Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận tài chính quốc tế Tính độc lập của ngân hàng Trung ương tác động đến việc thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.63 KB, 51 trang )

TÍNH ĐỘC LẬP CỦA
NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ
LẠM PHÁT MỤC TIÊU
Sami Alpandaa, Adam Honiga
Giảng Viên: ThS. Đinh Thị Thu Hồng
Thành viên nhóm 8:
Phạm Dương Tuấn Anh
Nguyễn Thị Hải Ngọc
Đoàn Thị Bảo Ngọc
Phan Trần Huyền Trang
Trần Văn Tuấn
MỤC LỤC
I. Giới thiệu và tóm tắt nội dung:
II. Hiện nay, số lượng các quốc gia sử dụng lạm phát mục tiêu như một
chiến lược chính sách tiền tệ ngày càng gia tăng. Xu hướng này bắt đầu từ những năm
đầu thập niên 90 tại một số ít các nền kinh tế phát triển. Cho tới những năm giữa thập
niên 90, có thêm một số quốc gia công nghiệp, và những năm cuối thập niên 90 đầu
những năm 2000 ở các nền kinh tế mới nổi cũng bắt đầu vận dụng lạm phát mục tiêu.
Thống kê đến nay có 8 quốc gia tiên tiến và 13 quốc gia có thị trường mới nổi thực
hiện IT. Những ngân hàng trung ương thực hiện khung chính sách tiền tệ mới này xuất
phát từ việc nhận thức được các lợi ích. Đó là việc đạt được lạm phát thấp hơn và biến
động lạm phát, trong khi đó vẫn duy trì tính linh hoạt đủ để phản ứng với những cú sốc
kinh tế vĩ mô và khả năng ổn định sản xuất. Ở các thị trường mới nổi nói riêng, lợi ích
này gắn liền với một cái neo danh nghĩa của tỉ lệ lạm phát mà không có sự bất ổn gắn
liền với cơ chế tỉ giá cố định.
III. Vì số lượng các quốc gia áp dụng IT ngày càng tăng nên những tài liệu
đã cố gắng xác định thực tế ảnh hưởng của IT đối với lạm phát bình quân, sự biến
động của lạm phát, tăng trưởng bình quân và biến động tăng trưởng. Nghiên cứu ban
đầu tập trung vào các nước công nghiệp (cf Ball và Sheridan, 2005) nhìn chung, chỉ


tìm thấy bằng chứng yếu ớt rằng IT làm cải thiện hiệu suất kinh tế vĩ mô. Nhiều nghiên
cứu gần đây mở rộng các nền kinh tế mới nổi và có xu hướng tìm thấy bằng chứng
mạnh mẽ hơn về những tác động tích cực của IT (Batini và Laxton, 2007;Goncalves và
Salles, 2008, Lin và Ye, 2009; Mishkin và Schmidt-Hebbel, 2007). Tuy nhiên, Brito và
Bystedt (2010), bằng cách sử dụng hệ thống ước lượng GMM trái ngược với cách ước
lượng difference-in-difference đươc sử dụng trong Ball và Sheridan (2005), đem lại
kết quả hơi khác. Họ thấy rằng hiệu quả của IT trợ giúp yếu ớt đối với lạm phát bình
quân, biến động lạm phát, và biến động tăng trưởng và cung cấp các chứng cứ rằng
tăng trưởng bình quân thấp khi có IT. Khảo sát tài liệu học Ball (2010) thì chưa thuyết
phục khi cho rằng bằng chứng về những tác động có lợi của IT trong nền kinh tế mới
nổi, trong đó mạnh hơn cả ở các nước tiên tiến. Những kết luận này đặt ra vấn đề, vậy
yếu tố nào có tác động đến hiệu quả của IT ở cả hai nền kinh tế tiên tiến và mới nổi?
IV. Tài liệu này cố gắng lý giải điều này bằng cách lập luận rằng các nền
kinh tế mới nổi là không giống nhau và rằng IT có thể hiệu quả hơn trong một số nền
kinh tế khác. Đặc biệt, các ngân hàng trung ương khác nhau về mức độ độc lập (CBI),
và sự khác nhau này có thể tương tác với một cơ chế IT để tạo ra kết quả khác nhau về
kinh tế vĩ mô. Do đó, nếu không phân biệt các quốc gia này về các mức độ độc lập của
ngân hàng trung ương thì các kết quả nghiên cứu đạt được chưa có tính thuyết phục.
V. Có một số ý kiến trái chiều về việc liệu CBI khiến cho một cơ chế IT
hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn. Một mặt, ngân hàng trung ương tự chủ có thể là
một điều kiện tiên quyết cho thành công IT (Mishkin, 2000, 2004; Eichengreen et al,
1999, Friedman và-Robe Ötker, 2010). Ví dụ, IT có thể không tạo ra lạm phát thấp nếu
ngân hàng trung ương chịu áp lực của chính phủ để tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn hoặc phát
hành tiền khi thâm hụt tài chính lớn. CBI thấp ngụ ý rằng những điều kiện tiên quyết
khác bị mất đi. Những điều kiện đó bao gồm xem lạm phát như mục tiêu hàng đầu của
chính sách tiền tệ, không có sự thống trị về tài chính, đô la hóa khoản nợ, và hệ thống
thông tin ngân hàng trung ương hiệu quả, minh bạch, và có trách nhiệm giải trình
(Batini và Laxton, năm 2007, Friedman và Ötker-Robe, 2010). Trong trường hợp này,
IT ít hiệu quả trong môi trường CBI thấp và được nhắc đến như là "hiệu ứng điều kiện
tiên quyết."

VI. Tuy nhiên, có các ý kiến khác cho rằng liệu các điều kiện tiên quyết này
trong thực tế là tiền đề cho IT thành công hay trái ngược, chỉ đơn thuần là các yếu tố
mong muốn có tại đó để khiến cho bất kỳ chế độ tiền tệ thành công hơn. Các tranh luận
đã đề cập về việc IT có thể thúc đẩy sự phát triển của một số các đặc điểm này (Batini
và Laxton, 2007, Friedman và Ötker-Robe, 2009; Mishkin, 1999). Do đó, IT có thể
thành công hơn so với các chế độ tiền tệ khác khi những yếu tố này đang thiếu và có
rất nhiều phần cần cải thiện. Ở các nước có CBI thấp với sự thiếu hụt các yếu tố này,
có thể mong đợi hiệu ứng lớn hơn của IT. Điều này được gọi là "Cải tiến có hiệu quả"
khi CBI thấp. Ngược lại, khi đã có sẵn các đặc điểm này, có thể khiến cho sự hiệu quả
của IT ít hơn.
VII. Một ví dụ khác của hiệu ứng này, CBI thấp có thể ngụ ý rằng độ tin cậy
ngân hàng trung ương yếu và lạm phát kỳ vọng không neo đậu, cho thấy rằng IT có thể
tạo một tác động lớn (Bernanke et al.1999; Mishkin, 1999; Svensson, 1997). Trong khi
đó, nếu một ngân hàng trung ương có uy tín, nó không cần độ tin cậy và neo lạm phát
kì vọng đạt được khi thực hiện IT (Ball, 2010; GoncalvesSalles, 2008).
VIII. Ảnh hưởng thuần của CBI thấp lên hiệu quả của IT như vậy, phụ thuộc
vào sức mạnh tương đối các điều kiện tiên quyết và hiệu quả cải thiện của IT.Bằng
cách phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của CBI đến thành công của cơ chế IT, tác giả
hy vọng làm sáng tỏ cuộc tranh luận này. Tác giả không tìm thấy bằng chứng về tác
động có lợi của IT ở các nước tiên tiến hoặc các quốc gia đang nổi lên với CBI ở mức
độ cao.Tuy nhiên, họ lại phát hiện các lợi ích lớn ở các nước mới nổi với mức độ thấp
của CBI. Những kết quả này nghi ngờ quan điểm cho rằng CBI cao là một điều kiện
cần thiết cho IT hiệu quả. trái ngược hoàn toàn, IT chỉ có hiệu quả khi các ngân hàng
trung ương không độc lập. Điều này cho thấy rằng sự “cải tiến có hiệu quả của IT” thì
quan trọng hơn hiệu ứng “điều kiện tiên quyết”. Do đó, các nền kinh tế mới nổi không
nên chờ cho CBI cao hơn trước khi áp dụng IT như là một chiến lược chính sách tiền
tệ.
IX. Sau đó tác giả nghiên cứu các cách thức mà thông qua đó CBI thấp tại
các nền kinh tế mới nổi làm tăng hiệu quả của IT trong việc giảm lạm phát. Cụ thể, tác
giả xem xét các cách thức mà thông qua đó, nước CBI thấp sẽ có nhiều cơ hội hơn khi

thực hiện IT so với các nước CBI cao.Ví dụ, ở các quốc gia có CBI thấp, khi các chính
trị gia càng có trách nhiệm trong việc đảm bảo lạm phát thấp, việc áp dụng IT sẽ khiến
cho tăng CBI thực tế hoặc danh nghĩa(Mishkin, 1999; Batini và Laxton, 2007). Quan
trọng hơn, IT có thể mang về kỷ luật tài khóa cao hơn và giảm thâm hụt ngân sách ở
quốc gia CBI thấp, bởi vì việc tài trợ thâm hụt ngân sách tiếp tục thông qua việc phát
hành tiền sẽ gây nguy hiểm cho việc đạt được các mục tiêu lạm phát (IMF, 2006). IT
cũng có thể dẫn đến giảm đô la hóa khoản nợ, tăng cường hiệu lực và khả năng làm
giảm lạm phát của chính sách tiền tệ (Mishkin, 2003). IT cũng gắn liền với những cải
tiến nhanh chóng trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua việc thực hiện của ngân hàng
trung ương( Batini và Laxton, 2007) cùng với hệ thống thông tin, minh bạch và trách
nhiệm giải trình của họ (Mishkin và Schmidt-Hebbel, 2001).
X. Mặc dù không thể xác định riêng biệt tất cả các cách thức vì hạn chế dữ
liệu, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy sự suy giảm trong thâm hụt ngân sách là
một cách thức quan trọng. Trong đó, có một sự suy giảm đáng kể trong thâm hụt ngân
sách trong nước CBI thấp sau khi áp dụng IT, nhiều hơn so với trong nước CBI cao.
Khi tác giả kiểm định sự xuất hiện của yếu tố thâm hụt ngân sách trong hồi quy chuẩn,
tác giả nhanh chóng nhận ra IT đạt được hiệu quả hơn hẳn ở các quốc gia có CBI thấp.
Trái lại, tác giả không tìm thấy bằng chứng cho thấy đô la hóa khoản nợ và sự phát
triển tài chính đóng vai trò như là cách thức quan trọng mà qua đó CBI thấp cải thiện
hiệu quả của IT.
XI. Phần còn lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau: Phần 2 giới thiệu
các dữ liệu và phương trình hồi quy chuẩn mà tác giả sử dụng để kiểm tra tác dụng của
IT trên hiệu suất kinh tế vĩ mô và vai trò của CBI. Phần 3 trình bày các kết quả thống
kê. Phần 4 phân tích các cách thức tiềm năng ảnh hưởng đến IT. Phần 5 kết luận.
XII. Các nghiên cứu trước đây
XIII. Bài nghiên cứu Does Inflation Target Matter? (Ball và Sheridan, 2005)
xem xét xem chính sách lạm phát mục tiêu có giúp cải thiện thành quả của nền kinh tế
hay không, bằng việc kiểm tra lạm phát, sản lượng và lãi suất . Các tác giả thực hiện so
sánh 7 nước OECD đã áp dụng lạm phát mục tiêu vào những năm 1990 với 13 nước
không áp dụng trong cùng thời gian. Mặc dù một số nước áp dụng IT đã đạt được

thành quả tốt hơn (thể hiện qua việc lạm phát giảm nhiều hơn), sự hơn kém nhau này
lại được giải thích bằng lập luận cho rằng trước thập niên 1990, các nước áp dụng IT
vốn dĩ đã tạo ra thành quả kém hơn các nước không áp dụng. Do vậy, các tác giả cho
rằng không có bằng chứng cho thấy IT giúp cải thiện thành quả kinh tế.
XIV. Bài nghiên cứu Under what conditions can inflation targeting be
adopted? The experience of emerging markets (Batini và Laxton, 2007) phân tích hiệu
quả của chính sách IT tại các nước mới nổi. Họ thực hiện nghiên cứu trên 31 NHTW,
và cho thấy IT đem lại lợi ích to lớn cho các nước này so với khi thực hiện các chính
sách tiền tệ khác. Kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về việc ổn định lạm phát và kỳ
vọng về lạm phát, mà không phải đánh đổi về tăng trưởng. Họ cũng cho rằng các quốc
gia không cần phải đợi đến khi đạt được những “điều kiện tiên quyết” thì mới có thể
thực hiện IT thành công.
XV. Bài nghiên cứu Does inflation targeting make a difference? (Mishkin và
Schmidt-Hebbel, 2007) xem xét hiệu quả của chính sách IT tại 8 nước công nghiệp và
13 nước mới nổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy IT giúp các quốc gia giảm lạm phát
trong dài hạn, giảm mức độ phản ứng trước những cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái,
cải thiện tính độc lập và hiệu quả của chính sách tiền tệ, giúp đạt được lạm phát gần
đúng với mục tiêu. Họ cho rằng chính sách này đặc biệt đem lại lợi ích nhiều nhất cho
các quốc gia mới nổi.
XVI. Bài nghiên cứu Does inflation targeting really make a difference? (Lin
và Ye, 2009) xem xét tác động của IT đối với lạm phát và biến động lạm phát tại 13
nước đang phát triển cho đến cuối năm 2004. Họ nhận thấy IT có tác động mạnh đến
lạm phát và biến động lạm phát tại các nước phát triển. Trong khi đó, so sánh với bài
nghiên cứu trước đây của chính mình (Lin và Ye, 2007), họ kết luận rằng IT có tác
động rất hạn chế đối với lạm phát và biến động lạm phát tại các nước công nghiệp.
XVII. Bài nghiên cứu Inflation targeting in emerging economies: Panel
evidence (Brito và Bystedt, 2010) xem xét tác động của chính sách lạm phát mục tiêu
lên mức độ và biến động của lạm phát và của tăng trưởng sản lượng tại các nước mới
nổi. Trong khi các nghiên cứu trước đó, Batini và Laxton (2007) và Goncalves và
Salles (2008) sử dụng phương pháp ước lượng difference-in-difference tham khảo từ

Ball và Sheridan (2005), hai tác giả này lại áp dụng phương pháp ước lượng GMM mà
họ cho rằng ưu việt hơn. Bằng cách này, họ nhận thấy có một số bằng chứng cho thấy
IT giúp làm giảm lạm phát, nhưng không khớp với kỳ vọng đối với những nước không
áp dụng IT. Ngoài ra, tác động của IT lên biến động lạm phát, biến động tăng trưởng
cũng nhỏ. Kết quả phù hợp nhất so với lý thuyết là bằng chứng cho thấy IT gây cản trở
đối với tăng trưởng. Các tác giả kết luận rằng không có bằng chứng đủ mạnh để cho
thấy IT giúp đạt được mục tiêu ổn định lạm phát tại các nước mới nổi. Quan trọng hơn,
ngược lại với các nghiên cứu trước vốn cho rằng việc thực hiện IT không gây hại gì
cho tăng trưởng, các tác giả cho thấy thực sự các nước áp dụng IT phải trả giá bằng
tăng trưởng bị cản trở.
XVIII. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
XIX. Trong bài nghiên cứu này Sami Alpanda và Adam Honig sử dụng
phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments), phương pháp này
được đánh giá là hiệu quả và tối ưu trong việc khắc phục các hiện tượng đa cộng tính
và phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy hơn các phương pháp truyền
thống. Việc sử dụng ước lượng GMM nhằm hiệu chỉnh vấn đề nội sinh của các biến
độc lập, và đưa vào mô hình tác động cố định cụ thể mỗi quốc gia (country-specific
fixed effects)
XX. Mô hình đánh giá và các dữ liệu được dùng để kiểm tra tác động của IT
lên thành quả kinh tế vĩ mô và ý nghĩa của CBI đối với IT. Ta sẽ xem xét sự hồi quy
của một biến sản lượng của nền kinh tế (gamma-ε) có độ trễ, biến giả IT và một số
biến khác. Mô hình được mô tả như sau:
XXI. Y
i,t
= β
1
.Y
i,t-1
+ β
2

.IT
i,t
+ β
3
.CBI
i,t
+ β
4
.(IT
i,t
*CBI
i,t
) + β
5
.HIGHINFL
i,t
+ δ
t
+ ε
it
+ α
i
XXII. Trong đó:
XXIII. i: quốc gia
XXIV. t: thời gian
XXV. Các biến độc lập gồm có:
XXVI. CBI: mức độ độc lập của NHTW
XXVII. IT*CBI: biến tương quan giữa tính độc lập NHTW và tác động của IT
lên thành quả của nền kinh tế
XXVIII.HIGHINFL: biến giả biểu thị cho lạm phát cao

XXIX. δ: thành phần của sai số do tác động thời gian
XXX. α: thành phần của sai số giữa các quốc gia
XXXI. Do CBI có thể khiến cho IT trở nên hiệu quả hơn hoặc kém đi, tùy thuộc
các điều kiện hỗ trợ có chặt chẽ hay không nên hệ số tương quan ở đây chưa có tính
chắc chắn.
XXXII. Nhằm so sánh với những nghiên cứu trước đây và tách biệt các kết quả
có được thêm từ dữ liệu về CBI, ta sẽ dùng phương trình hồi quy và phương pháp ước
lượng giống như Brito và Bystedt (2010) đã làm và bổ sung thêm hai biến CBI và biến
tương quan.
XXXIII.Mẫu dữ liệu nghiên cứu được các tác giả thu thập trong khoảng thời gian
1980-2006, nghiên cứu của Brito và Bystedt (2010) chia 27 năm này thành 9 giai đoạn,
các dữ liệu của mỗi giai đoạn sẽ là dữ liệu trung bình của 3 năm giai đoạn đó. Trong
mẫu nghiên cứu gồm 66 nước có sẵn dữ liệu về chỉ số CBI, trong đó có 44 nước mới
nổi và 22 nước phát triển, gồm các quốc gia vận hành IT và quốc gia không vận hành
IT trong khoảng thời gian này.
XXXIV. Các nhà nghiên cứu đánh giá các tác động của IT dựa vào các chỉ số
thuộc về kinh tế vĩ mô như là lạm phát (INF), tăng trưởng (Growth), độ biến động lạm
phát (sd.INF) và độ biến động tăng trưởng (Sd.Growth). Giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn của 2 chỉ tiêu này được tính theo từng giai đoạn (3 năm).
XXXV. Dữ liệu về thời gian áp dụng chính sách LPMT tại các nước phát triển
được lấy từ nghiên cứu của Ball (2010), tại các nước mới nổi được lấy từ nghiên cứu
của Brito và Bystedt (2010), ngoài ra họ cũng lấy dữ liệu từ nghiên cứu của Batini và
Laxton (2007). Biến số IT được cho bằng 1 nếu chính sách LPMT được áp dụng trong
toàn thời gian của một giai đoạn(3 năm), tương tự sẽ bằng 1/3 hay 2/3 nếu áp dụng
trong 1 năm hoặc 2 năm.
XXXVI. Biến IT có hệ số là β
2
, hệ số này được diễn giải như sau: với các
điều kiện khác không đổi, một quốc gia áp dụng LPMT sẽ có lạm phát ít hơn một quốc
gia không áp dụng LPMT một khoảng là β

2
. Hay là khi một quốc gia thực thi LPMT,
thì lạm phát của nó sẽ giảm trung bình β
2
%.
XXXVII. Để đo lường biến CBI, tác giả tham khảo chỉ số CBI của
Cukierman et al.(1992), dựa trên sự độc lập của NHTW về mặt pháp lý (biến LEGAL)
và vòng quay nhiệm kỳ của các thống đốc NHTW (biến TURNOVER). Các chỉ số này
có dữ liệu đến năm 1989 ở cả các nước phát triển và đang phát triển, và đưa ra một giá
trị trong mỗi 10 năm. Các chỉ số biến thiên từ 0 đến 1, hàm ý rằng giá trị LEGAL càng
cao và TURNOVER càng thấp thì CBI càng cao.
XXXVIII. Chỉ số LEGAL được tính đến năm 2002 tại 24 nước Mỹ Latin và
Caribê, tham khảo Jácome và Vázquez (2005), và đến năm 1999 đối với các nước phát
triển tham khảo Siklos (2008).
XXXIX.Chỉ số TURNOVER được mở rộng đến sau 1990 lấy từ nghiên cứu của
Crowe và Meade (2007) và Dreher, et al. (2008).
XL. Có ba điểm lưu ý về các chỉ số này, đó là:
XLI. Thứ nhất, không phải tất cả các nước có áp dụng IT đều có CBI cao và
giá trị của biến CBI có sự biến thiên giữa các quốc gia, vấn đề này có thể khai thác để
tìm hiểu vai trò của CBI (đối với IT).
XLII. Thứ hai, các dữ liệu cung cấp thêm thông tin về tính độc lập NHTW vượt
quá tính độc lập của các công cụ thực thi. Như Batini và Laxton (2007) đã thảo luận,
hầu hết các NHTW đều có sự độc lập về công cụ thực thi danh nghĩa trong thời gian
thực hiện IT. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, nhiều NHTW thiếu đi những đặc điểm
khác của tính độc lập, như quyền tự do mua trái phiếu chính phủ, khả năng tự do đánh
giá vai trò của lạm phát đối với các mục tiêu chính sách khác, và mức độ ổn định của
chức vụ thống đốc NHTW (Batini và Laxton, 2007). Thêm vào đó, biến TURNOVER
còn cho biết mức độ ổn định của chức vụ thống đốc theo khía cạnh thực tế.
XLIII. Thứ ba, một rủi ro tiềm ẩn đối với biến LEGAL là những gì được viết
trong luật có thể khác biệt nhiều so với thực tế. Điều này đặc biệt đúng với các nước

mới nổi. Tương tự, tính độc lập của các công cụ thực tế không có nghĩa là độc lập một
cách danh nghĩa, Cukierman, et al. (1992) cho rằng biến TURNOVER phù hợp với các
nước mới nổi hơn là biến LEGAL, trong khi ở các nước phát triển, biến LEGAL biểu
thị tính độc lập NHTW tốt hơn.
XLIV. Cuối cùng, biến HIGHINFL - giá trị trung bình của lạm phát cao (trên
40%) trong các giai đoạn, giải thích cho biến động khác thường của các nền kinh tế có
lạm phát cao (Brito và Bystedt, 2010; Batini và Laxton, 2007; IMF, 2006).
XLV. Tóm tắt kết quả thống kê
XLVI. Bảng 1: Đây là bảng thống kê các quan sát. Thời gian khảo sát từ năm
1980- 2006 và được chia cứ 3 năm của một quốc gia là là một giai đoạn. Mẫu bao gồm
66 nước, trong đó có 22 nước phát triển và 44 nước mới nổi.
XLVII.
XLVIII. Nhận xét: Các nước phát triển đóng góp 27% (126/460) tổng số quan sát.
Các nước phát triển và mới nổi, gộp chung, áp dụng IT trong khoảng 13% thời gian
được khảo sát (mean IT/ 66 quốc gia =0.13). Các nước mới nổi có vòng quay nhiệm kỳ
thống đốc NHTW ( TURNOVER) cao hơn (0.26>0.16), nhưng ngạc nhiên là họ lại có
chỉ số CBI về mặt pháp lý (LEGAL) hơi cao hơn (0.43>0.42). Điều này nhấn mạnh
rằng ở các nước mới nổi, việc đo lường tính pháp lý (LEGAL) không phản ánh chính
xác tính độc lập của NHTW (CBI), như Cukierman, et al. (1992) đã nói. Các nước mới
nổi có tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn (20.91>4.51 và
3.96>2.75). Các nước này cũng trải qua những thời kỳ siêu lạm phát, như số liệu về
lạm phát chỉ ra (s.d INFLATION =38.74 và có một sự chênh lệch lớn ở Min
Inflation=-0.6 và max Inflation=317).
XLIX. Bảng 2: Trình bày tóm tắt các số liệu thống kê được chia theo các loại
quốc gia (nâng cao hoặc mới nổi), chế độ tiền tệ (áp dụng IT hoặc không áp dụng IT,
theo quy định bởi biến IT), và xa hơn nữa bằng thời kỳ (trước-IT với sau-IT). : Đối với
quốc gia phát triển (mới nổi) trước đây không áp dụng IT, bình quân việc áp dụng IT
vào năm 1995 (1999), được sử dụng để phân chia mẫu.
L.
LI. Nhận xét:

• Nhóm 22 nước phát triển: 10 quốc gia trong thời kỳ áp dụng IT có lạm phát thấp hơn
(1.88<6.19), tốc độ tăng trưởng cao hơn (3.35>2.45), và biến động lạm phát và sản
lượng thấp hơn (0.98<1.86 và 1.26<1.5) so với trước khi áp dụng IT. Hiệu quả này
cũng đạt được ở 12 quốc gia phát triển không áp dụng IT nhưng không lớn bằng. Ví
dụ, sự giảm lạm phát từ 5.06 xuống 1.92 và tăng trưởng tăng từ 2.56 đến 3.36.
• Nhóm 44 nước mới nổi: Mô hình này tương tự cho các nền kinh tế mới nổi, mặc dù
những cải thiện qua thời gian ở các nước áp dụng IT thì lớn hơn đáng kể so với các
quốc gia không áp dụng IT. Ví dụ, các nước mới nổi áp dụng IT có sự giảm lạm phát
trung bình là 10% (từ 10.97 xuống còn 1.52), trong khi các quốc gia không áp dụng IT
giảm 4% (từ 8.75 xuống còn 3.03). Điều này gợi nhớ đến các kết quả trước đó có được
trong các tài liệu bằng cách sử dụng ước lượng difference-in-difference.Tuy nhiên,
nhìn vào lạm phát trung bình trước và sau khi việc áp dụng IT có thể gây hiểu nhầm và
phóng đại các tác dụng có lợi của IT (từ 33.53 xuống 4.03). Như đã chỉ ra bởi Brito và
Bystedt (2010), các nước áp dụng IT trải qua lạm phát trung bình cao hơn những nước
không áp dụng IT đến cuối những năm 1980. Nhưng đến giữa những năm 1990, thời
điểm trước khi áp dụng IT các nước áp dụng IT có lạm phát thấp hơn so với quốc gia
không áp dụng IT. Xu hướng lạm phát này có thể gây ra sai lệch đối với cách ước
lượng difference-in-difference.Cuối cùng, bảng 2 cho thấy các nền kinh tế mới nổi, mà
bắt đầu với lạm phát trung bình và biến động lạm phát cao hơn nhiều, thì đạt được sự
giảm lạm phát nhanh hơn so với các nền kinh tế tiên tiến ( ở các nền kinh tế tiên tiến
lạm phát giảm từ 6.19 xuống 1.88, còn các quốc gia mới nổi từ 33.53 xuống 4.03).
LII. Bảng 3: Tập trung vào những nền kinh tế mới nổi và đưa ra các số liệu
thống kê dựa trên việc có áp dụng IT hay không, thời kì trước và sau khi áp dụng IT,
mức độ của CBI (sử dụng TURNOVER như là đại diện). Cụ thể, tác giả trình bày bảng
thống kê tóm tắt về TURNOVER dưới (CBI cao) và trên 0.26 (CBI thấp). Được mô tả
trong phần kết quả, TURNOVER=0.26 là mức giới hạn phân chia về ảnh hưởng của IT
lên lạm phát trung bình ( mức ý nghĩa 10%). Đây cũng là giá trị trung bình của
TURNOVER( trung vị là 0.2).
LIII.
LIV. Nhận xét:

● Những nước áp dụng IT với TURNOVER thấp/CBI cao sau khi áp dụng IT, trung
bình( trung vị) của lạm phát giảm 11 ( 8) % (từ 15.16% xuống 3.92% và 11.6%
xuống 3.45%), so với những nước không áp dụng IT thì giảm 8 (4) % (từ 15.53%
xuống 7.16% và 8.7% xuống 4.85%).
LV. Những nước áp dụng IT với TURNOVER >= 0.26 (CBI thấp), trung
bình( trung vị) của lạm phát giảm 55 (20) % (từ 59.6% xuống 4.3% và 23% xuống
3.4%), trong khi những nước không áp dụng IT giảm 22 (5) % (từ 31.34% xuống
9.23% và 14.8% xuống 10%). Vì vậy, nếu không xét chính sách tiền tệ ( dù có áp dụng
IT hay không) những nước TURNOVER cao (CBI thấp) thì lạm phát giảm nhiều hơn
là những nước CBI cao.Thêm vào đó, với cùng TURNOVER, những nước áp dụng IT
có sự cải thiện lạm phát nhiều hơn những nước không áp dụng IT. Cuối cùng, đối với
những nhóm nước có TURNOVER>=0.26 (CBI thấp), sự chênh lệch về mức độ giảm
lạm phát qua thời gian giữa những nước áp dụng IT và những nước không áp dụng IT
là lớn hơn.Vì thế, kết luận sơ bộ cho thấy rằng IT làm giảm lạm phát nhiều hơn so với
các chính sách tiền tệ khác trong những nước CBI thấp.
● Mối quan hệ giũa TURNOVER và thâm hụt ngân sách thì tương tự như trên. Cụ thể là,
cả TURNOVER và thâm hụt ngân sách ở các nước có TURNOVER<0.26 (CBI cao)
cho dù các nước này có thực hiện IT hay không, đều không thay đổi nhiều hoặc chỉ
tăng nhẹ (TURNOVER thay đổi từ 0.14 đến 0.12 hoặc giữ nguyên là 0.16, deficit từ
2.54 lên 3.19 và 2.16 lên 3.21).
LVI. Đối với các nước TURNOVER>=0.26 (CBI thấp) có hoặc không thực
hiện IT, thâm hụt ngân sách đều giảm (từ 3.2 xuống -0.14 và 1.12 xuống -0.79); nhưng
mức giảm trung bình của các nước có thực hiện IT (từ thâm hụt 3.2% thành thặng dư
0.1%) nhiều hơn mức giảm trung bình của các nước không thực hiện IT (từ thâm hụt
1.1% thành thặng dư 0.8%). Điều này khớp với giả thuyết cho rằng việc áp dụng IT
thúc đẩy chính phủ của các nước có CBI thấp gia tăng kỷ luật tài khóa, giảm nhu cầu
in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, theo đó làm giảm tỷ lệ lạm phát trung bình.
● Với những nước áp dụng IT có TURNOVER thấp/ CBI cao, giá trị trung bình và trung
vị của biến động lạm phát, giảm tương ứng 3% và 1% sau khi áp dụng IT, trong khi ở
các nước không áp dụng IT thì mức giảm tương ứng là 4% và 2%. Ở các nước áp dụng

IT với TURNOVER >= 0.26, các giá trị này giảm tương ứng 19% và 3%; ở các nước
không áp dụng IT với TURNOVER >= 0.26, mức giảm tương ứng là 7% và 2%. Với
những nước có TURNOVER cao/ CBI thấp, biến động lạm phát giảm nhiều hơn các
nước CBI cao, không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.Thứ hai, trong số các nước
TURNOVER thấp, những nước không áp dụng IT có tiến bộ nhiều hơn những nước áp
dụng; còn trong số các nước TURNOVER cao thì ngược lại.Như vậy có nghĩa là IT có
hiệu quả hơn những chính sách tiền tệ khác, ở những nước CBI thấp.
LVII. Với các nước áp dụng IT có TURNOVER thấp/ CBI cao, giá trị trung
bình và trung vị của tăng trưởng tăng tương ứng 1% và 1.2% sau khi áp dụng IT; trong
khi ở các nước không áp dụng IT thì mức tăng tương ứng là 1.2% và 1%. Ở các nước
áp dụng IT với TURNOVER >= 0.26, các giá trị này tăng tương ứng 0.6% và 1.4%; ở
các nước không áp dụng IT với TURNOVER >= 0.26, mức tăng tương ứng là 0.4% và
1.4%. Như vậy, những kết quả ban đầu cho thấy các nước có và không áp dụng IT đều
có tăng trưởng tăng giống nhau, và xu hướng tăng này không đáng kể so khi CBI tăng
dần.
LVIII. Cuối cùng, đối với các nước có áp dụng IT có TURNOVER thấp (CBI
cao), biến động của tăng trưởng trung bình (trung vị) giảm 1,3% (0,8)%, trong khi các
nước không áp dụng IT giảm 1,8% (1,1%). Còn các nước áp dụng IT có TURNOVER
cao, biến động của tăng trưởng trung bình giảm 1,2% (1,6%), trong khi các nước
không áp dụng IT giảm 0,5% (0,65%). Theo thời gian, với các nước có TURNOVER
thấp, nước không áp dụng IT được cải thiện hơn những nước áp dụng IT, điều ngược
lại đúng đối với các nước có TURNOVER cao.Các kết luận sơ bộ đồng ý là IT thực
hiện tốt hơn so với các chế độ khác ở quốc gia CBI thấp.
LIX. Bảng 4 trình bày các mối tương quan của mẫu nhỏ với mẫu lớn, ở các
nước tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi.IT có liên quan với lạm phát trung bình thấp,
biến động lạm phát, và sự biến động tăng trưởng đối với các nền kinh tế tiên tiến và
mới nổi.IT tương quan với tốc độ tăng trưởng trung bình thấp trong các mẫu đầy đủ
đối với các nền kinh tế mới nổi, nhưng tương quan với tốc độ tăng trưởng cao đối với
các nền kinh tế tiên tiến.Theo dự kiến, LEGAL và TURNOVER là tương quan
âm.Hơn nữa, lạm phát và biến động lạm phát có mối tương quan âm với LEGAL,

trong khi chúng đang có mối tương quan dương với TURNOVER trong các nền kinh
tế mới nổi.Tuy nhiên, đối với các nước tiên tiến, dấu hiệu của sự tương quan giữa cả
lạm phát, biến động lạm phát và TURNOVER lại âm. Như đã đề cập trong Cukierman,
et al.(1992), TURNOVER không phải là một giải pháp tốt của CBI cho các quốc gia
tiên tiến, trong khi LEGAL không là biểu hiệu của CBI trong các nền kinh tế mới nổi.
Tác giả sẽ quay trở lại vấn đề này trong phần kết quả nghiên cứu tiếp theo.
LX.
LXI. Bảng 5 trình bày kết quả ước lượng phương trình (1) đã loại trừ biến
CBI, nhằm so sánh với các nghiên cứu trước đây.Mặc dù loại bỏ biến CBI, nhưng tác
giả vẫn sử dụng mẫu gồm các nước có dữ liệu về CBI.Trong phương pháp ước lượng
GMM, tác giả xem các biến IT và CBI cùng với biến phụ thuộc có độ trễ là những biến
hồi quy đã xác định.Vì vậy, tác giả giả định rằng lạm phát hiện thời không tác động
đến việc vận hành IT mặc dù lạm phát của quá khứ có thể tác động.Trong phần 3.2, tác
giả thử bằng việc xem IT và CBI là các biến nội sinh.Biến giả HIGHINFL được xem là
biến nội sinh trong tất cả các phép hồi quy.
LXII.
LXIII. Kết quả cho thấy: so với những chính sách tiền tệ khác, IT làm giảm lạm
phát với tất cả quốc gia trong mẫu với mức giảm trung bình 1.7%, ở nhóm các nước
phát triển 0.34% (không đáng kể), và ở nhóm các nước mới nổi 2% (với p-
value=0.11). Kết quả đối với các nước phát triển và các nước mới nổi đều phù hợp với
đa số các nghiên cứu trước.Trong khi IT được kỳ vọng sẽ làm giảm biến động lạm phát
(Cecchetti and Ehrmann, 2002), thì các cột 4 đến 6 ở phần trên của bảng 5 lại cho thấy
IT không có tác động đáng kể. Kết quả này với nhóm nước mới nổi thì phù hợp với kết
quả của Brito và Bystedt (2010) nhưng không phù hợp với Lin và Ye (2009) và Batini
và Laxton (2007), khi hai nhóm tác giả này thấy rằng IT có làm giảm biến động lạm
phát. Tác động (không đáng kể) với nhóm nước phát triển thì phù hợp với Ball (2010).
LXIV. Ở phần dưới của bảng, IT làm giảm tăng trưởng trung bình của toàn bộ
mẫu và của nhóm nước mới nổi, nhưng làm tăng tăng trưởng của nhóm nước phát
triển.Kết quả này với nhóm nước mới nổi thì phù hợp với Brito và Bystedt (2010),
nhưng với nhóm nước phát triển thì trái với Ball (2010) khi tác giả này thấy không có

tác động. Cột 4 đến 6 ở phần dưới của bảng cho thấy IT có tác động làm giảm biến
động tăng trưởng (nhưng không đáng kể) đối với toàn mẫu (p-value=0.14) và với
nhóm nước mới nổi (p-value=0.24), nhưng làm tăng (không đáng kể) với nhóm nước
phát triển. Kết quả cho nhóm nước mới nổi phù hợp với Brito và Bystedt (2010),
Batini và Laxton (2007) và Goncalves và Salles (2008) – họ thấy tác động âm và đáng
kể. Kết quả cho nhóm nước phát triển phù hợp với Ball (2010). Biến HIGHINFL làm
tăng lạm phát, biến động lạm phát, biến động tăng trưởng, nhưng làm giảm tăng
trưởng. Biến này được loại khỏi các nước phát triển do hiện tượng cộng tuyến vì chỉ có
một nước trải qua giai đoạn lạm phát cao.
LXV. Từ bảng 6 – 9, để kiểm tra tác động của IT lên lạm phát, biến động lạm
phát, tăng trưởng, biến động tăng trưởng, tác giả sử dụng các hệ số tương quan IT và
IT*CBI.
LXVI. Bảng 6, trình bày kết quả ước lượng phương trình (1) với lạm phát trung
bình là biến phụ thuộc. Các kết quả được đưa ra như sau:
● Hệ số của LEGAL không có ý nghĩa trong cả 3 mẫu, tức là với tất cả những yếu tố
khác giống nhau thì LEGAL không làm thay đổi sự tác động của IT tới lạm phát.
● Đối với toàn mẫu, tác động của IT lên lạm phát phụ thuộc vào mức độ CBI ( sử dụng
TURNOVER như là CBI) → IT làm giảm lạm phát hiệu quả hơn ở những nước có
TURNOVER cao.
● Trong nền kinh tế mới nổi, IT đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm lạm phát
nhiều hơn so với các chính sách tiền tệ khác khi CBI thấp ( TURNOVER cao).

×