MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi thu hồi đất đai.9 9
I. Các khái niệm.9 9
1. Khái niệm về thu hồi đất đô thị.9 9
2. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ.10 10
3. Khái niệm về tái định cư.11 11
II. Mục đích của việc thu hồi đất đai.11 11
1. Thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng.11 11
1.1. Thu hồi đất để mở rộng, cải tạo và xây mới các tuyến đường, các
nót giao thông.11 11
1.2. Thu hồi đất để xây dựng trụ sở, cơ quan.12 12
1.3. Thu hồi đất để xây dựng các công trình văn hoá thể thao.13 13
1.4. Thu hồi đất cho mục đích thuỷ lợi13 13
2. Thu hồi đất để làm đất ở.13 13
2.1. Thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới.13 13
2.2. Thu hồi đất để làm đất ở khác.14 14
3. Thu hồi đất để phát triển kinh tế.14 14
4. Thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh.15 15
5. Thu hồi đất cho một số mục đích khác.15 15
III. Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 16
1. Mục đích yêu cầu.16 16
2. Căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.16 16
3. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ.17 17
4. Nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ.19 19
IV. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đai 20
1. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của tổ chức, doanh nghiệp.20 20
2. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của hộ gia đình, cá nhân.21 21
2.1. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia
đình, cá nhân.21 21
2.2. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở.21 21
3. Bồi thường, hỗ trợ nhà và công trình xây dựng trên đất.22 22
4. Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả; công trình văn hoá, di tích
lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu.23 23
5. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi.23 23
6. Chính sách hỗ trợ.24 24
6.1. Hỗ trợ di chuyển.24 24
6.2. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.24 24
6.3. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.25 25
6.4. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước.25 25
6.5. Hỗ trợ khi thu hồi đất công Ých của xã , phường, thị trấn.25 25
6.6. Hỗ trợ khác.26 26
V. Tái định cư khi thu hồi đất đai 26
1. Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư.26 26
2. Bố trí tái định cư.26 26
3. Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư.27 27
4. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.27 27
5. Tái định cư đối với các dự án đặc biệt.27 27
Chương II: Thực trạng việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu
hồi đất đai tại thị xã Hà Đông 29
I. Một số tình hình cơ bản của thị xã Hà Đông.29 29
1. Vị trí địa lý.29 29
2. Đơn vị hành chính.29 29
3. Tình hình kinh tế - xã hội.29 29
3.1. Cơ sở hạ tầng.29 29
3.2. Các công trình công cộng.30 30
3.3. Đất đai.30 30
II. Thực trạng việc thu hồi đất đai của thị xã Hà Đông 31
1. Thực trạng việc thu hồi đất đai sử dụng cho mục đích đất ở tại thị xã
Hà Đông.31 31
1.1. Thực trạng việc thu hồi đất đai để làm đất ở nông thôn.31 31
1.2. Thực trạng thu hồi đất đai để làm đất ở đô thị.32 32
2. Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở
cơ quan.32 32
3. Thực trạng việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an
ninh.33 33
4. Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích sản xuất phi
nông nghiệp.33 33
4.1. Thực trạng việc thu hồi đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh
ngoài khu công nghiệp.33 33
4.2. Thực trạng việc thu hồi đất để xây dựng cụm điểm công nghiệp.34
34
5. Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công
cộng.35 35
5.1. Xây dựng trạm y tế.35 35
5.2. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích giáo dục đào tạo.35 35
5.3. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích thể dục thể thao.36 36
5.4. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích giao thông.37 37
5.5. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình văn hoá.38
38
5.6. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích thuỷ lợi.39 39
5.7. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khác.39 39
6. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích tôn giáo.39 39
7. Thu hồi đất cho mục đích làm nghĩa trang, nghĩa địa.40 40
8. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp khác.40 40
III. Thực trạng việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tại thị xã Hà
Đông 40
1. Giá bồi thường, hỗ trợ của từng loại đất.40 40
1.1. Giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp tại thị xã Hà Đông.40 40
1.2. Giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất ở tại thị xã Hà Đông.41 41
1.3. Giá bồi thường, hỗ trợ đối với nhà cửa, vật kiến tróc.42 42
2. Thực trạng nguồn tài chính để bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.44. .44
2.1. Phần vốn do tỉnh bồi thường, hỗ trợ.44 44
2.2. Phần vốn do thị xã bồi thường, hỗ trợ.45 45
3. Mức hỗ trợ.46 46
3.1. Mức hỗ trợ bằng đất46 46
3.2. Hỗ trợ bằng tiền.48 48
IV. Thực trạng việc tái định cư khi thu hồi đất tại thị xã Hà Đông.49. .49
1. Một số khu tái định cư tại thị xã Hà Đông.49 49
1.1. Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 2 đoạn Thanh Vân - Vân La.49
49
1.2. Khu tái định cư 3.50 50
1.3. Khu tái định cư 2,6 ha.52 52
1.4. Khu tái định cư 4A.53 53
1.5. Khu tái định cư 4B.56 56
2. Các mô hình của khu tái định cư của thị xã Hà Đông.58 58
2.1. Dự án tái định cư tại chỗ.58 58
2.2. Xây dựng các khu tái định cư ở một vị trí khác.59 59
3. Tình hình phát triển các khu tái định cư trên địa bàn thị xã Hà
Đông.60 60
V. Một số hạn chế trong công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi thu
hồi đất đai tại thị xã Hà Đông 60
1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai.60 60
2. Những vướng mắc nảy sinh trong khi thu hồi đất.61 61
3. Những vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ.62 62
4. Những vướng mắc khi thực hiện tái định cư.63 63
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT
ĐAI TẠI THỊ XÃ HÀ ĐÔNG 64
I. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hà Đông đến năm
2010 64
1. Những chỉ tiêu cơ bản của thị xã Hà Đông đến năm 2010.64 64
2. Định hướng xây dựng, quản lý nhà đất và đô thị.65 65
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010.66 66
II. Một số giải pháp thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông. 67
1. Thành lập một cơ quan làm công tác thu hồi đất.67 67
2. Có kế hoạch thu hồi đất cụ thể.68 68
3. Cưỡng chế khi người dân cố tình không chấp nhận.68 68
4. Tránh tình trạng tái lấn chiếm.69 69
5. Có chính sách đổi đất lấy hạ tầng khi thu hồi đất.69 69
III. Giải pháp giải quyết việc bồi thường, hỗ trợ 69
1. Hoàn chỉnh những chính sách bồi thường, hỗ trợ không phù hợp.69 69
2. Mục đích yêu cầu của việc bồi thường, hỗ trợ.70 70
3. Bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ, công
bằng.70 70
4. Tiến hành bồi thường, hỗ trợ theo quy trình.71 71
5. Đa dạng hoá các hình thức bồi thường.72 72
IV. Giải pháp giải quyết việc tái định cư 73
1. Có chính sách về tái định cư.73 73
2. Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng khu tái định cư.73 73
3. Xây dựng khu tái định cư khi tiến hành thu hồi đất.74 74
4. Có kế hoạch phát triển kinh tế tại khu tái định cư.74 74
5. Quản lý các khu tái định cư.75 75
Kết luận 76
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu các loại đất đầu năm 200530 30
Bảng 2: Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của các loại đường
phố năm 200441 41
Bảng 3: Giá đất ở của các loại đường phố năm 200441 41
Bảng 4: Giá bồi thường, hỗ trợ đối với nhà cửa, vật kiến trúc năm 200442
42
Bảng 5: Các công trình khi xây dựng được tỉnh bồi thường, hỗ trợ trong
năm 200444 44
Bảng 6: Các công trình khi xây dựng được thị xã bồi thường, hỗ trợ năm
200445 45
Bảng 7: Quỹ đất chưa sử dụng khu tái định cư 2 đoạn Thanh Vân - Vân La
năm 200549 49
Bảng 8: Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 3 năm 200550 50
Bảng 9: Tổng hợp quỹ đất chưa sử dụng khu tái định cư 2,6 ha năm 200552
52
Bảng 10: Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 4A năm 200553 53
Bảng 11: Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 4B năm 200556 56
Bảng 12: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp sẽ tăng đến năm 201066 66
TÊN VÀ TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
GPMB: Giải phóng mặt bằứng
STT: Số thứ tự
HTX: Hợp tác xã
ĐVT: Đơn vị tính
XD: Xây dựng
TT: Tập thể
LỜI MỞ ĐẦU
Thu hồi đất đai là công việc hết sức quan trọng trong sự phát triển
của đô thị theo quy hoạch. Nhiều dự án bị chậm tiến độ, thậm chí không
tiến hành được do vướng mắc trong việc thu hồi đất đai. Chính vì vậy việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần được tiến hành tốt thì việc thu hồi đất
đai sẽ diễn ra thuận lợi.
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một chủ trương chính sách rất tốt
đẹp của nhà nước dành cho những người có đất bị thu hồi. Việc bồi thường,
hỗ trợ nhằm bù đắp một cách thích đáng những mất mát mà người dân phải
chịu khi bị thu hồi đất. Tái định cư giúp cho người dân ổn định lại cuộc
sống để tạo lập nghề nghiệp và thu nhập của mình.
Có thể nói bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai là một
công việc hết sức phức tạp vì nó đòi hỏi phải giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa lợi Ých Nhà nước, quyền lợi của các nhà đầu tư và quyền lợi của
những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai đã được chính phủ hết sức quan tâm
thể hiện qua Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/08/1994; Nghị định số
22/NĐ-CP ngày 24/04/1998 và mới đây nhất là Nghị định 197/NĐ-CP
ngày 03/12/2004. Qua một thời gian đi vào thực tế các Nghị định này đang
bộc lé những thiếu sót nhất định chính vì vậy cần sớm sửa đổi, bổ xung cho
phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.
Thị xã Hà Đông phấn đấu để được công nhận là thành phố trực thuộc
tỉnh vào cuối năm 2005 nên nhiều dự án, công trình đang được triển khai
gấp rút. Nhu cầu xây dựng và chỉnh trang lại đô thị của Hà Đông đã thúc
đẩy công tác thu hồi đất đai diễn ra khẩn trương và nhanh chóng.
Hiện trạng sử dụng đất đai của thị xã Hà Đông có nhiều dạng và thời
điểm khác nhau. Quá trình thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông đã gặp phải
những khó khăn vướng mắc nhất định đặc biệt trong công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông".
Hi vọng đề tài của em sẽ đưa ra một số giải pháp để công tác thu hồi
đất đai được diễn ra thuận lợi nhằm xây dựng Hà Đông ngày càng khang
trang, hiện đại.
Còn là một sinh viên của líp Kinh tế và quản lý đô thị K43 nên chắc
chắn đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo,
Th.S. Trần Dương Ngân là giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn cho em. Em
xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Những vấn đề cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi thu hồi đất đai.
I. CÁC KHÁI NIỆM.
1. Khái niệm về thu hồi đất đô thị.
Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển đô thị, Nhà nước có
quyền thu hồi phần diện tích đất đai đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử
dụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Thực
chất của việc thu hồi đất là sự điều chỉnh chức năng đất hoặc chuyển đổi
quyền sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị.
Khi thu hồi đất đang có người sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng
công cộng, các công trình lợi Ých chung thực hiện việc cải tạo và xây dựng
đô thị theo quy hoạch và các dự án đầu tư lớn đã được duyệt thì phải có
quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi thu hồi đất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông
báo cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, kế hoạch di chuyển
và phương án đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản gắn liền với đất.
Người đang sử dụng đất bị thu hồi đất phải chấp hành nghiêm chỉnh
quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Trong trường hợp người có đất cố
tình không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thì bị cưỡng chế di chuyển ra khái khu đất đó.
Khi thu hồi đất để xây dựng đô thị mới, hoặc phát triển các công
trình công cộng, uỷ ban nhân dân các thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận
huyện phải lập các dự án di dân, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện sinh
hoạt cần thiết và ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi.
Đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển nhượng
thừa kế, biếu tặng và trường hợp chuyển đổi quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất hợp pháp khác thì việc đền bù, di chuyển và giải phóng mặt bằng
do hai bên thoả thuận không thuộc vào chế độ đền bù thiệt hại của Nhà
nước. Nhà nước chỉ thực hiện việc thu hồi và giao đất về thủ tục và theo
quy định của pháp luật.
(Giáo trình: Quản lý đô thị trang 202)
2. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ.
Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đô thị bao gồm
các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp; các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế - xã hội đang sử dụng đất hợp pháp và đã nép tiền sử dụng
đất mà tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước. Ngoài ra,
những trường hợp sau đây khi bị thu hồi đất tuy không được hưởng tiền
đền bù thiệt hại về đất nhưng được hưởng đền bù thiệt hại về tài sản và trợ
cấp vốn hoặc xem xét cấp đất mới:
+ Hé gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất tạm giao, đất thuê của Nhà
nước, hoặc đất đấu thầu.
+ Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế của Nhà nước được giao đất mà
không phải nép tiền giao đất hoặc nép tiền giao đất bằng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước.
Những người sử dụng đất bất hợp pháp khi bị Nhà nước thu hồi đất
thì không được đền bù thiệt hại về đất và phải tự chịu mọi chi phí tháo dỡ,
giải toả mặt bằng theo yêu cầu của Nhà nước.
Về nguyên tắc chung, người được nhà nước giao đất sử dụng vào
mục đích nào thì khi nhà nước thu hồi đất được đền bù bằng cách giao đất
có cùng mục đích sử dụng để thay thế. Trường hợp Nhà nước không thể
đền bù bằng đất hoặc người bị thu hồi không yêu cầu đền bù bằng đất thì
đền bù bằng tiền theo giá đất bị thu hồi do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành theo khung giá đất do chính phủ quy định.
Đối với trường hợp đất ở đô thị khi Nhà nước thu hồi thì việc đền bù
chủ yếu bằng nhà ở hoặc bằng tiền. Việc đền bù thiệt hại về tài sản như nhà
cửa, vật kiến trúc, công trình ngầm gắn liền với đất bị thu hồi bằng giá trị
thực tế còn lại của các công trình đó. Trong trường hợp mức giá đền bù
không đủ để xây dựng ngôi nhà mới có tiêu chuẩn kĩ thuật tương tự ngôi
nhà đã phá dỡ thì hộ gia đình được đền bù thêm không được vượt quá giá
xây dựng mới.
(Giáo trình: Quản lý đô thị trang 204)
3. Khái niệm về tái định cư.
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở;
- Bồi thường bằng giao đất ở mới;
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới;
Theo ngân hàng thế giới thì tái định cư có nghĩa là sự thay đổi không
tự nguyện về vật chất, kinh tế xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi dự
án mà nguyên nhân là do dự án gây ra và các biện pháp đền bù, di dời và
khôi phục lại cuộc sống nhằm làm giảm nhẹ những ảnh hưởng của di
chuyển.
Như vậy, tái định cư được tiếp cận và hiểu là quá trình từ bồi thường
cho các tài sản bị thiệt hại, di dân đến nơi ở mới cùng các biện pháp hỗ trợ
việc tái tạo lại các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộ
phải di chuyển và cuối cùng là toàn bộ các chương trình, biện pháp nhằm
giúp đỡ những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu
nhập của họ và ổn định đời sống của người dân.
Khu tái định cư là khu vực dùng để ổn định lại chỗ ở và cuộc sống
cho các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi Ých quốc gia, lợi Ých công cộng.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐÔ THỊ.
1. Thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng.
1.1. Thu hồi đất để mở rộng, cải tạo và xây mới các tuyến đường,
các nót giao thông.
Việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển của các phương tiện cơ giới
trong thời gian vừa qua đã tạo sức Ðp lên cơ sở hạ tầng trong đó có giao
thông đô thị. Chính vì vậy việc mở rộng, cải tạo và xây mới các tuyến
đường, các nót giao thông đang là nhu cầu cấp bách. Do đó việc thu hồi đất
được đặt ra để các công trình giao thông được thực hiện theo đúng quy
hoạch và kế hoạch. Việc thu hồi đất của các hộ ở ven đường giao thông là
công việc rất khó khăn vì nơi đây diễn ra các hoạt động kinh doanh, buôn
bán sôi động và sầm uất nhất. Hơn nữa việc kinh doanh, buôn bán lại là thu
nhập chính và là nghề nghiệp chủ yếu của các hộ ven đường nên sau khi
thu hồi đất thì họ sẽ trở nên thất nghiệp.
Việc xây dựng mới các tuyến đường thường sử dụng diện tích đất
nông nghiệp. Sản lượng lương thực nơi các tuyến đường chạy qua rất thấp
nên cần phải quy hoạch cho thật hợp lý. Việc thu hồi đất nông nghiệp thì
đơn giản hơn, nhưng cần có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho
nông dân.
1.2. Thu hồi đất để xây dựng trụ sở, cơ quan.
Các trụ sở, cơ quan là nơi làm việc của các tổ chức, đơn vị nên cần
có vị trí đẹp và dễ tìm. Kinh tế phát triển nên các văn phòng, các trụ sở làm
việc ngày càng nhiều hơn đòi hỏi phải thu hồi đất đai để xây dựng. Trụ sở,
cơ quan có thể của Nhà nước hoặc của tư nhân; nếu của tư nhân thì thông
thường Nhà nước thu hồi và cho thuê đất trong một thời gian dài. Các trụ,
sở cơ quan là các trường học, bệnh viện, các sở ban ngành, các công ty
Trong thời gian qua nhu cầu đất đai cho xây dựng trường học tăng
cao do mục tiêu kiên cố hoá trường học và phổ cập tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông. Trường học ngày càng được xây dựng khang
trang, hiện đại hơn nên đất đai cho xây dựng trường học ngày càng nhiều
hơn. Đồng thời dân số tăng cao trẻ em đến trường ngày càng nhiều. Hơn
nữa mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn đến việc hình thành và mở
rộng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thu hồi đất cho mục đích y tế có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào mục
đích chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Số bệnh viện được mở rộng và gia
tăng làm cho điều kiện khám, chữa bệnh được bảo đảm.
Các sở ban ngành cũng cần được xây mới và mở rộng nên cầu phải
thu hồi đất. Các công ty ngày càng được thành nhiều hơn nên việc thu hồi
đất làm trụ sở làm việc của các công ty là góp phần vào sự phát triển kinh
tế của đất nước.
1.3. Thu hồi đất để xây dựng các công trình văn hoá thể thao.
Đô thị phát triển nên nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân ngày
càng cao. Các công viên, vườn hoa trong đô thị ngày càng xây dựng càng
nhiều chính vì vậy cần phải thu hồi đất đai để xây dựng. Việc thu hồi đất
đai để xây dựng công viên, vườn hoa đã tạo ra một không gian trong lành
và thoải mái cho cư dân đô thị tận hưởng.
Các công trình văn hoá, thể thao thường có ý nghĩa rất quan trọng,
không thể thiếu trong thành phố. Các công trình văn hoá thường là biểu
trưng cho truyền thống của thành phố, nó thường đặt ở những nơi có vị trí
trang trọng nên đòi hỏi phải thu hồi đất. Các công trình văn hoá như tượng
đài, công trình kiến trúc đặc trưng, đình chùa và các danh lam thắng cảnh.
Các công trình thể thao như sân vận động, nhà thi đấu thường chiếm rất
nhiều diện tích nên đòi hỏi phải thu hồi đất để xây dựng.
1.4. Thu hồi đất cho mục đích thuỷ lợi.
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp chính vì vậy việc xây dựng
các công trình thuỷ lợi có một ý nghĩa rất lớn. Các công trình thuỷ lợi góp
phần tăng năng suất cây trồng thúc đẩy sản xuất phát triển. Để xây dựng
các công trình thuỷ lợi cần phải thu hồi đất đai mà chủ yếu vẫn là đất nông
nghiệp.
2. Thu hồi đất để làm đất ở.
2.1. Thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới.
Sự phát triển nhanh chóng về dân số của đô thị đã tạo sức Ðp lên cơ
sở hạ tầng, diện tích nhà ở bình quân đầu người ngày càng thấp. Chính do
nhu cầu xây dựng, cải tạo, mở rộng và chỉnh trạng lại đô thị nên các khu đô
thị mới đang được xây dựng ngày càng nhiều. Việc xây dựng khu đô thị
mới thường sử dụng diện tích đất nông nghiệp nên cần phải có chính sách
phát triển hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực. Các khu đô thị mới
thường được xây dựng ở ven đô; việc thu hồi đất và biến một khu vực nông
thôn thành đô thị cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân có
đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất ở của người dân thì cần xây dựng khu tái
định cư ngay trong khu đô thị mới hoặc ở một vị trí khác.
Các khu vực nhà ở trong đô thị quá cũ nát và thiếu quy hoạch cũng
cần phải thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng và chỉnh trang
lại. Việc thu hồi đất đai để xây dựng khu đô thị mới trong lòng đô thị cũ thì
phức tạp hơn nhiều.
2.2. Thu hồi đất để làm đất ở khác.
Việc thu hồi đất cho mục đích đất ở đang gia tăng mạnh mẽ vì nhu
cầu ở của người dân tăng cao. Nhu cầu ở tăng cao do dân số tăng cao; quá
trình đô thị hoá; điều kiện sống của người dân tốt hơn nên có nhu cầu ở nhà
to, rộng hơn. Chính nhu cầu đất ở như vậy nên cần phải tiến hành thu hồi.
Có nhiều loại đất có thể chuyển thành đất ở như: đất nông nghiệp; đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất quốc phòng, an ninh
Có thể thu hồi đất nông nghiệp ở ven các trục đường giao thông để
bán cho người dân. Có thể chuyển một phần đất quốc phòng, an ninh để
làm đất ở cho các cán bộ. Có thể chia một phần đất của các cơ quan, doanh
nghiệp cho các cán bộ, công nhân viên.
3. Thu hồi đất để phát triển kinh tế.
Để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong những năm vừa qua
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ngày càng được xây
dựng nhiều. Thông thường việc xây dựng các khu công nghiệp thường thu
hồi đất nông nghiệp và đào tạo một bộ phận nông dân thành công nhân.
Các khu công nghiệp thường ở xa khu dân cư và nằm trên diện tích đất
nông nghiệp; các khu chế xuất, khu công nghệ cao thường có những chính
sách ưu đãi đặc biệt về đất.
Các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề cũng đang được khuyến khích
phát triển và nó thường nằm trong khu dân cư nên việc thu hồi sẽ làm mất
đất ở của người dân.
4. Thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Mặc dù đang trong điều kiện hoà bình nhưng nhu cầu đất đai cho
mục đích quốc phòng, an ninh là rất lớn. Việc phát triển quốc phòng, an
ninh góp phần vào việc đảm bảo hoà bình, ổn định cho đất nước. Có thể thu
hồi đất để xây dựng các doanh trại quân đội; các địa điểm phòng thủ; trại
giam; cơ quan công an; các trường đào tạo cán bộ
Vì trong thời đại mới nên địa điểm phòng thủ, các doanh trại quân
đội cũng cần bố trí cho thích hợp. Chính do địa điểm quốc phòng, an ninh
thay đổi nên cần tiền hành thu hồi đất để xây dựng.
5. Thu hồi đất cho một số mục đích khác.
Ngoài các mục đích trên việc thu hồi đất con sử dụng cho một số
mục đích khác. Các mục đích khác có thể là: mục đích tôn giáo; mục đích
nghĩa trang, nghĩa địa; bãi tập kết vật liệu xây dựng; bãi tập kết và sử lý rác
thải
Thu hồi đất cho mục đích tôn giáo nhằm xây dựng các đình, chùa,
nhà thờ, am, miếu. Việc xây dựng các công trình trên góp phần vào việc
đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
Truyền thống chôn cất của người dân Việt Nam làm cho nhu cầu đất
đai cho mục đích nghĩa trang, nghĩa địa tăng cao. Số người chết ngày càng
nhiều nên các nghĩa trang, nghĩa địa ngày càng được mở rộng. Gần đây
hình thức hoả táng phát triển nên cũng cần thu hồi đất để xây dựng các đài
hoá thân.
Nhu cầu xây dựng cũng đang gia tăng mạnh mẽ dẫn nhu cầu thu hồi
đất để làm các bãi tập kết vật liệu xây dựng. Đô thị phát triển rác thải sinh
hoạt, rác thải công nghiệp ngày càng nhiều nên cần phải thu hồi đất để xây
dựng các bãi tập kết và sử lý rác thải.
III. Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Mục đích yêu cầu.
Vận dụng đúng chính sách của Nhà nước về nhà, đất và các chính
sách xã hội khác vào công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, đảm bảo lợi Ých
của Nhà nước và của nhân dân.
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải công khai, dân chủ.
Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo ổn định cuộc sống của nhân
dân, ổn định chính trị an ninh và trật tự an toàn xã hội. Có giải pháp thích
hợp khuyến khích, động viên các tổ chức, hộ gia đình thực hiện để đáp ứng
yêu cầu về thời gian thực hiện.
2. Căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 3/12/2004 của chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày
03/12/2003 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất; công văn số 624/TC - QLCS ngày 18/01/2005 của Bộ Tài
chính về sử lý vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
ở tỉnh Hà Tây nói chung và thị xã Hà Đông nói riêng;
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND tỉnh Hà Tây ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ theo quyết định số 1545/2004/QĐ - UB ngày 31/12/2004 của
UBND Tỉnh Hà Tây về việc bàn hành quy định các loại đất trên địa bàn
tỉnh Hà Tây.
Căn cứ theo quyết định số 71/2005/QĐ - UB ngày 24/01/2005 của
UBND tỉnh Hà Tây về việc quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với
nhà, vật kiến trúc, cây, hoa mầu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 156/2005/ QĐ - UB ngày 22/02/2005 của UBND tỉnh
Hà Tây ban Hà Tây ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Xét đề nghị của liên sở: Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Xây
dựng; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các tờ
trình số 143/TT - LS ngày 20/01/2005 và số 223/ TT - LS ngày 02/02/2005
về quy định cụ thể nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất;
Căn cứ ý kiến thống nhất của hội nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây
ngày 24/01/2005;
3. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ.
Người bị nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây
thì được bồi thường:
3.1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai.
3.2. Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về đất đai.
3.3. Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng
10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính
sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách
mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa
chính;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài
sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp
xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở
theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người
sử dụng đất.
3.4. Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy
tờ theo quy định tại mục 3.3 mà trên giấy tờ đó có ghi tên người khác, kèm
theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ kí của các
bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực
hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay
được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
3.5. Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại
địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi,
hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã
sử dụng đất ổn định không có tranh chấp.
3.6. Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ
quy định tại 3.1; 3.2; 3.3 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày
15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất
đó không có tranh chấp.
3.7. Hé gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết
định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án
hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đã được thi hành.
3.8. Hé gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại mục 3.1; 3.2; 3.3 nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10
năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử
dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công
trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc,
không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
3.9. Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước
đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá
nhân đó chưa sử dụng.
3.10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình,
đền, chùa, miều, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân dân cấp xã
nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và
không có tranh chấp.
3.11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng
đất đã nép không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;
- Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền
trả cho việc chuyển nhượng không có nguông gốc từ ngân sách Nhà nước;
- Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân;
(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
4. Nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ.
4.1. Tuỳ theo từng dự án mà thực hiện theo các phương thức: Bồi
thường bằng nhà ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền
để tự lo chỗ ở mới.
4.2. Việc bồi thường, hỗ trợ phải đúng đối tượng, đúng chính sách,
công bằng, công khai, dân chủ: Thực hiện bồi thường một lần cho chủ sử
dụng tài sản trên đất phải di chuyển, theo mức giá quy định của UBND tỉnh
phê duyệt.
4.3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi: Sau khi được
bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phải tháo dỡ, di chuyển các công
trình, vật kiến trúc, cây cối được tận dụng các vật liệu thu hồi đồng thời
giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư quản lý, sử dụng theo quy định (Không
được tính chi phí tháo dỡ công trình, chặt hạ cây cối). Trường hợp tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân có công trình phải di chuyển GPMB không tự tháo dỡ
thì hội đồng bồi thường GPMB có trách nhiệm tổ chức tháo dỡ, bàn giao
mặt bằng.
4.4. Tài sản bồi thường, hỗ trợ bao gồm:
Nhà cửa, vật kiến trúc (ngầm và nổi), cây cối hoa mầu được bồi
thường, hỗ trợ từ thời điểm có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh và
thông báo kiểm đếm của hội đồng bồi thường GPMB trở về trước, sau thời
điểm có quyết định thu hồi đất và thông báo kiểm đếm nếu có phát sinh
(Nhà cửa, vật kiến trúc, lán trại, cây mới trồng ) thì không được bồi
thường, hỗ trợ.
4.5. Các tổ chức, hộ gia đình cá nhân hiện đang sử dụng nhà, đất, các
công trình (trên không, mặt đất, ngầm dưới đất) nằm trong mặt bằng quy
hoạch xây dụng dự án đều phải tháo dỡ di chuyển và GPMB để thi công
theo đúng tiến độ.
IV. BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT ĐAI.
1. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của tổ chức, doanh nghiệp.
Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được
Nhà nước giao đã nép tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người
sử dụng đất hợp pháp, mà tiền sử dụng đất đã nép, tiền trả cho việc nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà
nước thì được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nép
tiền sử dụng đất hoặc đã nép tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ
ngân sách Nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu
hồi đất. Nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân
sách Nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.
Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được
Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi
thường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
2. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của hộ gia đình, cá nhân.
2.1. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia
đình, cá nhân.
Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử
dụng ổn định, lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở.
Hé gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do
nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế được tặng cho hoặc do Nhà nước giao
có thu tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp;
trường hợp sử dụng đất do Nhà nước hoặc do UBND cấp xã cho thuê theo
thẩm quyền thì khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tư
vào đất còn lại.
2.2. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở.
Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ
ở được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi
thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với
thực tế địa phương.
Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu
hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất đất ở
bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND cấp tỉnh căn
cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi
đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị
thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi.
(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
3. Bồi thường, hỗ trợ nhà và công trình xây dựng trên đất.
3.1. Đối với nhà ở, công trình phục vô sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có
tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương do bộ xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng
mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công
trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của chính phủ.
3.2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng
quy định tại 3.1 được bồi thường theo mức sau:
Mức bồi thường nhà, công trình = Giá trị hiện có của nhà, công trình
bị thiệt hại + Mét khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có
của nhà, công trình.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ
lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây
dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương do Bộ
Xây dựng ban hành.
Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà,
công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường
tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu
chuẩn kĩ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại;
Đối với công trình kết câu hạ tầng kĩ thuật, mức bồi thường bằng giá
trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương do Bộ
Xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi
thường.
3.3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà
phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà,
công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần,
nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần
giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại
theo tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi phá dỡ.
3.4. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy
định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 điều 38 Luật đất đai 2003 thì không được
bồi thường.
3.5. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy
định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 điều 38 luật đất đai 2003 thì việc
sử lý tài sản theo quy định tại điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ - CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai.
(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
4. Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả; công trình văn hoá, di
tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu.
- Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho
chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý
khác có liên quan trực tiếp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi
thường cụ thể cho phù hợp với tập quán địa phương.
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tích
lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu do Thủ tướng Chính phủ quyết định
đối với công trình do trung ương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý.
(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
5. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi.
Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản
lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính
theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng
chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có
của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa
phương tại thời điểm thu hồi đất.
Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa
điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do
phải di chuyển, phải trồng lại.
Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự
nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì
bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được
phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản) được bồi thường theo quy
định sau:
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến kì thu hoạch
thì không phải bồi thường.
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kì thu
hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường
hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt
hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế.
(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
6. Chính sách hỗ trợ.
6.1. Hỗ trợ di chuyển.
Hé gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong
phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng, di
chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ
thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi
bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về
di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.
Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ
tạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ
trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương.
6.2. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
Hé gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước
thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định
đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong
thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ
bằng tiền cho một nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo tính theo
thời giá trung bình tại địa phương.
Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh
doanh có đăng kí kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được
hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình
quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ
cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế địa
phương.
6.3. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
Hé gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi
trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trọ và số lao động