Tiểu luận Luật Kinh Tế
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành nghịđịnh về
việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998, trong
đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các
doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghịđịnh này đã trở thành đòn bẩy đưa lộ trình ở cổ
phần hoáđi nhanh hơn. Từ năm 1998 đến đầu năm 2002, cả nước đã cổ phần hoá
trên 800 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp
này hoạt động chủ yếu trên 3 lĩnh vực chính: thương mại, công nghiệp và xây dựng
vàđược phân bổở khắp các vùng, miền trong cả nước.
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong các doanh nghiệp nhà nước, thực
tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn nhằm
tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp mới đa sở hữu hoạt động tốt trong nền kinh tế
thị trường, mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng cường trách nhiệm của các
chủ sở hữu cũng như người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Từ nhận thức trên, em đã chọn đề tài “Trình bày một doanh nghiệp nhà
nước đã được tiến hành cổ phần hoá”. Bài viết này gồm hai phần chính:
• Chương I : Tổng quan về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam.
• Chương II: Thực trạng và tình hình cổ phần hoáở công ty vận tải và
xây dựng xuất nhập khẩu Quảng Ninh.
Với những hiểu biết còn hạn chế về vấn đề trên và thời gian nghiên cứu còn
có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót kính mong thầy cô giúp
đỡ và bổ sung để em có thể nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
1
Tiểu luận Luật Kinh Tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM
I. Khái niệm
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà nhà nước thấy không cần
nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh
nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội đểđầu
tưđổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.
II. Phân loại doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá
Đểđẩy nhanh quá trình cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước thì việc
phân loại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Hiện nay, doanh nghiệp được chia
thành ba loại để tiến thành cổ phần hoá:
1) Loại thứ nhất:
Loại doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá:
- Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ mà nhà nước độc quyền quản lý: vật
liệu nổ, hoá chất độc, in bạc, các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và
quốc tế.
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Trường hợp cổ phần hoá loại
doanh nghiệp này, thì thủ tướng chính phủđã có quyết định đối với loại doanh
nghiệp có mức vốn 10 tỷđồng trở lên, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh,
Thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với loại doanh nghiệp có mức vốn
10 tỷđống trở xuống.
2) Loại thứ hai:
Loại doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá nhưng nhà nước cần nắm cổ phần
chi phí chi phối , cổ phần đặc biệt gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷđồng.
- Khai thác quặng quý hiếm, khoáng sản quy mô lớn.
- Dịch vụ kỹ thuật khai thác dầu khí.
2
Tiểu luận Luật Kinh Tế
- Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón; thuốc chưã bệnh, hoá dược.
- Sản xuất kim loại màu, kim loại quý hiếm có quy mô lớn.
- Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện.
- Sữa chữa phương tiện bay.
- Dịch vụ khai thác bưu chính – viễn thông.
- In, xuất bản, sản xuất rượu bia, thuốc lá quy mô lớn.
- Ngân hàng đầu tư, ngân hàng cho người nghèo.
- Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn.
3) Loại thứ ba:
Các loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, không thuộc hai loại trên đều có
thểđược thực hiện cổ phần hoá trong đó nhà nước không giữđược cổ phần chi phối,
cổ phần đặc biệt vàáp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác như giao, bán,
khoán, kinh doanh cho thuê doanh nghiệp.
III. Các hình thức tiến hành cổ phần hoá :
Đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có
căn cứ váo vị trí quan trọng của từng lĩnh vực, từng ngành, từng doanh nghiệp,
từng sản phẩm trong nền kinh tế mà quyết định loại hình doanh nghiệp nhà nước. Ở
các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá sẽ theo các hình thức sau:
1- Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành
cổ phiếu thu hút thêm vốn.
2- Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp.
3- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủđiều kiện để cổ phần hoá.
4- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
IV. Quyền mua cổ phần
Cổ phần được thông báo công khai tại các doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc
bán thông qua các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các trung tâm giao
dịch chứng khoán.
3
Tiểu luận Luật Kinh Tế
Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định
cưở nước ngoài, người nước ngoài định cưở Việt Nam đều có quyền mua cổ phần ở
các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá.
Việc mua cổ phần ở các doanh nghiệp, mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ
phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hoá lần đầu được ấn định cho một pháp nhân
được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, một cá nhân được
mua không quá 5 % tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
Đối với loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, cổ
phần đặc biệt khi một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân được mua
không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần thì không hạn chế số
lượng được mua cổ phần của các pháp nhân, cá nhân nhưng phải bảo đảm số
cổđông tối thiểu theo luật quy định về công ty cổ phần.
V. Thẩm quyền quyết định các doanh nghiệp được tiến hành cổ phần
hoá.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các doanh nghiệp thành viên trong các tổng
công ty 91 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của các tổng công ty
91 đề nghị.
Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các doanh nghiệp thành
viên trong tổng công ty 90 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của
tổng công ty đề nghị.
Các Bộ trưởng, Thủ tướng, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các doanh nghiệp
thuộc quyền quản lý của mình được tiến hành cổ phần hoá .
VI. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành
công ty cổ phần.
4
Tiểu luận Luật Kinh Tế
Sau khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp sẽ hoạt động theo chếđộ công ty
cổ phần quy định trong Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1-1-2000.
Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, hồ
sơđăng ký gồm những giấy tờ sau:
1. Quyết định chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần của cơ quan có
thẩm quyền.
2. Điều lệ công ty đãđược đại hội cổđông thông qua.
3. Biên bản bầu Hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành.
4. Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá.
VII. Những ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần
hoá.
Trước tình hình tốc độ cổ phần hoá diễn ra quá chậm chạp, Nhà nước đã có
những chủ trương khá thông thoáng trong việc ưu đãi đối với các doanh nghiệp
đãđược cổ phần hoá :
1. Được hưởng những ưu đãi quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong
nước không đủđiều kiện hưởng ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước
thìđược giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 2 năm đầu.
2. Được miễn phí lệ phí trước bạ trong việc chuyển tài sản Nhà nước trong
nước thành tài sản công ty cổ phần.
3. Tiếp tục vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhưđãáp dụng với
các doanh nghiệp nhà nước.
4. Tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
5. Được duy trì các loại quỹ như trước.
6. Người lao động trong doanh nghiệp được ưu đãi trong việc mua cổ phần của
doanh nghiệp.
5