Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tỷ giá hối đoái: Phân loại các chế độ. Các chính sách Tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.18 KB, 8 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1
Đề tài: Tỷ giá hối đoái: Phân loại các chế độ. Các chính sách Tỷ giá hối đoái
của Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm
trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong
việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực
kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đã bao thời nay, loài người đã và
đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng
tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúng đắn để từ đó xác định và đưa vào vận
hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công
cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở mỗi nước. Tỷ giá hối đoái không phải chỉ là
cái gì đó để ngắm mà trái lại, là cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày,
hàng giờ, sử dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc xử lý những
vấn đề cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế trong nước và quốc tế. Và do
vậy, nhận thức một cách đúng đắn và sử lý một cách phù hợp một cách tỷ giá hối
đoái là một nghệ thuật.
Xuất phát từ những lý do trên đây, Em chọn đề tài của mình là "Một số vấn
đề về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam".
CHƯƠNG 1: Tỷ giá hối đoái. Phân loại và chế độ
I – Tỷ giá hối đoái :
Khái niệm:
Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết là
quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền của các
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2
nước khác nhau với nhau, đông tiền này đổi lấy đồng tiền kia. TGHĐ là giá cả của
1 đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của 1 quốc gia khác, hay là quan
hệ so sánh về mặt giá cả giữa 2 đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Thông
thường, thuật ngữ "Tỷ giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ


cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ, tuy nhiên ở Mỹ và Anh được sử dụng theo
nghĩa ngược lại: số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng USD hoặc
đồng bảng Anh; ví dụ: ở Mỹ 0,8 xu/USD.
Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ gia hối đoái: Tỷ giá hối đoái
danh nghĩa (en) và Tỷ giá hối đoái thực tế (er). Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ
được sự ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các nước và phản ánh đúng swsc
mua và sức cạnh tranh của một nước.
Phân loại:
Trong thực tế tuỳ từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh nào đó
của tỷ gía hối đoái người ta thường gọi đến tên đến loại tỷ giá đó. Do vậy cần thiết
phải phân loại tỷ giá hối đoái. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái
chia ra các loại
• Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà Nước công bố được hình thành trên cơ sở
ngang giá vàng.
• Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu
qui định .
• Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước không
can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
• Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó.
1. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3
Tỷ giá thường chịu tác động của các yếu tố: Mức chênh lệch lạm phát, tỷ
lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân, mức chênh lệch lãi suất, sự can thiệp của
chính phủ.
II – Các chế độ tỷ giá hối đoái:
Hiện nay, trên thế giới và đang tồn tại nhiều loại chế độ tỷ giá hối đoái biến
tướng từ hai hình thức cơ bản là cố định và thả nổi. Trong thế giới mà sự phụ thuộc
lẫn nhau càng tăng, việc lựa chọn một chế độ ngoại hối phù hợp với bối cảnh quốc
tế, điều kiện cụ thể từng bước và đáp ứng điều chỉnh kinh tế vĩ mô, nhất là với các

nước đang thực hiện chuyển đổi cơ chế thực sự là vấn đề nan giải.
1.Tỷ giá hối đoái cố định bản vị vàng
Theo chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái được qui định căn cứ vào hàm
lượng vàng của các đồng tiền. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, khi
thương mại quốc tế tăng lên cùng với hoạt động đầu cơ, chế độ bản vị vàng này
không đáp ứng được nhu cầu phát triển và các nước thôi áp dụng từ năm 1971.
2.Tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods:
Theo chế độ này, về nguyên tắc vẫn coi vàng làm bản vị, tỷ giá giữa các đồng
tiền vẫn dựa trên cơ sở so sánh nội dung vàng của các đồng tiền và đồng USD.
Đồng USD đóng vài trò tiền chủ chốt trong thời kỳ này vì nó có hai cơ sở đảm bảo
vững chắc: hàng hóa và vàng.
3.Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do
Theo chế độ tỷ giá hối đoái này, mức tỷ giá hối đoái được quyết định hoàn
toàn bởi các lực lượng cung cấp cầu về ngoại tệ. Trong hệ thống này chính phủ giữ
thái độ thụ động, để cho thị trường ngoại tệ đánh giá giá trị của ngoại tệ - loại tỷ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4
giá hối đoái này ít được áp dụng vì các thị trường tiền tệ thường không hoàn hảo
và do vậy luôn cần có vai trò can thiệp của nhà nước.
4.Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
Theo chế độ này, chính phủ không cam kết duy trì một tỷ lệ cố định với
ngoại tệ, mà thả nổi đồng tiền của mình và có biện pháp can thiệp mỗi khi thị
trường trở nên (mất trật tự) , hoặc khi tỷ giá hối đoái đi chệch xa mức thích hợp
loại tỷ giá hối đoái này hiện đang được áp dụng tại các nước Tư Bản Chủ Nghĩa,
nơi mà lạm phát đạt thấp, các thị trường phát triển ở trình độ cao.
5.Tỷ giá hối đoái ổn định có điều tiết
Theo chế độ này, chính phủ không để ngoại tệ trôi nổi tự do, mà can thiệp
vào thị trường ngoại tệ bằng cách mua bán ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá qui định.
Sau mỗi thời gian nhất định, mức tỷ giá hối đoái lại được điều chỉnh cho phù hợp
và duy trì ổn định.

CHƯƠNG 2: Các chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
Từ khi độc lập Việt Nam đã trải qua một quá trình dài thay đổi chính sách tỷ
giá hối đoái, có thể chia thành các giai đoạn sau:
I - Giai đoạn 1: Từ năm 1945 đến 1989
Tỷ giá hối đoái chính thức: chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá.
Chính sách này mang đặc trưng của nền kinh tế tập trung mệnh lệnh. Việc
áp dụng chế độ tỷ giá này không dựa trên yếu tố cung cầu, mà được lập theo yếu tố
chủ quan của nhà nước nhằm phục vụ kế hoạch đã đặt ra. Tỷ giá của Việt Nam
được tính theo đồng Rúp clearing (sau này đổi là rúp chuyển khoản), đã bộc lộ
nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết tỷ giá hối
đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất mà còn kìm hãm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5
các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì
trệ kinh tế trong một thời gian dài.
2. Tỷ giá kết toán nội bộ:
được xác lập trên cơ so sánh giá cả hàng hóa của Việt Nam bằng đồng Rúp và
Nhân dân tệ với giá hàng hóa đó bằng đồng Việt Nam trong ba năm
1955,1956,1957. Tỷ giá này được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị
kinh tế nhà nước có thu chi ngoại tệ với ngân hàng.
3. Tỷ giá phi mậu dịch: Tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen.
Được hình thành và vận động dựa theo quy luật thị trường, có sự chênh
lệch lớn so với tỷ giá chính thức. Tỷ giá này bắt đầu có từ năm 1985 khi nhà nước
có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
II - Giai đoạn 2: Từ năm 1989 đến 1992: Giai đoạn thả nổi tỷ giá.
Nhà nước sử dụng chính sách thả nổi tỷ giá và tỷ giá hối đoái xích lại gần
hơn với giá thị trường. Đồng Việt Nam được phá giá mạnh, đồng thời tỷ giá kết
toàn nội bộ và tỷ giá phi mậu dịch bị xóa bỏ. Do không thể tính toán mức tỷ giá tối
ưu và dự trự ngoại tệ mỏng, chúng ta đã lựa chọn phương án phá giá lợi dụng các
lực lượng thị trường để xác định mức tối ưu cân bằng. Mặc dù chúng ta vẫn tuyên

bó là thả nổi có điều tiết nhưng thực chất trong thời kì này NHNN cũng không theo
kịp diễn biến của thị trường ngoại tệ. Các cơn sốt ngoại tệ liên tục xảy ra, đặc biệt
là cuối năm khi nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán lớn. Nhờ những cố gắng của
Chính phủ và NHNN thể hiện ở việc thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tê tại
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quỹ bình ổn ngoại tệ, kết hợp với chủ trương
thu hút ngoại tệ từ các nguồn khác nhau từ nước ngoại, tỷ giá đồng Việt Nam được
ổn định dần từ cuối năm 1992.

×