Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tổng Phân Tích Nước Tiểu 10 Thành Phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.3 KB, 7 trang )

Tổng Phân Tích Nước Tiểu 10
Thành Phần
Bài viết cung cấp cách phân tích các thông số trong tổng phân tích nước tiểu 10
thành phần. Gải thích cơ chế thay đổi của các thành phần, số lượng trong xét
nghiệm nước tiểu.
Phân tích cơ chế các rối loạn về số lượng nước tiểu
– Số lượng nước tiểu 24 giờ của người bình thường dao động từ 0,5-2l, phụ thuộc
vào:
+ Sự thải nước qua mồ hôi và hơi thở (thời tiết).
+ Điều kiện và cường độ lao động.
+ Chế độ ăn nhiều hay ít nước.
+ Khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận.
– Tùy số lượng nước tiểu bài tiết ra trong 24 giờ mà người ta chia ra: đa niệu,
thiểu niệu, vô niệu.
· Đa niệu: lượng nước tiểu >2 lít/ 24 giờ
– Cơ chế chung: do tăng áp lực lọc ở cầu thận hoặc do giảm khả năng tái hấp thu
của ống thận. VD: khi uống nhiều, dùng thuốc lợi tiểu, ít mồ hồi (trời lạnh)…
+ Đa niệu do bệnh lý của thận:
Xơ thận: tổ chức xơ phát triển xung quanh ống thận làm hẹp các mạch máu, vì thế
ống thận giảm khả năng tái hấp thu. Thường gặp ở người cao tuổi, viêm thận mạn
tính (viêm bể thận), thận giảm khả năng tái hấp thu.
Giai đoạn đầu của viêm thận cấp: xung huyết cầu thận, làm tăng áp lực lọc (ít ý
nghĩa lâm sàng).
Bệnh đái tháo nhạt ngoại biên: do TB ống thận kém nhạy cảm với ADH.
+ Đa niệu do các bệnh lý ngoài thận:
Đa niệu thẩm thấu: áp lực thẩm thấu trong lòng ống thận tăng cao, chống lại lực tái
hấp thu: đa niệu trong bệnh tiểu đường, khi truyền nhiều dung dịch manitol, 1 số
thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng áp lực thẩm thấu trong ống thận.
Bệnh đái tháo nhạt thể trung tâm: tuyến yên giảm tiết ADH.
· Thiểu niệu: lượng nước tiểu dưới 0,5 lít/ 24 giờ.
– Thiểu niệu do bệnh lý tại thận:


+ Tổn thương thực thể tại thận làm giảm khả năng lọc của cầu thận, trong khi đó
ống thận vẫn tái hấp thu bình thường. Gặp trong: viêm cầu thận, vôi hóa thận…
+ Tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu: sỏi thận, viêm ống thận (ống thận bị phù nề,
TB ống thận bong ra làm hẹp lòng ống thận).
– Thiểu niệu do bệnh lý ngoài thận:
+ Tất cả các trường hợp làm cơ thể mất nước, mất máu, lưu lượng máu giảm,
hoặc cung cấp không đủ nước, lưu lượng máu qua thận giảm khiến áp suất lọc
giảm đều dẫn đến thiểu niệu.
· Vô niệu: không có nước tiểu xuống bàng quang (trên lâm sàng, khi lượng nước
tiểu dưới 0,3 lít/ 24 giờ đã được coi là vô niệu). Gặp trong:
– Viêm ống thận cấp, TB ống thận bị phù nề, bong ra, gây hẹp và tắc, nước tiểu
nang trực tiếp đổ vào máu.
– Ngộ độc hóa chất (thủy ngân, mật cá trắm…).
– Thiếu oxy nặng ở thận (trụy tim mạch, mất máu nặng…).

Phân tích cơ chế các rối loạn về thành phần nước tiểu
– Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, mùi khai nhẹ, tỷ trọng 1,018, chứa 1
số chất chính như: clorua, phosphat, sulfat, ure, acid uric, creatinin…, 1 vài trụ
trong, 1 số TB biểu mô của đường tiết niệu và bàng quang. Có rất ít hồng cầu, bạch
cầu.
– Trong nhiều trường hợp bệnh lý của thận và ngoài thận, không những số lượng
các chất trên tăng cao mà còn xuất hiện 1 số thành phần khác mà nước tiểu bình
thường không có.
· Protein niệu
– Người bình thường có khoảng 50-100mg/ 24 giờ, nhưng với xét nghiệm thông
thường dùng trong lâm sàng thì không phát hiện được. Chỉ được coi là có protein
khi có trên 150mg/ 24 giờ.
– Protein niệu do bệnh lý tại thận:
+ Viêm cầu thận, hội chứng thận hư (thận nhiễm mỡ): do màng lọc cầu thận bị tổn
thương, nên các lỗ lọc rộng ra để lọt qua protein, trong đó đa số là albumin (vì

phân tử nhỏ, dễ lọt ra sớm), khi tổn thương cầu thận càng nặng thì tỷ lệ globulin
cũng tăng theo.
+ Do ống thận: khi chức năng tái hấp thu protein kém, lượng protein mất theo
nước tiểu tăng lên.
+ Trường hợp đứng lâu gặp ở người có thai hay bất thường về cột sống.
– Protein niệu do bệnh lý ngoài thận:
+ Viêm đường tiết niệu dưới.
+ Rối loạn tổng hợp protein, tạo nên các phân tử protein có trọng lượng phân tử
bé lọt qua được màng lọc cầu thận (VD: rối loạn tổng hợp các chuỗi nhẹ và chuỗi
nặng của kháng thể trong bệnh u tủy).
· Hồng cầu niệu
– Bình thường, hầu như không có hồng cầu trong nước tiểu. Bằng xét nghiệm cặn
Addis, bình thường có 800-1000 hồng cầu/ phút, 1000-2000 bạch cầu/phút. Khi số
lượng hồng cầu và bạch cầu lớn hơn các chỉ số trên được xem là hồng cầu niệu vi
thể.
– Hồng cầu niệu do bệnh lý của thận: viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm thận
kẽ. Nephron khi bị tổn thương có thể gây chảy máu vào lòng ống thận. Hồng cầu
niệu là 1 trong những triệu chứng của bộ phức hợp (trụ niệu, protein niệu và bạch
cầu niệu). Trong trường hợp viêm mủ ở thận thì hồng cầu niệu luôn đi kèm với
bạch cầu.
– Tổn thương đường tiết niệu: chấn thương làm vỡ các mạch máu của đường tiết
niệu, viêm bàng quang, ung thư thận, bàng quang…, nước tiểu bệnh nhân có nhiều
hồng cầu, nhìn bằng mắt thường thấy màu đỏ gọi là đái máu đại thể.
– Dùng nghiệm pháp 3 cốc có thể xác định đượng vị trí của xuất huyết:
+ Cốc đầu có máu: niệu đạo.
+ Cốc giữa có máu: bàng quang.
+ Cả 3 cốc có máu: từ niệu quản trở lên.
· Trụ niệu
– Được hình thành do chất tiết, protein, lipid của ống thận vón lại theo khuôn của
lòng ống thận.

– Điều kiện để xuất hiện trụ niệu:
+ Nồng độ protein trong nước tiểu đủ cao.
+ Lượng nước tiểu tương đối thấp và chảy chậm trong ống thận để có thời gian
hình thành trụ.
+ Có những thay đổi về lý hóa ở nước tiểu làm protein dễ đông vón.
– Phân loại trụ niệu: tùy theo các thành phần bám trên đó.
+ Trụ trong: do protein và lipid tạo nên, thường gặp trong thận nhiễm mỡ, đa u
tủy xương.
+ Trụ hạt: gặp khi viêm cầu thận. Trong trường hợp có nhiều hồng cầu có thể gặp
trụ hồng cầu (bạch cầu và hồng cầu bám trên các trụ trong).
+ Trụ liên bào: có các TB ống thận bám trên các trụ trong.

×