Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Chuyên đề KT dạy học chuẩn Kiến thức Anh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.77 KB, 19 trang )


PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH
CHUYÊN ĐỀ:
“DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THEO
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC”
Tổ: Ngoại Ngữ-Nhạc
Năm học: 2010-2011

CHUYÊN ĐỀ
“DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN
THỨC, KỸ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC” Môn Tiếng Anh-Giai đoạn 4
Năm học: 2010-2011
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ năm 2002 đến nay, cùng với việc đổi mới
chương trình sách giáo khoa, chúng ta đã đổi mới phương
pháp dạy - học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt
năm học 2008-2009 đã thực hiện “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học và học sinh tích cực”, năm học
2009-2010 đã thực hiện “Đổi mới kiểm tra thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy học”.

Thế nhưng, việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực,
việc phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực
vẫn còn hạn chế, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học
tập của học sinh chưa cao. Chương trình còn dàn trãi, chưa
chú trọng kiến thức trọng tâm của bài học vẫn còn tồn tại.
Kiểm tra đánh giá thì thường khó với học sinh. Cho nên một
trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học và kiểm
tra đánh giá hiện nay là dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng


nhằm tạo nên sự thống nhất, góp phần khắc phục tình trạng
quá tải trong giảng dạy, học tập.
Hiện nay, chúng ta đã và đang thực hiện “Dạy học và
kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng theo PPDH tích
cực”, góp phần từng bước nâng cao chất lượng học tập của
học sinh.

B. CÁC GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Giai đoạn 1: Tổ chức tại trường từ tháng 9/2010 đến cuối
tháng 11/2010.
- Viết báo cáo chuyên đề tổ chuyên môn và mỗi cá
nhân giáo viên.
- Chọn bài dạy minh họa.
- Thiết lập hệ thống bài kiểm tra để minh họa.
Giai đoạn 2:
Tham gia sinh hoạt toàn Huyện: 08/12/2010 do tổ
Ngoại Ngữ trường THCS Phan Tây Hồ báo cáo chuyên đề và
thực hiện một tiết dạy minh họa bằng GAĐT. Do chuẩn bị tốt
từ khâu báo cáo chuyên đề đến dạy minh họa của đơn vị cộng
với sự thảo luận của giáo viên Anh Văn toàn Huyện đã đem lại
hiệu quả thiết thực về ưu điểm của dạy học và kiểm tra đánh
giá chuẩn kiến thức, kỹ năng theo PPDH tích cực.

Giai đoạn 3:
Trên cơ sở những vấn đề đã được thống nhất
trong buổi sinh hoạt chuyên đề giai đoạn 2, về trường tổ
chuyên môn lên kế hoạch tổ chức dạy, dự giờ rút kinh
nghiệm tại trường từ 10/12/2010 đến hết tháng 02/2011.
Giai đoạn 4:
Qua 3 giai đoạn thực hiện chuyên đề, tổ Ngoại

Ngữ trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm đã học tập ở
đồng nghiệp được rất nhiều điều bổ ích trong việc dạy
học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng theo
PPDH tích cực. Sau đây chúng tôi xin được tổng kết
chuyên đề:

C . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng và phương pháp
dạy học tích cực :
1. GV bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài
giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về
kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc
hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
2. GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các
hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có
sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và
trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa
phương.

3. GV chú trọng đến việc động viên, khuyến khích, tạo
cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực,
chủ động, sáng tạo, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh
nghiệm vốn có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành
động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp HS phát
triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
4. GV thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng
câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng,
năng lực giao tiếp.
5. Sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học,

quan tâm ứng dụng CNTT trong dạy học.
6. Trong tiết dạy phải thể hiện được mối quan hệ tích
cực giữa HS và GV, giữa HS và HS, tiến hành thông qua việc
tổ chức các hoạt động trò chơi, tổ chức làm việc theo cặp,
nhóm.

7. Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng
thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học trên lớp, tổ chức
hoạt động dạy thể nghiệm chuyên đề, luyện + thi IOE, qua đó giúp
HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương
trình giáo dục phổ thông.
II. Kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Trong năm học vừa qua, chúng ta đã thực hiện việc đổi mới
kiểm tra đánh giá góp phần khắc phục được tình trạng học thụ động
theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không
biết vận dụng kiến thức; đồng thời thay đổi cách thức học bài trên
lớp và học bài ở nhà của học sinh, loại bỏ dần lối học tủ, học lệch.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá yêu cầu học sinh phải chủ động nắm bắt
kiến thức một cách toàn diện tạo điều kiện cho HS rèn luyện tính tự
chủ trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề, hạn chế việc sử dụng tài
liệu trong khi làm bài thi, kiểm tra.

Những chuyển biến về tinh thần thái độ và phương
pháp học tập đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng
học tập của HS.
Trong năm học này, chúng ta tiếp tục thực hiện
việc đổi mới kiểm tra đánh giá Chuẩn kiến thức kĩ năng,
đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định
kì chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối
phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra

thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được
đúng theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân
hóa cao; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận
dụng kiến thức của HS, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc
lòng, nhớ máy móc kiến thức.

III. Việc dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ
năng theo PPDHTC vào từng kiểu bài dạy:
III.1.Dạy các kiến thức ngôn ngữ:
1.Dạy từ vựng:
Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần
phân biệt hai khái niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng,
nghĩa của một từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai
vấn đề rất khác biệt. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ
điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng, song câu phải như
vậy là HS học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng
của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của
người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá
và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể
được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình
huống mà người bản ngữ đã sử dụng.

* Kĩ thuật dạy nghĩa của từ:
- Dùng giáo cụ trực quan.
- Dùng tình huống.
- Dùng ngôn ngữ lời nói.
2. Dạy ngữ pháp:
Nhìn chung, việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được
thực hiện theo 2 cách chính: diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn
dịch, đầu tiên HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp

kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ, sau đó HS luyện tập
cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một
loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các
quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách
này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS.

a. Một số kỹ thuật sử dụng để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp:
- Dialogue
- Storytelling
- Realia
- Pictures
- Listening/Reading texts
- Situations
b. Một số loại hình bài tập và kĩ thuật sử dụng khi dạy cấu trúc ngữ
pháp
Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua
các loại hình bài tập sau đây:
- Repetition
- Substitution
- Transformation
- Matching
- Ordering
- Grid (completion)

III.2. Dạy các kỹ năng ngôn ngữ:
Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận
thông tin là: trước khi nghe/ nói /đọc/viết; trong khi nghe/
nói /đọc/viết; sau khi nghe/ nói /đọc/viết. Ở mỗi giai đoạn,
GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác nhau.
1. Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn

trước khi đọc:
- Hoạt động tiên đoán tự do (Open prediction):
- Đoán xem các nhận định về bài đọc đúng hay sai
(True/ False prediction)
- Sắp đặt trật tự câu, ý hoặc tranh vẽ (Ordering)
- Trả lời câu hỏi (Pre-questions)
- Bài tập từ

2. Các dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong
giai đoạn 2 bao gồm:
- Đúng/sai (True/ False)
- Đa lựa chọn (Multiple Choice)
- Điền vào chỗ trống (Gap-Fill)
- Biểu bảng (Grid)
- Hoàn thành câu (Sentence Completion)
- Tìm ý chính (Main Idea)
- Đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given)
- Nối câu hoặc ý (Matching). vv
III. 3. Việc kiểm tra , đánh giá môn tiếng Anh ở THCS phải
bám sát mục tiêu dạy học:
Các hình thức kiểm tra cần tập trung kiểm tra 4 kĩ năng
nghe, nói , đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ trong khuôn khổ các
chủ điểm, nội dung kiến thức và kĩ năng được quy định trong
chương trình và SGK. Nội dung kiểm tra phải đảm bảo các mức
độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Khi thực hiện quá trình dạy học trên lớp, chúng ta
thường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông
qua các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1
tiết.

1. Kiểm tra miệng:
Cần được thực hiện thường xuyên qua các tiết học và
xuyên suốt trong một tiết học chứ không nhất thiết kiểm tra ở 5
phút đầu tiết học và chủ yếu kiểm tra kĩ năng nói của học sinh.
Nội dung kiểm tra miệng cần dựa vào khả năng ngôn ngữ trong
phạm vi các chủ đề của bài học dưới hình thức đối thoại (với
bạn hoặc với giáo viên) hoặc độc thoại. Cách kiểm tra nên
tránh hình thức khô khan như gọi học sinh lên bảng sau đó đặt
câu hỏi cho học sinh trả lời mà nên lồng ghép vào đó một số
trò chơi ngôn ngữ.

2. Kiểm tra 15 phút:
Nhằm kiểm tra một trong 3 kĩ năng: nghe, đọc, viết;
thỉnh thoảng có thể kiểm tra về kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp). Nội dung kiểm tra cần bám sát khả năng ngôn
ngữ và kiến thức ngôn ngữ thuộc phạm vi chủ đề đã dạy. Độ dài
và độ khó do chuẩn kiến thức, kĩ năng qui định trong chương
trình.
3. Kiểm tra 1 tiết :
Cần được tiến hành sau một chủ điểm. Nội dung kiểm
tra cần bám sát khả năng ngôn ngữ trong phạm vi chủ điểm và
bao gồm 3 kĩ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Mỗi
nội dung cần đề cập đến một chủ đề khác nhau của mỗi chủ
điểm. Độ khó của bài kiểm tra do chuẩn kiến thức, kĩ năng qui
định trong chương trình.
* Trong bài kiểm tra 15’ và 1 tiết: Nên có sự phân bố tỉ
lệ phù hợp giữa kiểm tra các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ,
cũng có thể lồng vào kiểm tra kĩ năng nói dưới dạng viết.

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT:

Bài học kinh nghiệm:
Qua thời gian thực nghiệm việc dạy học và kiểm tra
đánh giá chuẩn KTKN theo phương pháp dạy học tích cực,
chúng tôi nhận thấy để công việc được tiến triển tốt và đạt
hiệu quả đòi hỏi mỗi GV phải có sự đầu tư, nghiên cứu tài
liệu; bám sát chuẩn KTKN, biết chắt lọc những nội dung
trọng tâm nhất theo chuẩn KTKN để soạn, giảng và ra đề
kiểm tra.
Những đề xuất kiến nghị :
Đầu tư thêm trang thiết bị kĩ thuật đảm bảo cho giáo
viên chủ động, linh hoạt tổ chức các tiết dạy ứng dụng
CNTT.

E. PHẦN MINH HỌA:
…………………………………………….
Với chuyên đề: "Dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn
kiến thức, kỹ năng theo phương pháp dạy học tích cực" quả
là khá mới mẻ với chúng ta. Phần trình bày trong tổng kết
chuyên đề giai đoạn 4 là nội dung được rút ra qua học tập, trao
đổi, rút kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để việc
dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng theo
PPDH tích cực ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
TỔ CHUYÊN MÔN


×