Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO 10 MỘT SỐ TỈNH VÀ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.58 KB, 100 trang )

TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO 10 MỘT SỐ TỈNH VÀ ĐỀ
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ 1:
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
THANH HÓA
NĂM HỌC 2009-2010
Môn thi : VĂN
Ngày thi: 1 tháng 7 năm 2009
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (1,5 điểm)
a.Từ “Xuân trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
b. Xác định từ láy trong câu thơ sau:
Buồn trông cửa biển chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
(Nguyễn Du , Truyện Kiều)
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK
ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
b. Nêu ngắn gọn chủ đề truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Câu 3 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ
anh em ruột thịt trong gia đình.
Bài 4 (4,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,
SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005)
2:


Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày 26 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Đề thi gồm: 01 trang
Phần I: Trắc nghiệm (2.5 điểm).
Viết vào tờ giấy thi phơng án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B,
C hoặc D).
1) Câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lng
trích
trong bài thơ nào?
A. Con cò B. Nói với con C. Bếp lửa

D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lng
mẹ.
2) Tác giả của câu thơ trên?
A. Huy Cận B.Phạm
Tiến Duật
C. Nguyễn Khoa Điềm D.Y Phơng
3) Từ mặt trời trong câu trên đợc dùng theo
nghĩa:

A. Nghĩa gốc B. Nghĩa
chuyển
4) Trong câu trên ý nghĩa nào thể hiện qua
từ mặt trời?
A. Con và mẹ luôn gần gũi, gắn bó
B. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp của mẹ
C. Con là tình yêu của mẹ
D. Con là chỗ dựa tin cậy của mẹ
5) ý thơ Ngời đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
đợc nhắc đến mấy lần trong bài thơ Nói với
con?
A. 2 B. 3 C. 4
D. 5
6) Từ nhỏ bé ở câu thơ trên đợc dùng để nói
về:
A. Chí khí, niềm tin B. Sự sáng
tạo
C. Sự hiểu biết D. Tình đoàn
kết
7) Ngời đồng mình trong hai câu thơ trên đợc
hiểu là:
A. Ngời cùng làng
B. Ngời cùng xã
C. Ngời cùng nhà
D. Ngời sống cùng vùng đất, quê hơng
8) Nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
A. Cô kỹ s B. Bác lái xe
C. ông hoạ sĩ D. Anh
thanh niên

9) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa anh thanh niên
muốn hoạ sĩ vẽ mình:
A.Đúng B.Sai
10) Nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện Lặng lẽ
Sa Pa tìm thấy cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
từ nhân vật nào?
A. Anh thanh niên B. Bác lái
xe
C. Cô kỹ s D. Cả
A,B,C
Phần II: Tự luận (7.5 điểm)
Câu1: (1.5 điểm).
Xác định hai biện pháp tu từ chính trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của các biện
pháp tu từ đó.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại
bác. Tre giữ làng, giữ nc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ
con ngi. Tre, anh hùng trong lao động! Tre, anh hùng trong chiến đấu!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2006, trang 97 )
Câu 2: (6.0 điểm)
Mùa xuân thiên nhiên, đất nớc và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đa tay tôi hứng.
Mùa xuân ngời cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lng
Mùa xuân ngi ra đồng
Lộc trải dài nơng mạ

Tất cả nh hối hả
Tất cả nh xôn xao
Đất nớc bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
đất nớc nh vì sao
Cứ đi lên phía trớc.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD-2006, trang 55, 56)
Hết
Họ tên thí sinh: Số báo danh.
.
Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị
2
3:
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày 28 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Đề thi gồm: 01 trang
Phần I : Trắc nghiệm (2.5 điểm)
Viết vào tờ giấy thi phơng án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A,
B, C hoặc D).
1) Cho biết tác giả của các câu thơ:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
A. Nguyễn Khoa Điềm B .Bằng Việt
C. Chế Lan Viên D. Thanh Hải

2) Các câu thơ trên nằm trong bài thơ nào?
A.Con cò B.Nói với con C.Bếp lửa
D.Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ.
3) Dùng hình ảnh con cò, đoạn thơ trên ngợi ca
điều gì?
A. Lời ru B. Cuộc đời
C.Tình mẹ D. Cả A và C
4) Những biện pháp tu từ nào đợc sử dụng
trong hai câu thơ sau:
Biển cho ta cá nh lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
A. ẩn dụ, hoán dụ B. Hoán dụ, nhân hoá
C. Nhân hoá, so sánh D. ẩn dụ, so sánh
5) Biện pháp tu từ xác định đợc ở trên thể hiện
ý nghĩa nào?
A. Sự bao la của biển
B. Sự giàu có của biển
C. Sự yên bình của biển
D. Biển gần gũi và là nguồn sống dồi dào
6) Truyện ngắn Chiếc lợc ngà xây dựng
hình tợng:
A. Ngời nông dân trớc cách mạng
B. Ngời lính trong chiến tranh
C. Ngời nghệ sĩ say mê sáng tạo
nghệ thuật
D. Ngời trí thức yêu khoa học
7) Trong Chiếc lợc ngà, bé Thu không
nhận ba mình vì vết thẹo trên má:
A. Đúng B. Sai
8) Nguyện ớc cuối cùng của ngời cha

trong Chiếc lợc ngà là gì?
A. Gặp lại con
B. Nhận đợc tin của con
C. Gửi cho con chiếc lợc ngà
D. Đợc con nhận ra mình
9) Nguyện ớc đó đã đợc thực hiện trớc
khi ngời cha hy sinh.
A. Đúng B. Sai
10) Câu kết của bài thơ Khúc hát ru những
em bé lớn trên lng mẹ là :
A .Mai sau con lớn làm ngời Tự do
B .Mai sau con lớn vung chày lún
sân
C. Mai sau con lớn phát mời Ka-li
D. Từ trong đói khổ em vào Trờng
Sơn
Phần II: Tự luận (7.5 điểm)
Câu1: (1.5 điểm).
Chép lại (theo trí nhớ) 3 câu cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích
hình ảnh Đầu súng trăng treo.
Câu 2: (6.0 điểm)
Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của ngời lao động trong đoạn thơ sau:
Sao mờ, kéo lới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD- 2006, trang 140)
Hết
Họ tên thí sinh: Số báo danh.

Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2

4:
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2008 -2009
( Hà Tĩnh)
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2 điểm)
Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy?
Câu 2(3 điểm)
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), tác giả viết:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Ngữ văn 9, tập một, tr131, NXB Giáo dục -2005)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng ) Trong đó có sử dụng phép thế
(gạch chân từ ngữ của phép thế) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên.
Câu 3 ( 5 điểm)
Về giá trị truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, sách giáo viên
Ngữ văn 9, tập một, tr.204 nhận định: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và
góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
5:
Sở giáo dục và đào tạo
Hng yên
đề Thi chính thức

(Đề thi có 01 trang)
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên
Năm học 2009 2010
Môn: ngữ văn (Dành cho lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (1,0.điểm)
Nêu suy nghĩ của em về nhan đề truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh
Châu.
Câu 2: (3,0.điểm)
Viết bài văn ngắn (không quá 01 trang giấy thi) nêu cảm nhận của em về đoạn
thơ sau:
Ngi đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Ngời đồng mình tự đục đá kê cao quê hơng
Còn quê hơng thì làm phong tục
(Trích Nói với con Y Phơng)
Câu 3: (6,0.điểm)
Đánh giá về nghệ thuật của Truyện Kiều, sách Ngữ văn lớp 9 tập 1(NXBGD -
2007) có viết: Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bớc phát triển vợt bậc, từ
nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và
miêu tả tâm lí con ngời.
Qua những đoạn trích đã học, đã đọc, em hãy làm nổi bật những thành công nghệ
thuật của Truyện Kiều.
Hết
Thí sinh không đợc sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
ĐỀ 6:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂN HỌC 2009-2010
Môn thi: Ngữ văn

Đề chính thức Ngày thi: 01 tháng 07 năm 2009
ĐỀ A Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (1,5 điểm):
a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển?
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
(Nguyễn Du, Tuyện kiều)
b. Xác định từ láy trong câu thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
(Nguyễn Du, Tuyện kiều)
Câu 2: (2,5 điểm):
a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập 1,
NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
b. Nêu gắn gọn chủ đề truyện ngắn Làng
Câu 3: (2,0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con
với cha mẹ.
Câu 4: (4,0 điểm):
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
( Hữu Thỉnh, Sang thu,

SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005)
Hết
ĐỀ 7:
Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2014 tại TPHCM
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng
nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh
gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp
vào đời sống chung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
a.Phân tích hai trong số các phép liên kết về hình thức có trong đoạn văn trên. (1
b.Từ hiểu biết về đoạn văn trên, em hãy cho biết hình ảnh nào được Viễn Phương
mượn ở thực tại để viết nên hai câu thơ sau? Ông muốn gửi gắm tình cảm gì qua hai
câu thơ ấy? (1 điểm)
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Câu 2: (3 điểm)
Việc quan sát và lắng nghe sẽ giúp ta rút ra nhiều bài học ý nghĩa.
Nhìn thấy những nếp nhăn trên gương mặt cha, những giọt mồ hôi thấm trên
vai áo mẹ lo toan cho con cái, ta rút ra bài học về đức hi sinh.
Cảm nhận những thay đổi của bản thân và thấy mình vững vàng, sống có ý
thức, có trách nhiệm hơn, ta rút ra bài học về sự trưởng thành.
Theo dõi tin tức về tình hình biển Đông và những hành động thiết thực của
nhân dân hướng về Trường Sa, ta rút ra bài học về việc thể hiện lòng yêu nước một
cách đúng đắn.
Hãy viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong ba
bài học trên.
Câu 3: (5 điểm)

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
******************
Dẫu làm sau thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Y Phương, Nói với con) (Bằng Việt, Bếp lửa)
Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp mà người bà nhóm lên trong cháu và người cha
mong muốn ở con trong hai đoạn thơ trên.
ĐỀ 8:
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 tại ĐÀ NẴNG NĂM 2014
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
Trong hai câu sau, trường hợp nào muối được dùng như một thuật ngữ, trường
hợp nào muối được dùng như một từ thông thường?
a. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ (Tế Hanh, Quê hương)
b. Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên
kết với một hay nhiều gốc a-xit. (Từ điển tiếng Việt)
Câu 2: (1 điểm)
Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì?
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ

chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó . (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 3: (1 điểm)
Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng
tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của
những con búp bê)
a. Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết câu và cho biết đó là phép liên kết gì?
b. Xác định phép tu từ được sử dụng trong phần trích trên và cho biết phép tu từ đó
được tạo ra bằng cách nào?
Câu 4: (2 điểm)
Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày
(Dẫn theo Ngữ văn 7, tập 2)
Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 5 : (5 điểm)
Em hãy phân tích ba khổ cuối bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận xét
sau:
Vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia gợi lại cả một thời trong quá khứ và đặc biệt làm
cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về với chính mình
(Tư liệu Ngữ Văn 9, NXB Giáo Dục Việt Nam)
Thình lình đèn điện tắt Ngửa mặt lên nhìn mặt Trăng cứ tròn vành vạch
phòng buyn-đinh tối om có cái gì rưng rưng kể chi người vô tình
vội bật tung cửa sổ như là đồng là bể ánh trăng im phăng phắc
đột ngột vầng trăng tròn như là sông là rừng đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
ĐỀ 9:
PHÒNG GD-ĐT KIM
THÀNH
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT( LẦN 1)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2013-2014

Thời gian: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:( 2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
(…) Tôi là con gái Hà Nội.Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.Hai bím
tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.Còn mắt tôi
thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm."
( Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
2.Xác định câu văn sử dụng cách dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
3.Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai?Qua đoạn văn em cảm nhận được
những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?
Câu 2: (3,0 điểm)
Facebook là một trang mạng xã hội thu hút nhiều người tham gia kết nối, giao
lưu, chia sẻ, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ đang mắc hội
chứng nghiện Facebook, lãng phí thời gian, lơ là việc học tập, sống xa rời thực tế, ngộ
nhận cuộc sống thường ngày qua thế giới ảo.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em
về vấn đề trên.
Câu 3( 5,0 điểm)
Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau:
(…) "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
( Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2)



ĐỀ 10:
PHÒNG GD-ĐT KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT( LẦN 2)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2014-2015
Thời gian: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:( 2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau :
“ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như
đến không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất
tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại ”
(SGK Ngữ văn 9, tập một )
a.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Đoạn văn viết về tâm trạng của ai?Tâm trạng đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c. Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên.
d. Dấu chấm lửng trong câu văn: “ Hay là chỉ lại ” có tác dụng gì ?
Câu 2( 3,0 điểm)
Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống
Mĩ mà em đã học cùng với hiểu biết về tình hình xã hội những ngày gần đây hãy viết
bài nêu suy nghĩ của mình về tình yêu tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Câu 3( 5,0 điểm)"Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã khắc họa nhiều hình
ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ
niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống." ( SGK Ngữ văn 9,
tập một- NXB GD Việt Nam)
Em hãy phân tích làm sáng tỏ hình ảnh con người lao động được khắc họa trong bài

thơ.
ĐỀ 11:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
CÀ MAU NĂM HỌC 2014-2015
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2, 0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ
phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì
khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của
đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ
những việc nhỏ nhất.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào?
b. Hãy viết một đoạn văn (1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về nội dung
đoạn văn trên.
Câu 2. (3,0 điểm) .
Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu những suy nghĩ của em về
vấn đề sau:
Cuộc sống mang lại cho ta nhiều thú vị, trong đó được cắp sách đến trường là một
niềm hạnh phúc.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 139,140)
ĐỀ 12:
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn NGỮ VĂN
(Dùng chung cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a. Tìm các từ Hán Việt trong đoạn thơ trên. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các
từ Hán Việt đó.
b. Lời nói của Mã Giám Sinh đã vi phạm những phương châm hội thoại nào?
Sự vi phạm những phương châm hội thoại ấy hé mở những điều gì về tính cách của
nhân vật?
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của em về câu tục ngữ Nga:
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2006)
Câu 3: (5,0 điểm)
Nghĩ về Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, có ý kiến:
Sự độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu góp phần tạo

nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Em có đồng ý với nhận xét trên? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC
13:
KY THI TUYN SINH LP 10 THPT
NM HOC 2014 - 2015
Mụn: Ng vn
Thi gian lam bai: 120 phut
(khụng k thi gian giao )
Câu1 (2 đim):
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
" Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết th chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn đợc bình yên !"
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
b. Lời nói của ngời bà đã vi phạm phơng châm hội thoại nào? Vì sao ?
c. Cho biết đoạn thơ sử dụng lời dẫn nào?
Cõu 2 (3 im):
Chộp li bn cõu th th hin tm lũng hiu tho ca Thỳy Kiu i vi cha m
trong on trớch Kiu lu Ngng Bớch SGK Ng vn 9, Tp mt. T ú em cú suy
ngh gỡ v ch hiu trong xó hi ngy nay?
Cõu 3 ( 5 im )
Nhõn vt ụng Hai trong truyn ngn Lng ca nh vn Kim Lõn l mt ngi
nụng dõn cú tỡnh yờu lng quờ v tinh thn yờu nc sõu sc
Bng s hiu bit ca mỡnh v tỏc phm Lng ca nh vn Kim Lõn , em hóy lm
sỏng t nhn nh trờn.
ĐỀ 14:
THỜI GIAN : 120 phút

Câu 1/. (08 điểm) Từ nội dung của hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy viết một đoạn văn tổng hợp –
phân tích – tổng hợp (khoảng 2/3 trang giấy thi) làm rõ nhận định sau:
“Nhân dân Việt Nam vốn bình dị, hiền hòa nhưng khi Tổ quốc kêu gọi, mỗi con
người luôn biết “hiến đời mình để làm một chiến công”.
Câu 2/. (12 điểm) Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với
quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương
năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “…đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 02 câu trong bài
thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
(khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển
đảo thiêng liêng của dân tộc.
ĐỀ 15:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2010 - 2011
Môn thi: Ngữ văn
Phần I (7 điểm)
Cho đoạn trích:
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái
đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo
con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống

như bị gãy.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người
kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn
theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông
xuống như bị gãy.”
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc
nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh” “đau đớn”. Vì sao vậy?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm
rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có
sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dung làm
phép thế).
Phần II (3 điểm)
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp
lửa” mà tác giả nhắc tới?
2. Ghi lại nhắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa.”
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen
thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 9
viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
Hết
ĐỀ 16:
NĂM HỌC: 2014 – 2015
Thời gian120 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I (6 điểm)
“ Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về,
Bước dần theo ngọn tiếu khê,
Lần xem phong cảnh có bể thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
1. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy
nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó?
2. Chúng ta đều biết “nao nao ” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà
Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh ” cách dùng từ như vậy mang lại ý
nghĩa như thế nào cho câu thơ?
3. Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất
hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích "có cách dùng từ như vậy.
4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu diễn tả cảm nhận
của em vê khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên. Trong
đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thể đế liên kết câu( Gạch chân câu bị
động và các từ ngữ làm phép thế).
Phần II (4điểm)
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới
chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).
1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?
2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phải hai quả dưới lòng
đường. Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ Thì cấu trúc ngữ pháp của
câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với
việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?
3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu

biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối
lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
Hết
ĐỀ 17:
MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN : 120 phút
Câu 1/. (08 điểm) Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu có viết:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Trình bày ý kiến về quan niệm sống nói trên.
Câu 2/. (12 điểm) Trong những ngày qua, dư luận trong nước và quốc tế đã lên tiếng
phản đối mạnh mẽ sự việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa- 90152 của ngư dân
Đà Nẵng. Hành động vô nhân đạo này ngay sau đó được cả giới chức và truyền thông
Trung Quốc lớn tiếng phủ nhận và trắng trợn bịa đặt là tàu cá Việt Nam đã tự lật, sau
khi cố đâm vào giàn khoan Hải Dương 981.
Cảnh tàu cá Việt Nam bị tàu khổng lồ của Trung Quốc đâm chìm.
Những hình ảnh mới nhất do những ngư dân đánh cá của Việt Nam ghi lại tại
thời điểm tàu cá ĐNa- 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm, sẽ là bằng chứng không thể
chối cãi cho hành động vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại khu
vực thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mười ngư dân Việt Nam trên tàu cá ĐNa- 90152 đã sống sót một cách hy hữu và
trở về bình an với gia đình. Một ý kiến chia sẻ của cư dân mạng cho rằng: “Xem lại
cảnh ngư dân của chúng ta bị tàu Trung Quốc đâm chìm thấy được sự hy sinh cao cả
của ngư dân, mặc dù rất nguy hiểm nhưng họ vẫn quyết bám biển để bảo vệ chủ quyền
biển đảo”.
1. Từ sự việc trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về công việc và cuộc sống những
ngư dân đang đánh bắt xa bờ trong tình hình hiện nay.
2. Phân tích các khổ thơ sau trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để
chứng minh điều đó:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
…Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
(Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập I)
ĐỀ 18:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
KỲ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
1. Đoạn thơ trên nằm ở vị trí nào trong bài thơ. Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ
nào?
2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ?
3. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ.
4. Từ ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 - 200 từ) trình bày suy nghĩ
của

5. em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay.
Câu 2: (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của nhà văn
Nguyễn Thành Long.

ĐỀ 19:
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút- không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2 điểm)
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên?
b. Chép 2 câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học
trong chương trình Ngữ văn 9 (Ghi rõ tên và tác giả của bài thơ)
Câu 2 (3 điểm):
Bằng một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi, em hãy nêu tầm quan
trọng của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu 3 (5 điểm):
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu
sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
ĐỀ 20:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
LONG AN
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2014-
2015
Môn thi: Ngữ văn (Công lập)

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: Văn - Tiếng Việt (5 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
a) Đọc dòng thơ sau và viết tiếp 3 dòng thơ còn lại để được một khổ thơ hoàn chỉnh
trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu những nét
nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
b) Đoạn trích sau được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết nội dung chính
của đoạn trích.
“…Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay
đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy
mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có
thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”
Câu 2: (3 điểm)
a) Câu nói sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu nội dung của
phương châm hội thoại đó.
“Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.”
b) Xác định phép liên kết và từ ngữ liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
“…Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền
cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta
một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm
hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta
đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên
đường ấy…”
( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ - Ngữ văn 9,
tập II)
PHẦN II: Làm văn (5 điểm)
Tuổi trẻ học đường hãy góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Hết

ĐỀ 21:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CẦN THƠ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
I.PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng
của chúng:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56)
Câu 2: (0,5 điểm)
Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương
đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng:
“Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
-Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:
Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng
trong bếp nói vọng ra”

-Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
-Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011,
trang 196)
II.PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
nhà văn Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người
trong cuộc sống?
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thuoeng, khoai sắn ngọt bùi.
Nhóm nồi xôi gạp mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tấm hình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa – Bằng Việt, ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 144)
ĐỀ 22:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
ĐỒNG THÁP
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1: (2,0 điểm)

a) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự
vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.”
-Phần trích trên kể về công việc của ai? Trong văn bản nào?
-Nhân vật “cháu” đang nói chuyện với ai?
b) Kể tên ba phương châm hội thoại trong các phương châm hội thoại đã học. Những
thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
-Nói có sách, mách có chứng.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ,
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” của dân tộc ta.
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
ÁNH TRĂNG
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
ĐỀ 23:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
QUẢNG NINH
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðường bị đánh lở loét, màu
đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước
khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng
hoặc thành ô-tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục năm 2014, trang 113 – 114)
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu.
c) Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn.

×