Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 107 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI




BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ
PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
(DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học





Hà Nội - 2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI



BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ
PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
(DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Tình


Hà Nội – 2012



5
MỤC LỤC


Trang
Phần mở đầu

5
1. Lí do chọn đề tài
5
2. Đối tượng nghiên cứu
9
3. Mục đích và nhiệm vụ
10
4. Phương pháp nghiên cứu
10
5. Ý nghĩa về lí luận và thực tiễn
11
6. Bố cục luận văn
11
Phần nội dung
13
Chương I: Những cơ sở lí luận về phép thế
13
1.1. Quan điểm của các học giả nước ngoài về phép thế
13
1.2. Quan điểm, kết quả nghiên cứu về phép thế trong giới Việt ngữ học
14
1.3. Phép thế như một phương pháp liên kết văn bản nghệ thuật
17
1.4. Tiểu kết
25

6
Chương II: Hình thức biểu hiện của phép thế lâm thời trong
tác phẩm văn học
26

2.1. Biểu hiện theo độ dài
26
2.1.1. Khi thế tố là một từ
29
2.1.2. Khi thế tố là một ngữ
32
2.1.3. Khi thế tố là một cụm từ chính phụ (cụm danh từ)
42
2.2. Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết
46
2.3. Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong
tác phẩm văn học
48
2.3.1 . Ở tác phẩm của Nam Cao
48
2.3.2. Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
49
2.4. Một vài nhận xét về thống kê định lượng
50
2.4.1. Nhận xét về số liệu thống kê độ dài thế tố
50
2.4.2. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một từ
51
2.4.3. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một ngữ
53
2.4.4. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một câu
53
2.5. Tiểu kết
54


7
Chương III: Giá trị liên kết ngữ nghĩa của phép thế lâm thời trong việc
hình thành phong cách tác giả
56
1.1. Thế lâm thời và giá trị liên kết ngữ nghĩa
56
1.1.1. Thế lâm thời góp phần thể hiện đầy đủ diện mạo nhân vật
56
1.1.2. Thế lâm thời có khả năng biểu cảm cao
57
1.1.3. Thế lâm thời phản ánh thời đại mà nhà văn sống
58
1.1.4. Thế lâm thời thể hiện sự lựa chọn đề tài khác nhau của mỗi nhà văn
59
1.1.5. Thế lâm thời thể hiện tài năng ngôn ngữ của nhà văn
60
2.1. Một vài nhận xét về xu hướng và cách thức sử dụng
62
2.2. Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong
tác phẩm văn học
63
2.3. Giá trị văn học trong một số thế tố điển hình
64
3. Tiểu kết
80


Kết luận
82
Tài liệu tham khảo

84
Phụ lục
88

8
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trước đây, trong khoảng thời gian trước thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX,
hầu hết giới ngôn ngữ học đều cho rằng, câu là đơn vị cuối cùng để nghiên cứu
ngôn ngữ. Câu luôn được coi là đơn vị hoàn chỉnh, đơn vị cao nhất được nghiên
cứu trong đối tượng quan sát của ngôn ngữ học.
Một bộ môn khoa học mới ra đời lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu
gọi là ngôn ngữ học văn bản mà hạt nhân của nó là ngữ pháp liên kết văn bản.
Các nhà ngữ pháp đã coi văn bản như một đơn vị siêu cú pháp của ngôn ngữ
trong sự sử dụng của nó và đây là một vấn đề hết sức mới mẻ và hấp dẫn. Có
người nói: “Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ trong sử dụng của nó không phải là từ,
không phải là câu mà là văn bản. Việc nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ văn bản là
một vấn đề lí thuyết hấp dẫn và thiết thực đối với ngôn ngữ học” M. Halliday
[53, 1988].
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản ngày càng thu hút sự chú ý không chỉ của
các nhà ngôn ngữ học mà còn của các nhà khoa học khác. Các nhà khoa học
trong các lĩnh vực khác nhau cũng tìm thấy những phương pháp mới. Lĩnh vực
văn bản theo cách nói hình tượng của V.A. Zvegincev [1980, tr. 14] gần như đã
trở thành một “vũ trụ ngôn ngữ học”.
Ngữ pháp văn bản là một bộ môn khoa học không tách rời được của ngôn
ngữ học. Lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu của mình, ngữ pháp văn bản
chuyên sâu đi vào nghiên cứu mối liên kết giữa các câu trong văn bản, tìm hiểu
cách tổ chức văn bản và cấu tạo đoạn văn. Trước đây khi chưa có ngành ngữ
pháp học văn bản thì câu là đơn vị cao nhất. Nhưng với sự ra đời của ngành ngữ

pháp học văn bản thì câu không phải là đơn vị cao nhất của hệ thống ngôn ngữ

9
mà câu được xem là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp văn bản. Câu trong văn bản
không thể xuất hiện một cách rời rạc mà chúng phải liên kết lại với nhau theo
những quy tắc nhất định. Như vậy tính liên kết là đặc trưng quan trọng nhất của
văn bản. “Mất tính liên kết văn bản chỉ còn là tập hợp hỗn độn các câu” Trần
Ngọc Thêm [44, 1999].
Theo Halliday và Hasan trong Liên kết tiếng Anh (1976; 6), các phương
thức liên kết ngữ pháp được chia thành 4 kiểu: quy chiếu, tỉnh lược, thế và nối.
Sự liên kết trong văn bản tồn tại dưới hai mức độ: liên kết nội dung và liên kết
hình thức. Liên kết về mặt nội dung bao gồm liên kết chủ đề là liên kết logic.
Liên kết về mặt hình thức là dùng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ pháp, từ
vựng… để biểu đạt liên kết nội dung. Chính nhờ các phương tiện ngôn ngữ ấy,
các các câu rời rạc liên kết lại với nhau tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Hệ
thống các phương tiện ngôn ngữ đó được gọi là hệ thống các phương tiện liên
kết câu.
Việc đi sâu vào tìm hiểu sự hoạt động của một số phương tiện liên kết
trong văn bản tiếng Việt là một việc làm cần thiết cho nghiên cứu ngữ pháp văn
bản. Ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu cách thức bảo trì sự liên kết, tính mạch
lạc của văn bản, những cách chuyển đổi sự quy chiếu của người hay vật tức là
những từ ngữ hoặc giống nhau hoặc khác nhau cùng chỉ về một người hay một
sự vật xác định trong đó có sử dụng phương pháp thay thế (gọi tắt là phép thế).
Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống các phương tiện liên kết câu bao gồm liên
kết từ vựng - ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp. Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa lại bao
gồm các phép liên kết: phép lặp từ vựng, phép đối, phép thế và phép liên tưởng.
Còn nhóm phương tiện liên kết ngữ pháp bao gồm: phép nối, phép tỉnh lược, phép
lặp ngữ pháp và phép liên kết tuyến tính. Trần Ngọc Thêm [44, 1999]
Phép thế xuất hiện trong hầu hết các thể loại văn bản. Các tác phẩm văn học
là loại văn bản nghệ thuật. Trong văn bản loại này đã có sự gia công, sắp xếp, trau

chuốt… bởi các “nghệ sĩ ngôn từ”. Đương nhiên, cách thức biểu hiện của các phép

10
liên kết, trong đó có phép thế là có sự khác biệt. Xuất phát từ lí do đó mà chúng
tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình.
Phép thế là việc sử dụng các đại từ (nhân xưng, chỉ xuất, ) thay thế cho từ
được thay thế như cô ấy, bà ấy, họ, đây, đấy, kia… thế cho danh từ (cụm danh từ),
vậy thế, đó… thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cú)
tương ứng có mặt trong các câu khác, trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được
với nhau. Sự thay thế đó cũng có thể mở rộng ở cấp độ lớn hơn từ (phát ngôn,
đoạn văn…). Trong phép thế cái được quan tâm là các yếu tố được thế và các yếu
tố được thay thế cho nội dung mà tác giả muốn đề cập tới.
Tuy nhiên, có những trường hợp phép thế không dùng đại từ để thay thế. Đó
là các dạng:
- Thế đồng nghĩa (Vd: các từ ăn/ chén/ xơi/ tọng có thể thay thế cho nhau
tùy trường hợp):
- Thế phủ định
- Thế lâm thời (thế ngữ cảnh)
Thế lâm thời (tức thế ngữ cảnh) là một dạng thay thế bắt nguồn từ một tính
huống cụ thể. Nó được xác lập theo ý định của người viết.
VD1: Mỹ Tâm là một ca sĩ đang nổi. Cô gái “tóc nâu môi trầm” này đã đoạt
không ít giải cao (Mỹ Tâm = cô gái tóc nâu môi trầm)
Đó là một dạng thế lâm thời. Dạng thế lâm thời xuất phát từ những đặc điểm
của nhân vật được nói đến và được viết theo dụng ý của tác giả.
VD2: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố không
sao lượng nổi. (Sài Gòn = thành phố).
Trong các văn bản tiếng Việt, đặc biệt là các tác phẩm văn học chúng ta thấy
xuất hiện rất nhiều các loại thế. Phép thế đồng nghĩa là một biện pháp tránh lặp từ
vựng có hiệu quả, nó tạo cho văn bản một sự đa dạng và phong phú cao độ. Thế là


11
một dạng lặp (tác giả nói theo chủ quan của mình) và thay thế là một sự lặp lại
không hoàn toàn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được thực hiện qua văn bản để
làm rõ ý đồ của tác giả. Trần Ngọc Thêm [44, 1999].
Các tác phẩm văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều
điều thú vị. Luận văn này của chúng tôi không thể nghiên cứu được hết mọi vấn
đề. Vì vậy, chúng tôi chỉ đặt vấn đề tìm hiểu phép thế như một phương tiện liên
kết trong văn bản và xem xét một số cách biểu hiện của chúng.
Xuất phát từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng
khảo sát cho luận văn của mình với tên gọi Buớc đầu tìm hiểu phép thế và
phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của
Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp).
Có thể nói rằng trong các thể loại văn bản thì thể loại văn học là nơi xuất
hiện nhiều hiện tượng thuần túy ngôn ngữ nhất do vậy cũng là nơi hiện tượng
thay thế xuất hiện nhiều nhất. Trong các thể loại văn bản văn học thường xuyên
được sử dụng phép thế để giúp người đọc làm quen nhận biết các cấu trúc ngôn
ngữ. Hướng nghiên cứu này hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đây.
Các nghiên cứu trước đây chưa bao giờ nghiên cứu về hiện tượng thế lâm thời
và đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về hai nhà văn Nam Cao
và nguyễn Huy Thiệp. Cũng từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để
làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình.

2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu về phép thế lâm thời.
Chúng tôi không nghiên cứu về phép thế đại từ. Phép thế lâm thời phản ánh
dụng ý của nhà văn nhằm làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Tránh lặp lại những từ không cần thiết dẫn đến sự nhàm chán của người đọc.
Trong các tác phẩm văn học của Việt Nam có rất nhiều các tác giả đã sử

12

dụng phép thế này, nhưng ở luận văn này chúng tôi xin khảo sát 2 tác giả Nam
Cao và Nguyễn Huy Thiệp. Hai tác giả này với 2 phong cách viết khác nhau và
ở vào 2 giai đoạn khác nhau. Mỗi tác giả chúng tôi sẽ khảo sát một tuyển tập
truyện ngắn (hoặc một tiểu thuyết) được xem là tiêu biểu nhất. Sở dĩ chúng tôi
chọn 2 tác giả này (tiêu biểu cho các nhà văn hiện đại nhưng ở hai thế hệ khác
nhau) là vì chúng tôi muốn nhằm mục đích so sánh đối chiếu các số liệu thống
kê thu được của mỗi tác giả về phép thế và các cách sử dụng phép thế của mỗi
tác giả có những phong cách khá khác biệt.
Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp đều là những nhà văn nổi tiếng và đa để
lại rất nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Nam Cao là một nhà văn hiện thực
xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân
nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo song mòn mỏi, bế tắc trong
xã hội cũ. Còn Nguyễn Huy Thiệp lại xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt
Nam. Trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng in dấu khá đậm nét về
nông thôn và những người lao động. Bên cạnh đó ông cũng viết truyện ngắn,
viết kịch, thơ. Mảng đề tài của Nguyễn Huy Thiệp khá đa dạng gồm lịch sử và
văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội
làng quê và những người lao động

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Khảo sát các hiện tượng và các biểu hiện của phép thế lâm thời trong các
tác phẩm văn học ở các giai đoạn nhằm mục đích hiểu sâu hơn về các hiện
tượng liên kết trong văn bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời trong văn bản
nghệ thuật và thấy rõ được các mối liên hệ của các phát ngôn trong văn bản
cũng như các biểu hiện của chúng trong mạch diễn ngôn. Cụ thể ở đây là tìm ra
nét độc đáo trong việc sử dụng phép thế lâm thời của Nam Cao và Nguyễn Huy
Thiệp.

13
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Ứng dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng phương pháp chủ
yếu của chúng tôi trong luận văn này là phương pháp phân tích liên kết văn bản
và phương pháp phân tích diễn ngôn. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thủ
pháp so sánh, đối chiếu văn bản. Chúng tôi lần lượt khảo sát từng tác phẩm của
từng tác giả, ghi ra phiếu các trường hợp của phép thế lâm thời xuất hiện ở các
câu trong văn bản. Sau đó thống kê, phân loại và phân tích chúng. Rồi so sánh
cách sử dụng phép thế này của các tác giả. Và cuối cùng đưa ra một bảng số liệu
thống kê các trường hợp thu được.
4.2. Chúng tôi đã xử lí các phiếu tư liệu rồi sau đó phân chia theo các loại
biểu hiện của phép thế lâm thời. Đầu tiên là phương pháp thống kê. Từ một tác
phẩm văn học chúng tôi thống kê những phát ngôn có sử dụng phép thế lâm
thời. Sau đó xem xét và phân loại chúng theo từng tiểu loại khác nhau và xếp
các tiểu loại giống nhau vào thành nhóm. Sau đó xem xét mối tương quan giữa
các nhóm và đưa ra một bảng phân loại. Bước tiếp theo là chúng tôi tiếp tục làm
việc và đưa ra sự so sánh cách sử dụng phương thức liên kết mà ở đây là phép
thế lâm thời của 2 tác giả này và xem xét xem giữa các tác giả này có sự tương
đồng hay khác biệt.

5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
- Về mặt lí luận:
+ Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm khái niệm về tính liên kết trong văn
bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời.
+ Khẳng định vai trò quan trọng của việc nghiên cứu phương thức thế cũng
như các phương tiện liên kết trong văn bản.
+ Kết quả nghiên cứu phép thế và đặc biệt là phép thế lâm thời đóng góp

14
thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các vấn đề thuộc về văn bản, đặc biệt
cho việc nghiên cứu các phương thức liên kết.
- Về mặt ứng dụng thực tiễn:

+ Các nghiên cứu trong luận văn giúp chúng ta hiểu hơn về các hiện tượng
liên kết trong văn bản thông qua phép thế lâm thời.
+ Giúp người đọc hiểu sâu hơn về phong cách của các tác giả mà cụ thể ở
đây là Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp.
6. Bố cục của luận văn
Chúng tôi cho rằng phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật là một sự
tồn tại tất yếu để tránh đi sự nhàm chán và lặp lại trong việc phải dùng mãi một
từ (hoặc cụm từ) duy nhất trong việc miêu tả nhân xưng, miêu tả các sự vật,
hiện tượng, đối tượng, tính cách, đặc điểm của nhân vật. Trên cơ đó chúng tôi
phân chia bố cục của luận văn như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và còn có các chương 1, 2, 3. Cụ thể như sau:


 Chƣơng I: Những vấn đề lí luận về phép thế
 Chƣơng II: Hình thức biểu hiện của phép thế lâm thời trong tác phẩm
văn học
+ Biểu hiện theo độ dài
+ Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết
+ Tính đa dạng ngữ pháp của phép thế lâm thời
+ Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong
tác phẩm văn học
 Chƣơng III: Giá trị liên kết ngữ nghĩa của phép thế lâm thời trong

15
việc hình thành phong cách tác giả
+ Giá trị của phép thế ở các tác phẩm đã khảo sát
+ Một vài nhận xét về hệ thống định lượng
+ Một vài nhận xét về xu hướng và cách sử dụng
+ Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời và các phép liên kết khác trong
tác phẩm văn học

+ Giá trị văn học của một số thế tố điển hình
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đính kèm toàn bộ phần phụ lục có chứa các
phépthế lâm thời để người đọc tiện theo dõi.

16
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÉP THẾ

1.1. Quan điểm của các học giả nước ngoài về phép thế
J. R. Frith (1951) là người đầu tiên đưa ra vấn đề nghiên cứu giao tiếp ở cấp
độ trên câu. Z. Harris (1952) là người kế tiếp ủng hộ quan điểm này và khẳng định
phải quan tâm nghiên cứu đến đối tượng diễn ngôn (văn bản). Tuy nhiên, với sự
ảnh hưởng của các nhà ngữ học nổi tiếng đương thời như Bloomfield và N.
Chomsky nên vấn đề này đã bị gác tạm sang một bên trong khoảng thời gian 14
năm. Đến 1966. H Weinrich đã xới lại vấn đề khi phát biểu: “Bình thường chúng
ta nói không phải bằng các từ rời rạc mà bằng các câu và văn bản, và lời nói của
chúng ta xây dựng trên tình huống”. Ông cho rằng cấu trúc luận ngôn ngữ học đã
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, và bây giờ đã đến giai đoạn phải chuyển
sang một hướng nghiên cứu khác mới mẻ hơn.
R. Quirk cùng nhóm tác giả (1972) đã bắt đầu nghiên cứu về ngữ pháp văn
bản và có những nhận xét về phép thế như một phương tiện hữu hiệu của việc liên
kết: “Phép thế là một phương tiện để viết ngắn lại và để tránh lặp lại. Ở phạm vi
trên câu, phép thế dường như không bắt buộc và phục vụ cho mục đích tu từ.
Trong phạm vi câu, việc sử dụng phép thế đôi khi mang tính bắt buộc. Hầu hết các
từ thay thế sử dụng ở phạm vi câu đều có thể sử dụng liên câu.
Halliday và Hasan (1976) cũng đưa ra những nhận xét tương đồng về phép
thế trong văn bản: Phép thế là một quan hệ ở cấp độ văn bản trên bình diện từ
vựng - ngữ pháp. Một từ thay thế có thể xem như là một phương tiện thế chỗ
nhằm tránh lặp lại một yếu tố nào đó.
O.I. Moskalskaja (1981) cũng công bố chuyên luận mang tên Ngữ pháp văn

bản mà Trần Ngọc Thêm đã dịch sang tiếng Việt năm, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1996.

17
Tiếp đến phải kể đến một công trình liên quan đến nghiên cứu ngữ pháp ở
cấp độ trên câu là tác phẩm Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown – George Yule
(1983) mà Trần Thuân đã dịch sang tiếng Việt nưm 2002, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Sau đó là ý kiến của Frank (1993): Phép thế là trường hợp mà trong đó một
từ được sử dụng để thay cho toàn bộ một cấu trúc.
Gần hơn nữa là ý kiến của Downing & Locke (1995): Phép thế được sử dụng
để tránh nhắc lại thông tin mà người nghe đã biết. Khác với tỉnh lược để lại một
khoảng trống trong cấu trúc, phép thế lấp đầy khoảng trống đấy bằng một từ
chuyên thay thế.
1.2. Quan điểm, kết quả nghiên cứu về phép thế trong giới Việt ngữ học
Những nghiên cứu về ngữ pháp văn bản có thể nói đều hướng đến mục đích
tối thượng là chỉ ra cho được những yếu tố/giá trị liên kết để làm nên văn bản ấy
như một chỉnh thể thông tin. Ở Việt Nam từ trước đến nay nổi bật lên hai chuyên
luận của Trần Ngọc Thêm (Hệ thống liên kết văn bản – 1985, 1999) và Diệp
Quang Ban (Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn). Bên cạnh đó
có thể kể thêm hai tác phẩm Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị
Việt Thanh và Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong văn bản tiếng Việt
của Phạm Văn Tình. Gần đây hơn nữa là bài nghiên cứu Cơ sở nối kết lời tiếng
Việt của Hoàng Cao Cương (Tạp chí Ngôn ngữ, số 8+9/2007). Tuy nhiên, hai tác
phẩm như chúng tôi đã kể đến trước tiên vẫn là những tác phẩm có phạm vi
nghiên cứu bao quát hơn cả, tương đối toàn diện và dầy dặn, phù hợp với những
người muốn tìm hiểu về liên kết văn bản từ cấp độ đại cương cho đến những cấp
độ cao hơn.
Điểm khác biệt cơ bản giữa Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban là trong
khi Trần Ngọc Thêm chia liên kết văn bản thành hai loại liên kết hình thức và liên

kết nội dung (với nhiều tiểu loại liên kết khác nhau) thì Diệp Quang Ban cho rằng

18
còn có một khái niệm bao trùm lên liên kết là “mạch lạc”. Chính mạch lạc với các
cấp độ và tiểu loại khác nhau của nó đã làm nên sự liên kết chặt chẽ và nhất quán
trong một văn bản.
Cùng với đó, không thể không nói đến sự tương đồng trong quan điểm
nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban khi cùng thống nhất về vai
trò, giá trị của một số phép liên kết quan trọng, đóng vai trò không thể thay thế
trong việc liên kết, kết nối văn bản ở các cấp độ khác nhau, góp phần vào sự thành
công của văn bản, góp phần làm nên giá trị của văn bản đó. Những phép liên kết
điển hình được hai tác giả thống nhất từ khái niệm cho đến nội hàm hoặc một phần
nội hàm bao gồm: phép thế, phép tỉnh lược, phép nối và phép lặp.
Như vậy, phép thế là phép liên kết cùng được hai tác giả quan tâm và dành
cho nó một vị trí thích đáng trong công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên,
phép thế trong quan niệm của Diệp Quang Ban chỉ đơn thuần là phép thế đại từ.
Ông viết: “phép thế là việc sử dụng ở câu này các đại từ thay thế như đó, đây, kia,
…thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy, thế, đó…thế cho động từ (cụm động từ),
tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cấu trúc chủ vị, hay cú) tương ứng có mặt trong
câu khác; trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau. Tất nhiên, các đại
từ thay thế là những từ có nghĩa không cụ thể, và nghĩa cụ thể của chúng có thể
tìm được ở những từ, tổ hợp từ mà chúng thay thế”.
Ví dụ: Đoàn du lịch sẽ đến Hội An vào trưa mai. Đoàn sẽ ỏ lại đấy một ngày
đêm.
- Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế
Trong khi đó, Trần Ngọc Thêm lại phân biệt rất rõ hai loại thế là thế đại từ và
thế đồng nghĩa. Thế đại từ được Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “là việc sử dụng
trong câu kết yếu tố đại từ tính (đại từ, tổ hợp tử có tính chất đại từ) thay thế cho
yếu tố tương ứng với nó ở câu chủ, để tạo liên kết. Có thể coi đây là cách quy
chiếu bằng yếu tố đại từ tính (khác với quy chiếu của phép thế đồng nghĩa ở từ


19
dùng để thay thế)”. Xét theo vị trí trước sau của yếu tố được thay thế và yếu tố
thay thế, thế đại từ được chia làm hai loại là thế đại từ hồi chiếu và thế đại từ khứ
chiếu.
Ví dụ:
- Thế đại từ khứ chiếu: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
- Thế đại từ hồi chiếu: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết.
Phép thế đồng nghĩa được Trần Ngọc Thêm định nghĩa “là việc sử dụng
trong câu kết yếu tố (từ, cụm từ) có cùng nghĩa với yếu tố tương ứng ở câu chủ, để
tạo liên kết giữa hai câu. Tên gọi thế đồng nghĩa có tính chất quy ước, hiểu đồng
nghĩa trong nghĩa rộng, không đơn giản là chỉ dùng từ đồng nghĩa.”. Thế đồng
nghĩa được chia làm bốn loại là đồng nghĩa từ điển, đồng nghĩa phủ định, đồng
nghĩa miêu tả và đồng nghĩa lâm thời.
- Thế đồng nghĩa từ điển: Phụ nữ lại càng cần phải học. Đây là lúc chị em
phải cố gắng để kịp nam giới.
- Thế đồng nghĩa phủ định: Nó phải đi hết chỗ này chỗ nọ, để kiếm cái nhét
vào dạ dày. Để nó sống. Vì nó chưa chết.
- Thế đồng nghĩa miêu tả: Cai lệ
1
tát vào mặt chị một cái đánh bốp (…) Chị
Dậu
2
, nghiến hai hàm răng (…) túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của
anh chàng nghiện
1
chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền
2
,

hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất.
- Thế đồng nghĩa lâm thời: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt
con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không
lừa nổi nó.
Diệp Quang Ban là người công bố công trình nghiên cứu sau thực ra cũng có
ý thức rất rõ về sự khác biệt này khi ông viết những dòng chú thích trong tác phẩm

20
Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản [NXB Giáo dục, HÀ Nội, 2009, tr.
378]: “Cách hạn chế phương thức thế trong khuôn khổ các đại từ thay thế, không
tính đến các yếu tố từ vựng đồng nghĩa , gần nghĩa tương ứng là nét khác biệt của
hệ thống liên kết này so với hệ thống liên kết của Trần Ngọc Thêm (1985 và
1999). Các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa có tác dụng liên kết được xếp vào
phương thức liên kết từ vựng, do bản tính từ vựng của chúng, không cần tính đến
vị trí cú pháp”.
Như vậy, phép thế đồng nghĩa trong quan điểm của Trần Ngọc Thêm chính là
phép liên kết từ vựng theo quan điểm của Diệp Quang Ban. Nói cách khác, Diệp
Quang Ban không cho rằng tồn tại phép thế đồng nghĩa bởi ông là người theo
quan điểm ngữ pháp cực đoan. Với Diệp Quang Ban, phép thế chỉ có thể hiểu là
thế đại từ mà thôi.
1.3. Phép thế như một phương thức liên kết của văn bản nghệ thuật
Ngữ pháp học truyền thống coi câu là đơn vị cơ bản, có ý nghĩa hoàn chỉnh,
có cấu tạo ngữ pháp, có tính chất độc lập, có chức năng thông báo và tạo lập văn
bản. Nói cách khác, giới ngữ pháp tập trung vào nghiên cứu câu như một đơn vị
mang đặc tính tột cùng trong các thang bậc đơn vị của ngành học. Tuy nhiên, dần
dần người ta đã nhận thấy, việc nghiên cứu ngữ pháp học theo cách chỉ tập trung
vào đơn vị câu sẽ không thể giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh mà ngôn ngữ
học hiện đại đã chỉ rõ.
Trong một công trình nghiên cứu của J. R. Firth năm 1951,cho rằng nhiệm vụ
trọng tâm của ngôn ngữ học miêu tả là phải nêu bật được ý nghĩa lời nói và nhà

ngôn ngữ học phải quan tâm đến quá trình giao tiếp trong ngữ cảnh vì ngôn ngữ
chỉ có nghĩa khi đặt trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Thế nhưng Firth lại
không phải là người đầu tiên nghiên cứu cấp độ trên câu. Và lúc đó do dưới sự ảnh
hưởng của các nhà ngôn ngữ học như L. Bloomfield và tiếp theo là N. Chomsky
vấn đề này dường như bị bỏ sang một bên. Cho đến mãi cuối thập kỉ 50 các nhà
ngôn ngữ học mới thực sự trở lại vấn đề này.

21
Ở Việt Nam từ trước đến nay, chưa có nhiều lắm những công trình nghiên
cứu về ngữ pháp văn bản nói chung và nối kết nói riêng. Xin nói ngay rằng, thay
vì cách dùng thuật ngữ “nối kết”, các nhà ngữ pháp ở Việt Nam trước đến nay đa
số sử dụng thuật ngữ liên kết. Vì lẽ đó, sau đây xin được điểm lại những công
trình nghiên cứu về liên kết văn bản ở Việt Nam.
Có thể điểm lại quan điểm 4 chuyên luận và một bài nghiên cứu của một số
nhà Việt ngữ học.
Đầu tiên là chuyên luận Hệ thống liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm xuất
bản lần đầu năm 1985 và tái bản năm 1999, 2001. Tác phẩm thứ hai là cuốn Giao
tiếp – Văn bản - Mạch lạc – Liên kết - Đoạn văn của Diệp Quang Ban với các lần
xuất bản 1998, 1999 và 2002. Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị
Việt Thanh. Chuyên luận thứ tư là Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc và tỉnh lược
trong văn bản tiếng Việt của Phạm Văn Tình. Tuy nhiên, ngay từ tựa đề cho thấy,
tác phẩm này đã tự giới hạn lại phạm vi của nó, chỉ khảo sát những đối tượng ngữ
trực thuộc và các vấn đề tỉnh lược mà thôi. Tác phẩm gần đây nhất là bài báo Cơ
sở nối kết lời tiếng Việt của Hoàng Cao Cương, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số
8+9/2007. Ngoài ra còn có thể kể đến một số không nhiều lắm các khóa luận tốt
nghiệp làm về các phép liên kết trong văn bản mà một trong những khóa luận thực
hiện sớm nhất có lẽ là khóa luận của Phạm Thị Ngoan (1983) do Trần Ngọc Thêm
hướng dẫn với tên gọi Tìm hiểu phép liên tưởng như một phương tiện liên kết
trong văn bản tiếng Việt hiện đại .
Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm của mình đưa ra sự phân biệt giữa liên kết

hình thức và liên kết nội dung. Liên kết hình thức được hiểu là những dấu hiệu tạo
liên kết trên bề mặt của văn bản, có thể được tổng kết và khái quát lại thành những
thủ pháp. Còn liên kết nội dung chính là thứ liên kết vĩ mô, xuyên suốt toàn bộ
văn bản và làm nên chủ đề của văn bản, quyết định việc hình thành văn bản. Theo
đó, liên kết hình thức được Trần Ngọc Thêm tổng kết lại thành 10 phép, bao gồm:
1. Phép lặp

22
2. Phép đối
3. Phép thế đồng nghĩa
4. Phép liên tưởng
5. Phép tuyến tính
6. Phép thế đại từ
7. Phép tỉnh lược yếu
8. Phép nối lỏng
9. Phép tỉnh lược mạnh
10. Phép nối chặt
Liên kết nội dung bao gồm hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết logic.
Liên kết chủ đề bao gồm liên kết duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề. Liên
kết logic bao gồm liên kết logic bên trong một câu và liên kết logic giữa câu với
câu.

Các phương tiện liên kết trong văn bản:
Sự liên kết về hình thức được biểu hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ
nhất định hoặc là rõ ràng hoặc là không rõ ràng trên văn bản tiếng Việt có thể
được phân loại như sau:








Liên kết hình thức
Liên kết tường minh
Liên kết không tường minh
Liên kết từ vựng
ngữ ngĩa
Liên kết
ngữ pháp

23




Khác với Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban phân biệt hai thuật ngữ “liên
kết” và “mạch lạc”. Với Diệp Quang Ban, mạch lạc có hai cấp độ. Cấp độ 1 được
hiểu là: “cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có mắc vào nhau, chứ
không phải là một tập hợp câu nói không có liên quan đến nhau". Ở cấp độ 2,
mạch lạc được hiểu là “sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình
triển khai một cốt truyện, một truyện kể v.v…, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự
kiện được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ”. Diệp
Quang Ban còn phân biệt ra 3 loại biểu hiện của mạch lạc trong văn bản là: mạch
lạc trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc trong
quan hệ từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống bên ngoài văn
bản và mạch lạc trong quan hệ thích hợp với các hành động nói. Còn liên kết được
hiểu là “quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích
nghĩa cho nhau (…) muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo
nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau”.

Nói tóm lại, theo Diệp Quang Ban, mạch lạc là yếu tố bao trùm lên liên kết.
Diệp Quang Ban đưa ra 5 phép liên kết chủ yếu như sau:
1. Phép quy chiếu, gồm:
- Quy chiếu chỉ ngôi
- Quy chiếu chỉ định
- Quy chiếu so sánh
2. Phép thế
3. Phép tỉnh lược
Liên kết
tuyến tính
Liên kết đẳng
lập
Phép lặp
từ vựng
Phép thế
Phép Đối
Phép nối
Song hành
cú pháp
Phép tỉnh
lược

24
4. Phép nối
5. Phép liên kết từ vựng, gồm:
- Lặp từ ngữ
- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa
- Dùng từ ngữ trái nghĩa
- Phối hợp từ ngữ.
Cũng xin nói thêm rằng, Trần Ngọc Thêm trong danh sách những phép liên

kết văn bản không đưa ra phép quy chiếu còn Diệp Quang Ban lại dành hẳn cho
phép quy chiếu một mục riêng và phân chia thành 3 loại là: quy chiếu chỉ ngôi,
quy chiếu chỉ định và quy chiếu so sánh. Dựa theo Trần Ngọc Thêm, chúng tôi
quan niệm phép quy chiếu cũng thuộc về phép thế khi hiểu theo một nghĩa rộng và
khái quát nhất.
Với tên gọi luận văn như đã trình bày ở phần đầu: Bƣớc đầu tìn hiểu phép
thế và thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của
Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp), chúng tôi cho rằng phép thế đại từ trong văn
bản nghệ thuật là một sự tồn tại tất yếu để tránh đi sự nhàm chán và lặp lại trong
việc phải dùng mãi một từ (hoặc cụm từ) duy nhất trong việc miêu tả nhân xưng,
miêu tả các sự vật, hiện tượng, đối tượng của thế giới khách quan. Tuy nhiên,
phép thế đại từ mang trong nó sự giới hạn cơ giới bởi số lượng hữu hạn các đại từ
thay thế có thể thống kê ra được trong tiếng Việt. Nói cách khác, thế đại từ không
phải là phép liên kết hình thức mà nhìn vào đó thấy được tài năng ngôn ngữ của
nhà văn. Chỉ có phép thế đồng nghĩa mới chỉ ra được tài năng, sự sáng tạo, sự
uyển chuyển trong ngôn ngữ của các văn tài trong việc đa dạng hóa các định danh,
các miêu tả về đối tượng, nhân vật, sự vật, hiện tượng qua từng trang viết.
Với một tinh thần như trên, chúng tôi ủng hộ cách chia phép thế thành hai
loại của Trần Ngọc Thêm: thế đại từ và thế đồng nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi

25
cho rằng nên gộp 02 hai tiểu loại trong thế đồng nghĩa thành 01 loại, cụ thể là gộp
đồng nghĩa miêu tả và đồng nghĩa lâm thời thành 01 loại duy nhất là đồng
nghĩa lâm thời. gọi tắt là thế lâm thời. Thực vậy, bản thân sự đồng nghĩa trong
miêu tả đã chỉ ra tính chất lâm thời của nó. Hãy cùng quan sát một số ví dụ trong
các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp:
Ví dụ 1: Thị cởi áo ra ngồi dựa vào gốc chuối, dáng ngồi không kín đáo,
nhưng không bao giờ thị biết thế nào là lả lơi cả. Con người vô tâm, không hay
nghĩ xa xôi mà.
(Chí Phèo, Nam Cao)

Ví dụ 2: Anh Đĩ chuột rít 2 hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp cái ghế đổ
văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một
con gà bị bẫy sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng
lẳng.
(Nghèo, Nam Cao)
Ví dụ 3: Sân nhà Pùa không có những tiếng khèn bè. Không ai đi lấy cô gái
liệt cả hai chân làm vợ.
(Trái tim hổ, Nguyễn Huy Thiệp)
Ví dụ 4: Cũng có một lần tôi theo trọn vẹn buổi đánh cá đêm. Lần ấy tôi ngồi
thuyền của trùm Thịnh. Lão già chột mắt này rất nổi tiếng vì những câu chuyện
rùng rợn trong cuộc đời mình.
(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp)
Trong những ví dụ trên, việc dùng “con người vô tâm” thay thế cho “thị‟,
“cái bộ xương bọc da” thay thế cho “anh đĩ Chuột”, “cô gái liệt hai chân” thay thế
cho “Pùa”, “lão già chột mắt” thay thế cho “trùm Thinh” đều thể hiện rõ tính chất
“miêu tả” và “lâm thời”, khi dùng các đặc điểm nội tâm (“con người vô tâm”)
hoặc ngoại hình (“bộ xương bọc da”, “liệt cả hai chân”, “chột mắt”) để thay thế

26
cho danh xưng nhân xưng đi trước. Cách dùng phép thế lâm thời làm cho câu văn
trở nên sinh động, giàu hình ảnh, tạo ấn tượng và sự ghi nhớ đối tượng sâu sắc hơn
ở phía người đọc, đồng thời cũng thể hiện khả năng ngôn ngữ của nhà văn. Phép
thế lâm thời cũng thể hiện những thái độ hoặc tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc trung
lập qua điểm nhìn của nhà văn hoặc một nhân vật thứ ba về đối tượng đang được
nói đến. Giá trị của phép thế lâm thời trong tác phẩm văn học cũng liên quan chặt
chẽ đến giá trị biểu cảm của ngôn ngữ và việc xây dựng hình tượng trong tác
phẩm nghệ thuật. Như vậy, luận văn của chúng tôi sẽ tập trung khai thác tối đa
những biểu hiện và giá trị của phép thế lâm thời này mà tạm gác lại việc phân tích
tìm hiểu phép thế đại từ.
Có thể đi đến một nhận xét như sau về phép thế lâm thời theo quan điểm của

luận văn chúng tôi: “Thế lâm thời là một tiểu loại quan trọng bậc nhất thuộc thế
đồng nghĩa, là sự đồng nhất thỏa thuận giữa người đọc và người viết theo chủ
quan của người viết được người đọc chấp nhận. Phạm vi, dung lượng của phần thế
lâm thời có thể dài ngắn khác nhau, xuất hiện ở các phát ngôn liền kề hay cách
quãng.”
Từ nhận xét trên có thể đưa ra một định nghĩa đơn giản “Phép thế lâm thời là
biểu hiện giữa từ ngữ của thế tố và yếu tố thay thế nhằm tránh sự lặp”.
Có thể hình dung tổng quan về phép thế và thế lâm thời qua sơ đồ dưới đây:










Phép thế

Thế Đại từ

Thế đồng nghĩa

27



1.4. Tiểu kết
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, vấn đề ngôn ngữ học văn bản đã được đặt

ra như một tiền đề dẫn lối những nhà chuyên môn vào việc nghiên cứu hệ thống
liên kết trong văn bản. Nhưng cũng phải sang đến những năm đầu của thập niên
70 (đối với thế giới) và những năm đầu của thập niên 80 (đối với Việt Nam) thì
vấn đề ngôn ngữ học văn bản và hệ thống liên kết trong văn bản mới thực sự được
quan tâm rõ nét và được nhiều nhà chuyên môn bắt tay vào nghiên cứu. Trần Ngọc
Thêm là người tiên phong ở Việt Nam trong việc nghiên cứu hệ thống liên kết
trong văn bản tiếng Việt nói chung, cũng như những nghiên cứu về phép thế nói
riêng. Những nghiên cứu đi sau Trần Ngọc Thêm của các tác giả như Diệp Quang
Ban, Nguyễn Thị Việt Thanh, Phạm Văn Tình một lần nữa hé lộ thêm nhiều điều
thú vị của địa hạt nghiên cứu về liên kết trong văn bản tiếng Việt, trong đó cho
thấy thế lâm thời là một phép liên kết đặ thù với những dạng biểu hiện khác nhau.
Đây là một dạng thế không thể thiếu được trong nhóm các phương tiện liên kết
hình thức. Một hướng nghiên cứu liên ngành mở ra khi chúng tôi kết hợp ngôn
ngữ học văn bản – ngữ pháp học – phong cách học qua việc nghiên cứu phép thế
lâm thời trên hệ thống tư liệu là hợp tuyển các truyện ngắn xuất sắc của hai tác giả
văn xuôi tiêu biểu bậc nhất cho hai thời kỳ của văn học Việt Nam thời hiện đại:
nửa đầu thế kỷ XX và nửa cuối thế kỷ XX. Những sự chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng
về mặt lí luận cho chương 1 này chính là nền móng cho những đóng góp chủ đạo
của luận văn trong các chương 2 và chương 3.


Thế đại từ
khứ chiếu
Thế đại từ
hồi chiếu
Thế đồng
nghĩa từ điển
Thế phủ
định
Thế lâm

thời

×