Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Lời mở đầu.
Để đáp ứng được yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Đảng và Nhà nước đã khẳng định giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng, đi
trước một bước, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải, tạo sự đồng bộ.
Trong đó, tận dụng thế mạnh của mạng lưới sông kênh, rạch có mật độ cao, chảy
qua hầu hết các tỉnh, thành phố, thị xã đến tận thôn, ấp và các sông lớn liên quan
tới nhiều nước trong khu vực có khả năng vận tải cao đang còn nhiều việc phải làm.
Ý thức được vấn đề này Bộ giao thông vận tải đã tiến hành xây dựng Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải đường thuỷ và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển vận tải thuỷ nội địa đến năm 2020.
So với các phương thức vận tải khác, vận tải thuỷ có nhiều ưu việt: Giá thành hạ,
vận tải được nhiều, ít gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng được việc chuyển chở khối
lượng lớn cho các khu công nghiệp, chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng.
Là một cơ quan trực thuộc Tổng công ty vận tải thuỷ, Chi nhánh Hoà Bình đã và
đang có những bước chuyển biến để ngày càng phát triển dịch vụ kinh doanh vận
chuyển bằng đường thuỷ nội địa nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế
hiện nay trên cơ sở phát huy những tiềm năng sẵn có của mình. Trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh Chi nhánh Hoà Bình thì dịch vụ vận chuyển hành khách
và hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa là hoạt động chính và đem lại lợi nhuận cao,
đồng thời là nguồn thu chính cho Chi nhánh. Để có thể thấy được rõ hơn về hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh, trong chuyên đề này trình bày về chế độ pháp lý
và thực tiễn việc ký kết, thực hiện hợp đồng của Chi nhánh Hoà Bình trực thuộc
Tổng công ty vận tải thuỷ.
Để hoàn thành chuyên đề này em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
hướng dẫn: Ths. Đinh Hoài Nam và Ths. Nguyễn Hoàng Vân.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Chương I: Pháp luật Việt Nam với hợp đồng dịch vụ vận
chuyển đường thuỷ nội địa.
1.1. Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa:
1.1.1. Một số khái niệm chung:
1.1.1.1. Khái niệm chung về hợp đồng vận chuyển:
Đã từ lâu các hoạt động trao đổi, buôn bán của con người được thực hiện qua việc
ký kết hợp đồng. Khi có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ
trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng.
* Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự.
- Khái niệm hợp đồng dân sự:
Theo Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 338 thì hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy,
hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực
hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay
chấm dứt các nghĩa vụ đó.
- Đặc điểm của hợp đồng dân sự:
+ Đối tượng của hợp đồng dân sự là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không phải làm.
+ Chủ thể của hợp đồng dân sự:
Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân; pháp nhân; hộ gia đình.
• Trường hợp chủ thể là cá nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự phải có
năng lực hành vi dân sự
• Trong trường hợp chủ thể là pháp nhân: Pháp nhân là những tổ chức (một tập
thể người) có đầy để các điều kiện do pháp luật quy định để trở thành một chủ
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Các điều kiện này bao gồm: Được
thành lập một cách hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để gắn kết, liên kết
các thành viên của các tổ chức đó lại; Có tài sản độc lập với tài sản của cá
nhân hoặc tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Được nhân
danh mình để tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
• Trường hợp chủ thể là hộ gia đình : Trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự
hộ gia đình phải chịu trách nhiệm về những quyền và nghĩa vụ do người đại
diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.
+ Hình thức của hợp đồng dân sự:
Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã
xác định. Theo Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 thì:
• Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải
được giao kết bằng một hình thức nhất định.
• Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng
văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì
phải tuân theo các quy định đó.
• Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Nội dung của hợp đồng dân sự:
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham
gia giao kết hợp đồng đã thoả thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và
nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Theo Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 thì tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có
thể thoả thuận về những nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng; Giá,
phương thức thanh toán;Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạt vi phạm
hợp đồng; Các nội dung khác.
Để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng, thông thường
các điều khoản trong nội dung của hợp đồng dân sự được chia ra thành các loại
sau:
+ Điều khoản cơ bản (có thể là: Đối tượng, giá cả, địa điểm…)
+ Điều khoản thông thường: Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản (đối tượng của
hợp đồng mua bán tài sản) là tại nơi cư trú của người mua đã trả tiền và trong
hợp đồng các bên không thoả thuận về địa điểm giao tài sản.
+ Điều khoản tuỳ nghi: Là các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng
tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của
các bên
* Khái niệm và đặc điểm hợp đồng thương mại (HĐTM):
- Khái niệm HĐTM: Theo Luật thương mại 2005, HĐTM được áp dụng ký kết
giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên không phải thương
nhân nếu bên này đồng ý áp dụng Luật thương mại, làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hoạt động thương mại, hay hoạt động mua bán hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ.
- Đặc điểm của HĐTM:
+ Đối tượng của hợp đồng thương mại: Hàng hoá để mua bán hoặc dịch vụ được
cung ứng.
+ Chủ thể của HĐTM: Theo khái niệm thì chủ thể của HĐTM bao gồm: Thương
nhân; cá nhân, tổ chức không phải thương nhân.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
• Thương nhân là chủ thể của HĐTM là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh và tiến hành một cách thường xuyên, độc lập các hoạt động thương mại
nhằm mục đích lợi nhuận.
• Các chủ thể khác không phải là thương nhân: như cá nhân, tổ chức không phải
là pháp nhân.
+ Về hình thức của HĐTM :
Các hình thức của HĐTM được quy định trong Luật thương mại cũng giống quy
định trong Bộ luật dân sự 2005. Gồm các hình thức sau:
• HĐTM có thể được ký kết bằng lời nói (bằng miệng).
• HĐTM có thể được ký kết bằng văn bản hoặc hình thức tương đương văn bản
+ Nội dung của HĐTM:
Cũng như hợp đồng dân sự, nội dung của HĐTM cũng bao gồm các điều khoản
sau: Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm,
phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác.
Các điều khoản trong HĐTM cũng được chia ra thành các loại:
+ Điều khoản cơ bản: (có thể là: Đối tượng, giá cả, địa điểm…)
+ Điều khoản thông thường: Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản (đối tượng của
hợp đồng mua bán tài sản) là tại nơi cư trú của người mua đã trả tiền.
+ Điều khoản tuỳ nghi: Là các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng
tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển:
- Khái niệm: Hợp đồng vận chuyển là hợp đồng dịch vụ cụ thể với hành vi dịch vụ
là vận chuyển hành khách hoặc tài sản.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Nguồn luật điều chỉnh về hợp đồng vận chuyển: Điều 527 - Điều 546 Bộ luật dân
sự 2005.
- Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển:
+ Đối tượng của hợp đồng vận chuyển là vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách, có
sự dịch chuyển đối tượng từ nơi này đến nơi khác. Đối với đối tượng là hành khách
có thể có hoặc không mang theo hành lý. Đối tượng là tài sản phải là động sản.
+ Hợp đồng vận chuyển phải được thực hiện bằng phương tiện vận chuyển.
+ Người vận chuyển phải là người có tính chuyên nghiệp tức là được phép của Nhà
nước, tiến hành công việc một cách thường xuyên.
+ Giữa các bên giao kết hợp đồng sẽ có sự thoả thuận về việc xác định lộ trình, lịch
trình vận chuyển.
+ Hợp đồng vận chuyển là hợp đồng song vụ, có đến bù
- Theo Bộ luật dân sự 2005 chia hợp đồng vận chuyển làm hai loại: Hợp đồng vận
chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
* Về hợp đồng vận chuyển hành khách:
Theo Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 527 có định nghĩa về hợp đồng vận chuyển hành
khách như sau: Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo
thoả thuận còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hành khách có các đặc điểm pháp lý sau:
- Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng song vụ, theo đó: Bên vận chuyển
có quyền yêu cầu hành khách mua vé theo quy định và chấp hành đầy đủ các quy
định về vận chuyển hành khách. Bên vận chuyển có nghĩa vụ xuất hành đúng giờ,
trả khách đúng địa điểm….
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
- Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng có đền bù, bởi vận chuyển hành
khách là loại dịch vụ kinh doanh có điều kiện, tiền mua vé là lợi ích vật chất mà
bên vận chuyển hướng tới. Nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài các doanh nghiệp kinh
doanh vận chuyển hành khách buộc phải giải thể.
* Về hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
- Khái niệm: Theo BLDS 2005 2005 tại Điều 535, hợp đồng vận chuyển hàng hoá
là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài
sản tới địa điểm đã quy định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền
nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
- Các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là hợp đồng song vụ. Theo đó bên vận chuyển và
bên thuê vận chuyển đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau.
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là hợp đồng có đền bù. Vận chuyển hàng hoá là
một dịch vụ phổ biến. Phương tiện vận chuyển đa dạng như tầu bay, tầu thuỷ, ô tô,
thậm chí xích lô và xe máy. Trong hợp đồng vận chuyển giá cước vận chuyển là lợi
ích bên vận chuyển hướng tới để chi phí cho việc vận chuyển và tích luỹ vốn.
1.1.1.3. Hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa:
Hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa là một hợp đồng vận chuyển trong đó
bên vận chuyển sử dụng phương tiện thuỷ nội địa để thực hiện yêu cầu của bên
thuê vận chuyển.
Trong hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa thì chủ thể bao gồm: Người vận
chuyển, người kinh doanh vận chuyển, người thuê vận chuyển, người nhận hàng.
Bởi hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa là loại hợp đồng dịch vụ nên có đầy
đủ các đặc điểm của một hợp đồng dịch vụ như: Là hợp đồng song vụ, có đền bù.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Ngoài ra hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa cũng được chia ra làm hai loại
đó là: hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa và hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa.
Theo quy định của Luật GTĐTNĐ 2004 đưa ra định nghĩa về hai loại hợp đồng
như sau:
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách (Điều 81): là sự thoả thuận giữa người kinh
doanh vận chuyển và người thuê vận chuyển về vận chuyển hành khách, hành lý từ
cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và
quyền lợi của các bên.
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá (Điều 86): là sự thoả thuận giữa người kinh
doanh vận chuyển và người thuê vận chuyển, trong đó xác định quan hệ về quyền
và nghĩa vụ của hai bên.
Hai loại hợp đồng này cũng có những đặc điểm như hợp đồng vận chuyển hàng
hoá và hợp đồng vận chuyển hàng hoá nói chung.
1.1.2. Nguồn luật điều chỉnh:
1.1.2.1. Nguồn luật điều chỉnh:
Nguồn luật điều chỉnh việc ký kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội
địa và giải quyết tranh chấp gồm:
- Bộ luật dân sự 2005.(BLDS 2005)
- Luật thương mại 2005.
- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004.
- Bộ luật tố tụng dân sự 2004. (Luật GTĐTNĐ 2004)
- Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
- Các văn bản dưới luật liên quan gồm:
• Nghị định 29/2005/ NĐ – CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận tải
hàng nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
• Nghị định 21/2005/ NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật
GTĐTNĐ.
• Nghị định 09/2005/ NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thuỷ nội địa.
• Nghị định 29/2005/ NĐ – CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận tải
hàng nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
• Quyết định 34/ QĐ – BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành
quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa.
• Quyết định 33/2004/QĐ – BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban
hành Quy định về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa.
1.1.2.2. Những nguyên tắc áp dụng các nguồn luật:
- Việc ký kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển đường thuỷ nội địa phải tuân theo
những quy định của Luật GTĐTNĐ 2004 và các văn bản dưới luật ban hành kèm
theo. Trường hợp luật này không quy định thì áp dụng các quy định của Luật
thương mại 2005 hoặc BLDS 2005. Ngoài ra nếu có quy định khác nhau giữa Luật
GTĐTNĐ 2004 với các quy định của pháp luật liên quan thì áp dụng Luật
GTĐTNĐ 2004.
- Đối với những tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng
vận chuyển đường thuỷ nội địa thì áp dụng những quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự 2004 hoặc Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 tuỳ theo sự lựa chọn của các
bên.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật GTĐTNĐ 2004 thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
1.2. Chế độ pháp lý đối với hợp đồng vận chuyển hành khách và
bằng đường thuỷ nội địa:
1.2.1. Ký kết hợp đồng:
Theo những nguồn luật đã kể ở phần I, mục 2 thì việc ký kết hợp đồng vận chuyển
hành khách và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa (sau đây
gọi là hợp đồng vận chuyển hành khách) tuân theo những quy định của Luật
GTĐTNĐ 2004. Bên cạnh đó Bộ giao thông vận tải cũng ban hành các thể lệ vận
chuyển như: Thể lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ nội địa. Ngoài ra
những vấn đề mà luật này không quy định thì sẽ phải tuân theo những quy định của
BLDS 2005 và Luật thương mại 2005.
1.2.1.1. Nguyên tắc ký kết:
Ký kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên
tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
thuỷ nội địa được ký kết trên cơ sở là sự thoả thuận của các bên. Trong quá trình ký
kết hợp đồng, các bên sẽ thoả thuận những điều khoản để hợp đồng được thực hiện.
Các điều khoản trong hợp đồng phải được ký kết theo các nguyên tắc nhất định để
đảm bảo hợp đồng có hiệu lực, do trong Luật GTĐTNĐ không đưa ra nên sẽ tuân
theo những nguyên tắc quy định trong BLDS 2005 và Luật thương mại. Bao gồm:
+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội:
Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền
tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng vận chuyển hành khách nào bằng ý chí của
mình, nếu họ muồn, mà không ai có quyền ngăn cản. Tuy nhiên, sự tự do đó cũng
phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác
cũng như lợi ích của toàn xã hội.
+ Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng:
Quy luật giá trị đòi hỏi các bên khi thiết lập cá quan hệ trao đổi phải bình đẳng với
nhau, không được ai lấy lý do khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn
giáo…để làm biến dạng các quan hệ dân sự. Mặt khác, chỉ khi nào các bên bình
đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng thì ý chí tự nguyện của
các bên mới thật sự được đảm bảo. Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý
muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài.
1.2.1.2 Hình thức của hợp đồng:
* Hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách
Theo Điều 81.1 Luật GTĐTNĐ thì hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được
lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
Cũng theo Điều 81 thì vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận
chuyển hành khách. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số
đăng ký của phương tiện; tên cảng, bến nơi đi; tên cảng, bến nơi đến; ngày, giờ
phương tiện rời cảng, bến và giá vé. Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn
trả vé hành khách thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT.
* Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá :
Theo Điều 86.1 Luật GTĐTNĐ 2004 thì hợp đồng vận chuyển hàng hoá được lập
thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận. Theo thoả thuận
của các bên thì có thể ký kết hợp đồng bằng lời nói hoặc vận đơn (giấy gửi hàng
hoá). Trong đó, giấy gửi hàng là bộ phận của hợp đồng vận chuyển do người thuê
vận chuyển lập và gửi cho người kinh doanh vận chuyển trước khi giao hàng. Giấy
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận chuyển hoặc theo
từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng,
trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng, nơi nhận hàng; tên và địa chỉ người gửi hàng;
tên và địa chỉ người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
1.2.1.3. Chủ thể của hợp đồng:
* Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách
Bao gồm: Người vận chuyển và người thuê vận chuyển.
- Đối với người vận chuyển:
Theo Thể lệ vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa thì: Người vận chuyển là tổ
chức, cá nhân dùng phương tiện thuộc sở hữu của mình hoặc thuê phương tiện
thuộc sở hữu của người khác để kinh doanh vận chuyển hành khách.
Có thể thấy rằng người kinh doanh vận chuyển đường thuỷ nội địa là cá nhân, tổ
chức được phép kinh doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật bởi kinh
doanh vận chuyển đường thuỷ nội địa là kinh doanh có điều kiện. Theo Điều 77.1
Luật GTĐTNĐ 2004 và Điều 3 Thể lệ vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa
thì điều kiện để kinh doanh vận chuyển hành khách, tức là:Người kinh doanh vận
chuyển hành khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội
địa.
- Đối với người thuê vận chuyển: là cá nhân sử dụng phương tiện vận chuyển và có
mua vé hợp lệ, trừ người bị thần kinh, bệnh nhân hoặc trẻ em dưới 6 tuổi.
* Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
Gồm: Bên vận chuyển, bên thuê vận chuyển và bên nhận tài sản. Trong đó thì
nhiều trường hợp bên thuê vận chuyển cũng là bên nhận tài sản.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
- Bên vận chuyển là cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh vận chuyển, tức là phải
có cấp giấy phép được hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa.
Theo đó nếu bên vận chuyển là cá nhân thì những thuyền viên phải có đủ điều
kiện để được vận hành phương tiện vận chuyển (tàu, thuyền). Người điều khiển
phương tiện phải đảm bảo các điều kiện sau: (Điều 35 Luật GTĐTNĐ 2004).
Nếu bên vận chuyển là tổ chức thì phải có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh,
định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo
quy định. Bên cạnh đó phải đảm bảo các điều kiện về thuyền viên.
- Bên thuê vận chuyển: là cá nhân hoặc tổ chức, trừ người bị thần kinh, bệnh
nhân, trẻ em dưới 6 tuổi.
1.2.1.4. N ội dung của hợp đồng:
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng đã thoả thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ
cụ thể của các bên chủ thể trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng vận chuyển
hành khách và hợp đồng vận chuyển hàng hoá gồm các điều khoản sau:
* Đối tượng của hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận hàng hoá là hoạt
động vận chuyển hành khách hay hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác theo
thoả thuận của các bên. Như vậy, đối tượng của hợp đồng vận chuyển là một loại
dịch vụ. Cần lưu ý phân biệt giữa hành khách hay hàng hoá là đối tượng của hoạt
động vận chuyển với chính bản thân hoạt động vận chuyển đó. Đối với hàng hoá
vận chuyển trong các hợp đồng này phải là các loại bất động sản không thuộc danh
mục các loại hàng hoá bị cấm được quy định tại Nghị định 29/2005/ NĐ – CP quy
định danh mục hàng nguy hiểm và vận tải hàng nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
* Phương tiện vận chuyển:
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo đó phải có nguồn gốc
hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật. Phương tiện vận chuyển có thể hoạt động khi đáp ứng được
các điều kiện quy định tại Điều 24 Luật GTĐTNĐ 2004:
- Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương
tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở
trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện
sau đây:
+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định
tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật GTĐTNĐ 2004;
+ Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an
toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;
+ Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.
- Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn,
phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc
có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo
đảm các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
- Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn
hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy
chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thủy
nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng
nhận đăng ký.
* Địa điểm, thời gian thực hiện hợp đồng:
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Địa điểm thực hiện hợp đồng có thể là một nơi an toàn do các bên tự thoả thuận
hoặc địa điểm do Nhà nước quy định (Cảng, bến).
Thời gian thực hiện hợp đồng các bên chủ thể có thể tự thoả thuận trong hợp đồng.
* Thời hạn thanh toán và địa điểm thanh toán:
- Thời hạn thanh toán: Do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp
không có thoả thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh
toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành
(Điều 87 Luật thương mại 2005).
- Địa điểm thanh toán: Có thể do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng. Hoặc bên
thuê vận chuyển phải trả tiền thuê vận chuyển tại địa điểm thực hiện việc vận
chuyển khi việc vận chuyển hoàn thành nếu không có thoả thuận khác (Điều 524
BLDS 2005 2005).
* Cước phí vận chuyển:
Có thể do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc do Nhà nước quy định (Điều
524 BLDS 2005 2005). Trong trường hợp không có thoả thuận về giá, không có
thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác
về giá thì cước phí vận chuyển được xác định theo giá của hoạt động vận chuyển
hành khách trong các điều kiện tương về phương thức cung ứng, thời điểm cung
ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng
đến cước phí vận chuyển (Điều 86 Luật thương mại 2005).
* Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển trong hợp đồng vận
chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển hàng hoá được quy định cụ thể trong
BLDS 2005, Luật thương mại và Luật GTĐTNĐ 2004. Theo đó, với những quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định trong Luật GTĐTNĐ 2004, ngoài ra
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
cũng áp dụng những quy định trong BLDS 2005 và Luật thương mại 2005 trong
trường hợp Luật GTĐTNĐ không quy định. Các chế định pháp lý này được trình
bày cụ thể tại mục (2), tiểu mục (2.2).
* Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, việc vi phạm hợp đồng có thể có
hoặc không ý muốn chủ quan của các bên, nhưng khi có vi phạm xảy ra sẽ dẫn đến
hậu quả gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Nên pháp luật quy định các bên có thể
thoả thuận trong hợp đồng điều khoản về trách nhiệm của bên vi phạm hơp đồng
nhằm bảơ vệ lợi ích của bên kia. Trong các hình thức của trách nhiệm do vi phạ m
hợp đồng thì phổ biến nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại
về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Ngoài ra còn có hình thức khác như: bắt buộc
thực hiện tiếp các nghĩa vụ khác đã thoả thuận trong hợp đồng, hoặc thực hiện
nghĩa vụ đối với người thứ ba. Nội dung cụ thể của mục này được trình bày kỹ tại
mục (2), tiểu mục (2.3).
* Trình từ ký kết hợp đồng:
Đối với hai loại hình hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hoá thì
trình tự ký kết hợp đồng gồm hai giai đoạn:
+ Đề nghị ký kết hợp đồng: Việc đề nghị ký kết hợp đồng vận chuyển hành khách
và hàng hoá giữa bên vận chuyển với bên thuê vận chuyển có thể được thực hiện
bởi một trong hai bên. Đề nghị ký kết này được các bên thực hiện một cách trực
tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Theo đó, bên đề nghị phải đưa ra những điều
khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng như: Cước phí vận chuyển; Phương
thức thanh toán; Thời gian và địa điểm hợp đồng được thực hiện; Trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên…để bên được đề nghị biết.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
+ Chấp nhận ký kết hợp đồng: Là việc bên được giao kết đồng ý với những thoả
thuận mà bên giao kết đã đưa ra. Bên được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội
dung đề nghị, nhưng cũng có khi chỉ chấp nhận một phần trong nội dung đó. Khi
đó, bên được đề nghị sẽ trở thành bên đề nghị và bên đề cũ trở thành bên được đề
nghị mới. Việc hoán đổi vị trí pháp lý giữa hai chủ thể diễn ra đến khi cả hai bên đi
tới được thoả thuận chung thống nhất.
1.2.2. Thực hiện hợp đồng:
Thực hiện hợp đồng là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham gia hợp
đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền tương ứng của bên kia. Từ thời
điểm hợp đồng có hiệu lực các bên bắt đầu có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
1.2.2.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
Khi thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của
pháp luật, theo quy định trong BLDS 2005 và Luật thương mại, gồm:
+ Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời
hạn, phương thức và các thoả thuận khác.
+ Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên,
bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
+ Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác.
+ Thực hiện một cách hợp lý các nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng;
+ Bảo đảm thông tin rõ ràng, chính xác, kịp thời cho bên kia về các vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
1.2.2.2.Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ký kết hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hành khách:
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Theo BLDS 2005 và Luật GTĐTNĐ thì quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
hợp đồng vận chuyển hành khách gồm:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận chuyển hành khách:
- Quyền của người kinh doanh vận chuyển hành khách (Điều 82.1 Luật GTĐTNĐ
2004):
+ Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách…
+ Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến ….
* Đối với quyền từ chối vận chuyển, người vận chuyển cũng cần tìm hiểu thêm
theo quy định của BLDS 2005 tại Điều 530.2 gồm các trường hợp sau:
• Do sức khoẻ của hành khách sẽ gây nguy hiểm cho chính họ hoặc người khác…
• Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
- Nghĩa vụ của người kinh doanh vận chuyển hành khách:
Theo quy định tại Điều 82.2 Luật GTĐTNĐ thì nghĩa vụ của bên vận chuyển như:
+ Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận chuyển…
+ Vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến…
* Ngoài ra người vận chuyển phải đảm bảo về bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho
hành khách, theo Điều 85 Luật GTĐTNĐ 2004 thì:
+ Vé, danh sách khách lên phương tiện là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành
khách khi có sự cố rủi ro…
+ Việc trả tiền bảo hiểm cho hành khách được tuân theo quy định của pháp luật.
* Bên cạnh đó, người vận chuyển cũng phải thực hiện những nghĩa vụ sau được
quy định tại Điều 529 BLDS 2005 mà Luật giao thông đường thuỷ không nói đến
như:
+ Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận. Trong trường
hợp pháp luật có quy định thì theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Quyền và nghĩa vụ của hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách:
* Theo Điều 83.1 Luật GTĐTNĐ 2004 thì hành khách có các quyền:
+ Yêu cầu được vận chuyển đúng loại phương tiện, giá trị loại vé…
+ Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại …
* Ngoài ra hành khách cũng có những quyền theo Điều 532 BLDS 2005 gồm:
+ Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;
+ Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn do pháp luật quy định….
- Nghĩa vụ của hành khách:
Theo quy định tại Điều 83.2 Luật GTĐTNĐ 2004, nghĩa vụ của hành khách gồm:
+ Mua vé và trả cước phí vận chuyển hành lý mang theo quá mức quy định…
+ Khai đúng tên, địa chỉ của mình,trẻ em đi kèm trong danh sách hành khách…
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hoá
- Người vận chuyển hàng hoá có quyền:
* Theo Điều 87.1 Luật GTĐTNĐ 2004 thì người kinh doanh vận chuyển có
những quyền sau:
+ Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá…
+ Yêu cầu người thuê vận chuyển thanh toán cước phí, chi phí phát sinh…
* Những trường hợp bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển được quy định
trong Điều 540 BLDS 2005 gồm:
+ Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có nguy hiểm…
- Người kinh doanh vận chuyển hàng hoá có nghĩa vụ:
* Nghĩa vụ của người vận chuyển theo Điều 87.2 Luật GTĐTNĐ 2004. Gồm:
+ Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm …
+ Thông báo cho người thuê vận chuyển thời gian phương tiện đến cảng, bến…
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
* Ngoài ra trong BLDS 2005 tại Điều 539 có quy định thêm một số nghĩa vụ sau:
+ Trả tài sản cho người có quyền nhận;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật…
* Theo Điều 77, Điều 78 Luật thương mại, người vận chuyển còn nghĩa vụ sau:
+ Giữ bí mật về thông tin biết trong quá trình vận chuyển nếu có thoả thuận.
+ Tuân thủ những yêu cầu thay đổi hợp lý của người thuê vận chuyển…
Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận chuyển hàng hoá:.
- Người thuê vận chuyển có quyền:
* Các quyền của bên thuê vận chuyển theo Điều 88.1 Luật GTĐTNĐ 2004, gồm:
+ Từ chối xếp hàng hoá lên phương tiện đã được bố trí nếu hàng hoá đó thuộc
danh mục hàng cấm vận chuyển, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.…
+ Yêu cầu người kinh doanh vận chuyển giao hàng hoá đúng địa điểm, thời gian
đã thoả thuận trong hợp đồng…
* Ngoài ra trong BLDS 2005, Điều 542 cũng quy định bổ sung thêm nghĩa vụ của
người thuê vận chuyển:
+ Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.
- Người thuê vận chuyển có nghĩa vụ:
* Theo Điều 88.2 Luật GTĐTNĐ 2004 thì người thuê vận chuyển có nghĩa vụ:
+ Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng
+ Giao hàng hoá cho bên vận chuyển đúng địa điểm, thời gian…
* Theo quy định của Luật thương mại, Điều 85 bổ sung thêm về nghĩa vụ của
người thuê vận tải như:
+ Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn của việc vận chuyển khi có những
thay đổi đảm bảo cho việc vận chuyển đúng thời gian, tiến độ…
+ Trường hợp việc vận chuyển do nhiều bên vận chuyển cùng thực hiện…
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng:
- Quyền của người nhận hàng theo Điều 545 BLDS 2005 và Điều 89 Luật
GTĐTNĐ 2004 gồm:
+ Yêu cầu người kinh doanh vận chuyển thanh toán chi phí do giao hàng chậm;
+ Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận chuyển để đòi bồi thường thiệt hại
do lỗi người kinh doanh vận chuyển…
- Người nhận hàng có nghĩa vụ:
Theo Điều 544 BLDS 2005 và Luật Điều 89 Luật GTĐTNĐ 2004, gồm:
+ Đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận…
+ Thanh toán cho bên vận chuyển tiền cước phí vận chuyển, tiền bồi thường thiệt
hại do việc giao hàng chậm …
1.2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách và
hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
Các biện pháp bảo đảm được pháp luật cho phép các bên tham gia ký kết hợp đồng
thoả thuận đặt ra nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người có quyền nếu người có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Theo quy định tại Mục 5, Chương XVII BLDS 2005, gồm:
1.2.3.1. Hình thức đặt cọc:
Theo Điều 358.1 BLDS 2005 thì đặt cọc là việc một bản giao cho bên kia một
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt
cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Đối tượng đặt cọc vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán.
Vì vậy việc đặt cọc phải được lập bằng văn bản, trong đó xác định rõ số tiền đặt
cọc, số tài sản đặt cọc…Tuỳ thuộc vào thoả thuận mà thời điểm đặt cọc được coi là
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biệc pháp đặt cọc để xác định mục đích
của việc đặt cọc.
1.2.3.2. Hình thức ký quỹ:
Theo Điều 360.1 BLDS 2005, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền
hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ có giá được bằng tiền vào tài khoản
phong toả tại một ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Với hình thức
bảo đảm thực hiện hợp đồng vận chuyển ký quỹ nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì
ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên
có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng
dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có quyền thu một khoản phí
dịch vụ từ tài khoản đó trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.
1.2.3.3. Hình thức bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho người có nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà người đó không thực hiện, hoặc
không có khả năng thực hiện.
Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển thì đối tượng của bảo lãnh
chính là việc thực hiện công việc vận chuyển hành khách hay hàng hoá. Về nội
dung bảo lãnh: Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình
thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu
người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh.
1.2.4. Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận
chuyển hàng hoá:
1.2.4.1. Sửa đổi hợp đồng:
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
Là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thoả
thuận với nhau phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dung của hợp
đồng đã giao kết. Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi, các bên thực hiện hợp đồng
theo những phần không bị sửa đổi trong nội dung của hợp đồng trước đó cùng với
những nội dung mới được sửa đổi; đồng thời, cùng nhau giải quyết những hậu quả
khác của việc sửa đổi hợp đồng. Hình thức ghi nhận sửa đổi hợp đồng phải phù hợp
với hình thức của hợp đồng đã giao kết.
1.2.4.2. Chấm dứt hợp đồng:
Hành vi chấm dứt hợp đồng của các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hành
khách được thực hiện khi có một trong những trường hợp sau:
- Khi hợp đồng đã được hoàn thành;
- Hợp đồng được chấm dứt theo thoả thuận của các bên
- Hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ
thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể
đó thực hiện.
1.2.5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng
vận chuyển hàng hoá:
Trong việc thực hiện hợp đồng vận chuyển vi phạm hợp đồng là một điều không
thể tránh khỏi của một trong các bên chủ thể. Mỗi hành vi vi phạm hợp đồng phát
sinh trách nhiệm khác nhau của bên vi phạm. Các trách nhiệm phải thực hiện nghĩa
vụ gồm các loại sau:
- Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ, gồm:
+ Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực
hiện một công việc
+ Trách nhiệm phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
+Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ.
- Trách nhiệm bồi thương thiệt hại, gồm: Bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi
thường thiệt hại về tinh thần, được quy định cụ thể tại Điều 533 BLDS 2005 đối
với hợp đồng vận chuyển hành khách và tại Điều 546 BLDS 2005 đối với hợp đồng
vận chuyển hàng hoá.
Riêng đối với hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa thì tại Điều
91 Luật GTĐTNĐ 2004 còn quy định về bồi thường hàng hoá bị mất mát,hư hỏng:
+ Khi người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hoá
mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần thì mức bồi thường được tính theo giá trị
hàng hoá tại nơi và thời điểm mà hàng hoá được giao cho người nhận hàng.
+ Giá bồi thường do hai bên thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền.
1.2.6.Tranh chấp và giải quyết tranh chấp:
Trước khi đưa tranh chấp ra giải quyết bằng toà án hay trọng tài giữa các bên có thể
tự thoả thuận việc bồi thường thiệt hại: Theo Điều 91 Luật GTĐTNĐ 2004 đối với
hợp đồng vận chuyển hàng hoá và Điều 92 Luật GTĐTNĐ 2004 đối với hợp đồng
vận chuyển hành khách.
- Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mà theo đó người vận chuyển được miễn
trách nhiệm bồi thường theo Điều 94 Luật GTĐTNĐ 2004.
Trong trường hợp hai bên không tự thoả thuận giải quyết được yêu cầu bồi thường
thì có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định của
pháp luật.
Như vậy, có hai cách để có thể giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể khi
thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá đó là gửi đơn kiện ra toà hoặc thoả thuận
áp dụng giải quyết bằng trọng tài kinh tế. Tuy nhiên trong phạm vi chuyên đề này
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Hoài Nam
Ths. Nguyễn Hoàng
Vân
chỉ trình bày cách giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa theo hình thức toà án.
* Việc giải quyết theo hình thức toà án cũng được chia ra theo các tiêu chí:
+ Theo thẩm quyền thì toà thương mại toà án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp này theo Điều
33.1.b Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
+ Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ giải quyết các tranh chấp theo Điều 35.1.a
Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Ngoài ra các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà
án giải quyết theo Điều 35.1.b Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
+ Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn theo Điều 36.1 Bộ luật
tố tụng dân sự 2004.
Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc ký kết
và thực hiện hợp đồng vận chuyển đường thuỷ tại Chi
nhánh Hoà Bình thuộc TCT vận tải thuỷ.
Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: Luật kinh doanh
25