Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.77 KB, 12 trang )

Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng quan điểm cơ bản phản ánh thực
tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thuộc địa trên cơ sở vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ nhân loại nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Trong những di sản tư tưởng mà Người để lại, những luận điểm về Đảng Cộng sản
Việt Nam, về xây dựng Đảng là một phần cực kỳ quan trọng. Bởi sự ra đời của Đảng
đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt thời kì khủng
hoảng về đường lối cứu nước trong những năm đầu thế kỷ XX. Đảng là ngọn cờ đoàn
kết các yếu tố giai cấp, dân tộc, quốc tế, tạo thành sức mạng tổng hợp giúp cách mạng
Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với mong muốn được hiểu sâu
hơn về tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, em đã quyết định chọn đề tài:
“Phân tích tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí
Minh” làm đề tài cho bài tập lớn học kỳ.
NỘI DUNG
Hồ Chí Minh viết “Chủ nghĩa Mác – lênin kết hợp với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương
(Đảng Cộng Sản Việt Nam – chương trình tóm tắt của Đản) vào đầu năm 1930. Điều
đó chứng tỏ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở của những tiền đề sau:
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin: cơ sở tư tưởng – lý luận để thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết,
là nguyên tắc, là quy luật chung của lịch sử để đi lên chủ nghĩa xã hội, là học thuyết
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất. Trong tác phẩm “Đường cách
mênh”, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “ bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính, chắc chắn nhất chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Chính vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học
thuyết của C.Mác và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
của V.I.Lênin.


1.1. Quan điểm của Mác – Lênin về vẫn đề thành lập Đảng Cộng sản
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 1
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
C.Mác và V.I.Lênin chủ yếu quan tâm đến vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở
các nước tư bản chủ nghĩa với nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng la2
động làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản, lật đổ áp bức, bóc lột và tiến lên xây
dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; xã hội không còn áp bức,
bóc lột, không còn bất bình đẳng và bất công, con người được giải phóng hoàn toàn
và đươc tạo mọi điều kiện cần thiết để tự do phát triển hết những khả năng sẵn có của
mình. Mác – Lênin khẳng định: Đảng Cộng sản phải là sự kết hợp của chủ nghĩa
Mác với phong trào công nhân phương Tây.
Chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội thực sự nhân đạo và là hệ tư tưởng khoa
học của giai cấp vô sản, cung cấp cho tất cả các dân tộc những nguyên lý và quy luật
chung cho việc thành lập Đảng. Còn giai cấp công nhân phương Tây là giai cấp tiên
tiến, đông đảo về lực lượng, có ý thức tổ chức và kỷ luật, có tinh thần tự giác cao
trong các hoạt động, có tri thức, trình độ khoa học, kỹ thuật và dễ tiếp thu cái mới,
được trang bị hệ tư tưởng mới – hệ tư tưởng vô sản, lại được rèn luyện, được thử
thách trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử giải
phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với phong trào
công nhân phương Tây sẽ đưa cách mạng đến thắng lợi. Song để hoàn thành được sứ
mệnh cao cả đó, giai cấp công nhân phương Tây cần phải có một chính Đảng lãnh
đạo. Đảng đó phải được tổ chức theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin và tuyệt
đối trung thành với lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin hay hệ tư
tưởng vô sản. Và chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, chính đảng đó chính là Đảng Cộng
sản. Sự ra đời của Đảng Cộng sản là yếu tố khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh chống
áp bức bóc lột. Đảng phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến
lược, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân, mọi
chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân,
đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động.
Chính vì vậy, việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân

phương Tây là một tất yếu khách quan và sản phẩm của nó chính là Đảng cộng sản ở
các nước phương Tây.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề thành lâp Đảng Cộng sản
Khác với Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lại quan tâm đến thành lập Đảng ở các
nước thuộc địa lạc hậu, kinh tế kém phát triển và những tàn tích phong kiến còn
rất nặng nề với hai nhiệm vụ là đánh đuổi xâm lược và lật đổ áp bức, bóc lột xây
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 2
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
dựng xã hội mới. Nếu như cuộc cách mạng ở các nước tư bản phát triển có đặc điểm
là cách mạng vô sản – cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm trực tiếp giải phóng giai cấp
vô sản, từ đó giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác và giải phóng con
người. Thì cách mạng ở các nước thuộc địa lạc hậu trước hết phải là cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, nhằm mục đích trước hết là giải phóng dân tộc, từ đó đi đến
giải phóng xã hội (tức là giải phóng giai cấp) và giải phóng con người.
Nhận thức rõ đặc điểm và tình hình thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ, là một
nước thuộc địa, lạc hậu, phụ thuộc, tàn tích phong kiến còn nặng nề, kinh tế kém phát
triển, Hồ Chí Minh nhận ra rằng không thể áp dụng nguyên xi công thức của Mác
– Lênin vào Việt Nam, nếu chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân
thì không thể thực hiện được cách mạng vô sản vì khác với giai cấp công nhân ở các
nước phát triển, giai cấp công nhân ở Việt Nam còn nhiều hạn chế . Tuy nhiên, Hồ
Chí Minh nhận thấy rằng việc thành lập Đảng cộng sản ở các nước thuộc địa nói
chung và Việt Nam nói riêng không thể tách rời công thức của Mác – Lênin, vấn đề là
cần phải tìm kiếm cơ sở hiện thực để bổ sung vào công thức của Mác – Lênin.
Hồ Chi Minh nhận thức sâu sắc rằng cứu nước là sự nghiệp của nhiều người,
của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, của cả dân tộc chứ không thể là công
việc của một vài người, của một nhóm người hay của riêng một giai cấp nào.Bên cạnh
giai cấp công nhân, cả dân tộc Việt Nam là một lực lượng đông đảo và có bề dày lịch
sử đâu tranh chống ngoại xâm, chông áp bức, bóc lột. Vì vậy, Người luôn quan tâm
tìm kiếm một lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam, tìm kiếm những cơ sở
hiện thức trong thực tiễn xã hội Việt Nam để dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản.

Cơ sở hiện thực đó chính là tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, anh dũng, bất khuất
của dân tộc Việt Nam hay chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là lực lượng tiến bộ trong
dân tộc, là một tổ chức chính trị tiên phong, vững mạnh, có khả năng đề ra được
đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; có khả năng vận động,tổ chức, tập
hợp toàn dân tộc và gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản trên thế
giới. Đồng thời Đảng phải có khả năng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát động
cách mạng, lãnh đạo đưa cuộc cách mạng đi đến thắng lợi, thành công cuối cùng. Nói
cách khác, Đảng cộng sản Việt Nam phải là một tổ chức chính trị mang hệ tư tưởng
Mác – Lênin, có khả năng truyền bá hệ tư tưởng đó trong dân tộc và luôn thống nhất
về ý chí và hành động.
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 3
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
2. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Nếu Đảng cộng sản ở các nước phương Tây ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa
Mác và phong trào công nhân thì Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của ba
yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng
Đảng, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu sắc tình hình thực tế của Việt Nam, là một
nước phong kiến nửa thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm đa số,
Người đã nhận ra được đặc điểm của phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam lúc bấy giờ:
2.1. Về phong trào công nhân:
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp và phát triển mạnh mẽ trong chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ hai. Ngoài những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân thế giới là: chịu
sự áp bức bóc lột nặng nề, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ và sống tập
trung, có tinh thần kỷ luật cao thì giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc
điểm riêng đó là chịu ba tầng áp bức bóc lột, xuất phát từ nông dân nên dễ hình thành

liên minh công nông, được kế thừa kế truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha
và ngay từ khi ra đời đã tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin chân chính. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Giai cấp công nhân là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt
Nam”.
Điểm mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam là kiên quyết, triệt để, tập thể, có
tổ chức, có kỷ luật. Là giai cấp tiên tiến nhất trong lực lượng sản xuất, là giai cấp cách
mạng và giữ vai trò lãnh đạo và nhạy bén với cái mới, có truyền thống yêu nước, cần
cù lao động, gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn hạn chế là
mỏng về số lượng, mật độ còn thưa thớt (lúc bấy giờ mới chỉ tập trung ở ba địa điểm
là mỏ than Quảng Ninh, đường sắt Bắc – Nam, cảng Bason), còn non về trình độ, kinh
nghiệm chiến đâu, lại xuất phát từ nông dân nên còn mang nhiều đặc điểm tiểu nông.
2.2. Về phong trào yêu nước:
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 4
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Bước sang những năm đầu thế kỷ XX với sự du nhập của các trào lưu tư tưởng
tiến bộ từ bên ngoài vào như cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868, cách mạng
Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911, Cùng với sự tác động của chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, phong trào yêu nước ở Việt Nam diên ra
mạnh mẽ, tiêu biểu như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn
Thiện Thuật, Hương Khê của Phan Đình Phùng, khởi nghĩa nông dân Yên Thế do
Hoàng HoaThám lãnh đạo, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy
Tân của Phan Châu Trinh Ngoài ra, phong trào yêu nước ở Việt Nam còn có những
bước chuyển biến lớn với sự ra đời của hàng loạt các tổ chức chính trị của giai cấp tư
sản dân tộc như Đảng lập hiến, Việt Nam quốc dân Đảng, của tầng lớp tiểu tư sản tri
thức như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt , đã dấy lên một phong trào đấu tranh
rộng khắp cả nước thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia như phong trào
trấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, phong trào đòi thả Phan Bội Châu năm 1925 và
đám tang Phan Châu Trinh năm 1926

Phong trào yêu nước có điểm mạnh là đông về số lượng, mật độ dày, có nhiều
kinh nghiệm chiến đấu, diễn ra sôi nỗi, lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia.
Tuy nhiên, phong trào yêu nước vẫn còn nhiều hạn chế như diễn ra rời rạc, lẻ
tẻ, không liên kết với nhau (cụ thể khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật thì
diễn ra ở vùng lau sậy thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ
của tỉnh Hưng Yên; trong khi khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng diễn ra ở
các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; còn khởi nghĩa Yên Thế của
Hoàng Hoa Thám lại diễn ra ở vùng Tây Bắc của Bắc Giang giữa các cuộc khởi nghĩa
này chưa có sự liên kết với nhau); hầu hết người lãnh đạo là nhà nho nên bị hạn chế
bởi tư tưởng phong kiến, tư sản; và hạn chế lớn nhất là thiếu một lực lượng có khả
năng đề ra đường lối đấu tranh và lãnh đạo phong trào yêu nước đi đến thắng lợi cuối
cùng nên các phong trào yêu nước ở Việt Nam lúc bấy giờ đều đi đến thất bại. Nhận
xét về phong trào yêu nước thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã từng nói: Người khâm phục
các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Cụ Phan Châu Trinh
chủ trương yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác gì “xin giặc rủ
lòng thương”; cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác gì
“đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; cụ Hoàng Hoa Thám thì thực tế hơn, trực tiếp
đấu tranh chống Pháp nhưng “còn nặng cốt cách phong kiến”.
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 5
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
2.3. Tính tất yếu của sự kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu
nước.
Ta có thể thấy, phong trào công nhân và phong trào yêu nước đều có những
điểm mạnh, điểm yếu riêng nhưng hai phong trào này đều có một mục tiêu chung,
một yêu cầu chung, đó là giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập,
nhân dân Việt Nam có cuộc sống tự do, hạnh phúc và điều đặc biệt ta có thể nhận thấy
rõ là hạn chế của phong trào công nhân lại chính là điểm mạnh của phong trào yêu
nước.
Nhận thức được điều đó, Hồ Chí Minh thấy rõ sự liên kết giữa phong trào công

nhân và phong trào yêu nước là vô cùng quan trọng bởi nếu kết hợp được phong trào
yêu nước của đông đảo quần chúng nhân dân với phong trào công nhân thì sẽ tạo ra
sức mạnh to lớn đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng, đó là sự kết hợp tạo nên
sức mạnh của trí tuệ và sức mạnh của lực lượng. Nếu phong trào công nhân không
gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của phong trào
yêu nước thì cách mạng cũng không đủ lực lượng để mở rộng cuộc đấu tranh và đưa
nó đến thắng lợi. Ngược lại, nếu phong trào yêu nước không được dẫn dắt bởi giai cấp
công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản thì sẽ không có đường lối, chính sách
phù hợp nên cuộc đấu tranh của nó cũng không thể đi đến thắng lợi được.
Thành công của Hồ Chí Minh là đã kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng đảng kiểu mới với việc phân tích tình
hình thực tế của cách mạng Việt Nam để hoàn thiện lý luận về xây dựng đảng của
mình. Việc gắn phong trào công nhân với phong trào yêu nước, giai cấp với dân tộc
của Hồ Chí Minh đã có lúc bị đánh giá là nặng về dân tộc, nhẹ về giai cấp. Song thực
tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới đã đã kiểm nghiệm và
chứng minh quan điểm về việc gắn chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước, giai cấp với dân tộc là hoàn toàn đúng đắn. Sự gắn bó ấy không
chỉ đúng với cách mạng Việt Nam, với cách mạng của các nước thuộc địa, mà còn
đúng với tất cả những nước đang đi vào con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.Những hoạt động thực tiễn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới
thành lập Đảng.
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Hồ Chí
Minh không những đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của một chính đảng
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 6
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
cách mạng mà còn chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người
khẳng định: “muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng cách
mạng, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị
áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững thì cách mạng mới thành công,

cũng như người cầm lai có vững thì thuyền mới chạy”.Với nhận thức đó, từ rất sớm,
trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm chú ý đến việc
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để tiến tới thành lập một chính đảng cách
mạng ở Việt Nam.
3.1. Giai đoạn 1921 - 1929
Sau khi được đọc tác phẩm “Sở thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc. Người cùng với những đồng chí cánh tả của Đảng Xã hội
Pháp đã biểu quyết tán thành Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp, trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Kể từ đó, Nguyễn Ái Quốc đi sâu
nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, chế độ XôViết mới ra đời và tích cự tham gia
nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản.
Năm 1921 Hội liên hiệp thuộc địa được thành lập. Hội có nhiệm vụ tuyên
truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa, củng cố tinh thần đoàn kết của
nhân dân các nước thuộc địa với nhau và cổ vũ phong trào đấu tranh của họ chống
thực dân, đế quốc.
Bốn năm sau, năm 1925 Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông được
thành lập.
Đây là những tổ chức quốc tế đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc mà
Nguyễn Ái Quốc vừa là người khởi xướng, vừa là người tổ chức, lãnh đạo với vai trò
chủ yếu nhất. Các hội này được thành lập nhằm mục đích liên kết các dân tộc thuộc
địa lại đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi quốc tế. Như vậy từ một
người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một người cộng sản, một chiến sĩ quốc
tế của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Người đã kết hợp chặt
chẽ các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế vô sản. Đây là sự chuẩn bị quan trọng về tư tưởng cho cách mạng Việt
Nam.
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 7
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Tháng 6 - 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt

Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội) - tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản
Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc chuẩn bị về cả ba mặt
chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng sau này. Thông qua tổ chức
tiền thân Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có Cộng sản đoàn làm nòng cốt,
Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa
Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, bằng cách mở các lớp huấn luyện tại
Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927. Sau các khóa học phần lớn họ trở về nước
để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn số ít được chọn vào
Trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu và Trường đại học Phương Đông của
Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva học tập, sau đó trở về Việt Nam hoạt động trong
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác, làm cho
phong trào chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Những chuẩn bị này của Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho sự gặp gỡ tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam với tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất thời đại là chủ nghĩa Mác –
Lênin.
Mùa thu năm 1928, Hồ Chí Minh từ Châu Âu đến Thái Lan để tuyên truyền và
huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang
Thái Lan hoạt động.
Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan sang Trung Quốc.
3.2. Giai đoạn 1929 - 1930
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam từ giữa năm 1929 đến đầu năm
1930: Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6 năm 1929) ở Bắc kỳ, An Nam Cộng sản
Đảng (8 năm 1929) ở Nam kỳ và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (tháng 1 năm
1930) ở Trung kỳ là sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước dâng cao, là sản phẩm tất yếu của sự chuyển biến ý thức hệ.Những người cách
mạng Việt Nam trong nước đã nhận thấy rằng tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên không còn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, cần phải có Đảng Cộng sản
thay thế. Tuy nhiên trong một nước không thể cùng tồn tại ba tổ chức cộng sản có
cùng mục tiêu, lý tưởng bởi mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong
kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên lại

hoạt động phân tán, chia rẽ, mâu thuẫn, làm ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng
Việt Nam. Đảng Đông Dương Cộng sản Đảng phê An Nam Cộng sản Đảng là “hoạt
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 8
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
đầu, giả cách mạng”, An Nam Công sản Đảng chỉ trích Đông Dương Cộng sản Đảng
là “chưa thật cộng sản”, “chưa thật Bôn-sê-vích”. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ,
phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng, là nhiệm vụ
cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam.
3.3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước tình hình đó, với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc đã về nước triệu tập đại biểu và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản
thành một Đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930, đáp ứng
đòi hỏi bức thiết mà cách mạng Việt Nam đang đặt ra, mở ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại
của cách mạng Việt Nam.
Như vậy thông qua những hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã
chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhất vê mặt chính trị, tư tưởng cũng như tổ chức
đễ dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
KẾT LUẬN
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của thực
tiễn cách mạng Việt Nam, là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công
nhân và phong trào yêu nước. Đây chính là sự sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh sau
khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, đã đưa ra những luận điểm mới, phù hợp với
tình hình thực tiễn của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước
ngoặt của cách mạng Việt Nam, từ đây phong trào đấu tranh đã có đường lối, chủ
trương đúng đắn, có lực lượng lãnh đạo sáng suốt, từ đó dẫn đến những thành công
liên tiếp của cách mạng Việt Nam, tiến tới thắng lợi trong công cuộc giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp.
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 9
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo duc và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2009.
2. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia cán bộ môn khoa
học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2003.
3. PGS.TS.Nguyễn Mạnh Tường (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh – nhận thức
và vận dụng , Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội – 2013.
4. TS. Trần Thị Huyền – Phạm Quốc Thành (đồng chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh (Hỏi – Đáp), Nhà xuất bản Giáo dục.
Webtises:
1.
2.
co_id=30061&cn_id=210418
3.
1387738.html
4.
MỤC LỤC
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 10
Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
VŨ THỊ NHƯ – 381236 – LỚP N05.TL4 – NHÓM 02 Page 11

×