LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đặc biệt thầy Trần Văn Hưng
đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm chuyên đề này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các giáo viên bộ môn Thể dục,cùng các
bạn sinh viên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình làm chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót,tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để chuyên
đề này được hoàn chỉnh và tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt !
Buôn Ma Thuột, ngày 20/04/2015
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt
GDTC
TDTT
TD
TDNĐ
TDDC
BCH
TW
GD&ĐT
CHXHCN
CNH-HĐH
XHCN
RLTC
LVĐ
NTĐ
Giáo dục thể chất
Thể dục thể thao
Thể dục
Thể dục nhịp điệu
Thể dục dụng cụ
Ban chấp hành
Trung ương
Giáo dục và đào tạo
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Xã hội chủ nghĩa
Rèn luyện thể chất
Lượng vận động
Nhà thi đấu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Mức độ cần thiết phải cho phép sinh viên lựa chọn các môn thể
thao 17
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn sinh viên về mức độ phù hợp của các môn thể
thao trong chương trình GDTC cho sinh viên lớp Sư phạm Ngữ Văn Khóa
2014 18
Bảng 3: Sự cần thiết phải đưa ra sự lựa chọn môn học cho sinh viên 19
Bảng 4: Mức độ tập luyện thể thao cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ Văn Khóa
2014 Trường Đại học Tây Nguyên trong một tuần 20
Bảng 5: Đánh giá của các sinh viên về chất lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ
công tác GDTC cho lớp Sư phạm Ngữ Văn Khóa 2014 Trường Đại học Tây
Nguyên 22
Bảng 6: Mức độ lựa chọn trang thiết bị, dụng cụ để nâng cao chất lượng
GDTC cho sinh viên lớp Sư phạm Ngữ Văn K 2014 23
Bảng 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên Sư phạm
Ngữ Văn K 2014 Trường Đại học Tây Nguyên năm học 2014-2015 25
Biểu đồ 1: Mức độ phù hợp của các môn thể thao trong chương trình GDTC
cho sinh viên Sư phạm Ngữ Văn K 2014 19
Biểu đồ 2: Đánh giá của các sinh viên về chất lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ
công tác GDTC cho sinh viên Sư phạm Ngữ Văn K 2014 Trường Đại học Tây
Nguyên 22
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) là một mặt không thể thiếu trong sự phát triển
nguồn lực, đặc biệt giáo dục toàn diện cho con người về sức khỏe, phẩm chất,
thẩm mĩ, trí tuệ để hướng tới mục đích “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu
của bản thân con người”. Mục tiêu chủ yếu của luyện tập thể dục nhằm nâng
cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, xây dựng con người mới làm phong phú đời
sống văn hóa, tinh thần của mọi người, giúp nâng cao năng suất lao động và
học tập tốt hơn.
Nhất là chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, giai đoạn mà đất nước ta
đang chuyển mình khởi sắc và giáo dục thể chất là một trong những nhân tố
quan trọng trong hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng,trung học chuyên
nghiệp là một môn học bắt buộc với mục đích giáo dục toàn diện, đồng thời là
trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể. Đặc
biệt, đối với lứa tuổi sinh viên đây là giai đoạn củng cố về sức khỏe, trí tuệ,
tinh thần để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống mới.
Nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam -
những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những người có đầy đủ trí
tuệ, sức khỏe, có đức, có tài đáp ứng xu thế phát triển của đất nước và quốc
tế. Do vậy, công tác giáo dục thể chất (GDTC) ở trường học các cấp góp phần
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển
cao về trí thức, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức, sẵn sàng bảo vệ và hi sinh vì Tổ quốc.
Việc nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên dựa trên cơ
sở hoàn thiện về kỹ năng kỹ xảo và các tố chất vận động cho các bạn. Chính
vì vậy việc tìm tòi phương pháp mới và các cơ sở khoa học để nâng cao các tố
chất thể lực cho các em là điều mà những người làm công tác giáo dục thể
chất đặc biệt quan tâm.
1
Trong những năm qua, đã có không ít những công trình nghiên cứu
khoa học, những buổi hội thảo có ý nghĩa với nội dung xoay quanh những vấn
đề cấp bách về GDTC của trường học nói chung, lớp sư phạm Ngữ văn Khóa
2014 nói riêng, với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học tập môn GDTC
trong nhà trường. GDTC trở thành môn học có tính chất bắt buộc đối với sinh
viên. Song song với những đổi mới và tiến bộ trên, công tác GDTC trong các
trường Đại học vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của
mục tiêu giáo dục đào tạo và phát triển sự nghiệp TDTT của cả nước, cần
phải phân tích những khó khăn, thực trạng và có giải pháp cụ thể được đặt ra
cho mục tiêu là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe cho sinh viên.
2
Để từng bước đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập
môn GDTC theo tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Qua
các công trình đã nghiên cứu về GDTC của các tác giả như: “ Nghiên cứu xác
định cơ chế chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch công
tác TDTT ngành Giáo dục - Đào tạo từ năm 1998-2000”, “Thực trạng phát
triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỉ XXI” [4; tr 28] của các
tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000)”,
“ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho sinh viên
không chuyên ngành TDTT Trường Đại học Tây Nguyên” của tác giả Trần
Văn Hưng (2007) và cùng tham khảo một số tài liệu chuyên môn, một số đề
tài khoa học khác đồng thời quan sát thực tế công tác GDTC cho sinh viên
khối không chuyên Trường Đại học Tây Nguyên chúng tôi nhận thấy còn
nhiều bất cập về nội dung chương trình GDTC, cơ sở vật chất phục vụ công
tác đào tạo, chưa tạo được hứng thú học tập cho sinh viên. Để nâng cao chất
lượng học tập môn GDTC, chúng tôi nghĩ rằng đây là vấn đề hết sức cấp thiết
cần phải được nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thích hợp. Được sự động
viên, giúp đỡ của các thầy cô tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động thể dục ngoại khóa cho sinh viên lớp sư phạm
Ngữ Văn Khóa 2014”
Những ảnh hưởng xấu. Khả năng vận động cơ thể sinh viên cũng tuân theo
những đặc điểm lứa tuổi. Giai đoạn thích nghi, trạng thái ổn định.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là: “ Một số giải pháp nhằm nâng coa hoạt động
thể dục ngoại khóa cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn khóa 2014 ”
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp chúng tôi tiến hành
giải quyết hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá hoạt động thể dục ngoại khóa cho sinh viên lớp sư
phạm Ngữ văn Khóa 2014 trường Đại học Tây Nguyên.
Nhiệm vụ 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho sinh viên lớp
sư phạm Ngữ văn Khóa 2014 trường Đại học Tây Nguyên.
3. Những đóng góp của đề tài
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận tiến hành phỏng vấn đề tài: Một số giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động thể dục ngoại khóa cho sinh viên lớp sư
phạm Ngữ Văn Khóa 2014 Trường Đại học Tây Nguyên.
4. Cấu trúc luận của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ GDTC trong trường Đại học
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 điều 41 có ghi:
“ Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường Đại học”. Này xuất phát
từ ý nghĩa to lớn của GDTC trong nhà trường. Mục tiêu, nhiệm vụ GDTC cho
thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu
khách quan của sự tồn tại và sự phát triển của một xã hội văn minh nói chung
và công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ tổ quốc nói riêng.
Trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang một giai đoạn mới,
giai đoạn CNH - HĐH đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó nhân tố con người co
ý nghĩa quyết định. Như nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng VII
đã nêu: “ Con người phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đúc là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội
mới, đồng thời là một tiêu của chủ nghĩa xã hội”.
1.2. Cơ sở khoa học của GDTC
1.2.1. Khái niệmGDTC
Thể chất: Thể chất là chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc
trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể, được hình
thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (có giáo dục và
rèn luyện). Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích
ứng.
- Thể hình nói về hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm trình độ phát triển,
những chỉ số tuyệt đối vế hình thái và tỉ lệ giữa chúng cùng tư thế.
- Năng lực thể chất lại liên quan chủ yếu với những khả năng chức
năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính trong hoạt động cơ
bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực và những năng lực vận động cơ bản của
con người.
- Khả năng thích ứng chỉ trình độ thích ứng chủ yếu về chức năng của
cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức đề kháng với các
bệnh tật. Trạng thái cơ thể chủ yếu nói về tình trạng cơ thể qua một số dấu
hiệu về thể trạng, được xác định bằng cách đo lường tương đối đơn giản về
chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích sống,lực tay, chân, lưng trong một
thời điểm nào đó.
- Phát triển thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố tạo thành và sự biến đổi
của nó diễn ra theo quy luật di truyền và các quy luật phát triển sinh học tự
nhiên của lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phương pháp và biện pháp giáo dục
cũng như môi trường sống.
1.2.2. GDTC đối với sinh viên
GDTC và thể thao trường học duy trì và củng cố sức khỏe, nâng cao trình
độ thể lực cho sinh viên, rèn luyện thân thể để đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy
định. Trang bị cho sinh viên kiến thức lí luận cơ bản với những nội dung,
phương pháp tập luyện TDTT, kĩ năng vận động và kĩ thuật động tác cơ bản
một số môn thể thao. Rèn luyện cho sinh viên có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh
thần tập thể, xây dựng lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân
thể. Đồng thời, tạo mối điều kiện thuận lợi để các trường xây dựng và rèn
luyện phong trào thể thao mạnh mẽ và sâu rộng.
GDTC các trường Đại học góp phần quan trọng trong việc đào tạo con
người phát triển toàn diên, xây dựng những lớp người tương lai cho đất nước
có năng lực hoạt động nghề nghiệp và sức khỏe đáp ứng sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở tư tưởng đó GDTC đối với các sinh viên là một việc không thể
thiếu được trong công tác giáo dục và đào tạo (GD - ĐT). Sức khỏe được coi
như là một vốn quý nhất của con người, là tài sản vô giá của quốc gia.
1.2.3. Đặc điểm các tố chất thể lực
Trong quá trình GDTC, nhiệm vụ giáo dục toàn diện và phát triển các tố
chất thể lực là hết sức quan trọng, đấy chính là một trong những phương tiện
giáo dục thế hệ tre trong nhà trường các cấp. Mặt khác, các tố chất thể lực bao
gồm sức mạnh, sức nhanh, sức bền còn là những năng lực thể chất của con
người. Là những điều kiện quan trọng để học có thể giành được thành tích cao
trong thi đấu và là tiền đề cho việc thực hiện những yêu cầu ngày càng khó
khăn trong quá trình tập luyện và cuocj sống mỗi ngày.
Tố chất thể lực có nhiều yếu tố để xác định trong đó, yếu tố hàng đầu
thông qua quá trình thích ứng về măt năng lượng và phụ thuộc vào một số
nguyên nhân khác, cụ thể là:
- Phụ thuộc vào năng lực làm việc của các cơ quan và hệ thống cơ quan
tham gia trục tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình hoạt động cơ bắp như: Hệ
thống thần kinh, hệ thống tim mạch và các hệ thống cơ quan khác
- Phụ thuộc vào khả năng ổn định và tiết kiệm năng lượng của các cơ quan
trong cơ thể ( thể hiện ở sự phối hợp làm việc một cách hài hòa).
- Phụ thuộc vào khả năng chịu đựng về mặt tâm lí. Úa trinhg giáo dục và
phát huy một tố chất thể lực bào cũng đều đòi hỏi một nguồn năng lượng nhất
định. Nguồn năng lượng này cung cấp theo hai cơ chế: cơ chế phân giải
không có oxi (anacrobic) và cơ chế phân giải có oxi (acrobic).
Ta cần hiểu rõ cơ chế sinh học của việc phát triển các tố chất thể lực là sự
hoàn thiện năng lực làm việc của cơ thể trong điều kiện đủ oxi, cũng như
trong điều kiện không đủ oxi. Do đó, năng lượng làm việc của cơ thể trong
điều kiện đủ oxi là cơ sở sinh học của sức bền cơ sở và sức bền thời gian dài.
Năng lực làm việc của cơ thể trong điều kiện không đủ oxi là cơ sở sinh học
của sức nhanh, sức mạnh và sức bền thời gian ngắn.
Mục tiêu hàng đầu của quá trình GDTC là người tập phải không ngừng
phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực và cũng là một trong những nhiệm
vụ chủ yếu của luyện thể thao.
Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực
cần lựa chọn các phương tiện và phương pháp tập luyện để tạo nên một lượng
vận động thích hợp với trình độ thể lực và tâm lí lứa tuổi người tập.
Tố chất thể lực bao gồm: sức mạnh; sức nhanh; sức bền; khéo léo; mềm dẻo.
1.2.3.1. Sức mạnh
Sức mạnh là một yếu tố thể lực, đó là năng lực khắc phục lực cản bên
ngoài (ví dụ: dụng cụ tập luyện hay dụng cụ thi đấu, sức cản không khí, của
nước ) hoặc chống lại lực cản đó bằng sự nỗ lực của cơ bắp ( ví dụ: sức mạnh
của đối thủ thể thao).
Sức mạnh bao gồm: Sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền.
1.2.3.2. Sức nhanh
Sức nhanh là một tố chất thể lực, là năng lực thực hiện một hành động vận
động trong điều kiện nhất định (nhiệm vụ vận động, các yếu tố bên ngoài )
với thời gian ngắn nhất. Sức nhanh thể hiện ở tốc độ động tác và tần số động
tác.
1.2.3.3. Sức bền
Sức bền là một tố chất thể lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt
động vận động.
Sức bền bao gồm:
- Sức bền cơ sở là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động
kéo dài với cường độ trong vùng năng lượng có oxi.
- Sức bền chuyên môn là năng lực của vận động viên nhằm chống lại mệt
mỏi trong hoạt động thể thao chuyên sâu.
- Sức bền tốc độ là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động
với tốc độ tối đá hoặc gần tối đa.
- Sức bền thời gian ngắn là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động
vận động với một cự li đòi hỏi một khoảng thời gian từ 45 giây đến 1 phút để
hoàn thành.
- Sức bền thời gian trung bình là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt
động vận động với một cự li đòi hỏi một khoảng thời gian từ 2 đến 11 phút để
hoàn thành.
- Sức bền thời gian dài là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động
với cự li đòi hỏi khoảng thời gain từ 11 phút ( ví dụ: bơi 1500m) đến nhiều
giờ ( chạy Maratông) để hoàn thành.
1.2.4.4. Khéo léo ( khả năng phối hợp vận động)
Năng lực phối hợp vận động là tập hợp các tiền đề giúp cho việc học và
hoàn thiện một cách nhanh chóng các kĩ năng, kĩ xảo, kĩ thuật thể thao. Năng
lực phối hợp vận động được xác định trước hết thông qua quá trình điều khiển
và điều chỉ hoạt động vận động.
Năng lực phối hợp vận động phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hệ
thống cảm giác vận động, có ý nghĩa phụ thuộc vào chức năng của các cơ
quan phân tích: phân tích thị giác, phân tích cảm giác vận động, tính linh hoạt
và chính xác của hệ thống thần kinh và các mối quan hệ thần kinh - cơ bắp.
Đó là những tiền đề thuận lợi để thực hiện tất cả câc hành động vận động với
các yêu cầu phối hợp chính xác.
1.2.3.5. Mềm dẻo
Năng lực mềm dẻo là một trong những tiền đề để vận động viên ( VĐV )
có thể giành được thành tích cao trong thể thao chuyên sâu. Mềm dẻo là năng
lực của VĐV nhằm thực hiện động tác có biên độ lớn.
Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại:
- Mềm dẻo tích cực là năng lực của VĐV thực hiện động tác với biên độ
lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
- Mềm dẻo thụ động là năng lực của VĐV nhằm thực hiện động tác với
biên độ lớn ở các khớp nhờ tối đa của ngoại lực. Ví dụ như: trọng lượng của
cơ thể, lực đè, ép của huấn luyện viên và bạn tập.
1.2.4. Cơ sở sinh lý của GDTC sinh viên
1.2.4.1. Các đặc điểm sinh lí tuổi sinh viên
Lứa tuổi trưởng thành từ 18 - 22 nói chung cơ thể phát triển gần như hoàn
thiện, nhất là chiều cao. Bộ máy vận động phát triển ở mức cao cho phép tiếp
tục hoàn thiện cơ thể bằng vận động, lao động chân tay, đặc biệt là hoạt động
TDTT. Sự hoàn thiện các chức năng vận động được thực hiện qua đặc điểm
sinh lý của từng lứa tuổi trong hoạt động vận động. Qúa trình phát triển của
cơ thể theo lứa tuổi và có đặc điểm sinh lý cơ bản là phát triển không đồng
đều xen kẽ thời kì phát triển nhanh, phát triển chậm và đối tượng ổn định, quá
trình phát triển của cơ thể không đồng thời: có cơ quan phát triển nhanh, có
cơ quan phát triển chậm.Lứa tuổi sinh viê chiều cao có chững lại trong khi hệ
cơ, xương phát triển chậm hơn nhiều.
Hoạt động sinh lí của sinh vieentrowr nên phức tạp không những về nội
dung mà cả tính chất và phương pháp hoạt động, thái độ học tập nghiêm túc
và có ý thức, có sự chọn lọc và nắm bắt các vấn đề nhanh chóng. Sự tư duy
của sinh viên mang một số đặc điểm cơ bản khả năng phân tích và tổng hợp
những tư liệu tiếp nhận được trong quá trình học tăng lên đột ngột, hứng thú
với sự giả thích nguyên nhân về các hiện tượng cần học đối với căn cứ của
các điều chứng minh, kết luận cũng tăng lên. Trong thời kì này, sự tưởng
tượng, tái hiện, đam mê nghệ thuật cũng được nâng cao, tính rung động của
các phản ứng cảm xúc giảm đi nhiều tâm trạng trở nên ổn định hơn với các
động tác.
Theo các nhà sinh lí học Nguyễn Ngọc Cừ, Lê Qúy Phượng (1996), Lưu
Quang Hiệp (2002), lứa tuổi 18 - 20 cơ thể vẫn còn đang trưởng thành, giữa
các lứa tuổi này có sự khác biệt không chỉ riêng trong chiều cao cơ thể, trọng
lượng cơ thể mà còn khác nhau thông qua sự chênh lệch về các chỉ số, tỉ lệ
các phần cơ thể. Các tác giả cho rằng: Sự phát triển cơ thể trong phạm vi phản
ứng cá biệt, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, các yếu tố bên ngoài
( môi tường, xã hội, dinh dưỡng, hoạt động TDTT, đặc điểm lãnh thổ ) cũng
như ảnh hưởng của hoóc môn).
1.2.4.2. Cơ sở sinh lý GDTC cho sinh viên
Đặc điểm quan trọng của GDTC cho sinh viên là quá trình diễn ra trên
cơ thể trưởng thành và phát triển. Điều đó làm cho công tác GDTC thêm phức
tạp và phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng chúng phù hợp
với mục tiêu, nội dung giáo dục. Trong GDTC sinh viên cần phải đặc biệt lưu
ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động (LVĐ) tập luyện với mức độ phát triển
tâm - sinh lý của các sinh viên. LVĐ cực đại có thể làm cạn kiệt khả năng dự
trữ của cơ thể, dẫn đến những hiện tượng rối loại bệnh lý. Đối với cơ thể sinh
viên, tập luyện nóng vội, ngắn giai đoạn, có thể gây ra.
1.3. Đặc điểm công tác GDTC cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn
Trường Đại học Tây Nguyên
1.3.1. Nội dung chương trình GDTC trong trường Đại học
Quán triệt sâu sắc nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản Pháp luật của chính phủ về công tác
GDTT, trong tình hình mới, cũng tiếp tục khẳng định, cần phải khắc phục
trạng thái giảm sút thể lực của sinh viên hiện nay.
Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế số 931/RLTC ngày 29/04/1993 về
công tác GDTC trong nhà trường là: “ Các trường từ mầm non đến đại học
phải đảm bảo thực hiện dạy môn thể dục theo quy định cho học sinh,sinh
viên”. Chương trình thể dục và các hình thức GDTC khác được sắp xếp phù
hợp với trình độ sức khỏe, giới tính và lứa tuổi. Nhà trường phải có kế hoạch
hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên, tổ chức các ngày hội
thể thao của trường và xây dựng thành nề nếp truyền thống. “Kiểm tra tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học
sinh, sinh viên theo quy định của chương trình GDTC”.
Bộ GD&ĐT ban hành chương trình GDTC trong các trường Đại học
theo quyết định số 203/QĐ- TDTT, ngày 23 tháng 01 năm 1989, quyết định
3244/GD-ĐT ngày 12- 01 - 1995 và số 1262/GD - ĐT ngày 12- 04 - 1997.
Sau khi hoàn thành chương trình GDTC, các trường cần tổ chức cấp chứng
chỉ cho sinh viên theo đúng quy định tại chương 2, điều 1, khoản 1 của quy
chế GDTC và y tế trường học đã ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 3 - 5 - 2001.Nội dung như sau:
Chương trình gồm 99 tiết với 3 tín chỉ, tương ứng 5 đơn vị học trình
GDTT. Mỗi đơn vị học trình GDTT được học trong một học kỳ, như vậy,
chương trình GDTC được tiến hành trong hai năm rưỡi đầu của chương trình
học tập.
Cuối mỗi năm học, ngoài kiểm tra lý thuyết, kỹ chiến thuật môn thể thao.
1.3.2. Giờ học ngoại khóa - tự tập
Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận học sinh -
sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể
chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao
của học sinh - sinh viên. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và
hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của
học sinh - sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của Giáo viên TDTT, hướng
dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học
bao gồm:
- Luyện tập trong các câu lạc bộ;
- Tham gia các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng
năm;
- Tập luyện các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày,
cũng như giờ tự luyện tập của học sinh - sinh viên;
- Phong trào tự tập luyện, rèn luyện thân thể
Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người
tham gia tập luyên các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe
phục vụ học tập và sinh hoạt.
Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích, áp
dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lí hóa chế độ
hoạt, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập
của học sinh - sinh viên trong suốt thời kì học tập trông nhà trường, cũng
như đảm bảo thể lực chung và những điều kiện của nghề nghiệp trong
tương lai.
1.3.3 Sự phát triển của ý thức
Nhu cầu ý thức của thanh niên được phát triển mạnh mẽ. Từ tuổi thanh
niên, các em đã bắt đầu tự giác những đặc điểm cơ thể của mình một cách
hoàn toàn mới và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng
bên ngoài của mình ( soi gương chú ý sửa tư thế quần áo hơn ). Hình ảnh
thân thể mình là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên tuổi
mới lớn.
Ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi
và có tính đặc thù riêng. Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những
đặc điểm tâm lí của mình theo những mục đích cuộc sống và hoài bão của
mình.
Chính điều này khiến các em quan tâm sâu săc tới cuộc sống tâm lý,
phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng ( các em hay ghi nhật ký, so sánh
mình với nhân vật mà học coi là tấm gương ).
Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức
về cái tôi của mình như thiếu niên, mà còn nhận thức vị trí của mình trong xã
hội, trong tương lai ( tôi cần trở thành người như thế nào ? Cần làm gì để tốt
hơn ?).
Thanh niên không chỉ đánh giá những cử chỉ hành vi riêng tư, từng thuộc
tính riêng biệt mà biết đánh giá nhân cách nói chung, trong toàn bộ những
thuộc tính nhân cách. Đồng thời các em cũng có khuynh hướng độc lập hơn
trong việc phân tích và đánh giá bản thân.
Thanh niên mới lớn thường có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh
giá trê cơ sở tự ý thức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tự giáo dục ở thanh niên
cũng được phát triển. Tự giáo dục ở các em không chỉ hướng vào việc khắc
phục một số thiếu sót trong hành vi hay phát huy những nét tốt nào đó mà còn
hướng vào việc hình thành nhân cách nói chung phù hợp với các quan điểm
khái quát đang được hình thành ở các em. Các em cũng có thể chưa thật lòng
tin vào tự giáo dục hoặc chưa thành công trong tự giáo dục.
1.3.4. Sự hình thành thế giới quan
Ở tuổi thanh niên, những điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách và xã hội đã
xây dựng một hệ thống quan điểm riêng đã được hình thành đang chín muồi
( đặc biệt là sự phát triển của tư duy lí luận, tư duy trừu tượng ).
Chỉ đến giai đoạn này khi nhận thức đã được phát triển tương đối cao, thì
ở các em mới xuất hiện nhu cầu đưa những tiêu chuẩn những nguyên tắc hành
vi đó vào một hệ thống hoàn chỉnh và cũng do trí tuệ phát triển tương đối cao,
các em mới có điều kiện ( khả năng ) để hiểu và hệ thống những khái niệm
trừu tượng, những quy luật trong tự nhiên, xã hội. Một khi đã có những hệ
thống quan điểm riêng thì thanh niên không chỉ hiểu về thế giới khách quan
mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ của mình đối với thế giới.
Sự hình thành thế giới quan được thể hiện ở tính tích cực nhận thức. Chỉ
số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận
thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy
luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tại của xã hội loài người Các em
cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học đối với các vấn đề
xã hội tư tưởng, chính trị, đạo đức Việc hình thành thế giới quan còn thể
hiện ở phạm vi nội dung nữa.
Thanh niên quan điểm rất nhiều đến các vấn đề liên quan đến con người,
vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa
quyền lợi và nghĩa vụ, giữa nghĩa vụ và tình cảm nói chung, các em có
khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích
cho người khác, quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn là phúc lợi vật
chất. Tuy vậy, một số bộ phận thanh niên ngày nay, chưa được giáo dục đầy
đủ về thế giới quan của họ còn những biểu hiện tiêu cực (say mê những sản
phẩm “ văn hóa ” không lành mạnh, đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ )
hoặc một số bộ phận khác lại chưa chú ý đến việc xây dựng thế giới quan,
sống thụ động, ít trách nhiệm
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng GDTC (trả lời phiếu
phỏng vấn, điều tra): Cán bộ quản lý, giảng viên trong bộ môn GDTC, các
đồng chí hoạt động Đoàn thanh niên liên quan đến các hoạt động TDTT, 65
sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn Khóa 2014 trường Đại học Tây Nguyên.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn Khóa 2014 trường Đại học Tây Nguyên.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy,học tập môn GDTC cho sinh
viên lớp Sư phạm Ngữ văn khóa 2014 Trường Đại học Tây Nguyên năm học
2014-2015, đồng thời có biện pháp kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả
công tác GDTC cho sinh viên.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
* Mục đích
Nghiên cứu lý luận nhằm xác định những cơ sở lý luận cho công trình
nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức. Từ đó, xây dựng các khái
niệm, quan điểm nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, khái quát đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình lý thuyết của đề tài.
* Cách tiến hành
Chúng tôi đọc, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và khái quát hóa các văn
kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước; các tác phẩm kinh điển của
lãnh tụ (C.Mác, Ănghen, V.Lênin, Hồ Chí Minh, ); các thông tin khoa học
về GDTT, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đã được công bố;
các văn bản Pháp quy của Ủy ban GDTT và Bộ GD-ĐT ban hành; tài liệu liên
quan đến GDTC; tuyển tập các khóa luận tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ
chuyên ngành GDTC trường Đại Học Tây Nguyên Trên cơ sở đó viết cơ sở
lý luận cho đề tài lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng
phiếu hỏi để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy
bộ môn GDTC, cán bộ Đoàn thanh niên làm công tác TDTT, sinh viên lớp sư
phạm Ngữ văn Khóa 2014 trường Đại học Tây Nguyên.
Tìm hiểu hoạt động GDTC cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn Khóa 2014.
Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động thể dục ngoại khóa cho sinh viên.
2.5.3. Phương pháp thống kê toán học
* Mục đích
Phương pháp này sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ phương
pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đưa ra những kết quả định lượng cho đề tài,
làm cho kết quả nghiên cứu độ chính xác tin cậy.
* Cách tiến hành
Chúng ta kiểm tra bằng kết quả bảng hỏi, loại bỏ những phiếu không hợp
lệ sau đó tiến hành xử lý các kết quả bằng cách tính số trung bình, tỷ lệ %, thứ
bậc
Cụ thể chúng tôi sử dụng công thức:
100
3
)13()22()31(
×
×
×+×+×
=
n
nnn
I
Trong đó: I là số đại chúng (%)
n: tổng số sinh viên
n1, n2, n3: Số sinh viên lựa chọn các mức độ tốt, trung bình,
kém.
2.6. Tổ chức nghiên cứu
Để đạt mục địch nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi.
- Về nguyên tắc: phiếu hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi. Khi soạn thảo
các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: rõ rằng, dễ hiểu, các ý
kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực về
tượng cần nghiên cứu.
- Phiếu hỏi gồm 9 câu tìm hiểu về 3 vấn đề: Nội dung môn học, cơ sở vật
chất, ý thức học tập của sinh viên ở các khía cạnh khác nhau.
- Quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Chúng tôi lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sở
đó tổng kết, xây dụng phiếu điều tra cho sinh viên.
+ Bước 2: Lấy ý kiến của sinh viên
Việc điều tra được thực hiện vào 1/04/2015 đến 28/04/2015.
Chúng tôi trực tiếp phát phiếu điều tra, trước khi phát phiếu chúng tôi
hướng dẫn tỉ mỉ cho họ trả lời các câu hỏi trong phiếu, phổ biến mục đích yêu
cầu của nghiên cứu. Sau khi trả lời xong, chúng tôi thu lại phiếu điều tra,
kiểm tra thông tin và số phiếu thu được đối chiếu với số phiếu phát ra.
+ Bước 3: Xử lý phiếu thu được: Tính số lượng, tỷ lệ %, tính điểm trung
bình Từ những kết quả này tiến hành phân tích tạo cơ sở thực tiễn cho việc
nghiên cứu.
2.7. Thời gian nghiên cứu
S
T
T
Nội dung
Thời gian
Địa điểm
Bắt đầu Kết thúc
1 Chọn tên đề tài 1/12/2014 20/12/2014 Trường ĐH Tây Nguyên
2 Viết và nộp đề cương 20/12/2014 20/01/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
3 Tham khảo tài liệu 25/12/2014 10/01/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
4 Phát phiếu phỏng vấn 20/01/2015 22/01/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
5 Kiểm tra và lấy số liệu lần 1 05/03/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
6 Kiểm tra và lấy số liệu lần 2 05/04/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
7 Xử lý số liệu 06/04/2015 16/04/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
8 Viết đề tài 20/04/2015 10/05/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
9 Hoàn thành 05/2015 Trường ĐH Tây Nguyên
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phỏng vấn sinh viên
Để giải quyết nhiệm vụ trên đây, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sinh
viên khóa 2014 thuộc lớp sư phạm Ngữ văn Khóa 2014 Trường Đại học Tây
Nguyên. Số phiếu phỏng vấn phát ra là 65 và thu về 65 phiếu, trong đó có 65
phiếu hợp lệ đạt tỉ lệ 100%.
3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên lớp sư phạm
Ngữ văn khóa 2014
Nhằm lấy ý kiến của các bạn sinh viên một số giải pháp nhằm nâng cao
hoạt động thể dục ngoại khóa cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn khóa 2014,
chúng tôi đưa ra một số câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn GDTC theo
bạn có cần thiết phải cho phép sinh viên lựa chọn các môn thể thao ?
Về phương án trả lời chúng tôi đưa ra hai lựa chọn gồm: cần thiết, không
cần thiết.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Mức độ cần thiết phải cho phép sinh viên lựa chọn các môn thể
thao.
STT Các lựa chọn
Trả lời
Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Cần thiết 55 84,6
2 Không cần thiết 10 13,4
* Kết luận sơ bộ:
Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy trong số 65 sinh viên, có 55 người cho là
cần thiết chiếm tỉ lệ 84,6%; có 10 người cho là không cần thiết chiếm tỉ lệ
13,4%. Qua số liệu thu được chúng tôi thấy rằng việc cho sinh viên lựa chọn
môn học trong chương trình đào tạo cấp chứng chỉ GDTC là cần thiết.
Câu hỏi 2: Các môn thể thao bạn được học có phù hợp với bạn không ?
Về phương án trả lời: Chúng tôi đưa ra 3 mức độ gồm: phù hợp, bình
thường, không phù hợp.
Để thuận lợi cho việc đánh giá trong nghiên cứu chúng tôi quy ước cho
điểm các mức độ trả lời như sau:
Phù hợp: 3 điểm
Bình thường: 2 điểm
Không phù hợp: 1 điểm
Sau đó chúng tôi sử dụng công thức đánh giá tính đại chúng về mức độ phù
hợp của vấn đề được phỏng vấn:
100
3
)13()22()31(
×
×
×+×+×
=
n
nnn
I
Trong đó: I là số đại chúng (%)
n: tổng số sinh viên
n1, n2, n3: Số sinh viên lựa chọn các phương án 1, 2, 3.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn sinh viên về mức độ phù hợp của các môn thể
thao trong chương trình GDTC cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn khóa
2014
STT Các mức độ
Trả lời
Số người Tỉ lệ (%) Điểm
1 Phù hợp 25 38,5 % 75
2 Bình thường 30 46,2 % 60
3 Không phù hợp 10 15,3 % 10
Chỉ số đại chúng I (%) 74,4
Biểu đồ 1: Mức độ phù hợp của các môn thể thao trong chương trình GDTC
cho sinh viên lớp sư phạm Ngữ văn khóa 2014.
* Kết luận sơ bộ:
Từ kết quả bảng 2 và biểu đồ 1 chúng tôi rút ra kết luận sau: Hơn một nửa
số sinh viên đánh giá ở mức độ bình thường chiếm tỉ lệ 46,2%; số sinh viên
cho là phù hợp chiếm 38,5%; mức độ đánh giá không phù hợp chiếm tỉ lệ
thấp 15,3%.
Câu hỏi 3: Theo bạn, có cần thiết phải đưa ra sự lựa chọn môn học cho
sinh viên ?
Về phương án trả lời: chúng tôi đưa ra 2 lựa chọn: cần thiết, không cần
thiết. Trong số 65 sinh viên, có 60 người cho là cần thiết chiếm tỉ lệ 92,3%;
có 5 người cho là không cần thiết chiếm tỉ lệ 7.7%.
Kết quả được thực hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Sự cần thiết phải đưa ra sự lựa chọn môn học cho sinh viên.
STT Các mức độ
Trả lời
Số lượng Tỉ lệ
1 Cần thiết 60 92,3%
2 Không cần thiết 5 7,7%
* Kết luận sơ bộ
Qua bảng 3 chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau đây: Mức độ cần
thiết phải cho sinh viên lựa môn học trong chương trình giáo dục thể chất
chiếm tỉ lệ rất cao 92,3%, mức độ không cần thiết chiếm tỉ lệ thấp 7,7%.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc cho sinh viên lựa chọn môn thể
thao để học trong chương trình GDTC là cần thiết.
Câu hỏi 4: Trong một tuần bạn tập luyện ngoại khóa mấy buổi ?
Về phương án trả lời: chúng tôi có có 4 mức chọn:0 buổi, 1buổi, 2 buổi,
trên 2 buổi.
Để thuận tiện trong việc đánh giá chúng tôi quy ước như sau:
0 buổi: 1 điểm
1 buổi: 2 điểm
2 buổi: 3 điểm
Trên 2 buổi: 4 điểm
Sau đó chúng tôi sử dụng công thức đánh giá tính đại chúng về vấn đề
phỏng vấn.