Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.61 KB, 80 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Từ hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước trước, tổ tiên đã biết cách săn
bắn hái lượm và biết trồng cây để lấy thức ăn. Những hoạt động săn bắt, trồng
trọt, hái lượm ấy có thể gọi là những hoạt động sơ khai của nông nghiệp.
Cùng với thời gian, xã hội con người ngày càng phát triển tiến bộ nhưng vẫn
không thể thiếu được các hoạt động nông nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách
Đổi Mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay
đổi diện mạo đất nước. Tổng sản phẩm trong nước tăng nhanh, tốc độ tăng
trưởng của năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 2001 – 2005 tổng sản phẩm
trong nước tăng bình quân 7,5% năm. Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo
định hướng đề ra, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tuy giảm về tỷ trọng trong tổng sản
phẩm cả nước nhưng vẫn tăng về giá trị sản phẩm, đạt mức tăng trưởng khá.
Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 10 tháng 4
năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ pháp triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006
– 2010: “Nụng nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng
khoảng 3,8%/năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản
phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực
quốc gia được đảm bảo; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên
thị trường thế giới.”
Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp trên 20% tổng sản phẩm
trong nước nhưng lao động trong lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng số lao
động của cả nước. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng sản
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
phẩm trong nước năm 2000 là 24,53%; 2004 là 21,81%; tỷ trọng lao động
trong lĩnh vực này năm 2000 là 65,1%; 2004 là 58,8%. Những con số này cho


thấy lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong dân số và thu nhập
bình quân đầu người của họ thấp hơn rất nhiều so với lao động trong các lĩnh
vực khác. Vì vậy, để nâng cao đời sống người dân, giảm chênh lệch trong thu
nhập của người lao động, việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người của lao
động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là cần thiết.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta là phân
tán, quy mô nhỏ, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình cho nên muốn tăng thu nhập
lao động nông nghiệp thì phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông
dân.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lao động tập trung ở ngành trồng
trọt. Tuy nhiên, giá trị của ngành trồng trọt mang lại trên tổng giá trị của
ngành nông nghiệp lại có xu hướng ngày càng giảm. Một trong những nguyên
nhân chính của cơ cấu giá trị trồng trọt trong ngành nông nghiệp giảm là do
hiệu quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt thấp.
Từ trước đến nay đó cú những nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng
đất của hộ gia đình trong trồng trọt nhưng có rất ít nghiên cứu sử dụng
phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả dụng đất của hộ gia đình trong
trồng trọt. Để có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả sử
dụng đất của hộ gia đình trong trồng trọt thì phải cú cỏc thông tin liên quan về
hộ gia đình, điều này có nghĩa là phải tiến hành khảo sát hoạt động sản xuất,
kinh doanh của hộ gia đình.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 1- mức độ đóng góp giá trị của ngành trồng trọt trong ngành nông
nghiệp
Hiện nay Việt Nam đó cú bốn cuộc khảo sát mức sống của hộ gia
đình được tiến hành vào các năm: 1992-1993, 1997-1998, 2002, 2004; số liệu
của bốn cuộc khảo sát này có thể kết nối lại với nhau. Thông qua các bộ số
liệu này chúng ta có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá hiệu

quả sử dụng đất của hộ gia đình trong trồng trọt ở Việt Nam mà cụ thể là ở ba
tỉnh ĐBSH là Hà Nội, Hải Phũng, Thỏi Bỡnh(Hà Nội không bao gồm tỉnh Hà
Tây cũ).
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Thứ nhất, tìm hiểu và phát triển mô hình kinh tế lượng cho số liệu
mảng trong ngành trồng trọt.
 Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt
của hộ gia đình, phân tích thống kê mô tả các yếu tố tác động tới hiệu quả sử
dụng đất của hộ gia đình cho trồng trọt.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
 Thứ ba, xây dựng mô hình kinh tế lượng thực nghiệm để phân tích,
đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt của hộ
gia đình từ đó rút ra kết luận và kiến nghị chính sách.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng đất cho
trồng trọt của hộ gia đình 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình bao gồm: thu
nhập từ trồng trọt của hộ, thu nhập bình quân/ lao động trồng trọt, thu nhập
bình quân/ héc ta đất canh tác của hộ gia đình.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở nông thôn, làm nghề trồng trọt ở
ba tỉnh thuộc vùng ĐBSH là Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng. Nghiên cứu được
tiến hành dựa trên cơ sở số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm
2002 kết hợp với số liệu năm 2004, nghĩa là sẽ có một bộ số liệu về hộ gia
đình trong cả nước trong hai năm 2002 và 2004. Đây là bộ số liệu mảng nên
trong luận văn này sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình tác
động cố định, tác động ngẫu nhiên để phân tích.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Ứng dụng mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng là mô hình tác động

cá thể riêng biệt (dạng tuyến tính) vào phân tích các yếu tố tác động tới hiệu
quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt của hộ gia đình ở ba tỉnh ĐBSH.
6. Kết cấu của đề tài:
Chuyên đề thực tập gồm có ba chương với nội dung sau:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất trong ngành
trồng trọt: nêu khái quát về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất ngành
trồng trọt, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Chương 2: Thực trạng về sử dụng đất trong ngành trồng trọt ở
ĐBSH: nêu khái quát về đặc điểm vùng ĐBSH, những khó khăn và thuận lợi
cho trồng trọt, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt ở ba tỉnh ĐBSH.
+ Chương 3: Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng: sử dụng mô hình kinh tế
lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành
trồng trọt ở ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình vùng ĐBSH.
Trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Trung Tâm
Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giỏo cựng cỏc cán bộ nhân viên Trung Tâm em đã hoàn thành được bài
chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Văn Mỹ, các thầy cô giáo khoa
Toán Kinh Tế cựng cỏc cán bộ nhân viên Trung Tâm đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề này cũng như nâng cao nhận thức của mình về thực
tiễn.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cà chuyên đề thực tập của em
không tránh khỏi những thiếu sót do còn hạn chế trong nhận thức và lý luận
thực tiễn. Do vậy, em mong các thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp
em ngày càng hoàn thiện hơn những hạn chế của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Gấm
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG NGÀNH TRỒNG TRỌT
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất trồng trọt:
1.1.1. Khái niệm đất và đất nông nghiệp:
- Khái niệm đất:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia vì: “Mặc cho
những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống
dựa vào đất”( UNEP) ,là cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc
dân, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp,là một
trong các yếu tố sản xuất quan trọng nhất và là địa bàn phân bố dân cư.
Ngoài ra, đất đai được dùng hầu hết vào các ngành sản xuất,cỏc lĩnh
vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất
đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử
dụng chúng.
- Khái niệm đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào các ngành của sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng
để nghiên cứu thí điểm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. Đất trồng trọt là đất
nông nghiệp được sử dụng vào mục đích trồng trọt các loại cây trồng như cây
lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm,…
- Khái niệm hiệu quả sử dụng đất:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp

Quan niệm hiệu quả sử dụng hợp lý đất nông nghiệp: phải nhận biết rõ
những nhân tố có lợi để khai thác phát huy, đồng thời nhận biết những yếu tố
bất lợi để phòng tránh khắc phục.
Sử dụng hiệu quả hợp lý đất trồng trọt tức là:
 Đưa hết số lượng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của đất nước vào
mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp.
 Bố trí các loại cây trồng vật nuôi trên từng vùng phù hợp với các
điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của vựng đú nhằm thu hồi được khối lượng
sản phẩm lớn nhất trên mỗi ha đất đai.
 Bố trí các loại cây trồng vật nuôi trên từng vùng cho vừa đảm bảo
được hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ đất, chống xói mòn và rửa trôi đất bảo vệ
được môi trường sinh thái của vùng.
 Có những biện pháp hợp lý trong việc cải tạo đất(tưới, tiờu,thau
chua,ửửa mặn, bón phân, luân canh, làm đất) nhằm nâng cao độ phì nhiêu của
đất bảo đảm cho sức sản xuất của đất không ngừng tăng lên.
1.1.2. Đặc điểm :
- Đặc điểm của đất nông nghiệp(ruộng đất):
+ Đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao
động của con người:
Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, xuất hiện và tồn
tại ngoài ý muốn của con người. Đất là một thành phần cấu tạo nên Trái Đất.
Từ khi con người khai phá và sử dụng đất thì đất tạo ra các sản phẩm
cho con người, ruụng đất kết tinh sức lao động của con người và trở thành sản
phẩm của con người. Vì thế, trong quá trình sử dụng, con người cần không
ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất cho đất ngày càng màu mỡ hơn.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất
của ruộng đất là không có giới hạn:

Diện tích đất đai trên thế giới thuộc về từng vùng, từng lãnh thổ, từng
quốc gia khác nhau trên thế giới là hữu hạn. Diện tích đất đai dưa vào canh
tác trong trồng trọt lại càng nhỏ hơn nhiều so với tổng diện tích đất. Do đó,
ruộng đất có giới hạn về mặt không gian. Tuy nhiên, nếu như đầi tư vào đất
đai vốn, sức lao động để cải tạo chất lượng đất thì sản phẩm ròng thu được sẽ
ngày càng gia tăng. Như vậy, có thể nói, sức sản xuất của ruộng đất là không
có giới hạn.
Do đặc tính này của ruộng đất nên phải biết sử dụng hợp lý đất đai, hạn
chế việc chuyển đổi ruộng đất sang mục đích sử dụng khác.
+ Đất nông nghiệp có vị trí cố định, chất lượng không đồng đều:
Ruộng đất không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác giống như
những tư liệu sản xuất(TLSX) khỏc vỡ nó có vị trí cố dịnh, gắn liền với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vựng. Nó khụng thế tự tìm đến với
những TLSX khác mà ngược lại, các TLSX khác phải tìm đến nó để tiến hành
các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng đất ở từng vùng không đều
nhau. Nguyên nhân là do kết quả của sự hành thành của tự nhiên, dẫn đến loại
đất, độ màu mỡ khác nhau, quan trọng không kém cũng là do quá trình cải tạo
đất canh tác của người lao động đã làm thay đổi độ màu mỡ vốn có của đất
đai.
+ Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào
thải tron g quá trình sản xuất và nếu được sử dụng hợp lý thỡ nó ngày càng tốt
lên:
Tất cả các TLSX đều có sự hao mòn sau một thời gian sử dụng, tất yếu
sẽ được thay bằng TLSX mới, cho năng suất cao hơn và giá thấp hơn. Nhưng
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
điều này không đúng với TLSX là ruộng đất. Ruộng đất có đặc điểm là TLSX
hữu hạn, do vậy không thể đào thải nó ra khỏi quá trình sản xuất mà ta chỉ có
thể cải tạo đất để nâng cao chất lượng đất, nõng cõo năng suất sản xuất của

đất. Điều này đòi hỏi nhiều vào tính hợp lý trong sử dụng đất của con người.
1.1.3. Vai trò:
- Vai trò của đất nông nghiệp:
+ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp vỡ nó cú
vai trò quyết định tạo ra các loại nông sản phẩm. Nếu không có đất thì không
thể tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp được thì cũng không thể có
nông sản được.
+ Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó cũng là tài sản của quốc
gia(thuộc sở hữu toàn dân), nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội
và trỏ thành TLSX chung của mọi ngành. Tùy từng ngành sản xuất kỏc nhau
mà vai trò của đất cũng bểu hiện khác nhau.
Trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác đất đai chỉ là nơi cư trú, là
địa bàn để xây dựng nhà xưởng và bố trí sản xuất. Nhưng trong nong nghiệp
và đặc biệt là trồng trọt thì đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, tham gia
vào quá trình tạo nên nông sản với tư các là yếu tố sản xuất tích cực và chủ
yếu.
+ Đất đai là TLSX chủ yếu không thể thay thế được vì:
Đất đai là TLSX đặc biệt và nếu như biết khai thác cải tạo và sử dụng
một cách hợp lý thì độ phì của đất càng tăng. Nó cũng là TLSX không đồng
nhất do các yếu tố cấu thành nờn nó.
Đất đai là sản phẩm tự nhiên có trước lao động, nhưng nó cũng là sản
phẩm lao động của con người.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Đất đai là nguồn dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển cây
trồng qua độ phì nhiêu của đất, độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất
trong sản xuất nông nghiệp(đặc biệt là trồng trọt), đất có nhiều loại nên độ phì
nhiêu của chúng cũng khác nhau.
Độ phì nhiêu của đất hình thành là do kết quả của quá trình hình thành và

phát triển của đất gắn liền với sự tác động của yếu tố tự nhiên, là cơ sở để
sinh ra năng suất tự nhiên.
1.2. Một số quy luật tác động đến hiệu quả sử dụng đất trong
nông nghiệp:
1.2.1. Quy luật khan hiếm:
Đất đai là nguồn lực có hạn, Trái Đất chỉ có ẳ là đất, hơn nữa cùng với xu
thế nóng lên ở toàn cầu làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, mực nước biển dâng
lên dẫn đến diện tích đất giảm đi. Tốc độ gia tăng tự nhiên cao, làm cho mật
độ dân số ngày càng tăng, các hoạt động sống của con người tăng lên và mở
rộng quy mô, diện tích đất ở và chuyên dùng ngày càng tăng, diện tích rừng
và đất sản xuất nông gnhiệp( đặc biệt là đất trồng) ngày càng giảm nhưng
tổng diện tích đất thỡ khụng tăng lên.
1.2.2. Đất đai có giới hạn và độ màu mỡ tự nhiên của đất ngày càng
giảm:
Với sự khai thác và sử dụng đất của con người như hiện nay thì độ màu
mỡ tự nhiên của đất ngày càng giảm sút. Khi con người tiến hành khai thác và
sử dụng đất bừa bãi đã làm cho đất bị xói mòn, bạc màu. Khoa học kỹ thuật
phát triển cho phép con người khai thác triệt để độ phì nhiêu màu mỡ của đất,
làm thay đổi chất đất. Nếu như giảm tác động của khoa học vào ruộng đất thì
có thể sẽ làm giảm năng suất cây trồng so với ban đầu.
1.2.3. Luật Mathus:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Theo một số nhà kinh tế học cổ điển như Mathus, D.Ricardo đã lý luận
rằng dân số tăng nhanh theo cấp số nhân, cứ 20 năm thì tăng lên gấp đôi.
Trong khi đó độ màu mỡ của đất đai giảm sút, năng suất tăng chậm chỉ theo
cấp số cộng nên dẫn đến khan hiếm lương thực. Để khắc phục tình trạng này
cần phải giảm số lượng dân số bên cạnh các biện pháp phát triển công nghệ,
kĩ thuật,….

1.2.4. Xu hướng đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm trong
thời kỳ công nghiệp hóa:
Thời kỳ hiện nay khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, ngành y tế phát
triển mạnh, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm, tuổi thọ trung bình tăng cao, tốc độ
tăng trưởng tự nhiên có xu hướng tăng. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp bình
quân đầu người giảm đi là điều tất yếu.
Khi quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa càng mạnh, tốc độ đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng thì một bộ phận đất nông nghiệp cũng bị chuyển
sang làm đất xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nhà máy xí nghiệp, giao thông,
xây dựng nhà ở. Khi xã hội ngày càng phát triển thì quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa là không thể tránh khỏi, và ngày càng tăng lên. Xu hướng đó
cũng phản ánh sự tiến bộ của sự phát triển xã hội.
Cùng với sự giảm sút đất nông nghiệp thì lao động trong ngành này
cũng có xu hướng giảm do sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nền kinh
tế. lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp và dịch
vụ, phản ánh sự tiến bộ của nền kinh tế.
1.2.5. Các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, đất đai đều trở thành
hàng hóa trong nền kinh tế thị trường:
Từ thời công xã nguyên thủy đến nay xã hội loài người đã trải qua hai
kiểu tổ chức kinh tế xã hội là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Kinh tế tự nhiên hay là kinh tế tự cung tự cấp là kiểu tổ chức sản xuất
mà sản phẩm được tiêu dùng chỉ bởi người tạo ra nó, xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của loài người. Đặc trưng của kiểu sản xuất này là kiểu tổ chức
khép kín trong hộ gia đình, bộ lạc hay là công xã. Trong hình thức sản xuất
này, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu và quyết định trong sản xuất, va chủ
yếu là dựa vào kinh nghiệm, sản xuất thủ công.
Khi mà sản xuất không những phục vụ đầy đủ nhu cầu của người sản

xuất ra sản phẩm đú thỡ phát sinh nhu cầu trao đổi: lấy những sản phẩm mỡnh
cú hoặc dư thừa để đổi lấy những vật phẩm mình chưa có hoặc vẫn còn thiếu.
Vì thế, kinh tế hàng hóa ra đời.
Kinh tế hàng hóa phát triển qua hai giai đoạn là nền kinh tế hàng hóa
giản đơn và kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hóa giản đơn(KTHHGĐ)là kinh tế hàng hóa của những
người nông dân, thợ thủ công, những cá thể nhỏ lẻ dựa trên những tư liệu sản
xuất và sức lao động của bản thân người sản xuất.Thị trường của KTHHGĐ
chỉ yếu là lương thực thực phẩm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Kinh tế thị trường (KTTT) là giai đoạn phát triển cao hơn của kinh tế
hàng hóa giản đơn. Trong điều kiện KTTT thì thị trường của nó là mọi yếu tố
đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều có thể trở thành hàng hóa. Bản
chất của nền KTTT là sự trao đổi mua bán hàng hóa tới tay người cần nó.
Trong thị trường đầu ra người ta mua những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của cá nhân, tập thể. Còn trong thị trường đấu vào người ta mua bán
những tư liệu sản xuất cho quá trình sản xuất như đất đai, lao động, máy móc,
thiết bị sản xuất,……
1.2.6. Sự tập trung ruộng đất ngày càng tăng lên theo yêu cầu phát
triển của sản xuất hàng hóa:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của
những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành nên một
chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Hiểu theo nghĩa này thì tập
trung ruộng đất diễn ra theo hai con đường:
Thứ nhất: Hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn
thành một chủ sở hữu cá biệt lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông
qua hợp tác xã như các nước XHCN trước đây.
Thứ hai: Sáp nhập ruộng đất của các chử sở hữu nhỏ cho một chủ sở

hữu lớn hơn để tạo ra quy mô lớn hơn. Con đường này diễn ra mạnh mẽ ở các
nước TBCN, trong giai đoạn đầu tích lũy nguyên thủy tư bản, điển hình là ở
nước Anh.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong
trồng trọt:
Hình 1.3-sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong
nông nghiệp
1.3.1. Điều kiện tự nhiên:
1.3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến bố trí sản xuất nói chung và có
ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp(trồng trọt) nói riêng. Sản xuất
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Điều kiện kinh tế
xã hội
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện về cơ sở vật
chất , kỹ thuật
Hiệu quả sử
dụng đất đai
trong nông
nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
nông nghiệp và nhất là trồng trọt gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất
nước khí hậu thời tiết thuận lợi. ngoài ra cũng cần có điều kiện thuận lợi cho
đầu ra của sản phẩm trồng trọt. Nếu vị trí thuận lợi sẽ là điều kiện vô cùng
quan trọng giúp phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều thuận lợi
cho việc trồng các loại cây nhiệt đới, ôn đới, diện tích đất đai màu mỡ được
bồi đắp hàng năm do cú cỏc hệ thống sông. Mặt khác, nước ta nằm trong cửa

ngõ giao lưu kinh tế giữa các nước châu Á, châu Âu, có nhiều cảng biển dẽ
dàng cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản.
1.3.1.2. Chất lượng đất:
Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông
nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi
sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp nói chung và đất cho trồng trọt nói
riêng cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt
mà làm không chú ý đến mục tiêu phát triển trong tương lai.
1.3.1.3. Khí hậu - thời tiết:
Thời tiết là trạng thái khí quyển đặc trưng bởi một tập hợp các yếu tố
khí tượng quan trắc được trong một thời điểm hoặc 1 khoảng thời gian ngắn
nhất định. Sự kết hợp các trị số của các yếu tố khí tượng rất khác nhau, ngoài
ra nó biến thiên liờn tục và đột ngột theo thời gian. Vì vậy, nhìn chung thời
tiết biểu hiện muụn hỡnh muôn vẻ.
Việt Nam nằm trên vòng cung Châu Á- Thái Bình Dương, là nơi gặp gỡ
của các luồng gió mùa với giú tớn phong tây Thái Bình Dương nên tính chất
gió mùa thể hiện rõ rệt: khắp trong nước có 2 mùa , mùa mưa có lượng mưa
chiếm 80-85% lượng mưa cả năm, mùa khô thủy triều xâm nhập sâu vào châu
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
thổ nên đất bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp với
từng miền, từng vựng lónh thổ,theo từng mùa khác nhau. Mặc dù cỏc mựa lặp
đi lặp lại theo từng năm nhưng cũng có những biến đổi thất thường không
giống nhau cũng làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Nếu thời tiết
thuận lợi, mưa nắng điều hòa thì làm cho năng suất chất lượng của nông sản
thu hoạch tăng và ngược lại.
Một số hiện tượng thời tiết gây bất lợi cho sản xuất của ngành trồng

trọt:
- Hiện tượng bão: Khi thời tiết chuyển từ mùa đông lạnh sang mùa
hè và mùa hè là thời gian thường có những trận mưa lớn kèm theo những trận
gió xoáy, gió lốc gây thiệt hại không nhỏ cả về con người lẫn vật chất như các
công trình xây dựng nơi cơn bão đi qua, vật nuôi chết, các loại cây lương thực
có thể sẽ không cho thu hoạch hoặc thu hoạch rất ít.
- Rét đậm rét hại và sương muối: Mùa đông lạnh còn kèm theo là
sương muối, đây là hiện tượng thời tiết phổ biến ở trung du miền núi phía
Bắc. Rét đậm rét hại và sương muối khiến cho các loại cây lương thực dễ bị
chết, nhất là mạ mới cấy, năng suất các cây ăn quả giảm.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
1.3.2.1. Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư cho nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu được để thực
hiện quá trình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. vì vậy, vai trò
của vốn đầu tư là rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp,cũng như là
đối với hiệu quả sử dụng đất, nó thể hiện:
+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên,
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
có tính rủi ro cao. Trong điều kiện nền kinh tế thi trường,người sản xuất sẽ tập
trung vào đầu tư các ngành có lợi nhuận cao. Ngành nông nghiệp là ngành có
lợi nhuận thấp rủi ro cao sẽ khó được chú ý phát triển. Bởi thế, muốn cho
ngành nông nghiệp phát triển nhanh cần có sự đầu tư hợp lý vào ngành này.
+ Đầu tư cho nông nghiệp còn góp phần giải quyết các vấn đề của xã
hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao hiệu quả các chính sách của nhà nước.
Hoạt động đầu tư là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Đầu tư cho trồng trọt

mua cây giống, phân bón góp phần làm tăng độ mầu mỡ của đất, theo đó cũng
tăng năng suất cây trồng.
1.3.2.2. Lao động:
Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội.
Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng người lao động.
Số lượng người lao động trong ngành trồng trọt là số người tham gia
vào tất cả các hoạt động sản xuất trong ngành trồng trọt bao gồm những người
trong độ tuổi lao động (15-60 tuổi)
Chất lượng người lao động thể hiện trình độ học vấn của người lao
động. Nếu như người lao động có trình độ sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ
khoa học hơn nhờ đó cũng sẽ làm co năng suất chất lượng nông sản tăng.
1.3.2.3. Chớnh sách khuyến nông của nhà nước:
Chính sách khuyến nông là những chính sách, biện pháp nhằm khuyến
khích nông nghiệp phát triển theo định hướng. Hệ thống chính sách nông
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp nhằm giúp đỡ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống
và xây dựng nông thôn mới.
Chính sách ruộng đất là một trong những chính sách quan trọng nhất
trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
Thứ nhất, ruộng đất là nguồn lực chủ yếu và cơ bản của hoạt động sản
xuất của ngành trồng trọt, là cơ sở tự nhiên để tạo ra các sản phẩm. Người
nông dân coi ruộng đất là tài sản quý giá và thiêng liêng. Tuy nhiên, họ chỉ
quý trọng ruộng đất khi nó là của chính họ. Do vậy, họ chỉ đầu tư vào cải
ruộng đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất khi mà họ làm chủ nó.
Bởi vậy, chính sách ruộng đất hợp lý là rất cần thiết, nó sẽ làm cho việc sử
dụng đất đai hợp lý hơn đồng thời cũng làm tăng hiệu qua của các chính sách
phát triển nông nghiệp khác do: Chính sách hợp lý tạo điều kiện cho việc sử

dụng ruộng đất hợp lý có hiệu quả; thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi; có tác dụng trong quá trình chuyển nông nghiệp nông thôn
sang sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, chính sách ruộng đất hợp lý cũng làm giảm
bớt vấn đề tranh chấp ruộng đất.
1.3.2.4. Thị trường đầu ra cho sản phẩm:
Tất cả các hàng hóa đều cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. các sản
phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng nói riêng và trong nước nói chung
mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Hàng hóa nào có nhiều hàng hóa cạnh
tranh thì thị trường sẽ bị thu hẹp lại, tiêu thụ khó khăn hơn, ảnh hưởng tới tu
nhập mang lại. Do vậy, nên lựa chọn các nông sản có thị trường rộng rãi để
làm tăng thu nhập mang lại.
1.3.3. Điều kiện về các yếu tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
1.3.3.1. Hệ thống đê điều, thuỷ lợi, giao thông:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong hoat động nông nghiệp, nhất là trong hoạt động trồng trọt , nước
là tài nguyên vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Cây trồng cần phải được
tưới lượng nước phù hợp mới đảm bảo được các quá trình sinh trưởng phát
triển diễn ra tốt. Vì vậy, cần có một hệ thống tưới tiêu với cỏc kờnh, mương,
… phù hợp sao cho dẫn nước được tới từng khu vực, đảm bảo lượng nước cần
thiết cho cây trồng.
Nước ta có hệ thống sông ngòi dầy đặc, từ Bắc đến Nam, lại là lưu vực
của nhiều con sông lớn nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có mùa mưa và mùa khô
phân rõ rệt. mùa mưa có lượng mưa chiếm 80-85% lương mưa trong năm nên
vào mùa mưa lưu lượng nước qua các con sông lớn nên thường xảy ra lũ lụt
làm ngập ỳng cỏc loại cây. Do vậy, một hệ thống đờ kố kiên cố là rất cần thiết
để bảo vệ mù màng. Mỗi năm sắp đến mùa lũ đều phải kiểm tra độ chắc chắn
của đê.

Hệ thống giao thông giúp cho nông sản đến được tay người tiêu dùng.
Nó đóng vai trò không thể thiếu được trong việc lưu thông sản phẩm, góp
phần làm tăng thu nhập của người sản xuất.
1.3.3.2. Kỹ thuật canh tác:
+Kỹ thuật về giống cây trồng:
Vấn đề luôn được quan tâm của mọi nền sản xuất nông nghiệp là làm
sao để tạo ra được giống cây trồng mới có sản lượng chất lượng cao, thích
hợp ở nhiều điều kiện về đất đai khí hậu khác nhau. Giống cây trồng tác động
trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất, giống tốt và thích hợp thì mới cho năng
suất cao và chất lượng nông sản tốt, giá bán cao, tăng thu nhập của người sản
xuất , làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
+ Trình độ của người lao động:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Người lao động có trình độ, tiếp thu tốt những kỹ thuật canh tác, tìm
ra thị trường tiềm năng cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng dễ dàng áp
dụng được những loại máy móc sử dụng trong trồng trọt: máy cày, máy tuốt
lỳa,…
+ Trình độ kỹ thuật được áp dụng trong canh tác:
Kỹ thuật canh tác của người lao động tiến tiến làm cho sản lượng cây
trồng theo đó cũng tăng lên, chất lượng nông sản tăng. Mặt khác, kết hợp
trồng cây xen vụ tăng vụ cũng làm tăng sản lương thu hoạc được trên đất sử
dụng cũng là yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất.
1.3.3.3. Thay đổi công nghệ:
Tất cả các ngành sản xuất vật chất khụng riờng gỡ ngành nông nghiệp
nói chung và tiểu ngành trồng trọt nói riêng đều cần áp dụng các tiến bộ công
nghệ vào quá trình sản xuất sản phẩm. Các nhà kinh tế tân cổ điển đã chứng
minh rằng yếu tố quan trọng nhất để tăng sản lượng là tiến bộ công nghệ. Khi
các yếu tố đầu vào của sản xuất khác: đất và các nguyên vật liệu thô là khan

hiếm, lao động và vốn đầu tư cũng có hạn thì công nghệ là yếu tố có thể tác
động đến làm cho với cùng nguồn lực thì sản lượng chất lượng sản phầm tăng
lên hơn so với trước khi đổi mới công nghệ, mặt khác chi phí sản xuất giảm
làm cho giá thành sản phẩm cũng giảm, dẫn đến tăng doanh thu từ hoạt động
tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên trước khi quyết định thay đổi công nghệ cũng
cần lựa chọn công nghệ thích hợp với điều kiện sản xuất.
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt:
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất trong trồng trọt:
-Kết quả khai thác đất đai trong trồng trọt:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Số diện tích đất đưa vào sản xuất trong trồng trọt trong tổng số quỹ
đất có thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp
+ Hệ số sử dụng đất: là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tớnh trờn
tổng diện tích canh tác trong một năm.
+ Hao phí sức lao động, vốn tư liệu sản xuất cho một đơn vị diện tích
-Giỏ trị sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá trờn một đơn vị diện
tích canh tác.
-Kết quả bảo vệ, bồi dưỡng , cải tạo đất.
-Số diện tích đất hoang được đưa vào sản xuất.
-Biến động chất lượng đất đai qua các chỉ tiêu về thành phần cơ giới,
độ chua kiềm, hàm lượng các chất dễ tiêu có trong đất. Có thể đánh giá qua sự
biến động của hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả khai thác đất đai qua nhiều
năm. Nếu các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng khai thác tốt sẽ phản ánh
sự kết hợp giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt:
- Năng suất đất đai của ngành trồng trọt: là toàn bộ sản phẩm ngành
trồng trọt tính bình quân trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt( 1 ha).
Năng suất đất đai của ngành trồng trọt = Tổng sản lượng ngành trồng

trọt / Tổng diện tích đất trồng trọt.
Năng suất đất phản ánh hiệuquả sử dụng đất trong trồng trọt, tổng hợp
đánh giá trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng và tình hình bố trí cây
trồng. Nâng cao năng suất cây trồng còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển nông nghiệp của nước ta.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
- Năng suất cây trồng tính cho từng loại cõy trồng.
- Thu nhập từ trồng trọt= thu từ trồng trọt- chi cho trồng trọt.
Thu trồng trọt = thu cây lương thực thực phẩm + thu cây công nghiệp
hàng năm và lâu năm + thu cây ăn quả + thu sản phẩm phụ trồng trọt.
Chi cho trồng trọt = chi cho(hạt giống + cây giống + phân hóa học +
phân hữu cơ + thuốc trừ sâu + thuốc diệt cỏ + dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau
hỏng + năng lượng, nhiên liệu + sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng + khấu hao tài sản
cố định + thuê và đấu thầu đất + thuê tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện
và các công việc bằng máy, thuê vận chuyển + thuê súc vật cày kéo + trả công
lao động thuê ngoài + thủy lợi phí, thủy nông nội đồng + thuế nông nghiệp +
trả lãi tiền vay cho sản xuất trồng trọt + các khoản chi phớ khác + quỹ bảo vệ
thực vật, quỹ cải tạo đồng ruộng, khuyến nụng,….)
- Thu nhập từ trồng trọt bình quân đầu người= Thu nhập từ trồng
trọt/số người lao động
- Thu nhập từ trồng trọt bình quân trên 1 ha đất canh tác = Thu nhập
từ trồng trọt/tổng diện tích đất cach tác
- Giá trị sản phẩm trên một diện tích đất canh tỏc=(tổng sản phẩm thu
hoạch được*giỏ của sản phẩm thu hoạch)/ tổng diện tích đất canh tác.
Trong đó:
Cây công nghiệp hàng năm: là loại cây trồng sinh trưởng và phát triển
không quá một năm, bao gồm cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng
năm, cây dược liệu hàng năm, cây thực phẩm và cây rau đậu.

Cây công nghiệp lâu năm: là cây trồng sinh trưởng và phát triển trong
nhiều năm, bao gồm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây dược liệu
lâu năm.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
1.5. Cơ sở lý thuyết của công cụ Toán Kinh Tế phân tích số liệu:
Trong bài chuyên đề thực tập này ta sử dụng các phương pháp toán
trong thống kê để phân tích các yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu
quả sử dụng đất trong trồng trọt với một số phương pháp phân tích cơ bản
sau:
1.5.1. Phân tích hồi quy:
Hàm hồi quy của Y theo X
2
,…., X
k
là trung bình có điều kiện của Y
theo X
2
,…., X
k
.
Ta có thể viết: E(Y/( X
2
,…., X
k
))=f(X
2
,…., X
k

) và gọi là hàm hồi quy của Y
theo (X
2
,…., X
k
), Y gọi là biến phụ thuộc và (X
2
,…., X
k
) gọi là các biến độc
lập. Hàm hồi quy chỉ có một biến độc lập gọi là hàm hồi quy đơn, hàm hồi
quy có từ hai biến độc lập trở lên gọi là hàm hồi quy bội.
Hàm hồi quy bội: Y= f(X
2
,…., X
k
) được ước lượng với phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất tức là tỡm cỏc ước lượng của các hệ số các
biến sao cho tổng bình phường các phần dư là nhỏ nhất.
Xét hàm hồi quy tuyến tính: Y= β
1
+ β
2
X
2
+……+ β
k
X
k
Với tổng thể có thể mô tả hồi quy đưới dạng sau:

= β
1
+ β
2
+…… + β
k
+
Với hàm hồi quy mẫu ta có:
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
= + +……… + +
Ký hiệu X là ma trận biến độc lập cỡ (n*k) với X
1
có tọa độ bằng 1, Y là
véc tơ biến phụ thuộc n chiều, β là véc tơ tham số hồi quy k chiều, U là véc tơ
sai số ngẫu nhiên n chiều, ta có thể viết hàm hồi quy bội dưới dạng:
Y = Xβ + U
Với hàm hồi quy mẫu tương ứng là: Y = X + e
Các giả thiết của phương pháp bình phương nhỏ nhất:
(1)- E(U
i
) = 0 với mọi i
(2)- E(U
i
,U
j
) = 0 với mọi i ≠ j.
(3)- E(U
i

,U
i
) = σ
2

(4)- các biến độc lập không tương quan tuyến tính với nhau.
(5)- E(U
i
,X
i
) = 0.
Với các giả thiết trên ta có định lý sau:
Định lý Gauss-Markov: “với 5 giả thiết nêu trên được thỏa mãn thỡ cỏc ước
lượng OLS là các ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất của các tham số
hồi quy.”
1.5.2. Phân tích tương quan trong trường hợp có nhiều biến ngẫu nhiên:
Trong trường hợp nhiều biến ngẫu nhiên thì mỗi cặp biến đều có một hệ
số tương quan gọi là hệ số tương quan cặp hay hệ số tương quan không điều
kiện. ngoài ra cũn cú hệ số tương quan của hai biến ngẫu nhiên trong điều
kiện một biến xác định gọi là hệ số tương quan riêng phần. Trong phần này ta
quan tâm tới hệ số tương quan cặp.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
Hệ số tương quan cặp cũng giống như hệ sô tương quan của hệ hai biến ngẫu
nhiên và nó được xác định theo công thức:

r = r
12
=

Hệ số tương quan cú cỏc tính chất:
(1)- r
12
=

r
21
(2)- 0 ≤ r
12
≤ 1
(3)- nếu X
1
, X
2
độc lập thì r
12
= 0
Với mẫu ngẫu nhiên W(X
1
, X
2
) kích thước n người ta ước lượng hệ số tương
quan nhờ thống kê sau:
R = R
12
=
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NGÀNH
TRỒNG TRỌT Ở ĐBSH
2.1. Thực trạng:
2.1.1. Vị trí địa lý ĐBSH:

- Vùng ĐBSH nằm ở phía Bắc Việt Nam và nằm ở 20
0
đến 20
0
30’ Vĩ
Bắc, 105
0
30’ đến 107
0
Kinh Đông.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47
Chuyên đề tốt nghiệp
- Vùng đồng bằng Bắc bộ gồm 10 tỉnh thành là: Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam
và Ninh Bình.
- Diện tích tự nhiên: có khoảng 17,24 triệu dân, tổng diện tích tự nhiên
khoảng 1.478.000 ha, trong đó: đất nông nghiệp khoảng 857.515 ha, đất lâm
nghiệp khoảng 119.102 ha.
- Vùng giáp biển và có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông kinh tế với
cỏc vựng khỏc trong cả nước và với các nước khỏc trờn thế giới.
- Nó có hình dáng điển hình của một vùng châu thổ, với đáy là đường
bờ biển kéo dài 130 km từ trung tâm mỏ than và cảng Thành phố Hạ Long ở
phía Bắc, đến cực Nam của Ninh Bình ở phía Nam.
2.1.2. Địa hình:
Đây là vựng có tích tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình. Vùng bao gồm đất phù sa, đất đồi núi trung du, và ngoài ra còn có đất
đồi núi còn sót lại trên đồng bằng.
Vùng ĐBSH có khoảng 55% diện tích ở độ cao 0-2m so với mặt nước
biển 27% diện tích đồng bằng ở độ cao 2-4m và 10% diện tích ở độ cao 4-6m.

Tổng diện tích ở độ cao +6m so với mặt biển chiếm 92% diện tích đồng bằng.
Nhìn chung, vựng cú địa hình thấp.
2.1.3. Khí hậu:
Miền Bắc nước ta có thuộc khí hậu cận nhiệt, có mùa đông lạnh, mưa
phùn vào mùa khô, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ.
Nhiệt độ trung bình khoảng 23
0
C, mùa đông lạnh nhiệt độ dưới 20
0
C,
có thể trồng xen kẽ giữa cây xứ nóng và cây xứ lạnh.
Lượng mưa tương đối nhiều, bình quân 1700- 1800mm/năm, nhưng
không phân bố đều.
Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47
Líp To¸n Kinh TÕ 47

×