Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận môn tài chính quốc tế CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.52 KB, 21 trang )

1
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM
Chương 1
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 Khái quát về tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua
số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian và không gian cụ thể.
Bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa, đặc biệt là
tiền tệ.
1.1.2 Ký hiệu và một số quy ước
- Kí hiệu đơn vị tiền tệ của các quốc gia: kí hiệu bằng 3 kí tự, 2 kí tự đầu chỉ tên quốc
gia, kí tự sau cùng chỉ tên đồng tiền. Ví dụ: Dollar Mỹ (USD), Dollar Úc (AUS), Bảng
Anh (GBP), Đồng Việt Nam (VND), Dollar Hong Kong (HKD)…
- Thị trường ngoại hối tồn tại một số quy ước như:
• Đồng tiền đứng ở vị trí thứ nhất gọi là đồng tiền yết giá. Đồng tiền yết giá là
đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá (có hệ số 1,100 hoặc
1000). Đồng tiền đứng ở vị trí thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Đồng tiền định
giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá (có hệ số bất kỳ).
• Đối khoản là số tiền này đối ứng với số tiền kia theo một tỷ giá nhất định.
• Trong các giao dịch ngoại hối, khách hàng thường lấy tên thủ đô của các nước
mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên tiền tệ của nước đó.
• Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua các ngân hàng, các tỷ giá thường không
được đọc đầy đủ mà chỉ được đọc những số nào thường biến động.
• Chú ý, khi điểm giá bán nhỏ hơn hoặc bằng điểm giá mua thì theo quy ước
quốc tế: tại giá bán sẽ đẩy lên một số.
Bảng 1: Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/3/2013
(Số liệu từ Ngân Hàng TMCP Đông Á)
Loại ngoại
tệ
Mua TM Mua CK Bán TM Bán CK ĐVT


USD 20,890 20,910 20,960 20,960 VNÐ
THB 690 690 730 730 VNÐ
SGD 16,680 16,720 16,830 16,830 VNÐ
NZD 17,250 17,390 VNÐ
JPY 222 222 223.8 223.8 VNÐ
HKD 2,650 2,650 2,710 2,720 VNÐ
GBP 31,250 31,320 31,530 31,530 VNÐ
EUR 27,060 27,120 27,300 27,300 VNÐ
2
CHF 21,950 22,000 22,160 22,160 VNÐ
CAD 20,180 20,220 20,370 20,370 VNÐ
AUD 21,330 21,380 21,530 21,530 VNÐ
1.1.3 Phương pháp yết giá
Có hai cách niêm yết tỷ giá là yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp.
 Yết tỷ giá trực tiếp: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước. Hầu
hết các nước trên thế giới đều dùng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp này, trong đó có
Việt Nam. Ví dụ: tại thị trường London GBP/USD = 1,6115.
 Yết tỷ giá gián tiếp: lấy tiền trong nước làm đơn vị so sánh với tiền nước ngoài. Hiên
nay, thế giới chỉ có 5 đồng tiền dùng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, gồm GBP, AUD,
NZD, EUR và SDR.
Bảng 2: Bảng tỷ giá ngoại tệ khác so với USD ngày 7/3/2013
(Số liệu từ Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB))
LOẠI NGOẠI TỆ MUA BÁN
EURUSD 1.2958 1.303
GBPUSD 1.4957 1.504
AUDUSD 1.021 1.0284
USDCHF 0.9453 0.9527
USDCAD 1.0287 1.0361
USDJPY 93.67 94.09
USDSGD 1.2456 1.2529

1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau, xét từ giác độ chính sách quản lý vĩ mô, tỷ
giá hối đoái có thể được phân loại như sau:
1.2.1 Căn cứ vào chính sách tỷ giá
 Tỷ giá chính thức – Official Rate (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): là tỷ giá do Ngân Hàng Trung Ương công
bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được
áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá
chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các Ngân hàng
Thương mại xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
 Tỷ giá chợ đen – Black Market Rate: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống
ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
 Tỷ giá cố định – Fixed Rate: là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ
dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc
NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
3
 Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Floating Rate: là tỷ giá được hình thành hoàn toàn
theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
 Tỷ giá thả nổi có điều tiết – Managed Floating Rate: là tỷ giá được thả nổi, nhưng
NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.2.2 Căn cứ mức độ ảnh hưởng lên cán cân thanh toán
 Tỷ giá danh nghĩa song phương – Nominal Bilateral Exchange Rate (NER): là giá cả
của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến
tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
 Tỷ giá thực song phương – Real Bilateral Exchange Rate (RER): là tỷ giá bằng tỷ giá
danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó,
nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
 Tỷ giá danh nghĩa đa phương - Nominal Effective Exchange Rate (NEER): là chỉ số tỷ
giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại. Về mặt thuật ngữ, NEER
còn được gọi như tỷ giá danh nghĩa trung bình hay tỷ giá đa biên.

 Tỷ giá thực đa phương - Real Effective Exchange Rate (REER): bằng tỷ giá danh nghĩa
đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn
lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.
1.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
1.3.1 Các nhân tố tác động lên tỷ giá trong ngắn hạn
 Quan hệ cung – cầu ngoại hối trên thị trường:
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung
cầu ngoại tệ lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cán cân thanh
toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung
ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. sự cân bằng của BOP lại phụ thuộc các
nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên BOP. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn
định, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu tăng dẫn đến tăng cầu ngoại tệ. ngược lại
khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất
nhập khẩu bị trì trệ làm cho cung ngoại tệ giảm. khi nhu cầu ngoại tệ chưa kịp thời được
điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy giá lên cao.
 Lãi suất
Nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất ngoài nước, lãi suất ngoại tệ
hoặc khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các
nước khác sẽ thu hút được những dòng vốn (vốn ngắn hạn) chảy vào hay sẽ làm cho
lượng ngoại tệ trong nền kinh tế chuyển sang đồng nội tệ với mục đích thu lấy phần
chênh lệch do tiền lãi tạo ra. Điều này làm cho cung ngoại tệ tăng lên, cầu ngoại tệ giảm
đi trên thị trường, từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, dẫn đến
sự thay đổi về tỷ giá. Và nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài, lãi
suất ngoại tệ thì đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
Tóm lại, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi lãi suất ngoại tệ tăng
làm cho tỷ giá tăng, ngược lại khi lãi suất ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá giảm; và khi lãi
suất nội tệ tăng làm cho tỷ giá giảm, ngược lại khi lãi suất nội tệ giảm làm cho tỷ giá
tăng.
 Sự thay đổi trong tỷ giá kỳ vọng
4

Những kỳ vọng về tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền đã trở thành nhân tố
tác động làm thay đổi tỷ giá kỳ vọng. Ngoài ra, những kỳ vọng về các nhân tố tác động
lên tỷ giá trong dài hạn cũng là những nhân tố tác động làm thay đổi tỷ giá kỳ vọng, cụ
thể như sau:
- Khi hàng rào thương mại trong nước được kỳ vọng là tăng tương đối so với nước ngoài
sẽ làm cho tỷ giá kỳ vọng trong dài hạn giảm, làm mức lợi tức kỳ vọng của ngoại tệ
giảm, cầu tài sản ngoại tệ giảm, dẫn đến tỷ giá giảm; và ngược lại.
- Khi tâm lý ưa thích hàng ngoại của một nước được kỳ vọng là tăng tương đối so với
nước khác sẽ làm cho tỷ giá kỳ vọng trong dài hạn tăng, làm mức lợi tức kỳ vọng của
ngoại tệ tăng, cầu tài sản ngoại tệ tăng, từ đó làm cho tỷ giá tăng; và ngược lại.
- Khi thu nhập của một quốc gia được kỳ vọng là tăng tương đối so với các nước khác sẽ
làm cho tỷ giá kỳ vọng trong dài hạn tăng, làm mức lợi tức kỳ vọng của ngoại tệ tăng,
cầu tài sản ngoại tệ tăng, kết quả là tỷ giá tăng; và ngược lại.
- Khi năng suất lao động của một nước được kỳ vọng là tăng tương đối so với nước khác
sẽ làm cho tỷ giá kỳ vọng trong dài hạn giảm, mức lợi tức kỳ vọng của ngoại tệ giảm,
cầu tài sản ngoại tệ giảm, khiến cho tỷ giá giảm; và ngược lại.
 Sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối
Mỗi nước đều có một cơ quan chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại
hối để khống chế giá trị của một đồng tiền, thông thường là ngân hàng trung ương
(NHTW). Tần số và cường độ can thiệp của NHTW càng lớn, càng khiến cho tỷ giá biến
động nhanh và mạnh trong ngắn hạn. Sự can thiệp của NHTW có tác dụng tâm lý rất
mạnh đến các thành viên thị trường, khiến cho tỷ giá thay đồi nhanh chóng. NHTW có
thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng cách can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp:
● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp
mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối
đoái mà có sự điều chỉnh, sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, gọi là can thiệp không vô
hiệu hóa. Trái lại, nếu muốn đồng thời can thiệp vào thị trường hối đoái mà vẫn duy trì
mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao
dịch trên thị trường ngoại hối với các hoạt động trên thị trường mở.
● Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp

bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ như lãi suất, các biện
pháp kiềm chế lạm phát…
 Những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai:
Thế giới hiện nay là một môi trường đầy biến động về kinh tế, chính trị, xã hội,
thiên tai… Thế giới vận động và chứa đựng những chuyển biến khôn lường trong mọi
lĩnh vực. Có những cú sốc diễn ra bất ngờ và tác động ngay tức thì đến tỷ giá. Các cú
sốc xuất hiện với tần suất càng nhanh và cường độ càng mạnh khiến tỷ giá biến động
cũng càng nhanh và mạnh. Những cú sốc mang tính chất tích cực sẽ ảnh hưởng tích cực
làm nâng giá nội tệ, ngược lại những cú sốc có ảnh hưởng tiêu cực sẽ làm nội tệ giảm
giá. Có thể kể đến những cú sốc tác động đến tỷ giá như cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ Đông Nam Á 1997-1998, cuộc khủng hoảng tài chính 2008… đã làm cho một loạt các
đồng tiền mất giá nghiêm trọng.
1.3.2 Các nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn
 Mức giá cả tương đối:
5
Tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền
thay đổi và sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động
thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái.
Xét về mặt lý thuyết, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lạm
phát của một nước tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát của một nước khác, dẫn đến sự
tăng lên trong mức giá, có nghĩa là hàng nhập khẩu có xu hướng rẻ hơn hàng xuất khẩu.
Từ đó, một là sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đối với nước đó, dẫn đến giảm
cung và tăng cầu ngoại tệ, khiến đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá, đồng nội tệ có xu
hướng giảm giá, tức tỷ giá tăng, hay hai là làm khả năng xuất khẩu của quốc gia giảm,
dẫn đến cung ngoại tệ giảm, kết quả là đồng nội tệ giảm giá, tức tỷ giả cũng tăng; và
ngược lại.
 Hàng rào thương mại:
Thực tế, chính phủ của một quốc gia có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng
cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế như thuế xuất nhập khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, thuế thu nhập do đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước

đó Hàng rào thương mại được đề cập trong phần này là việc sử dụng thuế quan và hạn
ngạch. Vì thuế quan và hạn ngạch là những biện pháp, chính sách thương mại thay đổi
từ từ trong dài hạn nên chúng được nhìn nhận là những nhân tố tác động đến tỷ giá trong
dài hạn.
Nếu hàng rào thương mại trong nước tăng thì sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập
khẩu tính bằng nội tệ nước đó, dẫn đến giảm cầu hàng hóa nhập khẩu, từ đó làm giảm
cầu ngoại tệ và kết quả là đồng nội tệ quốc gia đó tăng giá, tức tỷ giá giảm, và ngược lại.
 Tâm lý ưa thích hàng ngoại:
Tâm lý ưa thích hàng ngoại của nhiều người được xem là một trong những
nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn vì sự thay đổi từ từ của nó theo thời gian. Một
khi người trong nước trở nên ưa thích và sử dụng hàng hóa nước ngoài nhiều hơn so với
sản phẩm, hàng hóa cùng loại được sản xuất trong nước sẽ khiến cầu nhập khẩu hàng
hóa thay đổi theo chiều hướng tăng lên, từ đó giảm cung và tăng cầu ngoại tệ, kết quả là
đồng nội tệ của nước đó có xu hướng giảm giá (hay đồng ngoại tệ có xu hướng tăng
giá). Thế nhưng, trong trường hợp người nước ngoài dành sự ưa thích hơn cho sản, hàng
hóa của nước đó thì sẽ làm cho cầu xuất khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên, dẫn đến
cung ngoại tệ tăng, kết quả là đồng nội tệ của quốc gia đó tăng giá.
 Thu nhập:
Nếu thu nhập của người trong nước (thu nhập quốc dân) tăng so với các nước
khác thì đồng nghĩa với xu hướng kích thích tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập
khẩu, làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu (cầu ngoại tệ) tăng, kết
quả là nội tệ của quốc gia đó giảm giá, tức tỷ giá tăng. Ngược lại, nếu thu nhập giảm thì
tỷ giá giảm. Trong khi đó, nếu thu nhập của nước ngoài tăng sẽ kích thích tăng cường
nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó, làm cho xuất khẩu hàng hóa nước đó tăng, dẫn đến
tăng cung ngoại tệ, kết quả là nội tệ lên giá, tức tỷ giá giảm.
 Năng suất lao động:
Nếu năng suất lao động của một quốc gia tăng nhanh hơn thế giới thì mức giá
tương đối, mức giá hàng hóa của quốc gia đó có xu hướng sụt giảm, dẫn đến làm tăng
cầu xuất khẩu hàng hóa, làm tăng cung ngoại tệ và kết quả là đồng nội tệ của nước đó
6

lên giá (hay đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá), tức tỷ giá giảm. Ngược lại, nếu năng
suất lao động của nước đó tăng chậm hơn so với thế giới thì với lập luận tương tự như
trên, tỷ giá tăng.
Ngoài những nhân tố nêu trên tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các
nhân tố khác. Nhìn chung, tỷ giá hối đoái biến động tăng hoặc giảm là do tác động của
nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta
cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác
động lên tỷ giá trong dài hạn, ngắn hạn. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định
chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể.
Chương 2
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái
2.1.1 Khái niệm:
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là
NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ
thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá hay tác động để tỷ giá biến
động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
Về cơ bản , chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn
là : vấn đề lùa chọn chế độ (hệ thống) tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối
đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái .
2.1.2 Mục tiêu:
Tùy theo mỗi quốc gia mà mục tiêu chính sách kinh tế khác nhau, nhưng nhìn
chung nó bao gồm: Ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm
đầy đủ, cân bằng cán cân vãng lai.
2.1.3. Nội dung chính của chính sách tỷ giá
- Hành vi phá giá nội tệ: những can thiệp của chính phủ để đồng nội tệ được định giá
thấp hơn (tỉ giá tăng).
- Hành vi nâng giá nội tệ: những can thiệp của chính phủ để đồng nội tệ được định giá
cao hơn (tỉ giá giảm).
- Hành vi duy trì tỷ giá ở một mức nhất định, tức bao gồm những can thiệp của chính phủ

để duy trì tỷ giá ổn định không đổi (chế độ tỷ giá cố định).
- Không can thiệp, để tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu của thị trường (chế
độ tỷ giá thả nổi).
2.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái
2.2.1. Khái niệm
Về mặt thuật ngữ, chế độ tỷ giá (exchange rate regime) còn có các tên gọi khác
nhau như: cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc (exchange rate
arrangement). Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách
kinh tế của chính phủ. Vì là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những
yếu tố chủ quan, chính vì vậy: các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác
định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc qua này.
7
Vậy, chế độ tỷ giá là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn,
bao gồm các quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp
nhân trên thị trường.
2.2.2. Các chế độ tỷ giá
2.2.2.1. Chế độ tỷ giá cố định
 Khái niệm
Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá, trong đó, NHTW công bố và cam kết can
thiệp để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm – Central Rate – E
CR
) trong một
biên độ hẹp đã được định trước.
 Đặc điểm
Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2% -
5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do mỗi đồng tiền
quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể
được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với một đồng tiền khác.
 Vai trò của NHTW
NHTW đóng vai trò điều tiết lượng dư cầu hoặc dư cung về ngoại tệ để giữ tỷ

giá hối đoái cố định bằng cách bán ra hoặc mua vào số dư đó
2.2.2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
 Khái niệm
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn
toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can
thiệp nào của Ngân hàng trung ương (NHTW).
 Đặc điểm
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không có giới
hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Chế độ này thường được áp dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao.
 Vai trò của NHTW
NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình
thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định phục vụ cho mục
đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá.
Trên thực tế, nói là áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi độc lập, nhưng NHTW không
thờ ơ với sụ biến động thất thường của tỷ giá, nên ít nhiều can thiệp để giảm sự biến
động của tỷ giá. Tuy nhiên, can thiệp của chính phủ là tùy ý và không đặt ra bất cứ mục
tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được.
2.2.2.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
 Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thả nổi. ở đó, tỷ
giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉ can thiệp khi có
những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép.
Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ:
8
- Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ
can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó.
- Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính
thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng
thời kỳ.
- Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá

mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp.
2.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá
Phương pháp lãi suất chiết khấu: Đây là phương pháp thường sử dụng để điều
chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đén
mức báo động cần phải can thiệp thì NHTƯ nâng cao lãi suất chiết khấu. Do lãi suất
chiết khấu tăng nên lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn vay ngắn hạn
trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi suất cao hơn. Nhờ thế mà sự căng thẳng về
nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi, làm cho tỷ giá không có cơ hội tăng nữa. Lãi suất do quan
hệ cung cầu của vốn vay quyết định. Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại tệ
quyết định. Điều này có nghĩa là những yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất là không
giống nhau, do vậy mà biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động
của tỷ giá.
Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái: Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại
tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp quan trọng nhất của nhà nước
để giữ vững ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Đây là biện pháp trực tiếp tác
động vào tỷ giá hối đoái. Việc mua bán ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn
biến giá cả ngoại tệ trên thị trường và ý đồ can thiệp mang tính chất chủ quan của nhà
nước. Việc can thiệp này phải là hành động có cân nhắc, tính toán những nhân tố thực
tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền tệ và giá
cả.
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối
đoái thường là: phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia. Khi ngoại tệ vào
nhiều,thì sử dụng quỹ này để mua nhằm hạn chế mức độ mất giá của đồng ngoại tệ.
Ngược lạ, trong trường hợp vốn vay chạy ra nước ngoài quỹ bình ổn hối đoái tung ngoại
tệ ra bán và tiếp tục mua các trái khoán đã phát hành để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng.
Theo phương pháp này, khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ bình ổn hối đoái
sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán, khi ngoại tệ và nhiều,
quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền quốc gia để thu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn
định tỷ giá hối đoái.
Chương 3

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
3.1. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách tỷ giá ở Việt Nam
3.1.1. Giai đọan từ năm 1954 đến năm 1989
Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn này là chế độ tỷ giá cố định và đa
tỷ giá, mang đặc trưng của nền kinh tế tập trung mệnh lệnh. Được xác lập trên cơ sở
ngang giá sức mua sau đó được quy định trong các hiệp định thanh toán và được duy trì
lâu dài qua hàng chục năm.
9
Quan hệ tỷ giá của đồng Việt Nam chủ yếu là xác lập với đồng Rup, các đồng
tiền khác cơ bản không được xác lập trên thị trường chính thức.
Quan hệ tỷ giá của VND chủ yếu là với SUR, còn các đồng tiền tự do chuyển đổi
khác thì về cơ bản là không được xác lập chính thức.
Bước sang năm 1977, các nước XHCN thỏa thuận thanh toán với nhau bằng
tiền Rúp chuyển nhượng có hàm lượng vàng quy định là 0,98712 gram. Đây là đồng tiền
tập thể, chỉ tồn tại ở dạng ghi sổ, dùng trong thanh toán mậu dịch giữa các nước trong
khối.
o Trước 1959:1 SUR =735VND
o Từ:1959 - 1960.1 SUR =0.735VND (Năm 1959 thực hiện chính sách đổi tiền, 1đ VN
mới = 1000 đ VN cũ)
o 1961:1 SUR =3.27 VND
Tỷ giá thanh toán chính thức: Được xác lập trên cơ sở so sánh giá cả hàng hóa
của Việt Nam bằng đồng Rup và Nhân Dân tệ với giá hàng hóa nó bằng đồng Việt Nam
trong 3 năm 1955, 1956, 1957. Tỷ giá này được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức
và đơn vị kinh tế nhà nước có thu chi ngoại tệ với ngân hàng.
• 1958 - 1985: 1SUR = 5.64 VND
• 1986: 1SUR = 18 VND
• 1987: 1SUR = 150 VND
• 1988 - 1989: 1SUR = 700 VND
Tỷ giá kết toán nội bộ, mức tỷ giá chính thức thường cố định trong thời gian
tương đối dài và thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá trên thị trường.

Tỷ giá phi mậu dịch: TGHD trên thị trường chợ đen: Được hình thành và vận
động theo quy luật thị trường, có sự chênh lệch lớn so với mức tỷ giá chính thức. Tỷ giá
này bắt dầu từ năm 1985 khi nhà nước có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng: Tỷ giá hối đoái USD/VND từ năm 1985 - 1989 (Đơn vị tính VND)
Năm Tỷ giá chính thức cuối năm Tỷ giá thị trường chợ đen Chênh lệch tương đối
1985 15 115 666,6%
1986 18 425 431,2%
1987 225 1270 245,1%
1988 900 5000 66,6%
1989 4300 4750 21,7%
Nguồn: “Tỷ giá hối đoái-phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh”,
viện khoa học tài chính, tr 312 và ADB-báo cáo chính thức của chính phủ Việt Nam.
Nhận xét:Trước năm 1989, là một thời kì dài của siêu lạm phát với mức lãi suất
tiền gửi luôn thấp hơn tỷ lệ lạm phát, thâm hụt ngân sách luôn nặng nề thì việc duy trì
chế độ tỷ giá hối đoái đa phương với các mức chênh lệch lớn đòi hỏi một sự bù lỗ lớn
cho xuất nhập khẩu là không hợp lý. Tỷ giá hối đoái được áp dụng chủ quan duy ý chí vì
trong thực tế không một ai có thể nhận biết được giá cả ở mức bao nhiêu là phù hợp.
Tỷ giá hối đoái đối với tình hình kinh tế xã hội :Tỷ giá chính thức quy định
thấp so với thực tế làm phát sinh tiêu cực trong nền kinh tế, xã hội. Tỷ giá thấp, các tổ
chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ không bán cho ngân hàng, các tổ chức trong và
ngoài nước không gửi tiền vào ngân hàng để chi tiêu kinh doanh…. gây thiệt hại về kinh
tế cho nhà nước, thúc đẩy những hoạt động phi pháp, làm cho hoạt động xuất khẩu gặp
khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng.
10
3.1.2. Từ tháng 3/1989 đến 2007, thời kì nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường với định hướng xã hội chủ nghĩa:
3.1.2.1. Giai đoạn từ 1989-1992: chính sách thả nổi tỷ giá.
Sử dụng chính sách thả nổi tỷ giá và tỷ giá hối đoái xích lại gần hơn với giá thị
trường.
Tỷ giá hối đoái VND/USD biến động mạnh theo xu hướng giá trị đồng dollar Mỹ

tăng liên tục kèm theo các cơn “sốt”, các đột biến với biên độ rất lớn (từ cuối năm 1990
trở đi). Đỉnh cao của mức tăng tỷ giá USD là cuối năm 1991. Ngày 4/12/1991 giá dollar
Mỹ trên thị trường tư nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 14.450
VND/USD . Giá dollar đã tăng từ 60 đến 80% so với mức giá đầu năm.
Tình trạng leo thang của giá đồng dollar đã kích thích tâm lý nắm giữ đồng
dollar, nhằm đầu cơ ăn chênh lệch giá. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ đem
lại hiệu quả không cao. Giai đoạn này Ngân hàng không kiểm soát được lưu thông tiền
tệ. Trong các năm 1991-1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệ ngoại thương
với Liên Xô và Đông Âu, nhập khẩu giảm sút một cách nghiêm trọng (năm 1991 là
357.0 triệu USD đến năm 1992 chỉ còn 91,1 triệu USD). Các doanh nghiệp tiến hành
nhập khẩu theo hình thức trả chậm và phải chịu một lãi suất cao do thiếu dollar, dollar
đã thiếu lại càng thiếu dẫn đến các cơn sốt dollar theo chu kỳ vào giai đoạn này. Gánh
nặng nợ gia tăng do sự biến động của tỷ giá.
Đến đầu năm 1992, Chính phủ đã có một số cải cách trong việc điều chỉnh tỷ giá
(như buộc các doanh nghiệp có dollar phải gửi vào ngân hàng, bãi bỏ hình thức quy địng
tỷ giá theo nhóm hàng ) làm cho giá dollar bắt đầu giảm (cuối năm 1991 tỷ giá
VND/USD có lúc lên tới 14500 đến tháng 3/1992 chỉ còn 11550 VND/USD và tiếp tục
giảm cho đến cuối năm 1992).
3.1.2.2. Giai đoạn 1992-1996: thả nổi có điều tiết
Giai đoạn từ 1992 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á (tháng
7 năm 1997).
Trước những tồn tại của việc “thả nổi” mất kiểm soát tỷ giá, chính phủ đã thay
đổi cơ chế điều hành tỷ giá với những nội dung cụ thể sau:
- Quy định biên độ giao động của tỷ giá với tỷ giá chính thức được công bố bởi
Ngân hàng nhà nước; buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng theo
tỷ giá ấn định.
- Áp dụng tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố trong thanh toán
ngoại thương giữa ngân sách với các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động ngoại
thương.
- Công khai hoá một cách nhanh chóng và chính xác tỷ giá chính thức, tỷ giá thị

trường, chỉ số giá, sự biến động giá vàng… Nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ, giải tỏa
tâm lý hoang mang.
- Đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm giao dịch. Và, tiến dần tới việc thành lập
thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng tháng 9 năm 1994.
Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích
cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao trên 8% năm.Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1993 tăng
11
34% so với năm 1992, các năm sau con số tăng tương ứng là 1994: 30%; 1995: 73,4%;
1996: 30,1% . Tỷ giá của các Ngân hàng và tỷ giá trên thị trường chợ đen biến động
tương đối sát gần nhau.
Sự điều hành chính sách TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ cuối năm 1993
đến đầu năm 1997 đôi khi quá thụ động. Tỷ giá tính trực tiếp giữa NDT của Trung Quốc
và Việt Nam cũng như hoạt động buôn bán tiểu ngạch ở các tỉnh biên giới phỉa bắc hầu
như vẫn được "thả nổi".
3.1.2.3. Giai đoạn từ tháng 7 /1997 đến ngày 26/2/1999: thả nổi có kiểm soát
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á diễn ra, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước,
tăng trưởng kinh tế chậm lại thâm hụt thương mại tăng, nợ nước ngoài tăng, xuất khẩu
của Việt Nam giảm sút nhanh chóng.
Cùng với các đồng tiền châu Á, VND bị mất giá so với USD. Tỷ giá thực xác lập
theo quan hệ cung cầu ngoại tệ ngày càng chênh lệch lớn so với tỷ giá NHNN công bố.
Để ổn định tâm lý thị trường, trong 2 năm 1997-1998 NHNH đã 4 lần công bố điều
chỉnh tỷ giá theo 2 hướng: nâng tỷ giá chính thức và mở rộng biên độ giao dịch.
Bảng: Bốn lần điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam từ 1997-1998.
Thời điểm Biên độ giao động Tỷ giá chính thức Quy mô điều chỉnh
27/02/1997 Từ +/-1% lên +/-5% Không đổi 4
13/10/1997 Từ +/-5% lên +/-10% Không đổi 5
16/02/1998 Không đổi 11.175 lên 11.800 5.6
07/08/1998 Từ +/-10% xuống +/-7% 11.815 lên 12.998 7
Những tác động của sự điều chỉnh về tỷ giá của Ngân Hàng Nhà Nước đối với

nền kinh tế: giảm mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân
hàng, hạn chế nhập khẩu và giảm nhập siêu.
3.1.2.4. Thời kì 1999-2007: Chính sách thả nổi có kiểm soát.
Giai đoạn 1999-2004
Năm 1999 đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình đổi mới quản lí tỷ giá hối
đoái, lần đầu tiên, việc xác định tỷ giá được xác định bởi thị trường thay vì cách quản lí
trước đây. Kể từ ngày 26/2/1999 NHNN không thông báo tỷ giá chính thức mà thay vào
đó là tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày giao dịch trước đó. Căn cứ
vào đó, các ngân hàng thương mại được kinh doanh tiền tệ trong biên độ +/- 0.1% và
sau đó được nới rộng ra 0.25% từ tháng 7 năm 2002. Hệ thống này rất giống với hệ
thống tỷ giá bình quân thị trường MARS (Market Average Rate System) được áp dụng ở
Hàn Quốc những năm đầu 1990. Với cơ chế này, tỷ giá USD/VND được duy trì tương
đối ổn định mặc dù giá vàng và đô la Mỹ trên thị trường quốc tế cũng như lãi suất cả
trong và ngoài nước diễn biến khá phức tạp. Diễn biến tỷ giá hối đoái được kiểm soát đã
tác động đến cán cân thương mại, giảm nhập siêu, tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng
GDP.
Giai đoạn 2005-2007
Từ năm 2005-2007, NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ gía. Trong
3 năm tỷ giá USD/VND chỉ tăng chưa đến 3% (từ 15.750 vào 6/1/2005 lên 16.113 vào
15/12/2008). NHNN có 2 lần điều chỉnh biên độ giao động tỷ giá vào 31/12/2006 từ
±0,25% lên ± 0,50% và 24/12/2007 từ ± 0,50% lên 0,75%.
12
Trong hai năm 2006-2007, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng đều đặn. Trong
vòng 24 tháng, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng từ gần 15.900 VND/USD lên xấp xỉ
16.200VND/USD, tương đương 1,9% – mức thuận lợi cho môi trường kinh tế vĩ mô.
7/11/2006 Việt Nam được kết nạp vào WTO, mở ra nhiều cơ hội và thử thách
mới đòi hỏi phải có cơ chế điều hành tỷ giá đúng đắn và phù hợp.
3.2 Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2007-2012
3.2.1 Diễn biến năm 2007
- Lần đầu tiên trên thị trường ngoại hối VN, lượng ngoại tệ mà NHNNVN mua vào

tăng mức kỉ lục 7 tỷ USD chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm. Con số này gần bằng cả
lượng kiều hối chuyển về theo kênh chính thức trong hai năm trước đó và vượt cả
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua mỗi năm của giai đoạn trước 2006.
- Lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 12%
so với cùng kỳ năm 2006.
- Ngoại tệ vào nhiều đã tạo nên một diễn biến chưa từng có trong hàng chục năm qua:
tỷ giá của các ngân hàng thương mại (có thời điểm cả trên thị trường tự do) thấp hơn
tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Tỷ giá VND/USD 6 tháng cuối năm 2007 đã diễn biến như sau: tháng 7 tăng
0,22%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%, tháng 10 giảm 0,6%, tháng 11 giảm
0,28%, tháng 12 giảm 0,19%. Cụ thể như sau:
Hình 2
Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2007
(Nguồn: HSBC, Reuters)
3.2.2 Diễn biến năm 2008-2009
3.2.2.1 Năm 2008
Năm 2008 được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất
phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả
tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ
chưa từng có trong lịch sử.
Hình 3
Bảng 3
13
Giai đoạn Diễn biến tỷ giá Nguyên nhân
1/1/2008 đến
25/3/2008
Tỷ giá liên tục
giảm, dưới mức
sàn
(VND liên tục lên

giá)
Tỷ giá USD/VND liên ngân
hàng liên tục sụt giảm từ 16.112
đồng xuống 15.960 đồng, mức
thấp nhất là 15.560 đồng.
Trên thị trường tự do, tỷ giá
USD/VND giao động 15.700
-16.000 đồng.
-Cung USD tăng: các NĐT dự đoán VND sẽ
tăng giá, cộng với lãi suất VND cao hơn USD
nên các NĐT đẩy mạnh chuyển USD sang
VND; NDDT nước ngoài mua 1,4 tỷ USD Trái
phiến CP; các NHTM đẩy mạnh bán USD;
lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn do thời
điểm gần Tết âm lịch.
-CP và NHNN đẩy mạng kiềm chế lạm phát,
thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản lên
8.75%/năm; hạn chế bơm tiền ra lưu thông, nới
rộng biên độ tỷ giá lên +/-1%.
26/3/2008 đến
16/7/2008
Tăng với tốc độ
chóng mặt tạo
sơn sốt USD trên
cả 2 thị trường.
(VND mất giá)
-Tỷ giá tăng dẫn đều và đột
ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6,
đỉnh điểm đến 19.400 đồng vào
ngày 18/6, cách hơn 2.600đ so

với mức trần.
-Tỷ giá đạt đỉnh vào ngày 18/6
và sau đó giảm dần.
-Tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ
của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy
giá USD lên cao.
-NHNN nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên
+/-2%.
-Cầu ngoại tệ tăng: nhu cầu mua ngoại tệ trả
các khoản nợ của cả DN xuất-nhập khẩu đến
hạn tăng cao; tình hình thanh khoản thấp trên
thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD
chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ
USD).
-Cung ngoại tệ thấp: NĐT nước ngoài bắt đầu
rút vốn khỏi VN do lo ngại tình hình kinh tế;
NHNN ban hành Quyết định số 09/2008 không
cho phép vay ngoại tệ đối với DN xuất khẩu
nhằm giảm hiện tương DN XK vay ngoại tệ
bán lại trên thị trường.
17/07/2008
đến15/10/2008
Tỷ giá USD/VND
giảm dần và đi
vào bình ổn
-Cơn sốt USD đã được chặn
đứng.
-Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400
đồng xuống còn 16.400 đồng.
-Bình ổn quanh mức

16.600đồng từ tháng 8 đến
tháng 11.
-Lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công
khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7
tỷ USD nhằm làm dịu tin đồn USD đàn trở nên
khang hiếm.
-NHNN ban hành 1 loạt các chính sách nhằm
bình ổn thị trường ngoại tệ: kiểm soát chặt các
đại lý thu đổi ngoại tệ; cấm mua bán USD
thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm
nhập khẩu vàng, cho phép xuất khẩu vàng; bán
ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các
NHTM lớn.
16/10/2208 đến
hết 2008
Tỷ giá USD/VND
tăng trở lại
-Tỷ giá USD/VND tăng đột
ngột trở lại từ 16.600 lên mức
cao nhất là 16.998 sau đó giảm
nhẹ.
-Sau khi NHNN nới rộng biên
độ lên +/-3 thì tăng tới mức
17.440 vào 7/11.
-Cầu ngoại tệ tăng: NĐT nước ngoài mua USD
để đảm bảo thanh khoản; nhu cầu mua USD
của NH nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng
40 triệu USD/ngày); hiện tượng nhập lậu vàng
tăng cao.
-Cung hạn chế: NHNN chỉ bán ra hơn 1 tỷ

USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhậ
khẩu 1 số mặt hàng thiết yếu.
3.2.2.2 Năm 2009
14
Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau
khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ
liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát
mức 18000đồng/USD.Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng
đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự
găm giữ ngoại tệ.
Hình 4
Bảng 4
Giai đoạn Diễn biến tỷ giá Nguyên nhân
1/1/2009 đến
24/11/2009
Tỷ giá liên tục
tăng
-Tỷ giá USD/VND liên tục tăng trên cả 2 thị
trường.
-Tháng 1-3: tỷ giá LNH giao động 17.450-
17.700, tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn LNH
khoảng 200 đồng.
-Tháng 4-9: tỷ giá trên cả 2 thị trường giao động
18.180-18.500.
-Tháng 10 đến 24/11 tỷ giá biến động dữ dội từ
18.450 đến 19.300, có lúc đạt đỉnh 20.000
đồng/USD trên thị trường tự do, 19.750 tại thị
trường LNH.
-Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá.
-Nhiều DN vay bằng USD, lo ngại USD lên giá

nên mua USD để dự trữ trước.
-NHNN có chính sách hỗ trợ cho vay bằng VND
với lãi suất ưu đãi, thời gia hoàn trả dài nên các
DN nắm giữ ngoại tệ không muốn bán ra, chỉ
muốn đi vay VND.
25/11/2009 đến
hết 2009
Tỷ giá ổn định
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500
VND/USD.
NHNN đã thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá,
đặc biệt có sự chung tay góp sức của các NHTM
3.2.3 Diễn biến năm 2010-2011
Trong năm 2010, các NHTM vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá tại mức trần biên độ
của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng. Do áp lực của tỷ giá trên thị trường
NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17940 lên 18544 giai đoạn 2008-2010 luôn đạt
mức tỷ giá trần theo biên độ mà NHNN quy định, chỉ vào một số thời điểm thì tỷ giá
này mới thấp hơn trần biên độ. Cùng với việc nang tỷ giá thì NHNN còn thực hiện nhiều
biện pháp hành chính để giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc bằng ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay bằng ngoại tệ…đồng thời NHNN tăng
lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kết quả là 6 tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ tăng cao
và các khoản đầu tư và giải ngân ODA, FDI làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên làm
giảm tỷ giá trên thị trường tự do, giảm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự do với
tỷ giá chính thức.
Đầu năm 2010, tỷ giá giảm nhẹ và dao động quanh mức 18479 đồng/USD cho
đến 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn cung USD từ nước ngoài vào Việt Nam tăng, kể
15
cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết,
đầu tư gián tiếp thong qua thị trường chứng khoán cũng tăng, nguồn kiều hối và lượng
khách quốc tế vào Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Điều đó làm cung ngoại tệ tăng lên.

Bên cạnh đó, các tập đoàn và các công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hang, sức ép
gim giữ ngoại tệ giảm và tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức giảm
chênh lệch đáng kể. Từ giữa tháng 2/2010 đến nay tỷ giá tăng và dao động quanh mức
19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng/USD) và đang có xu hướng giảm do những
chính sách tích cực từ phía NHNN. Ngày 11/02, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình
quân lien ngân hang từ mức 17.910 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD. Nguyên
nhân do NHNN có quyết định số 74/QĐ-HNNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng
ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ
7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12
tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các NHTM để
cho vay trên thị trường, ngay sau đó NHNN tiếp tục ban hành thông tư số 03/2010/TT-
NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tạo tổ chức
tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là cú hích mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4%-
4,5%/năm. Quy định này được xem là đặt các tổ chức kinh tế vào thế tự xử, phải tính
toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VNĐ để có lãi suất tiền gửi cao
hơn. KHớp với chính sách này, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút
nguồn ngoại tệ tiềm năng này. Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng USD và VNĐ lớn khiến
các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Đến các tháng cuối năm 2010
tỷ giá vẫn tiếp tục tăng mạnh đặc biệt từ tháng 8/2010, tỷ giá trên thị trường tự do lại
tăng cao so với tỷ giá chính thức tại các ngân hàng khiến NHNN phải tăng tỷ giá trên thị
trường lien ngân hang từ 18544 VNĐ lên 18932 VNĐ (tăng 2,1%). Và các HNTM vẫn
tiếp tục áp dụng mức lãi suất kịch trần. Đến khoảng cuối tháng 9/2010 tỷ giá vào khoảng
19500 VNĐ/USD. Theo số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa
trình bày tại Hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm
2010, triển vọng năm 2011” ta thấy đồng nhân dân tệ của Trung Quốc định giá thấp hơn
30% so với USD, tuy nhiên VND lại định giá cao hơn 15% so với USD. Điều đó cho
thấy tỷ giá VND/USD được định giá quá cao so với cung cầu thực tế về ngoại tệ. Cuối
năm 2010 thì tỷ giá lại tiếp tục biến động tăng, các chủ thể vẫn thực hiện việc mua ngoại
tệ để kỳ vọng giá tăng. Cuối tháng 11 tỷ giá lên mức 21500 đồng/USD. Trong năm 2010

ta có thể thấy tỷ giá biến động bất thường, đầu ra ngoại tệ tăng mạnh do chính sách của
NHNN về mở rộng đối tượng được vay vốn ngoại tệ nhưng đầu vào ngoại tệ lại rất
khiêm tốn. NHTM buộc phải tăng lãi suất huy động lên. Sự bất thường của tỷ giá cho
thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân, doanh nghiệp. Việc găm giữ USD tiếp tục
do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng.
Bước sang đầu năm 2011 thì tỷ giá cũng có biến động nhưng không nhiều, tuy
nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18932 đồng/USD thì đã đẩy
chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên tới 2000-3000 VND/USD và
NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hang thêm 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ
giá xuống còn +/-1% từ ngày 11/02/2011. Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó.
Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài.
Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ
giá. Thứ ba, nhà điều hành đã song phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường…Và một
điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu
cơ, hay trong tâm lý thị trường. Tuy nhiên đến đầu tháng 4/2011 tỷ giá mới có dấu hiệu
16
bình ổn, đó cũng là nhờ NHNN đã triền khai để có thể tăng cung ngoại tệ. Đó là cơ chế
áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết nối và mở rộng đối tượng kết nối,
xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do…Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ
vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự
chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các NHTM khi chênh lệch lãi suất cho
vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường…Việc cung USD tăng
đã làm cho tỷ giá VND/USD lao dốc chóng mặt từ 20940 VND xuống còn 20590 VND
kể từ 19/4 – 28/4/2011. Và 29/4 đã trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở giao dịch
NHNN bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD và dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện nhanh
chóng. Ngày 7/9/2011, 1 tháng sau khi tân thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành,
NHNN tổ chức hội nghị ngành, tại đây thong điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá
VND/USD thì từ nay (tại ngày 7/9) đến cuối năm không quá 1%. Với cam kết này
NHNN sẽ khó thuyết phục niềm tin của thị trường về tỷ giá. Tuy nhiên đến cuối 2011,
NHNN vẫn giữ được cam kết. Các chính sách đưa ra đã từng bước phát huy được hiệu

quả, góp phần ổn định tỷ giá bình quân lien ngân hang thời gian dài ở mức 20803 trong
cả tháng 11, đến ngày 14/12 mới điều chỉnh tăng lên 20813 rồi 20828. Đối với tỷ giá ở
thị trường chính thức và phi chính thức tính đến giữa tháng 12, tỷ giá ở thị trường phi
chính thức giảm đáng kể so với cuối tháng 11, dao động phổ biến trong khoảng từ 21150
đến 21300; ở thị trường chính thức tỷ giá dao động phổ biến từ 21005 đến 21036.
3.2.4 Diễn biến 6 tháng đầu năm 2012
Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành
chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung – cầu ngoại
tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng
dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư
của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND trong 6
tháng đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định:
Hình 5
+ Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828
VND/ 1USD;
+ Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM) sau một thời gian được
duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức
20.860 (mua vào) – 20.920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng 6/2012;
17
+ Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của
Ngân hàng Thương mại (NHTM).
Bên cạnh diễn biến ổn định của tỷ giá, để thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại
hối, tăng cường khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi cần thiết – tỷ giá
mua vào của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu từ ngày 13/2/2012
được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của NHTM. Ước dự trữ ngoại hối trong quý
I/2012 đã tăng thêm 30% so với cuối năm 2011.
Mặc dù diễn biến tình hình ngoại hối hiện tại là tương đối ổn định, bám sát mục
tiêu điều hành. Tuy nhiên những yếu tố hỗ trợ cho công tác điều hành tỷ giá vẫn cần
được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể như sau:
+ Sau khi NHNN điều chỉnh giảm giá VND 9,3% vào đầu năm 2011, tỷ giá thực

hiệu quả REER tháng 2/2011 ở mức xấp xỉ 100%. Tuy nhiên ngay sau đó, REER duy trì
xu hướng giảm, xa dần trục gốc 100%.
+ Nếu so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động
không quá 2-3%) thì sau 6 tháng đầu năm, tỷ giá BQLNH gần như được giữ nguyên, tỷ
giá NHTM chỉ thay đổi 0,55 %. Trong bối cảnh kiềm chế lạm phát, tỷ giá được giữ cố
định là một cái neo kỳ vọng tích cực, song cũng cần phải có lộ trình điều chỉnh thích
hợp đặc biệt là khi tình hình lạm phát đã được cải thiện, REER diễn biến chưa thuận lợi
để tránh tạo ra những thay đổi đột biến trong bối cảnh kinh tế nhạy cảm và khó khăn
như hiện nay.
- Tính ổn định của cán cân vãng lai chưa thật sự bền vững
Hình 6
18
3.2.5. Diễn biến 6 tháng cuối năm 2012
- 6 tháng cuối năm 2012 : Tỷ giá giảm dần
+ Những quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành
chính sách tỷgiá, cùng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế,
góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp
tục duy trì xu thế ổn định vào cuối năm.
+
NHNN kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá trong suốt
năm 2012, nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ.
• Tỷ giáVND/USD sẽ được điều chỉnh biên độ dao động không quá 2 - 3% trong cả năm
2012
• Trực tiếp mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối : NHNN mua ròng 10 tỷ USD để
tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.
• Kiểm soát tín dụng ngoại tệ
• Điều chỉnh lãi suất chiết khấu : lãi suất chiết khấu được điều chỉnh 6 lần trong năm
2012,giảm từ 13% xuống còn 7%.
• Thu hẹp trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng từ +/-30% xuống +/-20% vốn tự
có.

• Siết chặt quản lý thị trường vàng
• Các biện pháp hành chính khác
3.3 Giải pháp quản lý tỷ giá USD/VND của nhà nước
Ngân hàng nhà nước(NHNN) cần ra quyết định cấm tuyệt đối việc giao dịch
mua bán USD trên thị trường tự do. Qui định mức phạt gấp nhiều lần mức chênh lệch tỷ
giá giữa hai kênh nếu có hành động mua bán USD diễn ra trái qui định. Cấm giao dịch,
mua bán, chi trả bằng USD tiền mặt trong nước, ngòai nước với số tiền quá 5000 USD
chẳng hạn (qui định hạn mức giao dịch ngọai tệ tiền mặt). Mọi giao dịch, trao đổi, mua
bán, thanh tóan đều phải thực hiện qua chuyển khỏan qua hệ thống ngân hàng.
Ưu tiên mua bán, cho vay USD đối với các tổ chức, cá nhân thường xuyên thực
hiện giao dịch thanh tóan xuất nhập khẩu qua hệ thống ngân hàng. Có những biện pháp
mạnh đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu duy trì tỷ lệ tiền mặt USD quá lớn
trong két sắt thông qua việc sóat xét lại nguồn tiền ra vào của các tổ chức, cá nhân trong
nền kinh tế lưu thông qua hệ thống NHTM.
19
NHNN cần chọn thời điểm thích hợp để nâng dần trần lãi suất huy động VNĐ,
tạo lại sức mạnh cho VNĐ có tính tới yếu tố hỗ trợ xuất nhập khẩu. Và biện pháp này
từng bước được NHNN quan tâm thực hiện, thể hiện qua việc nâng lãi suất cơ bản thêm
1% lên mức 8%, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2009. Như vậy, lãi suất trần huy
động của hệ thống NHTM từ 10.5% lên 12%. Một khi bài toán huy động vốn của hệ
thống NHTM được giải quyết, tính thanh khỏan về VNĐ của hệ thống được cải thiện thì
niềm tin sở hữu tiền đồng chắc chắn có chiều hướng tăng. Điều này góp phần lớn trong
việc thu hút nguồn USD được găm giữ trong nền kinh tế chuyển từ USD sang VNĐ và
theo dòng chảy vào hệ thống NHTM.
NHNN cần sớm ban hành cơ chế quản lý giá và biên độ dao động của giá vàng
trong nước nhằm giúp bình ổn giá trong nước, bám sát diễn biến giá vàng thế giới. Giúp
bình ổn thị trường ngọai tệ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rút tiền tiết kiệm VNĐ
mua vàng như trong thời gian vừa qua. Gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của dân
chúng vào VNĐ. Gây những xáo trộn mang tính hệ thống trong thị trường tài chính.
Ban hành luật chóng đưa tin đồn thất thiệt gây hoang mang và ảnh hưởng không tốt

đến kênh dẫn xuất vốn cho nền kinh tế như chứng khóan. Nâng cao hơn nữa tính minh
bạch thông tin trên thị trường chứng khóan, đa dạng các lọai hình mua bán chứng khóan
như thị trường công cụ phái sinh (mở rộng theo chiều sâu cho sàn chứng khóan), bên
cạnh mở rộng nguồn hàng từ các tổ chức (mở rộng qui mô thị trường). Sớm rút ngắn
thời hạn từ T+ 3 lên T+2, gia tăng thời gian giao dịch mỗi ngày.
3.2 Dự báo
3.4.1 Tình hình tỷ giá Việt Nam từ đầu năm 2013
+ Giữa tháng 2, chỉ mới nghe các ý kiến phát biểu khuyến nghị nên phá giá VND,
trên thị trường tự do tỷ giá đã thay đổi. Tỷ giá bắt đầu tăng từ cuối ngày 18/2/2013 và
đến cuối giờ giao dịch ngày 19/2/2013 nhiều nơi mua vào – bán ra 20.990 – 21.020
đồng một đô la.
+ Ngày 21/2 tin đồn Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt càng khiến nhiều người
hoang mang và có tâm lý muốn bán chứng khoán, rút tiền tiết kiệm đi mua đôla và vàng.
Bên cạnh đó có nguồn tin cho rằng một số ngân hàng thu gom đôla với số lượng lớn
cũng là nguyên nhân khiến thị trường thêm xáo trộn. Ngoài chợ đen, nhiều người suy
đoán ngân hàng mua đôla chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ giá.
+ Tiếp tục đầu tháng 3, sau hai ngày sóng USD lên cao, tỷ giá công bố trong hệ
thống các ngân hàng thương mại (NHTM) lẫn ngoài thị trường đều công bố hơn 21.036
đồng nhưng dần hạ nhiệt. Ngày 7-3, tại Eximbank, giá USD neo ở mức 20.960 đồng/
USD. Các ngân hàng khác cũng niêm yết mức tương tự. Như vậy đây là đợt sóng thứ
hai kể từ sau Tết Nguyên đán tới nay.
+ Trước thông tin sẽ phá giá tiền đồng trong thời gian qua thì ngày 21/02/2013,
phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ông Lê Minh Hưng đã khẳng định “ Ngân hàng
Nhà nước kiên quyết ổn định tỷ giá và đủ tiềm lực để thực hiện điều này”. Thống đốc
NHNN, ông Nguyễn Văn Bình cũng đã đưa ra thông điệp về điều hành tỷ giá trong năm
2013 là ổn định, nhưng không cố định, nếu có dao động cũng chỉ khoảng 2 - 3%. Hiện
nay, NHNN vẫn giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.828 VND/USD.
3.4.2 Dự báo
20
Có nhiều ý kiến khác nhau dự đoán tình hình tỷ giá trong năm 2013. Người thì

ủng hộ nên phá giá nhẹ đồng VND với đồng USD nhưng cũng có ý kiến không nên phá
giá tiền đồng và mỗi ý kiến có cái lý riêng.
Một số ý kiến ủng hộ phá giá tiền đồng:
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền lệ Quốc
gia, nên để tỷ giá tăng khoảng 4% trong năm nay bởi vì ông cho rằng năm 2013 kinh tế
sẽ hồi phục vào nửa cuối năm. Từ đó, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng vượt trội nhu cầu xuất
khẩu và đưa nền kinh tế chuyển từ thặng dư thương mại sang thâm hụt thương mại. Tỷ
giá khi đó sẽ có xu hướng tăng lên, nhất là khi các nhà nhập khẩu cần nhiều hơn ngoại tệ
và cán cân thanh toán sẽ chuyển sang hướng thâm hụt mạnh, dù cho hiện nay là đang
thặng dư. Mặt khác, nếu so sánh tỷ giá song phương giữa VND và USD thì VND đang
bị đánh giá cao khoảng 23%. Vì thế, nếu không điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì sẽ xảy ra
một số hệ quả không mong muốn mà trước hết là tác động xấu tới xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chính
sách (VEPR), tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam không thay đổi đáng kể trong khi lạm
phát tăng cao suốt 2 năm qua khiến VND âm thầm lên giá so với USD. Đồng nội tệ hiện
bị đánh giá cao khiến các nghành phụ thuộc xuất khẩu gặp khó khăn. Ông Thành cho
rằng, để phục hồi đà tăng trưởng kinh tế ngoài việc giảm lãi suất và tiếp tục cung ứng tín
dụng ổn định thì cần thực hiện phương án chủ động phá giá tiền đồng khoảng 3 - 4%
trong cả năm, thông qua một số bước biên độ 1 – 1.5%.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì cho rằng Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá được vào
một thời điểm thích hợp với một mức độ thích hợp. Theo ông nên làm từng bước, mỗi
bước nhỏ một và mỗi ngày thay khoảng 50 đồng để cho doanh nghiệp và người dân có
thể làm quen với sự thay đổi đó.
Ngoài ra còn có ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietBank ,
ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank),… cũng
ủng hộ ý kiến nên phá giá nhẹ VND. Ông Hưởng cho rằng “Hiện tại, , Mỹ đã nới lỏng
tiền tệ bằng khá nhiều gói cứu trợ và chúng sẽ kích thích mạnh tiêu dùng, tác động tốt
cho XK của các nước, trong đó có Việt nam. Có thể, Việt Nam vẫn còn e ngại giảm đầu
tư nước ngoài nên mới duy trì tỷ giá dưới giá trị thật như vậy nhưng hãy tận dụng tốt
hơn cơ hội tốt để đẩy thêm hàng vào Mỹ. Ngược lại, trâu chậm thì uống nước đục!”

Trong một báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam, triển vọng thị trường đưa ra ngày
3/1/2013, Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) dự báo tỷ giá trong năm 2013 là
21.500 đồng/USD.
Nhìn chung, chính sách phá giá khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cán
cân thương mại sẽ ổn định, tạo công ăn việc làm, kích thích sản xuất trong nước và tăng
dự trữ quốc gia.
Một số ý kiến cho rằng không nên phá giá tiền đồng
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh quan ngại việc phá giá nhẹ hỗ trợ cho xuất khẩu chỉ là
trên lý thuyết và không phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Theo ông, khi nền kinh
tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn đi theo quán tính của các năm trước và không có nhiều
sự đổi thay về mô hình kinh tế thì giải pháp phá giá đồng tiền này sẽ không có khả thi.
Phá giá VND sẽ kích thích xuất khẩu, nhưng cũng cần lưu ý rằng Việt Nam là
một nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn. Có quá nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước phải nhập khẩu mà sản xuất trong nước chưa đủ sức thay thế; trên
21
70% hàng hóa nhập khẩu là phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu,
khi phá giá VND sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, nhập siêu có thể trầm trọng trở
lại như trước. (Tham khảo tính toán theo mô hình định lượng của giới chuyên môn thời
gian qua cho thấy, nếu phá giá VND so với USD thì sẽ tác động làm giảm giá xuất khẩu
thấp hơn so với mức độ làm tăng giá nhập khẩu).
Một số mặt hàng điện tử, da giày, dệt may, điện thoại, … chủ yếu ta nhập các linh
kiện và gia công lại, nếu phá giá sẽ đội giá những mặt hàng này lên và sẽ gây khó khăn
trong cạnh tranh xuất khẩu.
Khi phá giá VND thì tác động không mong muốn đầu tiên là Việt Nam đã “nhập
khẩu lạm phát”. Chưa kể, còn khuấy đảo và làm trầm trọng thêm tâm lý kỳ vọng tỷ giá
tăng – Một yếu tố được coi rất nguy hiểm trong điều hành bình ổn tỷ giá.
Một vấn đề khác không thể không lưu ý khi tăng tỷ giá là áp lực trả nợ vay của
vay, chủ yếu là USD. Cả chục năm nay, nền kinh tế phải trả giá rất đắt mỗi khi điều
chỉnh giảm giá trị VND. Ví dụ, nói riêng mặt hàng xăng dầu, họ không có nguồn thu
ngoại tệ tất cả đều phải mua. Vì thế, khi điều chỉnh tỷ giá, lập tức giá xăng dầu tăng và

tác động dây chuyền đến mọi hàng hóa khác.
Khi tỷ giá thay đổi, người dân đổ xô đi rút nội tệ chuyển sang mua ngoại tệ làm
cầu ngoại tệ tăng cao và lại gây áp lực lên tỷ giá. Và việc điều chỉnh bất thường tỷ giá sẽ
gây mất lòng tin của dân cũng như nhà đẩu tư vào chính sách của nhà nước.
Bên cạnh đó việc điều chỉnh giá làm gia tăng mức độ nợ công của nền kinh tế.
Theo số liệu của một số tổ chức quốc tế và trong nước, tính đến 31/12/2012, nợ công so
với GDP của Việt Nam đã ở ngưỡng 55,4%. Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND sẽ
làm gia tăng gánh nặng nợ của Chính phủ và ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn tài chính
quốc gia và tính bền vững của ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, nguồn vốn khả dĩ duy nhất để đảm bảo cho sự thành công của quá trình
tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam lúc này là dòng vốn đầu tư nước ngoài (Vì Chính phủ
Việt Nam không có ý định theo đuổi giải pháp vay nợ các định chế tài chính quốc tế).
Nếu thu hút được đầu tư nước ngoài vào quá trình mua bán nợ xấu, vào việc mua bất
động sản và vào việc mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước thì tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế sẽ được đảm bảo.
Nhưng việc thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải có một kỳ vọng
vững chắc về sự ổn định của đồng nội tệ của Việt Nam, thậm chí là sự tăng giá của
VND. Việc đồng nội tệ không bị mất giá sẽ là một đảm bảo chắc chắn về việc không bị
thiệt hại khi nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển tiền về nước. Khi có được niềm tin đó,
nhà đầu tư nước ngoài mới sẵn sàng giải ngân. Chừng nào họ còn hoài nghi về điều này
thì họ sẽ còn chờ đợi đến khi nước chủ nhà phá giá xong đồng nội tệ họ mới giải ngân.
Với việc NHNN trong năm 2012 và đầu năm 2013 đã tăng lượng dự trữ ngoại hối
lên khoảng trên 14 tuần nhập khẩu, an ninh tài chính thuộc lĩnh vực này trước mắt sẽ
được đảm bảo, dự trữ ngoại hối ước chừng khoảng 30 tỷ USD. Nếu vậy, đây có thể là
mức dữ trữ ngoại hối cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, đủ sức can thiệp những
“nóng, lạnh” bất thường của thị trường trong ngắn hạn… . Hơn nữa, năm 2013, dự đoán
cán cân thương mại thâm hụt thấp, nhu cầu nhập khẩu vẫn yếu do tổng cầu trong nước
suy giảm mạnh, đầu tư tiêu dùng cũng giảm, nên sức ép tỷ giá không lớn.

×