Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận Thị trường dệt may Việt Nam và Thế Giới trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.03 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ĐÕn bây giê người ta mới thấy việc đặt tên cho sản phẩm hoặc công ty của mình là
quan trọng đén nhường nào. ở các nước Châu Âu người ta đã nghiên cứu cả cách đặt tên
cho convới mong muốn cái tên đó sẽ đem lại sự giỏi giangvà thành đạt còn nhiều công
ty ở nước ngoài khi tìm kiếm đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm thường thuê hẳn chuyên
gia.
Nhưng người ta bắt đầu quan tâm đến thường hiệu từ bao giê vậy?
Vào thập niên những năm 80 cuộc tranh giành nhãn hiệu sữa ông thọđình đám có lẽ đã
thức tỉnh nhiều doanh nghiệp về tầm quan trọng của một cái tênmà công chúng thừa
nhận quan trọng như thế nào, tuy lúc này cũng Ýt người quan tâm. Nhưng bây giê
người ta giành giật nhau chiếm hữu những cái tên”Đẹp”, “có giá”,người ta kiện nhau
cũng vì cái tên. đã đến lúc người ta nghiệm ra rằng cái tên cho sản phẩm ngày nay
không những nghe được mà còn có thể bán được.sau khi hiệp định thương mai Việt-Mỹ
được ký kết, Việt Nam gia nhập AFTA, Thương hiệu đã trở thành một vấn đề nóng hổi
khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế quốc tế bởi vì thế kỷ thứ 21 là thế kỷ người ta cạnh
tranh nhau không chỉ vì chất lượng sản phẩm, giá cả, các dịch vụ mà là cạnh tranh
thương hiệu.
Nghành Dệt May đang được xem là một trong những nghành công nghiệp mòi nhọn,
với những lợi thế mà các ngành khác không có được như vốn đầu tư không lớn, thời
gian thu hồi vốn nhanh, thu hót được nhiều lao động đặc biệt đây là nghành có nhiều lợi
thế để mở rộng thị trường cũng như thị trường nước ngoài, đặc biệt là xuất khẩu. Tuy
nhiên như bất kỳ một mặt hàng nào khác, muốn xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dệt
may mà nhất là may Việt Nam sẽ mãi chỉ là ”may gia công”. Hiện nay khi phần lớn các
sản phẩm của nghành chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới, thì cách tốt nhất để xâm
nhập thị trường nước ngoài là mua bằng sáng chế nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước
1
ngoài để sản xuất ra các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, để có thể xâm nhập vào thị
trường nước ngoài bằng sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam”.

PHẦN I. THƯƠNG HIỆU - TÀI SẢN CỦA CÔNG TY, SỨC MẠNH CẠNH TRANH
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HIỆN NAY.


I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU HÀNG HOÁ.
1.Nhãn hiệu (Entiquette) là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng màu sác được truyền đạt qua
kênh thị giác dùng để xác nhận sản phẩm này với sản phẩm khác và để phân biệt của
sản phẩm mình đối với đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu là những nhãn hiệu trong lĩnh vực kinh doanh mang tính chất phấp lý.
Thương hiêu có thể nhượng bán
2.Các quyết định của công ty về Nhãn hiệu- Thương hiệu hàng hoá
3.Vai trò vị trí của Nhãn hiệu trong kinh doanh
- Khẳng định vị trí,tên tuổi, danh tiếng của doanh nghiệp trên thương trườnggiúp doanh
nghiệp có thể đưa hàng của mình thâm nhập thị trường nước ngoài qua đó có thể mở
rộng thị trường
- Uy tín của thươnghiệu chính là điểm mấu chốtgiữ vững thị phần. Một doanh nghiệp
thành đạt hay không phải thể hiện được trình độ tăng trưởngvà lợi nhuận,mức đóng góp
cho ngân sách nhà nước
- Thuận lợi hơn trong kinh doanh :
+ Qua việc ghi nhãn hàng hoá doanh nghiệp có thể giới thiệu hàng mình bán và đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu của người muađẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp đầy đủ minh
bạch chi tiết các thông tin về hàng hoá cho những người cần tim hiểu
+ Phù hợp với việc hội nhập kinh tế thương mai thế giới
+ Nhãn hàng còn có tác dụng chống hàng giả
4.Các bước trong tiến trình xây dựng Nhãn Hiệu- Thương Hiệu cho một công ty
2
- Xác định các yếu tố của thương hiệu như: tên gọi, lôgô,kiểu dáng, câu slogan
- Thiết lập chương trình maketing để hỗ trợ: bao gồm 4 chiến lược về sản phẩm giá cả
phân phối và tiếp thị.
- Tận dụng tất cả các yếu tố phối hợp hỗ trợ như:uy tín của công ty , hệ thống phân phối
, thương hiệu trước đó đã có vị thế
- Bước kế tiếp cũng không kém phần quan trọng là doanh nghiệp cần tiến hành định vị
cho thương hiệu. Nói cho dễ hiểu định vị thương hiệu chính làtổng hợp tất cả các hoạt
động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí trong nhận thức của khách hàng

(so với đối thủ cạnh tranh).
III.THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA
CÁC CÔNG TY VIỆT NAM HIỆN NAY.
1.Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
- Còn nhiều doanh nghiệpviệt nam chưa quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá
thương hiệu, chưa xem thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp. Đó là nhận định
chung của các chuyên gia tham gia hội thảo với chủ đề trao đổi kinh nghiệm xây dựng
và quảng bá thương hiệu do câu lạc bộ hàng việt nam chất lương cao (CLBHVNCLC)tổ
chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả cuộc điều tra mới đây do sở thương mại thành phố phối hợp với
CLBHVNCLC tiến hành đối với 500 doanh nghiệp cho thấy.
+ Chỉ có 30% doanh nghiệp nghĩ rằng thương hiệu sẽ giúp họ bán hàng được giá hơn
+ 50% doanh nghiệp chưa hề có bộ 0phận chuyên trách về tiếp thị thương hiệu , các
hoạt động quảng bá chủ yếu do ban giám đốc quyết định.
+ Gần80% doanh nghiệp chưa có chức danh nào cho việc quản lý về thương hiệu.
+ 20% chưa hề đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu.
+ Trên 70% chỉ đầu tư với mức trong khoảng từ 2,6-5,2% doanh thu cho việc quảng bá
thương hiệu.
3
- Trong số những doanh nghiệp được diều tra , những doanh nghiệp tự xây dựng thương
hiệu chủ yếu chỉ thực hiện dưới hai hình thức là quảng cáo và đăng ký thương hiệu ,
hầu hết các doanh nghiệp không muốn sử dụng hết các lực lượng chuyên nghiệp bên
ngoài cho việc xây dựng quảng cáo thương hiệu vì sợ bị tiết lé thông tin
2. Mất nhãn hiệu hàng Việt Nam.
- Giới doanh nhân cả nước đang hết sức bàng hoàng trước hiện tượng một số thương
hiệu hàng hoá đang bị mất nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của doanh nghiệp việt nam bị
chính các đối tác nước ngoài chiếm đoạt bằng cách đăng ký trước nhãn hiệu với cơ
quan bảo hộ sở hữu đối với công nghiệp ở nước ngoài
- Điều đáng lo ngại là xu hướng”chiếm đoạt” nhãn hiệu của các doanh nghiệp việt nam
đang ngày càng gia tăng và chủ yếu tập trung ở một số thị trường mà hàng việt nam

chiếm thị phần khá lớn, quen thuộc với khách hàng và được người tiêu dùng tín nhiệm.
- Việc mất nhãn hiệu sẽ gây tổn hại trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp việt nam buộc họ phải từ bỏ thị trường đó hoặc phải mất công gây dựng
lại một nhãn hiệu khác để thâm nhập lại thị trường hoặc nếu còn muốn giành lại nhãn
hiệu của mình các doanh nghiệp sẽ phải theo đuổi các vụ kiện tụng quốc tế cực kỳ tốn
kém mà phần thắng hết sức mong manh.
PHẦN II. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI
GIAN QUA.
I.THỊ TRƯỜNG DỆT MAY THẾ GIỚI
1.Xu hướng sản xuất và tiêu thụ:
- Với dân số trên 6 tỷ người thế giới là thị trường tiêu thụ rất nhiều sản phẩm nghành
dệt may. Cùng với thu nhập của thế giới tăng lên nhu cầu ăn mặc mua sắm tănglên
ngoài ra hoạt động thời trang diễn ra mang tính chất xuyên quốc gia sẽ là cơ hội để
nghành dệt may phát triển rất mạnh trong thời gian tới. Con người lại có xu hướng quay
về với thiên nhiên. Do vây, những sản phẩm dệt may có xuất xứ từ thiên nhiên như tằm
tơ lanh, thổ cẩm sẽ là những sản phẩm được người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng.
4
- Phong trào bảo vệ động vật hoang dã đang diễn ra trong phạm vi thế giới đã lam cho
nhu cầu các sản phẩm may tư nguyên liệu da động vật thu hẹp. điều này đặt nghành dệt
may thế giới phải thế băng các sản phẩm khác có chức nằng tương đương.
- Không khí bị ô nhiễm nặng nề con người cần có những sản phẩm may đặc biệt để bảo
vệ da.
- Xu hương của thế giới hiện nay là nghành dệt may đang chuyển dần sàng các nước
đạng phát triển.
2.Xu hướng tự do hoá mậu dịch.
- Tham gia vào AFTA, thực hiện tiến trình CEPT Việt Nam sẽ có điều kiện xuất khẩu
hàng dệt may hơn vào một thị trường hơn 400 triệu dân của khu vực ASEAN với sự đòi
hỏi chất lượng sản phẩm không quá cao như thị trường Âu- Mỹ.
3.Thị trường.
- Hàng dệt may việt nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực thị trường có hạn nghạch

và thị trường phi hạn nghạch.
4.Các đối thủ cạnh trạnh.
- Các thành viên khác của ASEAN các nước này có lợi thế là có sẵn thị trường tiêu thụ
tự túc được nguyên liệu và các phụ kiện có chất lượng cao nên càng giảm được giá
thành sản phẩm, hơn nữa hàng dệt may của ASEAN đã có nhiều nhãn hiệu quen thuộc
có uy tín trên thị trường thế giới.
- Mét đối thủ cạnh tranh nguy hiểm khác đối với hàng dệt may việt nam chính là trung
quốc.
- Các nước NICs trước đây cũng là những đối thủ cạnh tranh quan trọng trong sản xuất
và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới.
- Ân Độ, Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cũng là những nhà sản xuất tơ lụa
nổi tiếng mà các doanh nghiệp việt nam phải tính đến khi tham gia vào thị trường khu
vực và thế giới.
II. DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
5
Dự báo nhu cầu hàng may mặc của thế giới từ năm 2005 đến 2020
Năm Khối lượng(triệu Tờn) Mức tiêu thụ bình
quân(kg/người)
2005 52,74 7,1
2020 70,00 9,2
(Nguồn: TEXTILE ASIA 12/2000)
III.THỊ TRƯỜNG DỆT MAY VIỆT NAM
1.thành tựu:
- Năm 2002 kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,7 tỷ USD tăng 7,2% so với năm
2001, gấp 2 lần so với năm 1998 , là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. đáng
chú ý là xuất khẩu sang thị trường HOA KY đã có bước tăng trưởng đáng kể , về kim
nghạch xuất khẩu hàng dệt đạt 900 triệu USD (chiếm 37,5% kim nghạch xuất khẩu sang
hoa kỳ).
2.Qúa trình hình thành phát triển của tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX)
- Tổng Công Ty dệt may Việt Nam (VINATEX) được thành lập ngày 06/09/1995 trên

cơ sở sát nhập tổng công ty dệt và tổng công ty may trước đây. tổng công ty dệt may
việt nam là cơ quan quản lý nhà nước đối với nghành dệt may. Tổng Công Ty dệt may
Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Công Ty ) là Tổng Công Ty nhà nước, do thủ tướng
chính phủ quyết định thành lập, gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập,
đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có quan hệ gắn bó với nhau về lợi Ých
kinh tế, tài chính công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu tiếp thị hoạt động trong
nghành dệt, may mặc nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và
hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả
6
kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công Ty ; đáp ứng nhu cầu thị
trường.
- Tổng Công Ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt, may mặc từ đầu tư sản xuất
tới cung ứng tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nhiên liệu nguyên liệu phụ liệu, thiết bị,
phụ tùng, sản phẩm dệt , may và các hàng hoá khác liên quan đếnnghành dệt, may; liên
doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước ; nghiên cứu ứng dùng công nghệvà
kỹ thuật tiên tiến; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật; tiến
hành kinh doanh nghành nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác
do nhà nước giao.
- Tổng Công Ty có:
+ Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
+ Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng
Công Ty quản lý.
+ Con dấu tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng trong nước, nước ngoài.
+ Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của chính phủ và theo hướng
dẫn của Bộ tài chính.
+ Tên giao dịch quốc tế là Việt Nam NATIONAL TEXTILE AND GARMENT
CORPORATION, viết tắt là VINATEX.
Trụ sở chính của Tổng Công Ty đặt tại thành phố Hà Nội.
A-Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

1-Về hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
Với hai thị trường truyền thống là EU và Nhật Bản, năm qua Tổng Công Ty giặp nhiều
khó khăn về hạn nghạch (EU) Và thị trường thu hẹp (Nhật Bản) với hai mặt hàng chủ
lực: dệt kim và khăn bông. Tuy nhiên Tổng Công Ty đã áp dụng mọi biện pháp để giữ
chân khách hàng, tận dụng hạn nghạch giữ vững thị trường . bằng sự chuẩn bị kỹ
càng,khi thị trường trường Mỹ được mở ra Tổng Công Ty đã kịp thời khai thác có kết
7
quảkim nghạch xuất khẩu vào Mỹ của Tổng Công Ty đạt khoảng 200 triệu USD, chiếm
1/5 kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ, chiếm 30% kim nghạch
xuất khẩu của Tổng Công Ty năm 2002.
2-Về hoạt động kinh doanh nội địa:
Chuẩn bị cho thực hiện AFTA. Nhiều doanh nghiệp trong Tổng Công Ty như: dệt may
hà nội, may 10, may đức giang, may nhà bè đã đạt doanh số bán ở thị trường nội địa từ
40- 60 tỷ đồng.để thúc công ty may việt tiến đạt 65 tỷ đồng . để các doanh nghiệp phát
triển thị trường nội địa, Tổng Công Ty đã tổ chức hội nghị bàn việc này. trong các giải
pháp việc phát triển thị trường nội bộ (liên kết dệt với dệt, dệt với may) được chú trọng.
Trong hội chợ thị trường nội bộ của Tổng Công Ty được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh,
hàng chục hợp đồng được ký ngay tại chỗ và nhiều hợp đồng được ký ngay sau đó.
Tổng Công Ty đã thành lập công ty kinh doanh hàng thời trang, mở tám siêu thị bán
hàng dệt may.

3- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VINATEX trong thời gian qua:
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 1996 1997 1998 1999 2000
Gía trị TSL Tỷ Đồng 3.276 3.686 4.042 4.505 5.120
Doanh Thu Tỷ Đồng 4.953 5.462 5.881 6.578 8.038
Xuất Khẩu

Triệu
USD
395 472 451 484 546

LN trước thuế Tỷ Đồng 11 63 33 59 81
LN sau thuế Tỷ Đồng 48 50 42 45 60
Lao Động 1000 88,9 88 90 86,6 89,2
8
Người
Tổng quỹ
Lương
Tỷ Đồng 163 134 140 209 241
Thu nhập
bình quân
1000Đ 682 811 868 960 1.090
Bảo toàn
vốn nhà nước
Tỷ Đồng 1.640 1.774 1.815 1.988
3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NHÃN HIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY
DỆT MAY (VINATEX)
A- ĐÈy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Hiện nay hàng dệt may nước ta gia công cho nước ngoài vẫn còn chiếm tỷ trọng cao,
rất Ýt doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc bằng chính thương hiệu của mình. Vì
vậy để có thể mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ củng cố thị trường
truyền thống EU, Nhật, các nước công nghiệp SNG và đông Âu, tăng nhanh xuất khẩu
trực tiếp bằng thương hiệu của mình nghành dệt may cần xây dùng cho chiến lượcđồng
bộ từ khâu cải tiến mẫu mã tăng chủng loại mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm tối đa các mức chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu như Internet, hội
chợ, triển lãm, đại lý
B-Tăng cường hợp tác ký kết, liên kết, mở văn phòng đại diện thương mại tại Mỹ,
EU, Nga, Nhật.
- Hoạt động nổi bật: VINATEX đã ký kết hợp tác thương mại với tập đoàn DUPONT
mét trong những tập đoàn lớn hang đầu của Mỹ trong nghành dệt may .theo đó

VINATEX sẽ mua và sử dụng những loại sợi cao cấp của DUPONT sau đó DUPONT
sẽ giúp VINATEX xuất khẩu vải, thành phẩm và hàng may mặc có sử dụng sợi của
DUPONT sang thị trường Mỹ và các thị trường cao cấp khác.
C- Thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư.
9
- Việc xây dựng và thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư đến năm 2010 ngoài việc đầu tư
chiều sâu và mở rộng các doanh nghiệp hiện có, nghành dệt may dự kiến đầu tư xây
dựng 10 cụm công nghiệp dệt may theo từng vùng là định hướng phát triển mới có tính
hiệu quả và khả thi cao.
- Nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển trong 3 năm tới 2003-2005 dự kiến mức tổng
đầu tư của VINATEX là 7328 tỷ đồng, riêng năm nay dự kiến mức đầu tư của dự án
mới là 3158 tỷ đồng.
D- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sư phát triển lâu dài và bền vững, qua đó càng
khẳng định danh tiếng cho VINATEX trên thương trường.
Phần III.GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
1-việc xây dựng thương hiệu phải được đầu tư có tính toán có chuẩn bị, có phương
án tài chính có chiến lược marketing.
- Không ngại tốn kém để tạo dựng hình ảnh tại các thị trường xuất khẩu.
- Phối hợp tổ chức hàng loạt các hoạt động marketing, trong đó nổi lên hai điểm là: luôn
chú ý duy trì cải thiện nâng cao chất lương sản phẩm và tích cực thực hiện khâu chăm
sóc khách hàng.
2-Làm cuộc cách mạng về nhân sự và có chính sách tuyển dụng nhân tài
3- Cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của nhà nước để phát triển thương hiệu
- Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu.
- Song song với việc giải quyết vấn đề về nhận thức, trước mắt kiến nghị các cơ quan
nhà nước giải quyết 4 vấn đề bức xúc của doanh nghiệp.
+ Nới lỏng chính sách quản lý.
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu.
+ Đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký thương hiệu hỗ trợ doanh nghiệp

trong việc đào tạo huấn luyện cung cấp thông tin tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng
và quảng bá thương hiệu.
10
+ Tăng cường cơ chế thực thi pháp luật.
+ Xây dựng và quảng bá một nhãn sản phẩm quốc gia ra thị trường nước ngoài với tên
tiếng anh là việt nam value inside.
4-Quản lý thương hiệu
- Trước tiên là phải kiên trì tập trung trong xây dựng hình ảnh và thương hiệu như hứa
hẹn với khách hàng.
- Thứ 2 là phải cử quản trị vien cấp cao và có kinh nghiêm cũng như tâm huyết theo dõi
việc xây dưng hình ảnh và thương hiệu của công ty.
- Thứ ba là mọi nhân viên cũng phải tham gia thực hiện xây dựng chiến dịch xây dựng
hình ảnh và thương hiệu.
- Thứ tư phải đảm bảo nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với cam kết của thương
hiệu được giới thiệu.
- Thư năm là theo từng thời hạn cần ngưng chiến dịch để có thể rà soát toàn bộ kế
hoạch, nhận định hiệu quả và phát hiện các thiếu sót cũng như sửa chữa các khiếm
khuyết.
5- Cần có thêm hoạt đông giao thương giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng
cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua đó có thể khuyếch trương sản
phẩm và quảng bá thương hiệu của mình
Kết luận
Theo xu hướng phát triển chung của nghành may toàn cầu, đầu tư vào nghành may đã
và đang chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình
công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với lợi thế về lao động và giá nhân công vẫn ở
mức thấp trên thế giới. Trong thới gian tới Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một
trong những trung tâm xuất khẩu hàng may mặc cuả thế giới.
11

Tổng Công Ty may Việt Nam là nòng cốt của nghành dệt may Việt Nam với 19 doanh

nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Kể từ khi thành lập đến nay Tổng
Công Ty đã thâm nhập và đứng vững ở các thị trường trường lớn như EU, Nhật Bản,
Trung Đông trong đó thị trường nhật bản là thị trường phi hạn nghạch lớn nhất của
Tổng Công Ty với kim nghạch xuất khẩu hàng may măc hàng năm rất lớn và tốc độ
tăng trưởng cao. Tuy vậy hàng may mặc của Tổng Công Ty vào thị trường này còn có
vướng mắc như nền kinh tế nhật bản có dấu hiệu đi xuống, các chính sách xuất khẩu
của nhà nước không còn phù hợp, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng còn đơn
điệu
Trước tình hình đó, để đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trường và giữ vững thị phần thì
Tổng Công Ty luôn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Việc này
được thể hiện rất rõ bằng hành động cụ thể đó là việc Tổng Công Ty đang xây dựng
thương hiệu cho một loại áo sơ mi (Tổng Công Ty đang đăng ký thương hiệu với cục sở
hữu công nghiệp). Đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của Tổng Công Ty dệt may Việt
Nam mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn quan tâm một cách nghiêm túc
đến vấn đề này.
Saucùng, Em xin chân thành cảm ơn thày giáo-Nguyễn Thế Trung
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thanh bài viết này.
12

×