Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
BÁO CÁO KHOA HỌC
Khảo sát các đơn vị thành ngữ
trong một số truyện ngắn của Nam Cao
giai đoạn 1930-1945
SV thực hiện:
Lớp :
- Hà Nội -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Cao được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học
Việt Nam thế kỉ XX. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng to lớn những tác
phẩm như tiểu thuyết( Sống mòn), truyện ngắn( Chí phèo, Một đám cưới…) cả
trước và sau cách mạng. Qua những tác phẩm của mình, đặc biệt là truyện ngắn
ông đã khắc họa thành công thế giới nhân vật cùng sự miêu tả tâm lí điêu luyện
tạo nên một phong cách riêng cho văn xuôi Nam Cao. Và chính vì thế, tác phẩm
của ông trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình Văn học, của các
nhà ngôn ngữ học và ngày càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu.
“Nam Cao toàn tập” là một bộ sách gồm ba tập: Tập I và II gồm những
truyện ngắn Nao Cao viết trước cách mạng tháng 8 và truyện dài “Người hang
xóm”. Tập III gồm những truyện viết sau cách mạng cùng tiểu thuyết “Sống
mòn”. Đây là một tác phẩm có thể nói đã thống kê được khá đầy đủ các tác
phẩm của Nam Cao và nó trở thành một nguồn tư liệu đáng quý cho các nhà
nghiên cứu về Nam Cao, về tác phẩm của Nam Cao. Thông qua những truyện
ngắn này người đọc cũng phần nào thấy rõ được những quan điểm sống, quan
điểm sang tác, quan điểm nghệ thuật cùng với cách sử dụng ngôn ngữ trong việc
xây dựng cốt truyện, lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật của Nam Cao. Rõ
ràng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cảm quan hiện
thực và một cảm hứng sáng tác riêng. Hệ thống ngôn ngữ được tác giả sử dụng
thường rất dung dị, tự nhiên mang đậm hơi thở của cuộc sống. Hệ thống ấy có
thể được tạo bởi thuật ngữ (từ ngữ nghề nghiệp), từ thông tục và cả những thành
ngữ và quán ngữ nữa. Trong đó, các thành ngữ được các nhà văn sử dụng rất có
hiệu quả. Và Nam Cao cũng không phải là một ngoại lệ, bởi quan điểm sáng tác
của ông chủ trương là bám sát đời sống gần gũi với nông dân cùng khổ, với
những lời ăn tiếng nói hàng ngày, thoát bỏ mọi quan điểm khuôn sáo ước lệ
2
tượng trưng, cách điệu của ngôn văn học thời trung đại, bảo tồn và phát triển
mọi giá trị truyền thống.
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính chất dân tộc sâu sắc. Nó
thường xuyên có mặt trong lời ăn tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống.
Bất kì nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện khi viết
chuyện, khi viết thư, khi giao tiếp với nhau… Nó là một sản phẩm quý báu cùng
với kho tàng tục ngữ, ca dao. Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo ra trên
quá trình sinh hoạt xã hội quần chúng. Vì thế chúng, như đã nói ở trên, thường
xuất hiện trong môi trường dân dã. Tất cả những đặc điểm trên làm cho thành
ngữ trở thành một đối tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu không chỉ ở ngành
ngôn ngữ học mà còn ở nhiều ngành khac như: dân tộc học, văn hóa… Nghiên
cứu thành ngữ cũng là một công việc có đóng góp rất lớn trong việc miêu tả một
ngôn ngữ, so sánh đối chiếu các ngôn ngữ với nhau. Nam Cao trong các tác
phẩm của mình cũng đã vận dụng khá thành công thành ngữ trong việc khắc họa
hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ. Nghiên cứu về Nam
Cao cùng những tác phẩm của ông từ trước tới nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra được đặc điểm này hay đặc
điểm khác trong việc sử dụng từ ngữ của Nam Cao như: cách sử dụng từ “hắn”
trong “Chí Phèo”, tìm hiểu tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao thông qua hệ
thống các nhân vật như Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Độ (Đôi mắt)…
Trong khi đó cách sử dụng thành ngữ của tác giả lại chưa được chú ý đúng mức.
Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài cho báo cáo của mình là: Khảo sát các
đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai đoạn
hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công trình nghiên cứu đầu
tiên trong tiếng Việt là “Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố
năm 1921. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành
ngữ mới có được cơ sở khoa học nghiêm túc. Cái mốc quan trọng trong việc
nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng
3
Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đam. Công trình này tuy còn chưa
bao quát được hết tất cả các thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các
nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có
giá trị to lớn. Tiếp đó là năm 1989 xuất bản cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ
Việt Nam” của Nguyễn Lân và “Kể chuyện về thành ngữ tục ngữ” (1988-1990)
do Hoàng Văn Hành chủ biên. Các công trình khác sau đó đều đi sâu vào nghiên
cứu với mục đich tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên
quan, tức là khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định
danh, giữa thành ngữ với cụm từ tự do. Có thể kể đến các công trình đó như
“Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và
vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu, “Vấn đề cấu tạo từ của
tiếng Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” (1975) của Chu
Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “Phân biệt thành
ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Tuy nhiên,
các công trình nêu trên vẫn chưa thực sự thuyết phục được các nhà nghiên cứu.
Vậy nên thành ngữ cho đến hiện nay vẫn đang được tiếp cận theo từng khía cạnh
khác nhau để có thể lập nên một tiếng nói chung về thành ngữ cho tất cả những
ai quan tâm.
Một trong những khía cạnh nghiên cứu thành ngữ đó chính là nghiên cứu
nghệ thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ - những tác giả lớn. Một
loạt những luận văn thạc sĩ, những khóa luận tốt nghiệp cũng như nhiều báo cáo
khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của
những tên tuổi lớn như chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô
Hoài… xuất hiện trong thời gian gần đây.
Trong khi đó Nam Cao cũng là một đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà
nghiên cứu, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng như những người quan tâm đã dành
thời gian khá nhiều cho việc khám phá những đặc điểm nghệ thuật trong tác
phẩm của Nam Cao, tức là chưa nghiên cứu một cách toàn diện ngôn ngữ trong
tác phẩm của ông. Nói như vậy có nghĩa là cách dùng thành ngữ của Nam Cao
4
chưa được chú ý đúng mực, chưa có một chương trình nào nghiên cứu một cách
cặn kẽ vấn đề này.
3. Ý nghĩa và dự kiến đóng góp của đề tài
Thông qua việc thống kê, khảo sát những thành ngữ xuất hiện trong hơn
50 truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám của Nam Cao chúng tôi hi vọng sẽ
góp phần khẳng định sự sáng tạo và những đóng góp to lớn của Nam Cao đối
với kho tàng thành ngữ của dân tộc đồng thời, tìm hiểu giá trị phong cách của
những đóng góp này. Như vậy ý nghĩa trước hết của đề tài này đó chính là
khẳng định them một lần nữa tài năng, sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử
dụng ngôn ngữ xây dựng nên những trang văn kiệt tác, cùng với đó là làm rõ
thêm giá trị của những thành ngữ mà ông sử dụng. Bài báo cáo khoa học này
cũng còn một mong muốn khác đó là bằng việc nghiên cứu, phân tích kĩ những
đặc điểm thành ngữ về cấu trúc, ngữ nghĩa, phân loại về loại hình, về phản ánh
cách tư duy, về văn hóa ngôn từ trong giao tiếp để chúng tôi có thể cung cấp
thêm nhiều thành ngữ hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho cuốn từ điển thành ngữ
sau này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như do khả năng của chúng tôi còn
chưa cao nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát thành ngữ trong một số
truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám chứ chưa thể khảo sát
các đơn vị thành ngữ trong toàn bộ các tác phẩm của ông. Chính vì thế, với đề
tài này chúng tôi chỉ hi vọng sẽ đóng góp một phần rất nhỏ trong công việc
nghiên cứu thành ngữ ở giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Phương pháp chúng tôi sử dụng để hoàn thành bài báo cáo này chủ yếu là
phương pháp thống kê, sau đó so sánh và đối chiếu theo khuôn mẫu của cấu trúc
thành ngữ.
Tư liệu nghiên cứu của chúng tôi là các truyện ngắn của Nam Cao giai
đoạn 30-45 in trong cuốn “Nam Cao toàn tập”, Nxb Hội Nhà văn. Cụ thể là 51
truyện ngắn dưới đây:
5
1. Tình già
2. Hai người ăn tết lạ
3. Nửa đêm
4. Đón khách
5. Điếu văn
6. Lang Rận
7. Nhìn người ta sung sướng
8. Một truyện Xú vơ nia
9. Rình trộm
10. Rửa hờn
11. Ở hiền
12. Tư cách mõ
13. Mua danh
14. Thôi, đi về
15. Trẻ con không biết đói
16. Làm tổ
17. Từ ngày mẹ chết
18. Một bữa no
19. Quái dị
20. Trẻ con không được ăn thịt chó
21. Đòn chồng
22. Một đám cưới
23. Con mèo
24. Lão Hạc
25. Đôi móng giò
26. Dì Hảo
27. Giờ lột xác
28. Chú Khì
29. Nghèo
30. Cái chết của con Mực
31. Chí Phèo
32. Đui mù
33. Hai cái xác
34. Nguyện vọng
35.Hai khối óc
36. Một bà hào hiệp
37. Cảnh cuối cùng
38. Những cánh hoa tàn
39. Cái mặt không chơi được
40. Những chuyện không muốn
viết
41. Trăng sáng
42. Mua nhà
43. Truyện tình
44. Nhỏ nhen
45. Đời thừa
46. Sao lại thế này
47. Quên điều độ
48. Cười
49. Nước mắt
50. Bài học quét nhà
51.Xembói
6
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
báo cáo gồm ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Nam Cao - tác giả và tác phẩm.
Chương II: Phân tích, phân loại thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam
Cao.
Chương III: Các sử dụng thành ngữ của Nam Cao qua các truyện ngắn của
ông
Ngoài ra báo cáo còn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữ và các
biến thể của chúng trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45.
7
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NAM CAO - TÁC GIẢ
VÀ TÁC PHẨM
Nam Cao là một nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện
thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số
phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ,
quằn quại trong sự chèn ép và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, tinh tế với
những tình huống điển hình Nam Cao đã làm được một việc lớn lao hơn hẳn một số
nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu cùng thời là “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói,
nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên
tưởng” của người đọc khi đọc tác phẩm của ông và qua tác phẩm của ông thấy yêu
quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái, đầy tình người
Có thể nói rằng sẽ có một khoảng trống không nhỏ nếu vì một lý do nào đấy
dòng văn học của Việt Nam không có Nam Cao. Không chủ quan khi chúng ta
hoàn toàn có quyền tự hào xếp Nam Cao của chúng ta bên cạnh những Môpatxăng
(Pháp), Đôttôiepxki, Bunhin, (Nga).... Tác phẩm của Nam Cao không có những
xung đột căng thẳng, không đao to búa lớn mà cứ đời thường giản dị, thông qua các
tình huống, các cuộc đời nhân vật để nêu bật nên những giằng xé trong nội tâm,
những ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Văn Nam Cao viết về những kiếp người
mà cuộc đời họ là những chuyển tiếp khác nhau của nỗi buồn, nỗi khổ, của những
tâm hồn đẹp đẽ, đáng trân trọng dù là người đàn bà quanh năm bị áp lực của thiếu
thốn, lo toan đè nặng, lúc nào cũng nặng mặt, bẳn gắt chì chiết chồng con hay
những anh chàng trí thức tiểu tư sản ăn nói độc địa, hằn học....Bởi trên tất cả những
biểu hiện ấy vẫn toát lên bản chất của họ là hồn hậu, chất phác, chứa chan tình
người. Nhà văn đã thấy phần “u tối” của cuộc sống, tìm ra trong đó cái đẹp và ông
viết về những người nông dân, những trí thức tiểu tư sản cùng khổ với một thái độ
đầy tôn trọng, không phải là sự miệt thị cũng không thi vị hoá.
Nam Cao là nhà văn có tầm cỡ còn là bởi vì ngay từ thời của ông, giữa lúc
dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học lãng mạn đang là một trào lưu
mạnh mẽ, Nam Cao đã không quá đắm chìm hoàn toàn theo hướng đó mà ông chọn
cho mình một hướng đi đúng đắn, hướng đi ấy đã góp phần xếp Nam Cao là một
trong những nhà văn đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam : “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa
cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa - 1943), ông
lên án thứ văn chương “tả chân”, “hời hợt”. Nam Cao đã thông qua một loạt tình
huống để miêu tả chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Viết về nhân vật “Chí
phèo”, về sự tha hoá của con người – cái gã Chí mà chất “con” đôi lúc nhiều hơn
chất “người”, lúc tỉnh lúc say, khi thì thật bản năng lúc lại như một con người có ý
thức...vậy mà Nam Cao vẫn có cái nhìn đầy nhân ái, ông thấy Chí Phèo không phải
là thứ bỏ đi mà là một con người cũng có những khoảng lặng của cảm xúc, có
những lúc luôn muốn vươn tới cái tốt, cái người nhất để rồi qua ông, người đọc
cũng có cái nhìn bao dung với dạng người như Chí Phèo này, chia sẻ, cảm thông
với ước muốn làm người lương thiện của hắn chứ không phải cảm giác ghê tởm,
cái nhìn không thiện chí. Lòng nhân ái, tình người còn bao trùm ở Làng Vũ Đại của
người nông dân nghèo khổ, của anh thả ống lươn nhặt Chí Phèo xám ngoét từ lò
gạch bỏ không mang về, là bát cơm của bác Phó Cối, là bát cháo hành tình nghĩa
của Thị Nở, là những người bạn tế nhị xử sự vô cùng nhân ái khi đến nhà người
bạn nghèo của mình, chứng kiến những vũng bùn đứa con đau bụng thổ ra từ đêm,
chứng kiến cái nhà dột nát, nghèo túng khốn cùng “Anh nào cũng làm ra dễ tính.
Sự cố gắng ấy do lòng quý bạn. Cái nhà thật không đáng cho lòng tôi phải bận...”
(truyện ngắn “Mua nhà” – năm 1943).
Truyện ngắn Nam Cao nói nhiều đến thân phận người phụ nữ. Truyện
“Nghèo”, “Dì Hảo”, “Ở hiền”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”..., tất cả họ đều
nghèo khổ, đói khát và bất hạnh và dẫu cơ hàn người nông dân sống với nhau thật
nhân ái, họ quan tâm đến nhau, yêu thương nhau. Hãy nghe người mẹ nhắc con
“Khe khẽ cái mồm một chút! réo mãi bố mày nó nghe thì nó chết! Nó đã ốm đấy,
thuốc không có, mà còn bực mình thì chết”; thân phận Dì Hảo: “Dì Hảo chẳng nói
năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì
Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước
mắt”. Dì Hảo, người phụ nữ đẹp, cô đơn âm thầm, vẻ đẹp đáng quý của nội tâm.
Tâm hồn Dì vừa đơn côi vừa bao dung, trắc ẩn. Giọng điệu của truyện ngắn này đã
được nhà văn viết ra: buồn phiền, tiếc nuối và xót xa.. Người phụ nữ trong các
truyện của Nam Cao thường gặp phải những ông chồng chết yểu, say rượu, theo gái
hoặc gặp tai ương, hoạn nạn...và họ phải chịu đựng, nhà văn hiểu thấu nỗi đau của
họ, ông đã đánh động vào tâm linh người đọc qua những mảnh đời muốn vùng
thoát mà không sao thoát ra được.
Hiện thực cuộc sống luôn là chất liệu để nhà văn phản ánh hay nói như
Bandăc “Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”. Làng Vũ Đại của Nam Cao
chỉ là một làng quê như bao làng quê khác, ta thấy có dòng sông hiền hoà hai bên
bờ là những vườn chuối thấm đẫm ánh trăng, thấy tiếng dệt cửi và tiếng lao xao của
các bà, các chị đi chợ sớm, thấy những vườn trầu không, những vườn mía tả tơi sau
bão....và trên mảnh đất ấy là những người nông dân chất phác, nhân hậu. Họ bần
cùng mỗi người một kiểu. Người mẹ và bầy con nhỏ lê la trên nền nhà vũng nước
trộn lẫn bùn; bát cháo cám đắng nghét không thể nuốt nổi; người đàn ông đi lĩnh
những đồng tiền ít ỏi về mua thuốc cho đứa con nhỏ ốm đau mà không nỡ trách cứ
viên thư ký ở nhà dây thép tỉnh bẳn gắt lại làm thiệt mất của gã một đồng bạc bởi lẽ
“Điền thấy thương ông ấy quá. Điền tưởng ra cho ông ấy một gia đình đông con
túng thiếu tựa nhà Điền. Số lương chẳng đủ tiêu. Sau mỗi ngày công việc rối tít mù,
loạn óc lên vì những con số, vì những cái bưu phiếu, ông mỏi mệt giở về nhà, lại
phải nghe mấy đứa con lớn chí choé đánh nhau, đứa con nhỏ khóc, chủ nợ réo đòi
và vợ thì sưng sỉa hoặc gào thét như con mẹ dại....để sáng hôm sau lại mải mốt đến
sở, nhăn mặt lại khi thấy những người gửi tiền, người lĩnh tiền vòng trong, vòng
ngoài và người nào cũng muốn ông làm trước cho” và “Chỉ vì người nào cũng khổ
cả, và người nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ” – tấm lòng nhân ái, cảm thông và
độ lượng của con người Nam Cao, nhân cách Nam Cao thể hiện rõ nét trong hầu
hết tất cả các tác phẩm của ông mà những dẫn chứng trên chỉ là một đôi nét phác
hoạ.
Giá trị nhân đạo của các tác phẩm của Nam Cao thể hiện sâu sắc ở tấm lòng
yêu thương trân trọng của tác giả với những người nghèo khổ. Nói như văn hào
Nga Eptusenco: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/Mỗi số phận chứa một điều cao
cả”. Nam Cao đã tìm thấy những hạt trân châu lóng lánh trong sâu thẳm những thân
phận con người - Nam Cao tỏ ra rất nhạy bén trong việc miêu tả tâm lý nhân vật,
ông đi vào từng ngóc ngách tâm hồn của con người để tìm ra được những cái hay,
cái dở trong mỗi nhân vật và bao trùm lên tất cả là một tấm lòng nhân ái, tình người
thấm đậm trong từng trang viết và trong cuộc sống thời đại nào và lúc nào cũng cần
lòng nhân ái, cái nhìn thiện chí – nó giúp con người sống vươn tới “chân, thiện,
mỹ” hơn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và phải chăng khi ngắm nhìn một buổi
hoàng hôn trên mảnh đất mình đang sinh sống, đâu đó giữa bộn bề công việc bắt
gặp một bức tranh đẹp, một áng thơ hay, một tác phẩm văn học mang nhiều thông
điệp mà ta dửng dưng không rung động thì cuộc sống sẽ mất đi nhiều phần ý nghĩa!
và phải chăng đọc Nam Cao chúng ta thấy rằng: hãy cố gắng hiểu những người
xung quanh ta, thông cảm và có cái nhìn thiện chí, có cái tâm trong sáng chính là
sợi dây nối liền con người với con người – nền tảng để xây dựng cuộc sống tốt đẹp
hơn?.
Như vậy,có thể khẳng định một lần nữa rằng Nam Cao đã tạo cho mình một
lối văn mới đậm đà bản sắc bình dân nhưng không rơi vào chỗ thô tục trong khi
văn lãng mạng tư sản đã xa rời lời ăn tiếng nói của nhân dân, viết lai Tây như văn
dịch, càng ngày càng trống rỗng, hình thức.
Nam Cao có nhiều sáng tác cả trước và sau cách mạng. Mặc dù Nam Cao
viết ít nhưng trước sau đã để lại cho chúng ta một mẫu mực nhà văn, cho văn học
một số lượng tác phẩm giá trị.
Nam Cao khai thác tối đa ngôn ngữ nhân vật. Truyện ngắn của ông không
dài trừ Chí Phèo, Nửa Đêm… chỉ dăm trang. Số trang ngắn, lượng chữ ít, nên tình
huống truyện phải thật cô gọn, tiết kiệm trong ngôn ngữ, khi vào truyện thì phải
vào ngay
Câu ngắn và cộc dường như không thể rút ngắn hơn
Nam Cao có một phong cách ngôn ngữ riêng, một phong cách nghệ thuật
riêng và một phong cách nhà văn riêng. Tất cả những cấp độ phong cách này
xuyên thấm vào nhau và bộc lộ ra cùng một lúc, thống nhất và vận động. Trong ba
cấp độ phong cách thì phong cách nghệ thuật trội hơn hẳn so với phong cách ngôn
ngữ và phong cách tác giả. Tuy nhiên phong cách ngôn ngữ của Nam Cao cũng là
một nét đặc sắc trong phong cách Nam Cao. Đối với các tác phẩm của mình, Nam
Cao luôn cố gắng lựa chọn từ ngữ cũng như phương thức diễn đạt sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất. Và có thể thấy rằng thành ngữ- đơn vị ngôn ngữ gần gũi với
nhân dân lao khổ xuất hiện khá ổn định trong các tác phẩm của Nam Cao. Ông sử
dụng các thành ngữ khá đa dạng cả những thành ngữ nguyên dạng, cả những thành
ngữ gốc Hán, và sáng tạo trên cơ sở những thành ngữ đã có sẵn.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO GIAI ĐOẠN
1930 - 1945
I. Những vấn đề chung về thành ngữ tiếng Việt
1. Thành ngữ trong tiếng Việt
Kể từ khi thành ngữ trở thành một đối tượng nghiên cứu khá hấp dẫn đối với
những người quan tâm đến vấn đề này cũng như đối với các nhà ngôn ngữ đã có rất
nhiều công trình cả vừa và nhỏ nghiên cứu về thành ngữ đã ra đời và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên một định nghĩa thành ngữ chính xác và thống
nhất giữa tất cả các nhà nghiên cứu thì chưa có. Mỗi người lại nhìn thành ngữ theo
một khía cạnh khác nhau như cấu trúc, công dụng… Theo cách hiểu thông thường
thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc, hoàn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hang ngày. “Từ
điển tiếng Việt”, 2002, Viện NNH, Nxb Đà Nẵng định nghĩa “Thành ngữ là tập hợp
từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn
giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. Về mặt ngữ nghĩa, chúng có thể tương ứng
với một từ hay cụm từ tự do; về mặt cầu trúc chúng giống tương ứng với một cụm
từ, một câu đơn.
Như vậy, dù có nhiều định nghĩa về thành ngữ nhưng quy chung lại thành
ngữ được quan niệm một cách thống nhất ở hai vấn đề:
Thứ nhất là thành ngữ có tính chất cố định về hình thái cấu truc.
Thứ hai là thành ngữ có tính hoàn chỉnh về nghĩa và mang sắc thái biểu cảm.
Đặc trưng thứ nhất thể hiện ở chỗ thành phần từ vựng của thành ngữ nói
chung là ổn định, tức là các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên
trong khi sử dụng; Ngoài ra thành ngữ cũng có tính bền vững về cấu trúc thể hiện ở
sự cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói
quen sử dụng của người bản ngữ. Dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang
tính xã hội cao. Tuy vậy, dạng chuẩn này của thành ngữ trong khi sử dụng nó vẫn
uyển chuyển. Nói là chuẩn là sự bắt buộc, có tính quyết định của xã hội, nhưng
không vì thế mà hạn chế sự sáng tạo ở cá nhân, đặc biệt là của những cây bút tài
năng. Đó chính là điều giải thích cái riêng trong phong cách ngôn ngữ của tác giả.
“Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành?” (“Ở hiền”- Nam Cao
toàn tập, trang 358).
Nam Cao sử dụng thành ngữ một cách độc đáo. Ông chia tách thành ngữ “Ở
hiền gặp lành” để nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong cách thể hiện tư tưởng, tình cảm
của mình.
Đặc trưng thứ hai đó chính là tính hoàn chỉnh về nghĩa và có sức gợi cảm
cao… Nó biểu thị những khái niệm hay biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá
trình hay sự vật. Nói cách khác,thành ngữ là những đơn vị định danh của ngôn ngữ.
Thí dụ: “Nước mẳt cá sấu” là nước mắt giả dối…. Tuy nhiên nội dung của thành
ngữ ngụ ý điều gì đó đằng sau các từ ngữ tạo nên thành ngữ chứ không hướng tới
điều được nhắc đến trong nghĩa đen.
Như vậy, “Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái
niệm một cách bóng bẩy( Hoàng Văn Hành, thành ngữ học tiếng Việt, 2004, Nxb
KHKT)
2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do, với tục ngữ
2.1. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Cả thành ngữ và cụm từ tự do đều là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt
động với tư cách là những bộ phận cấu thành câu. Sự khác nhau giữa chúng có thể
được cụ thể hoá qua bảng so sánh sau:
Cụm từ tự do Thành ngữ
Là một kết hợp tạm thời, mỗi lần dùng
đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại
trong phạm vi một văn cảnh nhất định
Những bộ phận cấu thành cụm từ tự do
có thể được thay thế bằng những từ khác
cùng loại, chỉ làm tăng giảm nghĩa của
từ cụ thể còn nghĩa của cụm từ không bị
phá vỡ
Là đơn vị ngôn ngữ có sẵn, có cấu trúc
bền vững luôn được tái hiện dưới dạng
có sẵn với cùng một thành phần yếu tố
cố định.
Thành ngữ không thể bỏ đi hay thay thế
bất kì yếu tố nào mà không phá vỡ nghĩa
của toàn thể thành ngữ
Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng
hợp của các từ riêng lẻ
Thường có ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ,
không thể suy trực tiếp từ nghĩa của các
yếu tố cấu thành.
Dùng để đinh danh như thành ngữ nhưg
không có giá trị hình ảnh, biểu cảm.
Dùng để gọi tên(định danh) hiện tượng
sự vật tính chất, trạng thái… nhưng
mang giá trị hình ảnh biểu cảm.
Sự kết hợp chỉ phục tùng những chuẩn
mực từ vựng, ngữ pháp.
Thành ngữ thường có tổ chức âm điệu,
tiết tấu của toàn cấu trúc. Vậy thành
ngữ có tính nhạc.
Như vậy, có thể nói không có ranh giới rõ ràng, tuyệt đối để phân biệt cụm
từ tự do và thành ngữ. Bởi lẽ nếu những cụm từ tự do trở nên cố định và nghĩa của
nó bị phức tạp hoá nó biến thành thành ngữ.
2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Đây là công việc vô cùng khó khăn đối với các nhà nghiên cứu khi phân biệt
giữa thành ngữ và tục ngữ. Và trên thực tế có thể nói sự lẫn lộn giữa hai đơn vị này
là rất phổ biến, phổ biến đến mức người ta không còn coi nó như một sai phạm nữa.
Sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ lần đầu tiên được đặt ra qua “Việt Nam văn học
sử yếu” (1943): theo cuốn sách này một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy
đủ hay khuyên răn chỉ bảo điều gì. Còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta
tiện dùng mà diễn một ý gì hay tả một trạng thái gì cho có màu mè. Tác giả Vũ
Ngọc Phan trong “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” (1956) lại không tán thành với ý
kiến trên. Với Cù Đình Tú ở bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành
ngữ” (1973) đã dùng chức năng làm tiêu chí phân biệt tục ngữ thành ngữ. Thành
ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi
tên sự vật, tính chất, hành động. Tục ngữ thông báo một nhận định, một kết luận về
một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi một câu tục ngữ đọc
lên là một câu hoàn chỉnh về diễn đạt, trọn vẹn về ý tưởng. Hoàng Văn Hành và
một số tác giả ở Viện Ngôn Ngữ học trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” đã
nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ nhưng khác tục ngữ về
bản chất. Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm một
cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán
đoán một cách nghệ thuật
Và chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chúng thông qua bảng sau:
Thành ngữ Tục ngữ
Thường thể hiện chức năng định
dạng giống như từ và trong câu
chúng hoạt động như những định
vị điểm danh
Là một thông báo đầy đủ, trong
câu chúng hoạt động như những
đơn vị thông báo
Làm một bộ phận cấu thành câu Làm một câu độc lập hoàn chỉnh.
Ví dụ:Thay da đổi thịt Ví dụ:Ăn vá học hay
*)Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
+ Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố
định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố
+ Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát
hình ảnh và nghĩa bóng. Tính hình ảnh của tục ngữ cũng xuất hiện nảy sinh bằng
con đường phát triển nghĩa mới, kết quả- trìu tượng giống như thành ngữ
+ Tục ngữ ngắn gọn về hình thức, phương pháp về nội dung, có vần điệu
uyển chuyển giống như thành ngữ.
Rừ rng ranh gii gia thnh ng v tc ng l khụng rừ rng, khụng d nhn
bit bi vỡ bao gi cng cú nhng n v quỏ , trung gian. Tuy nhiờn cú th núi
chỳng khỏc nhau ch yu l mt chc nng.
Túm li, tng hp tt c nhng tiờu chớ nh ó phõn tớch trờn cho phộp tỏch
thnh ng ra khi nhng n v khỏc chỳng ta cú bng sau:
Nột khu bit n v
Tiờu chớ
Cm t
t do
Thnh
ng
Tc
ng
c im cu trỳc C nh - + +
Khụng c nh + - -
c im ng õm Hi ho - + +
Khụng hi ho + - -
c im ng ngha Ngha en + - -
Ngha búng - + +
Chc nng ng ngha nh danh + + -
Thụng bỏo - - +
Chc nng ng phỏp B phn cõu + + -
Cõu - - +
3. Phõn loi thnh ng trong ting Vit hin ai
Theo Nguyn Thin Giỏp trong T vng hc ting Vit, thnh ng cú hai
loi ln ú l thnh ng hp kt v thnh ng hũa kt.
V mt cu trỳc ca thnh ng ta cú th hỡnh dung h thng thnh ng ting
Vit bng hai s tng quỏt sau õy:
Thành
ngữ
Thành ngữ
đối xứng
Thành ngữ
Phi đối xứng
Thành ngữ
Phi đối xứng
dạng miêu tả
Thành ngữ
Phi đối xứng
dạng so sánh
Kết cấu cú pháp của thành ngữ có một số khuôn mẫu nhất định đó là: quan
hệ cụm chủ vị, quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ đề thuyết. Trong
báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành phân loại, phân tích các thành ngữ trong truyện
ngắn của Nam Cao theo sự phân loại thành ngữ thành hai loại thành ngữ đối xứng
và phi đối xứng như đã nói ở trên và đi sâu vào các kết cấu của thành ngữ.
II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn
của Nam Cao giai đoạn 30-45
1. Phân loại một cách khái quát
Thành ngữ Tiếng Việt nói chung thường được chia thành 2 loại thành ngữ
lớn đó là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng hay còn được gọi là thành
ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và ẩn dụ hoá phi đối xứng. Trong mỗi loại lại chia thành
nhiều dạng thành ngữ nhỏ hơn, chủ yếu là được phân chia theo đặ trưng cú pháp,
đặc biệt là các mô hình. Trong báo cáo này chúng tôi xin theo cách phân loại đó để
tiến hành phân tích các thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn
của ông.
2. Phân tích
2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng
Việt. Theo thống kê của chúng tôi, trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn
30-45 loại thành ngữ này là 115/291 thành ngữ, chiếm 39,52%. Đặc điểm nổi bật
của loại thành ngữ này về mặt cấu trúc đó là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận
và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn, trong thành ngữ “đổ đình đổ chùa” thì
“đổ đình” đối xứng với “đổ chùa”…. Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm 4
yếu tố, lập thành 2 vế cân xứng với nhau. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành
ngữ được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa
các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó.
Khảo sát 115 đơn vị thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng mà chúng tôi thu được,
chúng tôi nhận thấy loại thành ngữ bốn yếu tố có tới 105/115, chiếm 91,3%, số còn
lại là các thành ngữ đối xứng có 6, 8 yếu tố. Như vậy có thể nói thành ngữ bốn yếu
tố đối ngẫu cặp đôi là loại thành ngữ phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong
tác phẩm của mình. Chính vì điều này nên chúng tôi phân tích loại thành ngữ bốn
yếu tố này riêng và loại thành ngữ 6, 8 yếu tố riêng.
2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố
Đây là loại thành ngữ có đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất là tính cặp đôi
và đối ngẫu (tương ứng) trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc biệt là
về mặt ngữ âm. Thông thường, trên cơ sở khảo sát những quan hệ ngữ pháp giữa
các yếu tố trong thành ngữ kết cấu hai vế đối xứng, các nhà nghiên cứu phân thành
ngữ này thành bốn loại:
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu đề thuyết.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ.
Áp dụng bốn mô hình này vào việc phân tích các thành ngữ ẩn dụ hoá đối
xứng bốn yếu tố được sử dụng trong các truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi nhận
thấy rằng:
+ Thành ngữ hai vế câu xứng, mỗi vế là một thành tố
Loại thành ngữ này chỉ có 15/105, chiếm 14,28%. Đặc điểm của thành ngữ
này cũng là tính đối xứng hai vế và tương ứng trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp.
Có thể đưa ra một số ví dụ cụ để khảo sát như:
Bất công vô lý
Mồ hôi nước mắt
Đầu xuôi đuôi ngược
Bữa bưng bữa vực (Bữa lưng bữa vực)
Hán phù hộ độ trì
Con sâu cái kiến
Cờ bạc/ rượu chè
Chết đói chết khát
Trong các ví dụ trên hai vế của thành ngữ tương ứng về cấu trúc từ vựng.
Chẳng hạn như ở thành ngữ “mồ hôi nước mắt” thì “mồ hôi” và “nước mắt” là hai
danh từ, ở thành ngữ “cờ bạc rượu chè” thì “cờ bạc” và “rượu chè” cũng đều là hai
danh từ chung,… còn ở thành ngữ “phù hộ độ trì” cũng như “chết đói chết khát” thì
hai vế tương ứng của mỗi thành ngữ đều là nội động từ.
+ Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ.
Trong số 105 thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố có tới 88 thành ngữ
thuộc loại này, tức là chiếm 83,81%. Như vậy có thể nói loại thành ngữ này chiếm
đại đa số và có vai trò rất lớn trong nghệ thuật sử dụng của nhà văn. Phân tích loại
thành ngữ này chúng tôi xin đi sâu vào các mô hình thường gặp cụ thể như sau:
*) Mô hình 1: động từ- danh từ + danh từ- tính từ.
Loại thành ngữ thuộc mô hình này chiếm 39,77% tổng số thành ngữ đối
xứng bốn yếu tố có mỗi vế là một kết cấu chính- phụ.
Có thể kể ra một số ví dụ như:
Cãi chày cãi cối.
1 2 3 4
Thắt lưng buộc bụng.
1 2 3 4
Giận cá chém thớt.
1 2 3 4
Trong thành ngữ thứ nhất, những yếu tố 1 và 3 -cãi - là động từ, 2 và 4 -
chày- và cối là danh từ.
Trong thành ngữ thứ hai, những yếu tố thứ 1 và 3 - thắt và buộc- là động từ,
2 và 4- lưng và bụng- là danh từ.
Trong thành ngữ thứ 3, những yếu tố 1 và 3- giận và chém- là động từ, 2 và
4- cá và thớt- là danh từ.
Tuyệt đại đa số các yếu tố trong mô hình này là thực từ, chúng có khả năng
hoạt động độc lập. Tất nhiên là trừ những từ gốc Hán không có khả năng dùng độc
lập trong tiếng Việt hiện đại. Điều đáng chú ý ở đây chính là các cặp yếu tố 1 và 3,
2 và 4 đều là những từ cấu tạo nên từ ghép đẳng lập. Chẳng hạn như trường hợp
của thành ngữ “van ông lạy bà”. Thành ngữ này được cấu tạo trên cơ sở hai từ
ghép đẳng lập “van lạy” và “ông bà”.
Bên cạnh đó, một đặc điểm khác nữa trong số các thành ngữ thuộc loại này
chúng tôi thu được đó là yếu tố 1 và 3 giống nhau, còn các yếu tố 2 và 4 là danh từ
thuộc cùng một trường nghĩa. Loại thành ngữ này chúng tôi gặp khá nhiều trong
quá trình khảo sát. Ví dụ như:
Cãi chày cãi cối.
Đổ đình đổ chùa.
Cắn rơm cắn cỏ
Bóp mồm bóp miệng
Đè đầu đè cổ
Trong số những thành ngữ thuộc mô hình này có một số thành ngữ mà nghĩa
của chúng rất khó hiểu, bởi vì nghĩa và nguồn gốc của một thành tố nào đó không
rõ ràng. Ví dụ như thành ngữ:
Đâm ba chày củ
(Mua danh, trích “Nam Cao toàn tập”, trang 341)
Ở thành ngữ này chỉ có yếu tố 1 “đâm” là dộng từ có nghĩa và có thể dùng
độc lập, ba yếu tố còn lại có nghĩa không hoàn toàn rõ ràng. Do đó có thể giải nghĩa
của chúng theo nhiều cách khác nhau.
*) Mô hình 2: danh từ- tính từ + danh từ- tính từ.
Trong tiếng Việt hiện đại cụm “danh từ- tính từ” là cụm từ tự do rất phổ
biến. Ví dụ: người đẹp, sách hay… Tuy nhiên trong số các thành ngữ đối xứng bốn
yếu tố mỗi vế là một kết cấu chính phụ, thành ngữ loại này lại có rất ít. Có thể là
do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi hẹp nên kết quả thu được là chưa khả quan
nhưng số lượng này lại cho thấy rằng Nam Cao trong tác phẩm của mình rất ít sử
dụng loại thành ngữ này. Và đó cũng là một điểm quan trọng trong cách sử dụng
thành ngữ của Nam Cao- một phần mục đích thực hiện đề tài này của chúng tôi.
Cụ thể số thành ngữ này ở số liệu mà chúng tôi thu được chỉ có 7 thành ngữ, tức là
chỉ chiếm 7,95%. Một số ví dụ là:
Đầu bù tóc rối.
Nay ốm mai đau.
Chân yếu tay mềm.
Lời hay ý đẹp.
Cũng như ở mô hình thứ nhất, trong số thành ngữ thuộc mô hình này có
những thành ngữ mang yếu tố lặp. Yếu tố lặp lại thường là ở yếu tố thứ nhất. Ví
dụ: Ống thấp ống cao.
Từ ghép có vai trò quan trọng trong việc tạo nên loại thành ngữ thuộc dạng
này. Chẳng hạn như:
Thành ngữ “đầu bù tóc rối” được tạo nên bởi từ ghép“ đầu tóc” kết hợp với
từ đơn “bù” và “rối”.
Thành ngữ “nay ốm mai đau” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép
“nay mai” và “ốm đau”.
Thành ngữ “chân yếu tay mềm” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ
ghép “chân tay” và từ “yếu mềm”.
*) Mô hình 3: danh từ- động từ + danh từ- động từ.
Loại thành ngữ có cấu trúc “danh từ- động từ + danh từ- động từ” chỉ chiếm
5,68% (5 trong số 88) thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố được sử dụng trong
truyện ngắn Nam Cao. Ví dụ:
Tiền mất tật mang
Đầu trộm đuôi cướp
Cơm bưng nước rót
Thập tử nhất sinh
Người ghét của ưa
Cấu trúc “danh từ- động từ” là một trong những cấu trúc thường gặp nhất
trong tiếng Việt. Quan hệ giữa các yếu tố trong trường hợp này thường rất rõ ràng.
“đầu đuôi” và “trộm cướp” được tách ra và ghép vào nhau tạo thành một thành ngữ
giàu tính biểu cảm thường mang nghĩa chê bai khinh thường.
*) Mô hình 4: động từ-tính từ + động từ-tính từ.
Trong số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố chúng tôi thu được thì có
9/88 thành ngữ thuộc loại này (chiếm 10,22%).
Ví dụ:
Ăn đói mặc rách
Ăn ngon mặc đẹp
Ăn hoang phá hại
Ở hiền gặp lành
Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Đó là những yếu tố ở vị trí 1, 3.
Chẳng hạn yếu tố “chết” trong thành ngữ “chết dấm chết dúi” và “làm” trong “làm
vụng làm trộm”. Bên cạnh đó chúng tôi còn thấy rằng loại thành ngữ này còn có
thể được tạo nên bởi phương thức từ đơn xen vào giữa từ láy. Ví dụ là thành ngữ
“chết dấm chết dúi”. Từ đơn “chết” lặp lại xen giữa từ láy “dấm dúi” làm cho
thành ngữ càng mang sắc thái biểu hiện về sự chì chiết mạnh hơn bình thường.
*) Mô hình 5: danh từ-danh từ + danh từ-danh từ.
Thành ngữ loại này chiếm 10,22% tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn
yếu tố trong tư liệu của chúng tôi (trong số 88 thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn
yếu tố chúng tôi thống kê có 9 đơn vị thành ngữ loại này).
Ví dụ:
Năm bè bẩy bối
Đầu bò đầu bướu
Một nắng hai sương
Con dòng cháu giống
Tiền rừng bạc bể
Tất cả bốn yếu tố trong số thành ngữ ví dụ nêu trên đều là danh từ đơn âm
tiết. Các yếu tố 1, 3 và 2, 4 có quan hệ với nhau về mặt từ vựng- ngữ pháp và cả về
mặt ngữ nghĩa, chúng cùng thuộc một trường nghĩa: “năm, bẩy”, “một, hai” ,
“nắng, sương”…. Các yếu tố thuộc thành ngữ loại này đều thuộc về một loại từ
loại. Danh từ có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc thành ngữ bốn yếu tố đối
xứng.
Nghĩa của các yếu tố danh từ trong thành ngữ loại này rất đa dạng: liên quan
đến thiên nhiên, con người và hoạt động của con người, động vật, sự vật… tức là
nó liên quan đến nhiều hiện tượng khách quan của thế giới bên ngoài. Số lượng
những thành ngữ có yếu tố 1, 3 là số từ chiếm khá lớn. Ví dụ như:
Năm bè bảy bối
Một nắng hai sương
Có trường hợp yếu tố 2, 4 là số từ như: “mồm năm miệng mười”
Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Danh từ ở vị trí 1 và 3 có sự lặp lại.
Ví dụ: “đầu bò đầu bướu” . Trong số liệu của chúng tôi không có trường hợp yếu
tố ở vị trí 2 lặp lại ở vị trí 4.
*) Mô hình 6: tính từ-danh từ + tính từ-danh từ.
Loại thành ngữ này có số lượng không lớn, chỉ thu được 4 đơn vị, chiếm
4,54% tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố
Tím ruột tím gan
Mát lòng mát dạ
Mát lòng mát ruột
Trơn lông đỏ da
Trong các loại thành ngữ này chúng tôi nhận thấy có hai đặc điểm nổi bật
nhất đó là cấu trúc lặp yếu tố 1, 3 và cách đảo ngược trật tự từ. Cũng như nhiều mô
hình đã nói ở trên thành ngữ có thể có yếu tố lặp.
Chẳng hạn:
Mát lòng mát dạ
Tím ruột gan
Yếu tố lặp ở đây vẫn là ở vị trí 1 và 3.
Đặc điểm thứ hai có thể nói đến đó là thông thường những từ như “ruột tím”,
“gan tím” là chỉ màu sắc bộ phận của cơ quan người khi bị thương chẳng hạn, đó là
những cụm từ tự do. Nhưng khi đảo ngược trật tự từ thành một thành ngữ là “tím
ruột tím gan” nó lại chỉ trạng thái tức giận đến cực cùng của con người. Rõ ràng sự
đảo ngược này có tác dụng rất lớn trong việc tạo giá trị biểu cảm cho thành ngữ.
Cùng với đó, việc dùng cấu trúc tính từ-danh từ với trật tự từ đảo ngược cùng phép
lặp cũng thường gặp trong loại thành ngữ này.
*) Mô hình 7: tính từ-động từ + tính từ-động từ
Số lượng từ ngữ thuộc loại này chúng tôi chỉ thống kê được 3/88 tổng số
thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố, chiếm 3,41%
Khôn sống dại chết
Mềm nắn rắn buông
No dồn đói góp