Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tuyển tập Nhật ký trong tù của Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.4 KB, 21 trang )

Tuyển tập "Nhật ký trong
tù" của Bác Hồ:

Tân xuất ngục học đăng sơn

"Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân.
Giang tâm như kính, tịnh vô trần.
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh.
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân!"


Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù


Mạc ban trưởng


Khảng khái Tân Dương Mạc ban trưởng,
Giải nang mãi phạn cấp tù nhân;
Vãn gian giải phược cấp tha thụy,
Bất dụng uá quyền, chỉ dụng ân.



Trưởng ban họ Mạc


Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp,


Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân;
Đêm đến, cởi thừng cho họ ngủ,
Chẳng dùng quyền thế, chỉ dùng ân.


Thiên giang ngục

Lung ngoại lục thập cừu cá áng,
Lung trung đích áng bất tri số;
Giam phòng khước tượng bào dược đường,
Hựu tượng nhai thượng mãi áng phố.



Nhà lao Thiên Giang

Sáu mươi chín chậu đặt ngoài lao,
Chậu ở trong lao khôn xiết kể;
Nhà ngục giống như phòng bào chế,
Lại như hàng chậu dọn trên đường.



Tháp hỏa xa vãng Lai Tân


Kỷ thập nhật lai lao tẩu lộ,
Kim thiên đắc tháp hỏa xa hàng (hành)
Tuy nhiên chỉ đắc tọa thán thượng,
Tất cánh tỷ đồ bộ phiêu lương (lượng)




Đáp xe lửa đi Lai Tân


Cuốc bộ mấy mươi ngày vất vả,
Hôm nay được bước lên xe hỏa;
Dù rằng chỉ ngồi trên đống than,
Sang gấp mấy lần khi cuốc bộ.



Tha tưởng đào


Nhất tâm chỉ tưởng tự do cảnh,
Biền mệnh khiêu xa tha tẩu khai;
Khả tích tha bào bán lý hử,
Hựu bị cảnh binh tróc hồi lai!



Anh ấy muốn trốn


Tự do, anh ấy hằng mong mỏi,
Liều mạng đâm nhào nhảy xuống xe;
Rủi quá chạy đâu chừng nửa dặm,
Bị ngay cảnh sát bắt lôi về!




Lai Tân



Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.



Lai Tân


Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng lo công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.



Đáo liễu châu


Thiên tân vạn khổ phi vô hạn,
Cửu nhật ngô nhân đáo Liễu Châu;
Hồi cố bách dư thiên ác mộng,

Tỉnh lai diện thượng đới dư sầu.



Đến Liễu Châu


Muôn cay nghìn đắng đâu vô hạn,
Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu;
Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng,
Tính ra, trên mặt vẫn vương sầu.



Cửu bất đệ giải


Khổ dược, bôi tương can cánh khổ,
Nan quan, mạt bộ bội gian nan;
Trưởng quan bộ chỉ cách lý hử,
Hà cố trường lưu ngã thử gian?



Giam lâu không được chuyển


Thuốc đắng, cạn liều càng thấy đắng,
Đường gay, cuối chặng lại thêm gay;
Dinh quan chỉ cách đây chừng dặm,

Sao mãi giam ta ở chốn này?



Dạ bán


Thụy thì đô tượng thuần lương hán,
Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân;
Thiện, ác nguyên lai vô định tính,
Đa do giáo dục đích nguyên nhân.



Nửa đêm


Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.



Đáo trưởng quan bộ


Tưởng giá nan quan thị tối hậu,
Tự do nhật tử khoái lai lâm;
Na tri hoàn hữu nan quan tại:

Ngã mẫn ưng cai giải Quế Lâm.


Đến dinh trưởng quan


Tưởng qua cửa ải này là hết,
Ngày tự do âu cũng chẳng chầy;
Nào biết gian nan còn ải nữa;
Quế Lâm còn phải giải đi ngay.



Tứ cá nguyệt liễu


"Nhất nhật tù, thiên thu tại ngoại".
Cổ nhân chi thoại bất sai ngoa!
Tứ nguyệt phi nhân loại sinh hoạt,
Sử dư tiều tụy thập niên đa


Nhân vị:

Tứ nguyệt ngật bất bão,
Tứ nguyệt thụy bất hảo,
Tứ nguyệt bất hoán y,
Tứ nguyệt bất tẩy tảo



Sở dĩ:

Lạc liễu nhất chích nha,
Phát bạch liễu hứa đa,
Hắc sấu tượng ngã quỷ
Toàn thân thị lại sa

Hạnh nhi:

Trì cửu hòa nhẫn nại,
Bất khẳng thoái nhất phân,
Vật chất tuy thống khổ,
Bất động dao tinh thần.



Bốn tháng rồi


"Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài",
Lời nói người xưa đâu có sai;
Sống khác loài người vừa bốn tháng,
Tiều tụy còn hơn mười năm trời.


Bởi vì:

Bốn tháng cơm không no,
Bốn tháng đêm thiếu ngủ,
Bốn tháng áo không thay,

Bốn tháng không giặt giũ.


Cho nên:

Răng rụng mất một chiếc,
Tóc bạc thêm mấy phần,
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân.

May mà:


Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.



Bệnh Trọng


Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt.
Nội thương Việt địa cựu sơn hà
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.


Ốm Nặng



"Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh
"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
ở tù mắc bệnh càng cay đắng.
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn.



Đáo Quế Lâm


Quế Lâm vô quế diệc vô lâm
Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm;
Dung ấm giam phòng chân khả phạ:
Bạch thiên hắc hắc, dạ trầm trầm.



Đến Quế Lâm


Quế Lâm không quế, không rừng,
Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao.
Bóng đa đè nặng nhà lao.
Đêm sao lạnh ngắt, ngày sao tối sầm.



Nhập lung tiền



Sơ lai yếu nạp nhập lung tiền,
Chí thiểu nhưng tu ngũ thập nguyên;
Thảng nhĩ vô tiền bất năng nạp
Nhĩ tương bộ bộ bỉnh ma phiền



Tiền vào nhà giam


Mới đến nhà giam phải nộp tiền,
Lệ thường ít nhất năm mươi "nguyên"!
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi, một bước phiền.


Vô đề 1


Không không khổ liễu tứ thập thiên
Tứ thập thiên khổ bất thăng ngôn;
Hiện tại hựu yếu giải phản Liễu
Chân thị linh nhân muộn hựu phiền.


Vô đề 2



Liễu Châu, Quế Lâm hựu Liễu Châu,
Dịch lai dịch khứ, tượng bì cầu;
Hàm oan đạp biến Quảng Tây địa,
Bất tri giải đáo kỷ thời hưu?



Đáo đệ tứ chiến khu chính trị bộ


Giải quá Quảng Tây thập tam huyện,
Trú liễu thập bát cá giam phòng;
Thí vấn dư sở phạm hà tội?
Tội tại vị dân tộc tận trung!



Đến cục chính trị chiến khu IV


Quảng Tây giải khắp mười ba huyện,
Mười tám nhà lao đã ở qua;
Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi,
Tội trung với nước, với dân à?



Chính trị bộ cấm bế thất



Nhị xích khoát hề tam xích trường,
Tứ nhân trụ thử nhật bàng hoàng;
Yếu thân thân cước dã bất khả
Nhân vị nhân đa, thiều địa phương.



Nhà giam của cục chính trị


Ba thước chiều dài hai thước rộng,
Bốn người chen chúc ở bên trong;
Duỗi chân một tý cũng không thể,
Nhà hẹp mà người lại quá đông.



Mông ưu đãi


Ngật câu phạn thái, thụy câu chiên,
Hựu cấp linh tiền mại báo, yên;
Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã,
Ngã tâm cảm khích bất thăng nghiên (ngôn).



Được ưu đãi



Nào có cơm rau, ngủ có mền,
Báo xem, thuốc hút: cấp cho tiền;
Lạng Lương chủ nhiệm đãi ta hậu,
Cảm kích, lòng ta nói chẳng nên.



Triêu cảnh


Thái dương mỗi tảo tòng sơn thượng,
Chiếu đắc toàn sơn xứ xứ hồng;
Chỉ vị lung tiền hữu hắc ảnh.
Thái dương vị chiếu đáo lung trung.



Cảnh buổi sớm



Đầu non sớm sớm vầng dương mọc,
Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng;
Chỉ bởi trước lao còn bóng tối,
Mặt trời chưa rọi thấu vào trong.



Thanh minh



Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lung lý tù nhân dục đoạn hồn;
Tá vấn tự do hà xứ hữu?
Vệ binh dao chỉ biện công môn



Tiết thanh minh


Thanh minh lất phất mưa phùn,
Tù nhân nghe thấm nỗi buồn xót xa;
Tự do, thử hỏi đâu là?
Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường.


Vãn cảnh


Mai khôi hoa khai, hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thấu nhập lung môn lý,
Hướng tại lung nhân tố bất bình.



Cảnh chiều hôm



Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.



Ngũ khoa trưởng Hoàng khoa viên


Ngũ khoa trưởng dữ Hoàng khoa viên,
Lưỡng nhân kiến ngã thái khả liên;
Ân cần ủy vấn hòa bang trợ,
Giá tượng đông hàn ngộ noãn thiên.



Khoa trưởng họ Ngũ khoa viên họ Hoàng



Họ Ngũ trưởng khoa với họ Hoàng;
Thấy ta cùng cực động lòng thương;
Ân cần thăm hỏi và cứu giúp,
Như nắng bừng lên giữa giá sương.



Hạn chế



Một hữu tự do, chân thống khổ,
Xuất cung dã bị nhân chế tài;
Khai lung chi thời đỗ bất thống,
Đỗ thống chi thời lung bất khai.



Bị hạn chế


Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho;
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù.



Dương Đào bệnh trọng



Vô đoan bình địa khởi ba đào,
Tống nhĩ Dương Đào nhập tọa lao;
"Thanh hỏa ngư trì" kham hạo thán,
Nhi kim nhĩ hựu khái thành lao.



Dương Đào ốm nặng



Sóng dậy đất bằng hỏi cớ sao,
Đẩy anh vào ngục, anh Dương Đào;
Cháy thành lây vạ, buồn khôn
xiết,Nay lại thương anh mắc chứng lao.



Bất miên dạ


Mang mang trường dạ bất năng miên,
Ngã tố tù thi bách kỷ thiên;
Tố liễu nhất thiên thường các bút,
Tòng lung môn vọng tự do thiên.



Đêm không ngủ


Năm canh thao thức không nằm,
Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi;
Xong bài, gác bút nghỉ ngơi,
Nhòm qua cửa ngục, ngóng trời tự do.



Cửu vũ



Cửu thiên hạ vũ nhất thiên tình,
Khả hận thiên công, một hữu tình!
Hài phá, lộ nê, ô liễu cước,
Nhưng tu nỗ lực hướng tiền hành



Mưa lâu



Một ngày hửng nắng, chín ngày mưa,
Trời thật vô tình, đáng giận chưa!
Giầy rách, đường lầy, chân lấm láp,
Vẫn còn dấn bước dặm đường xa.



Tích quang âm

Thương thiên hữu ý tỏa anh hùng,
Bát nguyệt tiêu ma cốc trất trung;
Xích bích thốn âm chân khả tích,
Bất tri hà nhật xuất lao lung?



Tiếc ngày giờ




Trời xanh cố ý hãm anh hùng,
Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng
Tấc bóng nghìn vàng, đau xót thực,
Bao giờ thoát khỏi chốn lao lung?


Thu cảm

I

Hùng đáo sơn phong vãn thập điểm,
Trùng thanh đoạn tục khánh thu lai;
Tù nhân bất quản thu lai vị,
Chỉ quản tù lung hà thời khai.

II

Khứ tuế thu sơ ngã tự do,
Kim niên thu thủ ngã cư tù;
Thảng năng tì ích ngô dân tộc,
Khả thuyết kim thu trị khứ thu.



Cảm thu

I


Bắc đẩu mười giờ ngang đỉnh núi,
Dế kêu khoan nhặt đón mừng thu;
Thân tù đâu thiết thu sang chửa,
Chỉ nghĩ hôm nao mở cửa tù.

II

Năm ngoái đầu thu ta tự do,
Năm nay thu đến ta trong tù.
Đã bằng giúp ích cho dân tộc,
Thu trước, thu này há kém nhau.


Nhân đỗ ngã


Tòng tiền tống phạn thiên thiên tảo,
Hiện tại khai xa trì hựu trì;
Huống phục thời gian bất nhất định,
Thập, thập nhất, hoặc thập nhị thì.



Nhân lúc đói bụng



Ngày ngày từ trước cơm đưa sớm,
Bữa bữa giờ đây cứ chậm hoài;

Huống nữa thời gian không nhất định.
Mười giờ, mười một, hoặc mười hai.



Trần khoa viên lai thám


Nhất niên chỉ kiến binh hòa cảnh,
Kim nhật khan kiến nho nhã nhân;
Nhã nhân sử ngã tâm hưng phấn,
Ngã phát hắc phản lưỡng tam phân.


Khoa viên họ Trần tới thăm


Lính tráng tuần canh nhìn nhẵn mặt,
Hôm nay mới được gặp văn nhân;
Người trông nho nhã, ai không thích,
Mái tóc ta xanh lại mấy phần.



Mộng thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động


Cửu nhàn lưỡng cước nhuyễn như miên,
Kim thí hành hành lũ dục điên;
Phiến khắc dĩ văn ban trưởng hám:

"Phản lai, bất chuẩn tái trì diên"!



Được lệnh trên cho đi lại ngoài buồng giam


Nghỉ lâu, chân tựa bông mềm nhũn,
Đi thử, hôm nay muốn ngã quay;
Chốc lát đã nghe ban trưởng quát,
"Không rềnh ràng nữa, phải vào ngay!"



Thu dạ


Môn tiền vệ sĩ chấp thương lập,
Thiên tượng tàn vân bạng nguyệt phi;
Mộc sắt tung hoành như thản khắc,
Mân trùng tụ tán tự phi cơ;
Tâm hoài cố quốc thiên đường lộ,
Mộng nhiễu tân sầu vạn lũ ti;
Vô tội nhi tù dĩ nhất tải,
Lão phu hòa lệ tả tù thi.



Đêm thu




Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
Rệp bò lổm ngổm như xe cóc,
Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay;
Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ,
Môn tơ vương vấn mộng sầu nay;
ở tù năm trọn thân vô tội,
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này.



Tình thiên


Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định,
Vũ thiên chi hậu tất tình thiên;
Phiến thời vũ trụ giải lâm phục,
Vạn lý sơn hà sái cẩm chiên;
Nhật noãn phong thanh hoa đới tiếu,
Thụ cao chi nhuận điểu tranh ngôn;
Nhân hòa vạn vật đô hưng phấn,
Khổ tận cam lai lý tự nhiên.



Trời hửng



Sự vật vần xoay đà định sẵn:
Hết mưa là nắng hửng lên thôi;
Đất trời một tháng thu màn ướt,
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi;
Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ,
Cây cao, chim hót rộn cành tươi,
Người cùng vạn vật đều phơi phới:
Hết khổ là vui, vốn lẽ đời.



Khán "thiên gia thi" hữu cảm


Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.


Cảm tưởng đọc "thiên gia thi"


Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.




Tức cảnh


Thụ tiêu xảo họa Trương Phi tượng,
Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm.
Tổ quốc chung niên vô tín tức,
Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm.



Tức cảnh


Cành lá khéo in hình Dực Đức,
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công;
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,
Tin tức bên nhà bữa bữa trông.



Tân xuất ngục học đăng sơn


Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.




Mới ra tù, tập leo núi


Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Tổng số điểm của bài viết là: 118 trong 26 đánh giá
1
2
3
4

Thơ của Bác thì bài nào cũng hay , bài nào cũng ý nghĩa , dù là thơ tuyên
truyền cũng dễ thuộc , dễ nhớ và cực kỳ ấn tượng . Hồi bé tí hon mình thuộc
vanh vách bài thơ "Con cáo và tổ ong" của Bác , bài thơ này đã được dựng
thành phim hoạt hình nữa .
Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay.
Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.
Ong thấy Cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.
Châm đầu, châm mắt Cáo già
Cáo già đau quá phải sa xuống liền.
Ong kia yêu giống yêu nòi
Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi.
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người !
Nhật, Tây áp bức giống nòi,

Ta nên đoàn kết để đòi tự do.
Karel Phùng - - 20/06/2012 05:26
Hehe, mượn thơ cụ Hồ, anh em chớ ném đá:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ tiền không nhiều,
Đào núi và lấp biển,
Không làm thì ta thuê!
Nguyên Vũ - - 20/06/2012 05:15
hoàn cảnh sáng tác các bài thơ :
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Đội thanh niên xung phong công tác trung ương đầu tiên thành lập ngày 15-
7-1950 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Sau khi phục vụ
chiến dịch Biên giới, Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường quan
trọng: Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên. Đội đã được tổ chức thành nhiều
Liên phân đội rải quân dọc tuyến đường và nhận nhiệm vụ bám trụ những
nơi hiểm yếu. Liên phân đội thanh niên xung phong 321 của chúng tôi được
nhận trọng trách bảo vệ cầu Nà Cù (thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn),
nằm trên tuyến đường từ thị xã Bắc Kạn đi Cao Bằng. Cầu Nà Cù lúc này
không những đã trở thành mục tiêu ném bom bắn phá của máy bay địch, mà
còn có nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội toàn
quốc lần thứ hai Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (20-12-1961)
Trung tuần tháng 9-1950, chúng tôi được tin báo có đồng chí Trần Đăng
Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) sẽ đến thăm
đơn vị. Đêm hôm đó, chúng tôi tổ chức lửa trại trong rừng Nà Tu để đón
khách. Vừa trông thấy ánh đèn pin thấp thoáng từ ngoài cửa rừng đi vào,
đoán là khách đã đến, tôi cho anh chị em vỗ tay hoan hô: “Hoan hô đồng chí

Trần Đăng Ninh”. Khách vào tới nơi, định thần nhìn lại, tất cả chúng tôi đều
sững sờ trước niềm hạnh phúc thật bất ngờ: Bác Hồ đến thăm. Hàng ngũ
của chúng tôi trở nên xáo động , nhưng do việc giữ bí mật đã ăn sâu vào ý
thức từng người nên trong hàng ngũ cũng chỉ truyền đi những tiếng reo khe
khẽ: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Rõ ràng Bác đang ở trước mắt mà chúng tôi cứ ngỡ
như một giấc chiêm bao! Bác vẫn giản dị với bộ quần áo bà ba màu nâu,
chiếc khăn quàng cổ che kín cả chòm râu. Đi bên cạnh Bác là đồng chí Trần
Đăng Ninh.
Bác tươi cười nhìn chúng tôi và giơ tay ra hiệu:
- Các cháu ngồi cả xuống.
Chúng tôi đều răm rắp nghe theo lời Bác, im lặng ngồi xuống.
Những câu đầu tiên Bác hỏi chúng tôi là những lời hỏi thăm ân cần về tình
hình đời sống của đơn vị. Bác hỏi:
- Các cháu ăn uống có đủ no không?
- Thưa Bác có ạ!
- Các cháu có đủ muối ăn không?
- Thưa Bác đủ ạ!
- Quần áo, chăn màn, thuốc phòng bệnh chữa bệnh có đủ không?
- Thưa Bác đủ ạ!
Qua nụ cười hiền hậu trên nét mặt của Bác, chúng tôi thấy Bác biết thừa là
chúng tôi nói dối để Bác vui lòng. Bác đã được đồng chí Chủ nhiệm Tổng
cục Cung cấp báo cáo đầy đủ về chế độ cấp phát lương thực, thuốc men,
quân trang cho thanh niên xung phong còn thiếu thốn. Bác lại hỏi:
- Các cháu có biết Đảng Lao động Việt Nam không?
- Thưa Bác có ạ!
Sau đó Bác lại hỏi tiếp:
- Đảng Lao động Việt Nam với Đảng Cộng sản Đông Dương khác nhau ở
điểm nào?
Một số người trong chúng tôi được Bác kiểm tra trực tiếp toát mồ hôi, nên trả
lời rất lúng túng.

Sau đó bằng những câu ngắn gọn, Bác đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ II vừa mới họp về việc đổi tên Đảng Cộng sản Đông
Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Tiếp đó Bác nhắc nhở:
- Lần sau cái gì không biết các cháu phải nói không biết, không biết mà nói
biết là giấu dốt.
Rồi Bác đột ngột hỏi tiếp:
- Đào núi có khó không?
Chúng tôi ai cũng dè dặt không dám trả lời ào ào như trước nữa. Thế là
người trả lời: khó, người sợ nói khó bị cho là tư tưởng ngại khó nên trả lời
không khó.
Trả lời xong mà cứ nơm nớp sợ Bác hỏi thêm. Bác chưa kết luận mà hỏi
thêm chúng tôi:
- Có ai dám đào núi không?
Và chỉ định một đội viên gái ngồi ngay trước mặt Bác, đồng chí này mạnh
dạn đứng lên thưa:
- Thưa Bác có ạ! thanh niên xung phong chúng cháu ngày ngày vẫn đang
đào núi để đảm bảo giao thông đấy ạ! (Hồi bấy giờ chúng tôi đào núi bằng
cuốc, xẻng, không được cơ giới hoá như bây giờ).
Nghe xong, Bác cười:
- Đào núi không khó là không đúng, nhưng khó mà con người vẫn dám làm
và làm được. Chỉ cần cái gì?
Chúng tôi đã bình tĩnh, lấy lại được tinh thần và mạnh dạn hẳn lên, thi nhau
giơ tay lên phát biểu, có người trả lời “cần quyết tâm cao”, có người “cần
kiên gan bền chí”, “cần vượt khó vượt khổ”, có người “cần xung phong dũng
cảm”, toàn là những khẩu hiệu hành động của thanh niên xung phong chúng
tôi hồi đó.
Bác động viên chúng tôi:
- Các cháu trả lời đều đúng cả: Tóm lại việc gì khó mấy cũng làm được, chỉ
cần quyết chí. Tục ngữ ta có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Để
ghi nhớ buổi nói chuyện của Bác cháu ta hôm nay, Bác tặng các cháu mấy

câu thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Đọc xong mỗi câu thơ, Bác lại bảo chúng tôi đồng thanh nhắc lại. Cuối cùng
Bác chỉ định nhắc lại cả bài thơ cho tất cả đơn vị nghe. Thật may mắn, tôi đã
nhắc trôi chảy không sai chữ nào.
Giữa rừng đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, Bác cùng chúng tôi hoà nhịp
theo bài ca “Nhạc tuổi xanh”. Chúng tôi hát hào hứng, say mê. Đến khi bài
hát được hát lại lần thứ hai, nhìn lại thì không thấy Bác đâu nữa! Bác xuất
hiện và ra đi như một ông tiên trong chuyện cổ tích huyền thoại. Đám thanh
niên chúng tôi ngẩn ngơ nuối tiếc hồi lâu.
Bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ căn dặn thanh niên được ra đời như thế đó. Rất
mộc mạc, giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã là nguồn cổ vũ, động
viên lớp lớp thanh niên xung phong chúng tôi lao vào cuộc kháng chiến và
kiến quốc. Sau này mỗi khi gặp khó khăn, hình ảnh của Bác Hồ và bốn câu
thơ của Bác lại được tái hiện trong lòng chúng tôi, tiếp cho chúng tôi thêm
sức mạnh để vượt qua.

×