Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCPTiên phong chi nhánh thăng long phòng giao dịch phạm hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.77 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1
Giới thiệu ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh
Thăng Long-Phòng giao dịch Phạm Hùng
2
1.1
1.2
1.3
Giới thiệu về ngân hàng TMCP Tiên Phong 3
Chức năng,nhiệm vụ cơ bản của TPBank-PGD Phạm Hùng 4
Mô hình tổ chức của TPBank Thăng Long-PGD Phạm Hùng 5
Phần 2
Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của
TPBank-PGD Phạm Hùng
6
2.1
2.2
2.3
Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn của TPBank
-PGD Phạm Hùng
7
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12
Đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của TPBank
Phạm Hùng.
13
Phần 3
Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của Ngân hàng
TMCP Tiên Phong -Phòng giao dịch Phạm Hùng
17
Phần 4


Đề xuất hướng đề tài khóa luận
18
PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
-PHÒNG GIAO DỊCH PHẠM HÙNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Tiên Phong và
Phòng giao dịch Phạm Hùng.
1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngày 07/05/2008,Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức được
thành lập và đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ đồng (và
được nâng lên thành 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010). Sự đầu tư và hợp tác chiến
lược của 3 cổ đông lớn- Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT; Công ty
Thông tin Di động VMS Mobifone; và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Vinare
mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông
di động, và tài chính.
-Tên công ty : NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
-Tên tiếng Anh : TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
-Tên giao dịch : TIENPHONGBANK
-Trụ sở : Tòa nhà FPT,phố Duy Tân,phường Dịch Vọng Hậu,quận Cầu
Giấy,TP Hà Nội
-Loại hình : Công ty Cổ phần
-Vốn điều lệ : 3.000 triệu đồng
-Ngày thành lập theo quyết định số : 07/05/2008
Chiến lược phát triển của TienPhongBank đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một
ngân hàng với mô hình tổ chức và hoạt động hiện đại, văn hoá doanh nghiệp theo
hướng thân thiện và chuyên nghiệp, để đưa TienPhongBank trở thành sự lựa chọn
đầu tiên của khách hàng cũng như trở thành nơi các nhân sự tốt nhất trên thị
trường lựa chọn làm việc.
1.1.2 Giới thiệu về phòng giao dịch TPB Phạm Hùng.
TienPhongBank chi nhánh Thăng Long khai trương vào ngày 11 tháng 10 năm
2010 tại số 129-131 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (Hà Nội),trở thành chi

nhánh thứ 2 của TPBank tại thủ đô.
Ngày 9/2/2012, Phòng Giao dịch Phạm Hùng chính thức trở thành 1 trong 4 điểm
giao dịch trực thuộc của chi nhánh.Nằm trên vị trí thuận lợi về giao thông đi lại
cũng như khu dân cư đông đúc,sau 3 năm thành lập và đi vào hoạt động,TPBank
Phạm Hùng không ngừng được phát triển.Từ mức vốn đầu tư ban đầu 72.500 triệu
đồng,đến nay,TPBank Phạm Hùng đã tăng khối lượng tổng tài sản lên tới 806.858
triệu đồng với đội ngũ nhân lực gồm 40 nhân viên.Cùng với các phòng giao dịch
khác đó là Phòng Giao dịch Mỹ Đình,Phòng Giao dịch Lạc Long Quân và Quỹ tiết
kiệm Nguyễn Trãi cùng không ngừng nỗ lực góp phần đưa TPBank chi nhánh
Thăng Long trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất không
chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn trên phạm vi cả nước.
1.2 Chức năng,nhiệm vụ cơ bản của TPBank-Phòng giao dịch Phạm Hùng
1.2.1 Chức năng
-Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo Quyết định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
-Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động tại địa
bàn hoạt động của phòng giao dịch.
1.2.2 Nhiệm vụ
-Huy động vốn ngắn hạn,trung và dài hạn của các tổ chức,cá nhân.
-Tiếp nhận vốn ủy thắc đầu tư và phát triển của các tổ chức,cá nhân
-Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác
-Cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn đối với các tổ chức,cá nhân
-Thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng.
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức
1.3 Mô hình tổ chức của TPBank –Phòng giao dịch Phạm Hùng
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của TPBank Phạm Hùng
Giám đốc PGD
Trưởng nhóm
HTTD (01)

-CV Hỗ trợ TD (01)
-CV Hành chính (01)
Trưởng phòng KH
Cá nhân
- CV Khách hàng CN
(02)
-Trợ lý QHKH (05)
Trưởng phòng
DVKH (01)
- Kiểm soát viên (01)
-Giao dịch viên kiêm
quỹ (08)
-Giao dịch viên thử
việc (01)
Trưởng phòng KD
KHDN
-CV Khách hàng DN
(02)
- Trợ lý QHKH DN
đang thử việc và học
việc (03)
Phòng KD
KH Doanh nghiệp
Phòng DV Khách
hàng
Phòng vận hành
Phòng KD
KH Cá nhân
1.3.2 Chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban
STT Phòng/Ban S.Lượng Chức năng,nhiệm vụ

1 Giám đốc 01
• Tổ chức,kiểm soát và điều hành các hoạt động của
Phòng giao dịch
• Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về hoạt
động của bộ phận.
2 Phòng vận
hành
04 • Đề xuất và thực hiện các công việc liên quan đến
công tác hỗ trợ vận hành. Xử lí,lưu trữ hồ sơ
• Theo dõi chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho
nhân viên PGD.
3 Phòng DVKH 11 • Quản lí,phát triển chính sách dịch vụ khách hàng.
• Quản lí công tác chăm sóc khách hàng,quan hệ
khách hàng và hoạt động của khách hàng
• Xử lí các khiếu nại của khách hàng
4 Phòng KD
KHDN
06
• Tham mưu cho Ban giám đốc về việc phát triển
khách hàng.
• Chủ động tìm kiếm khách hàng để phát triển
• Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng
• Thực hiện việc thẩm định và tái thẩm định khách
hàng
• Đề xuất chính sách cho khách hàng
5 Phòng KD
KHCN
08
PHẦN 2:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG-PHÒNG
GIAO DỊCH PHẠM HÙNG

2.1.Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn của TPBank -PGD
Phạm Hùng
Có thể nói,so với nhiều ngân hàng TMCP khác,Ngân hàng TMCP Tiên Phong ra
đời sau kéo theo khá nhiều sự non trẻ về kinh nghiệm điều hành,về uy tín cũng
như thị phần chưa được mở rộng mạnh mẽ như các ngân hàng khác.Song với
sự nỗ lực của Hội đồng quản trị,sự thống nhất đồng lòng của toàn bộ nhân
viên,công cuộc tái cơ cấu ngân hàng Tiên Phong,sau 2 năm cải tổ và đổi
mới,Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã bấm nút tuyên bố Ngân hàng
Thương mại Cổ phần TienPhongBank đã chính thức thành công trong việc tái
cơ cấu.Sự thay đổi được diễn ra trên nhiều mặt,nhiều phương diện song bản
chất của sự thay đổi luôn có sự chú trọng từ những đơn vị nhỏ nhất:Phòng giao
dịch-nơi mà các ngân hàng có thể tiếp cận với khách hàng của mình dễ dàng
nhất.Cũng chính vì thế mà các điểm giao dịch của Tiên Phong Bank tuy không
nhiều so với các ngân hàng khác song luôn được chú trọng từ hình ảnh nhân
viên,tác phong làm việc chuyên nghiệp và đặc biệt là tình hình tài chính vững
mạnh và khả năng hoạt động hiệu quả.Điều này sẽ được thể hiện chi tiết hơn
thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Phòng giao dịch Phạm Hùng sau 3 năm thành lập và phát triển.
Năm 2012 2013 2014
Chênh lệch
2013/2012
A-TÀI SẢN CÓ
Số tiền TT
(%)
Số tiền TT
(%)
Số tiền TT
(%)
Số tiền
1.Tiền mặt,ngoại tệ tại quỹ 12.018 2,06 15.376 2,14 13.205 1,64 3.358

2.Tiền gửi tại NHNN 15.830 2,71 14.254 1,98 12.737 1,58 -1.576
3.Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay
các TCTD khác
67.078
11,5
0
71.893
10,0
0
95.176
4
11,80 4.815
4. Các công cụ tài chính phái sinh và các
TSTC khác
5.469 0,94 6.756 0,94 9.948 1,23 1.287
5. Cho vay khách hàng 431.74
5
74,0
1
557.64
9
77,5
8
607.94
1
75,35 125.904
6.Góp vốn,đầu tư dài hạn 38.462 6,59 41.430 5,76 50.548 6,26 2.968
7.Tài sản cố định 5.245 0,90 7.218 1,00 8.191 1,02 1.973
8.Tài sản có khác 7.548 1,29 4.243 0,59 9.112 1,13 -3305
TỔNG TÀI SẢN CÓ 583.39

5
100
718.81
9
100 806.85
8
100 135.424
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của TPB Phạm Hùng giai đoạn 2012-
2014
• Đơn vị:triệu đồng
B-TÀI SẢN NỢ
1.Vay NHNN và chính phủ 5.142 0,89 3.266 0,46 3.604 0,45 -1.876
2.Huy động và vay TCTD khác
89.706
15,3
8
98.603
13,7
2
95.121
11,7
9
8.897
3.Huy động vốn từ khách hàng 411.27
4
70,5
0
533.30
2
74,1

9
625.16
0
77,4
8
122.028
4. Các công cụ TC phái sinh và các
khoản nợ TC khác
77.273
13,2
5
83.648
11,6
4
82.973
10,2
8
6.375
TỔNG TÀI SẢN NỢ 578.25
3
100
715.55
3
100
803.25
4
100 137.300
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của Phòng GD)
• Nhận xét:
Dựa vào bảng có thể thấy tổng tài sản của chi nhánh trong 3 năm có sự biến

động rõ rệt.Năm 2013 so với năm 2012,tổng tài sản có của Phòng giao dịch tăng
lên tới 23,21 % tương đương với giá trị 135.424 triệu đồng.Sự gia tăng này có
được nhờ kết quả khả quan trong công cuộc tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2011.Sang
đến năm 2014,mức tăng giảm xuống chỉ còn 12,25% xong xét về tổng thể,đây vẫn
là kết quả khá tích cực chứng tỏ Phòng giao dịch có những bước tiến ổn định trong
công cuộc phát triển.Cụ thể:
-Tiền măt,ngoại tệ tại quỹ và tiền gửi tại NHNN là những khoản mục ít có sự biến
động nhất.Nguyên nhân là do mặc dù chưa thoát khỏi hoàn toàn được khủng
hoảng bắt đầu từ năm 2008 song nên kinh kế ít nhiều cũng đã ổn định hơn.Tâm lí lo
sợ của người dân về tình hình lạm phát được giải tỏa và do đó với những khoản
mục mà khả năng sinh lời ít được Phòng GD duy trì ở một mức độ ổn định đủ để
đáp ứng khả năng thanh khoản của khách hàng.
- Các công cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác và góp vốn đầu tư dài hạn cũng
có mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này,tuy nhiên,xét trong tổng thể,tỉ trọng
của những khoản mục này không cao,vì vậy sự tăng trưởng này không ảnh hưởng
nhiều đến cơ cấu tài sản.
-Điểm đáng quan tâm nhất trong Tài sản có của Phòng giao dịch phải kể đến hoạt
động Cho vay khách hàng.Chỉ tính riêng năm 2013,số vốn cho vay khách hàng tăng
trưởng tới 29,16% tương đương với mức giá trị 125.904 triệu đồng.Đặc biệt,so với
các lĩnh vực khác,hoạt động cho vay của PGD chiếm tỷ trọng rất lớn trong suốt cả 3
năm:năm 2012 là 74,01 %,năm 2013 là 77,58 % và năm 2014 giảm còn 75,35
%.Điều này,một mặt chính tỏ khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư của Phòng
giao dịch còn nhiều hạn chế,mặt khác nhắc nhở ngân hàng cần có sự chú trọng hơn
trong hoạt động cho vay như trong công tác thẩm định dự án,thẩm định năng lực
người vay hay các phương án giảm thiểu tối đa nợ xấu,nợ khó đòi khi mà trong bối
cảnh hiện nay,đây vẫn là bài toán khó đối với các ngân hàng Thương mại cổ
phần,đặc biệt là với sự non trẻ và còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm của ngân hàng
Tiên Phong.
Về nguồn vốn:Phân tích bảng cân đối cho thấy tổng nguồn vốn huy động tăng lên
qua các năm.Tương tự như bên tài sản,mức tăng nguồn vốn diễn ra mạnh mẽ vào

năm 2013.Trong đó:
-Vay NHNN và Chính Phủ là những nội dung ít biến động nhất.Năm 2013,mức tăng
là -26,35% và được tăng lên 10,35% trong năm 2014.Tuy nhiên,xét trong tổng
thể,đây là những khoản mục có tỷ trọng rất thấp.
- Huy động và vay TCTD khác là một nội dung chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn cơ
cấu.Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay,sự liên kết giữa các ngân hàng trong
cùng và khác hệ thống là vô cũng cần thiết.Nó tạo ra cầu nối,một mặt giúp tiền tệ
được chu chuyển và lưu thông nhanh hơn,mặt khác giúp các ngân hàng nói chung
và PGD nói riêng tiết kiệm chi phí đáng kể.Điều này còn hữu ích hơn nữa trong
trường hợp nhu cầu thanh khoản của ngân hàng vì lí do nào đó có sự tăng lên đột
ngột.
-Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là nguồn vốn Huy động vốn từ khách hàng.Đây là một
thực tế ở hầu hết các ngân hàng và cũng là nguồn vốn quan trọng nhất giúp ngân
hàng có thể thực hiện kinh doanh.Mục tiêu chính của khách hàng khi gửi tiền vẫn là
để lãi suất.Do vậy,trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay,để có thể dễ
dàng huy động vốn,PGD cần có những chính sách lãi suất hợp lý đồng thời vẫn
phải đảm bảo được mục tiêu do Hội sở đề ra đồng thời đảm bảo các quy định của
Nhà nước.
Việc mở rộng quy mô huy động vốn cho thấy khả năng hoạt đông cũng như uy tín
của PGD nói riêng và thương hiệu TPBank nói chung đang ngày càng được khẳng
định trong tâm trí khách hàng trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng
đang diễn ra gay gắt.Đây còn là một trong những nguồn vốn quan trọng để PGD
còn có thể tiến hành đầu tư để thu được lợi nhuận
Năm
Chỉ tiêu
2012
2013 2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch

2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền
Số
tiền
TL %
Số
tiền
TL %
I.Thu nhập thuần 10.632 11.308 11.792 676 6,36 484 4,28
1.Thu nhập lãi
thuần
9.206 9.988 10.190 782 8,49 202 2,02
1.1.Thu nhập lãi
và các khoản thu
nhập tương tự
56.902 64.723 73.702 7.821 13,74 8.979 13,87
1.2.Chi phí lãi và
các khoản chi phí
tương tự
47.696 54.735 63.512 7.039 14,76 8.777 16,04
2.Lãi thuần từ
hoạt động dịch vụ
414 193 366 -221 -53,38 173 89,64
2.1.Thu nhập từ
hoạt động dịch vụ
836 724 868 -112 -13,40 144 19,89
2.2.Chi phí từ
hoạt động dịch vụ
422 531 502 109 25,83 -29 -5,46
3.Lãi thuần từ

hoạt động khác
1.012 1.127 1.552 115 11,36 109 37,71
3.1.Thu nhập từ
hoạt động khác
1.523 1.482 1.848 -41 -2,69 366 24,70
3.2 Chi phí hoạt
động khác
511 355 296 -156 -30,53 -59 -16,62
II.Chi phí hoạt
động
3.696 4.017 4.154 321 8,69 137 3,41
III.Chi phí dự
phòng rủi ro
596 1.327 1.102 731
122,6
5
-225 -16,96
IV.Tổng lợi nhuận
trước thuế
6.340 5.964 6.852 -376 -5,93 888 14,89
V.Thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.585 1.491 1.713 -94 -5,93 222 14,89
VI.Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
4.755 4.473 5.139 -282 -5,93 666 14,89
2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh TPBank-PGD Phạm Hùng.
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn giai đoạn 2012-
2014

• Đơn vị :triệu đồng
• Nhận xét:
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của,trong 3 năm qua,Phòng giao dịch đã hoạt
động có hiệu quả và có lãi song mức tăng lợi nhuận sau thuế chưa ổn định.Cụ thể
-Mặc dù có sự mở rộng về quy mô tài sản và nguồn vốn song lợi nhuận sau thuế
của Phòng giao dịch năm 2013 có sự sụt giảm so với năm 2012.Năm 2013,lợi
nhuận sau thuế của PGD chỉ đạt 4.473 triệu đồng,giảm 5,93% so với năm 2012.Xét
về nguyên nhân ,sự sụt giảm này là do:
• Sự tăng lãi suất để mở rộng quy mô vốn dẫn tới chi phí trả lãi tăng.
• Cho vay khách hàng tăng song chất lượng thẩm định không có sự tăng tương
xứng dẫn tới tỷ lệ nợ xấu còn cao.Cùng với đó,Chi phí dự phòng rủi ro tăng lên
làm lợi nhuận Phòng GD bị giảm xuống đáng kể.
• Do tác động của cạnh tranh nên phí dịch vụ bị giảm xuống để cạnh tranh với các
ngân hàng khác.
• Việc mở rộng nguồn nhân lực khiến cho chi phí quản lí tăng lên
-Nhờ có sự thay đổi và điều chỉnh thích hợp,sang năm 2014 vừa qua,TPBank Phạm
Hùng đã tăng trưởng trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng,cao hơn so với mức
trung bình toàn ngân hàng Tiên Phong đạt được (12%).Đây là những tín hiệu đáng
mừng khẳng định nỗ lực làm việc và cống hiến không mệt mỏi của toàn ngân hàng
Tiên Phong nói chung và Phòng giao dịch Phạm Hùng nói riêng.
2.3 Đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của TPBank Phạm Hùng.
2.3.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn của TPBank Phạm hùng
Bảng 2.3:Tình hình huy động vốn vay của TPBank Phạm Hùng
• Đơn vị:triệu đồng
Phân loại
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013

Số tiền
TT%
Số tiền TT% Số tiền TT%
Số tiền TL % Số tiền TL %
Phân
theo
loại
hình
TGTT - Tiết kiệm KKH -
Tiền gửi khác
89.740 21,82 81.969 15,37 127.970 20,47 -7.771 -8,66 46.001 56,12
Tiết kiệm, tiền gửi CKH 321.122 78,08 450.429 84,46 496.627 79,44 129.307 40,27 46.198 10,26
Ký quỹ 412 0,10 904 0,17 563 0,09 492 119,42 -341 -37,72
Vốn nhận ủy thác, đầu

0 0 0 0 0 0 0 - 0 -
Phân
theo
nhóm
KH
Tổ chức kinh tế 116.843 28,41 109.489 20,53 164.855 26,37 -7.354 -6,29 55.366 50,57
Cá nhân 294.431 71,59 423.813 79,47 460.305 73,63 129.382 43,94 36.492 8,61
TỔNG DOANH SỐ 411.274 100% 533.302 100% 625.160 100% 122.028 29,67 91.858 17,22
 Nhận xét về hoạt động huy động vốn của TPBank-Phòng giao dịch
Phạm Hùng.
Quy mô vốn huy động của TPBank Phạm Hùng tăng qua các năm,đặc biệt là
năm 2013 so với năm 2012,mức tăng trưởng đạt được là 29,67 % tương đương
với giá trị 122.028 triệu đồng.Năm 2014,mức tăng so với năm 2013 có thấp
hơn,song vẫn là khá cao :17,22% tương đương 91.858 triệu đồng.Trong đó:
-Phần lớn nguồn vốn huy động của PGD là tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi có kì

hạn.Do “có kì hạn” nên tính ổn định cao hơn so với tiền gửi không kì hạn và tiền
gửi khác,điều này giúp PGD có thể chủ động hơn trong hoạt động đầu tư cũng
như phần nào hạn chế rủi ro thanh khoản.Tuy nhiên,chi phí lãi vay phải trả
cũng cao hơn.Do đó,PGD cần có những tính toán nhất định sao cho hợp lí trong
cơ cấu thời hạn hợp đồng huy động vốn.
-Bên cạnh đó,khách hàng gửi tiền đa phần là khách hàng cá nhân.Năm 2014,tuy
tỉ trọng có giảm hơn so với khách hàng doanh nghiệp xong sự chênh lệch vẫn là
khá lớn.PGD nên có sự chú trọng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn
bởi đây là nhóm đối tượng quan trọng.Mở rộng khách hàng doanh nghiệp
không chỉ giúp PGD nhanh chóng mở rộng quy mô giao dịch mà còn hạn chế chi
phí huy động đáng kể do cùng một lượng vốn huy động,số giao dịch của khách
hàng doanh nghiệp nhỏ hơn nhiều so với đối tượng khách hàng cá nhân.
Mặc dù sự tăng trưởng vốn huy động thể hiện sự phát triển về quy mô và tiềm
năng phát triển của song PGD cần có những những chính sách trong việc cân
đối giữa huy động và cho vay.Tránh trường hợp huy động nhiều song không có
hoặc không hiệu quả phía đầu ra,dẫn tới tình trạng tăng chi phí huy động trong
khi lãng phí nguồn vốn.
2.3.2 Hoạt động cho vay và đầu tư vốn của TPBank Phạm Hùng.
 Phân theo loại nợ
• Đơn vị : triệu đồng
Phân loại Nhóm nợ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Dư nợ TT % Dư nợ TT% Dư nợ TT %
Số tiền TL% Số tiền TL%
Phân theo
nhóm nợ

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
397.982 92,18526.755 94,46 579.854 95,38 128.773 32,36 53.099 10,08
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
26.811 6,21 9.086 1,63 17.022 2,80 -17.725 -66,11 7.936 87,34
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
1.382 0,32 12.993 2,11 2.371 0,39 11.611 840,16 -10.622 -81,75
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn)
130 0,03 618 0,11 7301 0,12 488 375,38 112 18,12
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
5.440 1,26 8.197 1,47 7.964 1,31 2.757 50,68 -233 -2,84
Phân theo
nhóm KH
Khách hàng cá nhân
171.014 39,61204.824 36,73 157.890 25,97 33.810 19,77 -46.934 -22,91
Khách hàng doanh nghiệp
260.731 60,39352.825 63,27 450,051 74,03
92.094 35,32 97.226 27,56
TỔNG CỘNG 431.745 100
557.64
9
100 607.941 100 125.904 29,1650.292 9,02
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của Phòng giao dịch)
 Nhận xét về hoạt động cho vay và đầu tư vốn của TPBank Phạm Hùng.
Cùng với sự tăng trưởng của huy động vốn,hoạt động cho vay và huy động vốn
của PGD cũng có mức tăng đáng kể qua các năm,đặc biệt trong năm 2013,mức
tăng của tổng vốn huy động lên tới 29,16% tương đương với 125.904 triệu
đồng.Sang năm 2014,mức tăng trưởng giảm xuống còn 9,02% tương đương với
giá trị 50.292 triệu đồng.Cụ thể:
-Đối tượng cho vay là Doanh nghiệp không ngừng được mở rộng.Xét về tỷ lệ
tăng trưởng,mức tăng trong 2 năm lần lượt là 35,32% và 27,56% cho thấy đây

là đối tượng khách hàng được PGD đặc biệt coi trọng.Điều này đồng nghĩa với
sự giảm đi trong tỷ trọng đối với nhóm khách hàng cá nhân.Tuy nhiên,nguồn vốn
cho vay trong một hợp đồng lớn cũng đồng nghĩa với khối lượng mất vốn cao khi
gặp phải rủi ro.Điều này đòi hỏi PGD cần chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp trong công tác thẩm định,đảm bảo nguồn vốn cho
vay đúng đối tượng,đúng mục đích sử dụng.
-Về cơ cấu nhóm nợ cho vay,tỷ lệ nợ xấu của PGD thấp hơn so với mặt bằng
chung song không ổn định qua các năm.Cụ thể, năm 2012 là 1,61%, năm 2013 là
3,69% và năm 2014 là 1,82%. Trong năm 2013,sự tăng trưởng mạnh về quy mô
nguồn vốn huy động cũng như cho vay tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng.Sang
năm 2014,con số này giảm đi đáng kể.Đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối
cảnh bài toán nợ xấu,nợ quá hạn vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong toàn
hệ thống ngân hàng.Tuy nhiên,không nên vì thế mà có sự lơ là,coi nhẹ tầm quan
trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 3:NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT CỦA NGÂN HÀNG
TMCP TIÊN PHONG -PHÒNG GIAO DỊCH PHẠM HÙNG
Vấn đề 1: Công tác thẩm định các dự án đầu tư của PGD còn nhiều hạn chế
Thẩm định dự án đầu tư trong hợp đồng cho vay luôn đóng một vai trò hết
sức quan trọng đối với quyết định cũng như chất lượng tín dụng.Đây chính là căn
cứ quan trọng nhất thể hiện được tiềm năng,khả năng sinh lời cho mỗi đồng vốn
ngân hàng bỏ ra.Cũng vì thế mà trong bối cảnh hiện nay khi mà nền kinh tế vẫn còn
nhiều biến động,để tiếp cận được nguồn vốn vay khiến các doanh nghiệp luôn “sẵn
sàng” làm những báo cáo đẹp,số liệu “ma” nhằm tiếp cận được nguồn vốn.Trong
khi đó,ở Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức xếp hạng và chấm điểm doanh nghiệp
nào thực sự uy tín. Vì vậy,các ngân hàng nói chung trong đó có TPBank Phạm Hùng
vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Trong
khối phòng kinh doanh không có chuyên viên thẩm định riêng biệt cũng như kiểm
soát viên mà chỉ dựa vào các chuyên viên quan hệ khách hàng và trợ lí,cùng với đó
quy trình thẩm định nhiều khi chưa thống nhất khiến việc thẩm định doanh nghiệp
và các dự án đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế.

Vấn đề 2:Tình hình quản trị rủi ro tín dụng chưa ổn định,tỷ lệ nợ xấu còn
tăng.
Trong thực tế hiện nay,nợ xấu vẫn được coi là cơn ác mộng đối ảnh hưởng trực
tiếp tới toàn nền kinh tế nói chung và TPBank Phạm Hùng cũng không phải ngoại
lệ.Nợ xấu tăng cao đẩy các ngân hàng vào tình trạng mất vốn,khiến các ngân hàng
thắt chặt tín dụng hơn và cuối cùng,nó trở thành “cục máu đông” làm tắc nghẽn
quá trình lưu thông và phát triển của nên kinh tế.
Ở Tpbank Phạm Hùng trong năm 2013,tỷ lệ nợ xấu tăng lên cao đột biến :3,69% .so
với năm 2012,đây là con số báo động cần được Ban lãnh đạo xem xét lại về các
chính sách tín dụng.Rủi ro thường đi kèm với lợi nhuận song cũng không nên vì thế
dẫn đến tình trang “tăng trưởng nóng” và cuối cùng tác động lại ngược lại khiến
ngân hàng đối diện với nguy cơ mất vốn.
PHẦN 4 : ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
-Hướng 1: “Nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng Tiên Phong Bank-phòng giao dịch Phạm Hùng ”
Thuộc Bộ môn:Quản trị tài chính
Học phần :Quản trị tài chính
-Hướng 2: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng của ngân hàng Tiên Phong
Bank-phòng giao dịch Phạm Hùng ”
Thuộc Bộ môn :Ngân hàng-chứng khoán
Học phần :Quản trị ngân hàng Thương mại 2

×