Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị xơ hoá cơ thẳng đùi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC VŨ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
XƠ HOÁ CƠ THẲNG ĐÙI
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: Ngoại chấn thương chỉnh hình
Mã số: CH.62.12.17.15
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ NGỌC HẢO
HÀ NỘI-2015
1
Đặt vấn đề
Cơ thẳng đùi là một cơ hai khớp của cơ tứ đầu đùi, cơ này tham gia vào
động tác gấp khớp hông cùng với cơ thắt lưng chậu và tham gia vào động tác
duỗi khớp gối cùng các cơ rộng giữa, rộng ngoài, rộng trong. Nếu vì một lý
do nào đó mà cơ thẳng đùi mất tính chun giãn, đàn hồi sẽ gây ảnh hưởng trực
tiếp tới cả động tác gấp khớp hông và duỗi khớp gối trong khi đi lại
Trên lâm sàng, bệnh nhân có bệnh lý xơ hoá cơ thẳng đùi có dáng đi
giang hông, đùi xoay ngoài và trong sinh hoạt, lao động sẽ gặp nhiều khó
khăn. Trẻ em khi bị những tật như vậy thường dễ mặc cảm ngại không muốn
tham gia các hoạt động hoà nhập cộng đồng như vui chơi, chạy nhảy.
Xơ hoá cơ thẳng đùi có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương,
viêm hoặc do tiêm thuốc nhất là tiêm kháng sinh vào trong cơ dẫn đếm tình
trạng mất tính chất đàn hồi của cơ.
Bệnh lý xơ hoá cơ sau tiêm gặp ở một số nước trên thế giới. Năm 1976
tác giả Bose K và Chong K [12] đã điều trị cho những trường hợp xơ hoá cơ
gây cứng duỗi khớp gối và đưa ra quan điểm: Cắt rời phần cơ xơ hoá khi có


tình trạng hạn chế vận động
Tại Việt Nam từ 1985 Đặng Kim Châu, Đoàn Lê Dân và cộng sự [1]
thông báo 15 trường hợp cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh trong cơ
đùi. Tác giả nhận thấy loại thuốc hay đươc sử dụng là Penixilin và
Steptomyxin. Cùng năm 1985 Nguyễn Ngọc Hưng và Nguyễn Xuân Thụ
thông báo 10 trường hợp cứng duỗi khớp gối sau tiêm trong cơ đùi.
Trong những năm gần đây, bệnh xơ hoá cơ ở trẻ em trong đó có xơ hoá
cơ thẳng đùi đang là mối quan tâm của ngành Y tế và của xã hội. Nguyên nhân
gây xơ hoá cơ đang được xác định. Biện pháp dự phòng đang được đặt ra.
2
Với ý nghĩa thời sự như trên, để góp phần nâng cao chất lượng phòng
bệnh và điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
phẫu thuật điều trị xơ hoá cơ thẳng đùi tại Bệnh viện Nhi Trung ương”
Với mục đích:
1. Mô tả mét số đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học của xơ hoá cơ
thẳng đùi ở trẻ em đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi
Trung ương
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị xơ hoá cơ thẳng đùi bằng
phương pháp cắt rời 1/3 giữa cơ
3
Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Một số cơ sở giải phẫu liên quan đến gấp, duỗi khớp hông, khớp gối
1.1.1. Cơ tứ đầu đùi
Cơ tứ đầu gồm ba cơ một khớp và một cơ hai khớp, những cơ này tạo
thành một gân chung bám vào xương bánh chè. Chức năng chính của cơ tứ
đầu là duỗi khớp gối [4]
Ba cơ một khớp bao gồm:
* Cơ rộng trong, cơ rộng ngoài: nguyên uỷ bám ở hai bên đường ráp
của xương đùi

Cơ réng giữa hay còn gọi là cơ đùi sâu, bám vào mặt trước và mặt
ngoài xương đùi
Hình 1.1.a. Cơ tứ đầu đùi
1. Cơ thẳng đùi
2. Cơ rộng ngoài
3. Cơ rộng trong
2
1
3
4
Hình 1.1.b. Thiết đồ cắt ngang cơ tứ đầu đùi ở 1/3 giữa đùi
* Cơ thẳng đùi là cơ hai khíp hay còn gọi là cơ thẳng trước, có hai đầu
nguyên uỷ bám vào gai chậu trước dưới và vành ổ cối sau đó thớ cơ đi thẳng
xuống dưới mặt trước đùi. Đây là một cơ tham gia vào động tác gấp khớp hông
cùng cơ thắt lưng chậu, tham gia vào động tác duỗi khớp gối cùng cơ một khớp
của cơ tứ đầu. Trong trường hợp cơ thẳng đùi bị xơ hoá, mất tính đàn hồi và co
ngắn lại thì động tác duỗi khớp hông và gấp khớp gối sẽ bị hạn chế.
1.1.2 Cơ căng cân đùi và dải chậu chầy
- Cơ căng cân đùi là một cơ gồm có hai phần, phần trên là cơ. phần
dưới là cân đi từ xương chậu đến khớp gối [45], [46], [54], [63], [64]. Cơ liên
tiếp với mảmh chậu mấu, bám vào mào chậu và gai chậu trước trên, các thớ
cơ hợp thành một thân cơ dẹt đi xuống và hơi chếch ra sau để nối liền với cân
đùi ở 1/3 trên của đùi. Do vậy cơ này liên tiếp với cân chậu mấu ở giữa, cơ
mông to ở sau và cơ căng cân đùi ở trước. Gân cơ căng cân đùi bám tận vào
5
lồi củ Gerdy và mặt ngoài của đầu trên xương chày, gân có nhiều thớ đi qua
mặt trước xương bánh chè
Hình1.2. a. Cơ căng cân đùi
1. Cơ căng cân đùi
2. Cơ may

1
2
6
Hình1.2. b. Cơ căng cân đùi nhìn nghiêng
- Dải chậu chày: là một dải thẳng rất dầy do mảnh chậu mấu và cân đùi
tạo nên. Dải này đi từ mào chậu tới lồi củ Gerdy[4]. Dải chậu chầy tiếp giáp
mặt trước với cơ rộng ngoài, ở sau với cơ nhị đầu. Dải chậu chày căng ở cả
hai vị trí gấp và duỗi của khớp gối
Dải chậu chày được chi phối vận động bởi nhánh cùng của dây thần
kinh mông trên
+ Chức năng của dải chậu chày
- Căng cân đùi
- Duỗi cẳng chân
- Giang đùi và xoay đùi ra ngoài.
- Giữ thăng bằng khi đứng một chân.
7
1.1.3 Cơ thắt lưng chậu
Là một cơ từ vùng thắt lưng và vùng chậu đến bám tận vào khu đùi
trước gồm hai phần bó chậu và bó thắt lưng [4].
Nguyên uỷ bó chậu: Bám vào mào chậu và hố chậu
Bó thắt lưng lớn: Bám vào thân mỏm ngang và đĩa gian sống các đốt
D12-TL1 đến TL4. Các thớ cơ được bọc trong một cân dày chắc gọi là mạc
chậu.
Bám tận vào mấu chuyển nhỏ
Động tác : Gấp đùi vào thân hay ngược lại gấp thân vào đùi, nghiêng
phần thắt lưng

Hình 1.3. Cơ thắt lưng chậu
1.1.4. Đặc điểm của khung chậu
8

Hình 1.4. Xương chậu
Khung chậu được tạo thành do ba xương [4]: Xương cánh chậu ở trên
(có gai chậu trước dưới), xương mu ở trước và xương ngồi ở sau. Ba xương
chắp với nhau thành khung chậu. Trung tâm của sự chắp nối này ở giữa là ổ
cối. Xương cánh chậu cong về phía trước ở trên ngoài so với ổ cối và có gai
chậu trước dưới là nguyên uỷ của cơ thẳng đùi.
Dựa vào đặc điểm giải phẫu từ ba điểm [19]
A. Gai chậu trước dưới (nguyên uỷ của cơ thẳng đùi)
B. Ổ cối (tâm của chỏm xương đùi)
C. Xương bánh chè (bám tận của cơ thẳng đùi)
Trong quá trình gấp, duỗi, giang, khép của khớp hông cạnh AB không
thay đổi do điểm AB cố định.
9
Cạnh AC tương ứng với cơ thẳng đùi, cạnh này thay đổi về chiều dài
trong hoạt động gấp duỗi khớp gối, khớp hông khi cơ còn tốt, có độ đàn hồi.
Khi cơ thẳng đùi bị xơ hoá, cạnh AC không thay đổi về chiều dài.
Hình 1.5 Khớp hông trong tư thế giang
Khi khớp hông ở vị trí O
0
ta có tam giác ABC góc ABC = α.
⇒ AC > BC > AB
Khi khớp hông giang ra ngoài
Góc A
1
B
1
C
1
= β
So sánh 2 góc thấy góc β < góc α

Khi đó cạnh A
1
C
1
< cạnh AC một khoảng dư C
1
C
1
’.Với khoảng dư
C
1
C
1’
xương bánh chè có thể vượt qua mặt trước khớp gối.
Như vậy, khớp gối của trẻ có thể gấp được trong tư thế khớp hông
giang mặc dù chiều dài cơ thẳng đùi không thay đổi (cơ thẳng đùi mất độ đàn
hồi do xơ hoá)
10
Hình 1.6 Cơ thẳng đùi
I. Tư thế đứng
II. Khớp hông gấp, khớp gối gấp
III. Khớp hông gấp, khớp gối duỗi
IV. Khớp hông duỗi, khớp gối duỗi
So sánh I và III : Cơ thẳng đùi thu ngắn một khoảng bằng e
So sánh I và IV: Cơ thẳng đùi tăng một khoảng bằng f
Như vậy, hoạt động gấp duỗi của khớp gối phụ thuộc vào vị trí của
khớp hông và ngược lại hoạt động gấp duỗi của khớp hông phụ thuộc vào vị
trí của khớp gối. Hoạt động gấp duỗi khớp hông và khớp gối phụ thuộc vào
nhau thông qua cơ thẳng đùi vì cơ thẳng đùi là cơ hai khớp.
Khoảng cách cơ thẳng đùi tương đương khoảng cách giữa gai chậu

trước dưới và đầu trên diện xương bánh chè.
11
-Khoảng cách này bằng ac khi khớp hông gÊp (vị trí III) sẽ ngắn hơn
khoảng cách ab khi khớp hông trung gian (vị trí I, tư thế đứng) một khoảng
bằng e.
- Khoảng cách ad khi khớp hông duỗi (vị trí IV ) sẽ tăng hơn khoảng
cách ab khi khớp hông trung gian (vị trí I) một khoảng bằng f
- Cơ thẳng đùi căng trong tư thế khớp hông duỗi, khi cơ còn tốt, khả
năng đàn hồi còn, thì gối vẫn gấp được trong tư thế khớp hông duỗi (tư thế
căng nhất của cơ thẳng đùi) với góc gấp 120 độ
- Khi cơ thẳng đùi bị xơ hoá mất tính chất đàn hồi, ở tư thế khớp hông
duỗi, khớp gối không thể gấp được vì chiều dài cơ thẳng đùi không thay đổi.
1.1.5. Dây thần kinh đùi
Là một ngành lớn nhất của đám dối thần kinh thắt lưng do các nhánh
trước của dây thắt lưng L
2
, L
3
, L
4
tạo nên [4] , [47], [48], [63], [65]. Thoạt tiên
chạy qua cơ thắt lưng chậu, khi tới mào chậu, dây thần kinh đùi thoát ra ở bờ
ngoài cơ này, để xuống nằm ở giữa cơ thắt lưng và cơ chậu. Khi tới gần bẹn
thì cơ thắt lưng và cơ chậu thu hẹp lại nên dây thần kinh đùi đi theo bê trong
gân cơ thắt lưng chậu trong bao cơ. Khi sắp tới cung đùi, dây thần kinh đùi
phân chia thành 4 nhánh cùng. Các nhánh này không tách ra ngay mà tụm lại
thành bó, nằm trong bao cơ ở vùng tam giác Scarpa ngay ngoài động mạch đùi.
12
Hình 1.7. Dây thần kinh đùi
1. Dây thần kinh đùi

2. Động mạch đùi
3. Tĩnh mạch đùi
Dây thần kinh đùi chia thành 4 nhánh, xếp thành 2 lớp, lớp nông có dây
thần kinh cơ bì ngoài và trong, lớp sâu có dây thần kinh cơ tứ đầu đùi và dây
thần kinh hiển trong. Dây thần kinh cơ tứ đầu đùi được phân thành 2 nhánh:
Nhánh thứ nhất chia thành 3 nhánh cho cơ thẳng đùi, cơ rộng ngoài và cơ rộng
giữa. Nhánh thứ hai chi phối cho cơ rộng trong.
1.1.6. Động mạch đùi sâu
13
Hình 1.8 Các động mạch của đùi
Cung cấp máu cho cơ tứ đầu là động mạch chính của đùi vì phân nhánh
vào gần hết của cơ đùi. Động mạch đùi sâu chia thành 4 nhánh: Động mạch
cơ tứ đầu, động mạch mũ ngoài hay trước, động mạch trong hay sâu và các
động mạch xiên.
14
1.1.7. Xương bánh chè
Hình 1.9 Xương bánh chè
Là một xương hình tam giác, hơi tròn, nằm trước đầu dưới xương đùi
như một cái mũ bảo vệ khớp gối. Xương bánh chè được bao bọc bằng gân cơ
tứ đầu, cho nên nó được coi như một xương vừng nội gân[4], [11], [27], [40].
Chức năng của xương bánh chè là làm tăng chức năng của cơ tứ đầu bằng sự
dịch chuyển ở trước đường hoạt động của cơ.
15
1.1.8. Tầm vận động của khớp gối
Khớp gối có hai độ hoạt động: gấp - duỗi và xoay nhưng động tác xoay
chỉ là phụ và thực hiện được khi khớp gối gấp.
1.1.8.1. Độ gấp - duỗi: Dây chằng là cử động chính của khớp gối.
Khi gấp có hai động tác: lăn và trượt
1.1.8.2. Xoay chủ động khớp gối
Chỉ thực hiện được khi khớp gối gấp khoảng 25

o
thì có thể xoay ngoài
được 40
o
, xoay trong được 30
o
.
Đưa sang bên, chỉ làm được khi gấp gối 25
o
và dây chằng bắt
chéo Ýt căng.
1.1.8.3. Chức năng vận động
Tầm vận động chủ yếu là gấp - duỗi. Khi khớp gối bị hạn chế duỗi, gấp
sẽ gây nên hạn chế chức năng, trên thực tế người ta thấy rằng:
0
o
duỗi và 65
o
gấp tối thiểu để cần thiết có dáng đi bình thường.
75
o
gấp để đi lên thang gác.
90
o
gấp để đi xuống thang gác
110
o
gấp để đi xe đạp, xe máy.
Tầm vận động khớp gối theo phương pháp Zero: Duỗi 0
o

- gấp 140
o

1.1.9. Dáng đi khi cơ khớp chi dưới bình thường
Trong khi đi những yếu tố liên quan đến động tác này là: Lực cơ tứ đầu
đùi, sự phối hợp thần kinh, cơ thắt lưng chậu, cơ gấp cẳng chân, góc hạn chế
vận động, cơ quan thụ cảm bản thể, mối liên quan của khớp (khớp háng, khớp
gối, khớp cổ chân)[19], [20], [25], [32], [34].
Trong dáng đi bình thường toàn bộ trọng lượng cơ thể trên xương chậu
bao gồm:
16
Thân 50% toàn bộ trọng lượng cơ thể, đầu 8%, chi trên 8% và trong
pha lắc lư chân là 15%. Khi đi lại chân chịu trọng lượng 85% toàn bộ
trọng lượng cơ thể.
Trong pha lắc lư, đầu tiên chân đưa ra trước chuẩn bị cho gót tiếp đất,
đến pha đứng, khớp háng gấp 20
o
và gối gấp 60
o
giữa pha lắc lư (vị trí III hình
1.9) Khớp gối gấp nhẹ và cổ chân gấp để chuyển tới mặt đất. Tại điểm cuối
pha lắc lư khớp gối duỗi hết. Pha đứng bắt đầu ngay trên chân lắc lư, hướng
tới mặt đất trước thân cơ thể. Gót tiếp xúc với mặt đất và gót gấp nhẹ, hãm sự
chạm mạnh (≈ 15
o
). Giữa pha đứng bàn chân bằng trên mặt đất khớp gối duỗi
dần dần chuẩn bị cho tới khi khớp gối gấp 35
o
.
Cơ hoạt động trên khớp gối như sau: tại thời điểm bắt đầu pha lắc lư,

đầu ngắn cơ nhị đầu, cơ may, cơ thon co ngắn lại đến giữa pha lắc lư và hoạt
động cho đến cuối pha này. Cơ tứ đầu co làm duổi khớp gối. Tại gót chân (bắt đầu
pha đứng) cơ tứ đầu co duy trì khớp gối duỗi và chuẩn bị cho giữa pha đứng.
Trong pha lắc lư, xương chậu xoay trong trên xương đùi, tiếp tục suốt
khoảng 1/5 thời gian đầu tiên của pha đứng. Xương chậu bắt đầu xoay ngoài
và xương đùi cũng xoay ngoài cho tới khi bắt đầu pha lắc lư. Sự xoay ngoài
của toàn bộ chân cũng đồng thời kèm theo sấp và ngửa bàn chân. Từ gót
chân đến bàn chân ngửa trở lên sấp ở giữa pha đứng, tiếp tục sấp cho tới
hết pha này.
Ngón chân rời mặt đất, pha lắc lư bắt đầu, gốí gấp 45
o
trong tư thế khớp
hông 0
o
(vị trí II, hình 1.9).
Trong thời điểm đó, bàn chân ở vị trí ngang bằng. Đùi xoay đã kéo theo
khớp gối, đùi xoay khoảng 6
o
,xương chày 9
o
→ 10
o
và cùng có một số xoay
theo momen xoắn tại khớp gối.
17
Vùng khoeo trở lên hoạt động tại thời điểm cuối của pha lắc lư và kéo
dài suốt thời gian của pha này, lắc lư cẳng chân giúp giảm gấp khớp gối. Tại
gót ở cuối pha đứng giảm gấp thụ động của bàn chân.
Ở những bệnh nhân bị hạn chế gấp khớp gối để bù lại khớp hông giang
để tránh cho ngón chân va quyệt xuống mặt đất trong pha lắc lư.

18
Hình 1.10 Dáng đi bình thường
19
1.2. Đặc điểm lâm sàng, tổn thương giải phẫu bệnh xơ hoá cơ thẳng đùi
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Cơ thẳng đùi là một cơ 2 khớp. Cơ này tham gia vào hoạt động tác gấp
khớp hông cùng cơ thắt lưng chậu và tham gia vào động tác duỗi khớp gối
cùng cơ rộng trong, rộng ngoài và rộng giữa.
Khi cơ thẳng đùi bị xơ hoá mất độ đàn hồi, sẽ ảnh hưởng ngay đến
động tác gấp của khớp gối và duỗi của khớp hông.
Theo Bose K [12], xơ hoá cơ thẳng đùi trên lâm sàng có một triệu chứng
rất quan trọng là khi gấp cẳng chân vào đùi thụ động thì khớp hông cũng phải co
gấp theo.
Về đặc điểm lâm sàng của xơ hoá cơ thẳng đùi một số tác giả đề cập
đến dáng đi của cứng khớp gối, không gấp được gối khi khớp hông duỗi.
Tuy nhiên những đặc điểm chính về lâm sàng chưa được đề cập.
+ Trong dáng đi của trẻ: trẻ đi lệch, chân bị bệnh thường giang và xoay
ra ngoài trong pha lắc lư để đưa chân tới mặt phẳng phía trước hoặc trẻ đi
giống dáng đi của cứng khớp gối đặc biệt trong những đoạn đường hẹp – chật
như hành lang hẹp chỉ một người đi hay cầu thang hẹp.
- Nếu trẻ bị xơ hoá cơ thẳng đùi 2 bên thì khó khăn trong việc bước lên
cầu thang hẹp lúc đó trẻ phải cúi gập người xuống (gấp hông) mới có thể gấp
được gối – co được đùi vào bụng để bước lên cầu thang.
- Khi trẻ nằm sấp trẻ có thể tự co được chân bên bệnh để gót chân chạm
gần mông nhưng lúc đó, đùi của trẻ phải giang ra ngoài hoặc đồng thời gấp
khớp hông cùng bên.
Làm nghiệm pháp Ely để kiểm tra mức độ chun giãn của cơ thẳng đùi
bằng cách sau [12]:
20
Hình 1.11 Nghiệm pháp Ely

Để trẻ nằm sấp, bụng đùi Ðp sát mặt giường (khớp hông 0
o
) hai gối sát
nhau cho trẻ gấp gối thụ động (góc gấp gối thụ động và chủ động thường là
bằng nhau tuỳ mức độ nặng nhẹ, gối gấp từ 0
o
→ 120
o
).
Xơ hoá cơ thẳng đùi được khẳng định là có co ngắn nếu khi gấp khớp
gối thụ động thì đồng thời bệnh nhân gấp khớp hông cùng bên [12].
Nghiệm pháp Ely được dùng để đánh giá khả năng đàn hồi của cơ
thẳng đùi. Nghiệm pháp này có tính đặc hiệu cao khi dáng đi bình thường thì
làm nghiệm pháp Ely cho kết quả âm tính.
Nghiệm pháp cũng có độ nhạy cao: những trường hợp xơ hoá cơ thẳng
đùi thì làm nghiệm pháp Ely sẽ cho kết quả dương tính. Ngược lại trong tư thế
gối gấp, khớp hông không giang cho trẻ duỗi khớp hông hoặc đưa khớp hông
về O
o
không thực hiện được lúc đó khớp hông trong tư thế gấp.
21
Ngoài ra trẻ còn được kiểm tra tình trạng của dải chậu chày, cơ căng
cân đùi bằng nghiệm pháp Ober như sau [52]:
Hình 1.12 Nghiệm pháp Ober
Trẻ nằm nghiêng, chi lành duỗi thẳng, chi bệnh gấp gối 90
0
, khép đùi chi
bệnh vào. Nghiệm pháp này cho kết quả dương tính khi dải chậu chày và cơ
căng cân đùi căng, lúc đó không khép được hông, góc khép mất. Nếu cơ căng
cân đùi và dải chậu chày bình thường thì test này âm tính, còn góc khép .

Trẻ vẫn đứng lên, ngồi xuống bình thường, gấp khớp hông, duỗi
khớp gối tốt.
1.2.2. Tổn thương giải phẫu bệnh lý
1.2.2.1. Tổn thương đại thể
22
Thông báo của Nemoto F (1980) [58] nhận thấy cơ thẳng đùi xơ hoá
nhưng có ranh giới rõ với cơ lành. Cơ xơ hoá có cảm giác “cứng như gỗ” như
đã được Jonhson K.R, Hsueh W.A, Glusman S.M (1976) [49] mô tả.
Tác giả faiband J.J và Benet A. M [30] mô tả có thể sờ thấy một dải xơ
căng cứng khi gấp gối, có thể thấy ngay sát trên xương bánh chè.
Trong mổ Mukherjee P.K [57] đã thấy có những trường hợp có lõm da,
tại đó tổ chức dưới da dính với cân đùi và với cơ thẳng đùi.
Cân đùi thường dày chắc dính vào mặt trước của cơ thẳng đùi [58].
1.2.2.2. Tổn thương vi thể
Tiêu bản được nhuộm theo phương pháp khác nhau.
+ Phương pháp thông thường: Hemateine + Eosin
+ Phương pháp đặc biệt: P.A.S phát hiện chất kính
+ Hicks: phát hiện sợi võng
Theo Nguyễn Ngọc Hưng [8], tổn thương nhận thấy trên vi thể được
phân loại theo mức độ tổn thương xơ hoá cơ .
+ Mức độ nặng: tế bào xơ hoá chiếm diện rộng, dày đặc tế bào xơ trên
tất cả các vi trường, không xen lẫn tế bào thoái hoá kính.
+ Mức độ vừa: tế bào xơ và tế bào cơ thoái hoá kính xen lẫn nhau
nhưng chủ yếu là tế bào xơ. Trên tất cả các vi trường, không có tế bào cơ bình
thường, diện xơ hoá hẹp.
+ Mức độ nhẹ: xen lẫn giữa tế bào xơ và tế bào thoái hoá kính chiếm đa
số. Không thấy có tế bào cơ trên các vi trường
Thoái hoá cơ.
23
+ Mức độ nặng: trên vi trường tế bào cơ thoái hoá kính chiếm diện rộng

có hoặc không có tế bào cơ bình thường nếu có vân cơ rất mờ.
+ Mức độ vừa: trên vi trường, tế bào cơ thoái hoá kính và tế bào cơ có
vân cơ rất mờ xen lẫn nhau. Diện thoái hoá hẹp và tế bào thoái hoá kính thấy
ở tất cả các vi trường.
+ Mức độ nhẹ: trên vi trường, tế bào thoái hoá kính xen tế bào cơ bình
thường. Tế bào thoái hoá kính không thấy trên tất cả các vi trường.
Hình 1.13. Rối loạn quá trình hình thành colagen trong xơ hoá cơ.
Năm 1988 Chen SS [20] làm sinh thiết thấy cơ xơ hoá có ranh giới và
tổ chức sợi xơ đã xen vào tổ chức cơ, mất sợi colagen, đường kính tế bào cơ
thay đổi. Tác giả nêu giả thiết quá trình dẫn tới tình trạng xơ hoá cơ và thoái
hoá cơ là do thiếu hụt hoặc do rối loạn quá trình hình thành colagen. Còng do
tiêm nhiều lần trong cơ gây viêm cơ, giải phóng độc tố cơ và tác động vào
quá trình hình thành colagen. Quá trình hình hình colagen bị rối loạn tạo cơ
sở cho cơ bị xơ hoá.
Trong quá trình làm giải phẫu bệnh, Nguyễn Ngọc Hưng [8] đã nhận
thấy có 7 trường hợp tiêm kháng sinh trong cơ ngay trong ngày thứ nhất đã
thấy hiện tượng chảy máu dưới cân và trong cơ.
Trong 4 trường hợp khác sau tiêm kháng sinh trong cơ ở tuần thứ hai
thấy cơ chảy máu tạo thành từng đám có màu tím sẫm trong khe kẽ tổ chức
24
cơ, khi cố định để làm tiêu bản. Khu vực tiêm kháng sinh sau 10 ngày trong
mổ nhận thấy khu vực được tiêm kháng sinh biểu hiện phù nề rõ. Trong khi
đó tại nơi tiêm trên lâm sàng lại không có biểu hiện gì đặc biệt. Trên vi thể tác
giả nhận thấy sự xuất hiện xâm nhập mạnh của tế bào viêm, hình ảnh của một
viêm cơ điển hình. Cơ vùng xơ hoá đã được các tác giả cho làm: sinh thiết,
thu được kết quả chung: tổ chức cơ xơ hoá, kích thước của tế bào cơ giảm.
Tóm lại: trong giải phẫu bệnh lý các tác giả cho thấy tình trạng cơ bị xơ
hoá ở những cơ liên quan trực tiếp với vị trí thường quy định tiêm trong cơ.
Trên vi thể cơ xơ hoá biểu hiện tăng sinh tổ chức và giảm kích
thước tế bào cơ.

1.3. Tình hình mắc bệnh xơ hoá cơ trên thÕ giới và trong nước
1.3.1. Trên thế giới
Năm 1961 khi mổ cho 12 bệnh nhân có cứng duỗi khớp gối, tác giả
Hnevkosky [41] đã nhận thấy có tình trạng xơ hoá cơ rộng giữa. Tác giả cho
rằng có thể do bẩm sinh.
Năm 1974 Kulkami L[51] giới thiệu một số bệnh nhân bị xơ hoá cơ
thẳng đùi ở độ tuổi trẻ nhỏ. Những bệnh nhân này đã được tiêm kháng sinh
vào đùi. Tác giả cho rằng nguyên nhân gây xơ hoá cơ là do tiêm.
Năm 1975 tại Nhật Bản Chiu SS và cộng sự [23] đã gặp bệnh nhân xơ
hoá cơ tứ đầu đùi ở trẻ em mà tiền sử có tiêm trong cơ đùi. Vì vậy tác giả nhận
định nguyên nhân làm xơ hoá cơ tứ đầu đùi là do tiêm kháng sinh nhiều lần vào
mặt trước đùi.
Năm 1975 Hessels G [39] nhân một trường hợp xơ hoá cơ tứ đầu đùi
do tiêm kháng sinh trong cơ. Tác giả đã xem xơ hoá cơ sau tiêm kháng sinh là
một biến chứng.

×