1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và
khó dự đoán. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến suy thoái kinh tế ở một số
quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngân hàng với vai
trò là một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng luôn là đối
tượng dễ bị tổn thương nhất. Những thay đổi trong chính sách của ngân hàng Nhà
nước đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, đặc biệt
là hoạt động tín dụng vốn được xem là dòng lưu thông quyết định sự tồn tại và phát
triển của khối ngành này. Thực tiễn trên đã gióng hồi chuông cảnh báo muốn tồn
tại, phát triển bền vững thì các ngân hàng không chỉ cần quan tâm mở rộng về quy
mô mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng, đặc biệt là chất lượng tín dụng
trong hoạt động của mình.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của ngành ngân hàng và của cả nền kinh tế,
việc nghiên cứu những vấn đề về nâng cao hoạt động tín dụng luôn là một bài toán
nhiều thách thức. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn thực tập tại ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn với mục đích đi sâu học hỏi, tìm hiểu và
nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao tăng trưởng tín dụng cá
nhân trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong hơn 1 tháng kiến tập và viết báo cáo, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình từ phía ngân hàng ACB cùng giáo viên hướng dẫn – Cô Nguyễn
Thu Thủy. Chính vì vậy, khi bài báo cáo được hoàn tất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến phía ngân hàng và cô Nguyễn Thu Thủy đã quan tâm, tạo mọi điều kiện
cho tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đây là đề tài tương đối
rộng và phức tạp, mang tính thời sự cả về thực tiễn lẫn lý luận; hơn thế, việc nghiên
cứu còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên tôi kính mong những ý tưởng
đưa ra sẽ được thầy cô giáo, ban giám đốc ACB Chợ Lớn cho ý kiến nhận xét, đóng
góp để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn.
2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
– CHI NHÁNH CHỢ LỚN
I. Giới thiệu về ACB Chợ Lớn
1. Thông tin chung
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn
Địa chỉ: 747 Hồng Bàng, P. 6, Quận 6, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.39606980
Fax: 08.39690979
Website: www.acb.com.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh chợ Lớn được thành lập
và bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 15/01/1996 theo giấy phép số 0044/GCT
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 27/08/2995 tại số 141 – 143, Hùng
Vương, Quận 5, TP.HCM và nay là 747, Hồng Bàng, P.6, Q.6, TP.HCM – một
trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất của ACB. Địa điểm hoạt động
thuận lợi, dễ được mọi người biết đến và gần gũi với nhiều khách hàng trong khu
vực, do đó tạo điều kiện cho chi nhánh triển khai các sản phẩm dịch vụ của mình.
Đặc biệt những năm gần đây, đời sống của người dân Q.6 ngày càng được nâng
cao và xu hướng mở rộng đô thị hóa ngoại thành nên doanh số hoạt động và lợi
nhuận không ngừng tăng lên từ thị trường đang phát triển này.
Mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác của ACB Chợ Lớn là khá lớn vì
nơi đây là khu vực trọng điểm buôn bán, tập trung nhiều tổ chức cho vay tín
dụng và cho thuê tài chính.
Các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh: dịch vụ ngân hàng, tài chính, tín
dụng và các dịch vụ liên quan khác cho khách hàng trong và ngoài nước hoạt
động trên địa bàn.
3
II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban
Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban ACB Chợ Lớn
2. Tình hình nhân sự
- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc
+ Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước
tổng Giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.
- Phòng khách hàng cá nhân: gồm trưởng phòng, phó phòng và khoảng 10
nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học
+ Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị.
+ Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân
hàng Nhà nước và của ACB.
+ Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài
sản cầm cố thế chấp của khách hàng.
4
+ Đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.
+ Khách hàng ở đây là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Phòng tín dụng Doanh nghiệp: gồm trưởng phòng, phó phòng và khoảng 10
nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học.
+ Công tác cho vay giống như của phòng tín dụng cá nhân nhưng đối tượng
cho vay là các doanh nghiệp.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2010
1. Đánh giá hoạt động kinh doanh 3 năm: 2007-2009
1.1. Các chỉ số tài chính 3 năm: 2007 – 2009
Bảng 1.2 Chỉ số tài chính 3 năm 2007, 2008, 2009
Chỉ số tài chính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tăng trưởng doanh thu 95.8% 88.7% -1.5%
Tăng trưởng lợi nhuận ròng 248.1% 25.6% -0.4%
Thu nhập tín dụng/Tổng thu nhập 70.9% 86.9% 80.8%
Thu nhập dịch vụ/Tổng thu nhập 5.3% 5.6% 8.3%
Thu nhập HĐ khác/Tổng thu nhập 1.4% 0.3% 1.6%
Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập 27.5% 18.3% 18.5%
Tổng chi phí/Tổng thu nhập 66.8% 78.8% 76.1%
Chi phí HĐ tín dụng/Thu nhập HĐ tín dụng 71.1% 74.0% 70.9%
Chi phí HĐ dịch vụ/Thu nhập HĐ tín dụng 20.8% 10.8% 12.0%
Ta nhận thấy rằng chỉ số về doanh thu và lợi nhuận ròng có sự sụt giảm đáng
kể từ năm 2007 đến năm 2009 do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuy vậy, các chỉ số về thu nhập từ các hoạt động tín dụng cũng như dịch vụ so
với tổng thu nhập lại đạt được mức tăng trưởng qua các năm. Điều đó cho thấy
5
hoạt động của ngân hàng thật sự hiệu quả và có khả năng duy trì nguồn thu
nhập từ các khách hàng ở mức cao. Chi phí ngân hàng tiêu tốn cho các hợp
đồng có chiều hướng giảm một phần do chính sách giảm thiểu tối đa các định
mức gây lãng phí đồng thời có sự kiểm soát tốt từ ban tài chính. Nhìn chung,
hoạt động kinh doanh của ACB trong 3 năm: 2007 – 2009 ổn định và có sự
phòng bị tốt.
1.2. So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm: 2007 – 2009
Bảng 1.3 So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm 2007, 2008, 2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tăng trưởng doanh thu 95.8% 88.7% -1.5%
Tăng trưởng lợi nhuận 248.1% 25.6% -0.4%
Tốc độTăng trưởng dư nợ 83.1% 9.2% 78.8%
Tốc độ tăng trưởng huy động 89.2% 21.8% 47.7%
Tổng do tăng trưởng tài sản 91.3% 23.3% 59.4%
Nhìn vào các chỉ số kinh doanh so sánh tương quan trong 3 năm 2007 –
2009, nhận thấy rằng hoạt động của ngân hàng tăng trưởng rất tốt trong năm
2007 tuy nhiên đã giảm rõ rệt ở năm 2008 và chỉ đạt mức tăng trưởng âm vào
năm 2009 về doanh thu và lợi nhuận. Điều nay là do:
- Cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng
đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở
nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
- Lạm phát ở Việt Nam gia đoạn 2008 – 2009 đã đạt tốc độ phi mã, vượt trên 2
con số.
- Sự bất ổn ở thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã khiến các danh
mục đầu tư của ngân hàng không đạt được lợi nhuận như dự kiến.
6
2. Đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm 2010
Bảng 1.4 Báo cáo tài chính quý I – 2010 (đvt: triệu đồng)
Vốn điều
lệ
Quỹ dự
phòng
tài chính
Quỹ dự
trữ
Quỹ
khác
Lợi nhuận
sau thuế
Tổng
Số dư
đầu năm
7.814.138 710.036 95.067 (20.353) 1.041.515 9.640.403
Tăng
trong kỳ
- - - - 405.640 744.498
Giảm
trong kỳ
- - - (55.958) (1.172.121) (1.541.116)
Số dư
cuối kỳ
7.814.138 710.036 95.067 (76.311) 275.034 8.843.786
Nhìn vào bảng báo cáo tài chính, nhận thấy tình hình kinh doanh của ACB
tiến triển rất khả quan với số dư cuối kỳ về vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính
và quỹ dự trữ so với đầu kỳ không thay đổi đáng kể; trong khi đó lợi nhuận sau
thuế đã tăng dương trở lại với con số ấn tượng gần 300 tỷ đồng. Điều này giúp
cho ngân hàng cân bằng được sự sụt giảm về doanh thu khi tình hình kinh doanh
ảm đạm vào trung tuần tháng 2 - thời điểm trùng vào đợt nghỉ tết Nguyên đán.
Tổng vẫn đạt được mức xấp xỉ bằng số dư hồi đầu năm.
Do tình hình kinh tế bắt đầu hồi phục, dự báo từ nay đến cuối năm, doanh
thu của ACB Chợ Lớn trong mảng tín dụng cá nhân sẽ tăng cao. Khi lạm phát
được chính phủ kiềm hãm trong mức từ 6 – 10% kèm theo đó là sự phục hồi của
thị trường chứng khoán, ngân hàng sẽ nới lỏng tay hơn cho vay cá nhân tiêu dùng
và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Tăng trưởng doanh thu của chi nhánh
Chợ Lớn thuộc ACB sẽ được tính toán dao động trong khoảng 20 – 50%.
7
IV. Giới thiệu về hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu –
Chi nhánh Chợ Lớn
1 Giới thiệu về phòng tín dụng cá nhân
Phòng tín dụng cá nhân gồm các bộ phận:
- Bộ phận PFC (tư vấn tài chính cá nhân)
- Bộ phận Loan CSR (Dịch vụ khách hàng)
- Bộ phận CA (phân tích tín dụng)
2. Vai trò và nhiệm vụ của phòng tín dụng cá nhân
2.1. Vai trò:
- Tiếp thị, cung ứng tất cả các sản phậm dịch vụ cá nhân của ACB cho khách
hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của ACB.
- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và thẩm định khách hàng, khoản vay.
- Quản lý, theo dõi khách hàng, khoản vay.
2.2. Nhiệm vụ:
- Bộ phậm PFC:
+ Thực hiện tiếp thị để phát triển và tìm kiếm khách hàng mới
- Bộ phận CA:
+ Thực hiện thẩm định và lập tờ trình thẩm định khách hàng
- Bộ phận Loan CSR:
+ Lập hồ sơ và hợp đồng vay.
+ Mở tài khoản vay cho khách hàng.
+ Thu thập quản lý thông tin khách hàng, lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng.
+ Thực hiện giải ngân và thu nợ.
8
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN
I. Tổng quan về hoạt động tín dụng
1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc
hiện vật trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người vay cả nợ lẫn lãi
sau 1 thời gian nhất định.
2. Đặc điểm của tín dụng
Tín dụng chính là sự tín nhiệm, điều đó có nghĩa là trong quan hệ tín dụng
bên cho vay tin tưởng bên đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào trong tương lai
mà hai bên đã thỏa thuận. Hay nói cách khác, bản chất của tín dụng là dựa trên
niềm tin, hoạt động tín dụng là hoạt động vay mượn dựa trên uy tín.
3. Chức năng của tín dụng
- Tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế.
- Tiết kiệm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.
- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế.
4. Phân loại tín dụng
- Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh
- Tín dụng phục vụ tiêu dùng
- Tín dụng ngắn hạn
- Tín dụng trung hạn
- Tín dụng dài hạn