Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT





PHAN TRẦN MINH HƯNG



RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT




PHAN TRẦN MINH HƯNG



RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN



Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và nội dung luận văn chưa
được công bố bất kỳ công trình khoa học nào, các nguồn số liệu trong luận văn
được trích dẫn rõ ràng có nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên./.
Tác giả


Phan Trần Minh Hưng
DANH MỤC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
TIẾNG VIỆT
TIẾNG NƯỚC
NGOÀI
ABB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần An Bình
An binh Commercial
Joint Stock Bank
ACB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu
Asia Commercial Joint
Stock Bank
BARD Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam
Vietnam Bank for
Agriculture and Rural
Development
ATM Máy rút tiền tự động Automatic Teller

Machine
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu Tư và Phát triển
Việt Nam
Joint Stock Commercial
Bank for Investment and
Development
of Vietnam
CP Chính phủ
CTG Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam
Vietnam Bank for
Industry and Trade
DAB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Á
Dong A Commercial
Joint Stock Bank
EIB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam
Viet Nam Export Import
Commercial Joint Stock
FORWARD Kỳ hạn
GBP Bảng Anh Great British Pound
KLB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kiên Long
Kien Long Commercial
Joint Stock Bank

MB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân Đội
Military Commercial
Joint Stock Bank
MSB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải
The Maritime
Commercial Joint Stock
Bank
NAB Ngân hàng Thương mại cổ phần
Nam Á
Nam A Commercial
Joint Stock Bank
NAVIBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần
Nam Việt
Nam Viet Commercial
Joint Stock Bank
NH Ngân hàng
NHNG Ngân hàng Nước ngoài
NHLD Ngân hàng Liên doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ
phần

NHTMCPVN Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Nam

NN Nhà nước
OCB Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Phương Đông
Orient Commercial Joint
Stock Bank
PNB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Nam
Southern Commercial
Joint Stock Bank
POS Point of Sales
ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản Return on assets
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu
Return on equity
SEABANK Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Nam Á
Sotheast Asia
Commercial Joint Stock
Bank
SGB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn Công Thương
Sai Gon Bank
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà
Nội
Sai Gon –Ha Noi
Commercial Joint Stock
Bank
STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín
Sai Gon Commercial
Joint Stock Bank
TCTD Tổ chức tín dụng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
USD Đô la Mỹ
VAB Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Á
Viet A Commercial
Joint Stock Bank
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam
Joint Stock Commercial
Bank for Foreign Trade
of Vietnam
VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Vietnam International
Commercial Joint Stock
Bank
VIETCAPITALBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bản Việt
Viet Capital
Commercial Joint Stock
Bank
VND Việt Nam Đồng Viet Nam Dong

BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung Trang
2.1 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng 36
2.2 Tỷ lệ thu nhập từ huy động vốn trên thu nhập từ lãi của các ngân hàng 38

2.3 Khả năng huy động vốn của các ngân hàng 39
2.4 Một số sản phẩm huy động của các ngân hàng 40
2.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trên thu nhập từ lãi của các ngân hàng 42
2.6 Thu nhập từ hoạt động tín dụng (thu từ đầu tư chứng khoán + thu từ ủy
thác đầu tư + thu từ môi giới chứng khoán + thu từ tư vấn phát hành
trái phiếu + bảo lãnh phát hành trái phiếu + thu từ tín dụng khác)/thu
nhập từ lãi của một số ngân hàng
45
2.7 Dư nợ cho vay của các ngân hàng 45
2.8 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng 46
2.9 Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng qua các năm 47
2.10 Dư nợ và thị phần dư nợ hệ thống ngân hàng 49
2.11 Một số sản phẩm tín dụng của các ngân hàng 51
2.12 Tỷ lệ thu nhập phi lãi thuần của các ngân hàng 52
2.13 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng trên thu
nhập thuần phi lãi của các ngân hàng
53
2.14 Sản phẩm phái sinh của các ngân hàng 54
2.15 Giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện bởi VCB 55
2.16 Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập thuần phi lãi
của các ngân hàng
55
2.17 Sản phẩm chuyển tiền tiêu biểu của các ngân hàng 57
2.18 Sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống của các ngân hàng 58
2.19 Thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán trên
tổng thu nhập thuần phi lãi của các ngân hàng
58
2.20 Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng 60
2.21 Số lượng máy ATM&POS của các ngân hàng 61
2.22 Số lượng ngân hàng trang bị máy ATM 61

3.1 Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình 70
3.2 Hệ số tương quan riêng và hệ số nhân tử phóng đại phương sai giữa
các biến trong mô hình nghiên cứu
72
3.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro đa dạng hóa sản phẩm 74

Mục lục
Mục Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Nguồn số liệu thu thập 6
7 Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận văn 7
8 Ý nghĩa của luận văn 7
9 Kết cấu luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VÀ RỦI RO ĐA
DẠNG HÓA SẢN PHẨM NGÂN HÀNG
1.1 TỔNG QUAN ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM NGÂN HÀNG 9
1.1.1 Khái niệm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng 9
1.1.2 Tính tất yếu của việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng 10
1.1.3 Đo lường mức độ đa dạng hóa 13
1.1.4 Những nhân tố tác động đến việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng 16
1.1.4.1

Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng 16

1.1.4.2

Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 18
1.2 RỦI RO ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM NGÂN HÀNG 20
1.2.1 Khái niệm rủi ro đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng 20
1.2.2
Các loại rủi ro thường gặp khi tiến hành đa dạng hóa sản phẩm ngân
hàng
21
1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng 22
1.2.4 Đo lường rủi ro đa dạng hóa sản phẩm 25
1.3
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM RỦI RO ĐA DẠNG
HÓA SẢN PHẨM
26
1.3.1 Tiếp cận một số quan điểm đa dạng hóa 26
1.3.1.1

Quan điểm ủng hộ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 26
1.3.1.2

Quan điểm không ủng hộ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 27
1.3.2
Tiếp cận một số mô hình kinh tế lượng đo lường rủi ro đa dạng hóa sản
phẩm
28
1.3.2.1

Mô hình nghiên cứu trường hợp Canada 28
1.3.2.2


Mô hình nghiên cứu trường hợp Hàn Quốc và Argentina 29
1.3.3
Xây dựng mô hình đo lường rủi ro đa dạng hóa sản phẩm tại các
NHTMCP Việt Nam
31
1.3.3.1

Mô hình cơ bản 31
1.3.3.2

Mô hình cụ thể 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
2.1
THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
36
2.1.1 Hoạt động thu lãi 36
2.1.1.1

Hoạt động huy động vốn 37
2.1.1.2

Hoạt động cho vay 42
2.1.2 Hoạt động thu nhập phi lãi 52
2.1.2.1

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ 53

2.1.2.2

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 55
2.1.2.3

Thu nhập từ hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán 58
2.1.3 Mở rộng kênh phân phối sản phẩm 60
2.2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
62
2.2.1
Những yếu tố tích cực trong đa dạng hóa sản phẩm tại NHTMCP Việt
62
Nam
2.2.2
Những yếu tố hạn chế, tồn tại trong đa dạng hóa sản phẩm tại
NHTMCP Việt Nam
64
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
3.1
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN RỦI RO ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM
66
3.1.1 Phương pháp ước lượng mô hình 66
3.1.1.1

Tiếp cận mô hình hồi quy dữ liệu bảng 66
3.1.1.2


Kiểm định mô hình 67
3.1.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 69
3.1.2.1

Dữ liệu và xử lý số liệu nghiên cứu 69
3.1.2.2

Kết quả thống kê mô tả 70
3.1.3 Các bước ước lượng mô hình 71
3.1.4 Kết quả mô hình nghiên cứu 72
3.1.4.1

Kiểm định mô hình 72
3.1.4.2

Kết quả ước lượng mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu 73
3.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 77
3.2.1 Cơ sở để đưa ra hàm ý chính sách
77
3.2.2 Các hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị 79
3.2.3 Các giải pháp gợi ý thực hiện chính sách 79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN 88

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là xu

hướng tất yếu, khách quan của tất cả các nước trên thế giới, đây là điều kiện vô
cùng thuận lợi cho hệ thống ngân hàng khi tiếp cận được kinh nghiệm quản lý
khoa học, áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn và thúc đẩy sự phát triển hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh mặt thuận lợi thì những khó khăn,
thách thức luôn chờ đợi hệ thống ngân hàng Việt Nam, với hơn hai mươi năm hoạt
động, hệ thống ngân hàng dần khẳng định vị thế của mình là kênh chu chuyển vốn
quan trọng trong nền kinh tế bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động, không
ngừng nâng cao vốn hoạt động nhưng với những điểm yếu vốn có của hệ thống
NHTM Việt Nam như: khả năng tự chủ tài chính chưa đủ mạnh để cạnh tranh với
những tổ chức nước ngoài dù liên tục tăng vốn trong thời gian gần đây, khả năng
áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn còn hạn chế, chưa chú trọng vào việc đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hay sản phẩm kinh doanh chưa đa dạng, phong phú,
chưa có đầu tư thích đáng vào phát triển sản phẩm mới, khả năng áp dụng sản
phẩm ngân hàng hiện đại vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, khi
mà quá trình hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn thì
khả năng cạnh tranh càng gay gắt hơn trong khi đó, những thế mạnh của ngân
hàng Việt Nam sẽ không còn nữa vì vậy, đa đạng hóa sản phẩm là tất yếu khách
quan để mang lại lợi nhuận ngân hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh giữa các ngân
hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, lại có những quan điểm không ủng hộ chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm cho rằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm mang lại những rủi ro nhất
định, ảnh hưởng không tốt đến hiệu năng hoạt động ngân hàng…Vì vậy, ngân
hàng cần có chiến lược riêng cho mình để nhận biết được rủi ro từ đó mà phân
tích, đo lường rủi ro sau đó đưa ra biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro để tối
thiểu hóa rủi ro.
2

Vậy chiến lược đa dạng hóa sản phẩm có thực sự hạn chế được rủi ro hay
phát sinh thêm rủi ro, những rủi ro có thể xảy ra là những rủi ro nào, có thể hạn
chế được rủi ro ấy không, đa dạng hóa sản phẩm có mang lại lợi nhuận và nâng

cao vị thế, năng lực cạnh tranh hay ngược lại, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
mang lại lợi nhuận, hạn chế rủi ro và ngược lại có phải là giống nhau đối với các
quốc gia hay mỗi quốc gia khác nhau có những diễn biến khác nhau.
Để trả lời các câu hỏi trên và định lượng tác động đa dạng hóa sản phẩm
đến rủi ro ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Rủi ro đa dạng hóa sản
phẩm của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu:
Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng được thực hiện khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây, trong những công
trình khoa học này hầu hết các tác giả đã hệ thống hóa một cách khoa học những
lý thuyết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và đưa ra những quan điểm
khác nhau về sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng như sau:
Công trình mang tính quốc tế:
Trong khung nghiên cứu: “Product diversification in the European banking
industry: “Risk and loan pricing implications” của nhóm tác giả Laetitia Lepetit,
Emmanuelle Nys, Philippe Rous, Amine Tarazi, nhóm tác giả đưa ra chỉ số thu
nhập phi lãi để đo lường mức độ đa dạng hóa sản phẩm và điểm thành công lớn
nhất của nghiên cứu này là nhóm tác giả đã xây dựng mô hình kinh tế lượng để đo
lường tác động của đa dạng hóa đến rủi ro ngân hàng và nhóm tác giả phân ra chỉ
số nào dùng để đo lường rủi ro đối nhóm ngân hàng chưa niêm yết và chỉ số nào
sẽ dùng đối với ngân hàng niêm yết, từ mô hình nghiên cứu nhóm tác giả đã đưa
ra được hàm ý chính sách phù hợp để đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng.
Khi nghiên cứu rủi ro đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng tại Trung Quốc
trong bài “The Effects of Focus Versus Diversification on bank Performance:
Evidence from Chinese Banks” của nhóm tác giả Allen N. Berger, Iftekhar Hasan
3

and Mingming Zhou đã thành công khi xây dựng chỉ tiêu khá mới để đo lường
mức độ tập trung vào sản phẩm đó là chỉ số tập trung (FI), cũng tương tự như
nghiên cứu của Nhóm tác giả Laetitia Lepetit, Emmanuelle Nys, Philippe Rous,

Amine Tarazi thì nhóm tác giả này cũng thành công khi xây dựng mô hình đo
lường rủi ro đa dạng hóa sản phẩm và từ đó đưa ra những hàm ý chính sách để
thực hiện thành công đa dạng hóa sản phẩm.
Công trình trong nước
Luận án tiến sĩ kinh tế của Ngô Thị Liên Hương (2011): “Đa dạng hóa dịch
vụ tại ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án đã khái quát được những vấn đề
liên quan đến đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng như khái niệm, ý nghĩa, phương
thức, các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng hóa, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng
và phân tích các nhân tố tác động đến đa dạng hóa cũng như đưa ra được kinh
nghiệm các quốc gia trên thế giới, rút ra bài học cho Việt Nam. Kế tiếp, luận án đã
đánh giá được thực trạng đa dạng hóa tại các NHTM Việt Nam dựa trên phân tích
thực trạng, tiến hành phát phiếu khảo sát, từ đó nêu lên tính tất yếu của đa dạng
hóa dịch vụ tại Việt Nam và tác giả đưa ra những giải pháp thực hiện thành công
đa dạng hóa dịch vụ trên nền tảng chiến lược phát triển NHTM Việt Nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020 trong đó có dịch vụ ngân hàng, sau đó tác giả đưa
ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và điều kiện để thực hiện
thành công đa dạng hóa dịch vụ của NHTM Việt Nam. Điểm nổi bật của luận án là
tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát thực tế tại các ngân hàng để kết
hợp kết quả từ khảo sát với kết quả từ phân tích thực trạng đa dạng hóa sản phẩm
tại các NHTM Việt Nam để đưa ra đưa ra những kết luận và trong nghiên cứu này
tác giả mới chỉ dừng lại ở đa dạng hóa dịch vụ.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thanh Phong (2011): “Đa dạng hóa sản
phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế”. Luận án này, tác giả đã khái quát hóa một cách có hệ thống về
vấn đề đa dạng hóa sản phẩm như khái niệm, giới thiệu sản phẩm ngân hàng,
những nhân tố tác động đa dạng hóa sản phẩm, sự cần thiết của đa dạng hóa sản
4

phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tác giả cũng đưa ra được những
kinh nghiệm của các nước trong đa dạng hóa sản phẩm và rút ra bài học cho Việt

Nam. Kế đến, luận án này đã đánh giá được thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của
hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2001–2010 để thấy được kết quả đạt được,
những hạn chế cũng như tìm ra nguyên nhân liên quan và trong luận án tác giả
cũng đã tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát thực tế tại các ngân hàng để có nhìn
tổng quát thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tại các NHTM Việt Nam; cuối cùng
tác giả cũng đưa ra được rủi ro liên quan đến đa dạng hóa sản phẩm. Trên cơ sở
định hướng phát triển ngành ngân hàng từ 2011–2020 tác giả đã đưa ra những giải
pháp cụ thể như: Giải pháp tổng thể đối NHTM, giải pháp cụ thể cho từng nhóm
sản phẩm dịch vụ, nhóm giải pháp hỗ trợ từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đối
với cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, NHNN, Hiệp hội ngân hàng. Điểm
giới hạn của luận án này là tác giả mới chỉ giới thiệu mà chưa đi sâu nghiên cứu
rủi ro đa dạng hóa sản phẩm tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ: “Rủi ro đa dạng hóa sản phẩm của các ngân hàng thương
mại cổ phần ở Việt Nam” sẽ có những điểm mới so với các công trình nghiên cứu
khoa học trước như: Xem xét sự tác động đa dạng hóa sản phẩm đến rủi ro đối
NHTMCP Việt Nam, từ đó có phương hướng đa dạng hóa sản phẩm một cách phù
hợp hơn, quản trị rủi ro một cách hiệu quả hơn khi mà hoạt động ngân hàng ngày
càng hội nhập sâu và rộng vào thị trường tài chính quốc tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận về đa dạng hóa sản phẩm và rủi ro đa dạng hóa
sản phẩm, luận văn làm rõ vai trò của đa dạng hóa sản phẩm; tập trung phân tích,
đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tại các NHTMCP Việt Nam để thấy
được thực trạng các hoạt động trong việc đa dạng hóa sản phẩm của NHTMCP
Việt Nam. Sau đó, luận văn xem xét, đánh giá sự tác động đa dạng hóa sản phẩm
đến rủi ro ngân hàng, trên cơ sở sự tác động đó kết hợp với thực trạng đa dạng hóa
tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro khi tiến hành đa dạng hóa
5

sản phẩm. Để đạt được các mục tiêu tổng quát trên, luận văn cần thực hiện các
mục tiêu cơ bản sau:

- Hệ thống hóa một cách khoa học những vấn đề liên quan đến đa dạng hóa
sản phẩm và rủi ro liên quan đến việc đa dạng hóa sản phẩm của NHTM để làm
sáng tỏ vai trò của việc đa dạng hóa sản phẩm.
- Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của
NHTMCP Việt Nam để thấy được những mặt tích cực, những mặt hạn chế và
những vấn đề đang tồn tại trong việc đa dạng hóa sản phẩm của NHTMCP Việt
Nam.
- Xây dựng mô hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa sản phẩm
đến rủi ro ngân hàng.
- Từ kết quả ước lượng mô hình cũng như thực trạng đa dạng hóa sản phẩm
tại NHTMCP Việt Nam luận văn đưa ra gợi ý chính sách phù hợp.
Để làm rõ các mục tiêu trên thì câu hỏi nghiên cứu được đưa ra:
Từ mục tiêu nghiên cứu và tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Đa dạng hóa sản phẩm có vai trò như thế nào trong chiến lược kinh doanh
của NHTM ?
- Những mặt tích cực, những mặt hạn chế và những vấn đề nào khác đang
tồn tại trong việc đa dạng hóa sản phẩm của NHTMCP Việt Nam ?
- Đa dạng hóa sản phẩm tác động đến rủi ro ngân hàng như thế nào ?
- Có nên đa dạng hóa sản phẩm hay không và trong trường hợp phải đa
dạng hóa sản phẩm thì hàm ý chính sách nào cần đưa ra ?
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn “Rủi ro đa dạng hóa sản phẩm tại các ngân
hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” lấy đa dạng hóa sản phẩm của các
NHTMCP ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu.

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Do dữ liệu và khả năng tiếp cận có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu trong
phạm vi hẹp như sau:

Về không gian: luận văn chỉ nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh
và rủi ro đa dạng hóa sản phẩm của nhóm NHTMCP tại Việt Nam.
Về thời gian: để đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm, cũng như xem
xét đánh giá tác động đa dạng hóa sản phẩm đến rủi ro ngân hàng luận văn sử
dụng bộ số liệu không cân bằng từ năm 2006 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành luận văn này, tác giả đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu phổ biến đang được các nhà nghiên cứu áp dụng hiện
nay là phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính: phương pháp thông kê, tổng hợp, hệ thống hóa,
phân tích, so sánh.
Phương pháp định lượng mà tác giả nghiên cứu trong luận văn này là
phương pháp hồi quy dựa trên bộ dữ liệu bảng không cân bằng của 32 ngân hàng
trong thời gian 7 năm từ năm 2006 đến năm 2012 sử dụng được chạy trên phần
mềm Eview để đo lường tác động của đa dạng hóa sản phẩm được cụ thể bằng hai
chỉ số: Đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro ngân hàng.
Nguồn thông tin nghiên cứu: thu thập từ các NHTM, NHNN Việt Nam,
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Chính Phủ, Đảng cộng sản Việt Nam… thông qua
website các cơ quan, báo chí, tạp chí chuyên ngành tài chính – ngân hàng, tiểu
luận môn học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học.
6. Nguồn số liệu thu thập
Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp được thu thập và tính toán
từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch, tài liệu đại hội của
đông của các ngân hàng từ năm 2006 – 2012 thông qua trang website các ngân
7

hàng và sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội và một số website khác.
7. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận văn
Các nghiên cứu về đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng tại Việt Nam trong
những năm gần đây phần lớn tập trung vào phân tích thực trạng đa dạng hóa sản

phẩm sau đó, đưa ra giải pháp đa dạng hóa sản phẩm mà chưa có nghiên cứu nào
liên quan đến rủi ro đa dạng hóa sản phẩm. Luận văn này sẽ có những điểm mới so
với các nghiên cứu trước:
Trên cơ sở hệ thống hóa và tổng hợp những kiến thức liên quan đến đa
dạng hóa sản phẩm cũng như rủi ro trong hoạt động ngân hàng, luận văn tiến hành
phân tích lập luận để đưa ra những rủi ro liên quan đến đa dạng hóa sản phẩm
cũng như phương thức quản trị rủi ro.
Từ tổng luận lý thuyết mô hình nghiên cứu qua thực nghiệm đo lường rủi ro
đa dạng hóa sản phẩm tại Trung Quốc, Nga, Đức, Canada, Argentina và một số
quốc gia khác, căn cứ vào thực trạng hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận văn tiến
hành xây dựng mô hình đo lường tác động của đa dạng hóa đến rủi ro ngân hàng
tại NHTMCP Việt Nam.
Ngoài việc, đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm thông qua các chỉ tiêu
như số lượng sản phẩm gia tăng và các chỉ tiêu liên quan như trong hoạt động tín
dụng là dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, đối tượng khách hàng như các nghiên cứu trước…
luận văn này còn tiến hành đánh giá mức độ đa dạng hóa thông qua mức độ đóng
góp thu nhập của từng hoạt động, nhóm hoạt động trong tổng thu nhập.
Từ kết quả ước lượng mô hình hồi quy xem xét sự tác động của đa dạng
hóa đến rủi ro ngân hàng cũng như thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tại các
NHTMCP Việt Nam, luận văn đưa ra những giải pháp từ phía ngân hàng cũng như
những kiến nghị đến CP, NHNN để hạn chế rủi ro đa dạng hóa sản phẩm.
8. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý thuyết, luận văn đã phác thảo ra được những lập luận mới về rủi
ro đa dạng hóa sản phẩm đóng góp thêm cơ sở khoa học, bổ sung lý thuyết đa
8

dạng hóa sản phẩm ngân hàng.
Về mặt thực tiễn, mục đích đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm
nhằm tìm ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế, tồn tại và đây là cơ
sở khoa học để các nhà quản trị có cách nhìn nhận, điều chỉnh mức độ đa dạng hóa

phù hợp hơn với thực trạng Việt Nam. Ngoài ra, khi ước lượng mô hình nghiên
cứu để tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro đa dạng hóa sản phẩm để từ đó có
cách quản trị rủi ro đa dạng hóa sản phẩm phù hợp nhất.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn kết cấu gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm và rủi ro đa dạng hóa
sản phẩm ngân hàng
Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tại các NHTMCP tại Việt
Nam
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách













9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM
VÀ RỦI RO ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM NGÂN HÀNG


1.1 TỔNG QUAN ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng
Trên thế giới
Theo đại từ điển kinh tế thị trường thì “Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
là sách lược của một doanh nghiệp cùng một lúc kinh doanh từ hai ngành nghề trở
lên; doanh nghiệp áp dụng kinh doanh đa dạng, tham gia vào hoạt động sản xuất
và tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trước tiên, cần chọn phương hướng đa
dạng hóa và chọn loại nào đa dạng hóa thì hữu hiệu hơn. Kinh doanh đa dạng hóa
không chỉ hạn chế ở chỗ mở rộng chủng loại sản phẩm; mà còn mở rộng cả phạm
vi sản xuất và thị trường. Mục đích của nó là để phân tán nguy cơ, tránh cho thị
trường của một loại hàng hóa nào đó có biến động, ảnh hưởng đến thu lợi và lợi
dụng đầy đủ tiềm lực sản xuất, khả năng tiêu thụ của thị trường, dùng sản phẩm
phụ và tiết kiệm chi phí tiêu thụ [54]. Trong lĩnh vực tài chính thì Richard
C.Wilson lại có cách nhìn nhận riêng: “Đa dạng hóa trong lĩnh vực tài chính là sự
phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vốn vào những danh mục khác nhau chẳng hạn
như cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ thị trường” [52].
Tại Việt Nam
Võ Kim Thanh lại có quan điểm về đa dạng hóa trong lĩnh vực ngân hàng như
sau: “Đa dạng hóa nghiệp vụ là việc ngân hàng thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp
vụ khác nhau tạo ra sự phong phú, đa dạng trong toàn bộ các dịch vụ tài chính mà
ngân hàng đó có thể cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng trong nền kinh
tế đồng thời đa dạng hóa nghiệp vụ không chỉ hạn chế ở việc mở rộng các loại
nghiệp vụ mà bao hàm cả việc mở rộng, phát triển nghiệp vụ về phạm vi, quy mô,
10

hình thức thực hiện” [19, tr. 43-44] hay Nguyễn Thanh Phong lại cho rằng “Đa
dạng hoá sản phẩm của NHTM là việc mở rộng danh mục dịch vụ ngân hàng gắn
liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện các dịch vụ truyền thống, nhằm đảm bảo
cho ngân hàng thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh ngân
hàng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả

kinh doanh cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo ổn định lưu thông tiền tệ, thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế” [16, tr. 39].
Tuy mỗi tác giả có những khái niệm khác nhau về đa dạng hóa trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như: tài chính, ngân hàng, kinh doanh nhưng chung quy lại đa
dạng hóa sản phẩm hay sản phẩm ngân hàng có ba nội dung chính sau:
 Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng là việc ngân hàng tiến hành mở rộng sản
phẩm của ngân hàng nhằm gia tăng số lượng cũng như chủng loại sản phẩm
ngân hàng.
 Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng bao hàm cả nâng cao tính tiện ích cũng
như nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
 Ngoài ra, đa dạng hóa sản phẩm bao gồm những nội dung như sau: mở rộng
phạm vi hoạt động, quy mô sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, hình thức
giao dịch.
1.1.2 Tính tất yếu của việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống NHTM
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngân hàng phải cải tiến sản phẩm dịch
vụ nhằm tạo sự tương thích, đa dạng, tiện ích, tạo cho khách hàng sự thoải mái khi
sử dụng sản phẩm dịch vụ và không ngừng đưa ra những sản phẩm mới mang tính
tiện nghi mà cụ thể ở đây là tính hiện đại, đa dạng, đa năng, linh hoạt, thuận tiện
cho khách hàng để nâng cao hiệu năng hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, cần gia
tăng các sản phẩm liên kết mà cụ thể ở đây là các ngân hàng liên kết với nhau
thành liên minh thẻ hoặc tham gia vào hiệp hội thẻ quốc gia để tiết giảm chi phí
11

hoạt động và quan trọng hơn là mang lại tiện ích cho khách hàng [4, tr. 167].
Thứ hai, đáp ứng nhu cầu sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế
Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cũng như nhu cầu của người dân ngày
càng được nâng cao, ngoài việc cung cấp tối đa sản phẩm cho khách hàng thì phải

đảm bảo được việc sản phẩm cung cấp phải có chất lượng, chất lượng ở đây được
hiểu là sản phẩm cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo tiết kiệm chi phí, thời
gian, thông tin tuyệt mật…. Trong thời kỳ bùng nổ khoa học công nghệ thì ngoài
việc cung cấp những sản phẩm truyền thống có chất lượng cho khách hàng, thì
ngân hàng cần phải đi sâu, nghiên cứu, ứng dựng các khoa học công nghệ hiện đại
vào việc tạo ra các sản phẩm ngân hàng mang nặng tính khoa học công nghệ để
tăng tính tiện ích của sản phẩm mà có thể cung cấp cho khách hàng [24, tr. 16-17].
Thứ ba, mở rộng phạm vi hoạt động của NHTM
Đa dạng hóa sản phẩm không chỉ hạn chế trong việc gia tăng sản phẩm
chủng loại sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm mà bao gồm cả việc
mở rộng phạm vi hoạt động [54]; khi tiến hành gia tăng số lượng sản phẩm, nâng
cao chất lượng sản phẩm thì bên cạnh đó hầu hết các NHTM đều tiến hành mở
rộng mạng lưới kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của
khách hàng. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ bó
hẹp trong phạm vi một quốc gia mà được mở rộng ra khu vực và thế giới.
Thứ bốn, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
NHTM như: tiếp cận nguồn tài chính từ nước ngoài để phát triển khi hội nhập, tiếp
cận thị trường mới, đồng thời tập trung vào lợi thế so sánh của mình để tăng hiệu
quả kinh doanh; trình độ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng sẽ nâng cao thông qua
sự chuyển giao công nghệ cũng như nhân lực đặc biệt trong quản lý rủi ro ngân
hàng do các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản trị rủi ro
12

[4, tr. 18]. Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và phức tạp nên yêu cầu
đưa ra để thành công khi hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là các NHTM
phải tự hoàn thiện mình mà cụ thể ở đây là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa sẽ
làm cho sản phẩm ngân hàng phong phú, đa dạng hơn để cạnh tranh một cách
công bằng đối với các ngân hàng trên thị trường trong nước và cũng là cơ hội tốt
để tiếp cận thị trường mới, tiếp thu công nghệ mới trong quản lý rủi ro ngân hàng.

Thứ năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng huy động được
nhiều vốn hơn từ các khu vực địa lý khác nhau, từ nhiều thành phần kinh tế khác
nhau như từ dân cư và tổ chức sản xuất kinh doanh…Trong khi đó, đa dạng hóa
sản phẩm cho vay sẽ giúp cho nhiều ngành nghề kinh tế, khu vực trọng điểm tiếp
cận được nguồn vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề đó và kết
quả là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao năng suất lao động
[25, tr. 346].
Thứ sáu, phân tán và giảm thiểu rủi ro
Mục đích của đa dạng hóa sản phẩm là để phân tán rủi ro [52], tránh cho thị
trường của một loại hàng hóa nào đó có biến động, ảnh hưởng đến thu nhập và lợi
nhuận ngân hàng. Khi tiến hành đa dạng hóa sản phẩm thì số lượng cũng như
chủng loại sản phẩm tăng lên, ngân hàng sẽ cung cấp cho khách nhiều sản phẩm
hơn và tránh được tình trạng khi thị trường diễn biến theo chiều hướng xấu tác
động đến một loại sản phẩm cụ thể làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của
ngân hàng.
Thứ bảy, phát triển thị trường tài chính
Sản phẩm ngân hàng thực chất là sản phẩm tài chính [22, tr. 32], nên việc
đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng là đa dạng hóa sản phẩm tài chính, việc gia tăng
số lượng cũng như chủng loại sản phẩm tài chính sẽ làm cho sản phẩm trên thị
trường tài chính phong phú, đa dạng hơn, tăng tính thanh khoản cho hàng hóa trên
13

thị trường tài chính sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường tài chính hơn
và mục đích chính là góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.
Thứ tám, đảm bảo quá trình lưu thông tiền tệ, tăng cường kiểm soát của cơ
quan nhà nước
Các sản phẩm thanh toán của ngân hàng ngày càng đa dạng, thời gian thanh
toán nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch chuyển tiền, dẫn đến
vòng quay của đồng tiền được di chuyển nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo kết quả

như mong muốn. Khi mà sản phẩm thanh toán của ngân hàng phát triển thì kéo
theo nhưng chi phí khác có liên quan đến việc dùng tiền mặt như phí kiểm đếm,
phí bảo quản, phí vận chuyển hay quan trọng nhất là rủi ro liên quan đến việc giữ
tiền mặt sẽ không còn tồn tại nữa và tạo tâm lý thoải mái hơn cho khách hàng sử
dụng sản phẩm ngân hàng và hàng loạt các vấn đề tiêu cực liên quan đến hoạt
động ngân hàng sẽ giảm một cách đáng kể nếu việc sử dụng tiền mặt chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng thanh toán thì lúc đó cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng quản lý,
kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế hơn.
1.1.3 Đo lường mức độ đa dạng hóa
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm của NHTM thường được đo lường bằng chỉ
tiêu: mở rộng chủng loại sản phẩm, hầu hết các sản phẩm ngân hàng được mở
rộng chủng loại dựa vào việc cải tiến những sản phẩm truyền thống hay mở rộng
chủng loại sản phẩm bằng việc cho ra đời sản phẩm mới hoàn toàn, việc mở rộng
sản phẩm mới hoàn toàn thường được đánh giá cao hơn việc mở rộng chủng loại
sản phẩm bằng cách cải tiến sản phẩm hiện có. Ngoài việc cho ra đời những sản
phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chất lượng sản phẩm cũng phải cải
tiến theo, nên mức độ đa dạng hóa sản phẩm cũng được thể hiện qua việc thỏa
mãn nhu cầu khách hàng, khách hàng thể hiện sự hài lòng về sản phẩm ngân hàng
cung cấp. Vì vậy, các chỉ tiêu định tính và định lượng sau sẽ đo lường mức độ đa
dạng hóa sản phẩm:

14

Hoạt động thu lãi
Hoạt động huy động vốn: hình thức huy động, số lượng sản phẩm, số dư
huy động, doanh số huy động, thị phần huy động, đối tượng huy động.
Hoạt động tín dụng: hình thức cấp tín dụng, số lượng sản phẩm tín dụng, số
dư, dư nợ tín dụng, doanh số cấp tín dụng, thị phần tín dụng, đối tượng cấp tín
dụng; tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng nợ xấu, phương thức đánh giá và
quản lý rủi ro tín dụng thể hiện chất lượng sản phẩm mà NHTM cung cấp.

Hoạt động phi lãi
Hoạt động chuyển tiền kiều hối: số lượng sản phẩm, lượng kiều hồi về Việt
Nam, lượng kiều hối chuyển qua ngân hàng.
Tài khoản thanh toán và hoạt động thanh toán trong nước: số lượng sản
phẩm chuyển tiền, số lệnh chuyển tiền, doanh số chuyển tiền, doanh số tiền về, số
lệnh chuyển về, số tài khoản thanh toán mở mới, số tài khoản thanh toán đóng, số
tài khoản thanh toán còn lại.
Hoạt động thanh toán quốc tế: số lượng sản phẩm thanh toán quốc tế, thị
phần thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán quốc tế, doanh thu từ hoạt động
thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế…
Hoạt động thẻ: số lượng sản phẩm thẻ (số lượng sản phẩm thẻ nội địa, số
lượng sản phẩm thẻ quốc tế), thị phần thẻ (thị phần thẻ nội địa, thị phần thẻ quốc
tế), số lượng thẻ phát hành (số lượng thẻ quốc tế phát hành, số lượng sản phẩm thẻ
nội địa phát hành), doanh số thẻ (doanh số thẻ nội địa, doanh số thẻ quốc tế), công
nghệ thẻ áp dụng, liên kết thẻ, doanh thu thẻ (doanh thu thẻ nội địa, doanh thu thẻ
quốc tế)…
Hoạt động ngân hàng điện tử: số lượng sản phẩm ngân hàng điện tử, core
banking đang sử dụng, số khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, doanh số thanh
toán qua ngân hàng điện tử, số sản phẩm gia tăng khi sử dụng ngân hàng điện tử,
chất lượng đường truyền khi sử dụng ngân hàng điện tử…
Hoạt động sản phẩm phái sinh: số lượng sản phẩm phái sinh, doanh thu phí
từ sản phẩm phái sinh, số hợp đồng phái sinh được thực hiện, doanh số hợp đồng
15

phái sinh, đối tác hợp đồng phái sinh…
Mở rộng kênh phân phối sản phẩm: địa điểm đặt trụ sở hoạt động, số lượng
chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng máy ATM và POS, số lượng kênh ngân
hàng điện tử được sử dụng…
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng các chỉ số như thu
nhập ngoài lãi, chỉ số tập trung (Focus Index = ∑

i
5
=1
(Li/Q)
2

và Q =


i
5
=1
Li, Li là
bộ phận cấu thành Q, Q bao gồm: dư nợ, tổng tài sản, nợ phải trả…), chỉ số đa
dạng hóa (DIV= 1 - (SH
i
2

- (1 - SH
i
)
2
trong đó SH là bộ phận cấu của thu nhập, tài
sản, nguồn vốn và bảng cân đối kế toán ) để đo lường mức độ đa dạng hóa sản
phẩm nhưng chỉ có chỉ số thu nhập ngoài lãi có thể áp dụng hoàn hảo tại Việt Nam
trong khi các chỉ số khác thì không.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đo lường đa dạng hóa sản phẩm nhiều tác giả sử
dụng chỉ số Fi: Focus index hay còn gọi chỉ số tập trung là chỉ số ngược của chỉ số
đa dạng hóa dùng để đo lường mức độ tập trung vào một sản phẩm nào đó, được
tính như sau:

Focus Index = ∑
i
5
=1
(Li/Q)
2

và Q =


i
5
=1
Li

Trong đó:
 Li là bộ phận cấu thành dư nợ, tài sản, tiền gửi và nợ phải trả
 Q là dư nợ, tài sản, tiền gửi và nợ phải trả
Và một số tác giả khác sử dụng chỉ số DIV, chỉ số đa dạng hóa, để đo lường
mức độ đa dạng hóa sản phẩm, Trong luận văn này để đo lường mức độ đa dạng
hóa tác giả sử dụng chỉ số đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa thu nhập, Chỉ số này
dao động giữa (0,1), chỉ số đa dạng hóa càng cao thể hiện mức độ dạng hóa càng
lớn, nếu chỉ số bằng 0 thể hiện sự tập trung và bằng 0,5 thể hiện đa dạng hóa hoàn
toàn được giải thích như sau: DIV
rev
= 1 - (SH
2
Net
+ SH
2

Non
), Div
Ass
= 1- (SH
2
Loans
+
SH
2
Eoa
) là hai công thức dùng để đo lường mức độ đa dạng hóa, khi tập trung hoàn
toán thì xảy ra trường hợp bộ phận cấu thành như SH
Net
=0 thì

SH
Non
=1 và ngược
lại, giá trị đa dạng hóa sẽ bằng 0, Trong trường hợp phân tán hoàn toàn thì các bộ
phận cấu thành trong công thức đều có giá trị là 0,5, vì vậy, giá trị đa dạng hóa sẽ
16

bằng 0,5.
1.1.4 Những nhân tố tác động đến việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng
Đa dạng hóa sản phẩm là tất yếu khách quan buộc NHTM phải thực hiện
để nâng cao tính cạnh tranh và đạt nhiều lợi ích khác vì vậy, cần có chiến lược đa
dạng hóa phù hợp, trước tiên phải tìm hiểu, xem xét những nhân tố nào tác động
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiếp đến đa dạng hóa sản phẩm của NHTM, tác
giả chia ra hai nhóm nhân tố lớn tác động đến việc đa dạng hóa sản phẩm của
NHTM là nhóm nhân tố từ phía ngân hàng và nhóm nhân tố ngoài ngân hàng. Cụ

thể như sau:
1.1.4.1 Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
Thứ nhất, quy mô và năng lực tài chính
Quy mô và năng lực tài chính có ý nghĩa quyết định đến việc đa dạng hóa
sản phẩm của NHTM, khi năng lực tài chính của ngân hàng được đảm bảo thì
ngân hàng sẽ tiến hành từng bước trong quy trình đa dạng hóa sản phẩm; nguồn
vốn đảm bảo sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới,
vốn là nền tảng cho việc đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động ngân hàng cũng như
việc mở rộng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm.
Thứ hai, nguồn nhân lực
Với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao,
nắm bắt nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, áp dụng tốt công nghệ mới cũng như đự đoán được những diễn biến diễn
ra trong tương lai thì ngân hàng đó sẽ thành công trong chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm của mình, thực chất các sản phẩm mà các ngân hàng cạnh tranh với nhau
không có nhiều sự khác biệt, nên chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định
đến việc thành công trong chiến lược cạnh tranh ngân hàng [28, tr. 331].

×