 12/6 vừa qua, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn
mạnh: “Nhà nước cam kết mức vay được điều chỉnh để luôn đảm
bảo cơ hội học tập cho HSSV. Không để HSSV nào phải nghỉ
học…”
Trong hoàn cảnh nào, “không để HSSV nào phải nghỉ học”
cũng là mục tiêu, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mọi hoạt động của
chương trình tín dụng cho HSSV vay để học tập suốt 2 năm qua và

cả thời gian tới.
Làm vơi nỗi lo về gánh nặng tài chính đối với gia đình
nghèo, những người xây dựng, triển khai chương trình đều mong
mỏi, mỗi HSSV có thể thấu hiểu, sử dụng đúng nguồn vốn hỗ trợ,
nỗ lực học tập, cố gắng tự lực vươn lên hoàn trả vốn vay để các thế
hệ tiếp theo tiếp tục được thụ hưởng chính sách này. Như thế,
những đồng vốn hỗ trợ mới thực sự đạt được hiệu quả đích thực.
Tóm lại:

×