Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.9 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN









TRẦN THỊ KIM LOAN
LỚP DH5C1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TÌM HIỂU VỀ TỪ LÁY

TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ





Giảng viên hướng dẫn
Thạc sĩ. TÔ THỊ KIM NGUYÊN













Long Xuyên, 5 - 2008
MỤC LỤC

NỘI DUNG........................................................................................TRANG
Phần I. Dẫn luận.............................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................2
III. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................8
IV. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu.............................................8
V. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................9
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................9
VII. Phương pháp nghiên cứu...................................................................9
1. Phương pháp đọc sách và tài liệu ....................................................9
2. Phương pháp thống kê.....................................................................9
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ....................................................9
4. Phương pháp so sánh đối chiếu .......................................................9
5. Phương pháp thay thế ....................................................................10
VIII. Bố cục lu
ận văn..............................................................................10
IX. Quy ước của đề tài............................................................................10

Phần II. Nội dung nghiên cứu......................................................................11
Chương I. Cơ sở lý luận...............................................................................11
I. Một số vấn đề xung quanh từ láy ........................................................11
II. Phân loại từ láy ..................................................................................12
III. Chức năng của từ láy ........................................................................17
1. Chức năng miêu tả.........................................................................17
2. Chức năng bộc lộ...........................................................................18
3. Chức năng thay thế ........................................................................18
IV. Nghĩa của từ láy................................................................................18
1. Nghĩa tổng hợp khái quát ..............................................................18
2. Nghĩa sắc thái hoá .........................................................................18
3. Nghĩa của các khuôn vầ
n láy.........................................................19
V. Nhận diện từ láy.................................................................................20
VI. Phân biệt từ láy với từ ghép..............................................................22
VII. Vài nét về những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .....................23
1. Nội dung ........................................................................................23
2. Từ láy, một trong những phương tiện thể hiện quan trọng
trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư................................24
Chương II. Giá trị biểu hiện của từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư .......................................................................................................27
I. Th
ống kê và phân loại .........................................................................27
1. Thống kê ........................................................................................27
2. Phân loại ........................................................................................27
II. Tác dụng biểu hiện của các từ láy .....................................................31
1. Bức tranh nông thôn Nam Bộ
chân thực, sinh động, giàu màu sắc..................................................31
2. Con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm .................36
Chương III. Nghệ thuật sử dụng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư ....................41

I. Dùng từ láy với tần số cao...................................................................41
II. Biến đổi các yếu tố cấu tạo của từ láy ...............................................48
1. Biến đổi về mặt ngữ âm.................................................................48
2. Biến
đổi về mặt ý nghĩa.................................................................49
3. Biến đổi về mặt cấu tạo .................................................................51
III. Sự kết hợp khéo léo các từ láy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
...................................................................................................................51
Phần III. Kết luận.........................................................................................53
Phụ lục 1 ......................................................................................................54
Phụ lục 2 ......................................................................................................55
Phụ lục 3 ......................................................................................................63
Tài liệu tham khảo .......................................................................................80


Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 1
PHẦN I. DẪN LUẬN

I. Lý do chọn đề tài
1. Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của VHVN nói chung và Văn học Đồng Bằng
sông Cửu Long nói riêng. Tác giả này đang là một hiện tượng văn học trong những
năm gần đây và là một tác giả có tài năng. Mặc dù mới bước vào làng văn nhưng
Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành công khá lớn qua một số giải thưởng.
Giải nhất cuộc vận
động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần hai – “Ngọn đèn
không tắt” 2000.
Giải B hội nhà văn VN – Tập truyện “Ngọn đèn không tắt” 2001
Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNTVN – Tập
truyện “Ngọn đèn không tắt” 2000.

Giải thưởng của hội nhà văn 2006 – Tập truyện “Cánh đồng bất tận”.
Một trong “Mười gương mặ
t trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng.
Đã sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, bút ký, tạp bút,…phản ánh cuộc sống của
con người và vùng đất Nam Bộ. Đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
Ngọn đèn không tắt (Tập truyện – Nxb Trẻ 2000)
Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi – Nxb Trẻ 2001)
Biển người mênh mông (Tập truyện – Nxb Kim Đồng 2003)
Giao thừa
(Tập truyện – Nxb Kim Đồng 2003)
Nước chảy mây trôi (Tập truyện và ký – Nxb Nghệ thuật TP.HCM 2004)
Cánh đồng bất tận (Tập truyện – Nxb Trẻ 2005)
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện – Nxb văn hóa Sài Gòn 2005)
2. Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã và đang gây ảnh hưởng đến dư
luận trong và ngoài nước. Bắt đầu từ tập truyện Cánh đồng bất tận
khi mới xuất bản
đã bị Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau kiểm điểm và người đã kịch liệt lên án, phản
đối tác phẩm này là ông Vưu Nghị Lực. Vấn đề này càng làm độc giả quan tâm và gây
hứng thú tìm hiểu từ đó dẫn đến nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh tập truyện
tạo nên một không khí tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn và tạp chí trong thời gian
gần đây.
3. Từ lâu văn học Nam B
ộ chỉ đóng khung trong một khuôn khổ hạn hẹp với tên
tuổi một số tác giả trước đó như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Anh Đức, điều này không
tạo ra được sự phong phú cho nền Văn học Nam Bộ. Gần đây Nguyễn Ngọc Tư xuất
hiện đã tạo được một diện mạo mới cho VH vùng đất này thực hiện được chức năng
phả
n ánh hiện thực sâu sắc và cùng với những cách tân về hình thức đã làm phong phú
thêm cho VHVN thời kỳ mới.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT

Trần Thị Kim Loan Trang 2
4. Khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cũng như các độc giả khác
chúng tôi cũng có những ý kiến của mình xoay quanh tác phẩm này. Khi tiến hành
nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư theo phương pháp gắn liền hai bình
diện nội dung và hình thức chúng tôi nhận thấy về nội dung của tập truyện Cánh đồng
bất tận đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất nên quyết
định bỏ qua. Điều quan trọng
là trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong tập truyện này tác giả sử dụng
từ láy với mật độ rất cao và có những từ dùng độc đáo. Cũng chính vấn đề này đã gây
hứng thú cho chúng tôi đi đến quyết định đứng trên góc nhìn của ngôn ngữ học nghiên
cứu về một trong những hình thức thể hiện tác phẩm cụ thể là TÌM HIỂU VỀ TỪ
LÁY TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ.
5. Hơn nữa từ láy là một lớp từ đặc biệt chỉ có trong tiếng Việt và từ lâu đã được
rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập những vấn đề về từ loại này. Khi tiến hành thực
hiện đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về một số vấn đề về từ láy và khả nă
ng
thực tế sử dụng của chúng qua một tác phẩm cụ thể.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1. Những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mang lại giá trị phản ánh xã hội rất
chân thành và sinh động, có sức mạnh tác động rất lớn đến người đọc. Độc giả có thể
tìm thấy sự gần gũi và thông cảm với các nhân vật trong truyện của tác giả trẻ
này.
Nhưng chính vì tác phẩm này ra đời trong hoàn cảnh độc giả có quyền phát huy tối đa
quyền dân chủ hóa của mình vì thế không phải ai cũng có thái độ thông cảm với
Nguyễn NgọcTư nên giá trị của nó ít nhiều đã không được nhìn nhận đúng thực tế.
Thế nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không khỏi bất ngờ trước vô vàn những
ý kiến khác nhau xung quanh những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng tựu chung
lại các ý kiến tranh lu
ận đều xoay quanh ba vấn đề, chủ yếu là tư tưởng, nội dung và
hình thức.

1.1 Đánh giá về mặt tư tưởng: các ý kiến này tập trung đánh giá về mặt tư
tưởng trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là chính. Ngay khi tập truyện Cánh
đồng bất tận mới ra mắt công chúng đã bị lên án và đề nghị kiểm điểm một cách gắt
gao qua cách đánh giá của ông Vưu Nghị
Lực hiện là Giám Đốc Sở Văn hóa thông tin
Cà Mau, hội viên hội VHDGVN, (báo Tuổi Trẻ số ra ngày 9/4/2006), ông cho rằng
Nguyễn Ngọc Tư đã “phỉ nhổ” vào cánh đồng một cách “tàn tệ” vì theo suy nghĩ của
ông “cánh đồng là một biểu tượng văn hoá nhạy cảm đối với người Việt”. Hầu như tất
cả những nội dung trong truyện Cánh đồng bất tận đều tập trung vào những cái xấu
xa, khó chấp nhận, nên ông Vưu Nghị Lực đã quy tác phẩm này về hướng vô giá trị,
phi nhân bản, thiếu tính hiện thực và “phản động”. Thậm chí ông còn cho rằng những
tác phẩm này là “bệnh hoạn, lưu vong” và “tất cả chỉ như chó và tệ hơn vịt” là “độc ác,
dâm ô”. Nếu đứng dưới cái nhìn khách quan thì chẳng qua là vì ông Vưu cũng xuất
phát từ tấm lòng nhân đạo yêu thương con người, không muốn và đau lòng khi nhìn
thấy những số
phận và những nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư sao bi đát và
đau thương quá, chính vì vậy mà ông muốn lên tiếng phản đối tư tưởng của Nguyễn
Ngọc Tư trong truyện Cánh đồng bất tận. Để thuyết phục và xây dựng cơ sở cho
những lời nói của mình có căn cứ ông Lực đã đưa ra những dẫn chứng về các tác phẩm
có giá trị tố cáo xã hộ
i phong kiến Việt Nam đương thời như Tắt Đèn, Chí Phèo để so
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 3
sánh với truyện của Nguyễn Ngọc Tư, mặc dầu có giá trị tố cáo xã hội cao nhưng các
tác phẩm ấy cũng đã là quá khứ, nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện tại như bây giờ
thì quả là không phù hợp vì văn học không bao giờ tách khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội.
Một tác phẩm viết ra để phản ánh chế độ phong kiến không thể giống với một tác
phẩm ph
ản ánh những thay đổi trong thời kỳ hội nhập kinh tế theo xu hướng quốc tế
hóa được. Và chẳng lẽ trong xã hội hiện nay không còn những số phận như thế sao mà

không thể viết như vậy. Xét cho cùng cả vị lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy này và tác
giả Nguyễn Ngọc Tư đều gặp nhau ở một điểm đó là tất cả đều trân trọng và thông
cảm đối với nhữ
ng số phận con người bất hạnh trong xã hội nhưng vì cách thẩm định,
đánh giá của ông Vưu Nghị Lực không trùng hợp với cách thể hiện của Nguyễn Ngọc
Tư nên đã dẫn đến những mâu thuẫn quá lớn tạo ra một không khí tranh luận, góp ý vô
cùng căng thẳng.
Bản thân cũng là một nhà lãnh đạo tạp chí Sông Hương, là Phó chủ tịch hội
văn nghệ Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Khắ
c Phê (đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày
10/4/2006) đánh giá về mặt tư tưởng của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện trong Cánh đồng
bất tận hoàn toàn ngược lại với ý kiến đánh giá của ông Vưu Nghị Lực. Theo Nguyễn
Khắc Phê thì đây là một tác phẩm “tích cực” vì “Nguyễn Ngọc Tư không hề cổ động
cho những cái xấu mà chính nhờ phơi bày những cái đó mà chúng ta càng thấy sự c
ấp
bách phải xoá bớt sự bất công, thiệt thòi về nhiều mặt của những người dân ở nông
thôn hẻo lánh, ở vùng sâu vùng xa” và đó cũng là vấn đề mà “Đảng nên nhìn nhận và
giải quyết”. Tôn trọng ý kiến của mọi người ông Nguyễn Khắc Phê cho rằng “ai cũng
có quyền chê hay khen một tác phẩm” nhưng trước một sự kiểm điểm quá gay gắt như
vậy thì ông đã đưa ra đề ngh
ị dừng việc kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “vì đây
là việc làm giảm uy tín của Đảng nhất là khi Đảng ta đang qua tâm nâng cao tầm trí
tuệ của mình”. Và vấn đề mà ông Lực thắc mắc rằng “có một thứ cánh đồng của ngày
hôm nay như thế sao?” thì Nguyễn Khắc Phê đã chỉ ra “chức trách của nhà văn là phải
tưởng tượng, hư cấu mọi điều có thể
xảy ra”. Ông không quên khích lệ nhà văn trẻ
Nguyễn Ngọc Tư “càng không vì sức ép này nọ mà bẻ cong ngòi bút”. Đây là một ý
kiến đánh giá hết sức chân thành và thông cảm của ông Nguyễn Khắc Phê và cũng là
một sự động viên rất lớn cho nhà văn có thêm lòng tin và nghị lực tiếp tục sáng tác.
Phùng Hoài Ngọc, trưởng bộ môn Ngữ văn Trường Đại học An Giang cho

ý kiến về hình ảnh cánh đồng trước những lời nhận xét quá gay gắ
t của ông Vưu Nghị
Lực, rằng đó không phải là một cánh đồng cụ thể ở vùng đất Cà Mau nữa mà đã trở
thành một biểu tượng mang tính khái quát cho những cánh đồng ở đâu đó, ở những nơi
còn có những số phận con người như vậy. Và Phùng Hoài Ngọc hoàn toàn phủ nhận ý
kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã “phỉ nhổ” vào cánh đồng mà ngược lại “cô thương
xót biết bao cánh đồng quê hương”, ngoài ra ông còn đánh giá về nghệ thuật của cây
bút nữ này khi “cô sáng tạo hình tượng nghệ thuật với một phương pháp xây dựng
nhân vật, miêu tả tâm lý tinh tế, điêu luyện để nhắc người ta nhớ đến những số phận
bất hạnh”. Ý kiến này đã góp phần rất nhiều vào việc làm cho người đọc có cách nhìn
nhận đúng đắn hơn về những tác phẩm của Nguy
ễn Ngọc Tư đặc biệt là về mặt tư
tưởng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 4
Mặc dù cùng đứng trên lập trường tư tưởng để đánh giá nhưng các nhà lãnh
đạo chính trị, lãnh đạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đều có những ý kiến hoàn
toàn trái ngược nhau. Nhưng nhìn chung những nhà lãnh đạo này đều đóng góp trên
tinh thần chân thành, hợp lý.
1.2 Đánh giá về mặt nội dung: những ý kiến này chủ yếu là của các nhà
nghiên cứu văn học trong và ngoài nước quan tâm đến nội dung tác phẩm, bên cạnh đó
còn có ý kiế
n của những nhà văn quan tâm góp ý về nội dung Sự ảnh hưởng của tập
truyện Cánh Đồng Bất Tận khá lớn và rộng rãi, không những trở thành một sự kiện
văn học trong nước mà còn trở thành một vấn đề đáng quan tâm đối với những nhà
nghiên cứu văn học ở nước ngoài. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc), (đăng trên báo
Tuổi Trẻ số ra ngày 12/4/2006) là người rất am hi
ểu về đời sống của con người ở
Đồng bằng sông Cửu Long trong xã hội hiện nay và theo điểm nhìn xã hội học ông đã
lý giải những hiện tượng hiện hữu trong tập truyện Cánh Đồng Bất Tận như một sự

thực hiển nhiên và sự thực này đã tạo ra “những dòng văn rất đẹp”. Nguyễn Văn Tuấn
đánh giá rất cao nội dung của tậ
p truyện trong vấn đề phản ánh những mâu thuẫn
mang tính chất xã hội. Việc Nguyễn Ngọc Tư miêu tả cuộc sống con người đầy nhục
dục và vô đạo đức như vậy đó tất cả chẳng qua là sự hư cấu và “đó là một thông điệp
mang tính nhân bản”. Ông cho rằng nếu trước đây nhiều người vẫn còn nhận định
“văn xuôi ở Đồng Bằng sông C
ửu Long chỉ ở mức làng nhàng, tác phẩm thường sa
vào kể lể, miêu tả mà thiếu sức gợi cảm, thừa ngô nghê mà thiếu tự nhiên” đây cũng là
một nguyên nhân chính làm cho văn học Đồng Bằng sông Cửu Long “thiếu vắng
những tác phẩm có tính tầm vóc”. Khi tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện đã “gây
ấn tượng lớn trong lòng người yêu văn chương” mặc dù đó “chưa phải là một tác phẩm
lớ
n”. Ông đã nhận định “Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần đưa văn học trong vùng ra
khỏi cái khuôn sáo ngô nghê mà thiếu tự nhiên”.
Ông Phạm Xuân Nguyên công tác ở viện văn học (đăng trên báo Tuổi Trẻ
số ra ngày 11/4/2006) nhận xét văn của Nguyễn Ngọc Tư “dữ dội và nhân tình” và
Nguyễn Ngọc Tư “đã có cái nhìn mới trong cái nhìn mới chung của thế hệ mình” và
“đã thành công” qua những tác phẩm của mình. Nhận xét của ông rất ngắ
n gọn nhưng
mang tính tổng hợp cao, có thể nói lên được giá trị của tác phẩm và tài năng của nhà
văn.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng khẳng định những vấn đề xoay quanh tác
phẩm đã và đang xảy ra như một sự tất yếu vì “một tác phẩm khi đến với độc giả mà
gây được ý kiến, dư luận nhận xét, đánh giá nhiều chiều, thậm chí trái ngược nhau là
điều bình thường”, ông khuyên “mộ
t nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư cần bình tĩnh
lắng nghe các ý kiến khác nhau, để phân tích, suy nghĩ tìm đường đi cho mình”. Còn
nhà văn Dạ Ngân phát biểu “văn học Nam Bộ mà có Nguyễn Ngọc Tư là cao thêm
mấy tấc nữa rồi” và Dạ Ngân cho rằng “không thể so sánh một tác phẩm văn học với

hiện thực một cách máy móc”. Nhà văn Hữu Thỉnh kêu gọi một thái độ góp ý “chân
tình, đầm ấm” vì theo ông “Nguyễn Ngọ
c Tư là một người tha thiết yêu quê hương,
không có lý gì cô lại xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình”
và vấn đề nhà văn hư cấu là “hoàn toàn có quyền”. Vấn đề ở đây theo nhà văn đó là
“vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương”, ông cũng không phủ nhận là “tác
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 5
phẩm còn có những chỗ bất cập, non nớt bởi nó là một truyện ngắn vạm vỡ của một
tác giả còn rất trẻ”. Một nhà văn khác cũng rất nổi tiếng và có uy tín đó là nhà văn Chu
Lai, ông không ngớt lời khen “Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây
Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có của Việt Nam”.
Qua những ý kiến đánh giá trên có thể th
ấy rằng có ý khen, có ý chê, thậm
chí là lên án tập truyện này, có đề cập đến tư tưởng, nội dung, hình thức nghệ thuật
nhưng nội dung và tư tưởng là chính. Xét cho cùng những ý kiến bảo vệ và tán thành
Nguyễn Ngọc Tư được đa số ủng hộ tạo nên một sự khích lệ rất lớn cho tác giả. Thật
không đơn giản khi đưa ra ý kiến đánh giá cho tác phẩm này bởi nó chứa nhiều ý
nghĩa, nhi
ều vấn đề tế nhị thuộc về vùng vô thức của con người nên cách đánh giá rất
khác nhau. Nhưng nếu chúng ta đánh giá sai lầm sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng
đến vấn đề đổi mới trong văn học nghệ thuật và làm thui chột tài năng đang nở rộ của
một nhà văn trẻ.
1.3. Đánh giá về mặt hình thức: Chủ yếu là ý kiến của Huỳnh Công Tín
đã
đưa ra những nhận xét đầy đủ về cả mặt nội dung và hình thức của tập truyện. Điều
đầu tiên là đến với văn của Nguyễn Ngọc Tư ông tìm thấy ở đó một nguồn tài liệu
phong phú về ngôn ngữ thuần chất Nam Bộ, không pha tạp và cả không gian Nam Bộ
với những loại cây: bần, đước, sú, vẹt, ôrô,.. những tên riêng: Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò
Cây Quao,…những tên ấp, tên làng, tên ch

ợ: Cái Nước, Trảng Cỏ, Mút Cà Tha, Xóm
Kinh Cụt… , cách gọi tên theo thứ và cách ứng xử của những nhân vật: Tư Nhớ, Năm
Nhỏ, Sáu Đèo,…tất cả đều rất bình dị, dân dã và đặc biệt là đậm chất sông nước Cửu
Long. Những hình thức này mang tính nội dung một cách rõ rệt, qua đó thể hiện được
tính cách chân chất, bình dị của người Phương Nam với những nghề nghiệp đặc thù
gần nh
ư đã trở thành truyền thống gắn liền với sông nước: nghề nuôi vịt chạy đồng, đi
ghe, làm ruộng,…qua đó tác giả đưa nhận xét “vùng đất và con người Nam Bộ trong
các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn
phong nhiều chất Nam Bộ”. Một nhận xét khác của Huỳnh Công Tín về nội dung
“truyện của chị đa phần dừng lạ
i ở những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận
buồn của những con người nhỏ bé, những nông dân chân chất với những ước mơ và
cuộc sống hết sức bình dị đời thường rất đáng cảm thông, trân trọng, nhưng đôi khi
cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ được như ý” và “đề cao nhân phẩm của những
con người lao động nghèo. Họ thiếu th
ốn tiền bạc, nhưng không nghèo tình nghĩa mà
lại giàu nhân cách, trách nhiệm” đó là trường hợp của ông già Năm Nhỏ trong truyện
Cải ơi! là một người có trách nhiệm và giàu nhân cách vì không muốn bị tiếng oan là
giết con riêng của vợ nên ông đã lặn lội tìm con bằng mọi cách để chỉ muốn nói với
con rằng “về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!”. Mỗi một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
đề
u có những giá trị nhân đạo nhất định và làm người đọc đôi lúc không khỏi xúc
động trước cảnh nhà của ba cha con ông Chín “sống hẳn trên ghe” trong truyện Nhớ
sông, tình cảm gắn bó gia đình giữa họ hết sức thiêng liêng và cảm động. Nội dung
trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất phong phú, bên cạnh thái độ trân trọng,
yêu thương đối với những số phận con người bé nhỏ chấp nhận những bấ
t công ngang
trái của cuộc sống còn đề cập đến tình yêu ở nông thôn với những ước mơ thật đằm
thắm, giản dị của nhân vật Huệ trong truyện Huệ lấy chồng chỉ mong lấy được người

mình yêu để ngày ngày Thi đi dạy về với nồi canh chua bông súng, cá sặc kho khô đã
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 6
chờ sẵn nhưng sự đời trớ trêu ngang trái đã cướp đi ước mơ thật nhỏ nhoi của cô gái
trẻ này khi Thi buộc phải lấy người con gái khác trong nghẹn ngào, đau đớn. Một nội
dung không kém phần quan trọng trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất đáng
quan tâm và đây cũng là chủ đề đã được thể hiện rất thành công bởi những cây bút
hiện thực phê phán bậc thầy trong giai đo
ạn Văn học 1930 – 1975 đó chính là chủ đề
tha hóa. Vấn đề này đã được Nguyễn Ngọc Tư đề cập trong một số truyện như Nỗi
buồn rất lạ, Cánh đồng bất tận,…trên mọi bình diện, từ thành thị đến nông thôn từ
những người nông dân bình thường đến những người có chức quyền trong xã hội với
một thái độ rất chân thành và không ngại phanh phui để nhìn thấ
y sự thật. Huỳnh Công
Tín nghĩ rằng những ý kiến lên án Nguyễn Ngọc Tư là “quá đáng”. Nhưng tác giả
Huỳnh không đi sâu vào nhận xét vấn đề tha hóa mà chỉ tập trung vào sự thể hiện toàn
cảnh bức tranh Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư bằng những hình thức hết sức đa dạng,
phong phú và Huỳnh Công Tín còn đánh giá cao “khả năng miêu tả tâm lý ở người và
vật của chị tỏ
ra khá sắc sảo”. Trong truyện Cái nhìn khắc khoải Nguyễn Ngọc Tư
không những thể hiện thành công nội tâm của nhân vật chính qua ánh mắt mà còn thể
hiện tính cách nhân vật qua những mẫu đối thoại giữa con vịt xiêm tên Cộc và ông già,
khi ông già la “Cộc, bị đòn nghen mậy” thì “nó đủng đỉnh quay đi” và khi người đàn
bà thốt lên “trời! vịt gì mà khôn quá vậy?” “con vịt ngoắc ngoắc cái đầu lại, ý nói, vịt
xiêm chứ vịt gì, thiệ
t tình”. Hay trong câu truyện đượm màu sắc buồn bã của ngôi Nhà
cổ, ông Huỳnh nhận định rằng “có những chi tiết chắt lọc, kèm với những phân tích,
nhận xét ngắn gọn đủ cho người đọc nhận diện tâm lý, tính cách của từng con người ở
trong Nhân Phủ”. Đó là câu chuyện hai anh em cùng thương một người con gái chung
nhà, tác giả không cần tốn nhiều công sức cho việc phân tích tâm lý mà chỉ bằng vài

dòng miêu tả hành động đã nói lên được tâm trạng c
ủa nhân vật một cách ngắn gọn,
sâu sắc, tế nhị và ấn tượng “khi chú em ốm ròm, nhịn ăn sáng mặt mày xanh ẻo cắc
củm dành tiền tha về cho chị Thể nào là kẹp tóc, vòng bạc, dép giày,…còn “ông anh
thì chẳng mua gì, thấy chị vo cơm thì nhảy vào thổi lửa, thấy chị sắp giặt đồ anh xách
nước để sẵn mấy thùng. Những buổi sớm mai hai người cùng nhau xào nhân, nhồi bột
hấp bánh bao. Khói quây lấy cả hai, khói th
ơm ngây dại mùi lá dứa. Người em thức
sớm học bài thấy cảnh đó đọc lung tung những câu chẳng có nghĩa gì” [Nguyễn Ngọc
Tư. 2005. Cánh đồng bất tận. 65]. Còn có những truyện qua lời đối thoại của nhân vật
người đọc có thể rút ra những triết lý nhân sinh bổ ích và những cách nói này đặc chất
Nam Bộ, chúng ta hãy suy nghĩ về triết lý của ông già Sáu Đèo trong truyện Biển
người mênh mông “đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết c
ục rồi cũng chia li hà, nó hay sổ
lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng
muốn về nhà”[Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận.108]. Trước khi tiếp tục ra
đi giữa “biển người mênh mông” để tìm người vợ đã ra đi ông dặn Phi “con bìm bịp
này ăn tạp lắm, nó khoái ăn cá ươn, cá chết…đừng chấp chê mấy th
ứ hư thúi đó, cho
dù ăn gì thì nó cũng kêu hay, như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của
nhau” [Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận. 110]. Theo như ông Huỳnh khẳng
định thì “ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn chuyện đến ngôn
ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ
Nam Bộ đượ
c dùng trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở chị văn
phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích. Trong các truyện của chị có rất nhiều
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 7
từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng khá thích hợp, thậm chí có những từ rất đắc
phản ánh được đặc trưng của một vùng quê Nam Bộ” như “áo bà ba”, “bình bát”,

“bông súng”, “dừa nước”, “dây thun”,…. Những từ miêu tả sinh hoạt như: “đơm nút”,
“giăng mùng”, “lặn đất”,…. Biểu đạt những trạng thái, tính chất như “bằn bặt”, “buồn
hiu”, “cà chớn”, “im re”, “trớt he”,…. Những từ biến âm có rút gọn nh
ư “bi nhiêu”,
“hong”, “hỏng dè”, “mơi mốt”, “thí mồ”,….Cách diễn đạt kiểu Nam Bộ như “bảnh
thiệt”, “đã thiệt hé”, “điệu này”, “vậy he”, “mùi rụng rún”, “mừng húm”,….Những
tình thái từ có màu sắc Nam Bộ như “hen”, “nghen”, “khỉ khô”,….Với một cái nhìn
biện chứng Huỳnh Công Tín tỏ ra rất thông cảm đối với những vấn đề trong tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư và ông nói “chúng ta chưa thể đòi hỏi đi
ều gì hơn một tầm vóc
bao quát những vấn đề văn hoá, lịch sử, xã hội trong những sáng tác của chị” vì
“Nguyễn Ngọc Tư chỉ mới bước vào làng văn lại chỉ mới dừng lại ở địa hạt truyện
ngắn” nhưng khách quan mà nhìn nhận thì “Nguyễn Ngọc Tư có năng lực tốt mới có
thể khái quát những vấn đề gia đình, xã hội để cô đọng nó vào trong mộ
t truyện ngắn.
Và những truyện ngắn của chị càng về sau càng có chiều sâu của sự nhận thức trí tuệ
hơn”, khi “ở góc độ của người Nam Bộ vốn quan tâm tới lĩnh vực từ ngữ Nam Bộ
trong sáng tác văn chương hiện nay” thì Huỳnh Công Tín cho rằng Nguyễn Ngọc Tư
“là nhà văn hiếm, vì còn giữ được cái cốt cách diễn đạt của một người Nam bộ trong
sáng tác văn chươ
ng”. Chu Lai cũng có đề cập đến hình thức của tác phẩm nhưng rất
khái quát khi ông cho rằng mặc dù “cốt truyện mang tính chất cổ điển không có gì mới
nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm
mỹ”.
Như vậy, ý kiến trên đây chỉ tập trung nhiều vào nội dung của những truyện
ngắn, mặc dù có đề cậ
p và nghiên cứu về mặt nghệ thuật nhưng vẫn còn rất khái quát
và chưa hệ thống, chỉ đầu tư phần nào về lĩnh vực từ địa phương và một số cách dùng
từ của tác giả.
Với bản thân tôi khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư có một sức hấp dẫn

rất lớn và đấy cũng là động lực thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này. Một v
ấn đề đặc biệt là
sau những ngôn từ có vẻ lạnh lùng thậm chí là thóa mạ của Nguyễn Ngọc Tư lại ẩn
chứa một sự trăn trở về đời người đầy tính nhân bản. Chị không ngại nói thẳng vì
“thuốc đắng thì giã tật mà sự thật thì mất lòng” nhưng nếu không nói thì làm sao nhìn
nhận ra vấn đề, làm sao để ít nhất ai cũng có một lần giật mình khi đọc truyện củ
a chị
mà thốt lên rằng “Trời!, đời bây giờ còn những người thiếu thốn và đáng thương như
vậy sao”. Đặc biệt là sự thiếu thốn về tinh thần sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường,
làm tổn hại đến con người vô tội, lúc ấy vết thương lòng về tinh thần sẽ chỉ được xoa
diệu bằng sự thù hận và trả thù và chính điều này đã t
ạo ra những bi kịch đầy nước
mắt. Qua đó tác giả muốn khẳng định tình thương giữa con người với nhau là cần thiết
và quan trọng hơn bao giờ hết trong bất kỳ xã hội và thời đại nào. Bất kỳ một sự vật
hiện tượng nào tồn tại trên trái đất này đều có hai mặt tốt và xấu nhưng đa phần con
người chỉ thấy cái tốt và muốn nhìn vào cái tố
t mà không mấy ai chấp nhận cái xấu
nhưng nếu không có cái xấu không khắc phục được nó thì làm sao có cái tốt cho chúng
ta tự hào đây. Và Ngọc Tư là một nhà văn sáng suốt và có cái nhìn nhân đạo sâu sắc
mà văn chương đạt được giá trị nhân đạo đã là một thành công rất lớn. Mặc dù trong
những trang viết của mình Nguyễn Ngọc Tư dùng ngòi bút sắc bén và mạnh mẽ nhưng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 8
cũng có những trang viết sâu lắng, thấm đẫm tình người làm rung động không ít trái
tim độc giả đó cũng chính là sự tác động mạnh mẽ của văn học. Hầu như tất cả những
vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội đều được Nguyễn Ngọc Tư đưa vào tác phẩm
của mình rất tự nhiên, đây là một thành công về cách thể hiện của tác giả.
2. Qua những ý ki
ến trên chúng ta thấy rằng đa phần đều tập trung vào nội dung
tác phẩm chỉ có một ý kiến của Huỳnh Công Tín bên cạnh một số ý kiến khác về mặt

nghệ thuật khá đầy đủ nhưng đó lại là vấn đề về từ địa phương, chưa có những ý kiến
về từ láy một cách có hệ thống và phổ biến. Trong khi những trang viết của Nguyễn
Ngọc Tư
được xem là dày đặc những từ láy rất độc đáo, như vậy với đề tài này chúng
tôi sẽ đi vào nghiên cứu về từ láy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và bỏ qua
tất cả những ý kiến về nội dung, tư tưởng đang là vấn đề bàn cãi mong muốn đóng góp
một phần nhỏ về nghệ thuật của tác phẩm với hy vọng bạn đọc từ
giờ có cái nhìn hoàn
thiện về tác phẩm và khả năng dùng từ độc đáo của tác giả.
III. Phạm vi nghiên cứu
Để đưa ra những kết luận có giá trị chúng tôi tiến hành khảo sát từ láy được sử
dụng trong tập truyện Cánh đồng bất tận với 14 truyện ngắn: Cải ơi!, Thương quá
rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Cuối mùa
nhan s
ắc, Mối tình năm cũ, Biển người mênh mông, Nhớ sông , Dòng nhớ, Duyên
phận so le, Một trái tim khô và Cánh đồng bất tận.
Bên cạnh truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn sáng tác nhiều thể loại khác như: bút
ký, tạp bút, truyện dành cho thiếu nhi,…nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài có
hạn, nên trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chỉ lấy một tập truyện ngắn làm
đối tượng nghiên cứu. Nếu có điề
u kiện và thời gian chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng
phạm vi nghiên cứu ở các thể loại khác.
IV. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu
1. Phát hiện những từ láy mới được sử dụng để bổ sung vào từ điển từ láy tiếng
Việt, làm cho lớp từ này càng thêm phong phú hơn.
2. Thông qua việc phân tích giá trị nghệ thuật, có thể hiểu sâu hơn không chỉ về
mặt nghệ thu
ật mà còn hiểu cặn kẽ hơn về nội dung. Từ đó góp phần đánh giá tác
phẩm một cách toàn diện, tránh tình trạng thiên về nội dung mà không chú ý đến hình
thức tác phẩm.

3. Từ việc phát hiện những từ mới và phân tích các trường hợp dùng từ của tác
giả, chúng ta có thể bổ sung kiến thức về từ láy và vấn đề sử dụng chúng trong những
tác phẩm VHVN hiện đại.
4. Một khả nă
ng thực tế hơn là trong quá trình giảng dạy sau này có thể lấy dẫn
chứng từ trong các tác phẩm mang tính thực tế và tính thời sự để thấy được sự phong
phú và luôn vận động phát triển của lớp từ này.



Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 9
V. Mục đích nghiên cứu
1. Khi Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhiều từ láy trong tác phẩm của mình sẽ mang
lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Chúng đóng vai trò quan trọng ra sao trong việc
góp phần thể hiện nội dung.
2. Với việc sáng tạo những từ mới thì có đóng góp gì cho ngôn ngữ dân tộc.
3. Qua việc phân tích từ láy thấy được tài năng dùng từ của một cây bút trẻ đang
được nhiề
u người quan tâm.
4. Tìm hiểu cụ thể giá trị tu từ của lớp từ đặc biệt trong tiếng Việt, cụ thể là từ
láy.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Thống kê và phân loại từ láy.
2. Phân tích giá trị biểu hiện của những từ láy được dùng trong tác phẩm.
3. Tìm hiểu nghệ thuật dùng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư.
VII. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp đọc sách và tài liệu
Để thực hiện
được đề tài này, điều đầu tiên là chúng tôi đọc tập truyện Cánh đồng bất

tận với mục đích đưa ra những nhận xét ban đầu về số lượng từ láy được dùng. Đồng
thời tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan về từ láy và những vấn đề về tập truyện
này qua sách báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
2. Phương pháp thống kê
Để có thể khảo sát những từ láy trong tác phẩm củ
a Nguyễn Ngọc Tư một cách đầy đủ
nhất, sau khi đọc xong tập truyện chúng tôi thống kê ra những từ láy có mặt trong tác
phẩm và đưa ra nhận định ban đầu là sử dụng với mật độ như vậy là ít hay nhiều? Điều
này mang lại giá trị như thế nào cho tác phẩm?
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Sau khi đã thống kê những từ láy có trong tác phẩm, công việc tiếp theo là phân tích
giá trị tu từ của một s
ố từ dùng đặc biệt góp phần khẳng định giá trị về mặt ngôn ngữ
và ý nghĩa của từ láy.
Ngoài ra vì đây là một đề tài nghiên cứu về mặt ngôn ngữ nên không thể không sử
dụng phương pháp phân tích về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa.
4. Phương pháp so sánh đối chiếu
Để làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi làm công việc
so sánh đối chiếu với các tác gi
ả khác và lấy quyển “Từ điển từ láy Tiếng Việt” của
Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn Quốc Gia, Viện ngôn ngữ học- Nxb khoa học
xã hội năm 1998 làm cơ sở so sánh đối chiếu từ đó thấy được giá trị của những từ
dùng sáng tạo và những từ mới chưa có trong từ điển. Qua đó mới thấy được sự sáng
tạo trong cách dùng từ của tác giả
.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 10
5. Phương pháp thay thế
Muốn làm nổi bật giá trị của những từ láy, khi đưa vào phân tích có một công việc
không thể thiếu là dùng một từ khác tương đương thay cho từ đang dùng để thấy được

hiệu quả của từ đang dùng.
VIII. Bố cục luận văn
Phần I . Dẫn luận
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Phần III. Kết luận
Phần nội dung nghiên cứu bao gồm:
Chươ
ng I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương II. Giá trị biểu hiện của một số từ láy trong TN của Nguyễn Ngọc Tư.
Chương III. Nghệ thuật dùng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư.
IX. Quy ước của đề tài
Trong đề tài này người viết có sử dụng một số từ viết tắt như sau:
1.TN: truyện ngắn
2.TV: tiếng Việt
3.VHVN: văn họ
c Việt Nam
4. NB: Nam Bộ















Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 11

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Một số vấn đề xung quanh từ láy
1. Trước hết, khi nói đến vấn đề khái niệm về từ láy thì hiện vẫn còn rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau của các nhà ngôn ngữ học.
Đầu tiên là định nghĩa của Đỗ Hữu Châu:“ từ láy là những từ được cấu tạo theo
phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh đ
iệu giữ nguyên hay biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh
sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa.” [Đỗ Hữu Châu. 1996. Từ vựng học tiếng việt. 41]
Nguyễn Thái Hòa định nghĩa: “từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách lặp lại
âm tiết gốc theo quy tắc trùng điệp (toàn phần hay bộ phận), theo sự luân phiên âm tố
chính, hài hòa về âm và nghĩa, tạ
o ra những tín hiệu đặc biệt trong kho tàng từ ngữ”.
[Nguyễn Thái Hòa. 2005. Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học. 246].
Hoàng Tuệ định nghĩa: “từ láy là những từ đa tiết mà giữa các yếu tố tương ứng
của các âm tiết có sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa, có giá trị biểu trưng
hoá”. [Hoàng Tuệ. 1978. Về những từ gọi là từ láy trong tiếng Việt. 21-24]
Định nghĩa về từ
láy của Nguyễn Thiện Giáp: “từ láy là những cụm từ cố định
được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm
nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi
tả”. [Nguyễn Thiện Giáp. 1985. Từ vựng học tiếng Việt. 91].

Xuất phát từ quan điểm coi từ láy là một cơ chế
, một phương thức cấu tạo từ ở đó
diễn ra sự hoạt động của một hệ những quy tắc chi phối việc tạo ra những từ đa tiết mà
các tiếng của chúng nằm trong thể vừa điệp vừa đối, Hoàng Văn Hành định nghĩa: “từ
láy là từ được tạo ra bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dướ
i sự chi phối của quy
tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ
tố láy”. [Hoàng Văn Hành. 1979. Về hiện tượng láy trong tiếng Việt. 5-15] .
Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa trên cơ sở ngữ pháp học: “từ láy là một kiểu
từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ
âm có tác dụng tạo
nghĩa” [Diệp Quang Ban. 2000. Ngữ pháp tiếng Việt. 33].
Đinh Trọng Lạc định nghĩa: “từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi
tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa
điệp, vừa đối hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hóa”. [Đinh
Trọng Lạc. 2005. 99 phương tiện và biện pháp tu t
ừ tiếng Việt. 33].
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 12
Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại có thể hiểu một cách
cơ bản và đầy đủ như sau: từ láy có hai yếu tố cơ bản, thứ nhất được cấu tạo từ hai
tiếng trở lên và có sự hài hòa về âm về nghĩa; Thứ hai đây là một lớp từ đặc sắc mang
màu sắc tu từ cao trong tiếng Việt. Và chúng tôi xét thấy rằng quan điểm của Đỗ
Hữu
Châu về vấn đề này là hợp lý hơn cả ở tính chất rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo được các
đặc điểm cần có của một từ láy nên chúng tôi thống nhất trong đề tài này chọn khái
niệm của ông làm cơ sở lí luận trong quá trình nghiên cứu.
2. Do sự hài hòa về âm và nghĩa nên từ láy có giá trị tu từ rất cao khi được sử
dụng, nó có tác dụng diễn đạt được một cách cụ thể t
ối đa những gì mà người sử dụng

muốn đạt được tùy theo những màu sắc biểu hiện khác nhau. Nói cách khác nó giúp
đạt được mục đích một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì lý do đó
mà từ láy được sử dụng rất phổ biến trong những phong cách đòi hỏi sự cụ thể hoá
hình tượng ở mức độ cao, mà điển hình là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong
cách ngôn ngữ sinh ho
ạt. Mỗi từ láy đều có những ý nghĩa cụ thể, riêng biệt tạo điều
kiện dễ dàng cho người sử dụng trong việc lựa chọn từ thích hợp để sử dụng theo ngữ
cảnh.
3. Từ láy là một lớp từ có số lượng vô cùng phong phú và không ngừng được sản
sinh trong những điều kiện khác nhau. Dựa vào phương thức láy, chỉ cần một từ tố c
ơ
sở là đủ để sản sinh ra rất nhiều từ láy khác nhau, mỗi từ đều mang một sắc thái ý
nghĩa riêng.
Vd: từ từ tố cơ sở nhỏ nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nho nhỏ,…
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang (Nguyễn Du)
Sạch sạch sành sanh
“Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham (Nguyễn Du)
Nhớn nhác nhớn nha nhớn nhác
4.Vì rằng là lớp t
ừ biểu thi trạng thái, cảm xúc, tình huống …một cách đa dạng
cho nên vấn đề sử dụng từ láy đúng với ngữ cảnh và đối tượng cũng vô cùng khó
khăn. Cùng nói về cách đánh giá vẻ đẹp có tới ba từ xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh và
các từ này có mức độ tương đương nên việc dùng sao cho phù hợp với từng đối tượng
thật không mấy dễ dàng. Thế mới thấy được sự
linh hoạt và tinh tế của từ láy.
Ví dụ: từ tố cơ sở xấu được dùng với rất nhiều phạm vi sự vật khác nhau nhưng
khi nhận xét về hình thức của con người ta không thể dùng từ láy xấu xa vì từ này chỉ
chuyên dùng để nói về cái xấu bên trong, thuộc về bản chất như “tâm địa xấu xa”, còn
nếu muốn nói về hình thức ta có từ xấu xí trong câu
“cô gái có gương mặt xấu xí”.

II. Phân loại từ láy
Không chỉ có những ý kiến khác nhau về khái niệm mà ngay cả đến vấn đề phân loại
cũng tồn tại không ít ý kiến khác nhau do xuất phát từ quan điểm và các tiêu chí khác
nhau.

Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 13
1. Nguyễn Thái Hòa dựa theo cách phân chia truyền thống đã chia từ láy ra thành
hai loại:
Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của sự vật, sự việc, con
người…ví dụ: tiếng suối chảy róc rách, tiếng mèo kêu meo meo,…
Từ tượng hình: là những từ mô phỏng hình dáng, tư thế của sự vật, sự việc, con
người… ví dụ dốc núi khúc khuỷu, dáng người lom khom.
“Dốc lên khúc khuỷu d
ốc thăm thẳm” (Quang Dũng)
“Lom khom dưới núi tiều vài chú” (Huyện Thanh Quan)
2. Theo Đỗ Hữu Châu thì các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau từ lớn
đến nhỏ, cần chú ý đến tính đồng loạt cao của tiêu chí phân loại và thứ tự vận dụng các
tiêu chí đó. Ông chấp nhận cách phân loại như sau:
Số lần tác động của phương thức láy: phương thức láy tác động lần đầu vào một
hình vị gốc m
ột âm tiết sẽ cho các từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết.
Ví dụ:
Phương thức láy
Bực bực bội
Lo lo lắng
Dắt dắt díu
Tiếp đó phương thức láy tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các từ
láy bốn âm tiết.
Phương thức láy 1

Khểnh khấp khểnh khấp kha khấp khểnh
Nham lam nham lam nham lở nhở
Lẩn lẩn thẩn lẩ
n tha lẩn thẩn
Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị âm tiết cho ta một
từ láy ba âm tiết.
Sát sát sàn sạt
Dưng dửng dừng dưng
Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một đơn vị hai âm tiết cho ra
các từ láy tư. Nhưng các từ láy tư này khác các từ láy tư nói trên ở chỗ nó chỉ chịu tác
động láy một lần.
Nhà cử
a nhà nhà cửa cửa
Ngày tháng ngày ngày tháng tháng
Để phân chia các từ láy đôi trước hết dựa vào cái được giữ lại của hình vị cơ sở:
nếu toàn bộ âm tiết được giữ nguyên thì ta có từ láy toàn bộ.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 14
Trắng trắng trắng
Xanh xanh xanh
Tím tím tím
Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận có thể
là từ láy âm tức là láy mà phụ âm đầu được giữ lại, còn vần thì khác.
Rung rung rinh
Vỗ vỗ về
Từ láy bộ phận có thể là láy vần, nếu vần được giữ lại, còn phụ âm thì khác.
Lầu lầu bầu
Vặt l
ặt vặt


Như vậy, tóm lại theo cách phân lọai của Đỗ Hữu Châu thì từ láy có ba loại là láy
đôi, láy ba và láy tư. Trong đó láy đôi bao gồm:







Láy toàn bộ
Láy đôi
Láy bộ phận
Láy âm
Láy vần
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 15
Cách phân loại này đã được đa số các nhà ngôn ngữ học chấp nhận và Nguyễn
Thị Thanh Hà [Nguyễn Thị Thanh Hà. 2001. Tạp chí ngôn ngữ. 6-14] đã dựa vào cách
phân loại trên chia thêm các nhóm nhỏ trong từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.














Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng loại từ láy một cách cụ thể để hiểu sâu hơn đặc
điểm của chúng. Như vậy, để tạo được s
ự thống nhất nên trong đề tài này chúng tôi
quyết định lựa chọn cách phân loại từ láy của Đỗ Hữu Châu thành ba loại từ láy đó là
láy đôi, láy ba và láy tư.
Láy đôi: có từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.
Từ láy hoàn toàn
Đó là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành
phần cấu tạo của hai thành tố như: đăm đăm, nao nao, đùng đùng, dàu dàu….Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng láy không phải là s
ự lặp lại âm thanh nguyên vẹn, mà là sự lặp
lại âm thanh có biến đổi theo những quy tắc hòa phối ngữ âm chặt chẽ và có tác dụng
tạo nghĩa.
Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về thành phần cấu tạo, chỉ
khác nhau về trọng âm, thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài trong phát âm đối với mỗi
thành tố. Trọng âm thường ở sau và rơi vào từ tố gốc. Từ tố láy
ở trước được phát âm
lướt do đó có thể xảy ra sự biến thanh và biến vần. Khi thanh điệu của từ tố cơ sở là
thanh trắc chuyển thành thanh bằng cùng nhóm thì có sự biến thanh.
Ví dụ: nằng nặng, đo đỏ, tim tím, hây hẩy, mơn mởn…
Nếu phụ âm cuối của từ tố cơ sở là /p/, /t/, /k/ thì sẽ hợp với /m/, /n/, /ng/.
Đó là hiện tượng biến vần.
Ví dụ
: đèm đẹp, nhàn nhạt, phơn phớt, thinh thích ,khanh khách…
Láy hoàn toàn
Từ láy
Láy bộ phận
Láy âm Láy vần

Giống hoàn
toàn P.Â
đầu, thanh
điệu ,P.Â
cuối
giống nhau
P. đầu và
P. cuối
thanh điệu
biến đổi
Giống nhau
P. đầu và
thanh điệu
P. cuối
biến đổi
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 16
Tác dụng của việc biến thanh như vậy sẽ dễ đọc, dễ nghe hơn tức là tăng
cường sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá.
Từ láy bộ phận
Là từ láy có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy
tắc nhất định. Trong từ láy này bao gồm từ láy âm và từ láy vần.
Từ láy âm: là những từ láy trong đó âm
đầu được láy lại.
Ví dụ: ngo ngoe, xum xuê, bẽ bàng, day day…
Vần của hai âm tiết trong từ láy âm là khác biệt nhau. Xét các vần
trong số hơn 3000 từ láy âm, những nhà ngôn ngữ học thấy có một số lượng lớn các từ
có âm chính tương ứng với nhau theo quy luật: luôn có sự luân phiên giữa các nguyên
âm khác dòng cùng độ mở, các nguyên âm trầm luân phiên với các nguyên âm bổng ở
cùng một âm lượng.


Dòng
Độ nâng
Trước Giữa Sau
i ư u
Hẹp
iê/ia ươ/ưa uô/ua
Vừa
ê ơ/â ô
Rộng
e a/ă o
Tất cả các nguyên âm luân phiên cùng độ mở giữa các thành tố gốc và
các thành tố láy tạo thành các khuôn vần. Ví dụ:
[u-i]:mụ mị, rung rinh, xúm xít, lung linh,…
[ô-ê]: gồ ghề, vỗ về, bồng bềnh,…
[o-e]: cò kè, rón rén, thỏ thẻ…
[ê-a]: hể hả, đểnh đoảng, kềnh càng,…
[u-ă]: lúc lắc, hục hặc, dục dặc,…
[ô-a]: bỗ bã, mộc mạc, nhồm nhoàm,…
[u-ơ]: ngu ngơ, khù khờ, vu vơ,…
[i-a]: rỉ
rả, xí xoá, hỉ hả,…
Ngoài ra trong từ láy âm còn tồn tại một số khuôn vần có khả năng
sản sinh cao tạo thành loạt từ có khả năng đặc trưng riêng. Ví dụ:
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 17
[âp]: hấp tấp, thấp thỏm, bấp bênh, gập ghềnh, nhấp nhô,…
[ăn]: lăn tăn, chắc chắn, đúng đắn, nhỏ nhắn, chín chắn,…
[ang]: lang thang, lỡ làng, nhỡ nhàng, rõ ràng, muộn màng,…
Từ láy vần: là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở cả hai âm tiết còn

phụ âm đầu khác biệt nhau.
Ví dụ: lác đác, lã chã, lẩm cẩm, tần ngần, lấm tấm, bầy hầy,…
Cả
hai yếu tố trong từ láy phải giống nhau hoàn toàn ở phần vần và
thanh điệu phải phù hợp với thanh điệu cùng âm vực. Trong các từ láy vần, những từ
có hình vị cơ sở ở sau có số lượng lớn. Trong các từ này, phụ âm đầu của hình vị láy
thường đi đôi với phụ âm đầu của hình vị cơ sở thành từng cặp như sau:
[n-n]: não nùng, no nê,…
[b-x]: bù xù, bùm xùm, bủm xủ
m,…
Láy ba: số lượng các từ láy ba trong TV không nhiều. Đó là những đơn vị gồm
ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm với nhau.
Ví dụ: cỏn còn con, tất tần tân, tẻo tèo teo, hỏm hòm hom, lơ tơ mơ,…
Cũng giống với từ láy đôi các từ láy ba đều có một điểm chung là: trong ba âm
tiết tạo nên từ láy ba luôn có một âm tiết có nghĩa, có khả năng sử dụng độc lập. Có
điều
đáng lưu ý là các từ láy ba này có quy luật cấu tạo không rõ ràng và chặt chẽ. Có
những từ tuân theo quy luật hài thanh nhưng cũng có những từ không tuân theo cơ chế
cùng âm vực.
Láy tư: là từ láy gồm bốn tiếng trong thành phần cấu tạo của nó. Có nhiều ý kiến
chưa thống nhất về bản chất của từ láy tư. Bên cạnh các quan niệm giống nhau của hầu
hết các nhà nghiên cứu là: từ láy tư được t
ạo ra trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận,
còn xuất hiện thêm ý kiến về những từ láy tư không được hình thành từ những từ láy
đôi. Kết quả khảo sát một số lượng khá lớn các từ láy tư trong tiếng Việt cho thấy
rằng, đại đa số các từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận
Từ láy t
ư là một cấu trúc gồm bốn tiếng trong đó chỉ có nhiều nhất một tiếng
hoặc một cặp đôi hai tiếng đi liền nhau có ý nghĩa từ vựng chân thực, có khả năng hoạt
động độc lập mang sắc thái tăng cường nhấn mạnh.

Ví dụ: lập cà lập cập, lật đà lật đật, lỏng cha lỏng chỏng, lóng nga lóng ngóng,…
III. Chức năng của t
ừ láy
Về phương diện tu từ, từ láy có ba chức năng chủ yếu.
1. Chức năng miêu tả
Chức năng miêu tả là chức năng gợi tả hình dáng được gọi là từ láy tượng hình
đó là những từ láy bắt chước miêu tả hình dáng, tư thế, trạng thái…bề ngoài của
người, vật và sự vật như: lom khom, lơ thơ, lưa thưa, lô nhô,…hoặc gợi tả âm thanh
đượ
c gọi là từ tượng thanh đó là những từ láy bắt chước miêu tả âm thanh của người,
vật và sự vật như: đùng đùng, ầm ầm, ào ào, xào xào, hu hu,…
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 18
2. Chức năng bộc lộ
Chức năng bộc lộ là chức năng thể hiện tình cảm bên trong, những trạng thái tâm
lý, những cách đánh giá sự vật bên ngoài : bồn chồn, lo lắng, rạo rực, bồi hồi,…
Đặc biệt, trong khi bộc lộ những trạng thái tâm lý, có những nét nghĩa tinh tế rất
khó phân biệt. Chẳng hạn ngậm ngùi khác bùi ngùi ; nhỏ nhoi khác nhỏ nhen, nhỏ
nhẻ; xinh xinh khác xinh x
ắn và xinh xẻo.
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Từ láy tư bổi hổi bồi hồi đã diễn tả một tâm trạng hết sức phức tạp, nó hơn cả
bồn chồn, lo lắng mà tâm trạng này dường như là một sự ray rứt đến khó chịu trong
lòng nhưng không thể hành động gì khác ngoài sự chờ
đợi mong ngóng tin tức khi
không được gặp mặt nhau.
3.Chức năng thay thế
Chức năng thay thế là khả năng thay thế của các từ láy cho một số từ loại như
danh từ, động từ, trạng từ, tính từ,…Ví dụ: từ láy sồn sồn có thể thay thế cho danh từ

trung niên.
IV. Nghĩa của từ láy
1. Nghĩa tổng hợp khái quát
Nghĩa này có hai dạng:
Thứ nhất: là nghĩ
a lặp đi lặp lại với cùng một tính chất, hoạt động trạng thái, đó
là nghĩa của các từ láy hoàn toàn như: người người, nhà nhà, ai ai, đâu đâu,…
Thứ hai: đó là nghĩa khái quát như: máy móc, mùa màng, da dẻ,…các từ này gần
giống với các từ ghép đẳng lập như chợ búa, đường sá,…
Các từ láy nghĩa tổng hợp khái quát thường có thêm sắc thái mỉa mai, chê bai,
đánh giá thấp đối tượng đặc biệ
t là các từ có vần /iêc/ mà chúng ta sẽ khảo sát sau đây.
2. Nghĩa sắc thái hoá
Sắc thái hoá là làm thay đổi nghĩa của từ tố cơ sở bằng cách thêm cho nó những
sắc thái khác nhau. Các sắc thái thêm vào có thể là trạng thái hóa nghĩa là chuyển một
tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định như:
xa xa xôi
Kéo dài, dàn trải tính chất, lặp đi lặp lại vận động trong một khoảng thờ
i gian
như: gật gật gù
khểnh khấp khểnh
Hạn chế về phạm vi sự vật như: từ xanh có cách dùng rộng (màu của lá, của nước
biển, của trời, của mây, của cỏ…) nhưng với từ láy xanh xao chỉ được dùng để chỉ
nước da của con người khi bệnh.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 19
Nghĩa sắc thái hóa có thể chỉ các ấn tượng cảm tính thính giác, xúc giác, vị
giác,…và các nghĩa đánh giá tốt xấu, nặng nhẹ …mà từ láy mang lại cho từ tố cơ sở.
3. Nghĩa của các khuôn vần láy
Đặc điểm biểu trưng ngữ âm của khuôn vần được thể hiện ở mối quan hệ có lí do

giữa âm thanh của khuôn vần với ý nghĩa của từ láy. Âm thanh của khuôn vần tạo nên
một âm h
ưởng khiến người nghe cảm thấy một cách trực giác là âm hưởng ấy phù hợp
với những ý nghĩa của từ láy mang khuôn vần đó. Ấn tượng ngữ nghĩa có được từ
khuôn vần là do sự liên tưởng về mối quan hệ giữa âm và nghĩa cho nên thường rất
phong phú và đa dạng.
Giờ đây chúng ta sẽ tiến hành khảo sát một số khuôn vần đã xác định được nghĩa
trong số hàng tr
ăm khuôn vần của tiếng Việt.
Các từ hoàn toàn mà từ tố láy có thanh bằng đều biểu thị nghĩa giảm nhẹ tính
chất, vận động mà từ tố cơ sở biểu thị như: nhè nhẹ, khe khẽ, ngời ngợi, ngậm
ngùi,…Nếu từ tố láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ láy hoàn toàn lại tăng
cường: cỏn con, lẳng lặng, hoảng hốt,
đắn đo,…
3.1. Khảo sát khuôn vần đơn
Khuôn vần [iêc] của từ điệp âm biểu thị nghĩa khái quát với sắc thái: coi
thường, khinh rẻ đối với đối tượng. Ví dụ: sách siếc, người nghiếc, nhảy nhiếc, học
hiếc, ăn iếc, nói niếc…. Trong thực tế có một hiện tượng ngôn ngữ được gọi là iêc hóa
với tác dụng giảm đi sắc thái bình thường làm cho sắc thái ngh
ĩa theo môt chiều hướng
xấu đi. Và dần dần hiện tượng này đã được xếp vào hiện tượng láy với nghĩa sắc thái
hóa.
Khuôn vần [âp] của các từ tố láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị vận
động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng như: nhấp nhô, trập trùng, bập
bềnh, phập phồng,…
Khuôn vần [uc] củ
a các từ tố láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị vận
động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều ngang như: nhúc nhích, rục rịch, xục xịch,…
Khuôn vần [ung] của các từ tố láy ở sau cũng biểu thị nghĩa khái quát như
khuôn vần [iêc] nhưng sắc thái, coi thường, khinh rẻ nhẹ hơn như: tiệc tùng, làm lụng,

nhớ nhung,…
Khuôn vần [ăn] của t
ừ tố láy điệp âm ở sau biểu thị nghĩa hợp với mức độ
được mọi người xem là chuẩn mực như: đầy đặn, thẳng thắng, ngay ngắn, vuông
vắn,…
Khuôn vần [a] trong hệ thống nguyên âm TV là nguyên âm đơn, dài, có âm
lượng lớn nhất, có độ mở rộng nhất. Với đặc điểm như vậy, trong từ láy, âm /a/ có khả
năng gợi tả những gì có tính chấ
t mạnh mẽ, to, vang, lớn, rộng, kéo dài như: lân la,
dần dà, ha hả, ngân nga, lã chã,…
Khuôn vần [i]: /i/ là nguyên âm hàng trước không tròn môi có độ mở nhỏ
nhất tạo nên giá trị biểu trưng của từ láy là ấn tượng nhỏ bé như: thầm thì, xầm xì, lí
nhí, ti hí,…
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 20
Khuôn vần [u]: /u/ là nguyên âm dòng sau, tròn môi. Về mặt âm lượng /u/
là nguyên âm nhỏ nhất. Về âm sắc /u/ là nguyên âm có âm sắc tối, trầm nhất trong các
nguyên âm TV tạo nên ấn tượng trầm, nhỏ và tối như: lù mù, âm u, thù lù,…
3.2.Khảo sát khuôn vần kép
Khuôn vần kép là sự phối hợp phần vần của hai thành tố cấu tạo từ láy.
Sau đây chúng ta sẽ dừng lại phân tích một số khuôn vần kép tiêu biểu.
Khuôn vần [u-i]: khuôn vần này không có âm cuối nên đặc tính của cặp
nguyên âm
được thể hiện rõ là tính chất nhỏ nhẹ của âm thanh hoặc diễn tả trạng thái
chậm chạp, thiếu linh hoạt, trì trệ như: ù lì, mụ mị, thủ thỉ, rủ rỉ,…
Khuôn vần [ung-inh]: khuôn vần này là sự kết hợp của cặp nguyên âm /u-i/
với âm cuối /ng-nh/ là phụ âm mũi hữu thanh. Sự kết hợp này tạo nên một sự đối lập
giữa ấn tượng nhỏ nhẹ v
ới ấn tượng rộng, dài của âm cuối về sự không tương thích,
không phù hợp giữa hai sự vật đối tượng như: chùng chình, khủng khỉnh, đủng đỉnh,

rủng rỉnh,…
Khuôn vần [ênh-ang]: sự kết hợp giữa nguyên âm /ê-a/ với phụ âm cuối
/nh-ng/ tạo nên một ấn tượng to lớn, rộng dài về tính chất như: thênh thang, lênh láng,
nghênh ngang, mênh mang,…
Trong văn chương từ láy có một ý nghĩa rất to lớn khi di
ễn tả những cung
bậc, tình cảm, trạng thái cảm xúc của con người và tính chất của sự vật một cách cụ
thể tạo ấn tượng mạnh mẽ trong quá trình diễn đạt. Điều này giúp người đọc dễ dàng
cụ thể hoá hình tượng trong tác phẩm góp phần rút ngắn quá trình cảm thụ văn học
giữa nhà văn và bạn đọc.
Bản thân từ láy không chỉ có ý nghĩa đối với ng
ười đọc mà ngay cả người
tạo lập văn bản. Chính số lượng phong phú và sắc thái hoá ý nghĩa cao độ nên người
sử dụng có quyền lựa chọn trong hàng ngàn từ những từ thích hợp với mục đích sử
dụng nhằm tạo hiệu quả cao. Ngoài ra việc sử dụng từ láy một cách nhuần nhuyễn còn
là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng am hiểu và vận dụng linh
ho
ạt vốn ngôn ngữ dân tộc của tác giả. Các nhà thơ lớn của dân tộc đã nắm vững đặc
điểm của từ loại này và vận dụng một cách có sáng tạo tạo hiệu quả nghệ thuật cao,
điều đó đã góp phần làm nên tên tuổi của các nhà thơ lớn có tài năng sử dụng ngôn
ngữ dân tộc điêu luyện như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính,…
V. Nhậ
n diện từ láy
Các từ láy đều được tạo ra theo cơ chế nhất định nhưng trong thực tế có không ít
trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu ra trong cơ chế cho nên việc
khẳng định chúng có phải từ láy hay không là một điều rất khó khăn. Dưới đây là một
số trường hợp được đề cập để làm cơ sở nhận diện t
ừ láy.



Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 21
Các trường hợp Các nhóm nhỏ
Là các từ như: ba ba, châu chấu, chuồn
chuồn,…các từ này không xác định được từ
tố cơ sở, không có nghĩa khái quát. Đỗ Hữu
Châu cho rằng đó là những từ đơn mang
hình thức láy.
Đối với những từ tượng thanh như: khanh
khách, xì xào, hổn hển, hí hửng,…những từ
này thì theo đúng cơ chế ngữ âm, có nghĩa
sắc thái hoá và có thể xem là Từ láy.
Thứ nhất: hình thức ngữ âm của
hai âm tiết phù hợp với cơ chế láy
về âm và thanh nhưng không xác
định được từ tố cơ sở.
Còn đối với những từ mà từ tố cơ sở của
chúng trước kia có nghĩa nhưng nay đã mất
nghĩa nên khó xác định đâu là từ tố cơ sở
như: tẩn mẩn, ngậm ngùi,..nhưng các từ
mẩ
n, ngùi vẫn có nghĩa nên được xem là từ
láy.

Những từ phức có hình thức điệp âm nhưng
thanh điệu của hai âm tiết lại không cùng
nhóm cao hay nhóm thấp, đó là những từ
gốc Hán như: mộng mị, lanh lẹn,…các từ
này sẽ bị loại ra khỏi từ láy.


Thứ hai: đáp ứng điều kiện về âm
và về từ tố cơ sở nhưng không
đáp ứng điều kiện về nhóm thanh.
Các từ láy vần như: bơ phờ, um tùm, ũ rũ, âu
sầu, chơi bời,…những trường hợp không
theo đúng quy tắc thanh điệu như trên
thường đi kèm với hiện tượng cả hai âm tiết
đều có nghĩa nên có th
ể xem là những từ
ghép đẳng lập. Nhưng chúng cũng có nghĩa
sắc thái hoá nên có thể xem là những từ ghép
đẳng lập láy hoá.

Thứ ba: hai âm tiết theo đúng cơ
chế ngữ âm, thanh điệu nhưng cả
hai âm tiết đều có nghĩa hoặc mất
Là những từ như: thuốc thang, hỏi han, đất
đai, chùa chiền, miếu mạo,…các từ này đều
có nghĩa nên được xem là từ ghép đẳng lập
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 22
nghĩa. nhưng chúng có những nghĩa chuyên loại
kèm theo sắc thái hoá nên có thể xem là
những từ ghép đẳng lập láy hoá.


VI. Phân biệt từ láy với từ ghép
Trong quá trình nhận diện từ láy có một vấn đề gây khó khăn đối với các nhà
nghiên cứu cũng như đối tượng tiếp nhận, đó chính là vấn đề từ láy và từ ghép giống
và khác nhau như thế nào?. Tại sao có nhiều từ theo đúng cơ chế ngữ âm của từ láy

nhưng lại là từ ghép? Thật ra giữa từ láy và từ ghép hoàn toàn khác nhau, từ láy là từ
có hai hình vị trong
đó có một hình vị được gọi là hình vị láy được sản sinh từ hình vị
kia là hình vị cơ sở. Từ ghép được cấu tạo hoàn toàn theo một cơ chế khác mặc dù
cũng được cấu tạo từ hai hình vị trở lên nhưng từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai
hoặc một số hình vị tách biệt, riêng lẽ, độc lập đối với nhau.
Khi nhận diện các từ ghép ở
những trường hợp có hình thức giống từ láy nhưng
không theo đúng thanh điệu thì hoặc là từ gốc Hán như lanh lợi, mộng mị,…hoặc là từ
ghép đẳng lập tức là cả hai âm tiết đều có nghĩa (hoặc trước kia có nghĩa, nay đã mất
nghĩa) như mơ màng, nhanh nhẹn, teo tóp, chùa chiền, đưa đón, mồ mả,…Ở đây các từ
tố mơ, màng, nhanh, nh
ẹn, teo, tóp, chùa, chiền, đưa, đón, mồ, mả, đều có nghĩa và
đều có khả năng dùng độc lập, như vậy có thể kết luận rằng những từ này không phải
là từ láy mà là các từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy.
Ở các từ láy có vần giống nhau, hiện tượng thanh điệu của hai âm tiết không
cùng nhóm là hiện tượng thường gặp, đó là các từ như thờ ơ, bơ phờ
, ôm đồm, chơi
bời,…Những trường hợp này thường đi kèm với hiện tượng cả hai âm tiết đều có nghĩa
cho nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập. Nhưng chúng vẫn có nghĩa sắc thái hoá
như các từ láy vần chân chính khác cho nên cũng có thể xem đó là những từ ghép đẳng
lập láy hoá.
Các trường hợp vừa kể trên được xem là những trường hợp trung gian giữa từ láy
và từ ghép như các từ
đầm đìa, rực rỡ mặc dù có hình thức giống từ láy nhưng đã mất
nghĩa chuyên loại cho nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập láy hóa. Những hiện
tượng trung gian này chứng tỏ giữa phương thức láy và phương thức ghép về cơ chế
nghĩa có chỗ giao nhau. Đó là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa cũng có nghĩa chuyên loại
mà từ láy cũng có nghĩa chuyên loại, do đó các từ ghép
đẳng lập khi gặp điều kiện

thuận lợi tức là một khi có sự trùng lặp về phụ âm đầu hay vần và sự phù hợp với quy
tắc thanh điệu thì chúng sẽ dễ dàng chuyển hoá thành từ láy.
Có một số ít từ có hình thức láy nhưng trât tự các từ tố dễ dàng thay đổi. Đó là
các trường hợp như lả lơi:lơi lả, đau đớn:đớn đau, d
ở dang:dang dở,…Theo Đỗ Hữu
Châu [Đỗ Hữu Châu. 1996. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. 70] thì có thể đây là những
trường hợp ghép đẳng lập láy hóa mà cũng có thể đây là những từ láy thật sự. Và do
những hiện tượng rắc rối như trên mà có một số tác giả muốn phủ nhận phương thức
láy. Theo ý kiến của những người phủ định thì họ cho rằng trong ti
ếng Việt không có

×