1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM ”
NĂM 2013
o0o
TÊN CÔNG TRÌNH:
Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011
Thuộc nhóm ngành khoa học : Khoa học, xã hội và nhân văn
Hà Nội, 2013
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
13. Miller và Noulas (1996), The technical efficiency of large bank production, The
University of Connecticut, Department of Economics, Storrs, CT 06269-1063, USA 74
18. Seiford L.M, Thrall R.M, Recent developments in DEA: the mathematical
programming approach to frontier analysis, University of Massachusetts, Amherst, MA
01003, USA 75
3
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
13. Miller và Noulas (1996), The technical efficiency of large bank production, The
University of Connecticut, Department of Economics, Storrs, CT 06269-1063, USA 74
18. Seiford L.M, Thrall R.M, Recent developments in DEA: the mathematical
programming approach to frontier analysis, University of Massachusetts, Amherst, MA
01003, USA 75
4
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
13. Miller và Noulas (1996), The technical efficiency of large bank production, The
University of Connecticut, Department of Economics, Storrs, CT 06269-1063, USA 74
18. Seiford L.M, Thrall R.M, Recent developments in DEA: the mathematical
programming approach to frontier analysis, University of Massachusetts, Amherst, MA
01003, USA 75
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh
effch Thay đổi hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency change
techch Thay đổi tiến bộ công nghệ Technological change
sech Thay đổi hiệu quả quy mô Scale efficiency change
pech Thay đổi hiệu quả thuần Pure technical efficiency chage
Tfpch Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp Total factor productivity
TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency
PE Hiệu quả thuần Pure technical efficiency
SE Hiệu quả quy mô Scale efficiency
Irs Tăng theo quy mô Increasing returns to scale
Drs Giảm theo quy mô Decreasing returns to scale
Cons Không đổi theo quy mô Constant returns to scale
ROA Thu nhập ròng /tổng tài sản Return On Assets ratio
ROE Thu nhập ròng /vốn chủ sở hữu Return On Equity ratio
DEA Phân tích bao dữ liệu Data envelopment Analysis
SFA Phân tích biên ngẫu nhiên Stochastic frontier Appoach
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
NH Ngân hàng
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
6
Danh mục các Ngân hàng Thương mại cổ phần:
Mã ngân hàng Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh
ABB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần An Bình
An binh Commercial Joint
Stock Bank
ACB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu
Asia Commercial Joint Stock
Bank
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Joint Stock Commercial Bank
For Investment And
Development Of Vietnam
CTG
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam
Industrial and Commercial
Bank of Vietnam
DAB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đại Á
Great Asia Commercial Joint
Stock Bank
DCB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đại Dương
OCEANCommercial Joint
Stock Bank
EAB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Á
DONG A Commercial Joint
Stock Bank
EIB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam
Viet nam Commercial Joint
Stock Export Import Bank
HBB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Nhà Hà Nội
Hanoi Building Commercial
Joint Stock Bank
HDB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phát Triển TP. Hồ Chí
Minh
Housing development
Commercial Joint Stock Bank
KLB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kiên Long
Kien Long Commercial Joint
Stock Bank
LPB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bưu điện Liên Việt
LienViet Commercial Joint
Stock Bank
MBB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân đội
Military Commercial Joint
Stock Bank
MDB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phát triển Mê Kông
Mekong Development Joint
Stoct Commercial Bank
MHB
Ngân hàng Phát triển Nhà
Đồng bằng Sông Cửu Long
Housing Bank of Mekong
Delta
MSB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải
The Maritime Commercial
Joint Stock Bank
NAB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Nam Á
Nam A Commercial Joint
Stock Bank
NVB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Nam Việt
Nam Viet Commercial Joint
Stock Bank
OCB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Đông
Orient Commercial Joint Stock
Bank
7
PGB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Xăng dầu Petrolimex
Petrolimex Group Commercial
Joint Stock Bank
PNB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Nam
Southern Commercial Joint
Stock Bank
SCB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn
Sai Gon Joint Stock
Commercial Bank
SEABANK
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Nam Á
Sotheast Asia Commercial
Joint Stock Bank
SGB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn Công thương
Saigon bank for Industry &
Trade
SHB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội
Saigon-HanoiCommercial Joint
Stock Bank
STB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn Thương Tín
Saigon Thuong Tin
Commercial Joint Stock Bank
TCB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ thương Việt Nam
Viet Nam Technologicar and
Commercial Joint Stock Bank
TienPhongBan
k
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Tiên Phong
TienPhong Commercial Joint
Stock Bank
TrustBank
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đại Tín
Great Trust Joint Stock
Commercial Bank
VAB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Á
Viet A Commercial Joint Stock
Bank
VCB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương
Việt Nam
Bank for Foreign Trade of Viet
Nam
VIB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quốc tế Việt Nam
Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank
Viet Capital
Bank
Ngân hàng Thương Mại Cổ
phần Bản Việt
Viet Capital Commercial Joint
Stock Bank
VPB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Nam Thịnh
Vượng
Vietnam Commercial Joint
Stock Bank of Private
Enterprise
WEB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Tây
Wetern Rural Commercial
Joint Stock Bank
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường hiệu quả kĩ thuật, năng suất
nhân tố tổng hợp và ảnh hưởng của một số nhân tố tới hiệu quả kĩ thuật trong
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2008-2011. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA), chỉ số năng
suất nhân tố tổng hợp và mô hình Tobit cho bộ số liệu phản ánh tình hình
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho
thấy: (1) Hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn này khá thấp, biến động qua từng năm và tồn tại khoảng cách lớn về
hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng qua từng năm và giữa các ngân hàng với
nhau; (2) Sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật chủ yếu là do thay đổi hiệu quả
qui mô; (3) Năng suất nhân tố tổng hợp thay đổi chủ yếu do thay đổi hiệu quả
kĩ thuật, đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt lớn giữa các
ngân hàng với nhau; (4) Dư nợ, tổng vốn huy động/lao động, kinh nghiệm
hoạt động, mạng lưới chi nhánh là các nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ
thuật của các ngân hàng thương mại trong những năm qua.
1
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trung gian tài chính có vai trò
quan trọng trong việc liên kết các thành phần kinh tế với nhau, là điều kiện
không thể thiếu trong việc tổ chức hoạt động của mọi bộ phận, lĩnh vực của
nền kinh tế. Nếu nói tài chính là huyết mạch trong mậu dịch, thương mại và
công nghiệp thì lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò xương sống của kinh doanh
hiện đại. Sự phát triển của bất cứ quốc gia nào cũng chủ yếu phụ thuộc vào hệ
thống ngân hàng.
Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những
chuyển biến sâu sắc. Hệ thống ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng
và qui mô tài sản trong giai đoạn 2005-2010. Các loại hình kinh doanh đa
dạng và phong phú hơn. Số lượng các ngân hàng, đặc biệt là số NHTM cổ
phần ngày càng nhiều. Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 101
ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước,
ngân hàng nước ngoài (NHNNg) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bên
cạnh những hoạt động tín dụng truyền thống thì các ngân hàng không ngừng
cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng, đồng thời cũng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa
rủi ro cho ngân hàng khi mà cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài
chính đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Cùng với đó là sự cải
tiến không ngừng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đưa công nghệ tiên tiến vào
trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
1
Nguồn: SBV
2
động của từng ngân hàng nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng thương mại
nói chung. Tuy nhiên có một thực tế đặt ra là trong những năm gần đây, hệ
thống ngân hàng nước ta bộc lộ khá nhiều yếu kém, sự hoạt động kém hiệu
quả tỏ ra bất lực trước các biến động của kinh tế thế giới. Đặc biệt là cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến
nay đã làm cho toàn ngành ngân hàng đứng trước muôn vàn khó khăn và luôn
trong tình trạng “gồng mình” chống đỡ. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ
tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% và là mức thấp chưa từng có
trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu
bình quân 51%
2
, đây quả thực là những con số đáng lo ngại. Sức hấp thụ vốn
của nền kinh tế vẫn rất yếu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm không đạt
mục tiêu đề ra. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, qui mô vốn nhỏ, tăng trưởng tín dụng
luôn cao hơn tăng huy động và GDP, cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn phụ thuộc
vào hoạt động tín dụng là các đặc điểm hiện nay của ngành. Đứng trước
những khó khăn đó, các chính sách từ chính ngân hàng hay từ phía ngân hàng
nhà nước đều tỏ ra không mấy hiệu quả, sự chậm trễ trong triển khai, áp dụng
làm cho khủng hoảng càng trở nên trầm trọng. Hơn bất cứ lúc nào, cần có
một cái nhìn sâu rộng, toàn diện hơn nữa năng lực hoạt động của các ngân
hàng từ phía các nhà quản lí và bộ máy điều hành hoạt động của ngân hàng.
Để tìm ra nguyên nhân của sự yếu kém trong hoạt động của NHTM chúng ta
cần đi sâu tìm hiểu, phân tích hoạt động của nó, đặc biệt là hiệu quả kĩ thuật,
nhân tố tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng khác
nhau. Yếu tố nào có vai trò quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của
ngân hàng trong bối cảnh mới, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kĩ thuật
trong hoạt động của ngân hàng là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Với
tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh như hiện nay, các ngân
2
Nguồn: SBV
3
hàng không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng nội địa mà còn phải chịu
sự cạnh tranh khốc liệt và ngày càng tinh vi của các ngân hàng nước ngoài
vốn luôn coi Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Hơn bao giờ hết, vấn
đề hiệu quả hoạt động cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và toàn diện
hơn nữa nếu các ngân hàng muốn khẳng định mình trên thị trường.
Nhận thấy tác động quan trọng của ngân hàng với nền kinh tế, vì thế đã
có không ít các nghiên cứu cả trên thế giới và trong nước nghiên cứu về các
vấn đề xung quanh hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian qua đã có một
số tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, như nghiên cứu của
Lê Dân (2004) hay nghiên cứu của TS Phạm Thanh Bình (2005) và nghiên
cứu của Võ Thành Danh (2008). Tuy nhiên chúng ta có thể thấy một điểm
hạn chế chung của các nghiên cứu là qui mô, phạm vi nghiên cứu còn hạn
chế, chỉ phân tích dựa trên số ít các ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng quốc
doanh. Với bối cảnh đang ngày càng thay đổi như hiện nay, cùng với không ít
bất cập trong quản lí của các ngân hàng có yếu tố nhà nước đã làm cho các
nghiên cứu trước đây không còn phù hợp, kết quả nghiên cứu ít có tính thực
tiễn. Tốc độ toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, rất khó để các ngân hàng có
thể kiểm soát được hết tất cả các vấn đề, nếu như không chuẩn bị cho mình
một nội lực mạnh mẽ để nhanh chóng thích nghi trước những biến cố bất lợi.
Các nhân tố mới có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của ngân hàng luôn làm
cho các nhà quản lí phải trăn trở. Mặt khác, các nhân tố này thay đổi biến
hóa, linh hoạt và tác động khác nhau đến hoạt động của các ngân hàng vì thế
mà luôn cần sự nghiên cứu, phân tích thường xuyên thì mới có thể phản ánh
được hết các tác động mà nó mang lại. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp
với chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn. Trong tình hình đó, tất
nhiên các yếu tố, phương pháp nghiên cứu truyền thống vẫn thường được sử
4
dụng trong các nghiên cứu trước đây trở nên lỗi thời không còn có ý nghĩa
nghiên cứu cũng như thực tiễn.
Phân tích tác động của các nhân tố nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM là rất quan trọng. Trong đó,
phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu là cách mà các nhà nghiên cứu có thể lột tả
được bản chất vấn đề mà mình muốn đề cập. Nhưng đáng tiếc là đa phần các
phương pháp được sử dụng trước đây còn nặng về lí thuyết, các kết luận kinh
tế đưa ra còn mang tính định tính, chưa chứng minh được vấn đề một cách rõ
ràng, thêm vào đó là phạm vi nghiên cứu bó hẹp, các nhân tố tác động chưa
phản ánh được hết mức độ ảnh hưởng. Vì thế, nó tạo ra không ít bất cập, hạn
chế cho các nghiên cứu này.
Về phương pháp định lượng, như nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002)
hay nghiên cứu của TS Phạm Lê Thông (2011) thông qua việc sử dụng hàm
sản xuất biên ngẫu nhiên. Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu định lượng
còn rất khiêm tốn, nếu có cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ khai, đơn giản
chưa phản ánh được hết mức độ phức tạp của vấn đề. Hạn chế chủ yếu mà
các nghiên cứu này gặp phải đó là chưa định dạng đúng dạng hàm và nghiên
cứu mới chỉ dừng lại đánh giá cho một số ít các ngân hàng nhà nước.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân phối hay hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất ở các nước
phát triển và đang phát triển. Nhiều tác giả đã sử dụng DEA để phân tích sâu
về mức độ hiệu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến sự phi hiệu quả của các
doanh nghiệp như Pitt and Lee (1981); Changanti and Damanpour (1991);
Prada và cộng sự (1997), Deyoung và Nolle (1996).
Mới đây nhất, phương pháp định lượng được sử dụng để nghiên cứu
hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng ở nước ta có thể kể đến nghiên cứu của
Nguyễn Việt Hùng. Tuy nhiên, số liệu trong nghiên cứu chỉ mới cập nhật đến
5
năm 2008, đây cũng là hạn chế của nghiên cứu. Bởi gần đây, đặc biệt giai
đoạn sau năm 2008, nhiều bất cập của hệ thống ngân hàng mới được bộc lộ,
thanh khoản yếu kém cùng với tình hình nợ xấu cao đe dọa đến an toàn hệ
thống. Diễn biến hoạt động của các ngân hàng theo hướng bất lợi, xu hướng
biến động thì không theo một quy luật nhất định nào và nhạy cảm với nhiều
yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, bổ sung nghiên cứu mới về chủ đề này
là rất cần thiết với điều kiện hiện tại.
Một dấu hỏi lớn đặt ra là: “Tại sao các ngân hàng lại dễ bị tổn
thương trước các diễn biến bất lợi của nền kinh tế” và chưa bao giờ chúng
ta có thể thấy trên thị trường Tài chính- Ngân hàng một sự khủng hoảng
toàn diện về mọi mặt hoạt động được diễn ra dồn dập, ở quy mô sâu rộng
gây tác động đến mọi tầng lớp dân cư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế như những năm qua. Để tìm ra câu trả lời, chúng ta cần làm rõ mấu
chốt của vấn đề đó là chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng đã thực sự
đạt được yêu cầu, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có như
chúng ta nhìn thấy và những yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng là rất cần thiết và nó có ý nghĩa đặc biệt đối với
các nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng
hoạt động của không chỉ riêng hệ thống ngân hàng mà của cả nền kinh tế.
Xuất phát từ những phân tích trên, buộc các nhà quản lí luôn phải đối mặt
với tình huống đầy khó khăn và thách thức đó là tìm hiểu, định lượng và
phân tích những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng làm được điều này
với điều kiện nguồn lực hạn hẹp của mình. Nhận thấy sự quan trọng và cấp
thiết của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Phân tích hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn
2008-2011” nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn đó cho các nhà quản trị
6
doanh nghiệp, đồng thời bổ sung thêm vào các chính sách kinh tế về quản lí
hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Vấn đề này đòi hỏi cần có sự
nghiên cứu, đo lường hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng, tìm hiểu những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong bối cảnh
mới, từ đó đánh giá và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong những
giai đoạn tiếp theo.
1.2. Câu hỏi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:
Căn cứ vào tình hình đó, nghiên cứu này hướng đến một số mục tiêu sau
đây:
- Đo lường hiệu quả kĩ thuật của từng ngân hàng và của tất cả các ngân
hàng qua các năm từ 2008-2011.
- Phân tích các thành tố và mức độ tác động của nó đến hiệu quả kĩ thuật
của các ngân hàng.
- Làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của
ngân hàng và xây dựng mô hình phân tích các tác động của nó đến hoạt động
của ngân hàng thương mại.
Từ đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam và xu
hướng thay đổi của nó qua thời gian?
- Nguyên nhân dẫn tới sự phi hiệu quả trong hoạt động?
- Nhân tố nào có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như định lượng
mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
Hàm ý chính sách là gì cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách để
tận dụng những lợi thế sẵn có và kịp thời khắc phục các yếu kém hiện tại
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và các quyết định quản
7
lý đưa ra nhằm giúp thị trường Tài chính- Ngân hàng hoạt động hiệu quả
hơn?
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, trong nghiên cứu này chúng tôi
tập trung sử dụng DEA là công cụ chủ yếu để đánh giá năng lực hoạt động
của các ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu này sẽ được giới thiệu rõ trong
phần tổng quan nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ở Việt nam hiện có hơn 100 ngân hàng và các
tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Nền kinh tế nước
ta chịu sự chi phối rất lớn từ hệ thống này. Trong những năm vừa qua, hoạt
động trong hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém đe dọa đến sự an toàn
của hệ thống, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, cần phải tập trung
nghiên cứu, phân tích làm rõ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại cổ phần ở Việt Nam, đây cũng là đối tượng của bài nghiên cứu. Hiệu quả
hoạt động thể hiện ở việc ngân hàng sử dụng các kết hợp đầu vào để tạo đầu
ra hiệu quả, tìm ra các nhân tố và phân tích định lượng ảnh hưởng của nó đến
hiệu quả hoạt động này của các ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: không chỉ tập trung nghiên cứu vào nhóm ngân
hàng thương mại nhà nước hay nhóm riêng các ngân hàng lớn mà nghiên cứu
này cho thấy một bức tranh toàn cảnh nền tài chính với 35 ngân hàng thương
mại cổ phần đang hoạt động ở nước ta. Sự mở rộng phạm vi nghiên cứu so
với các nghiên cứu trước đây là hết sức cần thiết, bởi sự gia tăng nhanh chóng
về số lượng của các ngân hàng trong những năm gần đây cho thấy nhiều nhân
tố mới đã và đang có khả năng chi phối mạnh mẽ hoạt động của hệ thống.
Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế mới, các ngân hàng thương mại nhà nước
không còn mang nhiều ý nghĩa đại diện. Vì thế cần phải mở rộng phạm vi
8
nghiên cứu để thấy hết được bản chất hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân
hàng hiện nay.
Từ năm 2008-2011, nhìn chung hoạt động của các ngân hàng thương
mại trong một môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi, lạm phát gia tăng
( năm 2008 là 19,89%, năm 2011 là 18,58%)
3
, cán cân thương mại thâm hụt
lớn, thị trường tài chính trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, lãi suất, tỉ
giá, giá vàng biến động mạnh Nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát
cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Do đó môi
trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất
lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín
dụng do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm
mạnh. Có thể nói đây không còn là thời kì hoạt động của các ngân hàng được
“thuận buồm xuôi gió”, mà giai đoạn 2008-2011 thực sự là giai đoạn đầy khó
khăn và thách thức, đòi hỏi các ngân hàng phải có một nội lực mạnh mẽ, phản
ứng nhanh nhạy trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, đồng thời
không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh để có thể
tồn tại và phát triển trong sự sàng lọc ngày càng khắt khe của thị trường tài
chính trong thời kì nền kinh tế tăng cường mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên, hệ
thống ngân hàng nước ta đã không có sự thể hiện đáng mong đợi trong thời kì
đầy biến động vừa qua. Thẳng thắn nhìn vào vấn đề, tốc độ tăng trưởng hệ
thống ngân hàng là tương đối nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng
không gắn liền với một cấu trúc hợp lí và chất lượng tăng trưởng. Bên cạnh
đó, tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, quy mô tín dụng so với GDP tăng
nhanh làm cho hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương từ những sự thay đổi bất
lợi của nền kinh tế. Nhiều vấn đề về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
3
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
9
thương mại được đặt ra, yêu cầu phải có cái nhìn toàn diện về tổ chức này.
Hơn nữa, nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ
hơn, đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, cập nhật và phản ánh tốt việc đánh
giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
DEA là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nhằm đo lường hiệu
quả kỹ thuật cũng như đánh giá xu hướng biến động năng suất trong hoạt
động kinh tế. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung sử dụng phương
pháp bao dữ liệu (DEA) làm công cụ tính toán chủ yếu. Phương pháp bao dữ
liệu (DEA) sẽ được áp dụng cho mẫu gồm 35 ngân hàng thương mại trong
bốn quan sát từ năm 2008 đến năm 2011. Nghiên cứu sử dụng mô hình DEA
để xây dựng một một đường bao biên tiêu chuẩn đại diện cho các ngân hàng
có hoạt động tốt nhất, từ đó làm căn cứ để so sánh cho các ngân hàng còn lại.
Kết quả của việc áp dụng mô hình này sẽ chỉ ra các điểm hiệu quả kỹ thuật
(TE) cùng với các bộ phận cấu thành là hiệu quả thuần (PE) và hiệu quả về
qui mô (SE) có đóng góp như thế nào vào hiệu quả kĩ thuật (TE) của các ngân
hàng thương mại.
2.1. Các nghiên cứu có liên quan
2.1.1 Nghiên cứu ngoài nước:
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu áp dụng thành công phương pháp
bao dữ liệu (DEA) trong phân tích hoạt động của hầu hết các ngành sản xuất
ở các nước phát triển và đang phát triển. Các tác giả sử dụng mô hình DEA
để phân tích sâu về mức độ hiệu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến sự phi
hiệu quả của các doanh nghiệp, có thể kể đến nghiên cứu của Pitt and
Lee(1981); Changanti and Damanpour (1991); Deyoung và Nolle (1996);
Prada và cộng sự (1997);. Hầu hết, những sản phẩm khoa học của họ đều khai
thác triệt để công cụ DEA, trả lời thấu đáo 3 câu hỏi lớn: Tại sao dùng DEA-
Dùng như thế nào- Kết quả có ý nghĩa ra sao?
11
Nhìn chung, những nghiên cứu của D.Yudistira (2004) Drake, Hall và
cộng sự (2003), Esho. N(2001) v.v… đều có phương pháp mang tính nhất
quán trong việc sử dụng mô hình bao dữ liệu. Họ thiết lập cơ sở lý thuyết
DEA, chọn lọc những biến có ảnh hưởng lớn, điều tra số liệu và chạy mô
hình. Đặc điểm chung trong những nghiên cứu này là cách hệ thống hóa qui
trình xử lý số liệu. DEA là phương pháp mang tính chất định lượng vì vậy
việc đảm bảo độ chính xác của số liệu là rất cần thiết. Nhiều công trình khoa
học tiếp cận nguồn số liệu đáng tin cậy như Ngân hàng quốc tế London,
World Bank, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) .v.v… Kết quả của các nghiên
cứu cũng chỉ ra mức độ tương quan giữa hiệu quả qui mô và hiệu quả thuần
túy trong kĩ thuật. Dựa vào đường bao dữ liệu, mô hình DEA đánh giá tính
phi hiệu quả của một doanh nghiệp dựa trên việc so sánh với các doanh
nghiệp tốt nhất trong mẫu nghiên cứu. Trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính,
phương pháp DEA đã được sử dụng rộng rãi, đặc biệt có khá nhiều các phân
tích áp dụng cho khu vực Bắc Mỹ chẳng hạn như Miller và Noulas (1996),
Berger và Mester (2001). Kết quả nghiên cứu thu được từ khu vực này có
nhiều nét tương đồng dù các nghiên cứu có cách tiếp cận thời gian và số liệu
khác nhau. Điều này có thể lí giải bởi cơ chế hoạt động của các ngân hàng
Bắc Mỹ có sự tương đồng; lợi nhuận ngân hàng không có nhiều biến động và
ít cơ hội gia tăng lợi nhuận từ việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Tương tự
như vậy, DEA cũng được sử dụng để rà soát hiệu quả trong lĩnh lực ngân
hàng của cá quốc gia thuộc của Cộng đồng kinh tế châu Âu. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, việc đánh giá các ngân hàng ở châu Âu sẽ thu được mức
chênh lệch hiệu quả rất lớn, lí do ở khác biệt cấu trúc và qui mô ngân hàng.
Phân tích của Casu và Molyneux (2000) cho thấy: qua các năm, có một cải
thiện nhỏ trong hiệu quả ngân hàng nhưng sự khác biệt xuất phát từ tiềm lực
kinh tế của quốc gia khác nhau vẫn dẫn đến chênh lệch hiệu quả rất lớn. Điều
12
này khá sát với những dự báo từ trước đó. Từ những kết quả tích cực đó,
phương pháp bao dữ liệu (DEA) là phương pháp mà nhóm nghiên cứu lựa
chọn để phân tích cấu trúc và mức độ chênh lệch trình độ, năng lực hoạt động
của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011.
Một vài nghiên cứu khác về phương pháp DEA như Lewelyn và
William (1996), nhận xét phương pháp DEA có thể ước lượng được mức phi
hiệu quả thực tế của các doanh nghiệp lớn hơn con số mà chúng ta nhìn thấy.
Phương pháp ước lượng phi tham số có ưu điểm là không cần phải biết trước
dạng hàm sản xuất, các thành phần bóc tách từ phần dư của ước lượng không
nhất thiết phải tuân theo một phân phối thống kê nào (Seiford và Thrall,
1990). Thêm vào đó, DEA có khả năng áp dụng trong trường hợp doanh
nghiệp có nhiều đầu ra và nhiều đầu vào. Và nó cũng có khả năng tách hiệu
quả kỹ thuật thành hiệu quả thuần, hiệu quả qui mô và hiệu quả phân bổ. Để
khắc phục tính bất định của ước lượng phần dư, gần đây các nghiên cứu về
DEA đã hướng sự quan tâm tới ước lượng DEA động và ngẫu nhiên
(Sengupta. 1990 và 2002).
Tuy có tính nhất quán, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu đi sâu vào việc
chứng thực, đánh giá kết quả của DEA thông qua việc so sánh với phương
pháp tiếp cận tham số (SFA) như Cummins.J.D và cộng sự (1996). Kết quả
của họ đã đưa ra một nhận xét về việc lựa chọn phương pháp có ảnh hưởng
tới kết quả nghiên cứu. Vì ước lượng bằng phương pháp khác nhau sẽ cho ra
kết quả khác nhau. Cũng sử dụng cách tiếp cận này, Wadud (2003) đo lường
hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối cho những người nông dân trồng lúa
ở Bangladesh. Kết quả từ cách tiếp cận cho thấy có cả phi hiệu quả về kĩ
thuật và cả phi hiệu quả về kinh tế. Họ cũng đưa phương pháp biên ngẫu
nhiên trong nghiên cứu để chứng thực rằng: trung bình của tất cả các độ đo
hiệu quả dựa trên phương pháp DEA (cả CRS lẫn VRS) đều cao hơn kết quả
13
từ tiếp cận biên ngẫu nhiên SFA. Đó là những điểm đặc biệt từ các cách tiếp
cận khác nhau của các các giả khi áp dụng công cụ DEA để phân tích kinh tế.
Tiếp thu những đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp
DEA để đo mức độ hiệu quả, nghiên cứu của chúng tôi cũng sẽ tiếp cận nó
dưới góc độ loại bỏ những chỉ định tham số của công nghệ trong ngành ngân
hàng và giả thuyết phân phối đối với số liệu là ngẫu nhiên.
2.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam:
Mặc dù DEA đã khá phổ biến trong các bài báo, công trình nghiên cứu
khoa học quốc tế về kinh tế, nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở góc
độ phân tích và đánh giá số liệu. Một vài công trình nghiên cứu đã mở đường
cho việc tiếp cận DEA và áp dụng tương đối thành công trong nghiên cứu
thực tiễn phải kể đến Nguyễn Việt Hùng (2006) về đề tài ngành ngân hàng,
Nguyễn Thị Thủy (2008) và một số tác giả khác. Kết quả của các nghiên cứu
trong nước đã đạt được: Nguyễn Thị Thủy (2008) đã sử dụng phương pháp
bao dữ liệu (DEA) phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành
chế biến Thực phẩm Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống hoá và vận dụng những lí
thuyết cơ bản về cạnh tranh, đưa ra thực trạng ngành chế biến thực phẩm và
thông qua việc phân tích đánh giá hiệu quả kĩ thuật đề xuất một số khuyến
nghị có tính đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến
thực phẩm Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt là luận
văn tiến hành ước lượng hiệu quả kỹ thuật và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
tới nó để xây dựng phương pháp hoạt động có hiệu quả. Nguyễn Văn Ngọc
và Nguyễn Thành Cường (2010) áp dụng DEA để nghiên cứu hiệu quả trong
ngành chế biến thủy sản với 39 doanh ngiệp trong năm 2009. Nghiên cứu đã
đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự phi hiệu quả trong khâu quản lý việc chế
biến thủy hải sản của 39 doanh nghiệp. Mà nguyên nhân chính là sử dụng các
nguồn lực, gồm vốn chủ sở hữu và vay không hiệu quả. Tuy nhiên, việc bó
14
hẹp ở một thời điểm phân tích năm 2009, chỉ có yếu tố đầu vào là vốn chủ sở
hữu và tổng tài sản dẫn tới việc đánh giá mất đi tính khách quan, tính dự báo,
mà chỉ mang ý nghĩa thống kê và thông báo. Nghiên cứu này cũng cho thấy
để kết quả DEA sát với thực tiễn cần phải có quá trình cân nhắc lựa chọn biến
khoa học, thu thập một không gian mẫu đủ lớn và phải đảm bảo tính chính
xác của số liệu.
Một số nghiên cứu khác đã sử dụng thành công phương pháp DEA như
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Việt Anh (2004) về tính hiệu quả
cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Đặc biệt là
nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2004) đã sử dụng công cụ DEA khá
mạnh mẽ trong việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 32 ngành sản xuất ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) thông qua sử dụng số liệu hỗn
hợp. Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận tham số, thường là hàm sản xuất
biên ngẫu nhiên (SFPF), và phương pháp tiếp cận phi tham số, thường là
phân tích bao dữ liệu (DEA) với số liệu ở Hà Nội và Tp.HCM trong giai đoạn
2000-2002. Kết quả nghiên cứu đưa ra hiệu quả kỹ thuật của hai thành phố
lớn nhất nước ta chêch lệch nhau không đáng kể. Việc nâng cao tính hiệu quả
của các ngành không tính tới qui mô lên tới 40%. Cách sử dụng phương pháp
bao dữ liệu của tác giả đã chủ động trong việc tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng, tạo ra một cái nhìn đa chiều và kết quả phân tích trở nên thuyết phục
hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có bộ số liệu chỉ trong ba năm, nên việc dự
đoán điều gì xảy ra với các ngành sản xuất của hai thành phố còn mang tính
chủ quan, chưa bao quát hết xu hướng biến động của ngành trong dài hạn.
Đối với chủ đề ngân hàng thương mại ở Việt Nam, tình hình hiệu quả
hoạt động trong những năm qua đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu. Là
một khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân hoạt động một cách
nhịp nhàng, ngân hàng luôn là khu vực được chính phủ cũng như doanh
15
nghiệp đặc biệt quan tâm. Đi sâu vào lĩnh vực ngân hàng đặc biệt là Ngân
hàng thương mại ở Việt Nam là cần thiết để xây dựng một mô hình nhằm
nghiên cứu một cách tổng quan về tình hình hoạt động cũng như tính hiệu quả
trong công tác điều hành và kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Cùng
chủ đề này, trước đó cũng đã có nhiều công trình khoa học đã đưa ra những
cái nhìn đa chiều về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Nhìn chung, các nghiên
cứu này cũng phân tích đánh giá được thực trạng hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng nhưng chủ yếu mới dừng lại ở phân tích định tính như: Bài viết
của Võ Thành Danh “ Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam” năm 2008 sử dụng phương pháp phân
tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các tỷ số tài chính, hay nghiên
cứu của Lê Dân (2004) "Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam". Tuy đã có phần nào
tiếp cận theo cách thức phân tích định lượng nhưng vẫn chỉ dừng lại ở các chỉ
tiêu mang tính chất thống kê, mô tả truyền thống.
Nhờ những đặc tính khoa học ưu việt của DEA và tính cấp thiết của đề
tài, nhóm nghiên cứu sẽ dụng mô hình bao biên để phân tích, đánh giá hoạt
động của Ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn 2008-2011. Từ đó
tìm ra nguyên nhân và biện pháp nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh
tế của các NHTM. Đồng thời gợi ý cho các ngân hàng còn có mức hiệu quả
bên dưới đường bao biên tham khảo phương thức hoạt động của các ngân
hàng trên đường bao biên để đạt hiệu quả kĩ thuật tối đa trong hoạt động của
mình.
2.1.3 Vài nét về nghiên cứu này:
Nghiên cứu của chúng tôi cũng mang tính kế thừa những nghiên cứu
trước đó trong việc tập trung sử dụng DEA là công cụ chủ yếu để đánh giá
năng lực hoạt động của các ngân hàng. Ngoài ra, kết quả của mô hình DEA sẽ
16
được sử dụng để đánh giá ngược lại khi xem xét tác động của các biến nội
sinh tới tổng hiệu quả kỹ thuật. Áp dụng vào một không gian mẫu lớn gồm 34
NHTM trong bốn quan sát từ năm 2008 đến năm 2011, nghiên cứu có ý nghĩa
thực tiễn bởi đây là giai đoạn ngành ngân hàng nước ta trải qua nhiều biến
động. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những chỉ tiêu để xếp hạng
NHTM trên cơ sở năng lực, hiệu quả hoạt động, để có cái nhìn tổng quan hơn
nữa về ngành Ngân hàng ở nước ta hiện nay.
2.2. Mô hình lí thuyết
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu để
mà phân tích cho bộ số liệu phản ánh tình hình hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2011. Nội dung phương pháp này có
thể hiểu như sau:
Phương pháp bao dữ liệu DEA:
DEA ( data evelopment analysis) là một phương pháp cơ bản trong ước
lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật. DEA sử dụng mô hình toán tuyến
tính và hàm khoảng cách. Phương pháp này được nhiều nhóm ý tưởng từ
Farell (1957) khi ông đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn khả năng sản
xuất (PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong
cùng một ngành. Tuy nhiên thời điểm sau đó phương pháp này chưa nhận
được sự ủng hộ rộng rãi, ngoài sự quan tâm của một số ít các nhà khoa học
như Coelietal, Boles (1966), Sheparl (1970) và Afriat((1972). Cho đến khi,
Charmes, Cooper và Rhodes đưa ra khái niệm và phương pháp “ Phân tích
bao dữ liệu” thì nó thực sự ngày càng được mở rộng và cho đến nay đã trở
thành một ứng dụng lớn trong phân tích kinh tế.
DEA được gọi là phương pháp bao dữ liệu bởi nó sử dụng những biến
tốt nhất ứng với mức đầu vào xác định để tạo thành một đường bao biên.
17
Hình 1: Đường bao dữ liệu (DEA)
Hiệu quả kỹ thuật:
Bằng cách tạo ra đường bao dữ liệu này, phương pháp sẽ giới hạn được
hiệu quả kỹ thuật của toàn ngành và coi đó là hiệu quả sản xuất tối đa đầu ra
trong điều kiện đầu vào cho trước. Hình 1 minh hoạ định nghĩa này. Trong
hình này, chúng ta có các điểm A, B, C, E và F và tương ứng với mỗi mức
đầu vào và đầu ra nhất định. Đường ABC mô tả đường biên của quá trình sản
xuất. Các quan sát A, B, và C nằm trên đường biên, trong xu hướng hoạt
động luôn là tối đa hóa lợi nhuận, cũng như sử dụng khi các quan sát E và F
nằm dưới đường biên.
Sau khi qui hoạch tuyến tính các biến tốt nhất trong bộ số liệu thành
đường bao giới hạn (trên hình minh họa là đường nối các điểm A B C), ta sẽ
có hình dung về tính hiệu quả trong việc sử dụng cá yếu tố đầu vào của các số
liệu mô tả bằng các điểm nằm dưới đường bao biên (E, F). Mỗi yếu tố đầu ra
(q) được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc với các yếu tố đầu vào (x1, x2 ,x-
3 ,x4 …). Vì vậy các điểm giá trị nằm dưới đường bao biên cho thấy mức độ
18