Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 98 trang )

1



 !
2
"#"
$"%&'
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
AGRIBANK, VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam
ATM Máy rút tiền tự động
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam
CA Chứng chỉ số
CMND Chứng minh nhân dân
CN Chi nhánh
CNTT Công nghệ thông tin
EVN Tổng Công ty Điện lực Việt nam
HĐQT Hội đồng quản trị
IB Internet Banking
LAN Mạng nội bộ
MB Mobile Banking
NH Ngân hàng
3
NHĐT, E-BANKING Ngân hàng điện tử
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PIN Mã số cá nhân
POS Điểm chấp nhận thẻ
PKI Hạ tầng khoá công khai
SSL Chứng thực dựa trên chứng chỉ số
TCBS Giải pháp ngân hàng toàn diện


TECHCOMBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt nam
TMĐT Thương mại điện tử
TP Thành phố
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VIETINBANK Ngân hàng Công Thương Việt nam
VIP Khách hàng thân thiết
VPN Mạng riêng ảo
4
WAN Mạng diện rộng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
5
$"(
$"()*
6
#+
Trước tiên, người viết luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô trong Ban
Giám hiệu và Khoa Sau đại học, đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên
trong quá trình học tập bậc cao học tại Nhà trường.
Người viết luận văn xin trân trọng cảm ơn PGS,TS ,
người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tâm và tận tình hướng dẫn tác giả hoàn
thiện luận văn thạc sỹ này.
Cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ và
tạo điều kiện về thời gian cho tác giả trong suốt quá trình viết khóa luận.
Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tổng
hợp các ý kiến của các chuyên gia trong nước về lĩnh vực này, song luận văn
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của quí thầy cô và các bạn.
Hà nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn

7
,-
.! Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu
rộng, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động, hình thành
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế
đối ngoại. Nó là công cụ quan trọng để phát triển nền kinh tế quốc dân, hội nhập với
nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Việc
mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập
khẩu, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân là một mục tiêu
quan trọng nhất của chính sách thương mại.
Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu khổng lồ với kim ngạch nhập khẩu năm
2010 đạt 2.400 tỉ USD, sức mua lớn với GDP bình quân đầu người đạt 47.275 USD
(2010), đa dạng về thu nhập, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hóa. Nhờ tiềm
năng to lớn và những ưu thế riêng có của mình, trong những thập kỷ tới, Hoa Kỳ
vẫn là cường quốc kinh tế số một của thế giới, và đặc biệt đóng vai trò chi phối đối
với nền kinh tế và thương mại trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Do đó, việc
đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này đã trở thành yêu cầu trước mắt cũng như
chiến lược phát triển xuất khẩu bền vững.
Nhờ sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa hai nước nói chung, và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Hoa Kỳ nói riêng không ngừng tăng lên.
Tuy nhiên, việc thâm nhập và trụ vững trên thị trường Mỹ không phải là điều dễ
dàng, đặt ra cho các chúng ta những thách thức làm sao để phát triển sản phẩm, dịch
vụ của mình đạt được các yêu cầu, tiêu chuẩn cũng như thị hiếu của thị trường và
phù hợp với những quy định về chính sách, luật pháp, tập quán thương mại Hoa Kỳ.
Thứ nhất, những thủ tục pháp lý và chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ rất phức tạp.
Thứ hai, hiện nay còn tồn tại những bất đồng trong văn hoá kinh doanh và các tập
quán buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của

8
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn yếu, ít hàm lượng công nghệ kỹ thuật
cao. Thứ tư, Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường nên xuất khẩu của
nước ta sang Hoa Kỳ còn gặp nhiều khó khăn và bất lợi trong các vụ tranh chấp
thương mại mà điển hình là các vụ kiện bán phá giá.
Đứng trước tiềm năng phát triển và những thách thức to lớn đó, làm thế nào để
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ? Đó chính là
lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ sau đây: “Phát triển xuất khẩu
của Việt Nam sang Hoa Kỳ”.
/! Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra các giải pháp vĩ mô và vi mô cơ
bản nhất để phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
0! Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ.
Về phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về thời gian nên trong khuôn khổ luận văn
này, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2010, không đề cập đến dịch vụ.
1! Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài dự định sẽ thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và nghiên cứu một số vấn đề có
liên quan đến thị trường hàng hóa của Hoa Kỳ.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong
giai đoạn nghiên cứu đã đặt ra.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang Hoa Kỳ.
2! Tình hình nghiên cứu:
9
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến

việc phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ như:
- “Những qui định về thương mại hàng hoá trong Hiệp định thương mại
Việt - Mỹ và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang thị trường Mỹ” của tác giả Trương Thị Mai Hương
(2001).
- “Thực trạng thương mại Việt-Mỹ và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ sau Hiệp định thương mại
Việt-Mỹ có hiệu lực” của tác giả Dương Đức Dũng (2002).
- “Tìm hiểu hệ thống các quy định của luật pháp liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu của Mỹ và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam sang thị trường Mỹ” của Ngô Thị Hoài (2003).
- “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” của Phạm Tuyết Khanh (2006)…
Tuy nhiên, ở những công trình này, giai đoạn nghiên cứu đã quá xa so với thời
điểm hiện tại, chưa nghiên cứu đầy đủ, tổng quát trong bối cảnh WTO và hoặc chỉ
tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho một ngành hoặc một nhóm ngành
hàng cụ thể.
Điểm mới của luận văn là xuất phát từ việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và
thực tiễn nổi cộm đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ một cách tổng thể
và tương đối toàn diện trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất những
giải pháp vĩ mô và vi mô trên cơ sở cập nhật những thông tin, tình hình, chính sách
mới nhất, mang đậm tính thời sự.
3! Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự kiến sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Nghiên cứu thực tiễn:
o Phương pháp quan sát
10
o Phương pháp thống kê, phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Nghiên cứu lý thuyết:

o Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết
o Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
o Phương pháp mô hình hóa
4! Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và các danh mục tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương sau đây:
56789.: Khái quát về hoạt động xuất khẩu và giới thiệu về thị trường Hoa
Kỳ
56789/: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ.
567890: Giải pháp phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là một vấn đề không quá mới mẻ nhưng rất rộng và phức tạp. Môi trường
kinh doanh lại luôn luôn biến đổi không ngừng và khó dự đoán. Vì vậy, luận văn
này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp xây dựng và phê bình quý báu của các thầy cô, bạn bè và quý độc giả gần
xa để được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. , người đã
tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày tháng năm
11
+.:
;<
=<
.!.!;<
.!.!.!5>?8?@ABCDEF5GC
Từ xa xưa con người đã ý thức được lợi ích lợi ích của hoạt động trao đổi
mua bán giữa các quốc gia và đó là khởi nguồn cho các lý thuyết về xuất khẩu.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và/hoặc dịch vụ cho một quốc gia khác trên
cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở

đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của
hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so
sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng
hoạt động này.
Xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế. Nó xuất
hiện rất sớm và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực,
trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản
xuất, máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật cao. Ngoài ra hoạt động này còn diễn ra
đối với hàng hoá vô hình (dịch vụ) và mặt hàng này ngày càng có xu hướng chiếm
tỷ trọng cao trong mậu dịch quốc tế.
.!.!/!H?EIJKLHBCDEF5GCMN?OP?8Q8F?85ER
Đối với nền kinh tế toàn cầu:
Như chúng ta đã biết, xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt
động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là
hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn
bán trong tổ chức thương mại toàn cầu, với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một
doanh nghiệp nói riêng, cả quốc gia nói chung.
12
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là
hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là một trong
bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một
trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Một quốc gia dù ở trong tình
huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi
thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi
thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên
môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình

một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài
nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy, xét trên quy
mô toàn thế giới, tổng sản phẩm sẽ tăng.
Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tỉ trọng của xuất khẩu trên GDP
toàn cầu giai đoạn 2001-2010 dao động trong khoảng từ 24-29%.
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc gia:
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển
kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ: để tăng trưởng và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia
cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ.
Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam) đều thiếu vốn, kỹ thuật
công nghệ. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có vốn và công nghệ?
Trước hết, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích
hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng
nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá phải có một
lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ, thiết bị tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có
nguồn vốn nhập khẩu, một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
• Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ
13
• Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
• Thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được,
song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn vay, các nước đi
vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Bởi vậy, xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn quan trọng nhất. Xuất
khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của
hoạt động nhập khẩu. Ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn. Do đó, họ trông chờ vào
nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu. Song mọi cơ hội đầu tư, vay nợ và viện trợ của

nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản
xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .
Bên cạnh đó, xuất khẩu còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của
thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu
tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản
xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất
thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành
sản xuất không có cơ hội phát triển. Thứ hai, coi thị trường thế giới là thị trường để
tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:
+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể
thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như
bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy … sẽ có điều kiện phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất,
tạo lợi thế nhờ quy mô.
14
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở
rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu
dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất
của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất
được.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của
từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và
chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi
loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ
hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ

năm. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho
thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.
Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh
toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các
nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được
nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung ngoại tệ, ổn định
sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hơn nữa, xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân. Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng
triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra
ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong
phú của nhân dân.
Ngoài ra, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại
giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề
vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo
các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng
quốc tế … Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động
xuất khẩu làm cơ sở cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
15
Có thể nói, xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung
sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế
bằng hai cách:
+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra.
+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động
của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ở mức cao, đạt
19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010,

tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ
46% năm 2001 lên 70% năm 2010.
1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị
trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp.
Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp
thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Xuất khẩu
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh
nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được
các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó
nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu … phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập
khẩu cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt hàng
có khả năng xuất khẩu, các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công
tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu
kỳ sống của một sản phẩm.
16
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết
kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều
lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng
thêm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ
buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có

lợi.
.!.!0!>KSRCENT8556U89EP?5VWEMX89BCDEF5GC
1.1.3.1. Các yếu tố khách quan
• YRCENK5Z85EI[\]5>]^C_E
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể
ở hai hay nhiều môi trường chính trị - pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường
cũng khác nhau. Tất cả các đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân
thủ luật thương mại quốc gia và quốc tế, tuân thủ các chính sách, quy định của nhà
nước về thương mại trong nước và quốc tế:
- Các quy định về khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất khẩu.
- Các quy định về thuế quan xuất khẩu.
- Số mặt hàng.
- Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia
vào hoạt động xuất khẩu.
- Phải tuân thủ pháp luật của nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh
không được đi trái với đường lối phát triển của đất nước.
• >KSRCENF?85ER\B`5X?
17
Sự tăng trưởng kinh tế hay sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị trường thế giới. Nền kinh tế
của một quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng xuất khẩu của nước đó
trên thị trường thế giới sẽ không ngừng được cải thiện.
Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước cũng góp phần hạn chế
hay kích thích xuất khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hoá trong nội địa
và thế giới.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường
hàng hoá trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh xuất khẩu.
Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất

khẩu. Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông
qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì
việc thanh toán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các đơn vị tham gia kinh doanh xuất khẩu.
Thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau. Do
vậy, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nếu đồng tiền
trong nước giảm giá so với các đồng tiền ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh
toán như USD, GDP sẽ kích thích xuất khẩu và ngược lại, nếu đồng tiền trong
nước tăng giá so với đồng tiền ngoại tệ thì việc xuất khẩu sẽ bị hạn chế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất
khẩu. Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống
thông tin liên lạc, vân tải từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp
đồng, vận chuyển hàng hoá và thanh toán. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và góp phần hạ thấp chi phí cho đơn vị kinh
doanh xuất khẩu.
Ngoài ra, sự liên kết và hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới, sự
tham gia vào các tổ chức thương mại như: AFTA, APEC, WTO … sẽ có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.
18
1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan
• 7K5REaK5bKcCT8^dKe89ES
Nếu cơ chế tổ chức bộ máy hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản lý sử dụng tốt
hơn nguồn lực của công ty, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của công ty. Còn
nếu bộ mấy cồng kềnh, sẽ lãng phí các nguồn lực của công ty và hạn chế hiệu quả
kimh doanh của công ty.
• 5f8ENKV8896g?
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công ty
là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Các nghiệp vụ kinh
doanh xuất khẩu nếu được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ chuyên môn cao,
năng động, sáng tạo trong công việc và có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ mang lại

hiệu quả cao.
• 5f8ENOQON8OhEIH89i[O_EK5DEFjE5C_EKLHKe89ES
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Công ty có vốn kinh doanh
càng lớn thì cơ hội dành được những hợp đồng hấp dẫn trong kinh doanh sẽ trở nên
dễ dàng hơn. Vốn của công ty ngoài nguồn vốn tự có thì nguồn vốn huy động cũng
có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh.
Thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thực chất cũng là nguồn vốn của công ty
(vốn bằng hiện vật). Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp lý sẽ góp phần
làm tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
.!.!1!kKM?lABCDEF5GCEIV89iN?KT85EVh8KmC5nHF?85ER
Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình hình thành thị trường toàn cầu, làm tăng sự
tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, biểu hiện dưới dạng
liên kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực.
Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó
cũng có những đặc trưng của hoạt động thương maị quốc tế và nó liên quan đến
hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận
tải quốc tế và phải tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Hoạt động xuất khẩu
19
không giống như hoạt động buôn bán trong nước ở đặc điểm là nó có sự tham gia
của đối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị
công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho
quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể
diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra
trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
.!/!=<o
.!/!.![EIZKLHE5[EI6g89VHpMN?OP?8Q8F?85ERE5R9?P?
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội

Hoa Kỳ tên đầy đủ, chính thức là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nằm ở Bắc Mỹ,
phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp
với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô; Tổng diện tích: 9.629.091 km2
chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 Km2 và diện
tích mặt nước là 470.131 km2; Dân số: 310.232.863 (07/2010), Thủ đô: Washington
D.C. Các thành phố chính khác: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco,
Philadelphia Ở Hoa Kỳ, tiếng Anh được công nhận như ngôn ngữ quốc gia, biến
thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được gọi là tiếng Anh Mỹ. Có 82% dân số nói
tiếng Anh, 12% dân số nói tiếng Tây Ban Nha, số còn lại là các ngôn ngữ khác.
Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ: Đồng đô la Mỹ (USD).
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn, đa dạng nên Hoa
Kỳ gần như có tất cả hình thái khí hậu ôn hòa tới nhiệt đới hay địa cực. Chủ yếu là
khí hậu ôn đới, tuy nhiên tại Hawaii và Florida có khí hậu nhiệt đới và Alaska là khí
hậu hàn đới. Khí hậu bán hoang mạc tại đồng bằng phía Tây sông Mississippi và
khí hậu hoang mạc tại lưu vực phía Tây Nam; phía Tây Bắc khí hậu hơi lạnh và ấm
dần vào tháng 1 và 2.
20
Hoa Kỳ là quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng lớn và đa dạng:
than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ
ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.
Với những thuận lợi cả về diện tích rộng lớn, địa hình và khí hậu đa dạng và
giàu tài nguyên thiên nhiên, Hoa Kỳ có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển
nền kinh tế.
Về mặt xã hội, tính đến tháng 7 năm 2010, dân số Hoa Kỳ đạt 310.232.863
người. Theo kết quả điều tra dân số tính đến thời điểm đó, cơ cấu dân số Hoa Kỳ
khá trẻ: số dân từ 0-14 tuổi chiếm 12,8%, từ 15-64 tuổi chiếm 67% và 65 tuổi trở
lên chiếm 20,2%. Tuổi thọ trung bình tại Mỹ là 78,24 tuổi và tốc độ tăng dân số đạt
0,97%, trình độ dân trí cao. Ngoài ra, hơn 79% dân số Hoa Kỳ phân bố ở thành thị,
có điều kiện sống vào hàng bậc nhất thế giới, là điều kiện lý tưởng, thị trường hấp
dẫn với xuất khẩu của các nước trên thế giới.

Hoa Kỳ là quốc gia đa chủng tộc và tôn giáo. Tại đây có cả người da đen, da
trắng, người gốc châu Á, thổ dân da đỏ và Alaska, thổ dân Hawai và các hòn đảo ở
Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ cùng sinh sống.
1.2.1.2. Vị thế nền kinh tế
Có một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì
hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”. Nhắc đến Hoa Kỳ là nhắc đến cường quốc số
một thế giới về kinh tế, với sự phát triển nhanh, mạnh, hiện đại và năng động nhất
thế giới với 4 đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Hoa Kỳ chiếm 50% GDP thế giới, 1/3 buôn bán quốc tế. Tỷ trọng của nền kinh
tế Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới tuy giảm song hiện nay vẫn giữ ở mức 22-23%
GDP thế giới. Năm 2010 GDP của Hoa Kỳ đạt gần 14.700 tỷ USD với GDP bình
quân đầu người đạt trên 47.200 USD. Tính theo giá trị tuyệt đối, chiều hướng tăng
trưởng của Mỹ trong 10 năm qua khá rõ rệt. Từ năm 2000 – 2010, mặc dù có sự tan
vỡ của bong bóng interner năm 2001 và sự sụt giảm nghiêm trọng do đại suy thoái
năm 2008 – 2009 gây ra, nhưng tính toán theo mức giá không thay đổi, GDP của
Mỹ trong cả giai đoạn này vẫn tăng trưởng 21%. Năm 2000, trong nhóm G20, GDP
21
của Mỹ chiếm 61% tổng số GDP của 19 nước còn lại. Đến năm 2010, tỷ lệ này
giảm xuống còn 42%. Năm 2000, quy mô GDP của Mỹ bằng 8 lần Trung Quốc,
nhưng đến năm 2010, con số này chỉ còn hơn 2,5 lần. Nhật Bản chính là một ví dụ
so sánh rõ rệt: GDP của Mỹ năm 2000 bằng 3 lần Nhật Bản, nhưng đến năm 2010,
(trước khi xảy ra sóng thần và động đất năm 2011) lại chỉ còn 2,6 lần. Với dân số
trên 310 triệu người, trong đó hơn 79% sống ở thành thị, thu nhập cao, Mỹ là thị
trường rộng lớn và có mức tiêu thụ bậc nhất thế giới.
Thứ hai, trình độ kỹ thuật hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Trong
khoảng 100 năm qua, Mỹ luôn đi đầu thế giới trong việc nghiên cứu và ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và là nơi khởi nguồn của rất nhiều công
nghệ hiện đại đang được cả thế giới ứng dụng. Hiện nay, công nghệ thông tin đóng
góp khoảng 25-30% trong tăng trưởng kinh tế, giúp nâng cao năng suất lao động,

giảm chi phí, giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Thứ ba, Hoa kỳ là nền kinh tế dịch vụ. Năm 2010, giá trị khu vực dịch vụ
chiếm hơn 76,8% GDP và 80% lực lượng lao động Hoa Kỳ trong khi ngành nông
nghiệp chỉ chiếm 1,1% GDP, công nghiệp chiếm 22,1%
1
. Song song với mức tăng
của tỷ trọng dịch vụ là mức giảm tương đối của các ngành khác, đặc biệt là các
ngành sản xuất trực tiếp từ vật liệu tự nhiên như nông lâm thuỷ sản, khai khoáng.
Ngành công nghiệp dù từng một thời gian dài chiếm vị trí chủ đạo về giá trị cũng
như vai trò trong nền kinh tế Hoa Kỳ, song từ sau Thế chiến II, tỷ trọng cũng ngày
càng giảm.
Thứ tư, Hoa Kỳ có nền kinh tế tư nhân tự do cạnh tranh. Kinh tế tư nhân
chiếm tỷ trọng áp đảo so với kinh tế nhà nước trong cơ cấu GDP của Hoa Kỳ,
khoảng 90% so với 10%. Chính phủ Hoa Kỳ quản lý nền kinh tế tư nhân trên quan
điểm “càng ít can thiệp càng tốt”, tạo điều kiện để khu vực này phát triển và chỉ
điều tiết khi cần hạn chế những tác động tiêu cực của thành phần kinh tế này đến sự
thịnh vượng chung. Nhờ có thành phần kinh tế tư nhân chiếm vị trí áp đảo, khả
năng cạnh tranh của các công ty Hoa Kỳ được đánh giá là cao nhất theo báo cáo của
1 Nguồn: />22
Diễn đàn kinh tế thế giới, tạo nên tính năng động, dễ thích nghi, luôn sáng tạo đổi
mới cho nền kinh tế.
Hoa Kỳ có nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa với tài nguyên thiên nhiên
phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Kinh tế tư nhân chiếm phần lớn hoạt động
nền kinh tế. Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là bất động
sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác
là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch
vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà
hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống. Hoạt động kinh tế
chính phủ chiếm 12,4% GDP.

Những khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là dịch vụ tài chính, các dịch
vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là
máy tính và đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế. Sản xuất hàng hóa chiếm
19,8% GDP bao gồm các ngành: ngành chế tạo, như máy tính, ôtô, máy bay, máy
thiết bị - chiếm 12,1%; xây dựng - chiếm 4,9%; khai thác dầu mỏ, khí đốt và các
hoạt động khai mỏ khác - chiếm 1,9%. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn thứ ba và
cũng là nước tiêu thụ dầu đứng thứ nhất thế giới.
Những khu vực kinh tế có tỷ lệ đóng góp trong GDP giảm đi là nông nghiệp,
khai thác mỏ, một vài ngành chế tạo khác như ngành dệt. Nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ
chiếm khoảng 1,1% GDP nhưng chiếm khoảng 60% sản xuất nông nghiệp của thế
giới. Hoa Kỳ xếp hạng 3 trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của ngân hàng thế
giới. Hoa Kỳ là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, công nghệ và là thị trường quan trọng
nhất để kinh tế thế giới phát triển.
Hoa Kỳ là một thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ, với sức mua lớn, đa dạng
về thu nhập, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hóa. Hoa Kỳ đứng thứ hai về
xuất khẩu hàng hóa, đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ và cũng là nước có tổng
kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới và vẫn duy trì vị trí
số một cho đến nay. Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một
23
nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất
trên thế giới. Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền
kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách
thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài.
.!/!/!kKM?lAE5[EI6g89VHp
1.2.2.1. Quy mô lớn, con người thực dụng
Là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới với dân số đông (hơn 310
triệu người), có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới, Hoa Kỳ là một trong những thị
trường có quy mô lớn, đa dạng nhất trên toàn cầu. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ
được coi là có nguồn gốc từ châu Âu, song những người thiểu số như người gốc

Mỹ (da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người châu Á…cũng có số lượng đáng kể. Hiện
nay mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và
làm ăn, dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%. Lượng
người nhập cư vào Mỹ bắt đầu gia tăng từ khi Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ chính thức
ra đời. Trong thành phần dân cư đó có đủ loại người: người tìm vàng hoặc người đi
tìm vùng đất có nhiều cơ may hơn, người chạy trốn khỏi sự truy tố của pháp luật,
người đi giảng đạo, người đi buôn, người đi làm thuê cho chủ…
Người Mỹ rất biết giá trị lao động của họ tạo ra và nó phải được lượng hóa
bằng tiền. Làm ra tiền, kiếm tiền là động lực thúc đẩy mọi người vận động nhanh
hơn, căng thẳng hơn, cuồng nhiệt hơn so với xứ khác. Muốn thu được tiền, kiếm
được nhiều tiền, người ta phải ráo riết bươn chải, chạy đua với thời gian, với đối thủ
cạnh tranh để có hàng hóa và dịch vụ tốt hơn. Mặt khác, cần tỉnh táo để không phải
chi phí quá mức từ nguyên liệu, công sức tới tiền bạc. Các tính toán sòng phẳng đến
chi li cho mọi việc bất kể đối với ai, từ người thân trong gia đình tới bạn hữu đã tạo
cho người Mỹ một đặc điểm riêng: đó là tính thực dụng.
1.2.2.2. Chú trọng và yêu cầu cao về dịch vụ
Bản tính thực dụng đã sớm đẩy người Mỹ lao vào hoạt động dịch vụ. Ngay
từ cuối thế kỷ 19, khi nền công nghiệp non trẻ của Mỹ còn chưa đạt được trình độ
công nghệ để vượt qua được các nước tư bản lọc lõi, già dặn kinh nghiệm như Anh,
Pháp, Đức, các nhà sản xuất Mỹ đã tâm niệm rằng sản xuất ra hàng hóa mới chỉ là
24
một giai đoạn của quá trình kinh doanh, do đó muốn kinh doanh thành công, phải
chú ý làm tốt các khâu hỗ trợ cần thiết để hàng hóa đến tay người tiêu thụ nhanh
hơn, nhiều hơn. Muốn vậy phải biết chào hàng, săn đón khách hàng, giúp đỡ khách
hàng xử lý các trục trặc kỹ thuật có thể xảy ra, cung cấp các phụ tùng thay thế hoặc
trang bị phụ… Tóm lại, phải quan tâm chiều ý khách hàng, coi “khách hàng là
thượng đế”, phải luôn tâm niệm rằng ‘khách hàng bao giờ cũng đúng”, có như vậy
mới bán được hàng và mới thu được lợi nhuận. Một khi khách hàng đã bước vào
gian hàng, lập tức họ được săn đón, giới thiệu hàng hóa mà chưa cần biết họ sẽ mua
hay không. Dù khách hàng không mua gì, nhân viên bán hàng vẫn luôn niềm nở và

vui vẻ tạm biệt để hy vọng khách hàng còn quay lại khi khác. Còn nếu khách có vẻ
ưng ý một mặt hàng nào đó, người bán hàng sẽ hồ hởi làm theo mọi yêu cầu của
khách hàng vì họ đã nhuần nhuyễn phương châm “một đơn hàng - một hợp đồng -
một trách nhiệm” từ đơn giản và rẻ tiền như hộp xi đánh giày tới phức tạp và đắt
tiền như chiếc xe hơi, khách hàng đều có cơ hội thử và được hướng dẫn sử dụng hết
sức tận tình. Ở vị trí người bán hàng, hoặc phải bán đủ định mức đã giao trong
ngày, hoặc bán được bao nhiêu thì hưởng hoa hồng bấy nhiêu nên những người bán
hàng cố gắng thuyết phục cho được khách hàng của mình. Người bán hàng Mỹ
cũng hay sử dụng những tiểu xảo như hàng còn rất nhiều nhưng nói chỉ còn một
chiếc duy nhất, khách thử hàng tuy không vừa lắm nhưng vẫn khen đẹp hết lời,
hàng đang ế ẩm nói hàng đang bán rất chạy… do đó người mua cũng phải cảnh giác
với những lời chào ngọt ngào, dù đã thử hàng rồi nhưng nếu không hài lòng thì
cương quyết chối từ.
Dịch vụ sau bán hàng ở Mỹ rất chu đáo. Ngay sau khi khách hàng lựa chọn
được món hàng ưng ý, họ sẽ được hướng dẫn sử dụng tận tình và sau đó, hàng sẽ
được bao gói cẩn thận, trang trí thêm nơ nếu khách muốn. Nếu khách hàng không
muốn lấy hàng ngay mà muốn được đem hàng đến tận nhà thì việc đem hàng đến
nhà, dù bằng đường bưu điện thì vẫn là bổn phận và nghĩa vụ của người bán hàng.
Người bán hàng sẵn sàng nhận lấy công việc đó mà thường không đòi thêm phụ phí.
Những năm gần đây, dịch vụ mua hàng qua điện thoại và qua máy vi tính rất phát
triển vì tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho người tiêu dùng. Có thể
những nội dung dịch vụ đó hiện nay đã trở thành nếp chung của thế giới nhưng phải
25
ghi nhận rằng người Mỹ đã thực hành chúng sớm nhất, đồng thời nước Mỹ trong
những thập niên gần đây phát triển với tốc độ nhanh hơn hẳn các ngành sản xuất,
vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu với tư cách là nhà xuất khẩu dịch
vụ lớn nhất thế giới.
1.2.2.3.Nhu cầu lớn và đa dạng
Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu tiêu thụ lớn do người Mỹ có thu nhập cao và
thích tiêu dùng nhiều. Điều này được lý giải một cách hợp lý theo quan hệ cung cầu,

theo đó cầu càng nhiều bao nhiêu thì cung càng phát triển bấy nhiêu để đáp ứng cầu
đó. Điều này càng kích thích sản xuất và dịch vụ phát triển làm cho nền kinh tế tiến
lên. Các hãng sản xuất một khi đã thu được nhiều lợi nhuận lại ngày càng mở rộng
sản xuất, tái đầu tư sản xuất, nâng cao công nghệ để tiếp tục phát triển không
ngừng.
Vì chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, xã hội, lối sống, mức sống, nên
thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ rất đa dạng. Không vì mức sống cao mà chỉ có các
hàng hóa đắt tiền được tiêu thụ. Tất cả các loại hàng hóa từ giá rẻ cho đến đắt tiền
đều có thể được tiêu thụ ở đây. Do nhu cầu của người Mỹ đa dạng, cộng với việc
tồn tại nhiều tầng lớp giàu nghèo khác nhau trong xã hội khiến thị trường Hoa Kỳ
trở nên rộng mở như vậy. Hàng hóa bán trên thị trường Mỹ chính vì thế mà đòi hỏi
phải đáp ứng được tính đa dạng, có cá tính, hợp thị thiếu và thuận tiện cho việc sử
dụng. Thậm chí khi bán hàng cho mỗi vùng, mỗi bang trên đất Mỹ người ta có thể
phải sử dụng những chiến lược Marketing hoàn toàn khác nhau. Yêu cầu của người
tiêu dùng đối với phẩm cấp hàng hoá cũng có nhiều loại, từ phẩm cấp thấp đến
phẩm cấp trung bình và phẩm cấp cao (các hàng hoá Việt Nam xuất sang Mỹ chủ
yếu hướng vào các đối tượng có nhu cầu hàng phẩm cấp trung bình và thấp).
Đối với các hàng hoá thuộc phẩm cấp trung bình và thấp, thị hiếu của người
Mỹ nhìn chung chuộng những hàng có mẫu mã đơn giản, không cần cầu kỳ, miễn là
mới lạ, tiện dụng, giá rẻ. Do đó, những mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc có cấu
trúc đơn sơ nhưng giá thành thấp đã bán rất chạy ở Mỹ. Ngược lại, một số hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam xuất sang Mỹ trước đây do công kềnh, chạm trổ tinh vi
nhưng giá thành cao nên rất khó bán ở Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ cũng là những

×