MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF (Augmented Dickey-Fuller) : kiểm định Augmented Dickey-Fuller
AIC (Akaike info criterion) : tiêu chuẩn Akaike
BIC (Bayesian information criterion) : tiêu chuẩn BIC
CPI (consumer price index) : chỉ số giá tiêu dùng
ERPT (Exchange rate pass through) : hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá
EXP (Export Price index) : chỉ số giá xuất khẩu
FPE (Final Prediction Error) : tiêu chuẩn FPE
GDP ( Gross Domestic Product) : tổng sản phẩm quốc nội
GSO ( General statistics office) : tổng cục thống kê.
IMF ( Internationl Money Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế
IMP (Import Price Index) : chỉ số giá nhập khẩu
IRF: ( Impulse Response Function ) : hàm phản ứng đẩy
LS ( Least Square ) : phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất.
M2 : lượng cung ứng tiền M2.
ML ( maximum- likelihood) : phương pháp ước lượng hợp lí cực đại
MSE (Mean square error) : sai số dự báo
NEER (Nominal Effective Exchange Rate): tỷ giá danh nghĩa đa phương
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
OIL : giá dầu Brent (đơn vị : USD/thùng)
OPGAP (Output gap) : chênh lệch giữa sản lượng thực tế và
sản lượng tiềm năng của một nền
kinh tế.
PP (Phillip Perron) : mô hình kiểm định Phillip Perron
SIC (Schwartz information criterion) : Tiêu chuẩn Schwartz
VAR ( Vector auto regression) : Mô hình vectơ tự hồi quy.
VECM (Vector error correction model): Mô hình vectơ điều chỉnh sai số.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phản ứng của mức giá cả nội địa tới 1% cú sốc tỷ giá Error:
Reference source not found
Bảng 1.2. Kết quả hàm phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER
Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến trong mô hìnhError: Reference source not found
Bảng 2.2. Tăng trưởng cung tiền của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Kết quả kiểm định tính dừng Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Thống kê các chỉ tiêu để lựa chọn độ trễ tối ưu Error: Reference
source not found
Bảng 2.5. Kết quả kiểm định Granger với biến phụ thuộc D(LCPI) Error:
Reference source not found
Bảng 2.6. Kết quả ước lượng mô hình VAR với trễ bậc 1 Error: Reference
source not found
Bảng 2.7. Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc D(LCPI) Error: Reference
source not found
Bảng 2.8. Kết quả kiểm định ADF Fisher và PP Fisher về tính dừng của phần
dư Error: Reference source not found
Bảng 2.9. Kiểm định LM và Portmanteau về tương quan chuỗi của phần dư.
Error: Reference source not found
Bảng 2.10. Hệ số truyền dẫn tỷ giá vào mức giá nội địa. Error: Reference source
not found
Bảng 2.11. So sánh ERPT của Việt Nam với các nước trong khu vực Error:
Reference source not found
Bảng 2.12. Phân rã phương sai chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Error: Reference
source not found
DANH MỤC HÌNH
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng
trung Ương đã và đang bị thay đổi do sự phát triển của thị trường tài chính
cùng các công cụ tài chính đa dạng trong bối cành toàn cầu hóa đang diễn ra
ngày càng mạnh. Xu hướng đó thay đổi nhằm làm cho chính sách tiền tệ có
thể theo đuổi những mục tiêu dài hạn như là kiểm soát lạm phát, giữ ổn định
giá trị đồng tiền mà vẫn có sự linh hoạt trong việc kết hợp những mục tiêu
ngắn hạn.
Một số quốc gia theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu và đã mang lại
những kết quả tích cực. Tuy vậy, theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, Mundell-
Fleming (1960), một quốc gia không thể đồng thời thực hiện theo đuổi mục
tiêu lạm phát, ổn định tỷ giá và tự do hóa tài khoản vốn. Điều này không có
nghĩa là Ngân hàng trung Ương từ bỏ việc can thiệp lên thị trường hối đoái,
việc nghiên cứu về ảnh hưởng truyền dẫn của biến động tỷ giá tới mức giá cả
nội địa là một công việc tất yếu trong một nền kinh tế mở. Vậy mối quan hệ
giữa tỷ giá và lạm phát là như thế nào, tác động của tỷ giá tới lạm phát,…đó
là những vấn đề lớn đã và đang được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu.
Dựa vào thuyết ngang giá sức mua, mức giá một nước tăng lên tương
đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm đồng tiền nước đó
giảm giá và ngược lại. Vì vậy yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng
đến sự biến động của tỷ giá trong dài hạn và việc nghiên cứu yếu tố này làm
cơ sở dự đoán biến động tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đưa ra những kết quả không
đáng tin cậy. Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động ngoại thương thông qua kênh giá cả.
Quan điểm cũ của các học giả phương Tây về mối quan hệ giữa tỷ giá
và lạm phát được một số chuyên gia tiền tệ đồng ý. Theo đó, khi mức độ phá
2
giá tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa thì lạm phát sẽ gia tăng, ngược lại
khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa thì lạm phát
sẽ được hạn chế. Do vậy khi lạm phát trầm trọng thì việc phá giá có thể hạn
chế được lạm phát.
Tuy nhiên những ý kiến trên chỉ mang tính lý thuyết, do vậy, cần phải có
những công trình nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra chính xác mức độ tác động
của sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát, từ đó ngân hàng trung ương các
nước sẽ có những hướng điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Kể từ khi chính sách đổi mới (1986) được áp dụng, nền kinh tế Việt
Nam đã trở nên khởi sắc hơn, với một tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng. Điều này đã
đóng góp không nhỏ vào sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó
khăn mới, như là tỉ lệ lạm phát tăng cao, sự gia tăng của các giao dịch không
cân xứng, tình trạng đô-la hoá nền kinh tế và sự biến động của dòng vốn vào.
Trong hoàn cảnh này, việc nhận biết được thời điểm và mức độ của tác động
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào mức giá nội địa là vô cùng quan trọng.
Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này vẫn còn để lại nhiều khoảng
trống và câu hỏi chưa được trả lời. Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một số
nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả nội địa. Võ Văn Minh
(2009)
1
đã chỉ ra rằng tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam
đang ở mức độ trung bình so với các nền kinh tế khác. Mặc dù vậy, bài
nghiên cứu này lại không nêu ra được một cách giải thích lô-gic về thứ tự của
các biến trong phân rã Cholesky. Thêm vào đó, kết luận của bài nhiên cứu
cho rằng sự thay đổi của tổng cầu không ảnh hưởng tới lạm phát vẫn còn gây
1
Võ Văn Minh (2009). “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications For Inflation in Vietnam”
3
nhiều tranh cãi. Nguyễn Thị Thu Hằng
2
(2010) đã chỉ ra rằng chính sách tỷ
giá hối đoái có thể không kiềm chế được lạm phát trừ khi lượng cung tiền và
tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã được kiểm soát. Tuy nhiên, bài nghiên cứu đó đã
không ước tính được cụ thể mức độ và thời gian thay đổi của lạm phát trước
cú sốc về tỷ giá hối đoái. Trong khi các nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân
3
(2012) và Bạch Thị Phương Thảo
4
(2012) cùng cộng sự sử dụng cỡ mẫu
theo quý với số quan sát khá nhỏ nên kết quả có thể ảnh hưởng đến độ chính
xác của kết quả chạy mô hình, đặc biệt là độ trễ tác động của các cú sốc.
Việc khắc phục những lỗ hổng và làm rõ những khía cạnh trên có ảnh
hưởng nhiều tới sự thành công của những chính sách, các nhà hoạch định có
thể đưa ra những chính sách phù hợp về độ lớn của những lần điều chỉnh tỷ
giá hối đoái nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và đạt hiệu quả cao đối với mục
tiêu hướng đến khi thay đổi tỷ giá. Vì vậy, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài:
“Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa – nghiên cứu thực nghiệm
tại Việt Nam”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Theo Choudhri và Hakura
5
(2001), một sự tác động ở mức độ thấp của
tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá sẽ giúp một quốc gia có nhiều cơ hội hơn để
theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập và giúp quốc gia đó dễ dàng triển
khai chính sách lạm phát mục tiêu hơn so với quốc gia có mức độ tác động
của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá cả lớn.
2
Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2010), “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi
kinh tế”,
3
Nguyễn Phi Lân (2012), “Tác động trung chuyển của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu
dùng trong nước: nghiên cứu thực nghiệm về Việt Nam”.
4
Bạch Thị Phương Thảo, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn, Trương Trung Tài (2012), “Nghiên cứu sơ
thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”.
5
Choudhri, E. and Hakura, D., (2001).”Exchange Rate Pass-Through to Domestic Prices: Does the
Inflationary Environment Matter?”.
4
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của nghiên cứu này là đo lường chính
xác độ lớn, thời gian ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức truyền
dẫn của tỷ giá hối đoái tới các chỉ số giá tại Việt Nam, bao gồm: chỉ số giá
nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Hoàn thành mục tiêu
này có thể giúp cho việc hoạch định chính sách trở nên chính xác, phù hợp và
đạt hiêu quả cao hơn.
Trong đề tài này, nhóm tác giả theo đuổi các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Đo lường chính xác độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá
hối đoái tới mức giá cả nội địa, cụ thể ở đây là chỉ số giá tiêu dùng.
+ Giả thuyết 1: Wei và Parsley (1995)
6
đã đưa ra một số bằng chứng
thực nghiệm để chứng tỏ rằng sự truyền dẫn sẽ yếu hơn ở những nước mà có
tỷ giá hối đoái biến động hơn. Mann (1986)
7
cho rằng tổng cầu biến động
nhiều kết hợp với thay đổi tỷ giá sẽ theo làm giảm mức độ truyền dẫn.
+ Kết quả kỳ vọng: Nếu hai giả thuyết trên là đúng, do Việt Nam là
nước có tỷ giá hối đoái và tổng cầu biến động nhiều (phụ lục 8), nhóm tác giả
kỳ vọng mức độ truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa ở Việt Nam là không lớn.
Mục tiêu 2: Xác định rõ tầm quan trọng của các cú sốc vĩ mô trong
việc giải thích sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI.
+ Giả thuyết 2: Sự biến động của CPI phụ thuộc chủ yếu vào kỳ vọng
của công chúng và những cú sốc về cung tiền.
+ Kết quả kì vọng: Nếu giả thuyết trên là đúng, khi đó phân rã phương
sai của chỉ số giá tiêu dùng sẽ chỉ ra rằng chỉ số CPI từ thời kỳ trước đó và
cung tiền sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến động của CPI hiện tại.
Mục tiêu 3: Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) gây
nhiều tranh cãi khi cho rằng sự thay đổi tổng cầu không gây ảnh hưởng tới
6
Frankel, Jeffrey A; Parsley, David C & Wei, Shang-Jin (1995), “Slow Pass-Through Around the World: A
New Import for Developing Countries”
7
Mann, Peter Hooper, 1986. “Exchange Rate Pass-through in the 1980s: The Case of U.S. Imports of
ManufacturesFederal Reserve Board”.
5
lạm phát. Vì vậy, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đặt mục tiêu làm rõ tác
động của cú sốc tổng cầu tới sự thay đổi của mức giá nội địa.
+ Giả thuyết 3: Theo trường phái cổ điển và trường phái Keynes, việc
tăng trưởng sản lượng thực của nền kinh tế vượt mức tăng trưởng sản lượng
tiềm năng là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI.
+ Kết quả kì vọng: Nếu giả thuyết trên là đúng, phân rã phương sai của
chỉ số giá tiêu dùng sẽ chỉ ra rằng một sự thay đổi về tổng cầu có vai trò trong
việc giải thích sự biến động của CPI.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng các
phương pháp tổng hợp so sánh, phân tích định tính và phân tích định lượng.
Phương pháp tổng hợp so sánh
Nhóm tác giả đã tiến hành tổng hợp thông tin, số liệu, so sánh chéo với
các kết quả nghiên cứu ở các quốc gia Châu Á; đồng thời những kết quả
nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng được nhóm tác giả đối chiếu để rút ra
kết luận.
Phương pháp phân tích định tính
Dựa trên các cơ sở lý thuyết kinh tế học đã được chứng minh, hướng dẫn
của IMF, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tại các quốc gia khác và điều kiện
thực tế tại Việt Nam, kết hợp với tư duy logic, suy luận, phân tích biện chứng,
nhóm tác giả đã đưa ra các nhận định, miêu tả và bình luận vấn đề đặt ra.
Phương pháp phân tích định lượng
Đây là phương pháp quan trọng nhất mà nhóm nghiên cứu sử dụng.
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy (VAR) nhằm xác định
6
hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội địa. Kể từ khi McCarthy
8
(2000) sử dụng mô hình này, trong đó sử dụng chuỗi phân phối của giá cả để
kiểm định tác động truyền dẫn của tỷ giá tới các mặt hàng trong nước,
phương pháp này đã được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều nhà kinh tế tại nhiều
quốc gia khác nhau, ví dụ như là Leigh và Rossi
9
(2002) nghiên cứu về Thổ
Nhĩ Kỳ; Schwartz và Rabanal (2001)
10
nghiên cứu về Brazil; Võ Văn Minh
(2010) nghiên cứu về Việt Nam, … Nhóm tác giả đã đánh giá các bộ số liệu,
chuyển đổi dữ liệu thô thành dữ liệu để đưa vào mô hình VAR.
Việc phân tích và xử lý dữ liệu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp mô
tả và hai phần mềm là Eviews 6 và Microsoft Excel 2010.
Như vậy, để lượng hóa hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội
địa, nhóm tác giả thực hiện theo trình tự sau:
+ Với bộ số liệu thô, nhóm tác giả tiến hành một số thuật toán để tính
ra những chuỗi số liệu cần tìm mà không có sẵn (ví dụ: chỉ số giá nhập khẩu,
tỷ giá danh nghĩa đa phương, chênh lệch sản lượng).
+ Sau đó, nhóm tác giả thực hiện việc kiểm định tính dừng của các
chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm. Nếu các chuỗi này là
không dừng (hay có nghiệm đơn vị), phải lấy sai phân cho tới khi chúng có
tính dừng trước khi đưa vào mô hình thực nghiệm.
+ Sau đó, dựa vào lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu sơ khởi để xây
dựng thứ tự các biến trong phân rã Cholesky, những biến đứng trước có tác
động ngay tức thời tới biến đứng đằng sau.
+ Bước tiếp theo, nhóm tác giả tiến hành lựa chọn độ trễ hợp lý trong
mô hình dựa vào các chỉ tiêu như SIC, AIC, Đồng thời, tiến hành hồi quy
8
McCarthy, J. (2000), “Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some
Industrialized Economies”,
9
Leigh, D. and M. Rossi (2002), “Exchange Rate Pass-Through in Turkey”
10
Rabanal, P. & Schwartz, G. (2001), “Testing the effectiveness of the overnight interest rate as a monetary
policy instrument. In Brazil: Selected Issues and Statistical Appendix”
7
mô hình và kiểm định nhân quả Granger nhằm trả lời câu hỏi: liệu giá trị
trong quá khứ của một biến nào đó có giúp dự báo một biến khác hay không ?
+ Sau đó, nhóm tác giả tiến hành một số kiểm định nhằm xem xét tính
phù hợp của mô hình.
+ Bước tiếp theo, nhóm tác giả dựa vào hàm phản ứng (Impulse
Response Functions) nhằm tìm hiểu phản ứng của mức giá nội địa khi phản
ứng với cú sốc tỷ giá. Từ kết quả của hàm phản ứng, nhóm tác giả tính toán
hệ số truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội địa ở Việt Nam.
+ Cuối cùng, nhóm tác giả tiến hành phân rã phương sai nhằm xác
định tầm quan trọng của các biến trong việc giải thích sự biến động của mức
giá nội địa (cụ thể ở đây là chỉ số giá tiêu dùng CPI).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả giới hạn tập trung phân tích làm rõ
hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tới giá cả hàng hóa nội địa tại Việt Nam trong giai
đoạn 2001 – 2012. Số liệu nghiên cứu được thu thập theo tháng, từ tháng
1/2001 tới tháng 9/2012.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tỷ giá và hiệu ứng truyển dẫn tỷ giá.
Trong chương này, nhóm tác giả giới thiệu tổng quan về tỷ giá và hiệu
ứng truyền dẫn tỷ giá, ngoài ra những nghiên cứu trước đó về đề tài này trên
thế giới và tại Việt Nam cũng được nhóm tác giả đề cập.
Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
Trong chương này, nhóm tác giả trình bày về nghiên cứu thực nghiệm
về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam. Nhóm tác giả trình bày một số
vấn đề cơ bản về mô hình kinh tế lượng sử dụng, các bước tiến hành chi tiết
8
trong việc ước lượng mô hình này và việc thu thập và xử lý số liệu được thực
hiện như thế nào cũng được nhóm tác giả trình bày chi tiết. Sau đó nhóm tác
giả trình bày các kết quả nghiên cứu đã phát hiện được, so sánh với những kết
quả tiền nghiệm trước đó ở Việt Nam và trên thế giới.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị.
Trong chương này, nhóm tác giả chốt lại các kết quả nghiên cứu, nêu ra
các đề xuất, kiến nghị. Những hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên
cứu tiếp theo cũng được nhóm tác giả đề cập.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ VÀ HIỆU ỨNG
TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái. Theo Thomas P.Fitch
(1997)
11
thì tỷ giá là giá chuyển đổi để một đồng tiền này lấy đồng tiền khác.
Theo Keith Pibean (1996)
12
thì tỷ giá, đơn giản là giá cả của một đồng tiền
được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, năm
2010: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước
ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
Như vậy tỷ giá hối đoái một mặt phản ánh sức mua của đồng nội tệ,
mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối.
1.1.2. Cơ chế tỷ giá
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức mà
một quốc gia quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước
ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. IMF phân loại ra ba cơ chế tỷ giá chính
như sau:
Cơ chế neo cố định: đây là cơ chế tỷ giá giữa đồng nội tệ (thường là
quốc gia nhỏ) được gắn cố định với một đồng ngoại tệ (thường là quốc gia
lớn). Các quốc gia từng áp dụng cơ chế này như Estonia, Lithuania.
Cơ chế neo linh hoạt: trong cơ chế này tỷ giá chỉ giao động quanh
một mức ngang giá được ấn định trước, trong một biên độ hẹp, khoảng 1%.
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang điều hành tỷ giá theo cơ chế này.
11
Thomas P. Fitch, (1997), “Dictionary of Banking Terms”, Barron’s, p169
12
Keith Pibean (1998), “International Finance”, Macmillan Business, p4
10
Cơ chế tỷ giá thả nổi: cơ chế này bao gồm thả nổi có điều tiết và
thả nổi hoàn toàn. Trong cơ chế thả nổi hoàn toàn thì chính sách tiền tệ độc
lập với chính sách tỷ giá, Mỹ là quốc gia điển hình cho cơ chế tỷ giá thả nổi.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ “Exchange rate pass through” (ERPT) - truyền dẫn tỷ giá hối
đoái - được sử dụng lần đầu tiên trong ngôn ngữ kinh tế bởi Steve Magee
(1973)
13
trong bài báo của mình khi ông giải thích sự tác động của giảm giá
tiền tệ. Kể từ đó, thuật ngữ này ngày càng được chú ý đến và được sử dụng
rộng rãi trong kinh tế cho đến ngày nay. Khi nhắc đến thuật ngữ này, người ta
muốn đề cập đến mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến giá cả liên quan
như: giá hàng hóa xuất khẩu, giá hàng hóa nhập khẩu, giá tiêu dùng trong
nước và mức độ mở của nền kinh tế.
Do góc độ nghiên cứu khác nhau nên tồn tại rất nhiều các quan điểm
khác nhau của các nhà kinh tế khi nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá
hối đoái. Trong bài nghiên cứu của Olivei (2002)
14
có định nghĩa tác động
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả là sự thay đổi của giá hàng hóa nhập
khẩu theo phần trăm khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi 1%. Còn nghiên
cứu của Mc.Carthy, J. (2000)
15
thì xem xét dưới góc độ là mức chuyển của tỷ
giá và giá nhập khẩu đến giá cả sản xuất nội địa PPI và giá tiêu dùng CPI.
Trong một số bài nghiên cứu khác như các nghiên cứu của Lian (2006)
16
và Nkunde Mwase (2006)
17
lại tiếp cận tác động truyền dẫn của tỷ giá theo
13
Stephen P. Magee, 1973. "Currency Contracts, Pass-Through, and Devaluation," pages 303-325
14
Olivei, G. P. (2002), “Exchange Rates and the Prices of Manufacturing Products Imported into the United
States”
15
McCarthy, J. (2000), “Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some
Industrialized Economies”
16
Lian, An (2006), “Exchange Rate Pass-Through: Evidence Base on Vector Autoregression with Sign
Restrictions”.
17
Nkunde Mwase. (2006), “An Empirical Investigation of the Exchange Rate Pass-Through to Inflation in
Tanzania”
11
định nghĩa là phản ánh sự thay đổi của giá cả hàng hoá nội địa khi mà tỷ giá
hối đoái thay đổi 1%. Định nghĩa này cũng được nhóm tác giả sử dụng trong
bài nghiên cứu, do bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác động truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái tới giá cả nội địa, nghĩa là sự thay đổi của giá cả hàng tiêu
dùng theo % khi mà tỷ giá hối đoái thay đổi 1%.
1.2.2. Các kênh truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội địa
Trong nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1997)
18
, hai ông đã chỉ ra
có hai kênh truyền dẫn tỷ giá đáng chú ý: kênh truyền dẫn trực tiếp và kênh
truyền dẫn gián tiếp.
1.2.2.1. Kênh truyền dẫn trực tiếp
Kênh truyền dẫn trực tiếp chịu sự điều khiến bởi khu vực bên ngoài
nước như giá mặt hàng nhập khẩu. Giả sử gọi E là tỷ giá một đồng nội tệ trên
một đơn vị ngoại tệ và P* là giá hàng hóa nhập khẩu tính theo ngoại tệ. Như
vậy E.P* là giá hàng hóa nhập khẩu tính theo nội tệ. Khi mà P* cố định và E
tăng (hàm ý đồng nội tệ mất giá) thì giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ
sẽ tăng. Sự thay đổi của giá nhập khẩu được truyền dẫn vào giá tiêu dùng;
ngoài ra sự thay đổi này còn truyền dẫn vào giá sản xuất, sau đó truyền vào
giá tiêu dùng trong trường hợp các nhà sản xuất tăng giá mặt hàng của họ để
phù hợp với sự tăng lên trong giá nhập khẩu.
1.2.2.2. Kênh truyền dẫn gián tiếp
Khi có sự mất giá của đồng nội tệ, dẫn đến giá hàng hóa trong nước trở
nên rẻ hơn, và vì vậy, cầu xuất khẩu của quốc gia tăng. Điều này kích thích
một sự gia tăng trong cầu về lao động, tiền lương và sau đó là tổng cầu, như
một hệ quả, khiến lạm phát tăng. Tuy nhiên, tác động này chỉ có thể xảy ra
trong dài hạn, khi mà trong ngắn hạn giá cả là cứng nhắc. Một điều cần lưu ý
là hiện tượng đô la hóa có thể phóng đại các tác động gián tiếp do khi đồng
18
Goldberg, P. K. and M. M. Knetter (1997), “Goods prices and exchange rates: What have we learned?”,
Journal of Economic Literature 35 (3), 1243-1272
12
nội tệ mất giá, giá trị của các tài sản (như là bất động sản hay các hàng hóa
đắt tiền…) tính bằng đồng ngoại tệ tăng lên và điều đó sẽ dẫn đến sự gia tăng
giá cả của hàng hóa tiêu dùng.
Hình 1.1. Các kênh truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội địa
Nguồn: Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002)
19
Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát có thể xảy ra hoàn
toàn, không hoàn toàn hoặc không xảy ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của
từng quốc gia. Hiệu ứng xảy ra hoàn toàn là khi 1% phá giá nội tệ làm tăng ít
nhất 1% giá cả nội địa. Nếu đồng nội tệ phá giá nhưng giá cả nội địa không
thay đổi, thì ta nói rằng, hiệu ứng truyền dẫn không xảy ra. Trong trường hợp
1% phá giá nội tệ làm giá cả nội địa tăng ít hơn 1% thì hiệu ứng xảy ra không
hoàn toàn.
19
Schröder, Michael; Hüfner, Felix P. (2002). “Exchange rate pass-through to consumer prices: a European
perspective”
Tỷ giá tăng (đồng
nội tệ mất giá)
Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp
Đầu vào
nhập khẩu
đắt hơn
Hàng hóa
nhập khẩu đắt
hơn
Nhu cầu nội địa cho
hàng hóa thay thế tăng
Nhu cầu xuất
khẩu tăng
Chi phí sản
xuất tăng
Giá tiêu dùng tăng
Hàng hóa thay thế vào
hàng xuất khẩu đắt hơn
Nhu cầu lao
động tăng
Tiền lương tăng
13
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức truyền dẫn tỷ giá
Có rất nhiều yếu tố quan trọng khác nhau bao gồm vi mô và vĩ mô để
có thể xác định tác động truyền dẫn của tỷ giá. Theo sự phân loại của Heidi
Cigan (2008)
20
thì các yếu tố này được phân thành các yếu tố vi mô và vĩ mô.
1.2.3.1. Yếu tố vi mô
An (2006) chỉ ra rằng các yếu tố vi mô bao gồm: các điều chỉnh liên
quan đến định giá theo thị trường và tỷ lệ lãi suất trên giá vốn; các yếu tố
phân khúc thị trường như là chi phí vận chuyển và phân phối, các hàng rào
phi thuế quan và vai trò của các công ty đa quốc gia; mức độ lợi nhuận trên
quy mô (là tỉ lệ mà theo đó sản lượng thay đổi khi số lượng của tất cả các đầu
vào thay đổi); độ co giãn và lượng cầu hàng hóa nhập khẩu.
Krugman (1986)
21
phân tích hiện tượng điều chỉnh giá bán hàng hóa
theo thị trường, theo đó, những nhà cung cấp nước ngoài, với mong muốn bảo
vệ thị phần của mình, sẵn sàng chấp nhận một mức lợi nhuận biên thấp hơn,
khi mà đồng tiền của nước nhập khẩu mất giá. Do đó, hiện tượng này làm
giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá cả hàng hóa.
Burstein (2001)
22
nhận thấy rằng, chi phí phân phối hàng hóa tại địa
phương (bán buôn và bán lẻ), chiếm tới 40% giá bán lẻ cuối cùng của bất kỳ
hàng hóa nào. Mặt khác, các chi phí này ít phụ thuộc vào sự biến động của tỷ
giá hối đoái, nó có thể làm giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá tới giá cả hàng
hóa, ngay cả với hàng hóa qua giao thương quốc tế.
Yang (1997)
23
và Olivei (2002) nghiên cứu mức độ lợi nhuận trên quy
mô, đã đưa ra kết luận rằng, tác động truyền dẫn của tỷ giá có quan hệ tỉ lệ
20
Heidi Cigan, Anton Jevčák, Perceval Pradelle and Pavlina Žáková (2008), “Exchange Rate Pass-Through
to inflation in Slovakia”
21
Paul Krugman (1986), “Pricing to Market when the Exchange Rate Changes”
22
Burstein, Ariel Tomas & Neves, Joao C & Rebelo, Sérgio, 2001. "Distribution Costs and Real Exchange
Rate Dynamics During Exchange-Rate-Based Stabilization".
23
Yang, Jiawen, 1997. "Exchange Rate Pass-Through In U.S. Manufacturing Industries," The Review of
Economics and Statistics, MIT Press
14
nghịch với độ co giãn của chi phí cận biên của các yếu tố đầu ra. Nếu chi phí
cận biên của các yếu tố đầu ra giảm thì một lượng cầu cao hơn được kích
thích bởi việc giảm giá do tỷ giá hối đoái tăng sẽ dẫn đến chi phí, và sau đó là
giá cả giảm mạnh hơn, qua đó phản ánh một tỷ lệ tác động truyền dẫn lớn hơn
của tỷ giá tới giá cả.
Yang (1997) cho rằng các nhà cung cấp nước ngoài thường điều chỉnh
giá bán hàng hóa theo nhận thức về độ co giãn của cầu tại nước nhập khẩu.
Nếu độ co dãn của cầu với giá cả cao, càng ít khả năng truyền dẫn cú sốc tỷ
giá.
1.2.3.2. Yếu tố vĩ mô
An (2006) khi nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở 8 nước công
nghiệp, chỉ ra các yếu tố vĩ mô bao gồm: tỷ lệ lạm phát và các nhận thức về
sự biến động của tỷ giá hối đoái; môi trường chính sách tiền tệ; kích thước và
độ mở của nền kinh tế.
Taylor (2000)
24
trong một nghiên cứu của ông đã cho rằng môi trường
lạm phát và sự nhận thức về xu hướng kéo dài của các cú sốc lạm phát là một
trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định tỷ lệ tác động truyền
dẫn của tỷ giá. Chính xác hơn, các doanh nghiệp sẽ có ít khả năng điều chỉnh
giá cả khi mà tỷ giá hối đoái và lạm phát được kỳ vọng sẽ tăng và không ổn
định, điểm này cũng được nhấn mạnh bởi Mann (1986) và được ủng hộ bởi
McCarthy (2000).
Gagnon và Ihrig (2006)
25
đã chỉ ra rằng, những quốc gia mà có chính
sách tiền tệ đáng tin cậy và có xu hướng chống lạm phát thường có một tỷ
lệ tác động truyền dẫn của tỷ giá thấp hơn. Sự liên hệ giữa lạm phát và tác
động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái hàm ý rằng các chính sách tiền tệ cũng
24
Taylor, J.B. (2000) “Low Inflation, Pass-through, and the Pricing Power of Firms”
25
Joseph E. Gagnon & Jane Ihrig, 2004. "Monetary policy and exchange rate pass-through This article is a
U.S. Government work and is in the public domain in the U.S.A"
15
ảnh hưởng tới các tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng
hóa nội địa.
Theo McCarthy (2000), độ mở của quốc gia, quốc gia có độ mở cửa
lớn, tức là kim ngạch thương mại lớn trong tổng sản lượng, cũng có ảnh
hưởng tới tác động truyền dẫn của tỷ giá. Ông đã chỉ ra rằng những quốc gia
nhỏ thường sẽ phải trải nghiệm một mức tác động truyền dẫn của tỷ giá vào
lạm phát cao hơn các quốc gia lớn. Điều này được lý giải bởi sự sụt giảm về
lượng cầu tại các quốc gia lớn hơn khi giá cả của hàng hóa nội địa tăng do tác
động của sự sụt giảm tỷ giá hối đoái dẫn đến làm giảm lượng cầu thế giới, và
vì vậy làm giá cả hàng hóa thế giới giảm.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ERPT
Theo Xiaowen Jin (2010)
26
, trong nghiên cứu thực nghiệm có ba cách
tiếp cận chính để đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Cách thứ nhất là sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính, đây là cách tiếp cận đơn giản nhất, tuy vậy
cách tiếp cận này có nhược điểm là không đánh giá được tác động qua lại hai
chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Khắc phục nhược
điểm của mô hình hồi quy tuyến tính, hai cách tiếp cận khác dựa trên mô hình
vec-tơ tự hồi quy (VAR) và mô hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Cách
tiếp cận theo mô hình VAR giúp cho người nghiên cứu nhận biết được truyền
dẫn tỷ giá hối đoái khi giá cả phản ứng với các cú sốc cấu trúc của tỷ giá.
Cách tiếp cận thứ ba là tiếp cận theo phương pháp kiểm định đồng liên kết và
mô hình VECM, phương pháp này có thuận lợi là xem xét được mối quan hệ
truyền dẫn dài hạn trong mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá với giá nhập
khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng và nhiều biến khác.
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trong vòng hai thập kỷ qua, một nền tảng lý thuyết kinh tế học đã được
26
Xiaowen Jin, (2010),“An empirical study of exchange rate pass through in China”
16
phát triển cho ERPT. Bắt đầu từ những quan điểm khác nhau, những quan sát
thực nghiệm được thực hiện để xác định vai trò của ERPT đối với các quốc
gia lớn nhỏ khác nhau. Ngoài ra cũng có một khối lượng lớn các nghiên cứu
cho các quốc gia thị trường mới nổi và tiếp tục tăng lên, gồm cả so sánh giữa
các quốc gia với nhau. Dựa theo khía cạnh phương pháp tiếp cận đo lường
hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái, một số nghiên cứu tiêu biểu dựa trên
những cách tiếp cận này có thể kể đến như sau.
Campa and Goldberg (2005)
27
nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối
đoái đến giá nhập khẩu ở khu vực Châu Âu thông qua hồi quy tuyến tính để
phân tích thực nghiệm trong suốt 15 năm và đưa ra được kết luận rằng trong
ngắn hạn độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá là rất cao và mức chuyển dịch khác
nhau giữa các ngành công nghiệp và các quốc gia, còn trong dài hạn mức độ
truyền dẫn cao hơn và gần bằng 1. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa tìm thấy
bằng chứng thuyết phục rằng sự ra đời của đồng Euro gây ra một sự thay đổi
trong sự chuyển dịch của tỷ giá vào mức giá nhập khẩu.
Otani, Shiratsuka và Shirota (2006)
28
sử dụng hồi quy tuyến tính để
phân tích hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tới mức giá nhập khẩu ở Nhật Bản đã
đưa ra hai kết luận quan trọng. Thứ nhất, nếu lạm phát gia tăng để phản ứng
lại các cú sốc từ bên ngoài, khi đó mức độ truyền dẫn cũng tăng lên. Thứ hai,
sự khác biệt trong hành vi của các công ty thiết lập giá có ảnh hưởng đáng kể
trong việc truyền tải chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi mức truyền dẫn của
tỷ giá hối đoái.
Leigh và Rossi (2002)
29
tiếp cận hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở Thổ Nhĩ
Kỳ theo mô hình VAR đã cho thấy: tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
đến giá cả trong nước kéo dài liên tục trong một năm, nhưng mạnh nhất là
27
Campa, J. M. and L. S. Goldberg, 2005, “Exchange Rate Pass Through into Import Prices”
28
Otani, Akira, Shirota, (2006), "Revisiting the Decline in the Exchange Rate Pass-Through: Further
Evidence from Japan's Import Prices"
29
Leigh, D. and M. Rossi (2002), “Exchange Rate Pass-Through in Turkey”
17
trong bốn tháng đầu tiên kể từ khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Tác động truyền
dẫn của tỷ giá tới chỉ số giá sản xuất là rõ rệt hơn so với tác động tới chỉ số
giá tiêu dùng.
Ca 'Zorzi, Hahn và Sánchez (2007)
30
sử dụng mô hình VAR để ước
tính mức độ của hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá đến giá trong 12 thị trường
mới nổi ở châu Á, châu Mỹ Latin, Trung và Đông Âu. Thông qua hàm phản
ứng đã cho thấy mức độ ERPT có tỷ lệ cao hơn đối với giá nhập khẩu, thấp
hơn so với giá tiêu dùng. Bằng cách so sánh ERPT qua dự báo trước cho nền
kinh tế mới nổi, kết quả chứng minh rằng ERPT vào cả hai giá nhập khẩu và
giá tiêu dùng của các nước thị trường mới nổi lúc nào cũng cao hơn so với các
nước phát triển. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng của một mối tương
quan dương giữa ERPT và lạm phát. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra bằng
chứng khá yếu của một mối quan hệ dương giữa độ mở và ERPT.
Ito và Sato (2007)
31
đã dùng mô hình VAR để nghiên cứu sự truyền
dẫn tỷ giá hối đoái đối với các nước thuộc khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng
mạnh của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 gồm Indonesia, Thái Lan,
Hàn Quốc, Philippin và Malaysia. Kết luận chính của bài nghiên cứu là: độ
lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là cao nhất,
tiếp đến là chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng.
Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002)
32
sử dụng mô hình
VECM trong nghiên cứu “Sự truyền dẫn tác động của tỷ giá đến giá tiêu
dùng ở thị trường châu Âu” để đo lường những ảnh hưởng lượng hóa đến chỉ
số giá tiêu dùng cho 5 quốc gia lớn ở khu vực châu Âu (Đức, Pháp, Italia, Tây
Ban Nha và Hà Lan) trong khi phần lớn học thuyết trong quá khứ tập trung
30
Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn & Marcelo Sanschez (2007), “Exchange Rate Pass-Through in Emerging
Markets”.
31
Ito, Takatoshi and Sato, Kiyotaka (2006), “Exchange Rate Changes and Inflation in Post-Crisis Asian
Economies: VAR Analysis of the Exchange Rate Pass-Through”.
32
Schröder, Michael; Hüfner, Felix P. (2002). “Exchange rate pass-through to consumer prices: a European
perspective”.
18
vào câu hỏi tại sao có truyền dẫn chưa hoàn toàn đến giá nhập khẩu. Kết quả
cho thấy phần lớn nhất của thay đổi giá nhập khẩu được giải thích bởi thay
đổi tỷ giá được tìm thấy ở Đức, Hà Lan và Pháp. Tác động đến giá sản xuất
liên quan phần lớn ở Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức còn Hà Lan và Pháp biểu
thị tác động mạnh nhất đến giá tiêu dùng. Cuối cùng các tác giả giải thích sự
tác động mạnh hơn ở Hà Lan là bởi phần nhập khẩu của quốc gia này là lớn
nhất trong 5 nước nghiên cứu. Bằng cách tính toán và phân tích sự khác nhau
giữa mỗi quốc gia tác giả thu được dãy liên quan về độ lớn tác động của tỷ giá
theo các nước để giải thích cho sự thay đổi giá. Kết quả chỉ ra rằng tỷ giá khu
vực châu Âu có tác động đến lạm phát giá tiêu dùng ở khu vực này và do đó
cần được các nhà hoạch định chính sách tiền tệ lưu tâm đến.
Bảng 1.1: Phản ứng của mức giá cả nội địa tới 1% cú sốc tỷ giá
Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 18 tháng Sau 24 tháng
Pháp 0.01 0.07 0.12 0.16
Đức 0.07 0.08 0.09 0.10
Ý 0.06 0.12 0.16 0.18
Hà Lan 0.12 0.11 0.11 0.11
Tây Ban Nha 0.09 0.08 0.08 0.08
Nguồn: Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002)
Thierry Tressel và Atilla Arda (2011)
33
, đã dùng mô hình VECM để
nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Thụy Sĩ. Kết quả cho thấy rằng mức
truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên CPI là khá thấp mặc dù truyền dẫn tỷ giá hối
đoái lên giá nhập khẩu tương đối cao. Để lý giải cho hiện tượng này, hai tác
giả chỉ ra rằng vì nhà nhập khẩu trong nước thanh toán bằng chính đồng nội
tệ, do vậy sự biến động tỷ giá không ảnh hưởng nhiều khi xét trên quan điểm
người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra khi giá cả hàng hóa đến tay người tiêu
33
Thierry Tressel, Atilla Arda,(2011). IMF Country Report No. 11/116
19
dùng thì tỷ trọng chi phí nhập khẩu hàng hóa đã bị giảm đi rất nhiều, hai tác
giả cũng cho rằng do mức độ thay thế hàng nhập khẩu của hàng hóa trong
nước cao, do vậy hành vi thay đổi giá cả khi tỷ giá biến động là rất thấp.
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có khá ít công trình nghiên cứu về hiệu ứng
truyền dẫn tỷ giá hối đoái, dựa trên khía cạnh phương pháp tiếp cận đo lường
ERPT, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như sau.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi IMF (2006)
34
sử dụng số liệu
theo quý từ năm 2001 đến 2006 và mô hình VAR để tìm các yếu tố chính tác
động đến lạm phát tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát kỳ
vọng, cung tiền và mức chênh lệch sản lượng tiềm năng có vai trò quan trọng
tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Trong khi cú sốc giá dầu và tỷ giá hối
đoái chỉ có một vai trò không đáng kể đối với sự biến động của lạm phát. Tuy
nhiên, do dữ liệu nghiên cứu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nên câu hỏi
về độ chính xác của kết quả mô hình được đặt ra.
Võ Văn Minh (2009)
35
sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu hiệu ứng
truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến
tháng 2 năm 2007 với 73 quan sát cũng chứng minh được rằng, phá giá đồng
Việt Nam tạo ra sự tác động không hoàn toàn lên giá hàng hóa nhập khẩu và
giá cả tiêu dùng. Kết quả cho thấy trong 15 tháng, độ co giãn giá nhập khẩu
dao động trong khoảng 0,07 đến 1,32; hay bình quân là 0,61. So với độ co dãn
giá nhập khẩu thì mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng nhỏ và
chậm hơn. Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sau 6
tháng là 1,04, sau 1 năm là 0,21; tuy nhiên mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu
dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13 –
ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Do độ lớn mức truyền dẫn
34
Baker, Carol, Patrizia Tumbarello (2006), “Vietnam:Selected Issues”, IMF report
35
Võ Văn Minh (2009). “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications For Inflation in Vietnam”
20
tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng là như vậy, tác giả khuyến nghị một sự
linh hoạt hơn của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ví dụ như cho phép sự biến
động biên độ tỷ giá hối đoái lớn hơn.
Nguyễn Đình Minh Anh và cộng sự (2010)
36
đã tiến hành đo lường
mức chuyển tỷ giá vào lạm phát Việt Nam dựa trên mô hình VAR giai đoạn
2005 – 2009. Nghiên cứu đã xác định được hệ số truyền dẫn tỷ giá ở Việt
Nam là 0,07 sau 2 tháng. Tác động của cú sốc tỷ giá trên mức giá tiêu dùng bị
triệt tiêu hoàn toàn trong tháng thứ ba. Kết quả của phân rã phương sai và
hàm phản ứng đã chứng tỏ rằng cung tiền đóng vai trò quan trọng trong biến
động của lạm phát ở Việt Nam, hơn nữa, lãi suất là một công cụ mạnh mẽ để
kiểm soát lạm phát.
Nguyễn Phi Lân (2012)
37
đã sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu về
tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu
dùng trong nước giai đoạn 2000 – 2011. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy,
Việt Nam có dấu hiệu của tác động truyền dẫn của tỷ giá tới chỉ số giá nhập
khẩu và tiêu dùng trong nước , hệ số của biến tỷ giá là dương và có ý nghĩa
thống kê ở mức 1%. Cụ thể, hệ số tác động của biến tỷ giá tới giá cả hàng hóa
nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng trong nước tương ứng là 0,362 và 0,538.
Kết quả cũng cho thấy, độ mở cửa nền kinh tế cũng tác động không nhỏ tới
chỉ số giá tiêu dùng trong nước và chỉ số giá nhập khẩu, hệ số của biến OPEN
(độ mở của nền kinh tế, được tính bằng tỉ lệ kim ngạch thương mại trên GDP)
là dương và có ý nghĩa thống kê rất cao ở mức 1% trong mọi ước lượng. Bên
cạnh đó, qua nghiên cứu cho thấy, biến động của giá cả hàng hóa quốc tế
cũng tác động không nhỏ tới chỉ số giá hàng hóa trong nước.
36
Anh, Nguyen D. & Anh, Tran M. & Thanh, Vo T. (2010) ,“ Exchange rate pass-through into inflation in
vietnam: an assessment using vector autoregression approach”.
37
Nguyễn Phi Lân (2012), “Tác động trung chuyển của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu
dùng trong nước: nghiên cứu thực nghiệm về Việt Nam”