Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

dư luận xã hội sinh viên với việc sử dụng internet của trường đại học nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.86 KB, 79 trang )

Bài tập tâm lý học xã hội
TÊN CHUYÊN ĐỀ: DƯ LUẬN XÃ HỘI
SINH VIÊN VỚI VIỆC SỬ DỤNG INTERNET
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Thao tác hóa các khái niệm.
- Khái niệm dư luận xã hội (DLXH):Dư luận xã hội là một hiện tượng
tâm lý xã hội biểu thị thái độ phán xét ,đánh giá của nhóm về tất cả những
vấn đề gì mà họ quan tâm theo những chuẩn mực xác định.
- Các chuẩn mực xã hội thực chất là những quan điểm chung ,cảm xúc,ý
chí tập thể cũng như thái độ chung của mọi người trong nhóm.
1. Đặc điểm của dư luận xã hội.
- Dư luận xã hội có tính chất quần chúng và liên hệ mật thiết với
quan hệ của từng cá nhân cũng như toàn thể các thành viên trong nhóm.
- Nó có tính chất không ổn định ,dễ thay đổi và được tồn tại ngắn .
- Dư luận xã hội có tính chất hai mặt:
+ Một số dư luận xã hội có tác dụng khuyến khích ,cổ vũ ,động
viên những cái đúng ,cái mới và những việc làm tốt của những người
chân chính
+ Một số dư luận xã hội cũng ngầm chứa cái sai, cái tiêu cực .
Những cái đó sẽ có tác dụng xúi dục , kích động sự phản ứng lại cái sai,
cái lỗi thời cũng như những việc làm đen tối ở những người không chân
chính ở trong một nhóm xã hội nào đó.
2. Đặc tính ,bản chất của dư luận xã hội.
Khi một vấn đề nào đó nảy sinh trong xã hội và gây được sự quan
tâm của công chúng thì một số người đầu tiên sẽ có ý kiến phán xét đánh
giá của mình ,sau đó các ý kiến được đưa ra thảo luận trong nhóm của họ
và giữa các nhóm với nhau.Cuối cùng trên cơ sở thảo luận của nhiều
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
1
Bài tập tâm lý học xã hội
nhóm xã hội , dư luận xã hội dần dần được hình thành , định hình dưới


dạng phán xét đánh giá thái độ của ông chúng.
a, Đặc tính của dư luận xã hội.
- Tính công chúng, công khai.
Đây là một đặc tính quan trọng nhất của dư luận xã hội nó thể hiện
trên hai phương diện cơ bản:
+ Chủ thể của dư luận xã hội:
Tính đặc thù của dư luận xã hội gắn liền với chủ thể của nó .
Nhưng việc xác định chủ thể nghiên cứu của DLXH là một trong những
vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong lý luận về DLXH. Có người coi “đám
đông”, “công chúng” thậm chí nhóm người bất kỳ nhóm lớn hay nhóm
nhỏ đều là chủ thể của dư luận xã hội.
+ Đối tượng của dư luận xã hội:
Do dư luận xã hội nảy sinh trước các vấn đề cấp bách và có ý nghĩa
xã hội được mội người quan tâm và nó là sản phẩm của sự thảo luận, trao
đổi giữa các ý kiến.
Như vậy ,đối tượng nghiên cứu của dư luận xã hội là các sự kiện,
hiện tượng,quá trình đang diễn ra trong xã hội gây được sự quan tâm của
mọi người bởi mối quan hệ của chúng đến lợi ích của nhóm xã hội đó.
- Tính lan truyền.
DLXH được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện
tượng được các nhà tâm lý học và xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất
kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng trong đó
khởi đầu từ phản ứng của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ sẽ gây nên
chuỗi kích thích của các cá nhân khác ,nhóm khác.
- Tính biến đổi.
Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa : sự phán xét,
đánh giá của DLXH về bất kỳ một hiện tượng,sự kiện,quá trình xã hội
nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực trong nền văn hóa
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
2

Bài tập tâm lý học xã hội
của cộng đồng người. Chính vì vậy với cùng một vấn đề diễn ra nhưng
DLXH của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác
nhau.
b,Bản chất của dư luận xã hội.
- DLXH là một trong những trạng thái ý thức của xã hội.
- DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt hàm chứa mâu thuẫn
biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
Một mặt,DLXH có sự hiện diện của các ý kiến cá nhân.
Mặt khác,DLXH lại không phải là sự tổng hợp máy móc của các ý
kiến cá nhân mà được coi như sự tích hợp ,đại diện của các ý kiến đó.
- DLXH biểu hiện thái độ về măt tinh thần và ý thức của nó trong
cuộc sống hằng ngày.
- DLXH phản ánh lợi ích của các nhóm xã hội.
3. Vai trò của dư luận xã hội.
- DLXH không chỉ điều hòa các mối quan hệ xã hội mà cả hành vi
xã hội.DLXH nêu ra các chuẩn mực , hướng dẫn những việc nên làm ,nên
tránh. Nó làm cho các truyền thống ,phong tục đã hình thành phát huy
ảnh hưởng của mình trong xã hội.
Khi có những biến cố lớn đụng chạm đến lợi ích cộng đồng
,DLXH thường được hình thành nhanh chóng ,rộng rãi có tác dụng định
hướng hoạt động cho quần chúng.
- Ngoài ra ,DLXH có vai trò giáo dục đôi khi còn mạnh hơn cả
biện pháp hành chính.
Ví dụ: Với những hình ảnh của các ca sỹ ,người mẩu ăn mặc phản
cảm dư luận xã hội đánh giá không tốt về họ ,làm cho sự ủng hộ về họ
không còn cao,thì họ có xu hướng thay đổi ,còn biện pháp phạt hành
chính của các tổ chức thì không làm cho họ thay đổi vì số tiền phạt đó
không nhằm nhò gì so với những scandal họ gây ra nhằm chú ý và nổi
danh hơn.

Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
3
Bài tập tâm lý học xã hội
- DLXH còn có vai trò kiểm soát thông qua sự đánh giá ,xem xét.
- DLXH có vai trò lớn trong đời sống xã hội, việc nghiên cứu
DLXH có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động , mở rộng dân chủ xa hội chủ nghĩa ,tăng cường
mối quan hệ của Đảng , Nhà nước và quần chúng nhân dân.
4. Sự hình thành dư luận xã hội.
DLXH hình thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan khác nhau.Nó phụ thuộc vào tính chất của các sự kiện ,hiện tượng
xảy ra trong xã hội.
Sự hình thành DLXH còn phụ thuộc vào tâm thế xã hội.( Tâm thế
xã hội là trạng thái chuẩn bị về mặt tinh thần đảm bảo tư thế sẵn sàng
phản ứng của nhóm xã hội đối với các sự kiện ,hiện tượng nhất định).
Ngoài ra ,DLXH còn chịu sự chi phối của trình độ hiểu biết ,hệ tư
tưởng,số lượng và chất lượng thông tin.
Những nhân tố khác như thói quen,nếp nghĩ ,tâm trạng ,tình cảm…
cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành DLXH.
Việc hình thành DLXH trải qua các bước cơ bản sau:
- Xuất hiện sự kiện: Ban đầu có sự xuất hiện của sự kiện và có sự
chứng kiến của mọi người, sau đó tích lũy và tiến hành trao đổi với nhau.
Từ đó ở đó họ nảy sinh các ý nghĩ, thái độ cảm xúc chung về sự kiện đó.
- Ý thức nhóm tham gia đánh giá sự kiện: giai đoạn này có sự trao
đổi giữa người này và người kia về cảm nghĩ ,ý kiến quan điểm và phán
đoán của họ đối với các sự kiện xảy ra.Ý thức cá nhân trong giai đoạn
này được chuyển sang ý thức của nhóm.
- Biến thành DLXH : thông qua quá trình phân tích, đánh giá của
nhóm về sự kiện ,từ đó có sự thống nhất ý kiến ,quan điểm giữa mọi
người.Xảy ra quá trình thống nhất về thái độ, ý chí và quan điểm của mọi

người ở trong toàn nhóm lại với nhau.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
4
Bài tập tâm lý học xã hội
 Trên cơ sở của sự thống nhất đó mà những DLXH được hình
thành và phát triển.
5.Tính cấp thiết của đề tài.
- Hiện nay chúng ta đang bước vào thời đại bùng nổ thông tin và
trên bất kỳ một lĩnh vực nào ,thông tin cũng được coi như là một trong
những nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳ cá nhân,tổ chức ,doanh
nghiệp , quốc gia nào.
- Có rất nhiều cách để tiếp cận thông tin:báo ,tạp chí,sách
,tivi,đài và hiện nay,truy cập internet đang được xem là một cách tiếp
cận thông tin hữu hiệu.
- Đối với sinh viên trong thời đại thông tin hiện nay thì internet đã
không còn xa lạ và nó cũng trở thành phương tiện để sinh viên trao đổi,
cập nhập thông tin phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Internet đang trở thành một phần không thể thiếu của đời sống giới trẻ, đó
là thư viện khổng lồ, mang lại những kiến thức nền tảng,tìm kiếm cơ hội
thử thách bản thân.Đồng thời giúp bạn trẻ mở rộng giao lưu, hoàn thiện
kỹ năng làm chủ cuộc sống của mình.
- Internet cũng là cầu nối để sinh viên tiếp cận với thế giới tri thức
một khoa học và có hiệu quả vì nó tiết kiệm thời gian,tiền bạc ,công sức.
- Thực tế hiện nay sinh viên sử dụng internet chưa thực sự hiệu
quả ,số lượng sinh viên sử dụng internet ngày một tăng nhưng mục đích
sử dụng để tìm kiếm tài liệu hay thu thập thông tin hỗ trợ cho học tập thì
rất ít. Các sinh viên hầu như bỏ qua lợi ích to lớn của Internet mà chỉ
dùng internet như một phương tiện giải trí với các ứng dụng như
chat,nghe nhạc,chơi game,email…Chính việc sử dụng đó đã làm giảm
khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin bổ ích.

- Việc sử dụng internet không đúng mục đích đã gây ra những
mối lo ngại cho gia đình ,nhà trường và các nhà quản lý.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
5
Bài tập tâm lý học xã hội
- Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp thực sự có hiệu quả trong việc
quản lý dịch vụ internet .Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tất yếu phải
kéo theo nó những vấn đề xã hội và internet cũng vậy.
- Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã
có rất nhiều phản ánh về vấn đề này.Nhưng nghiên cứu khoa học nhất là
xã hội học về vấn đề này đang mới mẻ,yêu cầu cần được nghiên cứu một
cách khoa học toàn diện hơn.
 Từ những vấn đề bất cập trên, đó là lý do mà tôi muốn áp dụng
các hiện tượng tâm lý học xã hội cơ bản,đặc biệt là việc phân tích nguồn
dư luận xã hội để cho mọi người hiểu rõ internet với sinh viên hiện nay là
như thế nào và phương pháp giải quyết những bất cập đó .
II. Mục tiêu nghiên cứu.
1. Mục tiêu chung.
- Sinh viên hiểu, làm rõ, đi sâu vào việc đánh giá,phân tích các
khía cạnh tích cực và tiêu cực của dư luận xã hội đối với vấn đề sinh viên
với internet.
- Từ đề tài này không những chúng ta tìm hiểu được các khía cạnh
tâm lý mà dư luận xã hội đưa ra, có thể là đánh giá tốt hay không tốt về
việc sử dụng internet trong sinh viên. Từ đó chúng ta cũng hiểu thêm về
bầu tâm lý nhóm và tâm trạng xã hội của nhóm dư luận đó như thế nào.
2. Mục tiêu cụ thể.
- Phản ánh cơ sở lý luận ,thực tiễn khi lựa chọn đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng và nhận xét thực trạng của vấn đề nghiên
cứu và những dư luận xã hội về vấn đề nghiên cứu đó.
- Đưa ra thực trạng ,nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trên.

• Nhiệm vụ chủ yếu: làm rõ chủ đề, phân tích cụ thể, làm sáng tỏ
các nhận định của dư luận bằng phương pháp quan sát ,kết hợp thực tế cá
nhân hình thành dư luận.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
6
Bài tập tâm lý học xã hội
III.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu.
• Đối tượng nghiên cứu: sinh viên trường đại học Nông nghiệp
năm 1,2,3 và năm cuối nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
• Khách thể nghiên cứu: nguồn dư luận từ xã hội về vấn đề
nghiên cứu.
• Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sinh viên trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội k54,k55,k56 ,k57 và nguồn dư luận từ internet.
• Sử dụng bảng hỏi để điều tra nghiên cứu nhũng thực trạng của
sinh viên trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội với những câu hỏi như:
“Bản sử dụng internet bằng phương tiện gì ( điện thoại, máy tính). Bạn sử
dụng internet vào công việc nào là chủ yếu, sử dụng với khối lượng thời
gian như thế nào cho mỗi nhu cầu , tất cả yêu cầu gắn liền với thực trạng
sử dụng internet của sinh viên các khóa 54,55,56,57 trong trường.
• Thời gian thực hiện đề tài: 7 ngày (từ 30/9- 6/10).
• Nội dung:đề cập đến thực trạng sử dụng internet của sinh viên
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và nguồn dư luận xã hội đánh giá
về thực trạng đó của sinh viên.
VI. Phương pháp thực hiện chuyên đề.
1. Phân tích nghiên cứu tài liệu.
2.Phương pháp quan sát ( độ tin cậy là gần 90%).
+ Định tính(phỏng vấn sâu): hỏi trực tiếp một số bạn sinh viên sử
dụng internet.
+ Định lượng: phương pháp dùng bảng hỏi.

Sau đây là hệ thống các câu hỏi:
Ý kiến của các bạn sinh viên về việc sử dụng internet ở trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội.
Câu 1: Bạn có thường xuyên sử dụng internet không?
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
7
Bài tập tâm lý học xã hội
1. Có
2. Không
Câu 2. Bạn thường vào internet bằng phương tiện nào là chủ yếu?
1. Điện thoại.
2. Máy tính .
3. Cả 2.
Câu 3: Nơi bạn trọ sử dụng mạng dây hay wifi?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 4. Bạn sử dụng internet bao lâu một ngày?
1. 1- 2 giờ.
2. 3-4 giờ.
3. 4-5 giờ.
4. 5-6 giờ.
Câu 5. Bạn sử dụng internet phục vụ vào nhu cầu nào của mình ?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………
Câu 6. Bạn sử dụng internet phục vụ việc học tập có nhiều hay không?
1. Ít .

2. Trung bình.
3. Nhiều.
Câu 7. Bạn sử dụng internet để trò chuyện(nhắn tin,chat yahoo,
facebook,email…) có nhiều hay không?
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
8
Bài tập tâm lý học xã hội
1. ít.
2. Trung bình.
3. Nhiều.
Câu 8. Bạn sử dụng Internet cho việc giải trí , nghe nhạc ,xem phim có
nhiều hay không?
1. ít
2. Trung bình
3. Nhiều
Câu 9. Bạn có thường xuyên chơi game không?
1. Ít
2. Trung bình
3. Nhiều
Câu 10.Bạn có sử dụng mạng để đọc báo tin tức hay không?
1. Có
2. Không
Câu 11. Bạn nghĩ sinh viên có cần phải có máy tính không ,có cần sử
dụng internet không?
1. Có
2. Không
Câu 12:Bạn có nghĩ rằng thời gian bạn dành cho internet nhiều hơn việc
học không?
1. Có
2. Không.

Câu 13: Bạn nghĩ internet có lợi hay có hại đối với sinh viên?
1. Có lợi.
2. Có hại.
3. Cả 2.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
9
Bài tập tâm lý học xã hội
Câu 14: Phần đề xuất bạn nghĩ chúng ta cần phải làm gì để phát huy
những mặt tốt của internet và hạn chế những mặt tiêu cực do internet gây
ra?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 15: Internet ảnh hưởng đến việc học của bạn như thế nào?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Cảm ơn các bạn đã góp ý cho tôi thực hiện chuyên đề của mình!
PHẦN II. CỞ SỞ THỰC TIỄN
1.Thực trạng.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập
công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.
Mạng internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử
dụng, một trong các tiện ích của internet là hệ thống thư điện tử( email),
trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu, các dịch vụ thương
mại và chuyển ngân…Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch
vụ khổng lồ trên internet.
Trong cuộc sống với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin như hiện nay, mọi người mà đặc biệt là các bạn sinh viên sẽ có rất
nhiều điều kiện cũng như phương tiện để tiếp xúc và cập nhập thông tin

một cách nhanh chóng và chính xác. Trong đó internet đánh dấu một
phần lớn không thể thiếu để phục vụ rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống
hằng ngày của mỗi chúng ta.
Ví Dụ: Hai phương tiện thông dụng để các bạn sinh viên vào mạng
internet đó là máy tính(laptop và máy cây,) ,điện thoại.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
10
Bài tập tâm lý học xã hội
- Hằng ngày có đến hằng trăm ngàn sinh viên truy cập mạng
internet. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực chắc chắn internet internet
cũng đem đến cho ta không ít những vấn đề tiêu cực.Vậy, làm thế nào để
phát huy những mặt tích cực,hạn chế những tiêu cực trong sử dụng
internet của sinh viên hiện nay? Đó là một câu hỏi mà chúng ta cần phải
quan tâm và dư luận về vấn đề nay cũng rất đa dạng.
- Sau hơn 10 năm Internet đã thu hút 17872165 người sử dụng
chiếm 21,4% dân số trong đó đa phần là thanh thiếu niên.
- Phương tiện truy cập internet chủ yếu vẫn là máy tính để bàn
chiếm 84% nhưng truy cập internet bằng điện thoại và laptop đang
tăng,38% người dùng Internet hiện truy cập bằng laptop và 27% truy cập
bằng điện thoại di động( chủ yếu là nhóm sinh viên).
- Sinh viên trường của các trường đại học cao đẳng nói chung và
sinh viên của trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội nói riêng họ học theo
tín chỉ và thời gian rảnh là rất nhiều ,không có tập trung vào học mà chỉ
học khi kì thi sắp đến ,nên thời gian rỗi hầu như họ sử dụng mạng vào các
công việc riêng của mình ,từ đó trở thành thói quen.
2. Phân tích nguồn tài liệu
Thông tin giới trẻ cho biết: “ ngày nay phần lớn thanh thiếu niên
sử dụng internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thông tin
.Có tới 68,7% bạn trẻ sử dụng internet để tán gẫu và 61,4% sử dụng máy
tính internet để chơi trò chơi điện tử trực tuyến”.

Ngoài ra ,chúng ta cũng bắt gặp nhưng trường hợp trong khuôn
viên các trường đại học, học viện ngay cả trong giờ học có thể bắt
gặp rất nhiều cảnh sinh viên không nghe giảng, chép bài mà thay thế vào
đó là sử dụng di động để gọi điện, nhắn tin . Thậm chí,nhiều bạn còn
ngang nhiên dùng laptop để giải trí hay thực hiện công việc không liên
quan đến nội dung bài giảng.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
11
Bài tập tâm lý học xã hội
Không chỉ sử dụng laptop để truy cập internet trong giờ học hành
chính trên trường, nhiều bạn sinh viên còn “hi sinh” thời gian học ở nhà
để dành cho việc lên mạng và lướt web.
Phỏng vấn trực tiếp (nguồn thông tin từ internet) thì kết quả cho
thấy ngoài thời gian học chính trên trường của các bạn sinh viên thì việc
tự học của các bạn chỉ chiếm 9% lượng thời gian trong một ngày. Trong
khi đó , việc sử dụng internet lại “ngốn” của các bạn hơn 21% tương
đương với việc thời giant rung bình cho việc truy cập mạng là 5 giờ/ngày.
Nghiên cứu cũng cho rằng , thời gian dành cho việc học của các
bạn sinh viên ngày nay là ít hơn rất nhiều so với việc sử dụng internet.
Các bạn cho biết, họ có thể bỏ ra thời gian hơn 4-5 tiếng đồng hồ
để “ ôm” laptop ,máy tính thay vì ngồi trên bàn học, nghiên cứu giáo
trình ,sách vở.
Sau đây là biểu đồ miêu tả cho thời gian hoạt động 1 ngày của các
bạn sinh viên ( số liệu tổng cục thống kê 2012).
Thời
gian biểu
1 ngày
Tự học Học
chính
Sử dụng

internet
Giải trí Ngủ Khác
Chiếm tỷ
lệ %
9 21 21 7 31 11
=>Từ biểu đồ trên thì chúng ta có thể thấy việc sử dụng internet
của các bạn sinh viên cần phải điều chỉnh cho phù hợp . Và phải biết cách
khai thác thông tin từ internet chứ không nên lợi dụng internet vào những
công việc vô bổ.
Theo ý kiến của bạn Thùy Dung sinh viên trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà nội cho biết: “Việc sử dụng internet của mình, một phần được sử
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
12
Bài tập tâm lý học xã hội
dụng vào việc học tập.internet là một nguồn tài liệu rất rộng lớn và bạn có
thể dễ dàng truy cập và tìm kiêm các thông tin mình cần. Ngoài công việc
học tập ra thì internet cũng có thể giúp mình đọc sách báo một cách dễ dàng
hơn và truy cập thông tin một cách nhanh chóng , hiệu quả nhất. Bên cạnh
đó thì internet còn giúp mình có thể giúp mình truy cập vào các mạng xã hội
hay yahoo. Qua đấy, mình có thể nói chuyện với bạn bè cũ hoặc kết bạn với
nhiều bạn bè mới. Internet con giúp mình giải trí những lúc căng thảng như
nghe nhạc,xem phim.”
 Như vậy ta có thể thấy bạn Dung đã biết cách khai thác đúng lợi
ích của internet .
- Chùm ý kiến khác nhau của dư luận về việc sử dụng internet:
+ Mình thường sử dụng internet vào các buổi tối cũng như những
lúc có thời gian rảnh.Chủ yếu mình sử dụng internet để phục vụ cho việc
học tập,tìm hiểu các thông tin xã hội ,thời sự trong ngày.
+ Ở khu trọ của mình vẫn chưa có internet nên thỉnh thoảng mình
phải dùng tạm wifi của trường. Sinh viên bọn mình hầu hết đều sử dụng

internet để tìm tài liệu cho bài trên lớp,đôi khi còn giải trí nữa.
+ Mình thấy các tiện ích của internet ngày càng nhiều, các trang
web giải trí rất đa dạng và phong phú. Và một trong số những sở thích
của mình chính là chơi game online lúc rảnh rỗi.
 Trên đây là chùm ý kiến của mọi người về những tiện ích của
internet đối với cuộc sống của chính các bạn sinh viên.
- Một ngày thì mình thường sử dụng 4-6 tiếng Internet, đến trường
hay ở nhà thì mình đều có máy tính mang theo để có thể sử dụng. Internet
bây giờ đã trở thành thói quen của mình, nếu một ngày không sử dụng
internet thì bình thường chứ một tuần chắc sẽ không ổn cho lắm.
 Từ ý kiến trên mình thấy hiện nay các bạn quá phụ thuộc vào
internet , điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thời gian học và nhiều
vấn đề khác.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
13
Bài tập tâm lý học xã hội
- Ý kiến của các bậc cha mẹ về việc sử dụng internet của con cái
mình:
- Bác thấy rằng các bạn trẻ hiện nay quá lạm dụng internet, bất cứ
thông tin nào các bạn ấy cũng tìm trên mạng , điều đó có thể gây ra việc
thụ động trong công việc học tập cũng như trong giao tiếp xã hội.
- Đọc báo, xem tivi…. thấy đưa tin về các hung thủ giết người ở
độ tuổi 14,15 chỉ vì nguyên nhân là nghiện game mà không có tiền chơi,
cô thật sự thấ được một phần tác hại của internet, nó ngày càng ảnh
hưởng tới lối sống của giới trẻ ngày nay.
 Thật vậy, không phải ai cũng sử dụng internet để phục vụ cho
công việc học tập. Đối với nhiều bạn sinh viên, lên mạng đọc tin tức hay
hỗ trợ cho việc học là không nhiều, mà thay vào đó là tán gẫu với bạn bè ,
nghe nhạc, chơi game…Nhưng điều đó không phải hoàn toàn là xấu nếu
như các bạn biết sử dụng một cách thích hợp , phục vụ cho việc giải trí

sau những giờ học căng thẳng. Thế nhưng ,một bộ phận không nhỏ các
sinh viên lại quá sa đà vào Internet. Họ có thể bỏ ăn,bỏ ngủ, bỏ cả học để
dành thời gian bên máy tính.
Nhiều bạn sinh viên cho rằng: “ việc không ít sinh viên chán học ,
bỏ học, ít học” cũng một phần bắt nguồn từ quy chế giảng dạy ở các
trường đại học. Nhiều bạn sinh viên trả lời phỏng vấn cho rằng , hiện nay,
các trường đại học vẫn còn quá nặng lý thuyết , nhiều giờ học vẫn mang
hình thức “thầy giảng trò chép”,ít thực tế.
Hơn nữa, nhiều trường đại học vẫn theo quy chế chỉ xét điểm tổng
kết của sinh viên trong kỳ thi cuối kỳ ( thi học phần), những điểm trong
kỳ thi giữa kỳ hay điểm rèn luyện chỉ là điều kiện đánh giá sinh viên để
được xét thi cuối kỳ mà thôi. Quy chế đó đx dẫn đến tư tưởng xấu ở
không ít các bạn sinh viên là : chỉ cần thì sao cho vừa qua mức 5 điểm
thôi ,còn bao giờ thi thì ôn vẫn chưa muộn. Tư tưởng đó đã dẫn đến tình
trạng sinh viên không tự giác học,lười học, lười chuẩn bị bài trước khi
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
14
Bài tập tâm lý học xã hội
đến lớp, bài thi giữa kỳ thì làm qua loa miễn là đủ điểm điều kiện để thi
cuối kì.
= > Từ những tư tưởng đó dẫn đến tình trạng có nhiều thời gian dư
thừa, khi chưa đến kì thi thì lao đầu vào internet, khi thi thì ngày đêm
miệt mài ôn nhưng bản chất chỉ là học vẹt, thi xong là quên hết, chẳng thu
nhận được kiến thức gì cả.
- Biểu đồ thời gian học tập và sử dụng internet của sinh viên.
( tổng cục thống kê).
Thời gian
1-2 giờ 3-4 giờ 5-6 giờ 7-8 giờ 9-10 giờ
Sử dụng
internet

13% 45% 25% 14%
3%
Tự học 53% 27% 11% 8%
1%
 Từ nguồn số liệu trên cho thấy việc các bạn sinh viên dành thời
gian cho việc sử dụng internet luôn cao hơn thời gian dành cho việc tự
học.
3.Nguyên nhân.
- Do sinh viên có thời gian rảnh rỗi nhiều , không chú tâm vào học
mà chỉ tập trung vào mạng internet để chơi game, giải trí để đốt thời gian.
- Do sự bùng nổ internet quá lớn ảnh hưởng nhiều tới việc học của
sinh viên, vì quá lợi dụng vào mạng mà quên đi cái thực tế.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
15
Bài tập tâm lý học xã hội
- Do các bạn vào mạng để trò chuyện với bạn bè cũ, kết nối thêm
bạn bè mới từ nó dẫn đến đam mê quá đáng bỏ quên ,xao nhãng việc
học.
- Do sinh viên có tính ỉ lại ,lười biếng .
- Chưa có sự quan tâm từ nhà trường và gia đình một cách thỏa
đáng.
4. Giải pháp.
• Giải pháp cho các cấp các ngành ,đặc biệt là các nhà trường:
- Phổ biến cho cán bộ , giảng viên nâng cao nhận thức và hiểu biết
về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành
mạnh để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nội dung này đến toàn
thể cán bộ ,giảng viên và sinh viên.
- Tổ chức các câu lạc bộ ,các hoạt động văn hóa ,văn nghệ,thể
thao ngoài giời lên lớp nhằm thu hát sinh viên tham gia, tạo ra sân chơi
giải trí lành mạnh cho sinh viên.

- Phổ biến ,giáo dục về tác hại của trò chơi trực tuyến lồng ghép
vào các môn học chính trị, pháp luật
- Nhà trường chủ động đề nghị các cơ quan chức năng của tổ dân
phố,địa phương xử lý các đại lý các đại lý internet vi phạm hoạt động của
mình.
- Tuyên truyền về tác hại do internet gây ra và tác hại của
“nghiện” trò chơi trực tuyến trên thông tin đại chúng, ảnh hưởng của nó
tới việc học của sinh viên.
• Giải pháp cho giáo dục đào tạo:
- Lồng ghép tác hại của internet vào các buổi sinh hoạt , tuyên
truyền về tác hại trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành
mạnhtrong “ buổi học chính trị đầu năm cho tân sinh viên”.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
16
Bài tập tâm lý học xã hội
- Có biện pháp khống chế,xử lý các trang web có nội dung xấu và
trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh của mạng
internet trong trường và trong ký túc xá của sinh viên.
- Phòng công tác học sinh sinh viên phối hợp với các tổ chức đoàn
thể trong toàn trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền , giáo dục thường
xuyên cho học sinh sinh viên về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội
dung bạo lực và không lành mạnh.
- Phối hợp với cơ quan công an ở địa phương xây dựng kế hoạch
triển khai ,thực hiện,kiểm tra xử lý các vi phạm và ngăn chặn tác động
xấu của trò chơi trực tuyến đối với học sinh sinh viên.
5. Kết quả thăm dò khảo sát.
Qua khảo sát 40 sinh viên của trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội về
việc sinh viên tiếp cận với internet chúng ta có thống kê kết quả như sau:
Câu 1:
- 90% chọn phương án 1 .

- 10% chọn phương án 2.
Câu 2:
1: 45% sinh viên chọn điện thoại.
2: 25% sinh viên chọn máy tính.
3:30% sinh viên chon cả hai.
Câu 3:
- 75 % chọn mạng dây.
- 25% chọn dùng wifi.
Câu 4:
- 10% chọn phương án 1.
- 30% chọn phương án 2.
- 45% chọn phương án 3.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
17
Bài tập tâm lý học xã hội
- 15% chọn phương án 4.
Câu 5:
1. Phục vụ học tập ( tìm tài liệu, dịch bài …).
2. Trò chuyện ( nhắn tin, chát yahoo, facebook, email…)
3. Nghe nhạc, giải trí,xem phim.
4. Chơi game online.
5. Đọc báo,tin tức.
6. Khác .
Câu 6:
- 25% chọn phương án 1.
- 50% chọn phương án 2.
- 35% chọng phương án 3.
Câu 7:
- 10% chọn phương án 1.
- 37,5 % chọn phương án 2.

- 52,5% chọn phương án 3.
Câu 8:
- 5% chọn phương án 1.
- 22,5% chọn phương án 2.
- 72,5% chọn phương án 3.
Câu 9:
- 32,5% chọn phương án 1.
- 17,5% chọn phương án 2.
- 50% chọn phương án 3.
Câu 10:
- 90% chọn có.
- 10% chọn không.
Câu 11:
- 100% chọn có.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
18
Bài tập tâm lý học xã hội
- 0% chọn không.
Câu12:
- 35% chọn có.
- 65% chọn không.
Câu13:
- 50% chọn có lợi.
- 5% chọn có hại.
- 45% chọn cả hai.
Câu 14:
Hầu như các ý kiến cho rằng:
- Chúng ta phải tổ chức những chương trình thích hợp để hướng dẫn
cho sinh viên biết cách khai thác nguồn tin từ internet một cách hiệu quả
nhất cho việc học tập của bản thân.

- Chúng ta phải xác định rõ được mục đích sử dụng internet của mình là
gì?
- Cần kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình , tránh sử
dụng internet vào các mục đích vô bổ khác.
- Tự bản thân chúng ta phải nhận thức được tác hại mà internet có thể
gây ra cho mình để biết cách điều chỉnh nó và phát huy mặt tốt của
internet.
- Tăng cường các kỹ năng sống của bản thân , đặc biệt là kỹ năng quản
lý thời gian của chính bản thân mình.
- Nhà trường phải biết lồng ghép internet vào trong giáo dục.
- Mỗi bản thân chúng ta cần có sự nỗ lực riêng của mình.
Câu 15: ý kiến cho rằng:
- Dành nhiều thời gian sử dụng internet gây lãng phí thời gian ,
say mê trong thế giới ảo của mình và bỏ quên những bài vở ở trường .
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
19
Bài tập tâm lý học xã hội
- Khi internet chiếm quá nhiều thời gian cho việ sử dụng , nhiều
chương trình giải trí gây ra cho mình nhiều sự tò mò ,dẫn đến sự hiếu
động, đam mê và dần dần trở thành thói quen của bản thân , dẫn đến
nghiện internet vào những công việc vô bổ.
- Sử dụng internet quá nhiều làm xao nhãng việc học, kết quả
kém, bị đuổi học .Đôi khi sử dụng internet quá nhiều , bạn có thể lâm vào
thế giới ảo ,hành động theo nó ,làm bạn có thể vi phạm pháp luật khi bạn
không có đủ tiền chơi game và dẫn đến hiếp dâm ,giết người.
- Vì nguồn thông tin từ internet là vô tận nên không chú trọng đến
bài giảng và thầy cô cung cấp.Dẫn đến sự thụ động,lười suy nghĩ ,
phương pháp tư duy bị hạn chế , các bạn làm việc gì cũng đặt vào mạng
mà quên đi thực tế.
- Dùng internet để trò chuyện với bạn bè nhiều hơn mà đôi khi các

công việc đó làm giảm đi thời gian học tập của mình tại nhà.
 Tóm lại ,qua phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi chúng ta
có thể nhận thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau cho rằng phân công
công việc học và sử dụng internet là khác nhau,họ hầu như cho rằng việc
sử dụng internet hiện nay hầu như nhiều hơn việc học của của mình .Đa
phần các bạn sinh viên cho rằng internet hiện nay là rất cần thiết đối với
đời sống của mỗi chúng ta,chúng ta cần phải biết khai thác thông tin từ
internet sao cho có hiệu quả và khắc phục những tác hại do internet gây
ra, từ đó giúp kết quả học tập của bản thân được tốt hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Qua phân tích ,bình luận phương pháp phân tích tài liệu và phỏng
vấn dùng bảng hỏi thì chúng ta thấy rằng những vấn đề tiêu cực của
internet vẫn là vấn đề nổi cộm vẫn đang diễn ra ở hầu hết các trường đại
học và đặc biệt là trong giới sinh viên nói chung và sinh viên trường đại
học Nông Nghiệp Hà Nội nói riêng. Đề tài thể hiện rõ dư luận xã hội của
chính các bạn sinh viên, các bậc cha mẹ và nguồn dư luận từ mạng về vấn
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
20
Bài tập tâm lý học xã hội
đề sử dụng internet của sinh viên hiện nay. Nhờ các phương pháp phân
tích tài liệu ,phỏng vấn ,bảng hỏi và quan sát thực tế chúng ta có thể thấy
rõ nguồn dư luận xã hội đánh giá thực trạng sử dụng internet của sinh
viên trên cả hai khía cạnh mặt lợi và mặt hại của internet. Từ những phân
tích trên mỗi sinh viên cần nhận thức đúng cho mình về việc sử dụng
internet của mình hiện nay và cách xử lý thời gian sao cho tốt nhất giữa
việc học và việc sử dụng internet. Chúng ta cẫn phải biết khai thác tối đa
lợi ích của internet, không nên quá lạm dụng nó để tránh sự thụ động và
không nên sử dụng nó vào công việc giải trí nhiều hơn việc học. Qua đây
mình cũng mong rằng các bạn sẽ biết cách làm thế nào để có thể xây
dựng một hình ảnh đẹp về internet trong sinh viên trường đại học Nông

Nghiệp Hà Nội .
• Chuyên đề lấy tài liệu:
- Bài giảng tâm lý học xã hội của TS. Đặng Thị Vân khoa SP $ NN.
- Tài liệu các trang web:
+ songtre.net.
+www.dantri.com
+ www.baomoi
……………….
Thành viên số 2:
Họ và tên: Nguyễn Thị Trà Giang
Chi đoàn: K56-XHHA
Mã sv: 566620
Ngày sinh: 28/06/1993
Bài tập môn: Tâm lý học xã hội
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
21
Bài tập tâm lý học xã hội
Chuyên đề: Dư luận Trường ĐH Nông Nghiệp
với quan niệm về tình yêu trong việc ứng xử nơi
công cộng
I.Kết cấu chuyên đề
1. Lý do lựa chọn chuyên đề
2. Nội dung (nhiệm vụ) thực hiện chuyên đề
3. Phương pháp chính thực hiện chuyên đề
4. Phân tích, bình luận kết quả
5. Kết luận
6.Phụ lục
II. Nội dung
Phần 1. Lý do lựa chọn chuyên đề:
Xã hội ngày càng phát triển, càng nhiều nét văn hóa xâm nhập vào xã hội.

Trong những nét văn hóa đó, có những nét văn hóa bị coi là trái với thuần
phong mĩ tục của người Việt Nam, có thể tạo nên những hình ảnh xấu
trong mắt của một bộ phận người.
Tình yêu luôn là tình cảm thiêng liêng mà ai cũng phải thừa nhận.
Tuy nhiên cách thể hiện tình yêu xưa và nay khác nhau. Trong xã hội
truyền thống, việc trai gái yêu nhau phải được sự cho phép của gia đình 2
bên, luôn phải tuân thủ nguyên tắc “ Nam nữ thụ thụ bất thân ”. Việc trai
gái tùy tiện “đụng chạm” đến nhau có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng, vi phạm thuần phong mĩ tục, có thể bị lên án nghiêm khắc. Nhưng
với đó là quá khứ, ngày nay khi những nét văn hóa tiên tiến phương Tây
du nhập ngày càng nhiều vào nước ta, cách thể hiện tình cảm của đôi lứa
yêu nhau đã có nhiều thay đổi. Họ bây giờ có thể tự do tìm hiểu nhau, các
nguyên tắc cũ về sự tiếp xúc giữa hai bên không còn khắt khe như trước.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
22
Bài tập tâm lý học xã hội
Chính vì thế, hiện nay lại xuất hiện một thực trạng đáng quan tâm đó là:
ngày càng nhiều sự thể hiện tình yêu càng trở nên tùy tiện, thực hiện ngay
ở nơi công cộng, đem đến 1 hình ảnh khá nhạy cảm đối với người xung
quanh.
Tuy nhiên, vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều khi đề cập đến giá trị
đúng sai của thực trạng này. Đối với 1 bộ phận, hiện trạng này là không
thể chấp nhận được, tạo ra một hình ảnh phản cảm cho người xung
quanh. Mặt khác, một bộ phận lại cho rằng đó là chuyện bình thường,
rằng đó chỉ là cách thể hiện tình của đôi nam nữ một cách tự nhiên.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và tìm hiểu rõ xem có hay không
nên hiện trạng này trong xã hội, tôi đã chọn đề tài: “Tình yêu và cách thể
hiện nó nơi công cộng tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội” như một
cái nhìn khách quan về vấn đề này.
Phần 2. Nội dung thực hiện chuyên đề:

1.Hiểu rõ thế nào là dư luận xã hội, quan niệm về tình yêu của sinh
viên trong việc ứng xử ở nơi công cộng.
Khái niệm dư luận xã hội: Dư luận xã hội (DLXH) là một hiện tượng
tâm lý xã hội biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của nhóm về tất cả những
vấn đề gì mà họ quan tâm theo những chuẩn mực xác định.
Các chuẩn mực xã hội thực chất là những quan điểm chung, cảm
xúc, ý chí tập thể cũng như thái độ chung của mọi người trong nhóm.
- Tình yêu: Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và
cách hiểu của mọi người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng
thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự
thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía
cạnh hay mức độ nhất định. Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ
nhất, đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt, định nghĩa nhất, ngay cả khi
đem ra so sánh với các loại cảm xúc khác.
- Sinh viên: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao
đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
23
Bài tập tâm lý học xã hội
bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được
xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
-Ứng xử: Nói đến văn hóa (VH) là nói đến hàng nghìn định nghĩa khác
nhau. VH ứng xử cũng thế. Tùy quốc gia, tùy dân tộc, tùy vùng miền…
mà hình thành nên những nét đẹp VH, trong đó có VH ứng xử. Nhưng
đối với người Việt Nam, hàng ngàn năm qua trong cách ứng xử thường
ngày vẫn là “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”. Đời này qua đời khác, con trẻ được những người có trách nhiệm
dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Mọi thứ đều được học từ nhỏ chứ
không phải trưởng thành mới bắt đầu học. Măng không uốn thì khi thành
tre khó thể nào uốn được.biết lịch sự , biết ăn nói ,…

-Công cộng: là nơi tất cả các cá nhân được đến chơi,giao lưu,học hỏi.Các
nơi công cộng như trường học,công viên, siêu thị,chợ…
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề: Dư luận xã hội về tình yêu trong việc
ứng xử ở nơi công cộng.
2.1 Thực trạng về quan niệm tình yêu trong ứng xử ở nơi công
cộng.
Hiện trạng về các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm không đúng
mức của mình nơi công cộng đã không còn là điều gì quá lạ lẫm đối với
mỗi chúng ta. Dù chưa được tận mắt chứng kiến nhưng qua các kênh
thông tin như báo, đài, TV, internet đã phần nào thể hiện được thực
trạng hiện nay.
Không chỉ diễn ra một cách tràn lan, hiện trạng này còn được thể
hiện một cách rất tự nhiên. Từ công viên, đến trường học, đến các danh
lam thắng cảnh hoặc ngay cả nơi được coi là nơi uy nghiêm, đáng trân
trọng như Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng xảy ra tình trạng trên. Như
trong nghiên cứu trên thì có tới 45% các bạn sinh viên ĐHNN chọn nơi
công để thể hiện tình cảm của mình đối với người yêu. Chưa vội vàng xét
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
24
Bài tập tâm lý học xã hội
về mặt đúng sai của tình trạng trên nhưng việc diễn ra một cách tràn lan
dẫn đến việc tạo ra một hình ảnh không đẹp về nơi công cộng.
Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Lớp : Xhhak56
25

×