Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

báo cáo thực tập tai ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - VPBank chi nhánh mỹ đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.24 KB, 13 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng
đang trong quá trình đổi mới và đã đạt được những thành công nhất định. Trong
quá trình hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra ngay gắt đặt hệ thống ngân hàng
Việt Nam trước những vận hội mới cũng như những khó khăn phải đối mặt. Hoạt
động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát
triển và ngược sự hoạt động yếu kém của ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu sự phát triển
của cả nền kinh tế. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và vai trò
của ngân hàng, Chính phủ và NHNN Việt Nam đã có nhiều giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống NHTM
Việt Nam
Chính vì thế, em đã quyết định thực tập tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Mỹ Đình
để tìm hiểu thêm về hoạt động của Ngân hàng cũng như cách tiếp cận nguồn vốn
của ngân hàng.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị tại Ngân hàng VPBank chi
nhánh Mỹ Đình
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Trịnh Công Sơn đã chỉ bảo và giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập thực tế này.
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG- VPBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
1.1 Giới thiệu chung
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần
các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo
Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng
bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số
1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.Các chức năng hoạt động chủ yếu của
VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức


kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức
kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối;
chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch
vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của
NHNN Việt Nam.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Ngày 12/12/2006 VPBank chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh
VPBank Mỹ Đình, hoạt động trực thuộc VPBank Thăng Long
Địa chỉ giao dịch: Tầng 1, Tòa CT1-1, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Đường Mễ Trì, Nam
Từ Liêm, Hà Nội
Tel: (84-4) 37 875 006
Website: www.vpb.com.vn
1.2 Lĩnh vực hoạt động:
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên
cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
- Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ
chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng
- Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, huy động nguồn vốn từ nước
ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan khi được NHNN
cho phép
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức, đặc biệt là
chuyển tiền nhanh Western Union
1.3 Mô hình hoạt động
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động VPBank chi nhánh Mỹ Đình
• Giám đốc chi nhánh:

Quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật và
các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Thực hiện đúng quyền
và nghĩa vụ đã quy định trong Điều lệ Ngân hàng.Quyết định các vấn đề hoạt động
trong ngày của Chi nhánh đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định của ban lãnh
đạo.
• Phòng kinh doanh
Nơi thực hiện, triển khai các chương trình, hoạt động tín dụng, huy động, là nơi
tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của các khách hàng có nhu cầu, làm các thủ tục vay
vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho vay.
• Phòng dịch vụ khách hàng:
Là bộ phận thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các
dịch vụ ngân hàng liên quan đến các dịch vụ thanh toán, xử lý các hạch toán giao
dịch theo quy định của Nhà nước và NHNN Việt Nam

1.4 Bộ máy lãnh đạo
Ông Trần Minh Tuấn Giám đốc chi nhánh
3
Giám đốc chi nhánh
Phó Giám đốc chi nhánh
Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng kinh doanh
Chuyên
viên
khách
hàng cao
cấp
Chuyên
viên
khách
hàng cá
nhân

Chuyên
viên huy
động
Giao dịch
viên
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền Phó Giám đốc chi nhánh kiêm trưởng nhóm
giao dịch
Ông Nguyễn Chung Thành Trưởng phòng kinh doanh
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI
NHÁNH VPBANK MỸ ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.1 Tình hìnhtài chính VPBank - chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2011-2013
Để có được cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính tại Chi nhánh, đầu tiên
phải đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Ngoài ra, còn
phải xem xét tỷ trọng cũng như tình hình biến động của từng bộ phận cấu thành
nên tổng tài sản – nguồn vốn của đơn vị.
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Tương

đối
I.TÀI SẢN
1. Tiền mặt 2925.0 1.7 2290.5 1.1 4439.4 1.9 (634.5)
2. Tiền gửi tại NHNN 1496.7 0.8 2132.0 1.1 3543.2 1.5 635.3
3.Tiền gửi tại các TCTD khác 65791.5 37.3 71364.8 35.8 39148.8 16.7 5573.3
4. Cho vay khách hàng 82720.5 46.9 99264.6 49.8 148623.0 63.5 16544.1
5. Tài sản cố định 1062.2 0.6 1123.5 0.6 1389.0 0.6
6. Tài sản Có khác 22350.5 12.7 23350.8 11.7 37069.6 15.8 1000.3
TỔNG TÀI SẢN 176346.4 100 199526.2 100 234213.0 100 23179.8
II.NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 158165.2 79 179797.1 83.4 209059.7 79.6 21631.9
1.Tiền gửi của khách hàng 139394.5 0.2 166451.0 0.1 186393.4 0.1 27056.5
2.Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 297.1 10.5 167.2 6.6 182.7 9.6 (129.9)
3. Các khoản nợ khác 18473.6 10.3 13178.9 9.9 22483.6 10.7 (5294.7)
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
VỐN CHỦ SỞ HỮU 18181.2 10.3 19729.1 9.9 25153.3 10.7 1547.9
2. Các quỹ 18181.2 100 19729.1 100 25153.3 100 1547.9
TỔNG NGUỒN VỐN 176346.4 199526.2 234213.0 23179.8
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính-VPBank chi nhánh Mỹ Đình
Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn VPBank chi nhánh Mỹ Đình giai
đoạn 2011-2013
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhận xét:
Về tài sản, ta thấy tổng tài sản của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các
năm, tuy nhiên có sự biến động trong các khoản mục khác nhau. Tổng tài sản tính
đến ngày 31/12/2012 đạt 199526.2 triệu đồng, tăng 13.14% so với năm 2011. Đến
năm 2013, tổng tài sản có mức tăng mạnh hơn (17.38%), đạt 234213 triệu đồng.

Tăng trưởng tổng tài sản có đóng góp lớn từ tăng trưởng mạnh ở danh mục cho vay
khách hàng. Sự biến động này đã làm cho cấu trúc bảng cân đối tài sản có sự dịch
chuyển đáng kể, tỷ trọng cho vay khách hàng không ngừng tăng lên, tiền gửi các
TCTD khác giảm mạnh trong tổng tài sản (giảm từ 37.3% xuống còn 16.7% năm
2013). Đây là cơ sở cho một sự tăng trưởng bền vững của tổng tài sản trong những
năm tiếp theo.
- Trong đó lượng tiền mặt dự trữ có sự giảm nhẹ (giảm 21.7%) vào năm
2012, tuy nhiên lượng tiền này đã tăng mạnh (93.8%) vào năm 2013 do
NHNN ban hành các quy định về dự trữ bắt buộc, điều này buộc ngân
hàng phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên.
- Vấn đề sở hữu chéo cũng được quy định chặt chẽ hơn nên lượng tiền gửi
tại các TCTD khác mặc dù có tăng nhẹ vào năm 2012 tuy nhiên đã giảm
mạnh (44,2% so với năm 2012).
- Tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và đều tăng
dần qua các năm. Năm 2013, tổng dư nợ đạt 148623 triệu đồng, chiếm
khoảng 79.5% tổng tài sản, dư nợ tăng 49358.4 triệu đồng so với năm
2012 tương ứng với mức tăng 49.7%. So với năm 2011, tổng dư nợ cũng
đã tăng 16544.1 triệu đồng, ứng với mức 20%
- Tài sản cố định và tài sản khác: Đây là khoản mục không sinh lời nhưng
chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng và đều tăng nhẹ qua
từng năm
Nhìn chung, cơ cấu tài sản của ngân hàng khá hợp lý, Các khoản mục sinh lời
đều chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng đều qua các năm. Các khoản mục khác
đều có mức tăng trưởng và tỷ trọng vừa phải, các quy định về tỷ lệ dự trữ, sở
hữu chéo đã được ngân hàng thực hiện.
Về nguồn vốn, bên cạnh việc phân tích tình hình tài sản, việc tìm hiểu về nguồn
hình thành tài sản cũng hết sức quan trọng để xem xét tình hình tài chính của chi
nhánh.
• Tổng Nợ phải trả của ngân hàng đang tăng dần hàng năm, năm 2012 tăng
21631.9 triệu đồng, tương ứng 13.7% so với năm 2011. Năm 2013 tăng

6
Báo cáo thực tập tổng hợp
16.2%, so với năm 2012 và ở mức 209059.7 triệu đồng, chiếm 89.3% tổng
nguồn vốn. Điều này cho khả năng tự chủ của ngân hàng còn thấp, tiềm ẩn
nhiều rủi ro.
- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư có sự biến động rõ rệt, lượng vốn giảm mạnh
(43.7%) vào năm 2012 nhưng sau đó đã tăng nhẹ trở lại và đạt 182.7 triệu
đồng vào năm 2013. Các khoản nợ khác cũng có biến động tương tự, đều
giảm mạnh vào năm 2012 với mức giảm 5294.7 triệu đồng (28.7%) sau
đó tăng mạnh trở lại vào năm 2013 và đạt mức 22483.6 triệu đồng.
• Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2013, tăng 8.51% từ 18181.2
đến 19729.1 triệu đồng trong năm 2012. Năm 2013, vốn chủ sở hữu tăng
mạnh (27.49%) và đạt mức 25153.3 triệu đồng, chiếm 10.7% tổng nguồn
vốn, một mức khiêm tốn so với các ngân hàng khác trong hệ thống
2.3 Phân tích kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011 - 2013
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng
lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như đối với
Ngân hàng VPBank nói riêng. Để có một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động
chúng ta cần phân tích sự biến động về thu nhập, chi phí cũng như lợi nhuận của
Ngân hàng qua các năm qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Chỉ tiêu 2011 2011 2013
So sánh 2012 với
2011
So sánh 2013 với
2012
Tương
đối
Tuyệt
đối (%)
Số tiền

Tỷ lệ
%
A. THU NHẬP 25537.1 31925.8 34766.8 6388.7 125.02 2841 108.9
I. Thu từ hoạt động 24302.1 29630.2 31887.3 5328.1 121.92 2257.1 107.6
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
tín dụng
II. Thu từ hoạt động
dịch vụ
1167.0 1925.0 2522.0 758.0 164.95 597.0 131.0
II. Thu từ hoạt động
khác
68.0 370.6 357.5 302.6 545.0 (13.1) 96.5
B. CHI PHÍ (21010.5) (22071.3) (21020.7) 1060.8 105.05 (1050.6) 95.24
I. Chi phí hoạt động
TCTD
(20070.5) (20853.6) (20179.3) 783.1 103.9 (674.3) 96.77
II. Chi phí hoạt động
dịch vụ
(883.7) (1149.1) (792) 265.4 130.03 (357.1) 68.92
III. Chi dự phòng
cho các khoản lỗ tín
dụng
(56.3) (68.6) (49.4) 12.3 121.85 (19.2) 72.01
IV. Chi phí khác (982.4) (1183.5) (2567.2) 201.1 120.5 1383.7 216.9
C.LỢI NHUẬN 4526.6 9854.5 13746.1 5327.9 217.7 3891.6 139.49
I.Thu nhập lãi
thuần
4231.6 8776.6 11708.0 4545.0 207.4 2931.4 133.4
II.Thu từ hoạt động

dịch vụ
283.3 775.9 1730.0 492.6 273.8 954.1 223
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính - VPBank chi nhánh Mỹ Đình
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng VPBank chi nhánh Mỹ
Đình giai đoạn 2011-2013
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
VPBank Mỹ Đình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Lợi nhuận trước thuế
liên tục tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 9854.5 triệu đồng, tăng
117,7% so với năm 2011. Năm 2013 mức tăng chững lại do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế vì vậy việc duy trì một mức lợi nhuận tăng trưởng đã là một nỗ lực
rất lớn của cả chi nhánh, chỉ đạt mức 13746.1 triệu đồng, tăng 39.49% so với năm
2012. Trong đó:
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Thu nhập lãi, đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu và
đây cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Cụ thể:
- Thu lãi 2011 là 24302.1 triệu đồng đến năm 2011 là 31925.8 triệu đồng
tăng 6388.7 triệu VNĐ, nhưng đến năm 2013 là 34766.8 triệu đồng, chỉ
tăng với mức khiêm tốn 8.9%
- Chi lãi 2011 là 20070.5 triệu đồng đến năm 2012 là 20853.6 triệu đồng
tăng 783.1 triệu đồng nhưng đến năm 2013 là 20179.3 triệu đồng, giảm
3.2% tương ứng với 674.3 triệu đồng
Nguyên nhân: Có thể giải thích sự tăng giảm tình hình thu chi lãi tại chi
nhánh trong giai đoạn 2011-2013 là do sự tác động của tình hình kinh tế nói
chung. Năm 2013 được coi là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam nói
chung. Huy động vốn từ các thành phần kinh tế khó khăn nhưng các doanh
nghiệp đạt đủ tiêu chuẩn để cho vay cũng khan hiếm do ngân hàng phải thắt
chặt yêu cầu cho vay, để đề phòng các khoản nợ xấu, nợ khó đòi về sau. Vì
vậy mà thu chi từ hoạt đông này từ 2012-2013 giảm, tuy tỉ lệ giảm không

đáng kể.
• Thu từ hoạt động dịch vụ: Nguồn thu này chiếm một phần nhỏ trong tổng
doanh thu của ngân hàng (khoảng 4-6%) nhưng lại có mức tăng mạnh nhất,
cụ thể năm 2012 tăng 273.8% so với năm 2011, năm 2013 có mức tăng nhẹ
hơn (223%) tăng 954.1 triệu đồng
Nguyên nhân của sự sụt giảm về lợi nhuận kinh doanh dịch vụ là do phần lớn
các hoạt động dịch vụ mang lại thu nhập cho ngân hàng đến từ các dịch vụ thanh
toán, các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có giao dịch với ngân hàng. Trong
tình hình kinh tế biến động các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
hoặc các giao dịch cần sử dụng dịch vụ với ngân hàng có xu hướng giảm. Kéo theo
doanh thu từ dịch vụ giảm. bên cạnh đó các dịch vụ ngân hàng dành cho khách
hàng cá nhân và một số dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile
Banking…có được triển khai tại ngân hàng nhưng chưa thật dự phát triển và đem
lại doanh thu cao cho chi nhánh.
Tóm lại: Qua việc phân tích khái quát về tình hình tài sản – nguồn vốn và kết quả
kinh doanh tại Ngân VPBank Mỹ Đình, ta có thể nhận thấy rằng tình hình tài chính
của Ngân hàng có nhiều điểm mạnh thể hiện ở tốc độ tăng trưởng về cơ cấu tài sản
và nguồn vốn, thể hiện một nền tài chính lành mạnh và đạt được hiệu quả cao trong
hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên khả năng tự chủ của ngân hàng vẫn
chưa được chú trọng
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàngVPBank chi nhánh Mỹ Đình, em đã
tìmhiểu về hoạt động của Ngân hàng và có điều kiện được vận dụng các kiến
thức mình đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, trong quá trình học tập và tìm hiểu tại
Ngân hàng, em đã nhận ra một số vấn đề còn tồn tại như sau:
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thứ nhất, Dịch vụ ngân hàng hiện đại của VPBank Mỹ Đình còn chưa phát

triển. Hoạt động kinh doanh dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân
hàng. Đó là lý do vì sao các ngân hàng không ngừng đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng mình. Ngân hàng VPBank
Mỹ Đình cũng rất chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng tuy nhiên chủ yếu
là các dịch vụ truyền thống như thanh toán hỗ trợ cho khách hàng có giao dịch
tại ngân hàng
Từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta có thể thấy lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh dịch vụ cuả ngân hàng có xu hướng tăng từ năm 2011 đến
2013. Tuy nhiên mức tăng từ nguồn thu này lại rất nhỉ trong tổng doanh thu.
Không thể phủ nhận nguyên nhân do sự khủng hoảng và đi xuống của nền kinh
tế nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng cần có các biện pháp để phát triển mạnh
các dịch vụ ngân hàng bán lẻ không chỉ dành cho các khách hàng doanh nghiệp
mà cả các khách hàng cá nhân. Đây cũng là xu hướng mà các ngân hàng nên
hướng tới trong giai đoạn tương lai. Doanh thu từ dịch vụ sẽ cứu cánh cho
doanh thu từ thu chi lãi là các hoạt động truyền thống của ngân hàng nhưng lại
chịu tác động và ảnh hưởng của nên kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là loại hình ngân
hàng điện tử, đây là một kênh phân phối hiện đại của ngân hàng, khắc phục
được hạn chế về thời gian và không gian của kênh phân phối truyền thống là
các chi nhánh và phòng giao dịch. Tại chi nhánh VPBank Mỹ Đình các dịch vụ
ngân hàng điện tử đã được triển khai tuy nhiên chưa thực sự phát triển mạnh
mẽ. Nếu phát triển dịch vụ này tại chi nhánh thì sẽ giúp chi nhánh tìm ra một
hướng phát triển mới hiệu quả
Thứ 2, Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh chưa thực sự
phát triển.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh, em thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của
chi nhánh tập trung chủ yếu vào khối khách hàng cá nhân như hoạt động huy động,
các sản phẩm tài khoản thanh toán. Trong khi đó phân khúc khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa được chú trọng đầu tư. Việc sử dụng vốn được thể hiện
trong bảng sau:
Đơn vị: triệu đồng

Đối tượng 2011 2012 2013
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Cá nhân 53768.0 65 63529.0 64 99577 67
Doanh nghiệp vừa và
nhỏ
27297.8 33 28786.8 29 40128 27
Khác 1654.7 2 6948.8 7 8918 6
Nguồn: Báo cáo tài chính –VPBank Mỹ Đình
Bảng 3.1 Cơ cấu cho vay theo khách hàng
Ta thấy dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng giảm, trong
khi dư nợ cho khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp không mấy
khả quan nên chi nhánh chưa có những sản phẩm, chương trình hướng tới đối
tượng này nhiều. Vì vậy bên cạnh việc phải tìm kiếm các nguồn tín dụng thực sự
có chất lượng thì ngân hàng cần phát triển các nguồn tín dụng khác là tín cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với sự phát triển của thành phố thì sự phát triển
của các doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho bãi; cung cấp điện, năng
lượng, dịch vụ lưu trú, ăn uống; y tế và dịch vụ xã hội cũng mở rộng hơn, Việc tập
trung vào phân khúc khách hàng này sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
4. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hướng đề tài 1: Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank chi nhánh
Mỹ Đình
Hướng đề tài 2: Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

VPBank chi nhánh Mỹ Đình
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hướng đề tài 3: Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng VPBank chi
nhánh Mỹ Đình
13

×