Website: Email : Tel : 0918.775.368
Môn lịch sử tiếng Việt - Tập hợp câu hỏi và câu trả lời
Câu 1: Vì sao khi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, người ta lại phải
nghiên cứu một số đặc điểm địa lý vùng Đông Nam Á
Trong nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, khi nói tới vị trí của một ngôn ngữ cụ
thể thường thường người ta phải định vị nó của một ngôn ngữ nào đó và trong
một vùng địa lý xác định, trong trường hợp tiếng Việt, công việc này về thực
chất là xác định xem tiếng Việt có liên hệ về nguồn gốc với những ngôn ngữ nào
ở khu vực Đông Nam Á, một địa bàn mà Việt Nam là một phần lãnh thổ cấu
thành lên nó.
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng địa lý Đông Nam Á, tiếng Việt là
một ngôn ngữ của cư dân vừa có số người nói đông đảo, vừa là cư dân chủ thể ở
Việt Nam nên nó là một trong số những ngôn ngữ quan trọng nhất ở vùng Đông
Nam Á. Vì vậy, để nghiên cứu đầy đủ lao động của ngôn ngữ này, chúng ta phả
đặt và xem xét nó trong bối cảnh địa lý, ngôn ngữ vùng Đông Nam Á.
Trước hết chúng ta hiểu một số nét cơ bản về các nước Đông Nam Á, vào
thời điểm hiện nay (2004) ở địa bàn đang được quan tâm, chúng ta có thể nói
đến một Đông Nam Á có 11 quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia không phân biệt
thể chế chính trị, là một chủ thể hành chính, vì vậy có thể nói đây là vùng Đông
Nam Á hành chính bao gồm những quốc gia trong phần đất liền (hay Đông Nam
Á lục địa) và những quốc gia thuộc phần hải đảo. Về chính trị, hiện nay các
quốc gia Đông Nam Á đang tập hợp và đoàn kết trong một khối hướng tới sự
thống nhất về kinh tế gọi là khu vực Asean. Trong thực tế ở khía cạnh ngôn ngữ,
khu vực Đông Nam Á có những mối liên hệ, những mối liên quan với nhau khá
chặt chẽ từ xưa, góp phần làm cho sự tương đồng về mặt văn hoá giữa các quốc
gia trong khu vực càng bền chặt. Nhưng những vấn đề mà chúng ta nói trên là
một số đặc điểm vùng Đông Nam Á hành chính, còn đối với công việc tìm hiểu
lịch sử ngôn ngữ, chúng ta sẽ đề cập đến một khu vực lãnh thổ Đông Nam Á mở
rộng và là vùng lãnh thổ của các khoa học nhân văn trong đó có ngành ngôn ngữ
học - được gọi là vùng Đông Nam Á văn hoá. Đây là vùng địa lý trong đó có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những vấn đề biến đổi ngôn ngữ đã xảy ra và là địa bàn mà ở đó các ngôn ngữ
thuộc nhánh Môn - Khmer bao gồm nhóm Việt - Mường, nhóm ngôn ngữ trong
đó có tiếng Việt và các ngôn ngữ Việt - Mường khác phát triển từ cổ xưa cho
đến ngày nay.
Những vấn đề lịch sử ngôn ngữ mà chúng ta quan tâm sẽ xảy ra trong
vùng Đông Nam Á văn hoá và sự biến đổi của lịch sử ngôn ngữ sẽ không thể
không chịu tác động hay ảnh hưởng của những điều kiện địa lí vùng lãnh thổ.
Chính vì vậy, việc nhận biết rõ đặc điểm địa lí cũng như lịch sử của vùng này sẽ
rất hữu ích cho việc giải thích những biến đổi của ngôn ngữ từ xa xưa cho đến
ngày nay. Nhìn một cách khái quát đạ lý vùng Đông Nam Á văn hoá - đây là
một vùng được bao bọc chung quanh chủ yếu bằng biển và những con sống lớn.
Cư dân chủ thể từ xa xưa của vùng Đông Nam Á lục địa nằm trong một khung
cảnh “nước”, chịu tác động trực tiếp của một khung cảnh hay môi trường
“nước” đó . Nói một cách khác, vùng Đông Nam Á lục địa có đặc điểm địa lý xã
hội quan trọng nhất là vùng cư dân nông nghiệp lúa nước nổi trội. Đặc điểm này
có ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức sing sống của cư dân và sẽ có những ảnh
hưởng nhất định tới sự phát triển của họ ngôn ngữ tư xa xưa cho đến ngày nay.
Ảnh hưởng thứ nhất là cư dân nông nghiệp lúa nước thường canh tác theo
những đơn vị cư trú khép kín. Điều này có nghĩa là các cộng đồng sử dụng ngôn
ngữ trong vùng Đông Nam Á lục địa thường bị khuôn vào những “hộp địa lí” có
một “tiếng nói riêng” của mình.
Ảnh hưởng thứ hai: là hoạt động canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất
chính của cư dân vùng lãnh thổ này, nên tính mùa vụ của hoạt động sản xuất
nông nghiệp này làm cho các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ trong một vùng đất
đai truyền thống theo những chu kì nhất đinh. Những đặc điểm địa lí tự nhiên
của vùng Đông Nam Á lục địa cho chúng ta biết rằng sự di chuyển theo chu kỳ
và có tính đan xen của cư dân sử dụng ngôn ngữ là bản chất có tính “tự nhiên”,
nó khiến ngôn ngữ của những “làng” khác nhau rát dễ đan chéo vào nhau. Về
sau với thời gian kéo dài, sự đan chéo ấy khiến cho ngôn ngữ có sự giống hay
khác nhau khá đặc biệt.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Như vậy đặc điểm địa lí khác nhau của vùng Đông Nam Á dẫn đến tính
đan xen giữa những cư dân có gốc gác thuộc những vùng khác nhau, và do đó sẽ
có tình trạng ngôn ngữ mà họ sử dụng vốn ban đầu là khác nhau. Điều này được
thể hiện rõ ở những đặc điểm về văn hoá và ngôn ngữ của vùng. Trong toàn
vùng Đông Nam Á văn hoá hiệ tượng có nhiều cộng đồng cư dân mang những
nét văn hoá giống nhau, tương tự nhau và phân bổ ở những khoảng cách khá xa
nhau là một đặc điểm khá đặc trưng và cụ thể trong giá trị bằng nguyên nhân đạ
lý. Họ ngôn ngữ Nam Á có mặt ở miền Đông Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, ở
khắp Đông Nam Á lục địa và phần nào còn có mặt ở Đông Nam Á hải đảo. Vì
vậy các ngôn ngữ của họ này sẽ đan xen với các họ ngôn ngữ khác tạo thành
một cộng đồng hết sức đông đúc. Xét về không gian cư trú, có nhận xét cho rằng
bức tranh ngôn ngữ của Đông Nam Á là sự xáo trộn, chồng khít lên nhau nhiều
lần của quá khứ. Nó được thể hiện rõ ngay trong phạm vi phương ngữ của tiếng
Việt. Giữa các làng khác nhau ở gần nhau là những giọng nói rất khác nhau,
khác nhau về ngữ âm, lĩnh vực từ vựng và thậm chí cả địa hạt ngữ pháp. Việt
Nam là một quốc gia đa dân tộc với 53 dân tộc thiểu số và dân tộc kinh. Trong
53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có mặt đầy đủ các nhóm dân tộc thuộc các họ
ngôn ngữ khác nhau ở khu vực Đông Nam Á cả phần đất liền và hải đảo. Có thể
nói ở địa hạt ngôn ngữ các dân tộc, Việt Nam là bức tranh thủ nhỏ hình ảnh của
khu vực Đông Nam Á - một vùng được G.con-do-mi-nas gọi là “vô cùng phong
phú và khá phức tạp về phương diện dân tộc học và ngôn ngữ học”. Hiểu biết
đầy đủ về vấn đề ngôn ngữ - văn hoá ở đây cũng chính là có được những hiểu
biết đầy đủ về khu vực Đông Nam Á, một khu vực được coi là một trong những
cái nôi văn hoá cổ xưa của loài người, là một địa bàn có hiện trạng ngôn ngữ
học rất đa dạng, nó khiến cho mối quan hệ giữa các ngôn ngữ xảy ra theo nhiều
chiều khác nhau, làm cho việc theo dõi và nghiên cứu lịch sử phát triển của
chúng không hề đơn giản.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Câu 2: Các ý kiến xếp loại nguồn gốc tiếng Việt ở vùng Đông Nam Á
có những đặc điểm giống và khác nhau như thế nào
Trả lời: vấn đề quan hệ họ hàng của tiếng Việt, thực chất là việc xác định
nguồn gốc của nó. Vấn đề này được đưa ra và thảo luận gần 200 năm, trong suốt
thời gian dài như vậy có nhiều ý kiến giống và khác nhau dựa trên những tư liệu
và cách nhìn khác nhau.
Có hai khuynh hướng nổi bật nhất trong việc xếp loại nguồn gốc tiếng
Việt ở vùng Đông Nam Á đó là: khuynh hướng không xếp tiếng Việt vào họ
Nam Á và khuynh hướng xếp tiếng Việt vào họ Nam Á. Trong khuynh hướng
không xếp tiếng Việt vào họ Nam Á có 3 ý kiến cơ bản:
- Ý kiến “tiếng Việt chỉ là nhánh bị thoái hoá” của tiếng Hán, với những
nhận xét và đánh giá của GS Nguyễn Tài Cẩn và J.l. Taberd (1838).
- Ý kiến xếp tiếng Việt vào họ Nam đảo (Mã Lai - Đa đảo) với những
chứng cứ của Bình Nguyên Lộc, Hồ Lê.
- Ý kiến xếp tiếng Việt vào những ngôn ngữ Thái với những lập luận
trong cách đặt vấn đề của H. Maspéro.
Còn với khuynh hướng xếp tiếng Việt vào họ Nam á, nổi bật với những
lập luận chính của A.G. Haudricourt. Và một số nhà nghiên cứu khác như
M.Ferlus, Yakhontor, Nguyễn Tài Cẩn, N.D Ardreev.
Với bốn ý kiến trên khi xếp loại nguồn gốc tiếng Việt ở vùng Đông Nam
Á có những đặc điểm giống nhau: vấn đề đầu tiên bàn tới khi xếp loại nguồn gốc
tiếng Việt là vấn đề lớp từ vựng cơ bản, vấn đề này giống như thông lệ các nhà
nghiên cứu khác. Và việc nghiên cứu hầu hết đều dựa vào phương pháp nghiên
cứu so sánh - lịch sử, tiến hành dựa trên việc so sánh các từ, các ngôn ngữ trong
vùng văn hoá Đông Nam Á với nhau qua các thời kỳ giai đoạn lịch sử khác
nhau. Các nhà nghiên cứu luôn coi tiêu chí từ vựng là tiêu chí quan trọng nhất
trong 3 tiêu chí cơ bản khi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt đó là từ vựng, ngữ pháp,
ngữ âm./
Trong 4 ý kiến, có ý kiến thứ nhất, thứ 3 và thứ 4 xét cả vấn đề ngữ âm. Ý
kiến thứ 3, thứ 4 xét cả vấn đề ngữ pháp. Khi nghiên cứu trong địa hạt cấu tạo
Website: Email : Tel : 0918.775.368
từ, các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở việc sử dụng hệ thống tiền tố, trung tố, gọi
chung là phụ tố để làm phương tiện cấu tạo từ.
Tuy nhiên mối một cách lập luận có những điểm khác nhau và ít nhiều
góp phần không hỏ làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác nhau của lịch sử tiếng Việt
trong giai đoạn nghiên cứu hiện nay và có thể cho cả những nghiên cứu sau này.
Sự khác nhau này thể hiện ở 3 tiêu chí cơ bản: từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp.
*Về vấn đề từ vựng:
-Ý kiến thứ nhất, người ta nêu lên một khả năng “tiếng Việt là một sự
thoái hoá của tiếng Hán” dựa trên quan sát thấy trong vốn từ vựng của tiếng Việt
có thể có tới 75% là từ gốc Hán. Nhưng tính xác thực của vấn đề lại khác: cách
nhìn nhận dựa vào số lượng từ gốc Hán trong tiếng Việt để xác định nguồn gốc
của ngôn ngữ là chưa đủ tính thuyết phục và do đó không mang đầy đủ tính
khoa học, những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu so sánh - lịch sử nhận
thấy những từ gốc Hán trong tiếng Việt chỉ là những từ vay mượn, tuy số lượng
tư gốc Hán rất nhiều trong vốn từ tiếng Việt nhưng những từ này thuộc vào lớp
từ vựng văn hoá chứ không phải là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản.
-Ý kiến thứ hai: dựa trên nghiên cứu của Bình Nguyên Lộc ông đưa ra
175 biểu so sánh giữa danh từ tiếng Việt và danh từ của nhiều ngôn ngữ khác
nhau ở khu vực Đông Nam Á. Những ngôn ngữ khác nhau dùng để so sánh với
tiếng Việt được ông cho là có nguồn gốc Mã Lai. Cùng chung ý kiến và cách
nhìn với Bình Nguyên Lộc, tác giả Hồ Lê đã liệt kê 193 từ tiếng Việt theo ông
đều là thuần Việt thuộc họ Nam Á. Những chứng cứ mà các tác giả nêu ra có
điểm chung là: coi tất cả những ngôn ngữ có mặt ở vùng Đông Nam Á văn hoá
này đương nhiên là thuộc một họ ngôn ngữ. Họ Nam Á gồm cả ngôn ngữ Môn
khmer, ngôn ngữ nam đảo và ngôn ngữ Thái. Như vậy, cả hai ông phải dựa vào
một số từ vựng “giống nhau” giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Nam đảo, ý kiến
này chưa thực sự thuyết phục.
-Ý kiến xếp tiếng Việt vào ngôn ngữ Thái của H. Maspéro: Đây là một
khuynh hướng quan trọng nhất trong số những ý kiến không xếp tiếng Việt vào
họ nam Á. Ông chỉ ra trong tiếng Việt có rất nhiều từ tương ứng với các ngôn