PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ”
Thạch Lam (1910 – 1942) xuất thân từ 1 gia đình công chức gốc quan lại. Xuất hiện trên
văn đàn 1931 với tư cách 1 nhà báo, cuộc đời 32 năm của Thạch Lam là cuộc đời của 1 trí thức
tiểu tư sản nghèo đã từng sống nhiều năm ở phố huyện nhỏ và gần gũi với người lao động. Bởi
vậy những sáng tác của TL chủ yếu viết về tầng lớp trung lưu viên chức, học sinh và cả những
người nghèo khổ. Ông quan tâm, phát hiện vẻ đẹp của cuộc đời bình dị, trong những sinh hoạt
đời thường. Tác phẩm của ông thường có cốt truyện đơn giản, không gây ấn tượng bằng cót
truyện mà chủ yếu là phân ích tâm trạng, gợi mở cho người đọc những suy nghĩ riêng. Tác
phẩm “ hai đứa trẻ ” cũng không nằm ngoài phong cách trên. Một cốt truyện rất đơn giản kể về
chị em Liên và 1 gian hàng nhỏ xíu ở phố huyện nghèo.
Mở đầu tác giả miêu tả không gian và quang cảnh của phố huyện khi ánh nắg sắp tàn.
Đó là 1 buổi chiều êm ả mang không khí của đồng quê, tiếng ếch nhái kêu, tiếng muỗi vo ve,
trời sắp tối: “Liên ngồi yên lặng và đôi mắt chị bóng tối ngập đầy”, một nỗi buồn thấm thía trước
jờ khắc của ngày tàn. Phố huyện có 1 chợ nhỏ và lúc này vương vấn trên đất chỉ còn lại những
vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, bã mía, cùg mùi âm ẩm bốc lên, khiến chị e Liên tưởng là mùi riêng
của đất, của quê hương. Bóng tối đổ dần xuống cả phố huyện. Trong truyện ngắn này Thạch
Lam đặc biệt chú ý đến những mảng sáng tối xen lẫn nhau. Ánh sáng ở chiếc đèn treo nhà bác
phở, đèn dây sáng trong cửa hiệu, còn lại chỉ là những ngọn đèn leo lét. Trong thiên nhiên có
ánh sáng của những vì sao và dưới mặt đất là ánh sáng của bầy đom đóm, còn lại là bóng
đêm, bóng tối tràn ngập các lối đi, bóng tối phía bờ sông, ở những gốc cây và trong những căn
nhà.
Thạch Lam đặc biệt chú ý đến sinh hoạt của những con người lao đông nghèo khổ.
Trước hết là hình ảnh của những em bé vất vả ở phố huyện, chúng phải lom khom trên mặt đất
đi lại, tìm tòi nhữg gì còn sót lại từ những người bán hàng, dù là thanh tre, thanh nứa; Hàg
nước của mẹ con chị Tí cũng góp phần vào bức tranh chung của phố huyện về cuộc sống vất
vả của những con người lao động nghèo khổ. Chị Tí ban ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến thì giọn
hàng ra bán, thu nhập cũg chẳg thêm được bao nhiêu. Khách quen thuộc là những phu gạo,
phu xe, đôi khi là 1 vài chú lính lệ cũng chỉ vào để uống nước, hút thuốc; Bức tranh phố huyện
càng thêm buồn với hình ảnh gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, chiếc thau để trước mặt,
tiếng nhị và tiếng hát buồn thu hút đôi người qua lại. Rồi hình ảnh bác Phở siêu với gánh hàng
rong để kiếm sốg. Thạch Lam đã miêu tả những con người lao động nghèo khổ ấy với 1 cách
nhìn thiện cảm và gần gũi, họ là những người lương thiệ kiếm sống 1 cách lương thiện, cũng vì
thế mà mong ứơc của họ là đáng trân trọng, đág qui’. Thạch Lam luôn nhìn về mặt tích cực của
những người nghèo khổ, những con người vẫn hướng về phía tốt đẹp cho dù hiện tại vất vả
nhọc nhằn: “chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi 1 cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo
khổ từng ngày của họ”.
Trong bức tranh chung của phố huyện nghèo đáng chú ý là h/ ả chị e Liên chờ tàu. Căn
hàng nghèo nàn chỉ bán vài bánh xà phòng , vài phong thuốc lào và chị e Liên thường đóng
cửa sớm rồi ngồi yên lặng trên chiếc chõng sắp gãy chờ tàu đi qua. Tàu qua sẽ mang lại cho
chị e Liên 1 vầng sáng, đó là a/sáng về Hà Nội “hà Nội xa xăm, Hà Nội ság rực, vui vẻ và huyên
náo” và nó còn đưa chị e Liên về 1 miền kí ức xa xưa khi mà chị e Liên còn sốg trên HN. Càng
nhớ về HN lại càng cảm thấy cuộc sống ở phố huyện là nghèo nàn, hiu hắt. Chị e Liên không
rơi vào tình trạng đói khổ nhưg rất thiếu thốn về niềm vui tinh thần. Cũng vì thế mà đêm đêm 2
chị e Liên cố đợi con tàu chạy qua phố huyện, tuy tàu không dừng lại nhưng đã đem đến những
cảm giác mới mẻ, nhữg ấn tượng mạnh mẽ làm giảm bớt đi nỗi buồn hiu hắt trong cuộc sông
hằng ngày. Tối tối chi e L giọn hàng xong “ngồi yên trên chõng đưa mắt theo dõi nhữg bóng
người về muộn từ từ đi trog đêm”. Bóng tối tràn đầy phố huyện, những đườg phố, các ngõ nhỏ
dần dần chứa đầy bóng tối 2 tâm hồn trẻ thơ khao khát mong ước 1 điều j mới mẻ và ngắm
nhữg điểm sáng lấp lánh trên trời cao. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn 2 dúa trẻ như
đầy bí mật và xa lạ. Trong tâm hồn 2 đứa trẻ khao khát 1 vầng sáng. Đã có 1 vầng sáng trong
quá khứ như 1 kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Hình ảnh của quá khứ hoàn toàn đối lập với cuộc sống
đầy bóng tối mà 2 chị e Liên đang phải chịu đựng.
Chị e Liên ngồi chờ con tàu, nó sẽ mang đến 1 niềm vui, 1 khung cảnh lạ, là hoạt động
cuối cùng của ban đêm. Con tàu đến “tiếng còi rít lên và rầm rộ đi tới”, Liên qsát tỉ mỉ từ lúc tàu
đến tới khi tàu khuất xa “các toa đèn ság trưng, chiếu ánh cả xuống đường”, “các cửa kính
sáng”, “đồng và kền lấp lánh”, “tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đg
sắt”, “chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.Có thể nói tất cả
nhữg a/sáng phát ra từ phía con tàu đều đc miêu tả rất chi tiết.
Tâm trạng đợi tàu của chị e Liên k phải là thói quen sinh hoạt bình thường mà gắn với
những mối liên hệ sâu xa của cuộc sốg hôm nay và ngày mai.
Cuộc sống của phố huyện buồn tẻ quẩn quanh không có gì mới lạ, hai chị e L không thiếu thốn,
đói khổ nhưng sống rất nghèo nàn về tinh thần. Tâm trạng chờ tàu là chờ 1 niềm vui, 1 điều j
mới mẻ xóa đi trong khoảnh khắc tĩnh lặng, buồn tẻ của đêm tối ở phố huyện.
Tâm trạng chờ tàu cũg là tâm trạng mong ước, hướng tới 1 cái j đó tốt đẹp hơn khác với
c/sống quẩn quanh thường ngày: “con tàu như đã đem 1 chút thế giới khác đi qua. Một thế giới
khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.
Bằng lối viết văn nhỏ nhẹ và thấm thía, nhà văn đã gõ vào cảm xúc, cảm giác của người đọc về
c/sốg mòn mỏi nhàm chán, bế tắc của nhữg kiếp người bé mọn. H/ảnh bóng tối bao phủ phố
huyện như h/ảnh “tắt đèn“ của Ngô Tất Tố, đã phản ánh chân thật cái xã hội TDPK đang dồn
đẩy con người vào cùng đường tăm tối. Nhưng với tấm lòng nhân đạo và lòng cảm thương sâu
sắc, TL đã phát hiện sức sống tiềm ẩn trong con người nơi phố huyện, họ chưa phải đã nguội
tắt, buông xuôi sự sống. Họ vẫn cùng mong chờ 1 thứ a/sáng khác thay đổi phố huyện nhưng
thứ a/sáng đó như thế nào họ đều chưa biết, họ chỉ biết hằng đêm có a/sáng đoàn tàu làm thay
đổi đôi chút đ/sống tẻ nhạt ấy và cứ thế cùng mong đợi…