Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.27 KB, 22 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
GVHD: Đặng Văn Dân
Tp. Hồ Chí Minh, 12/2013

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆ T NAM
GVHD: Đặng Văn Dân
Nhóm thực hiện:
Lê Thị Mỹ Linh 030127110764
Nguyễn Thị Kim Ngân 030127110992
Cù Thoại Ngân 030127110965
Trương Việt Thư 030127111649
Vũ Thùy Trang 030127113001
Châu Thị Tuyết 030127111918
Tp. Hồ Chí Minh, 12/2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG CHÍNH 7
1. Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ 7
1.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ 7


1.2. Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ 8
1.3. Các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ 9
1.3.1. Bảo hiểm sinh kỳ 9
1.3.2. Bảo hiểm tử kỳ 9
1.3.3. Bảo hiểm hỗn hợp 10
1.3.4. Bảo hiểm trọn đời 11
1.3.5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ 11
1.3.6. Bảo hiểm liên kết đầu tư 12
1.3.7. Bảo hiểm hưu trí 12
2. Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013 13
2.1. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 13
2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2010 - 2013 16
2.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2010 – 2012 16
2.2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 6 tháng đầu năm 2013 18
3. Xu hướng phát triển của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính, Niên giám bảo hiểm năm 2010, NXB Tài Chính, 2011.
2. Bộ Tài Chính, Niên giám bảo hiểm năm 2011, NXB Tài Chính, 2012.
3. Bộ Tài Chính, Niên giám bảo hiểm năm 2012, NXB Tài Chính, 2013.
4. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
5. Luật sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010
Dương Thị Nhi, 2012. Bối cảnh kinh tế mới và định hướng tái cơ cấu.
/>41&pers_id=39089478&item_id=63709642&p_details=1
6. Ngọc Lan, 2013. 2014 là năm hứa hẹn với lĩnh vực bảo hiểm.
/>bao-hiem.html
7. Cẩm nang sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, 2012. o/cam-nang-
san-pham-bao-hiem-lien-ket-dau-tu/
8. Anh Thư, 2013. Bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển.

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1: Danh sách các công ty bảo hiểm nhân thọ năm 2013
2. Bảng 2: Danh sách văn phòng đại diện các công ty bảo hiểm của nước ngoài tại Việt Nam
3. Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2010 – 2012
4. Bảng 4: Tình hình các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo nghiệp vụ giai đoạn 2010 – 2012
5. Bảng 5: Tình hình hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị hủy bỏ trong giai đoạn 2010 – 2012
6. Bảng 6: Tình hình trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2010 – 2012
7. Bảng 7: Thống kê thị trường bảo hiểm nhân thọ 6 tháng năm 2013
8. Biểu đồ 1: Thị phần phí bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm năm 2010
9. Biểu đồ 2: Thị phần phí bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm năm 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu là nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế xã
hội. Và tất nhiên, trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi được những rủi ro như tai nạn,
ốm đau, bệnh tật, già yếu,… và cái chết. Vì những rủi ro đó là không thể né tránh, lẩn trốn được
nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chúng lên đời sống
của chính người đó và thân nhân của họ. Bảo hiểm nhân thọ là một trong những biện pháp như thế.
Bảo hiểm nhân thọ ra đời xuất phát từ nhu cầu trong cuộc sống của con người. Nhu cầu
trong cuộc sống của bất kỳ một người bình thường nào trước hết là đảm bảo cho cuộc sống của
chính họ, khi còn trẻ cũng như khi đã về già. Trong quá trình sống, những đòi hỏi khác nhau về các
nhu cầu vật chất, tinh thần của mỗi con người chỉ có thể được thỏa mãn nếu có một nguồn tài
chính nhằm đảm bảo cho các nhu cầu đó.
Không chỉ sống cho chính bản thân, trong một chừng mực nhất định, mỗi con người còn có
thể phải lo toan cho những bổn phận của họ với con cháu, cha mẹ, vợ chồng…Theo quy luật của
cuộc sống thì con người ta sinh ra, lớn lên và chết đi là một điều tất yếu. Như vậy, cái chết là một
phần của cuộc đời đối với bất kỳ ai sống trên trái đất. Tuy nhiên, nếu cái chết là tất yếu đối với mỗi
con người thì thời điểm xảy ra cái chết lại hoàn toàn không thể xác định trước. Chính vì lẽ đó mà
nếu một người không may chết đi khi chưa làm tròn bổn phận của mình, chí ít là đối với người
thân, thì cái chết của họ sẽ là gánh nặng cho chính gia đình họ. Trong trường hợp này, bất kỳ một
người bình thường nào cũng mong muốn có một nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện những bổn
phận của mình với người còn sống. Bảo hiểm nhân thọ ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong việc thực hiện và giải quyết các nhu cầu tài chính liên quan đến con người trong trường hợp

người được bảo hiểm gặp phải rủi ro tử vong, thương tật vĩnh viễn, mất sức lao động… hoặc đơn
thuần chỉ là nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người được bảo hiểm và gia đình họ.
Tuy là một lĩnh vực tương đối mới, xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1996, nhưng cùng với sự
phát triển của thị trường bảo hiểm trên thế giới, thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nước cũng đã
và đang từng ngày phát triển với sự phát triển mở rộng thị phần, đa dạng hóa các loại sản phẩm và
dịch vụ trong những năm gần đây. Việc phát triển này một phần sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động
giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì những điều trên, vai trò của bảo hiểm nhân thọ ngày càng cao trong đời sống kinh
tế xã hội. Để có cái nhìn toàn diện về bảo hiểm nhân thọ, nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng và
xu hướng phát triển của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam”. Với nội dụng trên, tiểu luận của
nhóm bao gồm các phần sau:
Phần 1: Tổng quan về hoạt động bảo hiểm nhân thọ
Phần 2: Thực trạng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013
Phần 3: Xu hướng phát triển của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
1.1.Khái niệm bảo hiểm nhân thọ
“Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
thoe đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở mua bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”(Luật Kinh doanh bảo hiểm
năm 2000).
Bảo hiểm nhân thọ ra đời sau bảo hiểm phi nhân thọ. Ở nước Anh, năm 1583, một thuyền
trưởng nảy ra ý kiến yêu cầu công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang bảo hiểm cho con tàu và hàng
hoá của ông hãy bán thêm hợp đồng bảo hiểm cho sinh mạng của mình. Sự kiện này khiến các
công ty bảo hiểm phi nhân thọ thấy rằng: “Con người cũng có thể được bảo hiểm như tàu bè và
hàng hoá”. Các văn phòng bán bảo hiểm lần lượt ra đời. Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ
Equytable là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ở nước Anh áp dụng phương pháp tính phí bảo
hiểm dựa trên yếu tổ tỷ lệ tử vong.
Tại Việt Nam, năm 1996, Bảo Việt chính thức phát hành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu

tiên kể từ ngày thống nhất đất nước.
Bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu trên 2 phương diện: kỹ thuật và pháp lý.
Trên phương diện kỹ thuật, bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm bao hàm những cam kết mà sự
thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.
Có hai loại cam kết chủ yếu trong bảo hiểm nhân thọ, đó là cam kết đóng phí bảo hiểm của
người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ cấp định kỳ của doanh nghiệp
bảo hiểm. Do thời hạn hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ kéo dài nhiều năm nên người
tham gia bảo hiểm thường cam kết đóng phí làm nhiều lần. Thông thường, nếu người tham gia bảo
hiểm bị chết trước khi hoàn thành nghĩa vụ đóng phí cho cả hợp đồng thì cam kết đóng phí những
lần còn lại sẽ chấm dứt, nghĩa là không có ai trong phía bên mua bảo hiểm phải đóng thay họ. Khi
người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định đã chỉ rõ trong hợp đồng
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện cam kết của mình, trả cho một hoặc nhiều người
thụ hưởng một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp.
Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ bao gồm các hợp đồng bảo hiểm được ký kết
giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, theo đó, để nhận được phí bảo hiểm của
người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ
hưởng bảo hiểm một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp định kỳ trong trường hợp
người được bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định hoặc tử vong trước một thời điểm nhất
định đã được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, theo Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ 01/04/2001 thì “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo
hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”.
1.2.Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm linh hoạt, đa dạng để phù hợp với đặc điểm
của người được bảo hiểm. Tuy nhiên, nhìn tổng quan, bảo hiểm nhân thọ gồm các những đặc trưng
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tính đa mục đích.
Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần
khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp sự cố, từ đó góp phần ổn định tài chính
cho người tham gia, thì bảo hiểm nhân thọ đã đáp ứng được nhiều mục đích. Mỗi mục đích được

thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đôi khi còn có vai trò như
một vật thế chấp để vay vốn hoặc bảo hiểm nhân thọ tín dụng thường được bán cho các đối tượng
đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác…Chính vì
đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng rộng
và được rất nhiều người quan tâm.
Thứ hai, các loại hình hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng và phức tạp.
Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện ở ngay các sản phẩm
của nó. Mỗi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn bảo
hiểm nhân thọ hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác
nhau, lại có sự khác nhau vể số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham
gia…Ngay cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các
bản hợp đồng bảo hiêm phi nhân thọ, trong mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể có 4 bên tham
gia (ngưòi bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham giabảo hiểm và người được thụ hưởng
quyền lợi bảo hiểm).
Thứ ba, quá trình định phí khá phức tạp.
Cũng xuất phát từ tính đa dang trong mục đích và đa dạng trong loại hình sản phẩm, mỗi loại
hình sản phẩm lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau mà quá trình trình định phí bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất phức tạp và đòi hỏi kĩ thuật cao. Trong tiến trình tính
phí bảo hiểm, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo nên sản phẩm, như chi phí khai
thác, chi phí quản lý hợp đồng…Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá
cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (tính phí bảo hiểm nhân thọ). Vì bảo hiểm nhân thọ có tính chất
tiết kiệm, thời hạn bảo hiểm dài, rủi ro lại gắn với tuổi thọ của con người, với sự sống và cái chết –
một vấn đề nhạy cảm, do đó bảo hiểm nhân thọ chịu sức ép của lạm phát, của tâm lý, của biến
động kinh tế xã hội,…nên quá trình tính phí trở nên phức tạp và khó khăn hơn so với các loại hình
bảo hiểm phi nhân thọ.
Thứ tư, bảo hiểm nhân thọ cho phép bảo hiểm trong cùng một hợp đồng hai sự kiện trái
ngược nhau.
Đó là hai sự kiện sống và chết. Trong bất kỳ một loại hình bảo hiểm nào khác, sự kiện được
bảo hiểm chỉ là một rủi ro gây thiệt hại cho người được bảo hiểm. Nếu như không có rủi ro xảy ra
trong thời hạn bảo hiểm nhà bảo hiểm sẽ hết trách nhiệm với người được bảo hiểm. Nhưng trong

bảo hiểm nhân thọ cụ thể trong loại hình bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, nhà bảo hiểm cam kết sẽ trả
một số tiền nhất định nếu người được bảo hiểm bị chết trước một thời điểm nào đó đã được ghi
trong hợp đồng hoặc nếu người được bảo hiểm còn sống đến hết thời hạn hợp đồng. Như vậy, việc
trả tiền của nhà bảo hiểm là chắc chắn, nó chỉ còn tuỳ thuộc vào thời gian xảy ra rủi ro và thời hạn
của hợp đồng bảo hiểm của người được bảo hiểm. Đây là một đặc trưng rõ nét nhất của bảo hiểm
nhân thọ mà không một loại hình bảo hiểm nào khác có được.
1.3.Các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ có những sản phẩm đa dạng và phong phú. Tùy theo mục đích của
người tham gia bảo hiểm là gì, chúng ta sẽ có những sản phẩm tương ứng với từng loại hình để
phù hợp với mục đích sử dụng.
1.3.1. Bảo hiểm sinh kỳ
Luật kinh doanh bảo hiểm định nghĩa bảo hiểm sinh kỳ như sau: “Bảo hiểm sinh kỳ là
nghiệp vụ bảo hiểm cho rường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó
công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống
đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng”. Như vậy, thực chất của loại hình bảo hiểm này là
người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định
trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn
thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào. Đây được xem là một phương pháp
tiết kiệm đơn thuần trong thời gian bảo hiểm.
Với mục đích như trên, bảo hiểm sinh kỳ có những đặc điểm cơ bản sau đây:
 Trợ cấp định kỳ cho người được bảo hiểm trong thời gian xác định hoặc cho đến khi chết.
 Phí bảo hiểm đống một lần hoặc định kỳ.
 Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định.
Mục đích của bảo hiểm sinh kỳ là đảm bảo thu nhập cố định khi về hưu hay tuổi cao sức yếu,
giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già và bảo trợ mức sống
trong những năm tháng còn lại của cuộc đời hoặc dùng để tiết kiệm cho tương lai…
1.3.2. Bảo hiểm tử kỳ
Bảo hiểm tử kỳ còn gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn. Đây là
loại hình bảo hiểm được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp
đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận được bất

kỳ một khoản tiền nào. Điều đó cũng có nghĩa là người bảo hiểm không phải thanh toán số tiền
bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu có cái chết xảy ra trong thời hạn có hiệu lực
của hợp đồng, người bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
quyền lợi bảo hiểm được chỉ định. Do đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy đinh “Bảo hiểm tử kỳ là
nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo
đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả lại tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo
hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Loại hình bảo hiểm này được đa dạng hóa thành các loại hình sản phẩm sau:
 Bảo hiểm tử kỳ cố định
 Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục
 Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi
 Bảo hiểm tử kỳ giảm dần
 Bảo hiểm tử kỳ tăng dần
 Bảo hiểm thu nhập gia đình
 Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên
 Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện
Bảo hiểm tử kỳ có những đặc điểm cơ bản sau:
 Thời hạn bảo hiểm xác định
 Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời
 Mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được bảo hiểm.
Với những đặc điểm cơ bản như trên, bảo hiểm sinh kỳ nhằm đảm bảo các chi phí mai táng,
chôn cất, bảo trợ gia định và người thân trong một thời gian ngắn và thanh toán các khoản nợ nần
và những khoản vay hoặc thế chấp của người được bảo hiểm sau khi họ qua đời.
1.3.3. Bảo hiểm hỗn hợp
Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ (Luật Kinh doanh bảo
hiểm), bảo hiểm hỗn hợp quy định số tiền bảo hiểm sẽ được trả lại khi người bảo hiểm bị chế hoặc
sống đến khi đáo hạn hợp đồng và thời hạn bảo hiểm được xác định trước, trong đó bảo tức trả khi
đáo hạn hợp đồng và phụ thuộc vào hiệu quả mang lại do đầu tư phí bảo hiểm mà người được bảo
hiểm đóng. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính khác nhau của bản thân, mỗi người đều
có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ sao cho phù hợp với mục đích của

mình. Trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp này yếu tố rủi ro và tiết kiệm đan xen nhau vì thế nó được
áp dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới.
Đặc điểm của bảo hiểm hỗn hợp:
 Số tiền bảo hiểm được trả khi: Hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm bị tử vong
trong thời hạn bảo hiểm
 Thời hạn bảo hiểm xác định (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm…)
 Phí bảo hiểm thường đống định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm
 Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể hoàn phí khi không
có điều kiện tiếp tục tham gia.
Bảo hiểm hỗn hợp được xây dựng để bảo đảm ổn định cuộc sống gia định và người thân đòng
thời tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí và trả nợ. Đồng thời, loại hình bảo hiểm này có thể dùng làm vật
thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Vì tính hỗn hợp của loại hình bảo hiểm này nên khi triển khai bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, các
công ty bảo hiểm có thể đa dạng hóa loại sản phẩm này bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau,
hợp đồng phi lợi nhuận, có lợi nhuận và các hợp đồng khác tùy theo tình hình thực tế.
1.3.4. Bảo hiểm trọn đời
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, “Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường
hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó”
Với mục đích đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất, đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống
gia đình, giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau, bảo hiểm trọn đời có
những đặc điểm sau:
 Số tiền bảo hiểm được trả 1 lần khi người được bảo hiểm bị chết
 Thời hạn bảo hiểm không xác định
 Phí bảo hiểm có thể đóng 1 lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá
trình bảo hiểm
 Phí bảo hiểm cao hơn so với sinh mạng có thời hạn vì rủi ro chết chắc chắn xảy ra nên
số tiền bảo hiểm chắc chắn phải chi trả.
1.3.5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ
Đây là “loại hình nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một
thời hạn nhất định, sau thời hạn đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho

người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. (Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Bảo hiểm trả tiền định kỳ có những đặc điểm sau:
 Thời hạn bảo hiểm của hợp hợp đồng không xác định.
 Hợp đồng bảo hiểm niên kim được chia làm hai thời kỳ là thời kỳ tích lũy và thời kỳ
niên kim.
 Người tham gia bảo hiểm cũng là người được bảo hiểm và là người thụ hưởng.
Bảo hiểm trả tiền định kỳ mang lại sự an tâm, đảm bảo ổn định về tài chính cho tuổi già của
người được bảo hiểm. Đây là một hình thức giúp các cơ quan tăng phúc lợi, chăm lo chi nhân viên
khi về hưu.
1.3.6. Bảo hiểm liên kết đầu tư
Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không chia lãi bao gồm hai
phần tương đối tách biệt nhau: phần bảo hiểm và phần đầu tư, trong đó phần đầu tư là chủ yếu. Khi
tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư khách hàng phải đóng phí bảo hiểm đổi lại họ nhận được sự bảo
vệ về tài chính của công ty bảo hiểm đồng thời có cơ hội tích lũy đầu tư với lãi suất cao. Phí bảo
hiểm của khách hàng sẽ được chia làm hai phần:
 Phần thứ nhất: Dành cho bảo hiểm nhân thọ (chiếm tỷ lệ nhỏ trong phí bảo hiểm).
 Phần thứ hai: Dành cho tiết kiệm, đầu tư thu lợi nhuận (chiếm tỷ lệ lớn trong phí bảo
hiểm). Thông thường công ty bảo hiểm có hai hoặc nhiều quỹ đầu tư để bên mua bảo
hiểm lựa chọn; mỗi quỹ đầu tư được đầu tư theo một danh mục đầu tư xác định; phần
lớn số phí bảo hiểm được phân bổ để mua các đơn vị quỹ đầu tư đã chọn. Bên mua bảo
hiểm được hưởng lợi nhuận khi giá trị đơn vị quỹ tăng hoặc chịu tổn thất khi các giá trị
các đơn vị quỹ giảm
1
.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là một hình thức tiết kiệm có hiệu quả.
1.3.7. Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến
độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trảtiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
2


Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm mục đích bổ sung cho
bảo hiểm hưu trí cơ bản, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử


1
Cẩm nang sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, 2012. o/cam-nang-san-pham-bao-hiem-lien-ket-dau-tu/
2
Anh Thư, 2013. Bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển.

dụng lao động dưới hình thức các tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua
các hoạt động đầu tư dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
Bảo hiểm hưu trí là một biện pháp làm giảm sức ép lên các phúc lợi xã hội cho người ngoài độ tuổi
lao động và đồng thời cũng là một phương pháp sử dụng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Người
lao động tham gia chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ có cơ hội hưởng lương hưu bổ sung
ngoài lương hưu cơ bản hiện hành, qua đó góp phần cải thiện đời sống khi nghỉ hưu. Còn người sử
dụng lao động tham gia chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí (vì phần tham gia đóng góp của doanh nghiệp cho người lao động được tính vào chi phí trước
khi tính thuế).
Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí được bổ sung vào các loại hình bảo hiểm nhân thọ ở
Việt Nam từ trong Luật Sửa đổi, bổ sung luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010.
2. Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013
2.1.Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013
Trong giai đoạn 2010 – 2012, thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự gia tăng cả về số lượng
công ty bảo hiểm và quy mô thị trường bảo hiểm.
Năm 2010, toàn thị trường bảo hiểm có 53 doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm hoạt
động, trong đó bảo hiểm nhân thọ có 12 doanh nghiệp. Fubon là công ty bảo hiểm nhân thọ được
thành lập mới trong năm. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đều thành lập dưới
hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm 2010, thị phần tổng doanh thu phí bảo
hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thứ tự là: Prudential (39.36%), Bảo Việt Nhân

thọ (29.08%), Manulife(10.39%), AIA (7.12%), Dai-ichi (6.98%), Cathay (0.71%), ACE Life
(0.61%), Prevoir (0.32%). Hai doanh nghiệp là Great Eastem và Vietcombank – Cradif mới đi vào
hoạt động nên chưa có thị phần đáng kể. Fubon Life mới được cấp phép thành lập cuối tháng
12/2010.
Biểu đồ 1: Thị phần phí bảo hiểm các hợp đồng có hiệu lực của năm 2010

Nguồn: Niên giám bảo hiểm năm 2010 – Bộ Tài Chính
Đến năm 2011, có thêm 2 công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh trong hoạt động bảo hiểm
nhân thọ được thành lập mới, đó là Generaly và Vietinbank – Aviva. Số doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ do đó nâng lên con số 14 trên tổng số 57 doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
và con số này được giữ nguyên đến năm 2012. Về cơ bản , năm 2011và năm 2012, thị phần doanh
thu phí bảo hiểm còn hiệu lực của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không xáo trộn so với năm
trước. Dẫn đầu thị phần vẫn là Prudential (37.56%) và Bảo Việt Nhân thọ (28.05%).
Biều đồ 2: Thị phần phí bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của năm 2012





Nguồn: Niên giám bảo hiểm năm 2011 – Bộ Tài Chính

Năm 2013, hai công ty bảo hiểm nhân thọ mới được thành lập vào những tháng cuối năm là
PVI Sunlife và công ty Phú Mỹ Hưng. Tính đến thời điểm hiện nay, công ty Phú Mỹ Hưng là công
ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Bảng 1: Danh sách các công ty bảo hiểm nhân thọ năm 2013

Tên công ty
Năm
thành

lập
Vốn điều
lệ đã góp
(tỷ đồng)
1
Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ (Bảo Việt Nhân thọ)
2004
1,500
2
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential)
1999
1,136
3
Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) (Manulife)
1999
789
4
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) (AIA)
2000
1,035
5
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Ace (Ace Life)
2005
911
6
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévioir (Prévoir)
2005
710
7
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi)

2007
1,141
8
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay Life)
2007
966
9
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Việt Nam (Great Eastem)
2007
940
10
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc (Việt Nam) (Hanwha)
2008
600
11
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank- Cardif (VCLI)
2008
960
12
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon (Việt Nam ) (Fubon Life)
2010
800
13
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali (Việt Nam) (Generali)
2011
722
14
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietinbank- Aviva (Vietinbank-
Aviva)
2011

800
15
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ PVI Sun Life
2013
1,000
16
Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Mỹ Hưng
2013
633
Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm 2012 - Bộ Tài Chính
Ngày 24/7/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Tập đoàn
MetLife Inc. đã kí biên bản ghi nhớ việc hợp tác thành lập công ty Liên doanh Bảo hiểm Nhân thọ
tại Việt Nam. Việc này hứa hẹn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ đón nhận thêm một
công ty bảo hiểm nhân thọ mới trong thời gian sắp tới.
Về các đại lý bảo hiểm, tổng đại lý bảo hiểm nhân thọ năm 2012 đạt khoảng 238,780 đại lý,
tăng 9.6% so với năm 2011 và tăng khoảng 41.16% so với năm 2010. Ngoài ra, tại Việt Nam còn
có sự hoạt động của các văn phòng đại diện công ty bảo hiểm nhân thọ của nước ngoài. Tính trên
cả nước hiện nay có 10 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nhân thọ của nước ngoài.
Bảng 2: Tên văn phòng đại diện công ty bảo hiểm nhân thọ của nước ngoài tại Việt Nam năm
2012

Tên công ty mở đại lý
Quốc tịch
Năm thành
lập
Địa điểm
1
Công ty Prudential PLC (UK)
Anh
1994

Hà Nội
2
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Nam Shan
Đài Loan
2005
Hà Nội
3
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ HSBC
(international)
Hồng Kông
2006
Hà Nội
4
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Shin Kong
Đài Loan
2006
Hà Nội
5
Công ty bảo hiểm nhân thọ Đài Loan
Đài Loan
2006
Hà Nội
6
Công ty AXA SA
Pháp
2007
Hà Nội
7
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay
Đài Loan

2007
Hà Nội
8
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Samsung
Hàn Quốc
2008
Hà Nội
9
Công ty Assicurazioni Generali S.p.A
Italia
2010
TP. HCM
10
Công ty bảo hiểm nhân thọ Sumitomo
Nhật Bản
2011
Hà Nội
Nguồn: Theo Niên giám bảo hiểm năm 2012 – Bộ Tài Chính
2.2.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2010 - 2013
2.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2010 – 2012
Nhìn chung toàn thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiểm nhân thọ có sự tăng
trưởng đều qua các năm trong gian đoạn 2010 – 2012 về doanh thu phí bảo hiểm. Năm 2010,
doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 13,772 tỷ đồng, chiếm 44.65% doanh thu phí bảo hiểm toàn
thị trường bảo hiểm (30,842 tỷ đồng) và 35.19% quy mô thị trường bảo hiểm (bao gồm doanh thu
từ phí bảo hiểm và doanh thu từ hoạt động đầu tư) (39,138 tỷ đồng). So với năm 2010, doanh thu
phí bảo hiểm năm 2011 tăng thêm 16,16% (2,226 tỷ đồng) và năm 2012 tăng thêm 33.58% (4,625
tỷ đồng). Nếu so với năm 2011, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2012 tăng thêm gần 15%
(2,399 tỷ đồng).
Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2010 – 2012


2010
2011
2012
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (tỷ đồng)
13.772
15.998
18.397
Quy mô toàn toàn thị trường (tỷ đồng)
39.138
46.985
51.523
Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm nhân thọ (%)
35.19
34.04
35.71
Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm liên hoàn (%)

16.16
15.00%
Nguôn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám bảo hiểm năm 2012 – Bộ Tài chính
Nguồn doanh thu từ phí bảo hiểm trên được thực hiện từ các nghiệp vụ của hoạt động bảo
hiểm nhân thọ, bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp,
bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm bổ trợ. Trong các nghiệp vụ trên,
nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng phí bảo hiểm cao nhất, đạt 80.20% trong năm
2010, 70.68% trong năm 2011 và 66.53% năm 2012. Như vậy, tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu doanh thu phí bảo hiểm nhưng doanh thu từ phí bảo hiểm hỗn hợp đã có xu hướng giảm xuống
qua các năm.
Bảng 4: Tình hình các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo nghiệp vụ giai đoạn 2010 – 2012

Hợp đồng bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (tỷ
đồng)
Phí bảo hiểm (tỷ đồng)
2010
2011
2012
2010
2011
2012
2010
2011
2012
BH trọn đời
67,154
65,975
62,295
5,554
5,788
5,489
176
176
161
BH sinh kỳ
2,334
2,096
1,901
101
91
81
12

11
10
BH tử kỳ
516,471
658,892
831,620
27,928
38,858
52,350
158
261
333
BH hỗn hợp
3,227,595
3,130,997
3,072,415
117,416
128,905
144,154
10,545
11,307
12,239
BH trả tiền
định kỳ
8,842
9,357
9,632
49
74
83

35
49
59
BH liên kết
đầu tư*
415,375
608,806
786,242
124,405
172,563
221,798
2,203
3,270
4,450
BH bổ trợ
4,619,054
4,998,804
5,492,284
80,636
123,843
157,713
641
924
1,145
Tổng**
4,476,123
4,237,771
4,764,105
275,454
346,279

423,956
13,722
15,998
18,397
*Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư bao gồm bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm liên kết chung
**Số lượng các hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm không bao gồm các bảo hiểm hỗ trợ
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám bảo hiểm năm 2011 và 2012 – Bộ Tài Chính
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải lúc nào
cũng suôn sẻ. Nhiều trường hợp, hợp đồng bảo hiểm phải bị hủy bỏ trong thời hạn hợp đồng.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị hủy bỏ của từng nghiệp vụ
bảo hiểm biến động thất thường. Số lượng hợp đồng bị hủy bỏ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu từ phí
bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ.
Bảng 5: Tình hình hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị hủy bỏ trong giai đoạn 2010 – 2012

Trong năm HĐ thứ
nhất
Trong năm HĐ thứ 2
Trong năm HĐ sau
2010
2011
2012
2010
2011
2012
2010
2011
2012
BH trọn đời
846
482

1,409
1,428
1,291
865
3,488
3,134
3,765
BH sinh kỳ
32
10
0
-9
1
0
228
218
170
BH tử kỳ
26,857
59,800
46,068
23,533
34,016
62,292
16,552
10,510
20,075
BH hỗn hợp
72,887
38,589

70,240
48,532
61,740
87,127
136,617
149,824
127,917
BH trả tiền định
kỳ
40
31
76
44
161
144
880
1,033
3,744
BH liên kết đầu tư
17,335
24,017
29,556
10,848
16,180
27,716
4,197
9,579
13,628
Tổng
117,997

122,929
147,349
84,376
113,389
178,144
161,962
174,298
169,299
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám bảo hiểm cá năm 2010, 2011, 2012 – Bộ Tài Chính
Doanh thu từ phí bảo hiểm nhân thọ được đưa vào đầu tư và hoàn trả tiền bảo hiểm cho
người được bảo hiểm. Trong giai đoạn 2010 – 2012, khoản hoàn trả cho người được bảo hiểm bao
gồm hòan trả tiền bảo hiểm gốc và trả giá trị hòan lại. Hai số tiền chi trả này cũng có sự biến động
theo từng năm. Tuy nhiên xu hướng biến động chung là tăng dần.
Bảng 6: Tình hình trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2010 – 2012

Trả tiền bảo hiểm gốc
Trả giá trị hoàn lại (triệu đồng)
2010
2011
2012
2010
2011
2012
BH trọn đời
20.023
35,391
41,630
29,476
27,822
24,153

BH sinh kỳ
4.367
3,324
7,140
1,796
2,720
3,454
BH tử kỳ
43.310
37,622
52,552
117
904
2,767
BH hỗn hợp
3.790.535
4,574,726
5,096,025
1,769,523
1,972,370
1,679,523
BH trả tiền định
kỳ
1.752
2,136
3,065
42,311
31,260
27,501
BH liên kết đầu


58.050
211,694
418,407
54,701
45,580
72,860
BH bổ trợ
72.490
237,037
256,892
-
53,024
107,355
Tổng
3.990.527
5,101,931
5,875,712
1,897,924
2,133,680
1,917,613
Nguôn: Tổng hợp Niên giám thống kế 2011, 2012 – Bộ Tài Chính
2.2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 6 tháng đầu năm 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 2,215 tỷ đồng,
tăng 12.3% so với cùng kỳ năm 2012, phí bảo hiểm đóng một lần là 31 tỷ đồng tăng 42,8%.
Bảng 7: Thống kê thị trường bảo hiểm nhân thọ quý 2 năm 2013

Quý 2/2013
Quý 2/2012
Chênh

lệch/tăng
trưởng (%)
Kết cấu thị trường



Tổng số doanh nghiệp
57
58

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
14
15

VPĐD công ty bảo hiểm nước ngoài
10
10

Nguồn: Cục giám sát, thống kê bảo hiểm
Xét về doanh thu khai thác mới, trong 6 tháng đầu năm 2013, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp
vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn cả, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và sản phẩm bảo
hiểm tử kỳ.
Cụ thể, doanh thu khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp đạt 1,250 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 47.7% doanh thu khai thác mới. Doanh thu khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm liên kết
chung đạt 874 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33.3% doanh thu khai thác mới. Doanh thu khai thác mới
của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 11.3% doanh thu khai thác mới. Doanh thu khai thác
mới sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm tỷ trọng nhỏ trong
doanh thu khai thác mới.
Xét về số lượng hợp đồng khai thác mới thì sản phẩm bảo hiểm tử kỳ dẫn đầu trong tỷ
trọng số lượng hợp đồng khai thác mới của toàn thị trường, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm hỗn

hợp và sản phẩm bảo hiểm liên kết chung.
Cụ thể là, số lượng hợp đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ trong 6 tháng đầu
năm 2013 ước đạt 28,360 hợp đồng, chiếm 49.7% số lượng hợp đồng khai thác mới. Số lượng hợp
đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 28.8%, liên kết chung chiếm tỷ
trọng 21.3% trong số lượng hợp đồng khai thác mới và các nghiệp vụ bảo hiểm khác chiếm tỷ
trọng nhỏ.
Các doanh nghiệp tập trung khai thác sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp bao gồm Prudential,
Manulife, Cathay, Fubon, Great Eastern. Các doanh nghiệp có tỷ trọng sản phẩm bảo hiểm liên kết
chung lớn trong tổng số lượng hợp đồng khai thác mới là ACE, Dai-ichi, AIA, Bảo Việt. Một số
doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối bưu điện và ngân hàng như Prevoir, VCLI và Aviva có số
lượng hợp đồng tử kỳ khai thác mới chiếm đa số.
Prudential và Bảo Việt Nhân thọ vẫn duy trì thị phần dẫn đầu tương ứng là 32.6% và 31.1% về
tổng doanh thu. Manulife, ACE, Dai-ichi, AIA có thị phần từ 6% đến 11%. Các doanh nghiệp khác
chiếm thị phần không đáng kể.
3. Xu hướng phát triển của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Việt Nam được nhận định là một thị trường giàu tiềm năng trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Điều đó thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Trước hết, tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam thể hiện ở tỷ lệ
người dân tham gia các loại hình bảo hiểm nhân thọ. Dân số trên 90 triệu người và mới có khoảng
10% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong khi có ít nhất 30% gia đình Việt Nam có khả
Doanh thu phí gốc thị trường bảo hiểm (tỷ
đồng)
21,674
19,595
11%
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
9,907
8,058
23%
Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng)

6,940
6,807

Trả tiền bảo hiểm của DNBH nhân thọ
2,434
2,696

Năng lực tài chính ngành bảo hiểm



Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
87,567
76,871
11%
năng tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đây là con số còn khá khiêm tốn so vơi tỷ lệ 90%dân số tham
gia bảo hiểm nhân thọ của các nước phát triển trên thế giới. Do đó, có thể dự báo khả năng thu hút
sự đầu tư, mở rộng khai thác thị trường bảo hiểm nhân thọ ở VIệt Nam trong thời gian tới.
Như đã nêu ở phần trên, bảo hiểm nhân thọ là một kênh tiết kiệm. Do dó, trong điều kiện các
ngân hàng đang bị giới hạn mức lãi suất huy động tiền gửi ở mức thấp, bảo hiểm nhân thọ trở nên
hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu tác động không nhỏ của cuộc suy
thoái năm 2008, cuộc khủng hoảng công nợ ở các nước châu Âu và mới đây là ở Mỹ, nền kinh tế
Việt Nam cũng vậy. Theo thống kê của World Bank, tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm
2010 là 6.8%, năm 2011 là 6.0% và năm 2012 là 5.0%. Điều này càng tác động mạnh mẽ lên tâm
lý, đặc biệt là yếu tố tiết kiệm.
Hơn nữa, mức sống người dân không ngừng nâng cao, tỷ lệ người trẻ tuổi thành đạt tăng mạnh
và tỷ lệ người dân có mức thu nhập khá tăng nhanh. Một xu hướng tất yếu khi đời sống con người
được cải thiện là mong muốn có một sự bảo vệ tốt nhất cho gia đình người thân và bảo hiểm nhân
thọ là một sự chọn lựa tối ưu cho nhu cầu đó. vì vậy, tất yếu thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ tiếp
tục phát triển mạnh mẽ trước nhu cầu cao trong quá trình hội nhập. Theo hiệp hội Bảo hiểm Việt

Nam, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí thị trường bảo hiểm 2013 tăng trưởng là 10% và thực tế thị
trường bảo hiểm nhân thọ có mức tăng thu phí là 12.3% trong 6 tháng đầu năm 2013. Đây là có thể
xem là mức tăng cao trong những năm qua cho thấy ngành bảo hiểm nhân thọ có đang từng bước
phát triển. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống của người dân và khai thác triệt để
thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam đã có những bước tiến bằng việc đưa
ra nhiều sản phẩm mới như bảo hiểm linh hoạt trọn đời, bảo hiểm gắn liền với tài chính, bảo hiểm
với công việc lớn trong tương lai, bảo hiểm hưu trí với số tiền bảo hiểm cao hơn mức trần bảo
hiểm xã hội đối với người có thu nhập cao nguồn lao động chất xám.
Bên cạnh việc cố gắng khai thác tối đa thị trường của các công ty bảo hiểm nhân thọ, về phía
Nhà nước, Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm định hướng hoạt
động của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói riêng.
Năm 2010, Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01
tháng 7 năm 2011. Đồng thời, ngày 06 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề
án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Những hoạt động trên của Nhà
nước sẽ là động lực để thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới.
Vì những thuận lợi ở trên, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng đã có những bước
chuyển mình. Một xu hướng mới của thị trường bảo hiểm nhân thọ là việc liên kết giữa ngân hàng
và công ty bảo hiểm nhân thọ ở nước ngoài để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
nhân thọ ở Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam, những thành viên mới hoạt động theo mô hình
trên là Vietcombank – Cradif thành lập vào năm 2008, Vietinbank – Aviva thành lập vào năm
2011 và gần đây nhất, BIDV và MetLife đã kí kết Bản ghi nhớ về việc hợp tác thành lập công ty
Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV – MetLife vào ngày 24 tháng 7 năm 2013. Có thể, Phú Mỹ
Hưng sẽ mở ra một xu hướng loại hình thành lập mới trong hoạt động bảo hiểm nhân thọ tại Việt
Nam. Việc hợp tác này sẽ tận dụng thế mạnh của ngân hàng trong việc bán các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ thông qua dịch vụ bancassurance.
Ngoài ra, từ trước năm 2013, trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, các công ty bảo
hiểm hoạt động dưới loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty Cổ phần Bảo hiểm nhân thọ
Phú Mỹ Hưng trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên hoạt động dưới hình thức công ty cổ
phần.
KẾT LUẬN

Với những sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cung cấp ra thị trường của các doanh
nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua, trước hết , bảo hiểm nhân thọ đã đáp ứng được nhu cầu của
người dân trong nhu cầu ổn định tài chính cá nhân của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, bảo
hiểm nhân thọ có thể trở thành chỗ dựa, chống đỡ những khó khăn trong đời sống hằng ngày. Tuy
không thể bù đắp được những mất mát về tinh thần nhưng bảo hiểm nhân thọ đã phần nào khắc
phục được những ngặt nghèo trong tài chính khi những trường hợp không may xảy ra đối với tính
mạng, sức khỏe, tuổi thọ của con người. Do đó, bảo hiểm nhân thọ tuy là một loại hình bảo hiểm
thương mại nhưng lại mang tính tương trợ xã hội và tính nhân văn cao.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới với những biến động thất
thường, bảo hiểm nhân thọ trở thành một kênh huy động và luân chuyển vốn có hiệu quả cho nền
kinh tế, tạo điều kiện nhất định trong việc khôi phục và phát triển kinh tế.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng
kể. Trong những năm tiếp theo, với những điều kiện thuận lợi như đã phân tích trên, bảo hiểm
nhân thọ Việt Nam sẽ có cơ hội tốt vượt qua những thách thức để phát trển hơn nữa.

×