Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần Giờ, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.97 KB, 57 trang )

Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi
trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở Cần
Giờ, TP.HCM
Chương 2: Du lch sinh thi v thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường tại
cc điểm du lch sinh thi của Việt Nam hiện nay 16
Page 1
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề ti
Như chúng ta đã biết việc bảo vệ môi trường tại bất cứ lĩnh vực nào đều là
hoạt động tích cực và có lợi. Tuy nhiên chỉ xét riêng trên khía cạnh du lịch, việc
bảo vệ môi trường mang lại nhiều lợi ích:
- Lợi ích cho toàn xã hội.
- Lợi ích cho khách du lịch.
- Lợi ích cho dân cư và chính quyền sở tại.
- Lợi ích cho các nhà cung ứng.
- Lợi ích trong việc giữ gìn các tài nguyên du lịch và giữ gìn các di sản văn
hoá cho các thế hệ sau.
Vậy để phát triển du lịch một cách bền vững đem lại nhiều lợi ích cho tất cả
các bên liên quan thì điều đầu tiên cần nhắc đến đó chính là ý thức của cộng
đồng về bảo vệ môi trường. Hơn nữa, DLST đang là một loại hình du lịch có
nhiều điểm tương đồng với du lịch bền vững, nó có những điều kiện mạnh để
phát triển tại Việt Nam và thông qua DLST cộng đồng sẽ nhận thấy rõ ràng vai
trò của chính mình trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thì hiện nay đang
còn tồn tại quá nhiều những hạn chế trong cách nhận thức cũng như chính sách
quản lý về DLST.
Chính vì thế, bài viết muốn nhấn mạnh đến vai trò của những người quản lý nhà
nước trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường thông qua loại
hình DLST.


2. Đối tượng nghiên cứu
Môi trường và du lịch sinh thái, nghiên cứu vai trò của các nhà quản lý
trong việc nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua phát triển
du lịch sinh thái.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn khu vực địa lý: Khu du lịch sinh thái Cần Giờ
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: nghiên cứu tổng hợp dữ liệu trong 10 năm
trở lại đây.
Page 2
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
- Độ sâu của bài nghiên cứu: mang tính chất tổng hợp và phân tích chung.
4. Phương php nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tư liệu, thống kê, khái quát hóa về lí luận, tổng hợp
thông tin thứ cấp qua sách báo, tạp chí, tài liệu, tham khảo các bài viết và
chuyên đề trên Internet…
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Môi trường du lch v phân loại môi trường du lch
1.1 Khái niệm môi trường
Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng
bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự
kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.
Viện sĩ I.P. Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau:
“Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư
và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết
cho sự sinh tồn của nhân loại.
Trong ấn phẩm “Địa lý hiện tại, tương lai - Hiểu biết về quả đất, hành tinh
của chúng ta“, Magnard (1980) đã nêu ra một nội dung khá đầy đủ về khái

niệm môi trường: “Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các
trạng thái vật lý, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một
tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật
hay đối với các hoạt động của con người”.
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường đối với con người
được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo
ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin ) trong đó con người sống và lao
động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những
Page 3
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
nhu cầu của mình". Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là
nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà
còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con
người”.
R.G. Sharme (1988) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn: “Môi trường là
tất cả những gì bao quanh con người”.
Joe Whiteney (1993) cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể,
có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất,
nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ôzon, sự đa dạng sinh học
về các loài”. (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003).
Theo Lê Văn Khoa (1995): Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là
tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển
của cơ thể.
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố
vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển
và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật
Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ

họp thứ IV thông qua ngày 27/12/1993 như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Khái niệm chung về môi trường trên đây đã được cụ thể hoá với từng đối
tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau
1.2 Lý luận mối quan hệ giữa môi trường và du lịch
Du lịch và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:
Page 4
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
- Các hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác tiềm
năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp quyến rũ của núi, sông, biển
và các giá trị văn hoá, nhân văn gắn liền với chúng. Do vậy, thành phần, tính đa
dạng và chất lượng của môi trường có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt
động của du lịch.
- Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và
giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá. Các bãi
biển, núi, sông, rừng, và đa dạng sinh học của môi trường là những tài nguyên
cơ bản mà nhờ vào đó ngành du lịch thịnh vượng và phát triển. Sự suy giảm của
chất lượng môi trường, cho dù là tự nhiên hay nhân văn, đều có tác động rất lớn
đến các hoạt động du lịch và thường dẫn đến sự suy thoái của khu du lịch.
- Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác
động quan trọng đối với môi trường. Những tác động này liên quan đến sự tiêu
thụ tài nguyên, cũng như sự ô nhiễm do các chất thải phát sinh từ các hoạt động
du lịch như tổ chức tham quan, phục vụ ăn ở, đi lại của du khách
Tuy nhiên, du lịch cũng góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường. Về nguyên
lý, tác động tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với chính sách
bảo tồn, điều đó có thể tạo động lực thúc đẩy thiết lập những khu bảo tồn bởi

giá trị của chúng là tài nguyên du lịch, điều này đặc biệt quan trọng ở các nước
đang phát triển. Tuy vậy, trong đa số trường hợp, tác động tiêu cực của du lịch
đối với môi trường thường vượt quá tác động tích cực. Để thấy rõ được điều này
phải dựa vào kết quả tổng hợp liên quan đến các tác động về mặt môi trường,
kinh tế và xã hội của ngành du lịch.
- Môi trường vừa là nơi diễn ra các hoạt động du lịch, đồng thời vừa là đối
tượng tham quan du lịch.
- Trong nhóm tự nhiên và tổ hợp tự nhiên thì giữa hai khái niệm tài nguyên
du lịch và cấu trúc môi trường có độ tương đồng lớn. Trong nhóm nhân văn -
Page 5
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
dân tộc, tài nguyên du lịch là sản phẩm của sự tác động của con người vào môi
trường làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn như “Danh
lam thắng cảnh”
Như vậy, việc đi du lịch trong các môi trường đồng nghĩa với việc khai thác
và thưởng ngoạn tài nguyên du lịch. Mối quan hệ giữa cấu trúc môi trường với
tài nguyên, đối tượng của du lịch đã được đề cập ở trên có thể khái quát lại như
sau:
- Con người: như là một hợp phần của cấu trúc môi trường, là lực lượng tổ
chức, quản lý, là lực lượng lao động và với nền văn minh, văn hoá cộng đồng
tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tài nguyên du lịch: như là một nhân tố, đối tượng, chất liệu và là công cụ
tạo ra sản phẩm du lịch.
- Không gian môi trường: là điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch và
cũng là sản phẩm của chính sự hoạt động du lịch đó.
- Kinh tế du lịch như là một công cụ hạch toán đối với vòng quay vật chất -
năng lượng - tiền tệ của không gian các đối tượng vừa nêu trên.
3.3 Phân loại môi trường du lịch

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi
trường khác nhau. Trong du lịch, có thể phân loại môi trường theo chức năng
như sau:
- Môi trường tự nhiên (Natural Environment)
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý
muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người như
không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật Môi trường
tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và là nơi chứa đựng, đồng
Page 6
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
hoá các chất thải, cung cấp các phong cảnh đẹp để tham quan, các nguồn nước
khoáng để chữa bệnh
- Môi trường văn hoá - xã hội (Social cultural Environment)
Môi trường văn hoá - xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo
nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và
cộng đồng loài người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,
hương ước ở các cấp khác nhau như Liên Hiệp Quốc, hiệp hội các nước, quốc
gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn
giáo, các tổ chức đoàn thể
Đây là môi trường giáo dục, hoạt động xã hội vì con người được cấu thành,
phát triển trong mối tương tác của con người với con người và con người với
những hoạt động sống trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.
- Môi trường nhân tạo (Artifical Environment)
Môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống
của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo, các khu vui chơi giải trí (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
2. Khi niệm v những nguyên tắc du lch sinh thi

2.1 Khái niệm DLST
Du lịch sinh thái chỉ mới xuất hiện từ những cuối những năm của thập kỷ 80
và trở thành một loại hình du lịch được ưa chuộng và phát triển nhanh trên
phạm vi toàn thế giới những năm cuối của thế kỉ 20.
Du lịch sinh thái được định nghĩa như một dạng du lịch dựa vào thiên nhiên
đồng thời được định dạng và nghiên cứu như một công cụ phát triển bền vững
do các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu và chuyên gia nghiên cứu
phát triển từ những năm 1990. Vì vậy, thuật ngữ du dịch sinh thái một mặt đề
Page 7
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
cập đến một khái niệm theo một tập hợp các nguyên tắc, mặt khác nó được tiếp
cận như một phân khúc thị trường riêng biệt.
Công ty du lịch quốc tế (the intrnational ecotourism society- TIES), có trụ
sở đặt tại Washington, (trước đây được biết đến với cái tên công ty du lịch sinh
thái) đã đưa ra một định nghĩa sớm nhất vào năm 1991: “Du lịch sinh thái là
một loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên là nơi bảo tồn
môi trường và duy trì phúc lợi cho người dân địa phương”.
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN (hiện nay được gọi là Liên
minh bảo tồn thế giới) đã tuyên bố một định nghĩa về du lịch vào năm 1996 như
sau:“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường,
không gây xáo trộn đối với các vùng tự nhiên nhằm mục đích thưởng thức và
đánh giá thiên nhiên (và bất kì đặc điểm văn hoá kèm theo nào - ở cả quá khứ
và hiện tại) để thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, hạn chế các tác động tiêu cực
của khách tham quan và mang lại các lợi ích kinh tế xã hội cho cư dân địa
phương”.
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch
được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với
mục đích chính là để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loại động thực vật cư ngụ

trong khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng góp
vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển khu vực cộng đồng
lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức
về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến
thăm”.
Theo đánh giá du lịch sinh thái không đơn giản là một loại hình du lịch tạo
ra một loại sản phẩm mới của ngành du lịch mà hơn thế nữa nó là một triết lý
của sự phát triển, là hoạt động mang tính nguyên tắc để phát triển bền vững. Du
lịch sinh thái một mặt vừa thỏa mãn tốt nhu cầu hiện tại của du khách mặt khác
có trách nhiệm cao trong việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát
Page 8
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
triển du lịch trong tương lai. 2.2. Cc nguyên tắc v điều kiện trong pht
triển du lch sinh thi
Mặc dù chưa có khái niệm chuẩn cho du lịch sinh thái mang tính toàn cầu
nhưng trong nội dung của các khái niệm này đều hàm chứa bốn nguyên tắc cơ
bản chỉ ra sự khác biệt của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác.
2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản trong DLST
- Thứ nhất: DLST phải được thực hiện tại những nơi có môi trường tự
nhiên, là những nơi có bề dày lịch sử về sự hình thành và phát triển của các hệ
động vật, hệ thực vật và con người. Môi trường phải còn tương đối nguyên
sơ,chưa hoặc ít bị can thiệp bởi hoạt động của con người, VD các vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển…
- Thứ 2: DLST phải được hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính
tự nhiên văn hóa cà xã hội tại điểm tham quan: Hỗ trợ từ chính quyền địa
phương trú trọng công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, giá trị văn hóa; Hỗ trợ
từ phía khách DLST xác định rõ nhu cầu đi du lịch của mình cân nhắc suy nghĩ
kĩ trước các hành động tránh tác động tới môi trường; các nhà kinh doanh

DLST đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại bằng các khoản thuế và lệ phí;
dân cư địa phương tránh khai thác quá mức, lạm dụng để ảnh hưởng xấu tới các
loài động vật, thực vật
-Thứ 3:DLST phải bao gồm các hoạt động mang tính giáo dục và giảng
giải : bằng phương pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ Hướng dẫn viên
tới khách Du lịch, qua tời giới thiệu về thông tin địa điểm du lịch, qua phương
tiện nghe nhìn
-Thứ 4: DLST phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa: bằng
việc sử dụng người dân bản địa làm hướng dẫn viên DLST tại những khu sinh
thái; khuyến khích người dân gìn giữ những nghề truyền thống của mình như
dệt thổ cẩm, trồng thảo quả, làm đồ thủ công mĩ nghệ…; gìn giữ các lễ hội,
phong tục tập quán; giúp người dân bản địa chủ động tham gia kinh tế bằng việc
Page 9
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
cung ứng dịch vụ lưu trú (homestay) trong hành trình của khách; khai thác tối
đa sản phẩm, nguyên liệu để tạo ra hàng hóa phục vụ du khách…
2.2.2. Đặc điểm của một điểm đến du lịch sinh thái tốt
 Bảo tồn tính năng tự nhiên trong khu cảnh quan.
 Giảm thiểu mật độ phát triển, những khu vực tự nhiên phong phú và việc
xây dựng cảnh quan không chiếm ưu thế.
 Dấu hiệu của DL không gây hại đến hệ thống tự nhiên là đường thủy, khu
vực ven biển, vùng đất ngập nước và khu vực có động vật hoang dã.
 Phát triển mạnh các doanh nghiệp cộng đồng nhỏ, bao gồm thực phẩm
hay các loại hình kinh doanh mặt hàng thủ công do dân cư địa phương sở hữu.
 Nhiều khu vui chơi giải trí ngoài trời đc thiết kế phải bảo vệ nguồn tài
nguyên, bao gồm đường đi xe đạp, đường mòn hay boardwalks phải đc chia sẻ
đều cho dân cư và khách thăm quan.
 Phát triển mạnh các khu cư trú, khách sạn, nhà hàng hay doanh nghiệp có

chủ sở hữu là cư dân địa phương nhằm mang đến sự hiếu khách với nhân viên
thân thiện và năng động.
 Tổ chức các sự kiện và lễ hội địa phương nhằm chứng minh niềm tự hào
về môi trường tự nhiên và di sản văn hóa của cộng đồng địa phương.
 Các thiết bị công cộng cơ bản và sạch sẽ cho khách du lịch và dân cư địa
phương cùng chia sẻ, ví dụ như nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng.
 Có sự tương tác thân thiện giữa dân bản địa và khách thăm quan tại các
điểm gặp gỡ tự nhiên, ví dụ như cửa hàng bản xứ hay băng ghế ở biển …
2.2.3 Nhận thức về môi trường và du lịch sinh thái
Trong bài viết “HOW TOURISM CAN CONTRIBUTE TO
ENVIRONMENTAL CONSERVATION” đăng trên
tác giả cũng nhấn mạnh
vai trò của nhận thức của cộng đồng vế vấn đề môi trường với chuyên mục
“Environmental awareness raising” và xu hướng phát triển của các nước trên
thế giới khi mà du lịch đang hướng tới phát triển bền vững thì môi trường đang
được đánh giá rất cao, nếu việc nhận thức rõ về môi trường được lây lan rộng
rãi thì con người sẽ có những tiếp xúc gần gũi hơn với thiên nhiên và môi
Page 10
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
trường. Việc nâng cao được nhận thức về môi trường trong cộng đồng có thể
làm nâng cao nhận thức về giá trị của thiên nhiên và dẫn đến hành vi có ý thức
hơn về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Một ví dụ thật đáng tự
hào đó là một học sinh đến từ thủ đô Tegucigalpa Honduras đã dùng số tiền
mình có để tham gia tour du lịch sinh thái chỉ với mục đích là tìm hiểu sự phức
tạp của khu rừng nhiệt đới La Tigra.
Có thể nói để du lịch có thể phát triển bền vững trong dài hạn thì du lịch cần
kết hợp với các nguyên tắc bền vững hơn đối với môi trường ví dụ sử dụng các
kĩ thuật sản xuất, dịch vụ giảm thiểu tác động đối với môi trường. Ngành du

lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về môi
trường và nâng cao nhận thức của khách du lịch thông qua điều chỉnh hành
động của họ tác động đến môi trường
2.2.4. Điều kiện về hướng dẫn viên DLST
Như đã biết, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, hướng tới phát triển
du lịch bền vững. Chính vì vậy, để làm tốt loại hình du lịch này, cần thực hiện
đồng bộ không chỉ từ phía các nhà quản lý, chính quyền mà còn cần cả từ phía
hướng dẫn viên - những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch. Vậy hướng
dẫn viên DLST khác với HDV bình thường ở chỗ nào? Ngoài những kĩ năng xử
lý tình huống, cũng như kỹ năng tốt về nghiệp vụ, bản thân HDV cho DLST còn
cần có những điểm khác biệt sau:
- Phải am hiểu về vùng, điểm du lịch sinh thái tại nơi làm việc.
- Biết cách hướng dẫn, thu hút khách du lịch tham gia việc bảo vệ môi
trường, không gây tổn hại đến tự nhiên: không vứt rác bừa bãi…
- Nếu có thể cần hiểu biết về ngôn ngữ người địa phương.
- Khuyến khích khách du lịch hạn chế sử dụng phương tiện giao thông gây
ô nhiễm môi trường: xe máy, oto…vận động họ đi bộ nhiều hơn.
- Cần thân thiện với khách du lịch, tạo cơ hội cho việc giao lưu giữa khách
và người dân địa phương.
Page 11
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
2.2.5. Điều kiện về khch đi DLST
Khách du lịch sinh thái là người tiêu dùng du lịch với mục đích chính là
tham quan nghiên cứu tài nguyên du lịch, có ý thức và trách nhiệm về bảo tồn
và phát triển thiên nhiên, có trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư bản địa.
Hành vi tiêu dùng của của khách DLST có thể khái quát là không giết gì ngoài
thời gian, không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu
chân.

Khách du lịch sinh thái có các đặc trưng cơ bản :
• Thứ nhất, yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển, thích tìm hiểu hệ
sinh thái đa dạng và khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên và văn hoá bản địa
nơi đến, thích quan sát động vật hoang dã taị các vườn quốc gia, các khu bảo
tồn thiên nhiên.
• Thứ hai, thích lưu trú trong điều kiện tự nhiên, thích di chuyển bằng các
phương tiện không gây ô nhiễm môi trường.
• Thứ ba, đặc biệt ưa thích các món ăn được coi là đặc sản có giá trị văn
hoá ẩm thực cao ở nơi đến du lịch.
• Thứ tư, thích tham gia vào các sinh hoạt đời thường, văn hoá dân gian
của cư dân bản địa.
• Thứ năm , sở thích 3F cốt lõi của sản phẩm nơi đến du lịch. Sản phẩm
DLST có tính hấp dẫn cao, quyến rũ được khách DLST bởi tính hấp dẫn của ba
thành phần cốt lõi tạo ra thương hiệu của điểm du lịch sinh thái: Hệ động vật đa
dạng quý hiếm (FAUNA), hệ thực thực vật phong phú quý hiếm (FLORA) và
văn hoá dân gian độc đáo (FOLKLORE) hay còn gọi là mô hình sản phẩm du
lịch 3Fs.
3. Khái niệm và mối liên hệ nhà quản lý nhà nước với DLST
Page 12
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Quản lý Nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các hoạt động du lịch của con
người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và
du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nước đặt ra.
Chính vì vậy những nhà quản lý nhà nước ở đây chính là những người làm việc
trong các ban ngành du lịch: Tổng cục du lịch, Sở văn hóa thể thao và du lịch, ban
quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn….
Trong những năm qua, cộng đồng và các cấp quản lý du lịch tại địa phương

đã biết phát huy những thế mạnh tự nhiên, văn hóa của mình để đẩy mạnh phát
triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quản lý nhà nước về du lịch đã từng
bước khẳng định tầm quan trọng của mình trong sự phát triển một nền du lịch
cộng đồng thực sự bền vững. Điều đó được thể hiện trong vai trò, nhiệm vụ
quản lý của các cấp ngành quản lý du lịch tại địa phương như sau:
- Định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, từng
bước giúp bà con nhân dân địa phương xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức
và mức sống hàng ngày.
- Lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái dựa trên những định hướng
phát triển du lịch chung của toàn ngành.
- Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn có
các điểm đến du lịch cộng đồng nhằm tạo ra cơ chế khuyến khích nhân dân địa
phương tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển du lịch tại điểm đến, đảm
bảo chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch một cách lành mạnh, tạo cơ sở phát triển
bền vững về mặt kinh tế – xã hội, tài nguyên môi trường tự nhiên và bản sắc văn
hóa truyền thống các dân tộc của các địa phương. Bên cạnh đó, còn nêu cao tính
xã hội của cộng đồng và sự đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ
trong tiến trình phát triển một nền du lịch bền vững.
Page 13
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
- Tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý,
đưa ra các quy định về việc duy trì, bảo tồn tài nguyên du lịch.
- Bảo vệ lợi ích của chính mình.
- Điều hoà mối quan hệ giữa du lịch và các ngành liên quan.
Với những vai trò trên đây có thể tóm tắt lại những nội dung của quản lý
nhà nước về du lịch sinh thái như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và

chính sách phát triển du lịch sinh thái.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
sinh thái, môi trường tự nhiên.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch
phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du
lịch ở trong và ngoài nước.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về du lịch.
Page 14
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Chính từ những vai trò cũng như nhiệm vụ của bản thân mà các nhà quản lý
có những trách nhiệm rất lớn trong việc phát triển du lịch nói chung và phát
triển DLST nói riêng. Họ có những vai trò những điều kiện và quyền hạn cao để
có thể nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua DLST.
Page 15
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Chương 2: Du lch sinh thi v thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường tại
cc điểm du lch sinh thi của Việt Nam hiện nay.

1. Lợi thế của Việt Nam về pht triển du lch sinh thi
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ, tuy
chưa có nhiều thành tựu cũng như kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch sinh
thái nhưng Việt Nam có một tiềm năng du lịch sinh thái vô cùng to lớn. Với
những ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với
nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau từ vùng núi cao nguyên đến vùng đồng
bằng ven biển và hải đảo, đường bờ biển dài, rừng núi hoang sơ với nhiều khu
bảo tồn, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của
quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Trên những khu
vực cảnh quan này là địa bàn cư trú của hàng chục các dân tộc thiểu số trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn hóa
dân gian đặc sắc, là nền tảng cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên tự nhiên giàu có
Về các tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, thể hiện rõ nhất
là Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như nhiều hệ sinh thái đặc
trưng, với một lượng lớn các vườn quốc gia và khu bảo tồn. Với vị trí nằm ở
vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ
tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, có hơn 3200 km đường bờ biển,
hàng ngàn hòn đảo, địa hình đa dạng với nhiều loại hình địa chất địa mạo và khí
hậu phân hóa. Đây là cơ sở chính hình thành nên sự đa dạng sinh học đầy tiềm
năng cho phát triển du lịch sinh thái.
Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam đứng thứ 16 về sự phong phú đa
dạng sinh học, là đại diện cho khu vực Đông Nam Á về sự độc đáo và giàu có
Page 16
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
về thành phần loài. Việt Nam là cả hai "cái nôi" của các loài bản địa và một khu
vực chuyển tiếp của sinh vật từ các sinh vật phía Bắc (Himalaya phía nam
Trung Quốc), phía Nam (Malaysia, Indonesia) và phía tây (Ấn Độ-Myanmar).

Hơn nữa, do sự đa dạng của địa hình và điều kiện khí hậu Việt Nam, các loài
thực vật và động vật bản địa cũng khá phong phú. Ba loài động vật lớn đã được
phát hiện gần đây tại Việt Nam là "Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) vào năm
1992, "Mang lớn" (Megamuntiacus vuquangensis) vào năm 1993, và "Mang
Trường Sơn” (Muntiacus truongsonensis) vào năm 1996. Việt Nam được coi là
một trong mười sáu quốc gia với đa dạng sinh học cao nhất trong một loạt các
hệ sinh thái (WCMC 1962) - một điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch
sinh thái.
Sự đa dạng sinh học thể hiện trước nhất ở thành phần và số loài.
Về thành phần các loài động thực vật, Việt Nam có sự đa dạng sinh học
khá cao, với 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ
xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị
kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100
loài quả rừng ăn được Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có
1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài
cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và
thủy sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam có tới 10 loài đặc trưng của vùng
nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê
giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở
Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và
có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam.
Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm
của cây trồng nhân tạo. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm
tập trung ở Đông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện;
Đông Dương - Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt
Page 17
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung

tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến. Đây là tiền đề
cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông.
Các hệ sinh thái: Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh
thái san hô, hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái vùng cát ven biển và hệ sinh
thái rừng nhiệt đới…
Hệ sinh thái ven biển: với 3.260 km bờ biển, Việt Nam xuất hiện một loạt
các hệ sinh thái ven biển. Số lượng các loài cỏ biển ở Việt Nam đứng thứ hai
chỉ sau Philippin trong ASEAN. Thảm cỏ biển đang ngày càng phong phú từ
Bắc vào Nam và có đến 125 loài sinh vật đáy và 158 loài rong biển. Đặc biệt
loài Bò biển (Dugong - bò biển hoặc lợn biển), một loài động vật có nguy cơ
tuyệt chủng có thể được tìm thấy trong thảm cỏ biển Côn Đảo của Việt Nam.
Hệ sinh thái rạn san hô của Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương
đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó ở
khu vực ven bờ phía Bắc có 95 loài thuộc 35 chi, ở khu vực ven bờ phía Nam có
255 loài của 69 chi. Trong các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau,
nhiều loài có màu sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao. Chúng bao gồm 180 loài thực
vật phù du, 97 loài động vật phù du, 70 loài rong biển, 208 loài động vật thân
mềm, 76 loài giáp xác, và 157 loài cá. Đây là tiềm năng hấp dẫn để phát triển
ecotourism, với khu du lịch được thành lập tại đảo Cát Bà, Cô Tô, Bạch Long
Vĩ, Cồn Cỏ, Hòn Sơn Trà - Hải Vân, Côn Đảo, Phú Quốc, và hải đảo trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa Các thợ lặn có thể quan sát các rạn san hô đầy màu sắc
với một loạt các hệ động thực vật. Mẫu rạn san hô được khai thác quà lưu niệm
du lịch tại các tỉnh Quảng Ninh, Nha Trang, Côn Đảo.
Về hệ sinh thái đất ngập nước: Hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có
những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển trải
dài dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mũi Nai (Kiên Giang). Cơ quan
Môi trường Quốc gia của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000) đưa
Page 18
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở

Cần Giờ, TP.HCM
ra danh sách 79 khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia. Trong số đó
có hệ sinh thái đầm phá, chỉ tìm thấy ở miền Trung Việt Nam (phá Tam Giang -
Cầu Hai, Trà O, Trường Giang, Ô Loan, Thủy Triều, Thị Nại, và Nước Ngọt).
Tiêu biểu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố một diện tích lớn các hệ
sinh thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái ngập mặn và các hệ sinh thái
đất ngập phèn. Trong các hệ sinh thái ngập mặn thì các hệ sinh thái rừng ngập
mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi dưỡng một số lớn diệc, cò, cò lớn, cò
quăm… Tại đây có các sân chim lớn. Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của
nhiều hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn
như khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn Một dạng hệ sinh thái đất ngập nước điển
hình khác là các đầm lầy nội địa hoặc đầm phá ven bờ, trong đó có các hệ sinh
thái rừng tràm U Minh, tứ giác Long Xuyên là nổi tiếng. Các hệ sinh thái đầm
lầy nội địa kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông tạo nên các vùng đất ngập
nước lớn ở hai châu thổ, nơi có số lượng lớn chim cư trú và chim di cư hàng
năm cùng với nguồn lợi quý là mật ong rừng. Đầm phá của Việt Nam là nơi lưu
trữ cao đa dạng sinh học. Ví dụ phá Tam Giang - Cầu Hai (diện tích 21.000 ha,
là một trong những đầm phá lớn nhất trên thế giới) có tới 55 loài rong biển, cá,
tôm, cua… có giá trị kinh tế và hàng trăm tấn nhuyễn thể được thu hoạch hàng
năm. Đầm phá ở Việt Nam cũng có chứa các tài nguyên khoáng sản có giá trị
cao, giúp điều hoà khí hậu địa phương, và có thể trở thành điểm đến du lịch lý
tưởng. Rừng ngập mặn của Việt Nam phải chịu rất nhiều tàn dư trong hai cuộc
chiến tranh Đông Dương. Trong những năm gần đây, các nỗ lực tái trồng rừng
ngập mặn đã được thực hiện bởi nhiều nhóm khác nhau, từ chính quyền trung
ương và địa phương đến các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác.
Một ví dụ điển hình như Rừng ngập mặn Cần Giờ, được UNESCO công nhận là
khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 21 tháng 1 năm 2000.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy có các hoạt động hỗ trợ một loạt các loài
động vật và thực vật, trong đó có chín loài chim bị đe dọa và uy hiếp gần. Đáng
Page 19

Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
chú ý nhất, 26% cá thể một loại chim mặt đen của thế giới có thể tìm thấy tại
đây.
Hệ sinh thái cát ven biển: Tổng diện tích của bãi biển cát tại Việt Nam là
170 km2, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích). Các
nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại cát khác nhau: hệ sinh thái vùng
cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ.
Đặc biệt lớn là khối cát đỏ ở Tây Bắc Phan Thiết với các cồn di động (do gió
tạo nên) vừa có sức hấp dẫn lớn với du khách, vừa có thể phục vụ sản xuất nông
nghiệp (trồng hoa màu, dưa hấu, đào lộn hột ). Các loài sinh vật biển thường
được tìm thấy là động vật thân mềm, động vật lưỡng cư, bò sát và chim. Đáng
chú ý nhất, hệ sinh thái này cung cấp một nơi sinh sản cho một số loài rùa có
nguy cơ tuyệt chủng. Trong số các bãi biển đẹp nhiều cát tại Việt Nam là đảo
Cát Bà, Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Đồng Châu
(Thái Bình), Hải Thịnh (Nam Định), Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ
An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Ngũ Hành Sơn (Đà
Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Ninh Thuận), và Vũng Tàu.
Hệ sinh thái đá vôi: núi đá vôi phân phối chủ yếu từ phía bắc Quảng Bình.
Những ngọn núi rừng thường xanh có động vật, thực vật sống động và thực vật
hoang dã. Đây cũng là nơi để các nền văn hóa khác biệt đại diện của một số dân
tộc thiểu số Việt Nam. Du khách có thể đi lang thang trong núi đá vôi ở Cát Bà,
Ba Bể, vườn quốc gia Cúc Phương và Phong Nha - Kẻ Bàng…
Các hệ sinh thái rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn: với nét đặc trưng là hệ
thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý, các hệ sinh thái
rừng của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo.
Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn
quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi
trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du

lịch, hệ thống rừng đặc biệt bao gồm 11 công viên quốc gia rộng 259.797 ha, 61
Page 20
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
khu dự trữ tự nhiên với tổng diện tích 1.692.351 ha. Tổng diện tích rừng đặc
dụng ở Việt Nam là 3.100.034 ha, chiếm 28,4% tổng số đất lâm nghiệp
(10.915.592 ha). Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa
mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú,
có nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm
ngặt trước sự khai thác của con người, do đó nơi đây chính là điểm đến lý tưởng
cho những khách du lịch sinh thái thực thụ.
Danh sách vườn quốc gia tại Việt Nam:
Vùng Tên vườn
Năm
thành
lập
Diện
tích
(ha)
Địa điểm
Trung du
v miền núi
phía Bắc
Bi Tử Long 2001 15.783 Quảng Ninh
Ba Bể 1992 7.610 Bắc Kạn
Tam Đảo 1986 36.883
Vĩnh Phúc, Thi
Nguyên, Tuyên Quang
Xuân Sơn 2002 15.048 Phú Thọ

Hong Liên 1996 38.724 Lai Châu, Lo Cai
Đồng bằng
Bắc Bộ
Ct B 1986 15.200 Hải Phòng
Xuân Thủy 2003 7.100 Nam Đnh
Ba Vì 1991 6.986 H Nội
Cúc Phương 1966 20.000
Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa
Bình
Bắc Trung
Bộ
Bến En 1992 16.634 Thanh Hóa
Pù Mt 2001 91.113 Nghệ An
Vũ Quang 2002 55.029 H Tĩnh
Phong Nha-Kẻ
Bng
2001 200.000 Quảng Bình
Bạch Mã 1991 22.030 Thừa Thiên-Huế
Nam Phước Bình 2006 19.814 Ninh Thuận
Page 21
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Trung Bộ Núi Chúa 2003 29.865 Ninh Thuận
Tây
Nguyên
Chư Mom Ray 2002 56.621 Kon Tum
Kon Ka Kinh 2002 41.780 Gia Lai
Yok Đôn 1991 115.545 Đăk Nông, Đăk Lăk
Chư Yang Sin 2002 58.947 Đăk Lăk

Bidoup Núi B 2004 64.800 Lâm Đồng
Đông Nam
Bộ
Ct Tiên 1992 73.878
Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình
Phước
Bù Gia Mập 2002 26.032 Bình Phước
Lò Gò Xa Mt 2002 18.765 Tây Ninh
Côn Đảo 1993 15.043 B Ra-Vũng Tu
Tây Nam
Bộ
Trm Chim 1994 7.588 Đồng Thp
Mũi C Mau 2003 41.862 C Mau
U Minh Hạ 2006 8.286 C Mau
U Minh
Thượng
2002 8.053 Kiên Giang
Phú Quốc 2001 31.422 Kiên Giang

Ngoài một số vườn quốc gia nằm ở vùng sâu, vùng xa, chẳng hạn như Pù
Mát, Bến En, các vườn quốc gia lớn nằm dọc theo đường quốc lộ, các thành phố
lớn gần với giao thông thuận tiện phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái như
vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây), công viên quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình),
vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo, vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa
Thiên Huế)…
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã đầu tư trong việc cải
thiện cơ sở hạ tầng và điều tra những đặc điểm thực vật, động vật, địa chất, địa
mạo của công viên quốc gia. Các khu vực này đã trở thành địa điểm nghiên cứu
cho việc duy trì các mẫu đa dạng sinh học. Do đó, nhiều trường đại học và viện
nghiên cứu đã tổ chức các chuyến thăm cho sinh viên, cán bộ, và người nước

Page 22
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
ngoài. Kể từ năm 1987, việc thành lập các khu rừng đặc dụng tăng nhanh nhờ
sự quan tâm từ Trung ương đến cấp địa phương, sự hợp tác của các nhà khoa
học và các nhà nghiên cứu, và sự phối hợp và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và
các tổ chức phi chính phủ. Đó là trong các khu rừng du lịch sinh thái nên tiếp
tục được phát triển cho cả hai tự nhiên và giá trị văn hóa.
Bảng danh sách các khu bảo tồn loài:
Vùng Tên khu bảo tồn
Diện tích
(ha)
Địa điểm
Trung du
v miền núi
phía Bắc
Khu bảo tồn loi vượn Cao vít Trùng
Khnh
2.261 Cao Bằng
Khu bảo tồn loi v sinh cảnh Nam
Xuân Lạc
1.788 Bắc Kạn
Khu bảo tồn loi v sinh cảnh voọc
mũi hếch Khau Ca
2.010 H Giang
Khu bảo tồn loi v sinh cảnh Chế
Tạo
20.293 Yên Bi
Bắc Trung

Bộ
Khu bảo tồn Hương Nguyên 10.311
Thừa Thiên-
Huế
Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên-
Huế
Thừa Thiên-
Huế
Nam Trung
Bộ
Khu bảo tồn Sao La Quảng Nam Quảng Nam
Tây
Nguyên
Khu bảo tồn Đắk Uy 660 Kon Tum
Khu bảo tồn sinh cảnh Ea Ral 49 Đắk Lắk
Khu bảo tồn Trấp Ksơ 100 Đắk Lắk
Tây Nam
Bộ
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc
Hong
791 Hậu Giang
Khu bảo tồn thiên nhiên vườn Chim
Bạc Liêu
385 Bạc Liêu
Page 23
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Sân Chim đầm Dơi 130 C Mau
Căn cứ vào sự phân bố về mặt không gian của các vùng sinh thái đặc thù

với sự có mặt của các loài sinh vật đặc hữu, cũng như căn cứ vào các điều kiện
về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng , định hướng tổ chức không gian cho hoạt
động du lịch sinh thái ở Việt Nam theo định hướng chiến lược phát triển du lịch
đã được Chính Phủ phê duyệt được thể hiện qua bảng sau:
Khu
vực
Không gian địa
lý chủ yếu
Giá trị du lịch sinh thái điển hình Loại hình
du lịch
sinh thái
Vùng
núi và
ven
biển
Đông
Bắc
Gồm các tỉnh
Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên,
Quảng Ninh,
Hải Phòng.
Hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh
thái đất ngập nước, hệ sinh thái san
hô Tiêu biểu là khu bảo tồn thiên
nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên - Lạng Sơn;
vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn; hồ
Núi Cốc - Thái Nguyên; vườn quốc
gia Bái Tử Long - Quảng Ninh; vườn

quốc gia Cát Bà - Hải Phòng; hệ sinh
thái san hô ở khu vực Hạ Long và Cát

Tham
quan
nghiên cứu
các hệ sinh
thái đặc
thù, du lịch
mạo hiểm,
du lịch lặn
biển.
Vùng
núi Tây
Bắc -
Hoàng
Liên
Sơn
Phía Tây của 2
tỉnh Lào Cai và
Lai Châu.
Vùng sinh thái núi cao Sapa - Fan
Xi Păng với nhiều loài sinh vật ôn đới
và vườn quốc gia Hoàng Liên - nơi có
tới 38 loài động vật thuộc loài quý
hiếm cần được bảo vệ.
Tham
quan
nghiên cứu
các hệ sinh

thái vùng
núi cao, du
lịch mạo
hiểm.
Page 24
Vai trò của các nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ
môi trường thông qua phát triển du lịch sinh thái ở VN - nghiên cứu trường hợp ở
Cần Giờ, TP.HCM
Vùng
đồng
bằng
sông
Hồng
Hà Tây, Vĩnh
Phúc, Nam
Định, Thái Bình,
Ninh Bình.
4 vườn quốc gia là Ba Vì, Tam Đảo,
Xuân Thủy và Cúc Phương, lưu trữ đa
dạng sinh học cao.
Tham
quan
nghiên cứu
các hệ sinh
thái đặc
thù kết hợp
với thắng
cảnh và du
lịch văn
hóa.

Vùng
Bắc
Trung
Bộ
Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng
Bình và khu vực
Đông Nam Thừa
Thiên - Huế,
phần phía Tây
Đà Nẵng và
Quảng Nam.
Tính đa dạng sinh học cao với nhiều
vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ
Quang, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch
Mã) là những khu rừng nguyên sinh
rộng lớn. Là nơi trong thời gian qua
đã phát hiện 3 loài thú mới là Sao la,
Mang lớn và Voọc Hà Tĩnh. Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với
động Phong Nha được công nhận là di
sản thế giới.
Tham
quan
nghiên cứu
các hệ sinh
thái, du
lịch mạo
hiểm, du

lịch lặn
biển
Vùng
Nam
Trung
Bộ và
Tây
Nguyê
n
Phía Tây Tây
Nguyên, một
phần phía Bắc
Lâm Đồng
xuống đến
Khánh Hòa,
Ninh Thuận,
Bình Thuận.
Hệ sinh thái rừng khộp tiêu biểu ở
Yok Đon, hệ sinh thái đất ngập nước
ở Hồ Lắc, hệ sinh thái vùng núi cao ở
Ngọc Linh, Bidoup - Núi Bà, hệ sinh
thái san hô ở Nha Trang, hệ sinh thái
cát ở Mũi Né Đây là vùng tập trung
nhiều hệ sinh thái điển hình và cũng
là nơi được thế giới công nhận có tính
Tham
quan
nghiên cứu
các hệ sinh
thái, du

lịch mạo
hiểm, du
lịch lặn
Page 25

×