Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 218 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, các số liệu trong
luận án là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác gỉả

Lã Thị Lâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................11
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
.....................................................................................................................................1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................3
2.1.
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................3
2.2.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN. .............................................................................................................5
2.3.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TRÊN ....................................................................................................................9
2.4.
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
ÁN


..................................................................................................................10
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. .........................................................................11
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................12
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án .............................................................12
4.2.Về phạm vi nghiên cứu:................................................................................12
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. .................................12
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................13
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN...................................................14
8. KẾT CẤU ĐỀ LUẬN ÁN ...................................................................................16
Chƣơng 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................................................................................17
1.1.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................17
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại
.................................................................................................................17
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. ..................................................17
1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại..........19


1.1.2.Vai trò của ngân hàng thương mại ..........................................................21
1.1.3.Hoạt động của ngân hàng thương mại .....................................................22
1.1.3.1. Hoạt động tạo lập nguồn vốn. .........................................................22
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn ...................................................................23
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng. ........................................................24
1.2.
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ....24
1.2.1.Khái niệm năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. ......................24
1.2.2.Nội dung và tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương
mại. .................................................................................................................28
1.2.3.Sự cần thiết nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

.................................................................................................................38
1.2.3.1. Đối với các ngân hàng thương mại. ................................................39
1.2.3.2. Đối với nền kinh tế..........................................................................41
1.2.5.1.Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ............................................45
1.2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại ..............................48
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thƣơng mại
trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Việt Nam. ...................................................................................................51
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thƣơng
mại các nƣớc trên thế giới. .............................................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................62
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ..................................................63
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM. .........................................................................................63
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam ..................................................................................................63
2.1.1.1. Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam .........................................................................................................63
2.1.1.2. Sự phát triển của hệ thống bgân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam. .........................................................................................................64
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần ................68
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009- 2014 ...73


2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu ......................................74
2.2.3 Mức độ đảm bảo hệ số an toàn vốn .........................................................79
2.2.3.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng của tổng tài sản .............................83
2.2.3.2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ....................................86

2.3.3. Chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần ................92
2.2.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động giai đoạn 20092014 .................................................................................................................98
2.2.5 Thực trạng khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần
giai đoạn 2009- 2014. .....................................................................................103
2.2.6. Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần ..................110
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. .......................................................114
2.3.1. Những kết quả đạt được trong việc nâng cao năng lực tài chính của các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. .....................................................114
2.3.2. Những tồn tại trong việc nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam .......................................................................121
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực tài chính
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .........................................128
2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại cổ phần ............128
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan ..............................................................133
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ...................................138
3.1 ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030. ......................................................138
3.1.1. Cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tài chính
đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...................................138
3.1.1.1 Cơ hội .............................................................................................138
3.1.1.2 Thách thức ......................................................................................140
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam đến 2020. ..........................................................................143
3.1.2.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam ........................................................................143



3.1.3 Quan điểm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ
phần ...............................................................................................................146
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM...............................149
3.2.1. Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững .........................................................................................149
3.2.1.1. Quan điểm xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh: ..............149
3.2.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh. .................151
3.2.1.3. Công tác tổ chức bổ phận xây dựng chiến lược hoạt động kinh
doanh. .......................................................................................................151
3.2.2. Tăng quy mô vốn chủ và nâng cao hệ số an toàn vốn ..........................152
3.2.3. Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro và quản
trị điều hành ....................................................................................................160
3.2.4. Nâng cao chất lượng tín dụng...............................................................164
3.2.4.1.Xử lý nợ xấu. ..................................................................................165
3. 2.4.2. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. ..............170
3.2.5. Tăng cường khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại cổ
phần ...............................................................................................................171
3.2.6. Nâng cao chất lượng nhân lực ..............................................................176
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. ....................179
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ...............................................180
3.3.1.1 Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam. ...................................................................................................180
3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, thanh tra giám sát đối với
các tổ chức tín dụng ...................................................................................183
3.3.1.3. Tăng cường phối kết hợp với các Bộ ngành để có những hỗ trợ với
các ngân hàng trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. ........186
3.3.1.4. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, kiểm
soát lạm phát và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. .......186

3.3.1.5. Ngân hàng nhà nước phải ban hành lộ trình đối với các ngân hàng
thương mại về việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ
quốc tế. .......................................................................................................187
3.3.1.6. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng nhà nước. ..............187


3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ và cơ quan quản lý nhà nước.................188
3.3.2.1. Tiếp tục triển khai việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ đã ban
hành để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, khơi thông thị trường. ..... 188
3.3.2.2. Chính phủ cũng như bộ ngành cần có những tháo gỡ khó khăn trong
việc xử lý tài sản đảm bảo ..........................................................................188
3.3.2.3. Nâng cao vai trò điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ .............189
3.3.2.4. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp và năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ
phần .......................................................................................................190
KẾT LUẬN LUẬN ÁN .........................................................................................193
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Giải nghĩa

Chữ viết tắt

1

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

2

NHTW

Ngân hàng Trung ương

3

NHTM

Ngân hàng Thương mại

4

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

5

NHTMCPVN

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

6

NHTMNN


Ngân hàng Thương mại Nhà nước

7

TCTD

Tổ chức tín dụng

8

HTTCTD

Hệ thống tổ chức tín dụng

9

TLDPRR

Trích lập dự phòng rủi ro


DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 2.1: Số lượng NHTM cổ phần giai đoạn 1991- 2014. ..................................64
Bảng 2.1: Thị phần huy động vốn và tín dụng của các NHTMCP (Giai đoạn 20042014). .........................................................................................................................67
Bảng 2.3: Cơ cấu thu nhập lãi thuần so với tổng thu nhập thuần của NHTMCP
giai đoạn 2009- 2014 (ĐV %). .................................................................................73
Bảng 2.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai
đoạn 2009- 2014. ......................................................................................................75
Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 20092014( ĐV: lần) ..........................................................................................................78
Bảng 2.6. Hệ số an toàn vốn của các NHTMCP giai đoạn 2009-2014 ( Đv %)....80

Bảng 2.7: Hệ số an toàn vốn của hệ thống TCTDVN 2012-9/2015 (ĐV: %) .......82
Bảng 2.8: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai
đoạn 2009-2014. .......................................................................................................84
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay so với tổng tài sản giai đoạn 2009-2014 (ĐV %)
...................................................................................................................................86
Bảng 2.10: Qui mô và tăng trưởng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân các
NHTMCP giai đoạn 2009- 2014. .............................................................................87
(ĐV: Tỷ VND)...........................................................................................................87
Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của các NHTMCP giai đoạn 20112014 ...........................................................................................................................91
Bảng: 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014. ĐV % ..........92
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5/Tổng dư nợ của các NHTMCP (2009-2014)
(ĐV%) .......................................................................................................................97
Bảng 2.13: Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các
NHTMCP*. (ĐV: Tỷ VND) .....................................................................................99
Bảng 2.14: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với vốn huy động* (ĐV %). ..........................104
Bảng 2.15:Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động một số NHTMCP 20082014(%) ...................................................................................................................106


Bảng 2.16: Số liệu nợ quá hạn của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng
năm 2010- 2011 (ĐV: tỷ đ) .....................................................................................109
Bảng 2.17: Tỷ lệ ROE, ROA của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014. .............111
Bảng 2.18: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ tổng tài sản có sinh lời (NIM). ĐV % ......114
Bảng 2.19: Mức độ bù đắp nợ xấu bằng dự phòng rủi ro của các NHTMCP....126
Giai đoạn 2009- 2014. ............................................................................................126
Phụ lục 6: Tỷ lệ ROA và ROE của một số NHTM Châu á năm 2014. ................206


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Số lượng NHTM cổ phần giai đoạn 1991- 2014. ..................................64
Hình 2.2 : Hệ số an toàn vốn của NHTM VN và một số quốc gia trên thế giới ..83

Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của các NHTMCP giai đoạn 20112014 ...........................................................................................................................91
Hình 2.4: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Vốn huy động của ngân hàng các nước trên thế
giới ..........................................................................................................................106
Hình 2.5: Thị phần cho vay trên thị trường liên Ngân hàng 2011. ....................108
Hình 2.6 : Mức trích lập dự phòng rủi ro so với nợ xấu của các nước .............127


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng
Phụ lục 2: Các NHTMCP Việt nam vào thời điểm 31/12/2012
Phụ lục 3: Quy mô vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng trong khu vực và Việt
Nam 2014. (ĐV: Triệu USD)
Phụ lục 4: Cho vay ròng liên ngân hàng của một số NHTMCP năm 2011
Phụ lục 5: Kết quả một số lĩnh vực kinh doanh phi tín dụng của NHTMCP năm
2011- 2012 (ĐV: Triệu VND)
Phụ lục 6: Tỷ lệ ROA và ROE của một số NHTM Châu á năm 2014
Phụ lục số 7


1

MỞ ĐẦU

1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Với bản chất là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, NHTM được coi là một

trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế. Hệ thống NHTM được ví
như những “mạch máu”nuôi dưỡng sức khỏe của nền kinh tế, vì vậy tài chính của

NHTM có một vị trí hết sức đặc biệt. Cũng mang bản chất của phạm trù tài chính
nói chung, tài chính NHTM còn có tính đặc thù gắn liền với đặc điểm hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.Luôn phải đối mặt với những áp lực trong cạnh tranh nên
các NHTM phải đảm bảo sức mạnh tài chính của mình một cách tốt nhất. Khi đánh
giá “sức khỏe”của mỗi ngân hàng, năng lực tài chính thường được coi là thước đo
để đo lường. Năng lực tài chính của NHTM không những chỉ là yếu tố cơ bản thể
hiện sức mạnh tài chính và quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, mà
còn có mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến an toàn hệ thống và an ninh tài chính quốc
gia.Thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, khủng hoảng kinh tế hay khủng
hoảng tài chính chưa chắc đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng,nhưng bất kỳ một
cuộc khủng hoảng ngân hàng nào cũng dẫn đến hệ lụy là khủng hoảng tài chính. Do
vậy, một hệ thống ngân hàng có năng lực tài chính tốt là yếu tố nền tảng cho một
nền kinh tế phát triển bền vững.
Từ khi hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam được chính thức chuyển
sang mô hình ngân hàng 2 cấp, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt
là các NHTMCP đã có nhiều sự lớn mạnh cả về “lượng”và “chất”. Với chặng đường
trên dưới 25 năm hình thành và phát triển, hệ thống các NHTMCP Việt Nam đã trải
qua những cung bậc thăng trầm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế.Với mô hình
hoạt động tiến tiến và số lượng đông đảo, thị phần hoạt động của các NHTMCP ngày
càng gia tăng, góp phần đáng kể đem lại những thành tựu của nền kinh tế trong thời kỳ
đổi mới.Mặc dù ra đời sau so với các NHTMNN, nhưng không ít trong số các
NHTMCP đã trở thành những ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ cung cấp
cũng như nhanh nhậy trong việc đổi mới để thích nghi với môi trường cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, tiềm lực tài chính cũng như sức mạnh cạnh tranh của nhiều NHTMCP
không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, với “xuất phát điểm” thấp, năng lực quản trị
và kinh nghiệm thương trường hạn chế, đã làm bộc lộ những điểm yếu về năng lực tài


2


chính của các NHTMCP trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Phần lớn các NHTMCP Việt nam hiện nay có quy mô vốn và tài sản nhỏ bé so với các
NHTMNN cũng như các NHTM trong khu vực và trên thế giới. Mức độ đáp ứng về an
toàn vốn và khả năng sinh lời thiếu tính bền vững. Đặc biệt, sau những tác động tiêu
cực từ khủng hoảng tài chính của Mỹ và các nước Châu âu đến môi trường kinh tế vĩ
mô trong nước, năng lực tài chính của các NHTMCP bị suy giảm mạnh.Thậm chí một
số các NHTMCP phải đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”của NHNN.
Tái cấu trúc ngân hàng nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM nói
chung và NHTMCP nói riêng, đã và đang là chủ trương lớn của Chính Phủ cũng
như toàn ngành ngân hàng. Và hơn ai hết, mỗi một NHTMCP phải coi đây là một
trong những nội dung trọng tâm để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính mình.
Quá trình tái cấu trúc ngân hàng đã bước đầu đem lại những thành công nhất định
trong việc cải thiện năng lực tài chính của các NHTMCP, tuy nhiên so với những
khuyến cáo theo khung an toàn quốc tế về ngân hàng thì hệ thống NHTMCP còn có
khoảng cách dài.Với những điều khoản đã cam kết theo hiệp định thương mại ViệtMỹ, mà gần đây là hiệp định TTP thì bên cạnh những cơ hội có được là những
thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng Việt nam nói chung và các NHTMCP
nói riêng.Làm sao để nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của quá
trình cạnh tranh là bài toán cần lời giải không chỉ với mỗi ngân hàng mà còn là
nhiệm vụ của toàn ngành ngân hàng và nền kinh tế hiện nay.
Với mục đích khái quát hóa một cách có hệ thống những lý luận về năng lực
tài chính NHTM, nhìn nhận thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tài
chính của các NHTMCP trong vòng 6 năm trở lại đây (kể từ khi Chính phủ chính
thức thực hiện các biện pháp “kích cầu”nhằm chống những ảnh hưởng tiêu cực của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới).Trên cơ sở những yêu cầu về năng lực tài
chính được khuyến cáo theo khung an toàn quốc tế nhằm đảm bảo yêu cầu cạnh
tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì giải pháp nào cho các NHTMCP
Việt nam nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình trước những cơ hội đem lại
cũng như thách thức đặt ra hiện nay, định hướng đến 2020?. Đó là tất cả những lý
do mà nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề “Nâng cao năng lực tài chính của các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.



3

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
(1)

Nghiên cứu của Ara Hosna, Bkaeva Manzura và Sun Juanjuan [54] về “Credit

risk management and Profitability in Commercial Bank in Sweden”.
Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh các NHTM Thụy điển đang phải
triển khai áp dụng Basel 2 để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng nhằm vượt qua
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Luận văn tập trung đánh giá sự tác động của quản lý
rủi ro đến lợi nhuận của 4 NHTM Thụy điển. Để đánh giá sự tác động, tác giả sử
dụng mô hình định lượng để xem xét sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn
vốn đến tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) của các ngân hàng được khảo sát trước và sau
khi áp dụng Basel 2. Kết quả cho thấy, trước khi áp dụng Basel 2, sự tác động của tỷ
lệ nợ xấu và hệ số CAR đến ROE yếu hơn rất nhiều so với sau khi áp dụng Basel 2.
Đặc biệt sau khi áp dụng Basel 2 tỷ lệ nợ xấu có tác động mạnh và ngược chiều với
ROE của ngân hàng. Điều đó cho thấy, việc áp dụng Basel 2 với sự cải thiện đáng kể
về quản trị RRTD là nền tảng quan trọng để các NHTM cải thiện ROE.
(2)

Nghiên cứu của Alexandru loan Cuza [59]“ University of Iasi, Romania and


Auvergne University France” về “Mesuring the financial performance of the
European Systemically important bank”
Đây là công trình nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nội tại và bên ngoài đến
năng lực tài chính của NHTM, Công trình chọn 20 ngân hàng lớn nhất của Châu âu
theo quy mô tài sản, trên cơ sở đó để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến khả
năng sinh lời.Các chỉ số được chọn để đánh giá khả năng sinh lời là ROAA ( Thu
nhập/ tài sản bình quân),ROEA ( Thu nhập/ Vốn chủ sở hữu bình quân) NIM ( Thu
nhập lãi ròng/ tổng tài sản có sinh lời). Các yếu tố nội tại bao gồm Quy mô vốn ( hệ
số CAR); Năng lực quản lý (Chi phí/Thu nhập); Cấu trúc tài sản; Chất lượng tài
sản. Các yếu tố bên ngoài bao gồm GDP và lạm phát. Dữ liệu sử dụng là từ các báo
cáo tài chính của các ngân hàng được chọn, của Wordbank,báo cáo của ECB. Kết
luận nghiên cứu là “ Mức độ sinh lời chịu tác động của các yếu tố quy mô vốn, quy
mô tài sản, quy mô ngân hàng, cấu trúc và chất lượng tài sản. Mức độ tác động tùy
thuộc vào yếu tố vĩ mô.


4

(3)

Nghiên cứu của Obuni Richard Madrara [62] về « Corporate Governance,

Capital Structure and Financial Performanceof Commercial Banks »
Tác giả tập trung làm rõ các nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp, cấu
trúc vốn và năng lực tài chính của NHTM, từ đó sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp để phân tích, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa 3 nội dung trên. Kết quả nghiên
cứu tác giả đã chỉ ra cơ chế quản trị doanh nghiệp, cấu trúc vốn và năng lực tài
chính có mối quan hệ chắt chẽ với nhau: khi một trong 3 yếu tố được cải thiện sẽ tác
động tích cực đến 2 yếu tố còn lại.
Nghiên cứu này giúp cho NCS có cái nhìn biện chứng mối quan hệ giữa

quản trị doanh nghiệp, cấu trúc vốn và năng lực tài chính ngân hàng. Đây cũng
chính là hướng tiếp cận cho luận án của NCS khi phân tích những nhân tố tác động
đến năng lực tài chính ngân hàng cũng như các giải pháp được đề xuất
(4)

Nghiên cứu của Parvesh Kumar Aspan [60]về “Financial Performance

Assessment of Banking Sector in India”; Trong bài viết, tác giả vận dụng mô hình
xếp hạng CAMELS để đánh giá năng lực tài chính của NHTM. Để minh chứng, tác
giả sử dụng dữ liệu thứ cấp là báo cáo tài chính giai đoạn 2008-2012 của 13 NHTM
khu vực tư nhân của Ấn độ với để đánh giá và xếp hạng năng lực tài chính. Trên cơ
sở 5 nhóm chỉ tiêu theo mô hình CAMELS, tác giả đã đánh giá 18 chỉ số liên quan
đến CAMELS để đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình này có thể áp
dụng rộng rãi để đánh giá năng lực tài chính đối với tất cả các NHTM.
Kết quả nghiên cứu của công trình giúp NCS có cơ sở khi đánh giá năng lực
tài chính của các NHTMCP.
(5) Nghiên cứu của Christine Brown và Kevin Davis.[58] về "Capital management
in mutual financial institutions"
Christine Brown và Kevin Davis đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản lý
vốn đến kết quả kinh doanh ngân hàng Australia giai đoạn 1991- 2004.Với những
phân tích và lập luận, kết quả nghiên cứu của Christine Brown và Kevin Davis đã
khảng định “Tỷ lệ an toàn vốn càng cao thì sự lành mạnh trong kinh doanh ngân
hàng càng lớn; Tỷ suất sinh lời trên tài sản càng cao cho thấy khả năng tài chính của
ngân hàng đó sẽ tốt hơn; Quản lý vốn hiệu quả là yếu tố tích cực đến hiệu quả kinh
doanh cũng như khả năng tài chính của các ngân hàng”.


5

Kết quả nghiên cứu này giúp NCS xem xét những chỉ tiêu đo lường năng lực

tài chính của các ngân hàng, đồng thời thấy được chiều hướng tác động của các yếu
tố đến năng lực tài chính ngân hàng.
2.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN.
(1)

Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga
Phan Thị Hằng Nga [32] với đề tài nghiên cứu “Năng lực tài chính của các

NHTM Việt Nam”. Luận án của Phan Thị Hằng Nga đã làm sáng tỏ những lý luận cơ
bản về tài chính, năng lực tài chính của ngân hàng thương mại, phương pháp đánh giá
năng lực tài chính cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngân hàng.
Trong chương 2, điểm mới của luận án là đã sử dụng kết hợp hai phương pháp định
tính và định lượng khi đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo mô
hình CAMELS. Với số liệu thống kê từ 2002- 2013 của 28 NHTM Việt Nam, đã làm
tăng tính thuyết phục cho những đánh giá về năng lực tài chính NHTM Việt Nam.
Những giải pháp được luận cứ bởi những cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm cũng
như thực tiễn nội tại và môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên,
nội dung luận án của Phan Thị Hằng Nga không đánh giá chi tiết theo từng nhóm
NHTM, trong khi mỗi nhóm ngân hàng đều có những điểm đặc thù riêng.
Tham khảo luận án của NCS Phan Thị Hằng Nga, NCS đã kế thừa được
những lý luận cơ bản năng lực tài chính và chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính
NHTM. Tuy nhiên,luận án của NCS sẽ làm rõ hơn quan niệm và nội dung về tài
chính và năng lực tài chính của NHTM trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh
của NHTM.Từ đó, luận án phân tích những những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
tài chính NHTM. Mặt khác, về phạm vi nghiên cứu, luận án của NCS đi vào đánh
giá năng lực tài chính của nhóm NHTMCP trong giai đoạn suy giảm tăng trưởng

kinh tế. Do vậy, luận án của NCS không trùng lắp với nội dung nghiên cứu của
Phan Thị Hằng Nga.
(2)

Nghiên cứu của Phạm Thị Vân Anh [1] về các giải pháp nâng cao năng lực

tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay.
Luận án của Phạm Thị Vân Anh là một luận án tiến sĩ đã được công nhận
và được đánh giá cao về những kết quả nghiên cứu. Với nội dung nghiên cứu có


6

tính hệ thống và toàn diện, luận án của Phạm Thị Vân Anh đã làm sáng tỏ những lý
luận cơ bản về khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá cũng như nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở thu thập số liệu cùng với
phân tích đánh giá mang tính định tính, luận án của Phạm thị Vân Anh đã có những
kết luận khá xác đáng về năng lực tài chính của các DNNVV giai đoạn 2007-2011.
Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính DNNVV có cơ sở lý
luận và mang tính thực tiễn cao.
Luận án của NCS kế thừa những lý luận về quan niệm năng lực tài chính
của Phạm Thị Vân Anh. Tuy nhiên, khác với đối tượng nghiên cứu luận án của
Phạm Thị Vân Anh, luận án của NCS với đối tượng nghiên cứu là năng lực tài
chính của các NHTMCP. Trong luận án của NCS đã làm rõ điểm đặc thù về tài
chính và năng lực tài chính của các NHTM so với các doanh nghiệp. Từ những nền
tảng lý luận này, luận án của NCS đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực tài
chính của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014, qua đó để đề xuất những giải pháp
vi mô cũng như vĩ mô trong việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP
trong thời gian tới.
(3) Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền [33] về nâng cao năng lực cạnh tranh của

NHTM nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong luận án của Nguyễn Thu Hiền, năng lực tài chính được đánh giá là
một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đến năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng. Những nhân tố đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng Thương mại
được luận án làm rõ cả về lý luận cũng như số liệu thực tế ở 4 Ngân hàng Thương
mại nhà nước (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng
công thương Việt Nam) bao gồm: Vốn chủ sở hữu; Quy mô, tăng trưởng và chất
lượng tài sản; Khả năng sinh lời; Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên, do mục tiêu là xem xét năng lực cạnh tranh của các NHTM nhà nước, nên
những nghiên cứu về năng lực tài chính cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá diễn biến
những biến động về năng lực tài chính của NHTMNN Việt Nam. Nguyên nhân của
những biến động này chưa được phân tích kỹ lưỡng và toàn diện.


7

Tham khảo luận án của Nguyễn Thu Hiền, NCS đã kế thừa được những nội
dung lý luận về các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính NHTM. Nhưng với phạm vi
và đối tượng nghiên cứu luận án của NCS là năng lực tài chính của các NHTMCP
thì khía cạnh về năng lực tài chính của NHTM được nghiên cứu sâu hơn cả về lý
luận và thực tiễn. Thực tế năng lực tài chính trong luận án của NCS được khảo sát,
đánh giá tại nhóm các NHTMCP Việt nam nên hoàn toàn không trùng lắp với luận
án của Nguyễn Thu Hiền.
(4)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Đông [34] về “Nâng cao chất lượng tín

dụng tại NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”.
Trong luận án nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Đông, những nội dung

nghiên cứu có tính hệ thống. Từ lý luận chung về tín dụng ngân hàng, luận án đã
đưa ra quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng và xây dựng hệ thống một số
nhóm chỉ tiêu để phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng trong quá trình hội nhập
Chất lượng tín dụng ngân hàng được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá
năng lực tài chính NHTM,và được luận án trình bày qua các chỉ số như Tỷ lệ tối đa
nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn; Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn
huy động; Hệ số rủi ro tín dụng; Hệ số an toàn vốn tối thiểu.
Trên cơ sở nguồn số liệu của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (VCB) từ năm 2006 – 2010 và từ việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ
tiêu đã xây dựng để đánh giá chất lượng tín dụng trên mặt định tính, luận án đã chỉ
ra việc ứng dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã phản ánh được thực trạng chất
lượng tín dụng của VCB trong điều kiện hội nhập.
Tuy nhiên, luận án của Nguyễn Thị Thu Đông chỉ nghiên cứu về chất lượng
tín dụng ngân hàng trong phạm vi của một ngân hàng đó là ngân hàng Ngoại thương
Việt nam giai đoạn 2005- 2010. Do vậy, nội dung lý luận cũng như thực tiễn về
năng lực tài chính ngân hàng chưa được phân tích một cách toàn diện. Với đề tài “
Nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt nam”, năng lực tài chính ngân
hàng sẽ được nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá có tính tổng hợp trên thực tiễn
diễn biến ở một nhóm ngân hàng.
(5)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Phương [35] về “Quản lý nợ xấu tại ngân

hàng Thương mại Việt Nam”.


8

Nội dung luận án của Nguyễn Thị Hoài Phương không chỉ đề cập đến việc
ngăn ngừa và xử lý nợ xấu mà còn đưa ra quy trình quản lý nợ xấu mang tính khoa

học, đầy đủ hơn so với quy trình hiện tại. Luận án đã chứng minh rằng chỉ khi nào
nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các Ngân hàng mới có
thể quản lý có hiệu quả. Bởi vậy trong quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ
sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào. Xuất phát từ những hạn chế trong thực
trạng quản lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam, luận án đã đưa ra những đề xuất
mới về cách phân loại nợ cũng như giải pháp quản lý nợ xấu cho các NHTMVN
như xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng..
Như vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương đã nghiên
cứu một trong những khía cạnh đánh giá năng lực tài chính NHTM đó là vấn đề quản
lý nợ xấu tại các NHTM Việt nam hiện nay. Do vậy,nội dung nghiên cứu luận án của
NCS không có sự trùng lắp về nội dung, phạm vi nghiên cứu với luận án của Nguyễn
Thị Hoài Phương. Luận án của NCS đã kế thừa một số nội dung lý luận về nợ xấu
của NHTM cũng như cách tiếp cận đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTM.
(6)

Nguyễn Đức Tú [36] với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng hương

mại cổ phần Công thương Việt Nam”.
Thứ nhất, luận án đã đề xuất khái niệm mới về rủi ro tín dụng, khác biệt với
quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong
đó nhấn mạnh là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập
thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi. Mặt khác, luận
án đã phát triển hệ thống lý luận về quản lý rủi ro tín dụng áp dụng cho Ngân hàng.
Dựa trên kết quả phân tích toàn bộ số liệu của NHTMCP Công thương Việt
Nam từ năm 2008 đến năm 2011 luận án cũng chỉ ra những tồn tại về công tác quản
lý rủi ro tín dụng như : chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện, mô hình
quản lý rủi ro tín dụng không phù hợp, quy trình cấp tín dụng còn bất cập, hệ thống
đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ, xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng vào
một số ngành hàng, nhóm khách hàng, ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống
theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Tình trạng trên dẫn tới việc NHTMCP Công

thương Việt Nam dễ dàng gặp rủi ro về tín dụng. Từ những hạn chế này, luận án
của Nguyễn Đức Tú đã phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm quản
lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.


9

Xét trên góc độ năng lực tài chính ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng là một
biện pháp cần thiết góp phần nâng cao năng lực tài chính NHTM. Không trùng lắp
với nội dung mà luận án của NCS đang nghiên cứu nhưng luận án của Nguyễn Đức
Tú đã giúp NCS có cách thức tiếp cận khi nghiên cứu về năng lực tài chính của các
NHTMCP.
Nguyễn Thanh Phương [37] với đề tài “Phát triển bền vững ngân hàng nông

(7)

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Luận án của Nguyễn Thanh Phương đã đưa ra cách nhìn mới về phát triển
bền vững của NHTM. Theo đó, phát triển bền vững NHTM là đảm bảo sự cân bằng
trong một thời gian dài giữa tính sinh lời theo yêu cầu của các chủ sở hữu ngân
hàng với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng và sự cân bằng giữa lợi ích của
ngân hàng và lợi ích của khách hàng.
Qua phân tích, đánh giá mức độ phát triển theo hướng bền vững của ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên các tiêu chí quy mô, tỷ
trọng, thị phần, độ tiếp cận của ngân hàng, tính an toàn và khả năng sinh lời, luận án
khẳng định những kết quả mà ngân hàng này đạt được dựa trên thực trạng nguồn
nhân lực, năng lực quản trị, danh mục sản phẩm ngân hàng và công nghệ thông tin.
Đồng thời, trong luận án, tác giả Nguyễn Thanh Phương đã làm rõ những nguyên
nhân tác động đến các nhân tố trên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng các nhóm giải pháp nhằm

phát triển bền vững ngân hàng này.
Phát triển bền vững ngân hàng cũng là một trong những nội dung thể hiện
năng lực tài chính của NHTM. Mặc dù,phạm vi và đối tượng nghiên cứu luận án
của NCS không trùng lặp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương, nhưng luận
án của NCS đã kế thừa được cách thức tiếp cận cũng như đánh giá về năng lực tài
chính của NHTM trên cơ sở tính bền vững phát triển của NHTM trong luận án của
Nguyễn Thanh Phương.
2.3.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN
- Về lý luận: Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận cơ bản như:
 Quan niệm về năng lực tài chính nói chung và năng lực tài chính của ngân
hàng thương mại.


10

 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của NHTM.
 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngân hàng thương mại.
 Phương pháp đánh giá năng lực tài chính của các NHTM theo mô hình
CAMELS.
- Về kinh nghiệm các nước: Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
tham khảo kinh nghiệm của các nước như Trung quốc, Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc
trong việc tái cấu trúc ngân hàng sau ảnh hưởng của khủng hoảng. Từ những tham
khảo này, các tác giả đã rút ra được những bài học trong việc củng cố sức mạnh tài
chính đối với các NHTM Việt Nam.
- Về đánh giá thực trạng: Các công trình đã đánh giá thực trạng năng lực tài
chính của các NHTM Việt Nam từ 2012 trở về trước trên các khía cạnh như: Quy

mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn; Quy mô và chất lượng tín dụng; Khả năng
thanh khoản; Khả năng sinh lời. Từ những đánh giá thực trạng, các công trình đã có
kết luận về kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc tác động đến năng
lực tài chính ngân hàng.
- Về đề ra chính sách, định hướng và giải pháp: Các công trình đã đề xuất
các giải pháp được xây dựng trên nền tảng thực trạng hoạt động của các NHTM
trước năm 2012, định hướng đến năm 2020.
2.4.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lý luận: Cần làm rõ hơn và bổ sung

các vấn đề sau:
 Phân tích chi tiết hơn cơ sở khi đưa ra quan niệm về năng lực tài chính, nâng
cao năng lực tài chính của NHTM.
 Làm rõ hơn nội dung về tài chính và năng lực tài chính NHTM.
 Cách tiếp cận đa chiều về phương pháp đánh gía năng lực tài chính NHTM.
 Hoàn thiện hơn nội dung và cách tiếp cận khi phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực tài chính NHTM.
- Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực tài
chính NHTM
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên góc độ tiếp cận các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực tài chính ngân hàng như những nỗ lực của Chính Phủ, hay


11

NHTM trong việc hỗ trợ thanh khoản, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và tăng
quy mô vốn tự có, từ đó rút ra bài học với các NHTM Việt nam
- Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thực trạng

Các công trình nghiên cứu trước mới chỉ đánh giá khía cạnh năng lực tài
chính ở một ngân hàng hay toàn bộ các ngân hàng Việt Nam mà chưa có nghiên cứu
đặc thù ở hệ thống các NHTM được thành lập theo mô hình công ty cổ phần- Nhóm
ngân hàng đã và đang được đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc tái cấu trúc để
đảm bảo an toàn hệ thống và an nình tài chính quốc gia. Đặc biệt, việc đánh giá
thực trạng năng lực tài chính của NHTMCP trong điều kiện biến động của nền kinh
tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Đây là giai đoạn
có nhiều tác động tiêu cực đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
- Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu giải pháp
Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cần có sự phù hợp với từng giai
đoạn hoạt động của hệ thống ngân hàng, gắn liền với những biến động kinh tế xã
hội. Các đề tài nghiên cứu trước cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tài chính NHTM nhưng chưa toàn diện và cụ thể cho nhóm NHTMCP,
hơn nữa các giải pháp đó được nhìn nhận ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Kết luận: Với những phân tích trên cho thấy, đề tài nghiên cứu của luận án
mang tính thời sự và có ý nghĩa kể cả về lý luận cũng như thực tiễn. Nội dung
nghiên cứu được mở rộng và sâu hơn, như vậy không có sự trùng lắp với đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của các công trình trước đó.Nghiên cứu của luận án đặc biệt
có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Hệ thống hóa, luận giải để góp phần hoàn thiện, nâng cao nhận thức lý luận
về tài chính, năng lực tài chính của của các NHTM. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực tài chính ngân hàng thương mại.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới trong
việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính NHTM, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm với các NHTMCP Việt Nam
- Phân tích, làm rõ thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP giai đoạn
sau khủng hoảng tài chính thế giới 2009- 2014. Từ thực trạng phân tích, luận án sẽ



12

chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong việc đảm bảo năng lực
tài chính của NHTMCP.
- Làm rõ những cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực tài chính
của các NHTMCP hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTMCP
trong bối cảnh hiện nay, định hướng đến 2020.
- Đưa ra một số kiến nghị hỗ trợ cho các NHTMCP thực hiện các giải pháp
nâng cao năng lực tài chính.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
- Những lý luận về năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại
- Thực trạng năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
4.2.Về phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nội dung luận án giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về
các NHTM được thành lập theo mô hình công ty cổ phần.
+ Về thời gian: Khảo sát, phân tích trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính
thế giới (từ 2009 đến 2014) dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của 21 NHTMCP,báo
cáo của NHNN và ngân hàng thế giới. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính
các NHTMCP hiện nay, định hướng đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính của
các NHTM cổ phần, luận án đã có những đóng góp sau.
- Hệ thống hóa những lý luận về năng lực tài chính của của các NHTM. Luận
án đã đưa ra quan điểm riêng về tài chính, năng lực tài chính của các NHTM. Với
những phân tích và lập luận có tính thuyết phục, luận án đã chỉ ra những điểm đặc
thù về năng lực tài chính của các NHTM. Khảng định sự cần thiết của việc nâng cao
năng lực tài chính của các NHTM, qua đó luận án trình bày các chỉ số đánh giá về
năng lực tài chính NHTM. Đặc biệt, luận án đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng

đến năng lực tài chính NHTM, những nội dung này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu,
giảng dậy và các nhà quản lý có cái nhìn hệ thống hơn về lý luận năng lực tài chính
NHTM.


13

- Chỉ ra được những bài học trong việc nâng cao năng lực tài chính đối với
các NHTMCP Việt nam trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khu vực và thế giới.
- Khái quát hóa được lịch sử hình thành, phát triển cũng như đặc điểm của
các NHTMCP.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP của
Việt Nam giai đoạn 2009- 2014. Từ những đánh giá này, luận án giúp cho các nhà
nghiên cứu và quản lý có cái nhìn tổng quan về năng lực tài chính của các
NHTMCP Việt nam hiện nay. Dựa trên yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế theo
xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cũng như khuyến cáo, chuẩn mực
quốc tế theo mô hình CAMELS về yêu cầu năng lực tài chính đối với các NHTM,
luận án chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về
năng lực tài chính của các NHTMCP. Tạo cơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng
cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở tham khảo khi đưa ra các giải
pháp góp phần nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP.
- Chỉ ra những cơ hội, thách thức và quan điểm đối với việc nâng cao năng
lực tài chính của các NHTMCP Việt nam.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của
các NHTM cổ phần hiện nay, định hướng đến năm 2020. Các giải pháp này được
xây dựng dựa trên nền tảng lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của các NHTMCP.
Một mặt giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn xuyên suốt về vấn đề nâng cao
năng lực tài chính ngân hàng. Mặt khác, những giải pháp này cũng có giá trị thực
tiễn với các NHTMCP cũng như các cơ quan quản lý nhà nước.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Nội dung luận án sẽ được trình bày dựa trên sự kết hợp giữa các phương
pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; Phương
pháp thống kê so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp, tư duy logic, phương pháp
chuyên gia, tư duy độc lập.
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm xem xét sự vật, hiện
tượng trong trạng thái luôn phát triển, mở rộng ứng với các điều kiện và môi trường
liên quan.
Phương pháp thống kê so sánh: Luận án sử dụng hệ thống số liệu thống kê
trong một chuỗi thời gian để lập bảng, biểu diễn trên biểu đồ để so sánh và đánh giá


14

năng lực tài chính của các NHTMCPVN. Luận án đã sử dụng phương pháp so sánh
để đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCPVN với các NHTMNN hay NHTM
một số nước trên thế giới. So sánh mức độ đáp ứng về năng lực tài chính của các
NHTMCPVN với chuẩn mực quốc tế theo mô hình CAMELS
Phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy logic: Bằng phương pháp phân tích
chi tiết, cùng với phương pháp lập luận, diễn giải và tổng hợp để trên cơ sở đó đưa
ra những nhận xét xác đáng về đối tượng nghiên cứu
Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, Phương pháp chuyên gia và tư duy
độc lập, tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài
chính của các NHTMCP.
Để đảm bảo tính xác thực cho những đánh giá, nhận xét mang tính định tính,
luận án đã thu thập thông tin trên báo cáo tài chính của 21 NHTMCP lựa chọn để
đánh giá và phân tích. Những số liệu được thu thập khá chi tiết và bao quát, không
chỉ thể hiện trực tiếp năng lực tài chính của các NHTMCPVN, mà còn thể hiện
những căn nguyên dẫn đến thực trạng này.Vì vậy, mặc dù sử dụng phương pháp
định tính trong nghiên cứu nhưng điều đó không làm mất đi ý nghĩa thực tiễn của
những kết luận đánh giá và nội dung nghiên cứu của luận án.

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
(1)

Những đóng góp mới về lý luận
- Luận án đã hệ thống hóa và hoàn thiện hơn những lý luận cơ bản về năng

lực tài chính của NHTM như đưa ra quan điểm riêng về tài chính, năng lực tài chính
NHTM. Đặc biệt luận án đã chú trọng vào việc phân tích cơ sở để dẫn giải đưa đến
nội dung trình bày về lý luận năng lực tài chính của NHTM.
- Trình bầy nội dung về năng lực tài chính NHTM
- Cách tiếp cận khi đánh giá năng lực tài chính NHTM của luận án có tính đa
chiều hơn, không chỉ đánh giá so với khung an toàn quốc tế mà luận án còn đánh
giá việc nâng cao năng lực tài chính theo xu hưởng phát triển, bởi hướng đến việc
đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo tiêu chuẩn quốc về an toàn ngân hàng là nấc
thang cao nhất mà NHTM phải đạt được, nhưng với xuất phát điểm khác nhau và
điều kiện thực tế của mỗi quốc gia nên việc nâng cao năng lực tài chính là một hành
trình của mỗi NHTM.


×