Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.12 KB, 111 trang )

QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN THANH MIỆN ĐẾN NĂM 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá đời sống xã hội nhân dân. Tài
nguyên đất thì có hạn không tái tạo lại được trong đó dân số tăng nhanh, kinh tế
phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng. Để
giải quyết vấn đề này cần phân bố sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2003 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai" và "UBND các cấp lập quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân
thông qua, trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địa
phương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nó còn là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và
pháp luật, đảm bảo đất đai đuợc sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.
Thanh Miện là huyện nằm phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương, tiếp giáp
với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Trong những năm qua kinh tế của huyện
có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì
nhu cầu về đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
các công trình phúc lợi phục vụ an sinh xã hội và nhu cầu về đất ở tăng cao
trong khi quỹ đất có hạn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và tạo áp lực ngày càng
lớn lên đất đai. Nhiệm vụ đặt ra là phải sắp xếp, sử dụng quỹ đất hợp lý và có
hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và thúc đẩy sự phát triển kinh


tế của địa phương. Nâng cao trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân.
1
Xác định rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay, được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân
dân Tỉnh Hải Dương, cùng với sự giúp đỡ chuyên môn của Sở Tài nguyên và
Môi trường Tỉnh Hải Dương, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện phối hợp với
đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội tổ chức triển khai Dự án “Lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thanh Miện -
Tỉnh Hải Dương”.
2. Cơ sở của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện
2.1. Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện
+ Luật Đất đai năm 2003;
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai năm 2003;
+ Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/ 2009 của Chính Phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ tài nguyên môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;

+ Căn cứ Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của UBND
tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh
Hải Dương năm 2010;
+ Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 về việc tăng cường công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Công văn số 2105/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10/6/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng Dự án và Dự toán kinh phí
lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020;
2
+ Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Công văn 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 Hướng dẫn về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về Quản
lý, sử dụng đất lúa;
+ Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
+ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV
(nhiệm kỳ 2010 - 2015);
+ Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 28/3/2013 của Chính phủ về
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 -
2015) của tỉnh Hải Dương;
+ Căn cứ Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 11/1/2011 của UBND tỉnh
Hải Dương về việc quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương
thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030;
+ Căn cứ Công văn số 653/UBND-VP ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh
Hải Dương về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Căn cứ Quyết định 820/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Hải

Dương về việc ban hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
+ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Miện lần thứ XXII - nhiệm kỳ 2010 – 2015;
2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
+ Định hướng quy hoạch phát triển các ngành như: Công nghiệp, thương
mại dịch vụ, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi
+ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất
5 năm 2006 - 2010 huyện Thanh Miện.
+ Niên giám thống kê huyện Thanh Miện các năm 2005, 2006, 2007,
2008, 2009, 2010.
+ Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010.
+ Số liệu thống kê đất đai các năm 2006, 2007, 2008, 2009.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Miện năm 2010.
+ Báo cáo kết quả tổng kết sản xuất nông nghiệp các năm 2006, 2007,
3
2008, 2009, 2010.
3. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1. Mục đích
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai đã được ghi trong Luật đất đai. Vì vậy, để thống nhất
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện cần phải lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật về quản lý đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011
- 2015) của huyện Thanh Miện khi được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt sz là
cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Do đó các cấp, các ngành, tổ chức, cá
nhân sử dụng đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
xét duyệt.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2020
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh quốc phòng trên địa bàn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; đồng
thời tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái.
Quy hoạch sử dụng đất còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của huyện và phân bổ chỉ tiêu, định hướng sử dụng đất để lập quy hoạch sử
dụng đất của các xã, thị trấn.
Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của huyện; đáp ứng được yêu cầu quy hoạch chuyên ngành
khác trên địa bàn huyện và đáp ứng được tiêu chí phân bổ của quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh. Đồng thời đảm bảo tính kề thừa, tính liên tục và tính phát
triển của quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
3.2. Yêu cầu
- Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất dự báo và thể hiện những mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các ngành, các lĩnh vực trên
từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Do
đó quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh của của huyện; cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm
2020. Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sz trở thành công cụ quản
lý Nhà nước về đất đai để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác
4
sử dụng đất đai, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn
bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Phương pháp xây dựng phương án quy hoạch
Trong quá trình thực hiện dự án đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thu thập bổ sung tài liệu, số liệu.
- Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu số liệu.
- Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn.
- Phương pháp dự báo.

- Phương pháp bản đồ để thể hiện các thông tin.
5. Nội dung báo cáo thuyết minh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ngoài
phần đặt vấn đề, phần kết luận và kiến nghị, gồm 4 phần chính:
- Đặt vấn đề
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.
6. Sản phẩm của dự án bao gồm:
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1:25.000.
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1:25.000.
+ Các bảng biểu và phụ lục.
5
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thanh Miện nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương, có tổng
diện tích tự nhiên là 12.237,42 ha với 18 xã và 1 thị trấn.
- Phía Bắc giáp huyện Bình Giang.
- Phía Đông giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang.
- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
- Phía Tây giáp huyện Phù Cừ, huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.
Với vị trí địa lý như trên, tiếp giáp với cả 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình,

huyện Thanh Miện có thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Miện là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai
tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương
và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn huyện theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình +1,6 m đến +2,6 m.
Đất đai Thanh Miện được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống
sông Thái Bình và sông Hồng. Tuy vậy, tính chất đất đai cũng như địa hình, địa
mạo đa số vẫn mang đặc tính điển hình của đất phù sa sông Thái Bình (phần
phía Tây Nam có sự pha trộn giữa phù sa sông Hồng và sông Thái Bình).
Nhìn chung với địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận
lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị kinh tế cao trên mỗi
đơn vị diện tích. Địa hình Thanh Miện cần phải tính đến các phương án tổ chức
lãnh thổ hợp lý để có sự phát triển đạt nhịp độ cao.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Thanh Miện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến
tháng 3 năm sau.
6
Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương,
các yếu tố khí hậu được thể hiện:
* Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 230C.
Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.5000C, tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên
đến 36-370C (tháng 6, 7), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, có khi nhiệt độ
xuống đến 6-70C.
* Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện từ 1.350 mm đến
1.600 mm. Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa

to, bão lớn, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn
huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ
cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh
hoạt cũng bị hạn chế.
* Gió bão: Thanh Miện chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông
Bắc thổi vào mùa lạnh với vận tốc trung bình 1 - 1,5m/s và gió Đông Nam thổi
vào mùa nóng với vận tốc 1,5 - 2,0 m/s. Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện
đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo
dài. Hàng năm Thanh Miện còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến
4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm
ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm từ 81 - 87%. Vào
mùa hè, độ ẩm không khí cao nhưng vào mùa đông thì thời tiết khô hanh, độ ẩm
không khí xuống thấp.
Như vậy, Thanh Miện có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào
mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây
trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về
sản phẩm. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão,
cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.
1.1.4. Thuỷ văn
Thuỷ văn của huyện Thanh Miện chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ lưu 2
con sông chính là sông Luộc và sông Cửu An. Đây là các nhánh sông có nguồn
gốc từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Như vậy hệ thống thuỷ văn của
huyện chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Với hệ thống
sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân, đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm.
7
Vào mùa mưa nước sông Hồng và sông Thái Bình thường dâng cao, gây
lũ lụt cho một số vùng, khó khăn cho việc tiêu nước trên các cánh đồng, gây úng

cục bộ nhiều ngày.
Vào mùa khô mực nước sông Hồng và sông Thái Bình cạn, vì vậy ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sông sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu
cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp, điều tiết nguồn nước và nuôi
trồng thuỷ sản với năng suất cao.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010. Tổng quỹ đất tự nhiên
của Thanh Miện là 12.237,42 ha, toàn bộ diện tích đã được khai thác đưa vào sử
dụng. Đất đai của Thanh Miện chủ yếu được phát triển trên nền phù sa không
được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn tỉnh năm 1965 của Viện Quy hoạch
Thiết kế Bộ Nông nghiệp và điều tra bổ sung năm 1999 cho thấy: Trên địa bàn
huyện Thanh Miện có 5 nhóm đất chính (tổng diện tích đất điều tra thổ nhưỡng
là: 10.778,5 ha, chiếm khoảng 88% tổng diện tích đất tự nhiên):
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm từ sông Thái Bình glây nông
chua (P
t
g): Được phân bố ở tất cả 19 xã, thị trấn trong huyện, loại đất này có
diện tích lớn nhất, đạt 7.996,0 ha, chiếm 75,2 % tổng diện tích đất điều tra. Đất
chua (pH = 4,5 - 5,4), thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, glây
nông, hàm lượng OM%, P
2
O
5
%, K
2
O% dao động từ cấp trung bình đến khá,
hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Được phân bố chủ yếu ở chân ruộng vàn

và vàn thấp. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực: lúa, ngô, khoai. Loại hình
sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa hoặc 2 lúa + 1màu.
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm từ sông Thái Bình glây sâu chua
(P
t
): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Phạm Kha, Lam Sơn, Thị trấn Thanh
Miện, Tân Trào, Cao Thắng, Ngũ Hùng. Diện tích 1.472,4 ha, chiếm 14,0 %
tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở vùng vàn, vàn thấp, có thành phần cơ giới
thịt trung bình đến thịt nặng. Đất chua đến ít chua (pH = 4,6 - 6,1), glây sâu,
hàm lượng OM%, P
2
O
5
%, K
2
O % dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm
lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương
thực. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa và 2 lúa + 1 màu.
8
+ Đất phù sa cổ sông Hồng glây (P
h
g): Được phân bố chủ yếu ở các xã:
Tứ Cường, Tân Trào, Cao Thắng, Ngũ Hùng, Thanh Tùng, Đoàn Tùng, Hồng
Quang. Diện tích khoảng 700,0 ha, chiếm 5,0 % tổng diện tích đất điều tra, được
phân bố ở vùng vàn thấp, trũng có thành phần cơ giới thịt nặng. Đất chua (pH =
4,3 - 5,2), glây, hàm lượng OM%, P
2
O
5
%, K

2
O % dao động từ cấp khá đến giàu,
hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây
lương thực. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa và nuôi trồng
thủy sản.
+ Đất phù sa sông Hồng không được bồi ít chua (P
h
): Được phân bố chủ
yếu ở các xã: Ngô Quyền, Tân Trào, Đoàn Kết. Diện tích khoảng 315,6 ha,
chiếm 3,0 % tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở vùng vàn, vàn thấp, có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Đất ít chua (pH = 5,6 - 6,2),
glây yếu, hàm lượng OM%, P
2
O
5
%, K
2
O% dao động từ cấp trung bình đến khá,
hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây
lương thực, cây công nghiệp hàng năm. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất
này là 2 lúa, 2 lúa + 1 màu.
+ Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (P
hi
b): Diện
tích khoảng 294,5 ha, chiếm 2,8% tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở
vùng vàn, vàn cao, có thành phần cơ giới nhẹ. Đất ít chua (pH = 5,4 - 6,5), hàm
lượng OM%, P
2
O
5

%, K
2
O% dao động từ nghèo đến trung bình, hàm lượng các
chất dinh dưỡng dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Đất thích hợp thâm canh cây
công nghiệp hàng năm, cây rau màu. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất
này là 2 màu + 1 lúa hoặc chuyên màu.
1.2.2. Tài nguyên nước
Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở huyện Thanh Miện được lấy từ các
nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa.
* Nước mặt: Được cung cấp bởi hệ thống sông Luộc ở phía Nam và sông
Cửu An ở phía Tây của huyện, cùng hệ thống các ao hồ, đầm, kênh rạch trên địa
bàn huyện. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho mọi hoạt động của
huyện như sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp.
* Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và
kiểm nghiệm ở một số giếng khoan, nguồn nước ngầm của Thanh Miện khá dồi
dào. Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 10-15 m, mùa mưa nước ngầm có ở độ
sâu chỉ 3-5 m. Hàm lượng sắt và mangan trong nước cao, cần được xử lý trước
khi sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
9
* Nước mưa: Với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.350 mm đến 1.650
mm, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, bổ sung cho
nguồn nước mặt và nước ngầm. Chất lượng nước mưa tương đối đảm bảo nên
được người dân trong huyện khai thác triệt để.
Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
Thanh Miện cần sớm có biện pháp khai thác và xử lý tốt nguồn nước ngầm và
nước mặt trên địa bàn huyện, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
trong huyện.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra về khoáng sản, thì trên địa bàn huyện Thanh Miện có
một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: sét, cát được phân bố ven sông

Cửu An và sông Luộc. Tuy trữ lượng không lớn nhưng cũng góp phần giải quyết
nguyên liệu xây dựng tại chỗ trong huyện và một số đơn vị gần huyện. Song do
khai thác chưa theo quy hoạch đã để lại hậu quả ở một số khu đất ven sông bị
sụt lở nghiêm trọng. Trong tương lai cần quy hoạch và quản lý chặt nguồn tài
nguyên này, tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ đất và môi
trường sinh thái.
1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Huyện Thanh Miện nói riêng và Tỉnh Hải Dương nói chung là mảnh đất
ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều
di tích lịch sử văn hoá, trong đó có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng;
nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước.
Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại
nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian.
Thanh Miện có một quần thể tài nguyên nhân văn độc đáo, nổi tiếng là
khu vực Đảo Cò được bao bọc bởi hồ An Dương xã Chi Lăng Nam với diện tích
mặt nước 83.000 m2, ở đây có khoảng 9 loài cò vạc sinh sống, số lượng tới hàng
vạn con. Nằm trong khu vực Đảo Cò hay gần Đảo Cò là một hệ thống các đền,
đình, chùa mang dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh (Đình chùa Nam, Đền Mẫu,
Chùa Hội Yên). Khu Đảo Cò có thể trở thành một cảnh quan du lịch sinh thái
thiên nhiên đồng bằng khá hấp dẫn.
Để khai thác, phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần
truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành
mạnh.
10
1.3. Cảnh quan môi trường và biến đổi khí hậu
1.3.1. Cảnh quan môi trường
Cảnh quan môi trường của huyện phân rõ 2 khu vực: Khu vực đô thị và
khu vực nông thôn.
- Khu vực đô thị: Đây là nơi có trụ sở làm việc của các cơ quan huyện, thị

trấn, đại diện của một số cơ quan tỉnh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp,
nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ - du lịch, các công trình văn hoá và phúc lợi xã
hội, các khối phố, khu dân cư. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện đang
được đầu tư phát triển như: Giao thông, điện lực, cấp thoát nước, thương mại,
bưu chính viễn thông, nhà hàng với những kiến trúc đa dạng, mang dáng dấp
hiện đại. Tuy nhiên, rác thải sinh hoạt và sản xuất ở khu vực này chưa được xử
lý hiệu quả. Đây là vấn đề cần được huyện quan tâm, giải quyết để huyện có một
môi trường đô thị hiện đại, sạch đẹp.
- Khu vực nông thôn: Là những xã phân bố dọc theo các tuyến giao thông,
các bờ sông, mang sắc thái của vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ hình thái quần cư
đến kiến trúc nhà ở và sinh hoạt trong cộng đồng đời sống của nhân dân. Trong
những năm gần đây, nông thôn đã có sự thay đổi nhiều mặt, hệ thống giao
thông, trường học, cơ sở y tế, bưu chính, điện lực đã và đang được hoàn thiện,
cho đến nay nhà ở của nhân dân đa số là kiên cố và bán kiên cố, đời sống nhân
dân được cải thiện đáng kể về vật chất và tinh thần.
Huyện Thanh Miện chuyên sản xuất nông nghiệp, nhưng vấn đề ô nhiễm
môi trường cũng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm. Môi trường nước của các
ao hồ có xu hướng ô nhiễm do chất thải của các hộ sản xuất TTCN. Ngoài ra,
chất thải từ các chuồng trại gia súc, nhất là một số trại có quy mô lớn, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu, Vì vậy trong những năm tới huyện Thanh Miện cần
có biện pháp bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
1.3.2. Biến đổi khí hậu
Tác động của con người đến thiên nhiên gây áp lực đối với vấn đề môi
trường. Biến đổi khí hậu điển hình là hiện tượng lũ lụt, nắng nóng xảy ra đã làm
cho một số diện tích đất bị ngập úng, khô hạn, gây khó khăn trong sản xuất
nông nghiệp của huyện. Đặc biệt, huyện Thanh Miện cơ cấu ngành nông nghiệp
chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Vì vậy cần phải có các biện
pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển
bền vững nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

11
2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự
chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự cố gắng của toàn dân trong huyện thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI. Kinh tế của huyện Thanh Miện
tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5 năm qua là 9,18%/năm (mục
tiêu tăng trưởng là 10,5%/năm). Kinh tế của huyện phát triển trên cả 3 lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,8
triệu đồng/người (năm 2010), tăng 5,01 triệu đồng/người so với năm 2005.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, giai đoạn 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch
theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,
thuỷ sản tăng bình quân 2,93%/năm, giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây
dựng tăng bình quân 13,89%/năm, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ
tăng bình quân 14,1%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng năm 2010
chiếm 26,17%, tăng 3,54% so với năm 2005. Cơ cấu ngành thương mại - dịch
vụ năm 2010 chiếm 20,98%, tăng 3,45% so với năm 2005. Tuy nhiên, nông
nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện với
52,85% (năm 2010).
12
Bảng 01 : Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Thanh Miện
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2005
Năm
2006

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Tăng trưởng kinh tế % 9,00 9,15 9,10 9,12 9,32 9,40
Ngành nông nghiệp, thuỷ sản 2,85 3,81 2,86 3,90 0,62 3,52
Ngành công nghiệp, xây dựng 13,70 13,52 12,82 10,92 20,09 12,30
Ngành dịch vụ, thương mại 14,01 12,29 13,50 14,43 15,38 14,98
2 Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng 1.054,3 1.149,0 1.254,7 1.543,6 1.743,1 1.920,1
Ngành nông nghiệp, thuỷ sản 630,8 660,7 697,5 910,6 957,3 1.014,7
Ngành công nghiệp, xây dựng 238,6 275,2 310,5 339,4 442,8 502,5
Ngành dịch vụ, thương mại 184,9 213,1 246,7 293,6 343,0 402,9
3 Cơ cấu giá trị sản xuất (giá hiện hành) % 100 100 100 100 100 100
Ngành nông nghiệp, thuỷ sản 59,83 57,50 55,59 58,99 54,92 52,85
Ngành công nghiệp, xây dựng 22,63 23,95 24,75 21,99 25,40 26,17
Ngành dịch vụ, thương mại 17,54 18,55 19,66 19,02 19,68 20,98
3 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 5,79 6,32 6,94 8,40 9,66 10,80
4 Tỷ lệ hộ nghèo % 20,01 16,01 14,50 10,81 8,88 6,80
5 Tổng nhân khẩu Người 129.184129.191128.886125.339122.813123.263
6 Mật độ dân số Người/Km
2
1.056 1.012 1.005 1.024 1.004 1.007
7 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,74 0,92 0,99 0,97 0,99 0,96
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Miện)
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, Đảng bộ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn, tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư thâm canh tăng vụ và
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất; các cấp
các ngành kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc phòng chống, khắc phục
hậu quả thiên tai.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thuỷ sản năm 2010 đạt 1.014,7
tỷ đồng tăng 1,6 lần so với năm 2005. Giá trị bình quân thu trên 1 ha đất canh
tác đạt 80 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành). Cơ cấu ngành nông nghiệp đến
năm 2010: Nông nghiệp 90,01% - thuỷ sản 9,99%.
13
Bảng 02: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thanh Miện
TT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 630,8 660,7 679,5 910,6 957,3 1.014,7
Nông nghiệp 587,0 610,4 622,0 824,9 864,2 913,3
Thuỷ sản 43,8 50,3 57,5 85,7 93,1 101,4
2 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nông nghiệp 93,06 92,39 91,54 90,59 90,27 90,01

Thuỷ sản 6,94 7,61 8,46 9,41 9,73 9,99
(Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ huyện Thanh Miện)
* Về trồng trọt
Diện tích gieo trồng hàng năm đạt mức từ 16.500 - 17.000 ha. Hệ số sử
dụng đất bình quân đạt 2,16 lần. Năng suất lúa hàng năm đạt 61 tạ/ha. Cơ cấu trà
lúa, giống lúa được chuyển đổi căn bản, trà xuân sớm vụ chiêm xuân giảm từ
40% diện tích xuống còn 25% diện tích; diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao tăng
từ 15% năm 2005 lên 45% năm 2010. Sản lượng lương thực trung bình hàng
năm đạt 89.895 tấn (năm cao nhất đạt 90.556 tấn).
Sản xuất cây vụ đông trong nhiều năm giảm diện tích (chỉ đạt xấp xỉ
1.000 ha/năm). Tỷ lệ giá trị sản xuất vụ đông mới chỉ chiếm 8,27% trong tổng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đến năm 2009 đã từng bước khôi phục, hình
thành một số vùng chuyên canh với những giống cây có năng suất cao và chất
lượng tốt, dễ canh tác như ngô, bí xanh, khoai tây đem lại thu nhập khá cao cho
nông dân trong huyện.
Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của huyện được chuyển dịch theo đúng
hướng là giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế
bằng các cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn, phát triển nuôi
trồng thuỷ sản trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả.
14
Bảng 03: Một số cây trồng, vật nuôi chính qua các năm
TT
Cây
trồng,
vật
nuôi
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm

2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1
Lúa
đông
xuân
Diện tích Ha 7.328,00 7.227,00 7.115,00 7.094,00 7.096,00 7.250,00
Năng suất Tạ/Ha 66,19 67,18 59,22 67,34 64,21 56,67
Sản lượng Tấn
48.504,0
3
48.550,9
9
42.135,0
3
47.771,0
0
45.563,4
2
41.085,75
2

Lúa
mùa
Diện tích Ha 7.387,00 7.118,00 7.068,00 7.115,00 7.160,00 7.249,00
Năng suất Tạ/Ha 54,65 55,47 63,44 57,53 60,13 61,65
Sản lượng Tấn
40.369,9
6
39.483,5
5
44.839,3
9
40.932,6
0
43.053,0
8
44.690,0
9
3
Cây
ngô
Diện tích Ha 346,00 334,20 316,90 338,00 299,00 477,00
Năng suất Tạ/Ha 48,62 49,00 48,70 49,16 49,86 49,42
Sản lượng Tấn 1.682,25 1.637,58 1.543,30 1.661,61 1.490,81 2.357,33
4
Cây
khoai
lang
Diện tích Ha 162,00 165,00 87,00 89,00 71,00 55,00
Năng suất Tạ/Ha 90,00 85,00 92,00 97,30 98,45 109,76
Sản lượng Tấn 1.458,00 1.402,50 800,40 865,97 699,00 603,68

5
Rau
các
loại
Diện tích Ha 1.555,00 1.218,00 981,00 1.353,00 1.133,00 1.245,00
Năng suất Tạ/Ha 202,69 201,52 198,54 194,34 194,45 207,19
Sản lượng Tấn
31.518,3
0
24.545,1
4
19.476,7
7
26.294,2
0
22.031,1
9
25.795,16
6
Cây
đậu
tương
Diện tích Ha 208,00 50,00 79,00 76,00 98,00 109,00
Năng suất Tạ/Ha 15,87 15,90 16,50 16,76 18,47 18,61
Sản lượng Tấn 330,10 79,50 130,35 127,38 181,01 202,85
7
Thủy
sản
Diện tích Ha 694,00 750,00 760,00 760,00 762,00 775,00
Năng suất Tạ/Ha 40,07 55,00 56,00 52,04 54,29 55,61

Sản lượng Tấn 2.780,86 4.125,00 4.256,00 3.955,04 4.136,90 4.309,78
8 Tổng đàn lợn Con 71.892 42.616 37.453 38.590 38.951 38.370
9 Tổng đàn trâu Con 547 185 175 130 221 245
10 Tổng đàn bò Con 5.438 6.597 6.847 5.314 4.964 4.403
11 Tổng đàn gia cầm Con 709.707 629.764 631.974 651.774 660.963 682.610
12
SLLT có hạt bình
quân
Kg/người 701 694 689 721 734 715
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Miện)
* Ngành chăn nuôi:
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì, phát triển theo hướng
công nghiệp và bán công nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên
những năm gần đây có xu hướng giảm về số lượng. Đến nay các trang trại, gia
trại đang từng bước phục hồi, toàn huyện có 74 trang trại và 596 hộ sản xuất
theo mô hình gia trại, một số trang trại đã ứng dụng công nghệ cao trong chăn
nuôi mang lại hiệu quả tốt.
Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh, hầu hết diện tích mặt nước
đều được đưa vào khai thác nuôi trồng thuỷ sản với 770 ha. Đã hình thành một
15
số khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết, Phạm Kha, Chi Lăng Nam,
Chi Lăng Bắc khai thác hiệu quả.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng
Cho đến nay, do nhiều yếu tố khách quan, sản xuất công nghiệp quy mô
lớn trên địa bàn huyện chưa phát triển. Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo phát triển
làng nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: khai thác sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc, cơ khí nhỏ, may công nghiệp
Trong 5 năm qua đã phát triển thêm 4 làng nghề, đưa tổng số làng nghề
của huyện lên 7 làng nghề, một số làng nghề có quy mô lớn như tranh thêu ở
thôn An Dương, sản xuất bánh đa ở thôn Hội Yên xã Chi Lăng Nam, làng nghề

đan tre ở thôn Đan Giáp xã Thanh Giang nhìn chung các làng nghề đều hoạt
động hiệu quả. Một số tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hoạt
động ổn định góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người
lao động.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng năm 2010 đạt 502,5
tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2005, chiếm 26,17% trong tổng cơ cấu các
ngành của huyện.
Bảng 04: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng huyện Thanh Miện
TT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1
Tổng giá trị sản xuất
(Tỷ đồng)
238,6 275,2 310,5 339,4 442,8 502,5
Công nghiệp 115,5 136,5 150,7 178,7 227,1 255,7
Xây dựng 123,1 138,7 159,8 160,7 215,7 246,8
2 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Công nghiệp 48,41 49,60 48,53 52,65 51,29 50,89
Xây dựng 51,59 50,40 51,47 47,35 48,71 49,11

(Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ huyện Thanh Miện)
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển đa dạng, một số loại hình
như dịch vụ vận tải, văn hoá, thông tin liên lạc, cung ứng vật tư, nguyên liệu
phục vụ sản xuất phát triển khá mạnh và rộng khắp. Hệ thống chợ nông thôn
từng bước được cải tạo, nâng cấp, mở rộng. Các hoạt động kinh doanh thương
mại tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả.
16
Thu nhập từ dịch vụ lao động ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước
ngoài đang có nhiều đóng góp đáng kể vào giá trị sản phẩm chung của toàn
huyện. Hàng năm thu nhập từ lao động ngoài huyện chuyển về trên 100 tỷ đồng.
Tổng giá trị sản xuất một số ngành dịch vụ, thương mại năm 2010 đạt
402,9 tỷ đồng, chiếm 20,98% cơ cấu kinh tế, tăng 2,17 lần so với năm 2005.
Bảng 05: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ huyện Thanh Miện
TT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 184,9 213,1 246,7 293,6 343,0 402,9
Ngành thương mại 135,8 155,2 178,9 212,9 247,8 289,9
Ngành vận tải, kho bãi 26,5 31,8 37,3 44,6 52,7 62,8

Ngành dịch vụ lưu trú và
ăn uống
22,6 26,1 30,5 36,1 42,5 50,2
2 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Ngành thương mại 73,45 72,83 72,52 72,51 72,24 71,95
Ngành vận tải, kho bãi 14,33 14,92 15,12 15,19 15,36 15,59
Ngành dịch vụ lưu trú và
ăn uống
12,22 12,25 12,36 12,30 12,39 12,46
(Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ huyện Thanh Miện)
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Diện tích, dân số và mật độ dân số của huyện năm 2010 như sau:
Bảng 06: Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2010 huyện Thanh Miện
TT Xã (Thị trấn)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Dân số trung
bình (người)
Dân số
trung bình
(người)
Dân số trung
bình (người)
Diện
tích
(Km
2
)
Mật độ dân số
(người/Km

2
)
1 Thị trấn Thanh Miện 7.994 8.793 9.065 6,02 1.506
2 Xã Ngô Quyền 6.970 7.667 7.904 9,61 822
3 Xã Tân Trào 5.521 6.073 6.261 7,21 868
4 Xã Đoàn Kết 5.943 6.537 6.739 7,47 902
5 Xã Hồng Quang 7.162 7.878 8.122 9,23 880
6 Xã Thanh Tùng 4.781 5.259 5.422 4,82 1.125
7 Xã Đoàn Tùng 6.677 7.345 7.572 5,54 1.367
8 Xã Phạm Kha 5.865 6.451 6.651 4,86 1.369
9 Xã Lam Sơn 5.495 6.045 6.232 6,86 908
10 Xã Lê Hồng 5.804 6.385 6.582 9,32 706
11 Xã Hùng Sơn 2.847 3.131 3.228 3,42 944
12 Xã Tứ Cường 8.160 8.976 9.254 9,17 1.009
13 Xã Cao Thắng 4.615 5.076 5.233 6,07 862
14 Xã Ngũ Hùng 6.900 7.590 7.825 8,71 898
15 Xã Chi Lăng Nam 4.335 4.769 4.916 5,27 933
16 Xã Chi Lăng Bắc 5.884 6.473 6.673 5,3 1.259
17 Xã Thanh Giang 6.868 7.554 7.788 6,5 1.198
17
18 Xã Diên Hồng 2.462 2.708 2.792 3,08 906
19 Xã Tiền Phong 4.413 4.854 5.004 3,91 1.280
Tổng 108.696 119.565 123.263 122,37 1.007
Dân số của huyện Thanh Miện năm 2010 là 123.263 người, với mật độ
dân số trung bình toàn huyện là 1.007 người/km
2
. Mật độ dân số tập trung đông
trên địa bàn thị trấn, xã Đoàn Tùng, xã Phạm Kha, xã Chi Lăng Bắc, xã Tiền
Phong và tập trung ít trên địa bàn xã Lê Hồng, xã Cao Thắng, xã Ngô Quyền.
Giai đoạn 2000-2005 tỷ lệ tăng dân số là 1,10%, giai đoạn 2005-2010

công tác vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình được các cấp, các ngành
quan tâm chỉ đạo, nhờ đó tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giữ ở
mức 0,97%. Tuy nhiên tỷ lệ số ca sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ chênh lệch giới
tính nam/nữ ở trẻ sơ sinh còn ở mức cao.
2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Thanh Miện là một huyện với lao động nông nghiệp là chính, nền nông
nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông
nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, làm việc trong các
khu tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Thanh Miện có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu
thế đô thị hóa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mz trên địa bàn
tỉnh thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sz tăng nhanh
chóng đồng thời sz xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ
để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những
định hướng cũng như các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa
phương để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn
tiếp theo.
Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện
không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt
động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý
và hiệu quả.
Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã
được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,79 triệu đồng năm 2005
lên 10,8 triệu đồng vào năm 2010. Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 6,8%, giảm 13,21%
so với năm 2005. Một trong những nguyên nhân chính để đạt được thành tự
đáng kể đó là do trong công tác xoá đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm
của huyện uỷ và UBND huyện kịp thời. Các chính sách xã hội được các cấp các
18
ngành quan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã

hội. Đến nay toàn huyện không còn hộ người có công với cách mạng nằm trong
diện hộ nghèo.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư
2.4.1. Thực trạng phát triển khu đô thị
Thị trấn Thanh Miện, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của
huyện Thanh Miện. Tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn theo số liệu kiểm kê
năm 2010 là 600,24 ha, chiếm 4,90% diện tích tự nhiên toàn huyện, dân số của
thị trấn là 9.065 người, mật độ dân số trung bình của thị trấn là 1.506 người/km
2
.
Thị trấn Thanh Miện là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các công
trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thương mại - dịch
vụ gắn liền với các khu dân cư. Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ
tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của
các cơ quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước
mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng
thương mại, du lịch, nhà ở…đang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày
một khang trang.
Hiện nay trên địa bàn huyện có một số trung tâm cụm xã cũng đang phát
triển như ở xã Đoàn Tùng, xã Phạm Kha, xã Thanh Giang làm cho bộ mặt đô
thị của huyện ngày càng phát triển.
2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư của huyện quần tụ theo hình thái thôn, làng đặc trưng của
vùng đồng bằng bắc bộ. Toàn huyện Thanh Miện có 19 đơn vị hành chính. Mỗi
đơn vị hành chính lại bao gồm nhiều thôn, làng. Diện tích đất ở của huyện là
834,24 ha với 114.198 nhân khẩu, mật độ dân số là 1.013 người/km
2
.
Các điểm dân cư phân bố tập trung tạo thành các quần cư ngõ, phố, xóm
làng ở gần các trục giao thông thuận lợi cho sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và

kinh doanh, buôn bán, dịch vụ.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường,
trạm…) của huyện khá phát triển và đang trong thời kỳ đầu tư phát triển hơn
nữa, hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, trung tâm cụm xã với chức năng
là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của một số xã, là hạt nhân thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Hệ thống giao thông
19
Trên địa bàn huyện Thanh Miện có hệ thống giao thông đi lại tương đối
thuận tiện với các tuyến đường bộ và đường thuỷ. Cụ thể như sau:
* Đường bộ:
+ Đường Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 38B (đường 399
cũ) chạy qua với chiều dài qua huyện là 8,0 km, rộng trung bình 10,0 m, cơ bản
đã được nhựa hóa đáp ứng nhu cầu lưu thông đi lại. Tuy nhiên so với nhu cầu
phát triển hiện tại và tương lai thì đường còn hẹp các phương tiện trọng tải lớn
đi qua gặp không ít khó khăn.
+ Các tuyến đường tỉnh: Thanh Miện có 5 tuyến đường tỉnh lộ chạy qua
địa bàn huyện, bao gồm:
- Tuyến đường 39D (đường 393 mới), có chiều dài là 12 km, chiều rộng
trung bình là 7,5 m.
- Tuyến đường 20A (đường 392 mới), có chiều dài 7 km, chiều rộng trung
bình là 7,5 m, nhìn chung chất lượng kém
- Tuyến đường 20B (đường 392 B mới), có chiều dài 10,5 km, chiều rộng
trung bình là 7,5 m, nhìn chung chất lượng trung bình.
- Tuyến đường 210 (đường 396 mới), có chiều dài 5,5 km, chiều rộng
trung bình là 7,5 m, nhìn chung chất lượng khá.
- Tuyến đường 193, có chiều dài 10,5 km, chiều rộng trung bình là 7,5 m,
nhìn chung chất lượng tốt đã đường rải nhựa.
+ Các tuyến đường huyện: Có tổng số 5 tuyến đường huyện:

- Tuyến đường 192, có chiều dài 1,5 km, chiều rộng trung bình là 5,5 m,
nhìn chung chất lượng tốt.
- Tuyến đường Hoành Bồ - Ngô Quyền, có chiều dài 8 km, chiều rộng
trung bình là 5,5 m, nhìn chung chất lượng trung bình.
- Tuyến đường Ngô Quyền - Tân Trào, có chiều dài 2,0 km, chiều rộng
trung bình là 5,5 m, nhìn chung chất lượng khá.
- Tuyến đường Tứ Cường - Hoàng Hanh, có chiều dài 4,0 km, chiều rộng
trung bình là 5,0 m, nhìn chung chất lượng xấu.
- Tuyến đường nội thị, có chiều dài 0,65 km, chiều rộng trung bình là 7,5
m, nhìn chung chất lượng tốt.
+ Hệ thống đường liên xã và đường trục xã: Tổng chiều dài các tuyến trục
chính là 67,79 km và hệ thống đường thôn có 256,503 km. Trong thời gian qua,
các xã trong huyện cũng đã cải tạo, nâng cấp được 33,87 km đường giao thông
20
xã còn lại 33,92 km là đường đá, đất trong thời gian tới cần phải cải tạo để đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Đường xóm có chiều dài là 166,353 km, trong đó có 157,81 km đường là
được trải nhựa hoặc lát gạch nghiêng còn lại 8,54 km là đường đá và đường
gạch vỡ.
Toàn huyện có 440,17 km đường nội đồng, trong đó có 76,35 km đường
được trải bê tông hay lát gạch nghiêng còn lại là 363,82 km đường là đường đất,
đát, gạch vụn chất lượng kém.
* Đường thủy:
Với hệ thống sông Cửu An chảy phía Tây ngăn cách với tỉnh Hưng Yên
và sông Luộc chảy phía Nam ngăn cách với tỉnh Thái Bình thì đây là điều kiện
thuận lợi để Thanh Miện phát triển giao thông đường thuỷ, giao lưu, thông
thương với các huyện khác, tỉnh khác.
2.5.2. Hệ thống thuỷ lợi
Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân phối hợp với các cấp,
các ngành đã thường xuyên củng cố hệ thống thuỷ lợi đảm bảo phục vụ cho sản

xuất nông nghiệp một cách tốt nhất. Đồng thời, xây dựng tương đối hoàn chỉnh
hệ thống kênh mương nội đồng bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng
tưới tiêu chủ động phục vụ nông nghiệp nội đồng.
Toàn huyện có 182/1.166 km kênh mương đã được kiên cố hoá, 130 trạm
bơm. Tuy nhiên vẫn có một số tuyến mương đất, lòng dẫn kênh mương không
được nạo vét, tu bổ hàng năm nên hạn chế dòng chảy, ảnh hưởng đến việc tiêu
thoát nước.
2.5.3. Giáo dục và đào tạo
Công tác giáo dục của huyện Thanh Miện luôn nhận được sự quan tâm và
chỉ đạo trực tiếp của Huyện Ủy, UBND huyện, các chủ trương và nhiệm vụ về
phát triển giáo dục luôn được chú trọng thực hiện đồng thời với công cuộc đổi
mới trên tất cả các lĩnh vực.
Tính đến thời điểm hiện nay, mạng lưới giáo dục của huyện được tổ chức
khá hợp lý cho cả 4 cấp học. Với số trường học 19 trường tiểu học, 20 trường
THCS, 4 trường THPT, 38 trường, cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 34
trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hoá giáo dục được hoạt động khá
thường xuyên và phát huy hiệu quả. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị
trí, vai trò của giáo dục - đào tạo được nâng cao, thu hút nhiều nguồn lực khác
nhau về đầu tư tăng cường cơ sở vật chất.
21
Chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là khá
so với các huyện khác trong tỉnh. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp
học trong huyện được đào tạo cơ bản với mức chuẩn cao. Tỷ lệ học sinh đến
trường cũng đạt chỉ tiêu cao, trong đó 100% trẻ 5 tuổi đã đến trường. Chất lượng
dạy và học ngày càng được nâng cao. Trang thiết bị, cơ sở trường lớp ngày càng
được quan tâm đầu tư đáp ứng cho sự nghiệp trồng người của huyện.
Tuy nhiên, hệ thống giáo dục - đào tạo của huyện còn gặp một số khó
khăn như: hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển giáo dục còn kém mặc dù thời gian
qua đã được quan tâm đầu tư. Đặc biệt là cơ sở vật chất khối trường mầm non
chưa đáp ứng được yêu cầu của một trường chuẩn. Thiếu cục bộ đội ngũ giáo

viên, đặc biệt là giáo viên chuyên sâu, có trình độ cao.
Trong giai đoạn quy hoạch tới, việc bổ sung quỹ đất cho việc xây dựng và
mở rộng các cơ sở giáo dục - đào tạo là vô cùng cần thiết, cùng với đó là đầu tư
hệ thống trang thiết bị dạy và học hiện đại để đáp ứng một các tốt nhất cho sự
nghiệp đào tạo của huyện, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã
hội ngày càng cao của huyện trong những năm tiếp theo.
2.5.4. Y tế
Trong những năm qua ngành y tế của huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ:
phòng bệnh (tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao), chữa bệnh; bảo vệ sức
khoẻ bà mẹ và trẻ em được triển khai trên toàn huyện. Hoạt động y tế của huyện
đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Hoạt động y tế của huyện đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chỉ
đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt và duy trì khá thường xuyên công tác đảm bảo
vệ sinh, an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho nhân
dân. Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 trạm y tế ở 19 xã, thị trấn, 1 bệnh viện
đa khoa huyện và 3 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, trong đó có 19/19 trạm y tế
đạt chuẩn quốc gia.
Trung tâm y tế huyện phối hợp với Phòng y tế chỉ đạo các trạm y tế xã, thị
trấn làm tốt công tác phòng dịch bệnh nên trong những năm qua huyện Thanh
Miện chưa có dịch xảy ra trên diện rộng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đã được quan tâm đầu tư nhưng mới chỉ đảm
bảo khám chữa bệnh thông thường, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân.
Quan tâm đến công tác y tế là quan tâm đến sức khoẻ của người dân, đảm
bảo chăm sóc nhân dân một cách tốt nhất. Chính vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật
22
chất và trang thiết bị hiện đại cho công tác y tế là một việc làm cần được thực
hiện ngay, cùng với đó là bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các y, bác sỹ để phục
vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện.
2.5.5. Văn hoá, thông tin - thể thao

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của
huyện, đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt. Song
song với việc phát triển kinh tế, sự nghiệp thông tin, văn hóa, thể thao của huyện
đã từng bước được các ngành quan tâm.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 90 nhà văn hoá thôn, 17 nhà văn hoá xã
và các làng truyền thống có giá trị nhân văn sâu sắc. Ngoài các di tích lịch sử và
văn hóa vật thể, trên địa bàn huyện Thanh Miện còn những văn hoá phi vật thể
như các lễ hội, các làng nghề có giá trị văn hoá lớn, góp phần bảo tồn và duy trì
các giá trị văn hoá truyền thống của huyện.
Công tác "xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư cũng được huyện cùng
các ban ngành xã triển khai thực hiện, cùng phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá trong những năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao phát
triển tương đối toàn diện và từng bước xã hội hoá, cơ sở vật chất được quan tân,
từng bước đáp ứng nhu cầu tập luyện, rèn luyện sức khoẻ của nhân dân. Hiện
nay trên toàn huyện có 1 sân vận động của huyện diện tích 1,00 ha, 19 sân vận
động trung tâm ở các xã, thị trấn với diện tích 9,50 ha và 57 sân thể thao thôn,
khu dân cư với diện tích 11,97 ha, có 1/20 sân thể thao đạt chuẩn.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Thuận lợi
Huyện Thanh Miện có vị trí địa lý khá thuận lợi, giáp danh với các tỉnh
Thái Bình, Hưng Yên. Là huyện chuyển tiếp giữa khu vực đô thị và khu vực
nông thôn thuần tuý do đó có nhiều cơ hội để tiếp thu những thành tựu về khoa
học công nghệ, những tiến bộ về xã hội.
Là huyện có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, vấn đề thủy lợi, tưới tiêu tương
đối chủ động, là địa phương có truyền thống thâm canh sản xuất Tất cả những yếu tố
trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp
lương thực, thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội.
23

Hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, đồng bộ đến tất cả các xã
và kết nối huyện với các địa phương khác. Giao thông thuận lợi là lợi thế cho
phát triển kinh tế, xã hội của huyện và giao lưu với các vùng khác.
Địa hình bằng phẳng, tài nguyên đất, nước phong phú, là điều kiện cho
phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Cảnh quan môi trường trong lành và các di tích văn hoá, lịch sử có giá trị
là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển ngành du lịch, dịch vụ của huyện.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị bước đầu được đầu tư
nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và
sz được thi công sz tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.
Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, năng động, nhạy bén, có trình độ sz
tạo thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế -xã hội.
3.2. Khó khăn, hạn chế
Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang ảnh hưởng xấu đến
môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và
chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản
xuất nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hoá chất không phù hợp, đòi hỏi
phải đầu tư và quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường sinh thái.
Là huyện nằm trong vùng trũng và được bao bọc bởi sông Luộc ở phía Nam
và sông Cửu An ở phía Tây nên về mùa mưa thường xảy ra hiện trạng ngập úng, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện.
Khu khai thác vật liệu xây dựng còn chưa theo quy hoạch dẫn đến đất bị
sụt lở ven bờ sông, làm mất cảnh quan trên dòng sông.
Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện vẫn tương xứng với quy mô.
Do vậy, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây là khá cao, tuy
nhiên chưa thực sự phát triển đồng đều và bền vững.
Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện nhìn chung còn chưa phát triển đồng
bộ. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục được đầu tư khá lớn, nhất là một số tuyến
trục giao thông chính.
Chưa phát huy được hết tiềm năng của huyện, chưa thu hút được đầu tư từ

bên ngoài, ngành công nghiệp, dịch vụ chưa có điều kiện phát triển mạnh.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp.
Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp song cơ cấu
sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý. Việc phát huy cơ chế, chính sách huy
động vốn cho đầu tư phát triển từ quỹ đất trên địa bàn huyện cũng có hạn chế do
24
thị trường bất động sản ở huyện mới phát triển những năm gần đây nên chưa
vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.
25

×