Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

Thiết kế thi công xây dựng nhà máy sản xuất bia công suất lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 175 trang )

1 | P a g e
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát đã và đang được xem là một trong nhiều
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành có khả năng thu lại một lượng ngoại tệ lớn cho đất
nước thông qua việc nâng cao giá trị sản phẩm và sự đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà
máy sản xuất của các tập đoàn giải khát hàng đầu thế giới tại Việt Nam nói chung
và Tp.HCM nói riêng.
Thực hiện điều 18 luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy Bia
Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn là công ty Cổ Phần Tư vấn Kỹ Thuật Bảo
Minh nghiên cứu xây dựng Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) cho
dự án mở rộng. Báo cáo ĐTM là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự
đoán các tác động có hại trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, mức độ ảnh
hưởng của dự án đến môi trường và kinh tế xã hội, từ đó tìm ra phương án tối ưu để
hạn chế các tác động xấu của nó đến môi trường xung quanh, đồng thời cũng tạo
điều kiện khuyến khích các tác động có lợi.
1
2 | P a g e
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO
CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
 Cơ sở pháp luật
- Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày
01/07/2006 (Điều 18,19 quy định các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường)
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy
định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4
năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số


29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Các văn bản Pháp luật về Môi trường hiện hành khác
 Căn cứ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
- TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết
kế”
2
3 | P a g e
- TCXDVN 9115:2012 “Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép – quy phạm thi
công và nghiệm thu”
- QCVN 05:2013/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại
đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải nông
nghiệp đối với bụi và chất vô cơ;
- QCVN 14/2008 BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
 Các tài liệu kỹ thuật
3
4 | P a g e
- Các số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên phường Thới An, quận
12, TP.HCM;
- Các số liệu điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, tình hình kinh tế - xã hội
TP.HCM;
- Các số liệu từ UBND quận 12, TP.HCM
- Các báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường đã được thực hiện ở Việt Nam
trong những năm vừa qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các dự án ở khu
vực Tp.HCM;
- Các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng (môi
trường nước, không khí), các số liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội
hiện tại của khu vực dân cư;
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
ĐTM
 Phương pháp sưu tầm tài liệu và khảo sát thực địa, điều tra
Sưu tầm tài liệu về môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực:
• Các yếu tố khí tượng, thủy văn (chế độ: nhiệt, gió, mưa, bức xạ mặt trời; chế
độ thủy văn nước mặt, nước ngầm,…) tại khu vực dự án;
• Các số liệu về địa hình, thổ nhưỡng,… tại khu vực dự án.
• Báo cáo khảo sát địa chất công trình khu vực dự án.
• Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng: Hệ thống cấp nước; Hệ thống thoát nước;
Hệ thống đường giao thông; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống phòng
cháy chữa cháy; Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng.
4
5 | P a g e
• Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, tổ

chức hành chính, phân bố đất đai, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục,
…) tại khu vực dự án.
Khảo sát hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí, nước ngầm) tại khu vực dự
án:
• Khảo sát chất lượng nước ngầm;
• Khảo sát chất lượng nước mặt xung quanh khu vực dự án;
• Khảo sát chất lượng môi trường không khí trong khu đất dự án, khu dân cư
xung quanh;
• Lấy mẫu phân tích thành phần nước, không khí và đất khu vực dự án.
• Điều tra hiện trạng môi truờng tại các nhà dân.
 Phương pháp nhận dạng
Phương pháp nhận dạng thực hiện:
- Mô tả hiện trạng môi trường;
- Xác định tất cả các thành phần của dự án.
Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp liệt kê
• Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án.
• Liệt kê các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
• Liệt kê các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội.
- Phương pháp ma trận môi trường.
5
6 | P a g e
 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo thực hiện:
- Xác định sự thay đổi đáng kể của môi trường;
- Dự báo về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên;
- Đánh giá khả năng sẽ ảnh hưởng xảy ra theo thời gian.
Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Các hệ thống thông tin môi trường và các mô hình khuyếch tán;
- Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ hoá và đo đạt phân tích.

 Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá thực hiện:
- Xác định lợi ích và mức độ thiệt hại mà công động dân cư chịu ảnh hưởng bởi
hoạt động của dự án;
- Xác định mức độ và so sánh về lợi ích giữa các phương án giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Để thực hiện phần này các phương pháp sau có thể sử dụng:
- Phương pháp so sánh: so sánh về lợi ích kinh tế và kỹ thuật, lựa chọn và đề xuất
phương pháp giảm thiểu tác động.
6
7 | P a g e
Trong các phương pháp đánh giá tác động môi trường được trình bày ở trên,
phương pháp liệt kê là phương pháp mang tính hệ thống, cách tiếp cận rõ ràng, đơn
giản tránh bỏ sót các vấn đề, có thể xây dựng cho nhiều thành phần như: hoạt động,
thành phần môi trường, tác động hay biện pháp giảm thiểu. Bên cạnh đó, phương
pháp liệt kê còn có thể dễ dàng sửa đổi, thêm bớt các thành phần, Có thể bán định
lượng, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường. Hoạt động và tác
động có thể nhóm lại để xem xét tác động thứ cấp và tam cấp.
 Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để dự báo khả năng phát tán ô nhiễm.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam – công suất
420 triệu lít/năm)” tại số 170 Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12,
Tp.HCM do các thành viên sau đây thực hiện:
- Trần Mỹ Duyên
- Lê Thành Phát
- Lâm Thảo Phương
- Hoàng Thanh Xuân
7
8 | P a g e

- Huỳnh Thanh Vũ
- Lê Phương Loan
- Nguyễn Thị Phi Yến
8
9 | P a g e
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Tên dự án : Thiết kế thi công xây dựng nhà máy sản xuất bia công suất
1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Nhà máy bia trực thuộc công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam toạ lạc ở phía Bắc
trung tâm Tp.HCM, thuộc phường Thới An, quận 12, với tổng diện tích đất sử dụng
là 12 ha. Dự án “Thiết kế thi công xây dựng nhà máy sản xuất bia công suất lớn”
của công ty được thực hiện trên mặt bằng của công ty.
Vị trí công ty có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc : giáp khu dân cư
- Phía Nam : giáp khu nhà máy nước giải khát IBC
- Phía Tây : giáp đường Lê Văn Khương
- Phía Đông: giáp đường Lê Thị Riêng
Sơ đồ vị trí dự án được trình bày tại Hình 1.1
9
Nhà máy bia Việt Nam
10 | P a g e
Hình 1.1: Vị trí nhà máy bia Việt Nam trong khu vực
1.3. NỘI DUNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
1.3.1. Mô tả mục tiêu của dự án
10
11 | P a g e
Nhà Máy Bia Việt Nam dự kiến xây dựng với diện tích 12 ha đặt tại Phường Thới
An, Quận 12, Tp.HCM. Công suất của nhà máy là 420 triệu lít bia/ năm nhằm đáp

ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.
1.3.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
 Các hạng mục công trình chính
• Khu vực bồn ủ bia
- Lắp mới 16 bồn ủ bia đứng, dung tích mỗi bồn là 5.040 hl/bồn.
- Lắp mới 03 bồn ủ bia nằm ngang, dung tích mỗi bồn là 5.040 hl/bồn.
• Khu vực đóng gói
Sử dụng một phần diện tích để xây dựng khu vực đóng gói. Đồng thời lắp thêm 01
dây chuyền đóng lon mới công suất 90.000 lon/giờ.
• Khu vực bốc dỡ hàng hóa
Khu vục bốc dỡ hàng hóa sẽ được dời sâu vào bên trong 45m.
• Khu vực thu hồi khí CO
2
Nhà máy đầu tư một số thiết bi mới như:
- 01 bồn khí CO
2
lỏng dung tích 100 tấn;
- 01 hệ thống thu hồi và hóa lỏng khí CO
2
, công suất 1.000 kg/h.
11
12 | P a g e
• Khu vực máy phát điện
Lắp đặt 01 máy phát điện trung thế 15 kV, công suất máy là 2.000 kVA.
• Khu vực sửa chữa
Xây dựng khu vực sửa chữa thiết bị của nhà mày với diện tích 135 m
2
• Khu vực lò hơi
Lắp 03 nồi hơi mới, công suất mỗi nồi là 15 tấn/h.
• Khu vực phòng máy

- Lắp 01 máy nén khí mới, công suất 1.000 KW;
- Lắp 01 máy nén NH
3
mới, công suất 1.000 KW;
- Lắp 02 dàn ngưng NH
3
mới, công suất mỗi máy là 1.646 KW.
• Kho tổng hợp
Kho tổng hợp có vị trí phía sau nhà máy khoảng 36m.
• Khu vực lắp các bồn sút
Bên cạnh đó, nhà máy cũng sẽ xây dựng một số khu vực như: khu vực chứa lon
không, khu vực nhập liệu, khu vực chứa nguyên liệu mới (Silo), kho thành phẩm
nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà máy có công suất 420 triệu lít/năm.
12
13 | P a g e
Diện tích đất sử dụng của từng hạng mục công trình chính trong dự kiến thay đổi
khi dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm”
của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể
trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Quy mô diện tích của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam
ST
T
HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH (m
2
)
Diện tích phục vụ
dự án xây dựng
(CS: 420 triệu
lít/năm)

01 Nhà nấu 2.643,0
02 Nhà lên men 4.575,0
03 Nhà lọc bia 397,0
04 Khu vực CIP 430,0
05 Khu vực tồn trữ men 63,0
06 Khu vực chiết bia 9.956,0
07 Khu động lực 2.363,0
08 Kho thành phẩm 14.694,0
09 Kho tổng hợp 442,0
10 Kho chứa lon không 3.506,0
13
14 | P a g e
11
Khu vực bốc dỡ hàng
hóa
2010,0
12 Nhà xưởng sửa chữa 367,5
13
Khu vực chứa nguyên
liệu
588,0
14 Khu vực nhập liệu 462,0
15 Sân bãi 11.115,0
16 Khu xử lý nước cấp 952,0
17
Văn phòng, nhà ăn, các
khu vực phụ trợ khác
3.700,0
18
Trạm tập trung chất thải

rắn
756,0
19
Hệ thống xử lý nước
thải
6.561,0
20 Cây xanh 51.600,0
21 Giao thông 12.831,0
22 Đất dự trữ 1.631,5
Tổng cộng 129.000
 Các công trình phụ trợ
• Công trình cấp điện
14
15 | P a g e
Công trình cấp điện của dự án là các trạm biến áp 3 pha 15 KV – 400V, được lắp
đặt tại nhà máy từ nguồn điện lưới quốc gia đã hạ thế tại khu vực để cung cấp điện
phục vụ cho sản xuất của dự án. Mạng điện hạ thế được thiết kế là mạng 3 pha 5
dây, bao gồm: 3 dây pha, một dây trung tính và một dây tiếp địa an toàn. Ngoài ra,
để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà máy, công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam
sẽ đầu tư thêm 1 máy phát điện trung thế đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho hoạt
động sản xuất trong tương lai của nhà máy.
• Công trình cấp và nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt của
công ty là nguồn nước ngầm, dự kiến sử dụng 5 giếng với tên gọi lần lượt là giếng
4, giếng 5, giếng 6, giếng 8, giếng 9. Quy trình xử lý nước ngầm tại công ty được
trình bày tóm tắt như sau:
Nước giếng thô -> khử trùng bằng clo -> tháp khử khí -> TB thoáng hoá và khử
sắt -> khử clo dư trong nước -> hồ chứa.
Nước sau khi thực hiện quá trình xử lý, chất lượng nước cấp sẽ đạt QCVN
01:2009/BYT.

Trong tương lai, nhà máy cũng sử dụng thêm nguồn nước của thủy cục bên cạnh
nguồn nước ngầm, để giảm bớt áp lực về nước ngầm của nhà máy.
15
16 | P a g e
• Công trình thoát nước
Công trình thoát nước của dự án chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa và thoát nước
thải. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên công ty được thu gom theo
mương hở và được tách riêng với nước thải. Nước mưa sau khi được thu gom sẽ
chảy trực tiếp về nguồn tiếp nhận của khu vực mà không cần xử lý.
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân sẽ được thu gom và xử lý
sơ bộ tại bể tự hoại rồi theo hệ thống thu gom chung trong nhà máy đưa về hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý triệt để đạt quy
chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài.
Nước thải sản xuất tại nhà máy bia thường có hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng
thái hoà tan và trạng thái lơ lửng phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như nấu, công
đoạn lên men, lọc bia, quá trình vệ sinh chai và chiết chai,… cũng sẽ được thu gom
và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
• Đường giao thông nội bộ
Lối vào chính của công ty được bố trí cổng vào nằm trên đường Lê Văn Khương,
ngoài ra còn có thêm một cổng phụ, bên trong có đường giao thông nội bộ và bãi
đậu xe. Toàn bộ hệ thống đường giao thông đều được trải nhựa để hạn chế bụi và
tăng vẻ mỹ quan cho nhà máy.
16
17 | P a g e
Diện tích đất sử dụng của từng hạng mục công trình phụ trợ trong dự kiến thay đổi
khi dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm”
của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể
trong Bảng 1.2
Bảng 1.2: Quy mô diện tích các hạng mục công trình phụ trợ của công ty
TNHH Nhà máy Bia Việt Nam

ST
T
HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH (m
2
)
Diện tích phục vụ
dự án xây dựng
(CS: 420 triệu
lít/năm)
01 Sân bãi 11.115,0
02 Khu xử lý nước cấp 952,0
03 Văn phòng, nhà ăn, các
khu vực phụ trợ khác
3.700,0
04 Trạm tập trung chất thải
rắn
756,0
05 Hệ thống xử lý nước 6.561,0
17
18 | P a g e
thải
06 Cây xanh 26.415
07 Giao thông 12.831,0
08 Vỉa hè, mương thoát
nước
25.185
09 Đất dự trữ 1.631,5
Tổng cộng 89.146,5
• Cây xanh phòng hộ môi trường

Hiện tại diện tích cây xanh tại khu vực dự án chiếm 43,3% tổng diện tích của nhà
máy. Tuy nhiên, khi dự án xây dựng được triển khai, diện tích cây xanh tại khu vực
dự án sẽ giảm còn khoảng 26,415 m
2
do cải tạo lại 2 mương thoát nước dọc theo
nhà máy, các vỉa hè, các khoảng đất trống nhưng vẫn đảm bảo theo quy chuẩn Việt
Nam về diện tích cây xanh phòng hộ trong khu vực nhà máy là 22% (quy chuẩn
20%, QCXDVN: 01/2008/BXD), vẫn đảm bảo độ che phủ và tác dụng của thảm
xanh phòng hộ môi trường trong khuôn viên dự án.
• Khu vực tập kết chất thải rắn
Khu vực tập kết chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy bao gồm
chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại sẽ được dời
18
19 | P a g e
về khuôn viên đất trống phía cuối nhà máy, bên trái gần khu vực xử lý nước thải
tập trung của nhà máy.
• Trạm xử lý nước thải
Để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh, công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải đặt tại khuôn viên đất phía cuối nhà máy, nước thải sau khi xử lý
sẽ đạt tiêu chuẩn nước thải QCVN 24:2009/BTNMT, cột A.
• Mục đích và ý nghĩa của dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của
công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam với mục đích sản xuất bia với công suất 420
triệu lít/năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.
1.3.3. Quy mô, công suất và sản phẩm
- Sản phẩm của dự án: bia các loại, chủ yếu là Tiger và Heineken;
- Công suất: 420 triệu lít/năm.
19
Glycol
nước đá

Nước thải
Nước cấp sản xuất
Sục khí
Rửa chai
Hoạt hoá và dừng lại
Hoa hublon
Hơi nước
Hơi nước
Kiểm tra, dán nhãn, nhập kho
Thanh trùng
Đóng nắp
Chiết chai, lon
Bão hoà CO2
Lọc bia
Lên men chính, phụ
Làm nguội
Tách bã
Nấu hoa bia
Lọc dịch đường
Nấu – đường hoá
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo
Malt
Nước thải
Bã hèm
Bã malt
CO2
Bã lọc
Bia hơi
Sản phẩm

Hơi nước
Lon
Chai
Xút Hơi
Chất trợ lọc
Men giống
20 | P a g e
1.3.4. Công nghệ sản xuất
 Sơ đồ công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được trình bày tóm tắt như sau
20
21 | P a g e
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy VBL.
 Mô tả công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất tại Nhà máy bia Việt Nam được mô tả qua các công
đoạn như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất bao gồm: Malt, gạo và một số phụ liệu khác. Gạo và Malt
được đưa vào Silo chứa, từ đó chúng được đưa tới hệ thống xử lý nguyên liệu rồi
đưa đến bộ phận xay nghiền thành những mảnh nhỏ tạo điều kiện cho các quá trính
chuyển hoá nguyên liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia.
Nấu – Đường hoá
21
22 | P a g e
Trong quá trình này, bột Malt và gạo được hoà chung với nước, chất bột với tác
dụng của enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường. Quá trình biến đổi
này rất quan trọng cho loại cũng như chất lượng bia sau này. Mục đích chính của
quá trình là hoà tan hết chất đường, khoáng chất, cũng như một số protein quan
trọng.
Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường:

- Khởi đầu từ 42
0
C giữ trong vòng 20 phút
- Tăng từ từ nhiệt độ từ 42
0
C đến 50
0
C trong vòng 10 phút
- Giữ ở nhiệt độ này khoảng 30 phút
- Tăng từ từ nhiệt độ từ 50
0
C đến 64
0
C trong vòng 15 phút
- Giữ ở nhiệt độ này khoảng 60 phút
- Tăng từ từ nhiệt độ từ 64
0
C đến 75
0
C trong vòng 10 phút
- Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục
ở nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt.
Lọc dịch đường
Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc. Chất lỏng
được lọc hết khỏi trấu cũng như các chất xơ và mầm của cây lúa. Sau khi lần lọc
22
23 | P a g e
nước nguyên chất chấm dứt, nước nóng được đổ thêm vào để lấy hết lượng đường
còn bám vào trong trấu.
Quá trình nấu với hoa lúa

Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (trung bình khoảng
90 phút). Hoa bia sẽ được cho vào trong giai đoạn này để tạo vị cho loại bia.
Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trực tiếp đến chất lượng xảy ra.
Dưới đây là một số phản ứng quan trọng:
- Hoà tan và biến đổi các thành phần của chất hoa bia (Hopfen);
- Phản ứng kết hợp giữa Protein và các chất Polyphenols;
- Bốc hơi nước;
- Sát trùng;
- Phá huỷ enzyme;
- Bốc hơi các chất có mùi tạo ảnh hưởng xấu đến chất lượng bia.
Tách bã hoa và thành phần không tan
Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không
có khả năng hoà tan. Trước khi lên men, những chất cặn này sẽ được loại bỏ.
23
24 | P a g e
Làm nguội
Vi sinh có trong men bia chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp. Trên 50
0
C
con men sẽ chết rất nhanh, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm
xuống khoảng 10
0
C một cách thật nhanh (tránh được tình trạng bị nhiễm các loại vi
sinh khác) sau khi nấu.
Lên men
Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chính tại tank lên men trong
khoảng thời gian từ 5-7 ngày, ở nhiệt độ 9-10
0
C. Quá trình lên men được chia thành
hai giai đoạn: giai đoạn lên men chính và giai đoạn lên men phụ.

Tại giai đoạn lên men chính, một loại đường khá lớn chuyển hoá thành cồn, CO
2

các hợp chất thơm, đồng thời giải phóng nhiệt. Sản phẩm chính của quá trình này là
bia non đục, có mùi và vị đặc trưng. Trong quá trình lên men, lượng men bia tăng
gấp 3 lần. Chúng lắng xuống đáy tank lên men trong suốt giai đoạn cuối của quá
trình lên men. Cặn men được tách ra và tái sử dụng hoặc bỏ đi.
Bia non được tạo ra vào cuối thời kỳ lên men chính được chứa trong tank dưới áp
suất thấp (khoảng 0,5 - 0,7 bar) trong 14-16 ngày. Lúc này xảy ra quá trình lên
men phụ, quá trình này diễn ra chậm, chuyển hoá một lượng đường không đáng kể,
lắng trong và bảo hoà CO
2
. Nhiệt độ bảo quản được giảm tới 0
0
C.
24
25 | P a g e
Lọc và chiết chai
Khâu xử lý cuối cùng trở thành bia thành phẩm là lọc, làm trong bia, bão hào lại
lượng CO
2
đã bị tổn thất, chiết vào lon, chai và keg rồi đóng thành sản phẩm
1.3.5. Biện pháp thi công
 Thi công trạm xử lý nước thải
Biện pháp thi công cọc nhồi
Lập bản vẽ mặt bằng thi công tổng bao gồm: vị trí cọc, bố trí các công trình phụ
tạm. Các thiết bị sử dụng như máy cẩu, máy khoan, búa rung,… có đầy đủ tài liệu
về tính năng kỹ thuật, cũng như chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật
của nhà chế tạo.
Có phương án vận chuyển đất thải, dọn dẹp chướng ngại xung quanh tránh gây ô

nhiễm môi trường.
Trước khi khoan cọc tiến hành kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các mốc cao độ, các
cọc định tim cọc khoan. Các mốc cao độ và cọc định tim được đặt ở vị trí không
ảnh hưởng khi khoan và được bảo vệ cẩn thận. Bê tông cọc bên cạnh trong cùng
một móng đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế mới tiến hành khoan cọc kế tiếp.
Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:
25

×