Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận môn bảo hiểm nhân thọ Các biện pháp khắc phục và nâng cao chế độ bảo hiểm xã hội ở VIệt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.9 KB, 12 trang )

1
Mục Lục
I. Khái niệm: 2
II. Sơ lược bảo hiểm xã hội từ năm 1941 đến nay: 2
1/giai đoạn từ năm 1941 đến 1945: 2
2/ Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: 2
3/ Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975: 2
4/ Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995: 3
5/ Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: 3
III. Phân loại chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay: 3
1.Đối tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH: 3
2.phân loại chế độ BHXh ở VN hiện nay: 4
IV. thực trạng của chế độ BHXH hiện nay : 5
1.đóng góp của BHXH với nền kinh tế xã hội hiện nay 5
2.Thực trạng của chế độ BHXH hiện nay: 6
V. Các biện pháp khắc phục và nâng cao chế độ bảo hiểm xã hội ở VIệt Nam:
10
2
I. Khái niệm:
Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bảo vệ người lao động, cùng với
sự hỗ trợ của Nhà Nước, thực hiện trợ cấp vật chất, góp phần ổn định đời sống
cho người tham gia bảo hiểm xã hội và gia đình họ trong các trường hợp người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, rủi ro tuổi già, làm cho gia đình bị mất hoặc giảm thu nhập
bất ngờ.
II. Sơ lược bảo hiểm xã hội từ năm 1941 đến nay:
1/giai đoạn từ năm 1941 đến 1945:
Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì
đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, nghèo
đói. Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân


tộc. Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần(bảo hiểm
xã hội sơ khai).
2/ Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:
Tháng 8 năm 1954 nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12
năm 1946 Quốc Hội đã thông qua Hiến Pháp đầu tiên của Nhà Nước dân chủ
nhân dân. Trong Hiến Pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và
người già. Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký sắc lệnh
số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ
Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. Đặc điểm của chính
sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến
gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên đây là thời
kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nước về chính sách bảo hiểm
xã hội. Đồng thời cũng quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà Nước ở thời kỳ này
là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
3/ Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975:
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về
bảo hiểm xã hội được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ bảo hiểm ban hành ngày
3
27/1/1961 có thể coi là văn bản gốc về bảo hiểm xã hội quy định đối tượng là
công nhân viên chức Nhà Nước do các đơn vị đóng góp. Năm 1964, điều lệ đãi
ngộ quân nhân. Riêng về Miền Nam, bảo hiểm xã hội cũng thực hiện đối với
công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy.
4/ Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995:
Bảo hiểm xã hội được thực hiện thống nhất trong cả nước. có nhiều lần
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên khi nhà
nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách bảo hiểm xã hội bộc lộ những
nội dung cần sửa đổi bổ sung.
5/ Giai đoạn từ năm 1995 đến nay:

Bảo hiểm xã hội mở rộng đối tượng, thành lập quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với
ngân sách Nhà Nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động
và sự hổ trợ của Nhà Nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và
giải quyết các chế độ trợ cấp. Ngày 16/02/1995, Chính Phủ có nghị định số
19/CP thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng,
nhiệm vụ các bộ của Bộ lao động và thương binh và xã hội và Tổng Liên Đoàn
lao động Việt Nam. Ngày 24/01/2002, Chính Phủ có quyết định số 20/2002/QĐ-
TTg chuyển bảo hiểm y tế thuộc Bộ y tế sang bảo hiểm xã hội Việt Nam.
III. Phân loại chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay:
1.Đối tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH:
Đối tượng của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi
do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các
nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu… Chính vì vậy đối tượng của bảo
hiểm xã hội chính là thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi của những
người tham gia bảo hiểm xã hội.
Chúng ta cũng cần phân biệt giữa đối tượng của bảo hiểm xã hội và đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội, ở đây đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chính là
những người lao động đứng trước nguy cơ mất an toàn về thu nhập và cả những
người sử dụng lao động bị ràng buộc trách nhiệm trong quan hệ thuê mướn lao
động.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
4
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán
bộ, công chức;
1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của
pháp luật về lao động, bao gồm cả xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng
tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã,
Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; người quản lý

doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh
nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.
2. Người lao động chỉ tham gia BHXH là công dân Việt Nam, gồm:
2.1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an
nhân dân;
2.2. Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
2.3. Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
2.4. Phu nhân/phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân
tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt
buộc.
2.5. Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp
BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
bao gồm các loại hợp đồng sau:
2.5.1. Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;
2.5.2. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu
hoặc đầu tư ra nước ngoài;
2.5.3. Hợp đồng cá nhân.
2.phân loại chế độ BHXh ở VN hiện nay:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ học nghề;
5
IV. thực trạng của chế độ BHXH hiện nay :
1.đóng góp của BHXH với nền kinh tế xã hội hiện nay
a. ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi
gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp sớm trở
lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm
Theo phương thức BHXH, BHYT, người lao động khi có việc làm
và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng.
Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con
cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao
động và gia đình họ. Do vậy, hoạt động BHXH, BHYT, một mặt, đòi hỏi tính
trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và
đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì
mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm
giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc
gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế
chính trị - xã hội bền vững
Trong hoạt động BHXH, BHYT, Nhà nước tiến hành xây dựng
chính sách, chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực
hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH, BHYT. Như vậy nhà
nước giữ vai trò quản lý về BHXH, BHYT, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không
phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH,
BHYT là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều tiết

mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô, bảo đảm
cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định xã hội trong từng thời kỳ
cũng như trong suốt quá trình
b. góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao
động hoặc không còn khả năng lao động
Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu
nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có
khoảng 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp
BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi
tháng
c.Ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng
về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau,
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chính sách BHXH, BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản
“đóng - hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của người lao
6
động về chính sách BHXH, BHYT. Khi đó, mọi người lao động làm việc ở các
thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác
nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH, BHYT. Phạm vi đối
tượng tham gia BHXH, BHYT không ngừng được mở rộng đã thu hút hàng triệu
người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích
họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, BHYT, tạo sự an tâm, tin
tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh
Người lao động tham gia BHXH, BHYT khi ốm đau sẽ được khám
chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí; được nhận tiền trợ cấp
khi ốm đau không đi làm được, được nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ
khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và
trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận
phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra.
Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi

ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực. Khi người lao
động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc
làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới
d. một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân
phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân
cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền
vững
Sau khi đã thực hiện thuế thu nhập, Nhà nước sẽ tiến hành phân
phối lại thông qua chính sách BHXH, BHYT. Khi đó, người có năng lực hơn,
nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp
những người “yếu thế” hơn trong xã hội. Một bộ phận lao động khác do gặp phải
rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về năng lực, về hoàn cảnh gia đình có
việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được các quyền lợi BHXH, BHYT để duy
trì cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ hưu trí, tử tuất với nguyên tắc tương đồng
giữa mức đóng và mức hưởng đã khuyến khích người lao động khi làm việc có
thu nhập cao và đóng góp ở mức cao, với thời gian dài thì sau này sẽ được
hưởng tiền lương hưu với mức cao, an tâm nghỉ ngơi khi tuổi già.
Bảo hiểm xã hội, BHYT đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, có
nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT thì người đó mới được
hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là
do người lao động đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn
thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài
2.Thực trạng của chế độ BHXH hiện nay:
a.Bảo hiểm hưu trí:
1/ Các quy định về hưu trí luôn thay đổi (chỉ tính từ năm 1995 đến
nay đã 4 lần bổ sung, sửa đổi) điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động,
7
việc xây dựng kế hoạch cơ cấu lao động và đặc biệt là kế hoạch sống và làm
việc của người lao động.
2/ Các tiêu chuẩn về chế độ hưu trí có nhiều khác biệt với mục

đích, bản chất của chế độ hưu trí. Bởi vì tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ tuổi
nghỉ hưu nhưng ở Việt Nam đã hàng chục năm nay vấn đề xác định độ tuổi nghỉ
hưu có nhiều luận điểm và có nhiều quy định khác nhau.
Cụ thể trong Luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60, của nữ là 55.
Nhưng các văn bản pháp quy khác có nhiều quy định như giảm 05 tuổi đối với
nam và nữ, giảm 10 tuổi cả nam và nữ hoặc không cần đột uổi vẫn được nghỉ
hưu. Đồng thời cũng có những quy địnht ăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhà khoa
học. Đặc biệt đối với những cán bộ cao cấp thì chưa có văn bản pháp quy nào
quy định. Từ đó dẫn đến tình trạng 15% số người nghỉ hưu dưới 45 tuổi, 60%
dưới 55 tuổi và hàng vạn người nghỉ hưu ở tuổi 38, 39 đang độ sung sức về khả
năng lao động

.
3/ Vấn đề trợ cấp hưu trí có sự mâu thuẫn với nhau do phụ thuộc
vào chính sách thu nhập của cán bộ, công chức và người lao động. Trong khi tỷ
lệ của trợ cấp khá cao (75%) so với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đang
tại chức. Nhưng thực tế thì giá trị trợ cấp hưu trí chỉ bằng 50, 30, 20 thậm chí
10% so với thu nhập khi đang tại chức tuỳ thuộc vào các loại hình lao động khác
nhau. Bởi vì hiện nay tiền lương theo chế độ nhà nước chỉ là một phần (đây là
cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội) còn thu nhập của người lao động lại có phần
thêm ngoài tiền lương, mà phần thêm nhiều khi gấp nhiều lần tiền lương theo
chế độ
b.Bảo hiểm y tế cho HS-SV:
Nhiều năm trước, BHYT là khoản tự nguyện với học sinh, sinh
viên với mức cố định tối thiểu là 50.000đ/người/năm và có tính đến yếu tố vùng
miền. Nhưng từ năm 2010, theo quy định của Luật BHYT, học sinh, sinh viên
trở thành nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT nhằm đẩy mạnh lộ trình thực
hiện BHYT toàn dân trong những năm tới. Mức đóng BHYT của học sinh, sinh
viên là 3% lương tối thiểu hàng năm, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30%. Từ tháng
5-2010, mức lương tối thiểu là 730.000 đồng/tháng, bởi vậy năm học 2010-2011,

học sinh phải đóng gần 184.000 đồng/năm tiền BHYT. Mặc dù chi phí tham gia
tăng gần 4 lần, nhưng khi đi khám bệnh, học sinh, sinh viên vẫn phải cùng chi
trả 20% chi phí. Thêm vào đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai BHYT cho học
sinh bắt đầu vào năm học mới, trong khi học sinh, sinh viên ở các vùng miền
đóng mức trần như nhau nên gia đình ở các xã vùng núi, xã thuần nông có con
em đi học gặp nhiều khó khăn vì phải đóng nhiều khoản vào một thời điểm. Đặc
biệt, công tác tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT còn
thiếu sự vào cuộc tích cực và quyết liệt của các cấp, các ngành. Đặc biệt các nhà
trường tuyên truyền về BHYT cho học sinh, sinh viên cũng chưa mạnh, bởi vậy
phụ huynh, học sinh không hiểu nhiều về quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong
việc tham gia BHYT. Thêm vào đó, trường hợp học sinh, sinh viên trốn đóng
BHYT là phạm luật, nhưng nhà trường không thể xử lý vì đến nay vẫn chưa có
văn bản nào quy định hay đề cập đến việc xử lý các trường hợp không đóng
8
BHYT. Bởi vậy mới có tình trạng ngay như thành phố Móng Cái, điều kiện kinh
tế - xã hội của phần lớn các hộ gia đình rất khá, nhưng tỉ lệ học sinh tham gia
BHYT lại thấp so với các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, bởi các gia đình có
tư tưởng khi con, em ốm, họ sẽ chủ động kinh phí khám, chữa bệnh… Đây là
những nguyên nhân dẫn đến vẫn còn 12% học sinh, sinh viên chưa tham gia
BHYT.
c.Bảo hiểm thất nghiệp
Trên thực tế, nhiều lao động vẫn đang nhầm lẫn mục đích của bảo
hiểm thất nghiệp với trợ cấp mất việc, dẫn đến một số "phản ứng" không tốt. Tại
cuộc họp mới đây do Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP. Hồ Chí Minh
chủ trì với các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan, đại diện một công ty Hàn
Quốc nêu lên thực trạng: Có không ít lao động tham gia đủ 12 tháng bảo hiểm
thất nghiệp đã xin nghỉ việc để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi lấy được
tiền đã xin trở lại làm việc, gây nên sự xáo trộn trong công ty, ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất.
Theo Luật Bảo hiểm thất nghiệp, trong vòng 15 ngày, sau khi đăng

ký thất nghiệp, người lao động phải hoàn tất hồ sơ xin hưởng, trong đó bắt buộc
phải có sổ bảo hiểm xã hội. Quy định là vậy nhưng trên thực tế, người lao động
vẫn phải chịu thiệt. Không phải doanh nghiệp nào cũng "tạo điều kiện" cho
người lao động là xác nhận nhanh chóng việc chấm dứt hợp đồng lao động, chốt
sổ bảo hiểm xã hội cho họ. Lý do là doanh nghiệp đang còn nợ đọng bảo hiểm
xã hội, chưa có khả năng thanh toán, nên chưa thể chốt sổ; không hiếm doanh
nghiệp sa thải trái luật người lao động, cố tình "giam chân, trả đũa" những người
muốn nghỉ việc bằng cách kéo dài thời gian chốt sổ lao động. Ngoài ra, việc cơ
quan bảo hiểm xã hội chốt sổ trễ hoặc phải hiệu chỉnh chi tiết cũng là nguyên
nhân kéo dài thời gian quá 15 ngày quy định.
, tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động và DN mỗi bên chỉ phải đóng
1% tiền lương/tháng. Nếu đóng đủ thời gian là 12 tháng trở lên, trong trường
hợp mất việc làm, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp với mức
60% lương x 3 tháng, còn DN cũng không phải trả trợ cấp tìm việc (50%
lương/tháng x số năm công tác). Rõ ràng, cả người lao động lẫn DN đều được
hưởng lợi. Vì vậy,không thể loại trừ việc người lao động và chủ DN “bắt tay” để
trục lợi từ chính sách. Theo đó, DN ký quyết định nghỉ việc cho người lao động
để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng thực tế lao động vẫn tiếp tục làm việc,
mà DN không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động.
Bên cạnh đó, nhiều lao động chủ động nhảy việc sang công ty khác, nhưng vẫn
có thể lấy quyết định nghỉ việc để xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp
d.Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Ở các thành phố lớn, người dân làm nghề kinh doanh tự do, thì
mức đóng BHXH tự nguyện không khó khăn đối với họ. Mà những chế độ của
loại hình bảo hiểm này mới là trở ngại để họ tham gia. Theo cơ quan BHXH TP
9
Hồ Chí Minh thì 9 tháng đầu năm 2010 chỉ có 1.239 người tham gia BHXH tự
nguyện, đạt 20,1% so với kế hoạch đề ra. Nhưng, phần lớn người tham gia
BHXH tự nguyện là những người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nay
muốn đủ điều kiện hưởng lương hưu, nên tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Người lao động trên địa bàn cho rằng tham gia BHXH tự nguyện phải lo hoàn
toàn chi phí đóng nhưng chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất; trong khi đó
nếu tham gia BHXH bắt buộc tại các đơn vị doanh nghiệp thì chủ yếu do chủ sử
dụng lao động đóng mà ngoài chế độ hưu trí, tử tuất họ còn được hưởng các chế
độ ngắn hạn khác.
Mặt khác, do công tác tuyên truyền còn hạn chế, chính sách chưa có sức
hấp dẫn với người lao động nên trên địa bàn thành phố, có nhiều người thuộc
diện tham gia BHXH tự nguyện nhưng vẫn thờ ơ với loại hình bảo hiểm này
Nhưng đối với những người dân ở vùng nông thôn, các làng nghề thì
mức đóng BHXH tự nguyện là điều phải suy nghĩ trăn trở. Bởi với thu nhập
trung bình của các hộ ở vùng nông thôn nước ta từ 1-2 triệu đồng/tháng, chi phí
cho 3-5 người thì việc dành ra một khoản tiền đóng BHXH tự nguyện hàng
tháng là khó khăn.
e.Thực trạng thu phí :
Tình trạng nợ, chậm đóng BHXH vẫn xảy ra ở hầu hết các tỉnh,
thành phố. Theo BHXH Việt Nam, tính đến 31/12/2011, ước tính số nợ, chậm
đóng BHXH, BHTN là 3.338 tỷ đồng (BHXH là 3.166 tỷ đồng, BHTN là 172 tỷ
đồng), tăng 790 tỷ đồng so với năm 2010. Số tiền nợ, chậm đóng BHXH bằng
4,75% số phải thu BHXH, BHTN trong năm và tương ứng với số thu của 0,6
tháng. Hiện có 22.746 đơn vị nợ BHXH, trong đó nợ trên 6 tháng là 11.871 đơn
vị với số nợ là 1.652 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng số nợ. Tình trạng nợ, chậm
đóng BHXH tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp ngoài
nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Các đơn vị nợ BHXH nhiều tập trung tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm gần
75% tổng số nợ; đặc biệt có một số đơn vị nợ trong thời gian dài, nhiều nguy cơ
không còn khả năng thanh toán
f. Thực trạng đầu tư quỹ BH:
Đang có một bất cập về việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ Bảo hiểm
xã hội. Hàng năm, số vốn tồn của quỹ này khá cao nhưng chưa được sử dụng tối
đa cho các mục đích sinh lợi.

Từ trước đến nay, hầu như quỹ chỉ đầu tư bằng cách mua trái phiếu
Chính phủ, cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất không kỳ hạn, những
ngân hàng mang cho vay lại để "ăn" lãi suất chênh lệch.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2008, Quỹ
Bảo hiểm xã hội tồn gần 84 ngàn tỷ đồng, cho ngân sách Nhà nước vay 8.500 tỷ,
mua trái phiếu chính phủ 22.500 tỷ đồng, mua công trái giáo dục hết 200 tỷ, còn
lại cho các ngân hàng thương mại của nhà nước vay 52.773 tỷ đồng.Với cách sử
dụng nói trên, năm 2008, quỹ chỉ thu về gần 9.000 tỷ đồng tiền lãi với tỷ lệ lãi
10
trên vốn là 11,76%,
Năm 2009, quỹ này tồn 95.163 tỷ đồng (bao gồm cả phần cộng
dồn từ năm 2008), cho ngân sách Nhà nước vay 20.000 tỷ, mua trái phiếu Chính
phủ 28.500 tỷ, mua công trái giáo dục 200 tỷ và cho các ngân hàng thương mại
của nhà nước vay 46.463 tỷ đồng. Số lãi thu được của năm 2009 khoảng 8.400 tỷ
đồng, tỷ lệ lãi trên vốn giảm xuống còn 9,10%.
Nhìn vào con số thống kê trên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có
thể dễ dàng nhận thấy một điều, hoạt động đầu tư của Quỹ Bảo hiểm xã hội đang
đi theo hướng an toàn và có khả năng thu hồi khi cần thiết. Tuy nhiên, nhiều
chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, hình thức đầu tư của quỹ bảo hiểm xã
hội vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Cơ quan này cũng đã đưa ra dự báo, Quỹ Bảo hiểm xã hội có nguy
cơ sẽ mất khả năng cân đối vào năm 2040.
Cụ thể, phần chi trả cho người lao động của quỹ hưu trí và tử tuất
đang ngày càng tăng nhanh, do số lượng người nghỉ hưu tăng nhanh hơn số
lượng người tham gia mới. Dự kiến từ năm 2022 số thu vào quỹ hưu trí và tử
tuất bằng số chi của quỹ; từ năm 2023 trở đi để đảm bảo chi trả sẽ phải trích
thêm từ số dư của quỹ. Cho đến năm 2040, số chi có thể sẽ nhiều hơn số thu và
quỹ sẽ không đảm bảo khả năng chi trả.
V. Các biện pháp khắc phục và nâng cao chế độ bảo hiểm xã
hội ở VIệt Nam:

Đến đây;nhóm xin đưa ra 1 số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
của chế độ BHXH:
1. Thay đổi nhận thức của người lao động cũng như của người sử dụng lao động
trong việc tham gia bảo hiểm xã hội thông qua việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật BHXH, BHYT. Đậy là giải pháp quan trọng để bảo vệ lợi
ích của người lao động. Phải làm cách nào đó để người lao động không chỉ
quan tâm đến vấn đề công ăn việc làm, về thu nhập mà còn phải quan tâm đến
việc bảo về quyền lợi cho chính bản thân mình về lâu dài (thực tế là nhận thức
về chính sách BHXH, BHYT của người dân, người sử dụng lao động còn
nhiều hạn chế nên đã không ít các đơn vị, các công ty trốn tránh, không đăng
ký BHXH cho đủ số lượng lao động hoặc đóng chậm, thiếu…)
2. Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật BHXH cũng như tăng
cường lực lượng thanh tra lao động (mức xử phạt hiện nay là không đủ sức
răng đe).
3. Tăng mức lãi suất đóng chậm của BHXH bằng hoặc hơn lãi suất ngân hàng
(để tránh tình nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ
BHXH).
4. Nâng cao công tác phòng chống bệnh tật cho người lao động. (mục đích là
làm giảm số chi của quỹ BHXH).
11
5. Tình trạng số lượng người hưởng lương hưu lớn hơn nhiều so với số người
tham gia vào hệ thống đã gây nên mất cân đối quỹ. Vì vậy, cần phải tăng tuổi
nghỉ hưu trong điều kiện được hưởng lương hưu.
6. Cần có các biện pháp để nâng cao mức thu BHXH cũng như là tạo sự ổn định
của quỹ BH như: Quản lý chặt chẽ mức lương đóng BHXH trong doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tính cưỡng chế đối với doanh nghiệp sử dụng
lao động trong việc đóng BHXH, khuyến khích hỗ trợ người dân tham gia,
đảm bảo an sinh xã hội…
7. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý như: cơ quản cấp phép thành lập
doanh nghiệp, cơ quan quản lý lao động và cơ quan thực hiện BHXH.

8. Ứng dụng công nghệ điện tử trong công tác quản lý việc đóng BHXH để đảm
bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện nhất là việc quản lý đối tượng
đóng và hưởng BHXH, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần thiết,
đơn giản hóa các bước trong quy trình quản lý thu, chi…
9. Hiện nay vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp sử dụng lao động trong các lĩnh
vực da giày, may mặc, thủy sản lấy lý do là sử dụng lao động thời vụ để
không phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Hoặc là vẫn tồn tại tình trạng
người lao động đã trích lương để đóng bảo hiểm nhưng chủ doanh nghiệp cố
tình không đóng bảo hiểm mà chiếm đoạt luôn. Vì thế cấp thiết cần cho phép
bảo hiểm được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành, đồng thời cần phải
có các chế tài hình sự để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về bảo hiểm của
chủ doanh nghiệp cũng như hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo hiểm.
10. Cần cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bằng cách: điều chỉnh lương hưu, giảm chi
phí quản lý quỹ, và tăng hiệu quả đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội -để làm
tốt được điều này, đòi hỏi phải có 1 tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đảm bảo an
toàn và quản lý quỹ tốt. (hiện tại thì việc đầu tư của quỹ bảo hiểm chưa thật sự
hiệu quả).
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Nguyễn Tiến Hùng (chủ biên), Nguyên lý thực hành bảo hiểm, Nhà xuất bản
Tài chính, 2007;
(2) David Bland , Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành (chương 6), NXB Tài
chính, 2004;.
(3) Luật bảo hiểm xã hội năm 2007, Nghị định 19/CP thành lập bảo hiểm xã hội
Việt Nam,Nghị định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển bảo hiểm y tế thuộc Bộ y tế
sang bảo hiểm xã hội Việt Nam
(4)

www.webbaohiem.net


;
(5)

www.bhxhtphcm.gov.vn

;
(6)


×