Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.45 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, "nóng bỏng" và có ảnh
hưởng to lớn tới bề mặt của đời sống kinh tế xã hội hiện nay. Sự gia tăng liên tục
mức giá chung của nền kinh tế đã làm thay đổi mức sống, thu nhập thực tế và chi
tiêu mua sắm hàng hoá dịch vụ của một nước có thể bị suy giảm, nền kinh tế phát
triển chậm bởi lạm phát. Trên thế giới đã từng xảy ra những cuộc khủng hoảng
lớn và ngay cả hiện nay cũng vậy. Lạm phát cao, không kiểm soát được là một
bất lợi đối với bất cứ nền kinh tế nào. Trong lịch sử một số nước phát triển , lạm
phát tăng đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế của họ.
Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến tranh, luôn
phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát rất cao, lên đến 3 con số. Nhất là thời kỳ siêu lạm
phát 1986 - 1989. Hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển thành kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua 20 năm , đối mặt với mức lạm phát
cao, hiện nay nền kinh tế có mức lạm phát chỉ ở mức vừa phải, theo số liệu thống
kê của Cục thống kê thì năm 2007 nước ta đã có mức tăng trưởng kinh tế đạt kỉ
lục trong 10 năm nhưng lạm phát lại tăng ở mức 12,63% và do đó đã gây bất lợi
cho tăng trưởng kinh tế lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt khác đã làm xáo trộn đến
mặt bằng giá cả hàng hoá, ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sản xuất và đời sống của
nhân dân. Để hiểu rõ hơn sự tác động của lạm phát tới đời sống kinh tế xã hội ở
Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam nên em đã
chọn đề tài để nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể là "Tình hình lạm phát ở Việt Nam
hiện nay".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về lạm phát ở Việt Nam.
- Thấy rõ được tác động của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp so sánh, đánh giá.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu về lạm phát ở Việt
Nam và số nước khu vực.
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu( số liệu thống kê, bảng biểu...)
5. Kết cấu bài tập lớn
Ngoài phần mở đâu, kết luận, mục lục, danh mục tham khảo, danh mục các từ
viết tắt thì kết cấu đề tài bao gồm 3 phần cụ thể là:
- Phần 1: Lý luận về lạm phát
- Phần 2: Thực trạng vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay
- Phần 3: Giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam
2
NỘI DUNG
1./LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1/ Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Nó không có nghĩa là giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ đồng
thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên,
hay nền kinh tế có thể trải qua lạm phát mặc dù giá cả của một số hàng hoá và
dịch vụ giảm nhưng giá cả hàng hoá và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Trong một nền kinh tế lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua
của đồng tiền nội tệ.Tức là khi có lạm phát thì chúng ta sẽ phải chi ngày càng
nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Khi so sánh
với nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với
cá loại tiền tệ khác đây chính là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị
trường toàn cầu.
Cần chú ý rằng lạm phát không chỉ đơn thuần là sự tăng của mức giá mà đó
phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Trường hợp chỉ có một cú sốc xuất
hiện làm cho mức giá tăng lên đột ngột rồi giảm trở lại mức ban đầu không lâu
ngay sau đó, hiện tượng tăng mức giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm
phát. Nhưng trong thực tế thì một cú sốc có thể ảnh hưởng kéo dài đối với một

nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát.
1.2/ Đo lường lạm phát và các tiêu chí đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một
lượng lớn các hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế mà thông thường dựa
trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước. Giá cả của các loại hàng
hoá và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là
mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Không tồn tại phép đo chính
xác duy nhất chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà
người ta gán cho mỗi hàng hoá trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu
3
vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao
gồm:
* Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng lên trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của
một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả
định một cách xấp xỉ.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số đo giá cả các hàng hoá hay được mua
bởi “người tiêu dùng điển hình” một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia
công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là
con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được
sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có
khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI.
* Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không
tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ
cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là gía trị nhận được bởi các nhà
sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán .
* Chỉ số bán buôn là chỉ số đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hoá bán
buôn( thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này
rất giống với PPI.
* Chỉ số giá hàng hoá là chỉ số đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hoá
một cách có lựa chọn.

* Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm
quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế với tổng giá trị GDP của
năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP
thực . Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm
phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
4
1.3/ Phân loại lạm phát
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác
nhau. Người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
1.3.1/ Về mặt định lượng
Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách
này thì lạm phát có các loại sau:
* Lạm phát vừa phải: Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán
trước được. Đối với các nước đang phát triển , lạm phát ở mức độ một con số
thường được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền
kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Lạm phát vừa phải có
hai cấp độ cơ bản đó là:
- Thiểu phát: là tỷ lệ lạm phát ở mức 3 - 4 % một năm trở xuống
- Lạm phát thấp: là mức lạm phát có tỷ lệ ở 3% đến 7% một năm
* Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số một
năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế , với những hậu quả
cực kì khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Lạm phát phi
mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm
trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ
giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu
hướng tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc
các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn
và tích luỹ của cải.
* Siêu lạm phát: là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh
chóng khi tiền tệ mất giá trị. Siêu lạm phát là lạm phát ở mức 4 con số, từ 1000%

trở lên.
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong
cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt
ngân sách quá lớn. Hơn nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu , tình hình thâm hụt
5
ngân sách có thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm
mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó
làm tăng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.
1.3.2/ Về mặt định tính
Lạm phát được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất của lạm
phát mà người ta chia thành các loại cơ bản sau:
- Lạm phát thuần túy: Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả của
mọi loại hàng hoá đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.
- Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức
tăng thu nhập.
- Lạm phát được dự đoán trước: Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước
nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
- Lạm phát không được dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên
liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.
- Lạm phát cao và lạm phát thấp: lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu
nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng cao
hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.
1.4/ Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát
1.4.1/ Đối với lạm phát dự kiến
Trong trường hợp lạm phát có thể dự kiến trước thì các thực thể tham gia
vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn
thất cho xã hội:
-Chi phí mòn giày: Lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người gữi
tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với lạm phát nên lạm phát
làm cho người ta giữ ít tiền hơn và hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải

thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ “
chi phí mòn giày” để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời
gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với khi không có lạm phát.
6
- Chí phí thực đơn: Lạm phát thường sẽ dẫn đén giá cả tăng lên, các doanh
nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm hay các hiệu ăn
cũng phải đổi mới thực dơn . Việc nay tạo ra sự tốn kém nhất định .
- Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường
hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (phát sinh chi phí thực đơn) còn
doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn
thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh
nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương
đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng phân bố nguồn lực kém hiệu quả.
- Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý
muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm
phát. Ví dụ : trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng
thu nhập danh nghĩa tăng lên do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên
cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.
- Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng làm thước
đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước đo này co giãn
và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra quyết định của mình.
1.4.2/ Lạm phát không dự kiến
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối của cải giữa
các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập
trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người cho vay được hưởng
lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao
hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của tác động tiêu cực
của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra
không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức

vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc
phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do
vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.
7
1.5/ Nguyên nhân gây lạm phát
1.5.1/ Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt là khi sản lượng đã
đạt vượt qua mức tự nhiên. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng
đột ngột trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Hoặc trong nhiều trường hợp lạm
phát lại thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong chương trình chi tiêu của
Chính phủ, ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và lượng vốn chảy vào cũng có thể gây ra
lạm phát.
1.5.2/ Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt
hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có
tính chất cứng nhắc phía dưới( chỉ có thể tăng mà không giảm), thì mặt hàng mà
lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì
lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
1.5.3 /Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp
tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành
sản phẩm , mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
1.5.4 /Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động.
Ngành kinh doanh không hiệu quả vì thế không thể không tăng tiền công cho
người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh
doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
1.5.5/ Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm
được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong

nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung
và tổng cầu mất cân bằng.
8

×